Tải bản đầy đủ (.doc) (40 trang)

CHUYÊN đề PHÂN hóa KHÍ hậu VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.69 MB, 40 trang )

CHUYÊN ĐỀ: PHÂN HÓA KHÍ HẬU VIỆT NAM
Phạm Văn Đại – THPT chuyên Lào Cai
PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong các thành phần cấu tạo nên một tổng thể tự nhiên, khí hậu là thành phần đặc
biệt quan trọng không thể thiếu. Giữa khí hậu và các thành phần tự nhiên khác như đất,
nước, sinh vật… luôn có mối quan hệ thống nhất và biện chứng với nhau, tác động qua
lại lẫn nhau. Khí hậu tác động đến các thành phần khác với vai trò như một nhân tố thành
tạo, tạo nên sự đa dạng và phong phú của tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên như bức xạ Mặt
Trời, hoàn lưu khí quyển và bề mặt đệm đã tác động sâu sắc đến khí hậu, tạo nên các đặc
điểm của khí hậu làm cho khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo thời gian và không gian.
Việt Nam là quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, với nguồn nhiệt dồi
dào và lượng mưa, ẩm phong phú. Tuy nhiên, do lãnh thổ nước ta kéo dài theo phương
kinh tuyến cộng với sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác nên khí hậu nước ta có sự phân
hóa phức tạp theo hướng Bắc – Nam, Đông – Tây và từ thấp lên cao. Bên cạnh đó khí
hậu nước ta có sự phân hóa sâu sắc, hình thành các mùa (trong chế độ nhiệt, ẩm). Chính
sự phân hóa của khí hậu đã hình thành hai miền với bảy vùng khí hậu với các đặc điểm
khí hậu đặc trưng khác nhau.
Xuất phát từ vai trò của khí hậu đối với các thành phần tự nhiên khác của Việt
Nam, nhất là sự phân hóa của khí hậu dưới sự tác động của các nhân tố, đã tạo ra sự phân
hóa thiên nhiên đa dạng của nước ta. Bên cạnh đó việc biên soạn các dạng câu hỏi và bài
tập trên cơ sở nền tảng là kiến thức cơ bản của chuyên đề khí hậu Việt Nam nói chung và
chủ đề phân hóa khí hậu Việt Nam nói riêng trong chương trình ôn thi HSG môn Địa lí
của các trường THPT chuyên khu vực Trung Du và Miền núi Bắc Bộ trong Trại Hè Hùng
Vương còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Do đó, trường THPT chuyên Lào Cai chọn
chuyên đề “phân hóa khí hậu Việt Nam” để đóng góp cho kỷ yếu của Hội thảo chuyên
môn của các trường THPT chuyên khu vực Trung Du và Miền núi Bắc Bộ.
2. Mục đích của chuyên đề
- Cung cấp hệ thống các kiến thức cơ bản về sự phân hóa khí hậu Việt Nam.
- Giới thiệu một số phương pháp và phương tiện hỗ trợ dạy học cho chuyên đề.
- Xây dựng hệ thống một số dạng câu hỏi và bài tập liên quan đến phân hóa khí


hậu Việt Nam trong ôn thi HSG môn Địa lí.
3. Cấu trúc của chuyên đề
Chuyên đề phân hóa khí hậu Việt Nam, ngoài phần mở đầu và kết luận, toàn bộ
nội dung chính được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Hệ thống kiến thức cơ bản về phân hóa khí hậu nước ta.
- Chương 2: Giới thiệu phương pháp và phương tiện hỗ trợ dạy học của chuyên đề.
- Chương 3: Các dạng câu hỏi và bài tập trong chương trình ôn thi HSG môn Địa
lí chuyên đề phân hóa khí hậu Việt Nam


PHẦN II: NỘI DUNG
Chương 1: Hệ thống kiến thức cơ bản về phân hóa khí hậu nước ta
I. Khái quát đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam
1. Khí hậu nước ta là mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa
1.1. Tính chất nhiệt đới
a. Nguyên nhân
Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí của nước ta. Do
nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bán cầu Bắc (từ 8 034’ B đến 23023’B)
khiến cho trong năm Mặt Trời luôn nằm cao trên đường chân trời và qua thiên đỉnh hai
lần với chu kì quang ngắn, góc nhập xạ lớn nên lượng nhiệt nhận được hàng năm lớn.
Tuy nhiên do nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ địa lí nên có sự khác nhau về nền
nhiệt và biên độ nhiệt độ năm. Miền Bắc nước ta có vị trí gần chí tuyến Bắc nên khoảng
cách giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh là rất gần nhau (tại Đồng Văn – Hà Giang,
khoảng cách đó chỉ là vài ngày trước và sau ngày hạ chí), càng vào Nam khoảng cách
giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng tăng (Cần Thơ là 4 tháng 11 ngày)… từ đó có
ảnh hưởng khác nhau tới tính chất nhiệt đới của khí hậu Việt Nam.
b. Biểu hiện
Tính chất nhiệt đới biểu hiện rõ nét qua yếu tố bức xạ: Do có góc nhập xạ trong
năm lớn nên tổng lượng nhiệt hoạt động mà Việt Nam nhận được rất lớn: từ 8000 đến 10
0000C/năm. Tổng bức xạ hàng năm lớn: trên 120kcal/cm 2/năm, miền Nam có thể vượt

130kcal/cm2/năm (ví dụ: TP. Hồ Chí Minh 136.4 kcal/cm 2/năm). Cân bằng xạ luôn
dương: trung bình cả nước vượt 75 kcal/cm2/năm, số giờ nắng nhiều: 1400 – 3000h / năm
Về nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm ở các địa phương luôn lớn hơn 20 0C, có nơi
trên 270C (trừ vùng núi cao), vượt tiêu chuẩn của vùng nhiệt đới.
Bảng 1: Nhiệt độ trung bình năm ở 1 số địa điểm của nước ta.
Địa điểm

Nhiệt độ trung
bình năm (oC)

Lạng Sơn

21,2

Hà Nội

23,5

Huế

25,1

Đà Nẵng

25,7

Quy Nhơn

26,8


Tp. Hồ Chí Minh

27,1

Sự chênh lệch về thời gian giữa ngày dài nhất (22/6) và ngày ngắn nhất (22/12)
không nhiều, khoảng 1 - 2.5 giờ ( tại Đồng Văn là 2 giờ 37 phút, tại 10 0B là 1 giờ 10
phút), do đó làm cho nhiệt độ có sự ổn định hơn.
Có sự tham gia của gió tín phong - loại gió thường xuyên của vùng nội chí tuyến.
Xét ở tầng thấp của khí quyển (dưới 3000 m) thì gió này bị gió mùa xuất phát từ cao áp
Xibia lấn át vào mùa đông, nó khác hẳn các loại gió mùa bởi tính chất nóng khô, còn mùa
hè gió này lại có hướng đông nam, vì xuất phát từ phía tây cao áp Tây Thái Bình Dương,
xen kẽ với gió mùa Tây Nam. Chỉ vào thời kì trung gian giữa các đợt gió mùa, gió tín


phong mới hoạt động mạnh, thổi khá ổn định theo hướng Đông Nam trên phạm vi cả
nước.
1.2. Tính chất ẩm
a. Nguyên nhân
Tính chất ẩm của khí hậu nước ta chính là sự tổng hoà của các đợt gió mùa và gió
tín phong trong hoàn cảnh cụ thể của thiên nhiên Việt Nam, mà nguyên nhân chính là do
nước ta có vị trí tiếp giáp với vùng Biển Đông – vùng biển rộng và thuộc khu vực nhiệt
đới ẩm (nhiệt độ cao, độ ẩm lớn), do đó nó làm biến tính các khối không khí qua biển vào
lãnh thổ nước ta. Thực tế nó đã làm giảm bớt tính khắc nghiệt của gió mùa mùa đông và
giảm sự oi bức của các khối không khí vào mùa hạ.
b. Biểu hiện
Nhờ sự điều hoà ẩm của Biển Đông nên khí hậu nước ta có tính chất hải dương
với độ ẩm lớn, khác hẳn với các quốc gia khác có cùng vĩ độ ở Bắc Phi và Tây Á.
Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000mm/n; sườn đón gió có lượng mưa
cao, khoảng 3000 – 4000mm/n (Dương Đông – Phú Quốc, Móng Cái - Quảng Ninh, rìa
ngoài cao nguyên Đồng Văn ….), chỉ có 1 số vùng khuất gió do địa hình nghiêng ra biển

hoặc song song với hướng gió nên gió biển không vào sâu trong nội địa được nên khô
hơn (Lạng Giang - Bắc Giang, Yên Châu – Sơn La, Mường Xén - Nghệ An, Ninh
Thuận…)
Độ ẩm không khí tương đối lớn: >80%; cân bằng ẩm luôn dương, độ bốc hơi từ
600 – 1000mm/n; số ngày mưa cao: 120 – 150 ngày/năm.
Bảng 2: Lượng mưa, lượng bốc hơi và cân bằng ẩm ở 1 số địa phương.
Địa điểm

