Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

skkn tích hợp giáo dục an toàn giao thông qua bài “ tốc độ phản ứng hóa học ” hóa học 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (852.42 KB, 27 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến:
Tích hợp giáo dục an toàn giao thông qua bài “ Tốc độ phản ứng hóa học ”- Hóa
học 10 .
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: an toàn giao thông.
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 01 tháng 04 năm 2014
đến ngày 01 tháng 06 năm 2014
4. Tác giả:
Họ và tên: Bùi Văn Thuận
Năm sinh: 1982
Nơi thường trú: Khu 5A thị trấn Ngô Đồng – Giao Thủy – Nam Định.
Trình độ chuyên môn: Cử nhân.
Chức vụ công tác: Giáo viên trung học.
Nơi làm việc: Trường THPT Giao Thủy B
Điện thoại: 0986170986
Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Giao Thủy B.
Địa chỉ: Giao Yến – Giao Thủy – Nam Định.
Điện thoại: 03503.893010

Trang 3


I. ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

1. Lí do lựa chọn đề tài
Giao thông là vấn đề nhức nhối ở Việt Nam. Trong năm gần đây tình hình giao
thông tại nước ta rất phức tạp với số người chết vì tại nạn giao thông hàng năm lên đến
hơn 11.000 người và tắc đường thường xuyên xảy ra tại các thành phố lớn.
Tai nạn giao thông đã để lại hậu quả nghiêm trọng không chỉ thiệt hại về người


và của mà nó còn tác động khiến người dân phải lo sợ mỗi khi ra đường, điều này đã
trở thành vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Không chỉ là nỗi đau về thể xác của người bị
nạn mà nó còn ảnh hưởng đến người dân và người thân xung quanh cả về tinh thần, trí
lực, gây tổn thất cho xã hội về vật chất,.... Những người may mắn sống sót chỉ bị
thương nhẹ thì không kể đến, nhưng người chết sẽ ảnh hưởng không chỉ cá nhân mà
ảnh hưởng cả một tập thể trong đó có gia đình. Những người bị thương nặng phải đối
mặt với những thương tật phải mang trong mình suốt đời mà không thể chữa lành
được. Đáng nói hơn, tai nạn giao thông có thể cướp đi sinh mệnh của những người là
trụ cột trong gia đình. Từ đó khiến họ phải lâm vào những hoàn cảnh khó khăn không
thể biết trước được điều gì. Những người con phải chịu cảnh mồ côi cha hoặc mẹ,
những người vợ phải chịu cảnh mất chồng và những người đàn ông phải chịu cảnh gà
trống nuôi con. Hậu quả của tai nạn giao thông là không kể hết khi nó tác động và gây
tổn thương đến toàn xã hội và gia đình người bị nạn. Tai nạn giao thông luôn rình rập
chúng ta và nó không loại trừ bất cứ ai.
Kiến thức về an toàn giao thông của học sinh và ý thức chấp hành luật giao thông
của học sinh còn hạn chế.
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại trường phổ thông. Trước tình trạng
đó khiến tôi trăn trở, suy nghĩ làm thế nào giáo dục cho học sinh thực hiện an toàn
giao thông để bảo vệ chính mình. Những suy nghĩ đó đã được tôi đưa vào bài giảng về
giáo dục ý thức chấp hành giao thông cho học sinh.

Trang 4


2. Mục đích của đề tài
Giúp nâng cao nhận thức cho học sinh trong việc chấp hành pháp luật về an toàn
giao thông, hạn chế vi phạm trong đối tượng học sinh – thanh thiếu niên. Qua đó, nâng
cao hiệu quả hoạt động giáo dục tích hợp an toàn giao thông góp phần nâng cao chất
lượng, hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện trong nhà trường phổ thông.
3. Nhiệm vụ của đề tài

- Tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Phân tích một số nguyên nhân dẫn đến mất an toàn giao thông.
- Từ những kết quả đạt được rút ra bài học kinh nghiệm và đề xuất kiến nghị nhằm
cải tiến hơn nữa công tác dạy học tích hợp trong những năm học tới.
4. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Các phương pháp chính: Quan sát nắm tình hình thực tế ở địa phương, qua đó
tìm hiểu cơ sở lý luận..., khảo sát điều tra lấy thông tin cụ thể tại đơn vị, phân tích các
giải pháp, tổng hợp - so sánh đánh giá kết quả để rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra
đề xuất giúp công tác đạt hiệu quả cao hơn.
5. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài tập trung vào công tác giáo dục An toàn giao thông trong trường phổ
thông thông qua một số giải pháp đã được tiến hành trong thời gian qua và đã mang lại
hiệu quả góp phần cho sự phát triển chung của Nhà trường.
6. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đề tài được áp dụng trong đối tượng học sinh khối 10 THPT của trường THPT
Giao Thủy B năm học 2013-2014.
7. Thực trạng

7.1. Cơ sở lý luận
Luật giáo dục nước ta đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người
Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề
nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và
Trang 5


bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”- điều 2 Luật giáo dục năm 2005.
Trong quá trình giáo dục, ngoài việc trang bị cho học sinh tri thức thông qua
các giờ học trên lớp, nhà trường còn có nhiệm vụ giúp các em bổ sung và hoàn thiện
những tri thức ấy, tạo điều kiện cho các em làm quen với các lĩnh vực khác nhau trong

đời sống xã hội, giúp các em có cơ hội liên hệ các kiến thức đã học với thực tế cuộc
sống trong cộng đồng cũng như tổ chức các hoạt động trong nhà trường và ngoài xã
hội. Từ đó hình thành cho các em thái độ đúng đắn, các hành vi và thói quen tốt, các
kỹ năng hoạt động và ứng xử trong các mối quan hệ xã hội về chính trị, đạo đức, pháp
luật….
Tổ chức giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường phổ thông có hiệu quả sẽ
góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu chung đảm bảo trật tự an toàn giao
thông của toàn xã hội.
Giáo dục an toàn giao thông là một nội dung giáo dục được thực hiện ở các nhà
trường nói chung và nhà trường phổ thông nói riêng trong thời kì đất nước mở cửa hội
nhập và phát triển. Giáo dục An toàn giao thông nhằm giáo dục cho học sinh một số
nội dung về Luật giao thông đường bộ, giáo dục kĩ năng sống để học sinh rèn luyện ý
thức chấp hành Pháp luật mà cụ thể là Luật giao thông đường bộ.
7.2. Cơ sở thực tiễn
7.2.1. Thuận lợi:
- Giáo dục an toàn giao thông cho học sinh phổ thông là một trong những nội dung
đã được quy định trong chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng như
tích hợp vào các giờ học bộ môn trong trường nên dựa trên cơ sở là các văn bản chỉ
đạo của cấp trên, công tác này được quan tâm thực hiện mỗi năm.
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ: sân bãi rộng, nhà trường có trang
bị máy chiếu, nhà xe thiết kế đẹp ….
- Tổ chức Đoàn Thanh niên trong trường hoạt động tích cực, là nhân tố tích cực hỗ
trợ tổ chức các hoạt động ngoại khóa, hoạt động phong trào cũng như hoạt động giáo
dục an toàn giao thông cho nhà trường. Công tác được thực hiện và duy trì hàng năm
nên việc triển khai hoạt động khá thuận lợi.

Trang 6


Trang 7



Trang 8


7.2.2. Khó khăn
- Kiến thức luật giao thông và ý thức chấp hành luật giao thông của học sinh
còn hạn chế: đi xe hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện, đi xe máy,
thậm chí không đội mũ bảo hiểm chở ba ...
- Học sinh trường đa số là con gia đình nông dân nên việc phối hợp với nhà
trường giáo dục con em chưa được quan tâm đúng mức. Một số học ở cách xa trường
trên 7km nên việc đi lại học tập của các em chưa được theo dõi sâu sát. Một bộ phận
Cha mẹ học sinh (CMHS) kiến thức pháp luật còn hạn chế hoặc có thái độ không kiên
quyết nên đã để con em sử dụng phương tiện đi học không đúng quy định vô hình
chung đã tiếp tay cho các em vi phạm pháp luật.

