Tải bản đầy đủ (.ppt) (86 trang)

di san the gioi tai viet nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.73 MB, 86 trang )

CÁC DI SẢN
THẾ GIỚI TẠI
VIỆT NAM


1. MỘC BẢN TRIỀU NGUYỄN
(DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI)


* Mộc bản triều Nguyễn được trưng bày tại: Trung tâm
Lưu trữ quốc gia IV (trực thuộc Cục Văn thư và lưu trữ nhà
nước). Số 2 Yết Kiêu, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
* 34.555 bản khắc mộc bản đã giúp lưu lại những tác phẩm
chính văn, chính sử do triều Nguyễn biên soạn, các sách
kinh điển và sách lịch sử. Ngoài giá trị về mặt sử liệu còn
có giá trị về nghệ thuật, kỹ thuật chế tác.
* Đây là khối tài liệu đặc biệt quý hiếm, do giá trị về mặt nội
dung, đặc tính về phương pháp chế tác và những quy định rất
nghiêm ngặt của triều đình phong kiến về việc ấn hành và san
khắc. Những tài liệu này được coi là quốc bảo, chỉ những
người có trách nhiệm và thẩm quyền làm việc tại Quốc sử
quán mới được tiếp xúc và làm việc với chúng.



2. KHU DI TÍCH
TRUNG TÂM HOÀNG THÀNH THĂNG LONG
(DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI)


* Vào lúc 20h30 ngày 31/7/2010, Ủy ban di



sản thế giới của UNESCO đã thông qua Nghị
quyết công nhận khu di tích trung tâm Hoàng
thành Thăng Long - Hà Nội là di sản văn hóa
thế giới dựa trên 3 tiêu chí nổi bật: chiều dài
lịch sử, văn hóa; tính liên tục của tài sản
với tư cách là một trung tâm quyền lực và
sự đa dạng, phong phú của các tầng di tích,
di vật.


* Di tích này bao gồm tầng dưới cùng là một phần bên phía
đông của thành Đại La dưới thời Cao Biền, nhà Đường,
tầng trên là cung điện nhà Lý và nhà Trần, tiếp theo là một
phần trung tâm của đông cung nhà Lê và trên cùng là một
phần của trung tâm tòa thành tỉnh Hà Nội thế kỷ 19.

Khu khảo cổ
18 Hoàng Diệu


Cột cờ Hà Nội
• Cột cờ Hà Nội là di tích được xây dựng năm 1812
dưới triều Gia Long, cao 60m, gồm có chân đế, thân
cột và vọng canh. Chân đế hình vuông chiếm một
diện tích là 2007 m² và gồm 3 cấp thóp dần lên.
• Từ mặt đất lên tới chân cấp thứ 2 phải leo 18 bậc
tại mặt phía Đông và mặt phía Tây. Muốn từ cấp 2
lên cấp 3 cũng phải leo 18 bậc ở hai cửa hướng Đông
và Tây. Còn cấp thứ 3 có 4 cửa Đông, Tây, Nam, Bắc

(với các tên "Nghênh húc" (Đón ánh nắng ban mai),
"Hồi quang" (ánh nắng phản chiếu), "Hướng Minh"
(hướng về ánh sáng)…).



Đoan Môn
* Đoan Môn là cửa vòm cuốn dẫn vào điện Kính Thiên. Đoan
Môn gồm năm cổng xây bằng đá, phía ngoài là cửa Tam Môn


Điện Kính Thiên
Điện Kính Thiên là di tích trung tâm trong tổng thể các địa
danh lịch sử của thành cổ Hà Nội. Dấu tích điện Kính Thiên
hiện nay chỉ còn là khu nền cũ.


Hậu Lâu

* Là một toà lầu được xây phía sau cụm kiến trúc điện Kính
Thiên với ý đồ phong thuỷ giữ yên bình phía bắc hành cung,
nên mới có tên là Tĩnh Bắc lâu và còn có tên là Hậu lâu (lầu
phía sau).


Cửa Bắc


3. QUAN HỌ BẮC NINH
(DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ)



* Quan họ Bắc Ninh là những làn điệu dân ca của vùng đồng
bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh
và Bắc Giang). Đây là môn nghệ thuật được hợp thành bởi
nhiều yếu tố như âm nhạc, lời ca, phục trang, lễ hội … với
một lối hát giao duyên dân dã, thể hiện mối quan hệ gắn bó
tình nghĩa giữa những "liền anh", "liền chị" hát quan họ và là
nét văn hóa tiêu biểu của người dân vùng Kinh Bắc.
* Vào lúc 16h55 ngày 30/9/2009 tại thủ đô Abu Dhabi của
Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Ủy ban UNESCO
đã công nhận quan họ Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể
đại diện của Nhân loại dựa trên các giá trị văn hóa, giá trị
lưu giữ tập quán xã hội, nghệ thuật trình diễn, phong
cách ứng xử văn hóa, ca từ và trang phục.


Hát mời trầu


Hát giao duyên


Hát trên thuyền


4. BIA TIẾN SĨ VĂN MIẾU
(DI SẢN TƯ LIỆU THẾ GIỚI )



* Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia
đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời
nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779). Bia được đặt trên lưng
rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh
được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.
* Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa được tạo dáng theo
một phong cách chung: to, đậm và chắc khỏe. Mỗi tấm bia là
một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh tế và độc đáo với
những hoa văn trang trí cầu kỳ mang tính cách điệu cao.
* Chiều ngày 9/3/2010 tại Macau, Trung Quốc, Ủy ban ký ức
thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đã công nhận 82
bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu Quốc Tử Giám (Hà Nội) là di sản tư liệu thế giới.


HỒ VĂN (hồ Minh Đường )


VĂN MIẾU MÔN


ĐẠI TRUNG MÔN


KHUÊ VĂN CÁC


GIẾNG THIÊN QUANG - BIA TIẾN SĨ



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×