Lượng mưa (mm) Độ bốc hơi (mm)

Cân bằng
(mm)

Hà Nội

1676

989

+687

Huế

2868

1000

+1868

Tp. Hồ Chí Minh


1931

1686

+245

ẩm

1.3. Tính chất gió mùa
* Gió mùa là loại gió đổi hướng theo mùa, thông thường thì có xu hướng thổi từ
lục địa ra đại dương (vào mùa đông) và từ đại dương vào lục địa (mùa hạ), nguyên nhân
hình thành do sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và đại dương thay đổi theo mùa.
* Gió mùa tại nước ta:
a. Nguyên nhân
Khí hậu Việt Nam có tính chất gió mùa là do nước ta nằm trong khu vực hoạt
động của gió mùa điển hình nhất thế giới (gió mùa châu Á) mà bản chất là do sự chênh
lệch khí áp giữa lục địa Á – Âu (lục địa có tính diện tích lớn nhất) và Thái Bình Dương
(Đại dương có diện tích lớn nhất thế giới), sự chênh lệch khí áp này thay đổi theo mùa, từ
đó diễn ra sự giao tranh của các khối không khí, làm cho Châu Á trong đó có nước ta trở
thành nơi tâm điểm của gió mùa hoạt động.
b. Biểu hiện
Ở nước ta có 2 mùa gió chính: Gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ
* Gió mùa mùa đông:


Gió mùa mùa đông ở nước ta mà thường được gọi là gió mùa đông bắc (thổi đến
nước ta theo hướng Đông Bắc, tuy có lúc có nơi hướng gió không hẳn như vậy) là khối
không khí với bản chất lạnh, hoạt động chủ yếu vào tháng 11 đến tháng 4 năm sau, làm
cho nước ta có 1 mùa đông lạnh giá so với các nước khác cùng vĩ độ.

Bản chất gió mùa đông bắc là khối không khí cực lục địa (NPc), xuất phát từ cao áp
Xi bia thổi về. Đây là 1 vùng rất lạnh và khô, nhiệt độ trung bình mùa đông xuống
khoảng -15 đến -400C, độ ẩm riêng 1g/1kg, tạo điều kiện cho việc hình thành 1 cao áp
nhiệt lực rất mạnh, áp suất khoảng 1040mb đến 1060mb, chi phối sự phân bố khí áp ở Á
châu, làm lu mờ cả hệ thống cao áp cận chí tuyến nơi đây. Điều đáng chú ý là cao áp
Xibia nguồn gốc nhiệt lực không dày, không phát triển nên cao, thuờng chỉ đến 1500 –
2000m, đặc điểm này sẽ chi phối phạm vi tác động và đường di chuyển của Pc. Cao áp
Xibia xuất hiện từ tháng IX, tăng dần về khí áp và cực đại vào tháng I, lúc tâm thường
nằm ở phía Mông Cổ, còn về mùa xuân – thu, khí áp giảm và tâm rút về phía Đông bắc,
phía Đông Xibia (NPc hoạt động mạnh từ tháng XI đến tháng III năm sau). Vào mùa
xuân – thu xuất hiện thêm các trung tâm áp phụ ở mạn sông Dương Tử (Trường Giang –
Trung Quốc), ảnh hưởng mạnh đến nước ta vào đầu và cuối mùa đông.
Phạm vi hoạt động: Gió mùa ĐB hoạt động mạnh ở bắc vĩ tuyến 16 0B, khi di chuyển
xuống phía nam, nó bị nhiệt đới hoá và hầu như bị chặn lại hoàn toàn ở dãy Bạch Mã.
Chỉ có những đợt gió mạnh mới ảnh hưởng nhẹ tới phía nam Bạch Mã. Phần lãnh thổ
phía Nam nước ta hầu như không có mùa đông lạnh mà chỉ có thời kì mát mẻ.
Các khối không khí hoạt động luân phiên tạo nên gió mùa mùa đông:
- Khối khí cực đới: NPc
+ Nguồn gốc: Cao áp Xibia thổi về.
+ Có 2 khối: NPc đất và NPc biển.
NPc đất: với tính chất lạnh, khô, có thể hoạt động tới 16 0B tạo nên mùa đông lạnh cho
miền Bắc nước ta, gây ra kiểu thời tiết rét đậm vào đầu và giữa mùa đông (Tháng XI – III
năm sau). NPc đất tràn vào lãnh thổ Việt Nam theo đường lục địa, qua lãnh thổ Trung
Quốc. Vì đi qua lục địa nên có đặc trung là rất khô, khi đến Việt Nam mang lại kiểu thời
tiết đặc trưng: lạnh, khô, trời quang mây. Nhưng đôi khi có xuất hiện mưa phùn với
lượng nhỏ thậm chí rất nhỏ, phần lớn do Frông cực (hình thành do NPc đất và khối không
khí tồn tại trước đó có sẵn ở nước ta).
NPc biển: Hoạt động vào cuối mùa đông, do cuối mùa đông cao áp Xiabia yếu
dần, tâm dịch chuyển về phía tây, hình thành cao áp phụ Biển Đông Trung Hoa. Lúc này
NPc di chuyển vòng qua biển Nhật Bản, biển Hoa Đông … đến nước ta. Do di chuyển

qua biển nên lượng nhiệt và ẩm tăng lên, nó trở nên ẩm hơn và ấm hơn, nên khi đến nước
ta nó gây ra kiểu thời tiết lạnh, ẩm, trời âm u, có mưa phùn rải rác; trời rét buốt, lượng
mưa lớn hơn nhiều so với thời kì đầu mùa đông. Lượng mưa ở đây là do frông hình thành
có thể giữa NPc đất và NPc biển, hoặc NPc biển với khối không khí tồn tại trước đó.
- Khối không khí chí tuyến xuất phát từ cao áp phụ Biển Đông Trung Hoa (Tp):
Nguồn gốc hình thành: Nguồn gốc là do khối không khí NPc được nhiệt đới hoá
do tồn tại lâu ngày trên biển Đông Trung Quốc nên nhiệt và ẩm cao hơn so với Npc
nhưng vẫn thấp hơn so với khối không khí biển thuần tuý. Nhiệt độ của Tp khoảng 18 –
200C và độ ẩm tương đối khoảng 80 – 85% nếu là NPc đất và 90% nếu là NPc biển bị
biến tính.
Sự hoạt động: Ở miền Bắc: Tp hoạt động mạnh vào đầu mùa hay cuối mùa đông,
còn giữa mùa nó bị NPc lấn át, bị suy yếu đi. Trong các tháng cuối mùa đông, khối


không khí này do tiếp xúc với bề mặt đất lạnh ở miền Bắc nên độ ẩm nhanh chóng đạt
bão hòa, gây ra hiện tượng nồm. Khi có nhiễu động không khí trên cao có khả năng gây
mưa. Còn ở miền Nam (sau Bạch Mã) Tp hoạt động mạnh, gây kiểu thời tiết nắng nóng,
trời tạnh ráo, quang mây.
* Gió mùa mùa hạ:
Gió mùa mùa hạ ở Việt Nam không đồng nhất về nguồn gốc, ảnh hưởng đến nước ta
với hướng chủ yếu là Tây Nam; phạm vi ảnh hưởng trên cả nước, tuy nhiên ảnh hưởng
mạnh nhất là miền Trung và miền Nam.
Gió mùa mùa hạ ở Việt Nam không đồng nhất về nguồn gốc, ảnh hưởng đến nước ta
với hướng chủ yếu là Tây Nam; phạm vi ảnh hưởng trên cả nước, tuy nhiên ảnh hưởng
mạnh nhất là miền Trung và miền Nam.
Các khối không khí hoạt động luân phiên tạo nên gió mùa mùa hạ:
- Khối không khí chí tuyến vịnh Ben Gan (TBg)
Khối không khí này hình thành vào đầu mùa hạ ở bắc Ấn Độ Dương (vào đầu mùa
hạ do hoạt động mạnh của hạ áp Ấn Độ - Iran hút hơi ẩm từ Ấn Độ Dương vào, hình
thành gió TBg). Do có nguồn gốc từ biển nên nóng ẩm, nhiệt độ >25 0C, độ ẩm riêng lên