Trang 9


8. Mục tiêu, nội dung của hoạt động giáo dục an toàn giao thông
8.1. Mục tiêu
8.1.1- Giáo dục về tri thức
Hoạt động giáo dục an toàn giao thông giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn
thiện kiến thức đã học trên lớp, đồng thời giúp các em có những hiểu biết mới về thế
giới xung quanh, cộng đồng xã hội cũng như vận dụng tri thức đã học vào hoạt động
hàng ngày, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp với các chuẩn
mực xã hội. Cụ thể là:
- Học sinh có những hiểu biết cơ bản về an toàn giao thông.
- Học sinh hiểu được thực trạng về tình hình an toàn giao thông ở địa phương, trong
nước và trên thế giới.

- Học sinh hiểu và nắm vững về pháp luật Việt Nam cùng các Nghị định của chính phủ
quy định xử phạt đối với người vi phạm Luật GTĐB.
- Từ đó, mỗi học sinh cần hiểu Luật GTĐB và thể hiện trách nhiệm của mình khi tham
gia giao thông.
8.1.2- Giáo dục về thái độ
Giáo dục an toàn giao thông nhằm từng bước hình thành ở học sinh thái độ tích
cực, không đua đòi, có thái độ không đồng tình với tệ không tôn trọng pháp luật nhất
là luật GTĐB trong cộng đồng và trong giới thanh thiếu niên đang ngày càng gia tăng.
3.1.3- Giáo dục về kĩ năng, hành vi
Thông qua các hoạt động từ công tác tuyên truyền giáo dục về kiến thức, thái độ
tiến đến hình thành và phát triển về kĩ năng, hành vi: biết trân trọng cái đẹp, tự giác
thực hiện “văn hóa giao thông”.
8.2. Nội dung giáo dục an toàn giao thông
Trên cơ sở mục tiêu giáo dục, cần tập trung làm rõ những nội dung càng cụ thể
càng tốt trong lĩnh vực an toàn giao thông để các em có thể khắc sâu ghi nhớ và thực
hiện đạt hiệu quả, bao gồm:
* Những kiến thức cơ bản về an toàn giao thông:

Trang 10


Giáo dục An toàn giao thông trong trường phổ thông là giúp cung cấp cho học
sinh một số nội dung cơ bản về Luật giao thông đường bộ (Luật GTĐB Việt Nam năm
2005) trong đó giới thiệu rõ về điều kiện và những quy định cần thiết đối với người
tham gia giao thông, đặc biệt là các nội dung cụ thể có liên quan đến lứa tuổi của các
em.
Trước hết, cần chú trọng giáo dục cho các em một số hành vi thể hiện “Văn hóa
giao thông” đối với học sinh phổ thông:
- Đi đúng làn đường, phần đường; tuân thủ quy định về tốc độ; dừng, đổ xe đúng quy
định; đội mũ bảo hiểm khi đi (hoặc ngồi) trên xe môtô, xe gắn máy, xe đạp điện.

- Tuân thủ hiệu lệnh và chỉ dẫn của người điều khiển giao thông, đèn tín hiệu, biển
báo, vạch kẻ đường.
- Tận tình giúp đỡ người tham gia giao thông khi gặp hoạn nạn; giúp đỡ người tàn tật,
trẻ em và người cao tuổi.
Bên cạnh đó, cũng cần cung cấp cho các em về hiện trạng, về tình hình an toàn
giao thông ở địa phương, trong nước và trên thế giới.

Trang 11


II. MÔ TẢ GIẢI PHÁP

1. Phiếu điều tra tình hình đi lại và ý thức chấp hành giao thông.
PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌNH HÌNH ĐI LẠI VÀ Ý THỨC CHẤP HÀNH LUẬT GIAO THÔNG
Họ và tên học sinh:

Lớp

Câu hỏi 1: Phương tiện đi lại chủ yếu của bạn là gì? Có thể chọn nhiều lựa chọn


Xe đạp



Xe máy dưới 50cc




Xe máy từ 50cc trở lên



Xe đạp điện



Xe bus
Câu hỏi 2: Bạn có từng chạy xe máy từ 50cc trở lên chưa?



Chưa bao giờ

Câu hỏi 3: Theo bạn độ tuổi nào thì được chạy xe máy từ 50cc trở lên?



Dưới 16 tuổi



Từ 16 tuổi tới 18 tuổi



Từ 18 tuổi trở lên




Không biết
Câu hỏi 4: Bạn đã từng vi phạm luật an toàn giao thông chưa?