tới 19 – 21g/kg, độ ẩm tương đối khoảng 85% và thường gây mưa dông nhiệt.Tuy nhiên
do ảnh hưởng của địa hình nên lượng mưa khác nhau: Gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây
Nguyên, gây hiệu ứng phơn cho Đông Trường Sơn, có khi ảnh hưởng mạnh tới Tây Bắc
và tận Đồng Bằng Bắc Bộ. Nhưng nơi có biểu hiện rõ nét nhất và mạnh nhất là Bắc
Trung Bộ (ta thường gọi là gió Lào). Thời gian hoạt động của gió Lào vào đầu mùa hạ
(Tháng V đến tháng VIII), thổi từng cơn, yếu thì thường 2 – 3 ngày, mạnh có thể tới 15
ngày và cường độ mạnh nhất thường từ 11 đến 15h. Khi gió Lào hoạt động, nhiệt độ có
thể lên tới 390C thậm chí có đợt lên tới hơn 400C, độ ẩm không khí giảm xuống còn 45%
hoặc thấp hơn, gây ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
- Khối không khí xích đạo ẩm (Em)
Nguồn gốc: Bản chất là gió tín phong Nam Bán cầu vượt xích đạo đi lên, khi vượt
qua xích đạo thì chệch hướng thành Tây Nam. Đây chính là gió mùa Tây Nam chính thức
của nước ta.
Hoạt động mạnh vào giữa và cuối mùa hạ (tháng 6 - 9 và tháng 10 trở lại vị trí
Nam Bán cầu).
Đặc điểm: nóng, ẩm, gây thời tiết mưa lớn, kéo dài, trời mát. Khối khí này có tầng
ẩm rất dày do tác dụng của hội tụ và thăng lên của không khí trên dải hội tụ nhiệt đới.
Khối khí Em hoạt động rất mạnh ở miền Nam hơn miền Bắc do đường hội tụ nhiệt
đới ở phía Nam dài hơn từ tháng 6 đến tháng 10, còn ở Đồng bằng Bắc bộ thì Em hoạt
động mạnh nhất vào tháng 8 gây thời tiết mưa ngâu.
Gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa
mùa hạ cho 2 miền Nam, Bắc và mưa mùa thu đông cho Trung Bộ. Do áp thấp Bắc Bộ
khơi sâu nên gió mùa mùa hạ di chuyển theo hướng Đông Nam vào Bắc bộ tạo gió mùa
đông nam mùa hạ ở miền Bắc Bắc bộ
Như vậy: Trên nền nhiệt đới chung cả nước, hoạt động gió mùa chia thành 2 khu
vực:
- Miền Bắc: Có mùa đông lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Miền Nam: Có 2 mùa mưa, khô rõ rệt; không có mùa đông lạnh.



- Duyên Hải Miền Trung và Tây nguyên: Có sự đối lập về mùa mưa, khô: Khi Tây
Nguyên là mùa mưa thì Đông Trường Sơn chịu hiệu ứng Fơn (đầu mùa hạ), khi Đông
Trường Sơn mưa vào thu đông thì Tây Nguyên lại là mùa khô sâu sắc.
2. Khí hậu Việt Nam có sự phân hóa đa dạng
2.1. Nguyên nhân
Trên nền tảng nhiệt đới ẩm gió mùa, khí hậu Việt Nam có diễn biến rất đa dạng
với sự phân hóa cả về thời gian và không gian lãnh thổ mà nguyên nhân chính là do hoàn
cảnh địa lí đặc biệt của nước ta. Khí hậu nước ta có sự phân hóa từ Bắc vào Nam, từ
Đông sang Tây, từ thấp đến cao và phân mùa (trong chế độ nhiệt và chế độ mưa) do:
- Đặc điểm địa hình (đặc biệt là cấu trúc sơn văn cỡ lớn)
- Do hình dạng lãnh thổ: hẹp ngang, kéo dài theo chiều B – N
- Do tác động của gió mùa.
2.2. Biểu hiện
2.2.1. Sự phân hóa của chế độ nhiệt, ẩm, hoàn lưu theo chiều Bắc – Nam
- Nguyên nhân: Dưới sự tác động của các nhân tố tác động kể trên, đặc biệt là gió
mùa Đông Bắc và bức chắn địa hình đã tạo ra sự phân hóa sâu sắc của khí hậu theo chiều
Bắc - Nam.
- Biểu hiện: Chia làm hai miền khí hậu, phía Bắc và phía Nam
- Phạm vi mỗi miền: Ranh giới phân chia đó là vĩ tuyến 160B (dãy Bạch Mã).
* Miền khí hậu phía Bắc với đặc trưng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận chí tuyến, có
mùa đông lạnh, do ảnh hưởng của yếu tố gió mùa đông bắc và vị trí gần chí tuyến bắc.
+ Chế độ nhiệt: Có sự hạ thấp đáng kể của nhiệt độ vào mùa đông. Tháng I hầu như
các địa phương từ Bạch Mã trở ra Bắc đều có nhiệt độ <15 0C, dao động nhiệt độ cao >
100C; biến trình nhiệt năm có 1 cực đại và 1 cực tiểu do khoảng cách 2 lần Mặt Trời lên
thiên đỉnh gần nhau.
+ Phân mùa trong chế độ nhiệt và mưa: Khí hậu có sự phân mùa thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa đông lạnh, rét buốt có 3 tháng nhiệt độ <18 0C, biểu hiện rõ nhất ở Miền núi và Đông
bắc Bắc Bộ; mùa hạ nóng từ tháng 5 đến tháng 9, với đặc điểm nóng, mưa nhiều.
+ Chế độ gió: Mùa đông, chịu tác động mạnh mẽ của gió mùa ĐB, gió tín phong BBC
hoạt động quanh năm, nhưng về mùa đông bị lấn át bởi các đợt gió mùa ĐB. Mùa hạ chịu

tác động của gió mùa mùa hạ, đặc biệt một số khu vực chịu tác động của gió phơn khô
nóng (gió Tây Nam vượt núi cao).
* Miền khí hậu phía Nam với đặc trưng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa cận Xích đạo do
vị trí gần xích đạo.
+ Chế độ nhiệt: Nền nhiệt cao và khá ổn định. Tháng I hầu như các địa phương từ Đà
Nẵng trở vào đều có nhiệt độ >200C, dao động nhiệt độ thấp 3 - 50C; biến trình nhiệt năm
có 2 cực đại và 2 cực tiểu do khoảng cách 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau.
+ Phân mùa: Khí hậu có sự phân mùa thành 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa và mùa khô. Biểu
hiện mùa khô sâu sắc nhất là ở Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ (sau vĩ tuyến
140B)


Bảng 3: Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm

Nhiệt độ trung Nhiệt độ trung bình Nhiệt độ trung
bình tháng I (oC)
tháng VII (oC)
bình năm (oC)

Lạng Sơn

13,3

27,0

21,2

Hà Nội


16,4

28,9

23,5

Huế

19,7

29,4

25,1

Đà Nẵng

21,3

29,1

25,7

Quy Nhơn

23,0

29,7

26,8


Tp. Hồ Chí Minh

25,8

27,1

27,1

b. Theo Đông – Tây
Sự phân hoá Đông – Tây là do ảnh hưởng của Biển Đông và các yếu tố địa hình
gây nên.
Biểu hiện rõ nét nhất là ở Hoàng Liên sơn và khu vực Trường Sơn.
* Khu Hoàng Liên Sơn: Dãy Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt
Nam, chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam khoảng 180Km. Dãy núi này đã ngăn
cách vùng núi phía Băc thành hai phần: Tây Bắc và Đông Bắc tách biệt nhau về đặc điểm
khí hậu, nó làm suy yếu và biến tính gió mùa mùa đông làm cho Tây Bắc có nền nhiệt
cao hơn Đông Bắc.
Tây Bắc: Nền nhiệt cao hơn, nếu bỏ qua yếu tố đai cao thì Tây Bắc có nền nhiệt
tương đương với BTB, tuy nhiên vẫn chịu tác động của gió mùa mùa đông. Tần suất ảnh
hưởng của GMMĐ là ít hơn do dãy HLS chắn gió. Mùa đông ở đây đến muộn nhưng kết
thúc sớm, mùa hạ đến sớm và kéo dài. Tây Bắc còn chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn
về mùa hạ.
Đông Bắc: do có các cánh cung đón gió nên đây là vùng có khí hậu lạnh nhất cả
nước, tần suất hoạt động của gió mùa đông bắc rất mạnh, nền nhiệt vào mùa đông bị hạ
thấp. Biên độ nhiệt độ cao, có 3 tháng mùa đông lạnh. Nhiều địa phương có hiện tượng
tuyết rơi vào mùa đông, luợng mưa phùn nhiều hơn Tây Bắc nên mùa khô bớt sâu sắc
hơn.
* Khu vực Trường Sơn:
Có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô ở Tây Nguyên và Đông Trường Sơn: Tây
nguyên mưa vào đầu mùa hạ do gió mùa Tây Nam xuất phát từ vịnh Ben gan mang ẩm

đến; còn Đông Trường Sơn là mùa khô và chịu ảnh hưởng của phơn khi gió ẩm vượt qua
địa hình núi cao bị biến tính. Khi Đông Trường Sơn là mùa mưa (Thu – Đông do tác
động của gió tín phong BBC kết hợp với ảnh hưởng của địa hình đón gió, bão…) thì Tây
Nguyên là mùa khô sâu sắc.
c. Phân hoá theo độ cao
Do nước ta chủ yếu là đồi núi nên nhiệt độ có sự giảm theo chế độ đoản nhiệt
6oC/1000m, hình thành các đai khí hậu theo độ cao: Dưới 600 – 700 m là đai nhiệt đới
gió mùa chân núi, trên 600 - 700m đai khí hậu cận nhiệt trên núi, trên 2400- 2600 khí hậu
núi cao.
Đai nhiệt đới gió mùa chân núi: do tác động của gió mùa và vị trí nên giới hạn độ cao
của đai này có sự khác biệt giữa miền bắc và miền nam: Miền Bắc đến độ cao 600 –