Chưa bao giờ




Câu hỏi 5: Bạn vi phạm luật an toàn giao thông với lý do gì?Nếu câu hỏi 4 trả lời Có
thì mới trả lời câu này. Có thể chọn nhiều lựa chọn.



Chạy xe vượt đèn đỏ



Chưa có bằng lái xe



Chạy xe máy từ 50cc trở lên
Trang 12





Chở từ 3 người trở lên



Lạng lách đánh võng



Chạy xe quá tốc độ cho phép



Chạy xe không đội mũ bảo hiểm



Lý do khác
Câu hỏi 6: Theo bạn, các buổi hội thảo về an toàn giao thông có lợi hay không?







Không
Câu hỏi 7: Bạn có tham gia các buổi hội thảo về an toàn giao thông hay không?




Đã từng tham gia



Chưa bao giờ
Câu hỏi 8: Bạn thấy ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của đại đa số những
người xung quanh bạn như thế nào?
Cao

Trung
Bình

Thấp

Mức độ ý thức

Câu hỏi 9: Nếu được đề xuất phương án nhằm cải thiện và nâng cao ý thức chấp hành
luật an toàn giao thông của học sinh thì bạn sẽ đề xuất những phương án nào?

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của các bạn

Trang 13


2. Khảo sát thực trạng an toàn giao thông ở địa phương.
- Học sinh đã chuẩn bị câu hỏi được giao về nhà: hãy nêu những nguyên nhân mà số
tai nạn giao thông hiện nay tăng cao? Học sinh thảo luận đưa ra kết luận.
- Nguyên nhân tai nạn giao thông tăng cao:
+ Mật độ phương tiện tăng.
+ Cơ sở hạ tầng kém chất lượng.

+ Phóng nhanh vượt ẩu.
+ Dùng chất kích thích.
+ Chất lượng của phương tiện.
+ Ý thức kém của người tham gia giao thông.
+ Kiến thức hạn chế của người tham gia giao thông.
3. Tương quan giữa điều kiện xảy ra phản ứng hóa học và tai nạn giao thông
Điều kiện xảy ra phản ứng hóa học

Tai nạn giao thông

- Các chất va chạm với nhau.

-Các phương tiện va chạm với nhau

A

B

- Sự va chạm càng nhiều thì tốc độ phản - Sự va chạm càng nhiều thì số tai nạn giao
ứng xảy ra càng nhanh.

thông càng tăng.

4. Lồng ghép giáo dục an toàn giao thông vào bài giảng.
Bài 49: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
I. KHÁI NIỆM VỀ TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC.
II. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC.
Hoạt động 1 : ảnh hưởng của nồng độ
Hoạt động của Thầy
- Để tìm hiểu các yếu tô


Hoạt động của Trò

Nội dung
1.Ảnh hưởng của nồng độ

Trang 14


ảnh hưởng đến tốc độ phản

- Khi tăng nồng độ chất

ứng, đầu tiên các em quan

phản ứng, tốc độ phản ứng

sát thí nghiệm sau, nêu

tăng.

hiện tượng quan sát được

- Giải thích:

và cho biết yếu tố nào ảnh

+ Hai chất để phản ứng với

hưởng đến tốc độ phản ứng


nhau thì chúng phải va

trong thí nghiệm này ? giải

chạm với nhau, tuy nhiên

thích.

không phải va chạm nào

* Thí nghiệm:

- Hiện tượng: màu vàng ở cũng xảy ra phản ứng mà

- Cốc 1: 25ml dd Na2S2O3 cốc 1 xuất hiện nhanh hơn phải là va chạm có hiệu
0,1M

ở cốc 2 => tốc độ phản ứng quả.

- Cốc 2: 10ml dd Na2S2O3 ở cốc 1 xảy ra nhanh hơn ở +Khi nồng độ các chất
0,1M + 15ml H2O

cốc 2.

tăng, khả năng va chạm

 Cho đồng thời vào 2 - Giải thích : do nồng độ giữa các phân tử tăng, dẫn
ống nghiệm cùng 25ml dd Na2S2O3 ở cốc 1 lớn hơn đến số va chạm hiệu quả
H2SO4 0,1M


cốc 2 nên khả năng va tăng làm tăng tốc độ phản
chạm giữa Na2S2O3 với ứng.
H2SO4 ở cốc 1 nhiều hơn ở
cốc 2.
=> yếu tố ảnh hưởng đến
tốc độ phản ứng trong thí
nghiệm này là nồng độ.
Khi tăng nồng độ chất
phản ứng, tốc độ phản ứng

- Hiện tượng trên gợi cho tăng.
chúng ta về vấn đề tai nạn
giao thông là vấn đề nhức
nhối của xã hội chúng ta
trong những năm gần đây.
Nồng độ tăng hay mật độ
giao thông tăng, em hãy

Trang 15


cho biết các nguyên nhân - Các nguyên nhân làm
làm cho mật độ giao thông tăng mật độ giao thông:
tăng.

+ Số lượng phương tiện
giao thông tăng.
+ Sự xuống cấp của hệ
thống giao thông.

+ Sự lấn chiếm đường bộ.

* Một số hình ảnh về mật độ giao thông, sự lấn chiếm đường bộ, sự xuống cấp hệ thống giao
thông:

Trang 16


* Sau đó cho học sinh xem videp clip về giao thông đô thị Việt Nam

Trang 17


* Giáo dục ý thức chấp hành giao thông cho học sinh
1. Văn hóa giao thông:
+ Là sự hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông, là ý thưc trách
nhiệm với cộng đồng khi tham gia giao thông.
+ Là ứng xử có văn hóa, có tình yêu thương con người trong các tình huống không
may xảy ra khi tham gia giao thông.
=> Không được đi hàng 3,4 ..., khi đi xe đạp điện hay ngồi trên xe máy phải đội mũ
bảo hiểm cài quai theo đúng qui định .
2. Đi đúng làn đường qui định theo đúng sự chỉ dẫn của vạch chỉ đường:
+ Vạch chỉ đường nét liền: các phương tiện tham gia giao thông không được phép đè
lên, đi lấn sang làn đường bên cạnh.
+ Vạch nét đứt: trong một vài trường hợp phương tiện tham gia giao thông có thể đè
lên và lấn sang làn đường bên cạnh.
3. Tín hiệu giao thông, khi gặp đèn vàng:
+ Cho xe dừng trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì đi tiếp, trong
trường hợp đèn vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát,
nhường đường cho người đi bộ qua đường.

4. Từ 16 tuổi trở lên mới được điều khiển xe máy có dung tích xilanh nhỏ hơn 50cc .
5. Từ 18 tuổi trở lên mới được điều khiển xe máy có dung tích xilanh 50cc trở lên.
Hoạt động 2: ảnh hưởng của nhiệt độ
Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

Nội dung

* Giáo viên hướng dẫn học

2.Ảnh hưởng của nhiệt độ

sinh làm thí nghiệm:

- Khi nhiệt độ tăng, tốc độ

* Thí nghiệm:

phản ứng tăng.

- Cốc 1: 25ml dd Na2S2O3

- Giải thích: sgk

0,1M + 25ml dd H2 SO4
0,1M ( điều kiện thường)
- Cốc 2: 25ml dd Na2S2O3
0,1M + 25ml dd H2 SO4
0,1M ( thực hiện ở nhiệt độ


Trang 18


khoảng 500C)
* Yêu cầu học sinh quan - Ở cốc 2 màu vàng xuất
sát thí nghiệm, nêu hiện hiện nhanh hơn, vậy tốc độ
tượng giải thích.

phản ứng xảy ra nhanh
hơn.
- Do nhiệt độ tăng, các
phân

tử

chuyển

động

nhanh hơn, dẫn đến tần số
va chạm tăng làm cho tốc
độ phản ứng tăng.
- Em có liên hệ về nguyên - Do thiếu ý thức của người
nhân làm gia tăng tai nạn tham gia giao thông, phóng
giao thông tương ứng.

nhanh vượt ẩu, lạng lách,
đánh võng.