700m, miền Nam tới 900 – 1000m. Nhiệt độ trung bình năm cao >25 0C, mưa khá lớn,
nền nhiệt tương đối ổn định, độ ẩm thay đổi tùy nơi, từ hơi khô đến ẩm ướt.
Đai cận nhiệt gió mùa trên núi: tiếp theo đai nhiệt đới gió mùa đến độ cao 2600m. Khí
hậu tương đối mát mẻ, không có tháng nào quá 250C, lượng mưa lớn.
Đại ôn đới gió mùa núi cao: từ 2600m trở lên (chỉ có ở khu vực HLS). Nhiệt độ thấp
<150C, mùa đông dưới 50C, trời lạnh gió mạnh và có mưa lớn.
Hướng và độ cao địa hình còn chi phối là xuất hiện nhiều trung tâm mưa khác nhau:
Nơi có địa hình cao, sườn đón gió như Trung Bộ, Hoàng Liên Sơn, vùng núi Nam Châu
Lãnh... mưa nhiều; các trung tâm mưa ít mằn ở sườn khuất gió hoặc những vùng chịu
hiệu ứng phơn hoặc vùng có địa hình song song với hướng gió: Lạng Sơn, Mường
Xén( Nghệ An), Phan Giang - Ninh Thuận, Bình Thuận....
d. Phân hoá theo mùa
Do tác động của các yếu tố hoàn lưu gió mùa, địa hình, vị trí địa lí… đã tạo ra sự
phân mùa khác nhau giữ miền Bắc và miền Nam. Do sự tác động của hoàn lưu khí quyển
nên miền Bắc có sự phân chia thành một mùa Đông lạnh, có mưa phùn và mùa hạ nóng
mưa nhiều; Miền Nam phân chia thành mùa khô và mùa mưa sâu sắc, không có mùa
đông lạnh.

e. Phân hóa thành các kiểu khí hậu khác nhau
Ở nước ta hiện nay, dưới sự tác động của nền nhiệt và tương quan nhiệt ẩm, nước ta
có 11 kiểu khí hậu:
- Kiểu á xích đạo khô
- Kiểu á xích đạo hơi khô
- Kiểu á xích đạo hơi ẩm
- Kiểu á xích đạo ẩm
- Kiểu nhiệt đới khô
- Kiểu nhiệt đới hơi khô
- Kiểu nhiệt đới hơi ẩm
- Kiểu nhiệt đới ẩm
- Kiểu á nhiệt đới hơi ẩm ở vùng núi thấp
- Kiểu á nhiệt đới ẩm ở vùng núi trung bình
- Kiểu ôn đới ẩm ướt trên núi cao
3. Tính thất thường của khí hậu Việt Nam
Khí hậu nước ta không ổn định mà có tính thất thường, biểu hiện:
* Thất thường trong các mùa:
- Có năm gió mùa đông bắc đến sớm, hoạt dộng mạnh thì nước ta có mùa đông rét
đậm, kéo dài. Có năm ở miền Nam có hiện tượng trời lạnh.
- Có năm gió mùa đông bắc đến muộn, hoạt động yếu thì chúng ta sẽ có nắng sớm,
thất thường hơn.
- Có năm gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh: mưa nhiều, lũ lớn
- Có năm gió mùa Tây Nam hoạt động yếu: hạn hán vào mùa hạ.
- Thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa nóng và lạnh cũng không đồng nhất, dao
động sớm hoặc muộn hơn trị số trung bình khoảng 12 – 29 ngày.
* Chế độ nhiệt:


- Là sự dao động nhiệt giữa các tháng trong mùa đông (nhiệt độ tháng 1 lạnh nhất có
thể nóng hoặc lạnh hơn trị số trung bình từ 3- 6o C, ví dụ ở Lạng Sơn nhiệt độ trung bình

tháng 1 là 13,7o nhưng năm 1930 tháng 1 nhiệt độ giảm 7- 8 oC.Tuy vậy, ở khu vực Tây
Bắc và Bắc Trung Bộ sự chênh lệch này thấp hơn, chỉ khoảng 1 – 20C
- Sự dao động nhiệt giữa năm nóng nhất và lạnh nhất so với trị số trung bình làm cho
có năm rét sớm có năm rét muộn.Ví dụ Lạng Sơn tháng 1 nhiệt độ cao nhất 31 oC, vào
năm 1931 nhiệt độ thấp nhất -2,1 o năm 1963. Tháng 6 nhiệt độ lớn nhất là 37 o năm 1949,
nhiệt độ thấp nhất 6oC năm 1922.
* Chế độ mưa: diễn ra trên phạm vi toàn lãnh thổ thể hiện ở sự biến động lượng
mưa hàng năm, từng tháng, có năm mưa nhiều, năm ít.
Ví dụ ở Lạng Sơn năm mưa nhiều nhất là 2059mm; năm mưa ít nhất là 756 mm. Ở
Tp. Hồ Chí Minh và Huế các con số lần lượt là 2718/1553 và 4349/1822.
Trong cùng một vùng có sự khác biệt về lượng mưa: Rạch Giá 9 năm liền mưa lớn
nhưng ở Trà vinh 8 năm liên lục không mưa.
Với tính chất thất thường đã gây khó khăn cho sản xuất, trở ngại lớn cho việc quy
định thời vụ và công tác phong chống bão lũ.
II. Phân vùng khí hậu Việt Nam
Có nhiều cách phân vùng khí hậu khác nhau, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu
hoặc tiêu chí đánh giá. Hiện nay ở Việt Nam đang tồn tại hai công trình nổi bật về phân
vùng khí hậu:
1. Phân vùng khí hậu của Phạm Ngọc Toàn và Phan Tất Đắc
- Cơ sở phân vùng: Căn cứ vào biểu hiện tổng hợp của khí hậu.
- Phân cấp lớn nhất là miền khí hậu: Phân chia khí hậu Việt Nam thành ba miền
khí hậu lớn: Miền khí hậu phía Bắc, miền khí hậu Đông Trường Sơn và miền khí hậu
phía Nam. Bên cạnh đó còn có một miền khí hậu phụ nữa đó là miền khí hậu biển Đông.
- Cấp dưới miền là vùng khí hậu: Căn cứ vào các quy luật phân hóa khí hậu quy
mô nhỏ phân chia thành các vùng khí hậu với các đặc điểm riêng nhưng vẫn giữ được đặc
điểm chung của miền.
- Cấp dưới vùng là các tiểu vùng, khu khí hậu.
2. Phân vùng khí hậu của Tổng cục Khí tượng - Thủy văn
- Đây là cách phân loại thông dụng nhất, được đưa vào trong atlat địa lí Việt Nam
và được sử dụng trong giảng dạy.

- Căn cứ phân vùng: 3 tiêu chí
+ Biên độ nhiệt hàng năm
+ Bức xạ tổng cộng trung bình năm
+ Số giờ nắng trung bình năm
- Phân vùng: Chia thành 2 miền khí hậu sâu sắc với các vùng khí hậu khác nhau,
với ranh giới là dạch Bạch Mã.
2.1. Miền khí hậu phía Bắc
Phạm vi: Từ dãy Bạch Mã trở ra Bắc.
Đặc trưng: Khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, với 3 đặc điểm nổi bật:
- Sự hạ thấp đáng kể của nền nhiệt vào mùa đông: Thường thấp hơn 4 – 5 0C so với
trị số trung bình của các vùng có cùng vĩ độ, điều đó làm cho biên độ nhiệt độ năm lớn
(>90C)


- Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm <140kcal/cm2/năm.
- Số giờ nắng hàng năm nhỏ hơn 2000 giờ.
- Phân chia các vùng khí hậu: 4 vùng khác nhau, căn cứ vào lượng mưa của các
tháng mùa mưa với 3 tháng có lượng mứ lớn nhất:
+ Vùng khí hậu khu vực núi Tây Bắc.
+ Vùng khí hậu vùng núi phía Bắc (Đông Bắc Bộ)
+ Vùng khí hậu khu vực ĐBBB và núi phía Tây (vùng Trung và Nam Bắc Bộ)
+ Vùng khí hậu Bắc Trung Bộ.
2.2. Miền khí hậu phía Nam
Phạm vi: từ dãy Bạch Mã trở vào Nam
Đặc trưng cơ bản: Không có mùa đông lạnh nên khí hậu đặc trung cho khí hậu
nhiệt đới ẩm gió mùa cận xích đạo:
- Ít chịu tác động của gió mùa Đông bắc nên biên độ nhiệt độ năm nhỏ (<9 0C)
- Lượng bức xạ tổng cộng trung bình hàng năm >140kcal/cm2/năm.
- Số giờ nắng hàng năm lớn hơn 2000 giờ.
- Phân chia các vùng khí hậu: 3 vùng khác nhau, căn cứ vào lượng mưa của các

tháng mùa mưa với 3 tháng có lượng mứ lớn nhất:
+ Vùng khí hậu ven biển Nam Trung bộ.
+ Vùng khí hậu Tây Nguyên.
+ Vùng khí hậu Nam Bộ.
III. Ảnh hưởng của sự phân hóa khí hậu tới thiên nhiên và sự phát triển kinh tế - xã
hội.
1. Ảnh hưởng tới sự phân hóa thiên nhiên nước ta
- Khí hậu là nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới các thành phần tự nhiên, đặc
biệt là các yếu tố tự nhiên nhạy cảm như đất đai, sinh vật, làm thay đổi cảnh quan thiên
nhiên sâu sắc. Chính sự phân hóa đa dạng của khí hậu làm cho thiên nhiên nước ta có sự
phân hóa đa dạng
- Trước hêt, khí hậu nước ta có sự phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, điều
đó cũng làm thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc – Nam, biểu hiện:
+ Vùng lãnh thổ phía Bắc: Do tác động của khí hậu với nền nhiệt thấp, tác động
mạnh của gió mùa Đông Bắc… nên tạo ra cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu là hệ sinh thái
rừng nhiệt đới gió mùa phát triển với đặc điểm: Mùa đông lạnh, khô nhiều loài cây bị
rụng lá, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều cây xanh tốt. Trong rừng động thực vật nhiệt đới
chiếm ưu thế, nết đặc biệt là sự xuất hiện của các loài cây ôn đới và cận nhiệt như: họ dẻ,
re, thông, Pơmu, Samu và các laòi thú cận nhiệt có bộ lông dày: sóc, cầy, cáo, gấu,
chồn… Cơ cấu cây trồng đa dạng: mùa đông trồng được nhiều loại rau quả cận nhiệt và
ôn đới.
+ Vùng lãnh thổ phía Nam: cảnh quan tiêu biểu là hệ sinh thái rừng cận xích đạo
gió mùa cận xích đạo điển hình: thành phần thực động vật phần lớn thuộc vùng xích đạo
và nhiệt đới từ phương Nam đi lên. Trong rừng xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn họăc
rụng lá vào mùa khô (VD: họ dầu), có nơi xuất hiện loại rừng thưa nhiệt đới khô. Động
vật tiêu biểu là các loài thú vùng nhiệt đới và xích đạo: voi, hổ, báo, bò rừng, trăn, rắn, cá
sấu…


- Sự phân hóa khí hậu theo Đông – Tây tạo nên sự phân hóa cảnh quan theo Đông

– Tây (cùng với sự tác động của địa hình): Sự khác biệt lớn nhất là thiên nhiên giữa vùng
núi Tây Bắc với Đông Bắc, Đông Trường Sơn với Tây Nguyên.
- Sự phân hóa khí hậu theo độ cao: Dưới tác động của yếu tố địa hình làm cho khí
hậu có sự phân hóa theo các đai cao, cảnh quan thiên nhiên cũng thay đổi theo:
Đai

Nhiệt đới gió mùa chân núi

Cận nhiệt đới gió mùa trên

Ôn đới núi cao

Phạm vi

0 – 600, 700m (MB)
0 – 900, 1000m (MN)

600, 700m - 2600 (MB)
900, 1000m - 2600 (MN)

>2600m (chỉ có
ở MB)

Sinh vật

- Hệ sinh thái rừng nhiệt đới
phát triển:
+ Tiêu biểu: Rừng nhiệt đới
thường xanh quanh năm, rậm
rạp và đa dạng về sinh vật.

+ Các hệ sinh thái khác: Rừng
nửa rụng lá gió mùa, rừng thưa
nhiệt đới khô, rừng ngập mặn,
xavan, cây bụi…

- Hệ sinh thái rừng cận nhiệt
lá rộng và lá kim phát triển,
trong rừng có nhiều loài chim
thú cận nhiệt. Lên độ cao >
1600 -1700, thành phần loài
giảm, xuất hiện các cây ôn
đới.

- Thực vật ôn
đới:Đỗ quyên,
lãnh sam…

Đất

- Đất Feralit chiếm diện tích - Đất feralit có mùn và đất - Đất mùn thô.
lớn: 60% S cả nước. Gồm có 3 mùn trên núi.
loại.
- Đất phù sa chiếm 24%S, khá
đa dạng.

- Sự phân hóa đa dạng của khí hậu là căn nguyên cơ bản dẫn đến sự hình thành các
đặc điểm của sông ngòi, đất, sinh vật nước ta.
2. Đối với đời sống và sản xuất
- Sự phân hóa khí hậu ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt của người dân, tạo ra cách thức sinh
hoạt, trang phục, thời gian biểu cho các hoạt động … có sự khác nhau giữa các vùng

miền: Ví dụ:
+ Vùng núi cao phía Bắc: do có mùa đông rét đậm, rét hại nên học sinh có thời gian nghỉ
đông, thời gian học kéo dài sang hè
+ Miền Bắc: Thời gian biểu thường hoạt động muôn hơn so với miền Nam, đặc biệt vào
mùa Đông
+ Ở miền Nam: Hầu như ít phải sử dụng áo khoác mùa Đông, ở miền Bắc, áo khoác dày
là một trang phục phổ biến trong mùa Đông để giữ ấm cơ thể
- Trong sản xuất: Sự phân hóa khí hậu phong phú đa dạng đã tạo ra sự đa dạng cơ cấu
câu trồng, vật muôi, mùa vụ sản xuất, phát triển các loại hình du lịch trên cơ sơ lợi thế
khí hậu.
+ Nông nghiệp: Bên cạnh các sản phẩm nhiệt đới, do khí hậu có sự phân hóa đa dạng nên
nước ta có các sản phẩm của vùng cận nhiệt và ôn đới như su hào, bắp cải, xúp lơ, cá hồi,
cá tầm; đào, lê, mận… cung cấp cho thị trường các sản phẩm đa dạng. Cơ cấu mùa vụ
cũng đa dạng, đặc biệt ở miền Bắc có vụ đông rất đặc trưng.


+ Du lịch: Giữa nền nhiệt đới đặc trưng, những vùng núi cao nước ta có khí hậu mát mẻ,
thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái, nghỉ mát. Điển hình là Sa Pa, Đà Lạt, Bà Nà,
Mẫu Sơn… góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
- Bên cạnh đó, sự thất thường và những kiểu thời tiết cực trị của khí hậu gây thiệt hại
nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống, nhất là các thiên tai như bão, lũ, sương muối,
mưa đá, hạn hán…

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC


1. Phương pháp dạy học
Do đặc thù của chuyên đề khí hậu và phân hóa khí hậu rất khó nên khi giảng dạy
giáo viên nên vận dụng linh hoạt các phương pháp khác nhau như: đàm thoại gợi mở,
hoạt động cặp/nhóm, dạy học theo dự án, hướng dẫn học sinh phân tích hình ảnh, bản đồ

tư duy, atlat... trong khuân khổ chuyên đề phân hóa khí hậu, tôi đưa ra một phương pháp
là hướng dẫn học sinh học qua atlat địa lí Việt Nam.
1.1. Những điểm cần lưu y
Muốn có kết quả cao nhất khi đọc bản đồ, cần chú ý các điểm sau:
- Đọc và phân tích được các yếu tố cơ bản của bản đồ, lược đồ: tỉ lệ bản đồ, các
phương pháp biểu hiện bản đồ, đặc điểm của kí hiệu bản đồ…
- Đọc chú giải bản đồ để nhận biết các kí hiệu bản đồ, để thể hiện các đối tượng trên
bản đồ.
- Xác định rõ nội dung, yêu cầu của việc đọc bản đồ (đọc cái gì, đọc để làm gì, thu
nhận những kiến thức gì), từ đó tập trung vào những thông tin cần thiết nhất, tránh nhầm
trang lược đồ, nhầm đối tượng cần xác định.
- Đọc bản đồ phải theo trình tự từ khái quát đến chi tiết. Trước tiên phải đọc tổng thể
những nét chung, sau đó đi dần vào xem xét các chi tiết cục bộ.
1.2. Các phương pháp khai thác bản đồ, lược đồ
Khi phân tích, khai thác bản đồ thường sử dụng các phương pháp khác nhau như
phương pháp mô tả, phương pháp đồ giải, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp
đo đạc trên bản đồ.
*Phương pháp mô ta là phương pháp phân tích trên cơ sở đọc bản đồ, qua đó thu
nhận những khái niệm về tính chất và sự phân bố các đối tượng, hiện tượng trên bản đồ.
Phương pháp mô tả chủ yếu là phân tích về mặt định tính để phát hiện những khác biệt,
đặc điểm phân bố và những mối lien hệ của các đối tượng. Mô tả theo trình tự từ tổng thể
đến cục bộ, từ chung đến riêng, từ khái quát đến chi tiết rồi đưa ra những nhận xét, kết
luận.
Ví dụ như khi mô tả đặc điểm của một trạm khí hậu cần làm rõ: tên trạm, độ cao,
chế độ nhiệt, chế độ mưa của trạm; khi phân tích sự phân hóa lượng mưa Việt Nam thì
phải khái quát được đặc điểm chung của mưa (bản đồ lượng mưa TB năm), phân hóa
mưa theo độ cao, theo mùa (các bản đồ mưa thành phần)...
*Phương pháp phân tích kí hiệu và mối liên hệ giữa các đối tượng trên ban đồ,
atlat: là phương pháp sử dụng các kí hiệu, ước hiệu của các đối tượng thể hiện trên bản
đồ để xác định đặc điểm của đối tượng và mối quan hệ của đối tượng khí hậu trên bản đồ.