- Giáo viên cho học sinh
theo dõi video clip về tai
nạn giao thông do phóng
nhanh vượt ẩu, thiếu ý thức
tham gia giao thông.
* Giáo dục an toàn giao thông:
1. Đi xe đúng tốc độ : Trên đường bộ xe mô tô 2 bánh, xe gắn máy:
- Trong khu vực đông dân cư tốc độ tối đa là 40 km/h.
- Ngoài khu vực đông dân cư tốc độ tối đa là 50 km/h.
Hoạt động 3: ảnh hưởng của áp suất.
Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

Nội dung

- Hãy nêu biểu thức liên hệ

n = PV/RT

3.Ảnh hưởng của áp suất.

giữa P, V, T của chất khí.

=> P = n.R.T/V= R.T.CM

- Đối với phản ứng có chất

Từ đó cho biết mối quan hệ => P biến thiên cùng chiều khí, khi tăng áp suất, tốc độ
về sự biến thiên P khi V, T với sự thay đổi về nồng độ, phản ứng tăng.

thay đổi.

nhiệt độ.

Trang 19


Hoạt động 4: ảnh hưởng của diện tích bề mặt
Hoạt động của Thầy

Hoạt động của Trò

Nội dung

* Giáo viên hướng dẫn học

4. Ảnh hưởng của diện

sinh làm thí nghiệm:

tích bề mặt.

* Thí nghiệm:

- Khi tăng diện tích bề mặt

- Cốc 1: 50ml dd HCl 6%

chất phản ứng, tốc độ phản


+ đá vôi dạng khối.

ứng tăng.

- Cốc 2: 50ml dd HCl 6%
+ đá vôi hạt nhỏ.
* Yêu cầu học sinh quan - Thời gian để đá vôi phản
sát thí nghiệm, nêu hiện ứng hết trong cốc 1 nhiều
tượng giải thích.

hơn trong cốc 2 hay tốc độ
phản ứng ở cốc 1 chậm
hơn ở cốc 2.
- Nguyên nhân là do diện
tích bề mặt phản ứng tăng,
khả năng va chạm tăng.

- Em có liên hệ về giải - Giải pháp giảm tai nạn
pháp làm giảm tai nạn giao giao thông tương ứng:
thông tương ứng.

+ Phát triển xe công cộng (
xe bus)
+ Không cho lưu hành xe
chở cồng kềnh, quá khổ,
quá tải.

Hoạt động 5: ảnh hưởng của chất xúc tác
Hoạt động của Thầy
- Cho học sinh quan sát


Hoạt động của Trò

Nội dung
5. Ảnh hưởng của chất

video clip 3 (về tai nạn - Khi sử dụng chất kích xúc tác
giao thông do sử dụng thích làm cho mất , giảm - Chất xúc tác là chất làm
rượu , bia...).

khả năng kiểm soát bản tăng tốc độ phản ứng,

Trang 20


- Học sinh hãy chỉ ra thân => gây nguy hiểm đến nhưng còn lại sau khi phản
nguyên nhân, hậu quả.

tính mạng người khác.

ứng kết thúc.

* Giáo dục an toàn giao thông:
1.

2. Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy:
+ Nồng độ cồn phải nhỏ hơn 50mg/100ml máu .
+ Nồng độ cồn phải nhỏ hơn 0,25mg/1lít khí thở .
Hoạt động 6: củng cố
- Giáo viên cho học sinh quan sát một vài video clip về tai nạn giao thông, sự thiếu ý

thức khi tham gia giao thông...

Trang 21


III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI:

- Giờ học thoải mái hơn.
- Học sinh hào hứng hơn trong học tập.
- Học sinh nắm được thực trạng an toàn giao thông ở địa phương.
- Ý thức chấp hành an toàn giao thông của học sinh được nâng cao. 100% đội mũ bảo
hiểm khi đi xe đạp điện.
- Tình trạng học sinh vi phạm Luật GTĐB bị xử phạt hành chính dẫn đến Nhà trường
phải xử lý kỷ luật đã giảm đáng kể so năm trước. Không có sự vi phạm ở học sinh khối
11 năm học 2014-2015.
Kết quả so sánh số học sinh vi phạm ATGT bị kỷ luật của Nhà trường trong năm học
2013-2014 như sau: (Theo hồ sơ KLHS lưu của trường)
Năm học

Số HS vi phạm Luật GTĐB bị xử lý kỷ luật
Khối 10

Khối 11

Khối 12

2013-2014

0


0

3

2014-2015

1

0

0

Ghi chú

Tính đến giữa
tháng 5/2015

Trang 22


IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN.

Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của tác giả nào. Sản
phẩm là sự tâm huyết đúc kết của bản thân trong quá trình dạy học và nghiên cứu.

Trang 23


Lời kết
Chúng ta đã biết, để hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, mỗi Nhà trường phải thực

hiện rất nhiều nhiệm vụ từ chuyên môn đến ngoại khóa, phong trào… Hoạt động
GDATGT chỉ là một mảng trong số nhiều nhiệm vụ ấy. Vậy, để hoàn thành mục tiêu
giáo dục toàn diện cho học sinh, ngoài việc tập trung chính cho chuyên môn nhà
trường còn phải tổ chức, sắp xếp sao cho các hoạt động hỗ trợ lẫn nhau mà không
chồng chéo đồng thời mang lại hiệu quả cao nhất; đặc biệt không được sao lãng bất cứ
hoạt động nào. Với những trăn trở, tìm tòi để rồi đưa ra những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả cho công tác giáo dục an toàn giao thông đã được vận dụng ở đơn vị nói
riêng trong năm qua, tôi mong thành quả của mình có thể là một đóng góp nhỏ góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục cho đơn vị trong năm học này và về sau. Trong
điều kiện khả năng có hạn, kinh nghiệm công tác quản lý chưa nhiều, chắc chắn không
tránh khỏi thiếu sót trong quá trình trình bày và thực hiện đề tài. Tôi mong nhận được
sự đồng thuận cũng như những ý kiến đóng góp chân tình của quý đồng nghiệp để tôi
có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ bản thân, góp phần cùng tập thể thực hiện thành
công nhiệm vụ giáo dục của đơn vị.
Trân trọng và cảm ơn!

Trang 24


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1-

Luật giáo dục – 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục.

2-

Các văn bản chỉ đạo của Sở GDĐT Nam Định về công tác GD ATGT.

3-


Luật giao thông đường bộ.

4-

Nguồn video từ />
Trang 25


Tổng hợp phiếu điều tra tình hình đi lại và ý thức chấp hành giao thông.
(Khảo sát trên 83 học sinh)
Câu hỏi 1: Phương tiện đi lại chủ yếu của bạn là gì? Có thể chọn nhiều lựa chọn
Xe đạp

70

Xe máy dưới 50cc
Xe máy từ 50cc trở lên
Xe đạp điện

12

Xe bus

1

Câu hỏi 2: Bạn có từng chạy xe máy từ 50cc trở lên chưa?
Chưa bao giờ

63




20

Câu hỏi 3: Theo bạn độ tuổi nào thì được chạy xe máy từ 50cc trở lên?
Dưới 16 tuổi

1

Từ 16 tuổi tới 18 tuổi

3

Từ 18 tuổi trở lên

76

Không biết

3

Câu hỏi 4: Bạn đã từng vi phạm luật an toàn giao thông chưa?
Chưa bao giờ

57



26


Câu hỏi 5: Bạn vi phạm luật an toàn giao thông với lý do gì?Nếu câu hỏi 4 trả lời Có
thì mới trả lời câu này. Có thể chọn nhiều lựa chọn.
Chạy xe vượt đèn đỏ

0

Chưa có bằng lái xe

11

Chạy xe máy từ 50cc trở lên

10

Chở từ 3 người trở lên

5

Lạng lách đánh võng
Chạy xe quá tốc độ cho phép
Chạy xe không đội mũ bảo hiểm
Lý do khác

18
7

Trang 26


Câu hỏi 6: Theo bạn, các buổi hội thảo về an toàn giao thông có lợi hay không?



83

Không

0

Câu hỏi 7: Bạn có tham gia các buổi hội thảo về an toàn giao thông hay không?
Đã từng tham gia

29

Chưa bao giờ

54

Câu hỏi 8: Bạn thấy ý thức chấp hành luật an toàn giao thông của đại đa số những
người xung quanh bạn như thế nào?
Cao

3

Trung Bình

66

Thấp

14


Câu hỏi 9: Nếu được đề xuất phương án nhằm cải thiện và nâng cao ý thức chấp hành
luật an toàn giao thông của học sinh thì bạn sẽ đề xuất những phương án nào?

Trang 27


×