Ví dụ mối quan hệ của địa hình chắn gió liên quan đến lượng mưa; độ cao địa hình tới
nhiệt độ và lượng mưa tại các trạm, hoạt động của bão...
* Cần có phương pháp so sánh, đối chiều giữa các đối tượng, hiện tượng địa lí
trên ban đồ, hay so sánh đối chiếu giữa các ban đồ với nhau….để giúp việc khai thác bản
đồ có hiệu quả hơn: sử dụng các trang hình thể với khí hậu, sinh vật với khí hậu, đất với
khí hậu... kết hợp với các sơ đồ để học sinh khai thác kiến thức tốt hơn.
Đối với atlat trang khí hậu, cần cho học sinh khai thác tốt các đặc điểm chung của
khí hậu thông qua các lược đồ nhiệt và mưa, sự phân hóa các vùng, miền khí hậu, phân
hóa theo độ cao, đông – tây thông qua các trạm khí hậu; hoạt động của bão thông qua kí
hiệu...


Như vậy, trong quá trình ôn thi HSG chuyên đề khí hậu, nhất là sự phân hóa khí
hậu cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau và vận dụng linh hoạt các phương pháp
đó, nhất là khai thác bằng atlat, bản đồ, sơ đồ.
2. Phương tiện dạy học :

Lược đồ khí hậu Việt Nam


Lược đồ hình thể Việt Nam


Mô hình bão và hình ảnh bão đổ bộ vào Việt Nam

Lược đồ áp tháng 1 và tháng 7


Du lịch Sa Pa



Cây trồng cận nhiệt

Đa dạng cơ cấu cây trồng

Thành phố Đà Lạt được ví như “Côn Minh của trời Nam”


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP PHẦN KHÍ HẬU
Theo cấu trúc thi HSG Quốc gia, phần khí hậu thường ở câu 3 hoặc câu 4, có thể
là câu hỏi trực tiếp hay gián tiếp liên quan đến khí hậu. Một số dạng câu hỏi có thể gặp
bao gồm:
Dạng 1: Câu hỏi Trình bày, phân tích, chứng minh các đặc điểm, các yếu tố của
khí hậu và sự phân hóa khí hậu. Giải thích các đặc điểm
Dạng 2: Phân tích, so sánh các trạm khí hậu từ đó rút ra các đặc điểm khí hậu của
một vùng, miền khí hậu
Dạng 3: Phân tích bảng số liệu khí hậu
Như vậy để đạt kết quả cao khi làm các dạng bài tập trên, đòi hỏi học sinh phải có
kĩ năng khai thác Atlat, bảng số liệu trên cơ sở nắm chắc, hiểu sâu kiến thức và vận dụng
linh hoạt trong các dạng câu hỏi khác nhau.
1. Dạng 1: Câu hỏi trình bày, phân tích, chứng minh các đặc điểm, các yếu tố của khí hậu
và sự phân hóa khí hậu. Giải thích các đặc điểm
- Dạng trình bày, phân tích thường là các câu hỏi đơn giản, yêu cầu học sinh tái
hiện kiến thức kết hợp với atlat để trình bày vấn đề.
- Cách học: Vận dụng atlat trang 6,7,9, 13,14… kết hợp vưới kiến thức đã biết để
trả lời
Ví dụ:
Câu 1 Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ ở nước ta. Tại sao ở Nam Bộ và đồng
bằng sông Cửu Long thường có mùa mưa đến sớm và kéo dài hơn ở miền Bắc?
Hướng dẫn:

a) Trình bày hoạt động của gió mùa mùa hạ:
- Vào đầu mùa hạ: Khối khí nhiệt đới ẩm Bắc Đại Tây Dương di chuyển theo hướng
tây nam xâm nhập vào nước ta.
+ Xâm nhập trực tiếp gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
+ Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Viêt - Lào, tràn
xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và phần nam của khu vực Tây Bắc, khối khí
này trở nên khô nóng (gió Tây hay gió Lào).
- Vào giữa và cuối mùa hạ: Gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) hoạt động
mạnh lên.
+ Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường gây
mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của gió
mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ
cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
+ Do áp thấp Bắc Bộ, khối khí này di chuyển theo hướng đông nam vào Bắc Bộ.
b) Tại sao ở Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long thường có mùa mưa đến sớm và
kéo dài hơn ở miền Bắc?
- Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long đón gió mùa Tây Nam sớm hơn, đồng thời
vào đầu mùa hạ đã có mưa do gió tây nam từ vịnh Tây Bengan thổi đến.
- Thời gian ngưng hẳn hoạt động của gió mùa Tây Nam ở Nam Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long muộn hơn ở phía Bắc và miền Trung.
Câu 2. Giải thích tại sao có sự phân hóa mưa trong mùa đông ở nước ta.
Hướng dẫn:


- Sự phân hóa mưa trong mùa đông ở nước ta chủ yếu do tác động của gió mùa
Đông Bắc và Tín phong bán cầu Bắc gây ra.
- Gió mùa Đông Bắc:
+ Nửa đầu mùa đông (tháng XI - I), gió mùa Đông Bắc từ cao áp phương Bắc thổi
qua lục địa Trung Hoa rộng lớn vào nước ta, gây ra thời tiết hanh khô ở phía Bắc. Từ
Nghệ An trở vào Thừa Thiên Huế, do gặp bức chắn địa hình Trường Sơn, nên gây mưa.

+ Nửa sau mùa đông (tháng II - IV), gió mùa Đông Bắc thổi lệch qua biển, vào
nước ta gây mưa phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; những
nơi xa biển hầu như không có mưa.
- Tín phong nửa cầu Bắc (Tm):
+ Thổi từ cao áp Tây Thái Bình Dương từ chí tuyến về xích đạo:
+ Ở phía Bắc: Thổi xen kẽ với gió mùa Đông Bắc, mạnh lên khi gió mùa Đông Bắc
ngừng thổi, gây ra thời tiết ấm áp và không mưa.
+ Ở phía Nam: Tín phong nửa cầu Bắc thống trị, gây ra thời tiết khô nóng do khối
khí này khô, nóng, ổn định và độ ẩm tương đối thấp. Ven biển Trung Bộ, gió này gặp địa
hình núi chắn gió gây mưa.
Câu 3. Giải thích tại sao có sự phân hóa mưa trong mùa hạ ở nước ta.
Hướng dẫn:
- Sự phân hóa mưa trong mùa hạ ở nước ta chủ yếu do tác động của gió mùa mùa hạ
và dải hội tụ nhiệt đới gây ra.
- Đầu mùa hạ, gió tây nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan xâm nhập trực tiếp và gây
mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các
dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ và
phần nam của khu vực Tây Bắc, gây ra hiện tượng phơn khô nóng.
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong Nam bán cầu) hoạt động
mạnh lên. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường
gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Dải hội tụ nhiệt đới đầu mùa hạ được hình thành giữa Tín phong bán cầu Bắc và
gió tây nam TBg, chạy theo hướng kinh tuyến, gây mưa đầu mùa cho cả nước, mưa lớn
cho Tây Nguyên và đồng bằng Nam Bộ và mưa Tiểu mãn cho miền Trung.
Vào giữa và cuối mùa hạ, dải hội tụ nhiệt đới được hình thành giữa Tín phong bán
cầu Bắc và gió mùa Tây Nam vắt ngang qua lãnh thổ nước ta và lùi dần về phía xích đạo,
gây mưa cho cả nước.
Câu 4. Phân tích đặc điểm phân hóa mưa ở nước ta
Hướng dẫn:
- Đặc điểm chung: Tổng lượng mưa trung bình năm của nước ta khá lớn (từ 1500

mm - 2000 mm), nhưng có sự phân hóa phức tạp theo không gian và thời gian.
- Phân hóa lãnh thổ:
+ Mưa nhiều thường ở vị trí núi cao đón gió như: Vòm Sông Chảy, Hoàng Liên
Sơn, Bạch Mã…
+ Mưa ít: Ninh Thuận, Bình Thuận, lòng máng Cao - Lạng, thung lũng sông Ba …
do địa hình khuất gió…
- Phân hóa theo mùa:
+ Phân hóa thành hai mùa mưa và khô sâu sắc nhất là ở Tây Nguyên, Nam Bộ


+ Chế độ mưa cũng có sự phân hóa: Bắc Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ mưa vào từ
tháng 5 đến tháng 10; duyên hải miền Trung mưa chủ yếu vào thu đông (từ tháng 8 đến
tháng 1).
+ Tháng mưa cực đại cũng có sự khác nhau giữa các khu vực: Miền Bắc mưa lớn nhất vào
tháng 8; miền Trung, tháng 10 và 11; miền Nam, tháng 9.
Câu 5. Giải thích tại sao có sự phân mùa khác nhau giữa miền Bắc và Nam; giữa Tây
Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ.
Hướng dẫn:
a) Sự phân mùa khác nhau giữa miền Bắc và Nam:
- Miền Bắc có sự phân chia thành mùa đông lạnh, ít mưa (tháng 11 - 4) và mùa hạ
nóng ẩm, mưa nhiều (tháng V - X).
- Nguyên nhân:
+ Mùa khô trùng với mùa gió Đông Bắc, mùa mưa trung với mùa gió tây nam.
+ Trong mùa gió Đông Bắc hoạt động, thời kì nửa sau có mưa phùn.
+ Trong mùa gió tây nam, đầu mùa có mưa dông nhiệt do dải hội tụ chạy theo
hướng kinh tuyến gây ra; giữa và cuối mùa có mưa lớn do gió mùa Tây Nam cùng dải hội
tụ nhiệt đới theo hướng vĩ tuyến gây ra.
- Miền Nam có hai mùa: mùa khô (tháng XI - IV) và mùa mưa (tháng V - X) rõ rệt.
+ Mùa khô: Sự thống trị của khối khí Tín phong bán cầu Bắc gây ra thời tiết khô
nóng, tạo ra mùa khô sâu sắc.

+ Mùa mưa: Đầu mùa, gió tây nam TBg xâm nhập trực tiếp gây mưa lớn cho đồng
bằng Nam Bộ và Tây Nguyên; giữa và cuối mùa, gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt
đới gây mưa lớn và kéo dài cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
b) Sự phân mùa khác nhau giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Trung
Bộ.
- Mùa mưa ở Tây Nguyên kéo dài từ tháng V - X, chủ yếu là do gió tây nam TBg,
gió mùa Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới gây ra. Mùa khô kéo dài từ tháng XI - IV, do
chịu tác động của Tín phong bán cầu Bắc.
- Mùa mưa ở Trung Trung Bộ từ tháng VIII đến tháng I, do tác động của gió đông
bắc gặp địa hình chắn gió, áp thấp và bão, dải hội tụ nhiệt đới. Mùa khô từ tháng II đến
tháng VIII, do đầu mùa trùng với mùa khô cả nước, với sự tác động của gió mùa đông
bắc; cuối mùa khô (tháng V - VIII) chịu tác động của gió Tây khô nóng.
Câu 6. Tại sao nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ bắc vào nam, còn biên độ nhiệt lại
tăng dần từ nam ra bắc?
Hướng dẫn:
- Nhiệt độ trung bình tăng dần từ bắc vào nam:
+ Càng vào nam, càng gần xích đạo hơn.
+ Miền Bắc chịu tác động của gió mùa Đông Bắc; trong phạm vi này, càng về phía
nam, gió mùa Đông Bắc càng suy yếu đi. Miền Nam không chịu tác động của gió mùa
Đông Bắc.
- Biên độ nhiệt tăng dần từ nam ra bắc:
+ Về mùa hạ, nhiệt độ trung bình trên cả nước gần như tương đương nhau, chỉ có
cao hơn một ít ở duyên hải miền Trung, nam Tây Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Về mùa
đông, nền nhiệt ở phía bắc hạ thấp do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, đặc biệt ở Đông


Bắc và đồng bằng Bắc Bộ. Do vậy, chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa tăng dần từ nam ra
bắc.
+ Mặt khác, càng về phía bắc, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau; càng
về phía nam, càng gần xích đạo, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau. Từ đó, nhiệt độ

giữa hai mùa cũng có sự khác nhau từ nam ra bắc.
Câu 7. Tại sao cùng là gió theo hướng tây nam gặp dãy Trường Sơn, nhưng tây nam
xuất phát từ khối khí nhiệt đới ẩm từ Bắc Ấn Độ Dương gây hiện tượng phơn khô
nóng, còn gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) lại gây mưa lớn cho cả hai
sườn núi?
Hướng dẫn:
- Khối khí từ cao áp chí tuyến bán cầu Nam sau khi vượt qua vùng biển xích đạo
rộng lớn, đã bị biến tính, thổi vào nước ta theo hướng tây nam (gió mùa Tây Nam) có
tầng ẩm rất dày, vượt qua các địa hình cao chắn gió và gây mưa cả ở hai phía của sườn
núi.
- Khối khí nhiệt đới nóng ẩm Bắc Ấn Độ Dương thổi vào nước ta theo hướng tây
nam, có tầng ẩm mỏng hơn, nên chỉ gây mưa lớn ở sườn đón gió; sau khi vượt qua đỉnh
núi cao, không còn ẩm nữa, trở nên khô và nhiệt độ tăng lên khi xuống thấp, gây nên thời
tiết khô nóng ở sườn khuất gió.
Câu 8. Phân tích tác động của gió mùa đến sự phân mùa khí hậu của các khu vực
nước ta.
Hướng dẫn:
- Gió mùa Đông Bắc từ cao áp Xibia thổi đến nước ta trong khoảng thời gian từ
tháng XI đến tháng IV, gây nên mùa đông lạnh ở miền Bắc (từ dãy Bạch Mã ra) nước ta,
có 3 tháng nhiệt độ dưới 18 oC. Gió này lạnh khô, khi đến nước ta gây ra thời tiết lạnh khô
vào nửa đầu mùa đông; nửa sau mùa đông thổi lệch qua biển trở nên lạnh ẩm, có mưa
phùn ở vùng ven biển và các đồng bằng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Như vậy, gió mùa
Đông Bắc gây ra một mùa đông lạnh, ít mưa ở miền Bắc.
- Vào đầu mùa hạ, gió tây nam TBg từ Bắc Ấn Độ Dương xâm nhập trực tiếp và
gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và
các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tràn xuống vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ
và phần nam của khu vực Tây Bắc, gây ra hiện tượng phơn khô nóng, tạo nên mùa khô ở
Duyên hải Nam Trung Bộ.
- Giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam (Tín phong bán cầu Nam) hoạt động
mạnh lên. Khi vượt qua vùng biển xích đạo, khối khí này trở nên nóng ẩm hơn, thường

gây mưa lớn và kéo dài cho các vùng đón gió ở Nam Bộ và Tây Nguyên. Hoạt động của
gió mùa Tây Nam cùng với dải hội tụ nhiệt đới là nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa
hạ cho cả hai miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX cho Trung Bộ.
Như vậy, gió mùa đã làm cho miền Bắc có một mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ
nóng ẩm, mưa nhiều; miền Nam và Tây Nguyên có một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt
(do tác động của Tín phong bán cầu Bắc); duyên hải miền Trung có mùa mưa lệch sang
thu đông.
Câu 9. Những nhân tố chủ yếu nào gây ra sự phân hóa khí hậu nước ta?
Hướng dẫn:
- Vị trí địa lí: Nằm trong vùng nội chí tuyến, ở trong khu vực hoạt động gió mùa
châu Á.


- Hình dạng lãnh thổ: Lãnh thổ kéo dài trên 15 o vĩ tuyến, phía bắc gần chí tuyến,
phía nam gần với xích đạo, tạo ra sự phân hóa theo chiều bắc - nam.
- Hoàn lưu gió mùa: Nhân tố chủ yếu gây ra sự phân hóa theo chiều bắc - nam.
- Địa hình: Gây ra sự phân hóa theo hướng sườn, theo độ cao và phân hóa địa
phương. Các dãy núi hướng đông - tây còn ảnh hưởng đến sự phân hóa theo chiều bắc nam (Hoành Sơn, Bạch Mã).
Câu 10. Phân tích tác động của địa hình và gió mùa đến phân bố mưa của nước ta.
Hướng dẫn:
a) Tác động của địa hình đến phân bố mưa:
- Độ cao:
+ Cùng một sườn núi, càng lên cao lượng mưa càng tăng; tới một độ cao nào đó, độ
ẩm không khí đã giảm nhiều, sẽ không còn mưa, điển hình ở vùng núi cao ở Sa Pa, Tây
Bắc.
+ Địa hình núi cao, đón gió thì mưa nhiều như Việt Bắc, Kon Tum, địa hình khuất
gió thì mưa ít (lòng máng Cao Lạng).
- Hướng núi:
+ Cùng một dãy núi, sườn đón gió ẩm mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít: Những
sườn đón gió biển là tâm mưa như: Móng Cái, Huế… Ngược lại, nhiều khu vực khuất gió

như thung lũng sông Đà, Mường Xén mưa rất ít.
+ Hướng địa hình song song với hướng gió lượng mưa cũng rất thấp như Ninh
Thuận, Bình Thuận.
b) Gió mùa
- Gió tây nam thổi từ vịnh Tây Bengan vào nước ta vào đầu mùa hạ gây mưa lớn
cho Nam Bộ và Tây Nguyên.
- Gió mùa Tây Nam thổi từ Nam bán cầu lên từ giữa và cuối mùa hạ, sau khi vượt
qua vùng biển xích đạo vào nước ta gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên, khi đến
Bắc Bộ bị hút vào áp thấp đồng bằng Bắc Bộ đổi hướng thành đông nam, gây mưa cho
miền Bắc.
- Gió mùa Đông Bắc vào mùa đông có tính chất chất lạnh khô thổi từ tháng 11 đến
tháng 4 năm sau gây nên mùa khô cho miền Bắc, vào nửa sau mùa đông do lệch qua biển
nên gây mưa phùn. Khi thổi vào miền Trung, gió mùa Đông Bắc gặp sườn núi đón gió
gây mưa cho duyên hải miền Trung.
Câu 11. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng miền
khí hậu phía Bắc có sự phân hoá phức tạp.
Hướng dẫn: Có thể trình làm theo hai cách:
a) Cách thứ nhất: Dựa vào trang bản đồ khí hậu, làm rõ:
- Miền khí hậu phía Bắc được chia làm thành nhiều vùng khí hậu: Vùng khí hậu
Tây Bắc Bộ, vùng khí hậu Đông Bắc Bộ, vùng khí hậu Trung và Nam Bắc Bộ, vùng khí
hậu Bắc Trung Bộ.
- Trong mỗi vùng khí hậu, trình bày về chế độ nhiệt và chế độ mưa.
b) Cách thứ hai: Trình bày các yếu tố của chế độ nhiệt và chế độ mưa theo các vùng
khí hậu của miền.
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, chứng minh rằng khí hậu
nước ta có sự phân hoá đa dạng.


Hướng dẫn:
a) Sự phân hoá theo bắc nam.

- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam, ở miền Bắc nhiệt độ trung
bình từ 20 - 240C, miền Nam là trên 240C.
+ Biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc vào Nam: Hà Nội là 12-13 0C, Đà Nẵng 7-80C, TP
Hồ Chí Minh 2-30C.
+ Diễn biến nhiệt: miền Bắc có 1 cực đại, miền Nam có 2 cực đại.
- Chế độ mưa:
+ Mùa mưa chậm dần từ Bắc vào Nam: ở Hà Nội mùa mưa từ tháng 5 - 10, Đồng
Hới từ tháng 8 đến tháng 12, Nha Trang từ tháng 9 đến tháng 1.
+ Sự phân mùa: ở miền Bắc sự phân hoá 2 mùa (mưa và khô) ít sâu sắc; ở miền
Nam phân hoá 2 mùa sâu sắc, ở miền Trung có mùa mưa lệch về thu đông.
b) Sự phân hoá theo đông tây
- Sự phân hoá theo đông tây của nhiệt độ thể hiện rõ nhất giữa vùng Đông Bắc với
vùng Tây Bắc. Ở Lạng Sơn, số tháng lạnh lên tới 5 tháng (từ tháng 11 đến tháng 3), trong
khi đó ở Điện Biên chỉ có 3 tháng (tháng 12,1,2). Nhiệt độ trung bình tháng 1 ở Lạng Sơn
xuống tới 120C còn ở Điện Biên là 160C.
- Miền Đông Trường Sơn có mùa mưa đến muộn hơn Tây Trường Sơn: Đà Lạt mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, còn ở Nha Trang mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 1.
c) Sự phân hoá theo đai cao
- Càng lên cao, nhiệt độ càng giảm: Ở các vùng đồng bằng nhiệt độ trung bình năm
khoảng từ 20 - 240C. Vùng núi ven biên giới Việt - Trung, biên giới Việt - Lào, cao
nguyên Lâm Viên, Di Linh độ cao 1000 - 1500m, nhiệt độ trung bình năm khoảng 18 200C. Vùng núi cao Hoàng Liên Sơn có nhiệt độ trung bình năm dưới 180C.
- Độ cao địa hình kết hợp với hướng sườn đã hình thành các trung tâm với lượng
mưa khác nhau:
+ Các khu vực có lượng mưa lớn như Hoàng Liên Sơn, thượng nguồn sông Chảy,
Huế - Đà Nẵng, Kon Tum có lượng mưa trên 2800mm/năm.
+ Các khu vực mưa ít như Lạng Sơn, thung lũng sông Đà, Tây Nghệ An, trung bình
từ 1200 - 1600mm.
d) Sự phân hoá theo mùa của khí hậu
- Chế độ nhiệt thể hiện rõ nhất ở miền Bắc. Vào mùa đông nhiệt độ hạ thấp, nhiệt

độ trung bình tháng 1 xuống dưới 18 0C, một số vùng núi cao dưới 14 0C. Mùa đông có 3
tháng lạnh. Mùa hạ nhiệt độ cao, nhiệt độ trung bình tháng 7 trên 24 0C, ở đồng bằng sông
Hồng trên 280C.
- Chế độ mưa: Ở miền khí hậu phía Bắc và phía Nam có mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, mưa nhiều vào tháng 8, tháng 9. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4. Riêng duyên
hải miền Trung mưa lệch hẳn vào thu đông từ tháng 8 đến tháng 12, mùa khô kéo dài từ
tháng 1 đến tháng 7.
Dạng 2: Phân tích, so sánh các trạm khí hậu từ đó rút ra các đặc điểm khí hậu của
một vùng, miền khí hậu
- Học sinh cần sử dụng atlat để khai thác các yếu tố của khí hậu


- Khi phân tích cần chú ý về chế độ nhiệt (nhiệt độ TB năm, biên độ nhiệt, nhiệt
độ tháng cao nhất, thấp nhất, biến trình nhiệt) và chế độ mưa (lượng mưa TB năm, tháng
mưa cực đại, cực tiểu, mùa mưa…)
Ví dụ minh họa
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự
thay đổi khí hậu theo hướng bắc nam qua ba trạm Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí
Minh.
Hướng dẫn:
Căn cứ vào các bản đồ ở trang bản đồ Khí hậu, đồng thời chọn các biểu đồ ở trạm
Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh để nhận xét sự thay đổi khí hậu theo chiều bắc nam
với dàn ý sau:
- Chế độ nhiệt:
+ Nhiệt độ trung bình năm: Tăng dần từ bắc vào nam (dẫn chứng). Nguyên nhân do
vị trí địa lí và tác động của gió mùa Đông Bắc. Càng về phía nam càng gần xích đạo và
không chịu tác động của gió mùa Đông Bắc.
+ Tháng nhiệt độ cao nhất, thấp nhất: Miền Bắc và miền Trung là tháng VII và I,
miền Nam là tháng IV và I, liên quan đến thời gian Mặt Trời lên thiên đỉnh trong năm.
Tháng VII là tháng có nhiệt độ cao nhất ở bán cầu Bắc sau khi Mặt Trời lên thiên đỉnh ở

chí tuyến Bắc (ngày 22/6) và tháng I có nhiệt độ thấp nhất sau khi ở xa Mặt Trời nhất
(ngày 22/12). Miền Nam có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh, nhưng lần thứ nhất vào tháng
IV đang là mùa khô, nên nhiệt độ cao hơn tháng VIII (là lần Mặt Trời lên thiên đỉnh lần
thứ hai trong năm).
+ Biên độ nhiệt: Càng vào nam càng giảm (dẫn chứng). Về mùa hạ, nhiệt độ trong
cả nước không chênh lệch nhau bao nhiêu giữa ba miền. Về mùa đông, do tác động của
gió mùa Đông Bắc nên nhiệt độ ở phía bắc bị giảm sút rõ rệt và tăng dần khi về phía nam.
Do vậy, sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai mùa càng về nam càng giảm.
Mặt khác, càng gần chí tuyến Bắc, hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh càng gần nhau,
nên nhiệt độ giữa hai mùa chênh nhau nhiều hơn; trong khi đó miền Nam gần xích đạo,
có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau, làm giảm độ chênh nhiệt độ giữa hai mùa
trong năm.
+ Biến trình nhiệt: Miền Bắc và miền Trung có một cực đại về nhiệt (tháng VII),
miền Nam có hai cực đại về nhiệt (tháng IV và VIII). Cực đại về nhiệt liên quan đến thời
gian Mặt Trời lên thiên đỉnh. Miền Bắc và miền Trung có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh
gần nhau, nên có một cực đại về nhiệt; càng về phía nam, càng gần xích đạo, có hai lần
Mặt Trời lên thiên đỉnh xa nhau nên có hai cực đại về nhiệt trong năm.
- Chế độ mưa:
+ Tổng lượng mưa: Miền Trung có tổng lượng mưa cao nhất, tiếp đến là miền Nam,
thấp nhất là miền Bắc (dẫn chứng). Nguyên nhân: Miền Trung tập trung nhiều yếu tố gây
mưa trong một thời gian (dải hội tụ nhiệt đới, gió mùa Đông Bắc gặp bức chắn địa hình,
áp thấp và bão…) nên cường độ mưa rất lớn, lại thêm có mưa Tiểu mãn trong mùa khô.
Miền Nam đầu mùa hạ có mưa lớn do sự xâm nhập trực tiếp của gió tây nam TBg, giữa
và cuối mùa mưa lớn và kéo dài do gió mùa Tây Nam gây ra. Miền Bắc tuy có mưa phùn
về mùa khô, nhưng đầu mùa mưa do ảnh hưởng của gió phơn tây nam nên lượng mưa bị
hạn chế, chỉ mưa nhiều khi có dải hội tụ hoạt động cùng với gió mùa Tây Nam.


×