Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

bài tiểu luận chăn nuôi lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.6 KB, 5 trang )

BÀI TIỂU LUẬN
Môn học: Chăn nuôi lợn
Họ và tên: Nguyễn Văn Chung
Tên chuyên đề: Anh (chị) hãy cho biết liệu có thể áp dụng SEW tại Việt Nam
được không?
Bài Làm
I.Vai trò, hiệu quả của SEW.
SEW là biện pháp cái sữa sớm cho lợn con nghĩa là lợn con được cai sữa
sớm và chuyển chúng sang khu chuồng riêng tách khỏi khu nuôi lợn giống, lợn
nái chửa và lợn nái đẻ mà không cần cho uống nhiều thuốc. Về cơ bản, SEW
cũng giống MMEW, nhưng khác là không dùng nhiều thuốc cho lợn nái và lợn
con.
1.1Vai trò của SEW:
Giảm bệnh tật cho lợn con, giảm chi phí thuốc thú y và nâng cao hiệu quả
chăn nuôi
Tăng trọng trung bình/ngày đạt
FCR
Lượng TA ăn vào/ngày
Số ngày nuôi từ SS – xuất chuồng
Tỷ lệ chết

0,86 kg
2,66 kg
2,27 kg
140 ngày
2%

II. Thực trạng trong chăn nuôi lợn tại Việt Nam:
- Hiện nay chúng ta có 3,8 triệu lợn nái mỗi năm sản xuất 26 triệu lợn thịt,
tương đương 2,2 triệu tấn thịt lợn. Trong đó 50% số lợn được sản xuất từ quy
mô nhỏ hộ gia đình chăn nuôi theo phương thức tận dụng, 40% từ quy mô trung


bình thâm canh hoặc bán thâm canh và chỉ có 10% từ quy mô trang trại theo
phương thức công nghiệp.
- Hệ thống chăn nuôi lợn trong thực tiễn nước ta cũng tồn tại 3 hình thức
chăn nuôi lợn khác nhau bao gồm: Chăn nuôi lợn nái sinh sản để bán lợn con
cai sữa, chăn nuôi lợn thịt không tự túc con giống và chăn nuôi lợn thịt tự túc
con giống. Hình thức chăn nuôi thứ nhất và thứ ba thường chuyển dịch lẫn


nhau. Vì trong trường hợp không bán được lợn con cai sữa, người chăn nuôi
phải tiếp tục nuôi cho đến ngày xuất chuồng. Hình thức chăn nuôi thứ 2 có ưu
thế là có thể dự báo thị trường và chủ động về thời gian đầu vào, có thể bỏ trống
chuồng khi không thuận lợi, không bị rủi ro cho chi phí nuôi heo nái, tuy nhiên
khó khăn là không chủ động nguồn con giống.
- Môi trường chăn nuôi ô nhiễm: đây cũng là thực trạng của tất cả các
trang trại lớn hay nhỏ ở Việt Nam, thực trạng này cũng đang được giải quyết
nhưng chưa triệt để do công nghệ xử lý chất thải còn hạn chế, chưa cao. Người
chăn nuôi còn chưa hiểu rõ vai trò của vệ sinh an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Chính vì vậy mà trong chăn nuôi người dân hay bị tổn thất do tình hình diễn ra
rất phức tạp như hiện nay.
- Giá thành sản phẩm cao do chi phí thức ăn nhiều, chi phí bảo vệ
sức khỏe đàn lợn cao: Chăn nuôi quy mô nhỏ hộ gia đình theo phương thức tận
dụng vẫn còn tồn tại và ít chịu tác động rủi ro của đầu vào, tuy nhiên khả năng
tham gia thị trường của sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực này sẽ giảm mạnh
do lợi nhuận của thương lái (chi phí thu gom, vận chuyển, kiểm dịch và chất
lượng). Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ hộ chăn nuôi nhỏ chủ yếu là tại chỗ
thông qua hệ thống chợ nông thôn. Mỗi khi kinh tế nông thôn chưa phát triển,
thì chăn nuôi nhỏ vẫn là nguồn cung cấp thực phẩm chính. Gia nhập WTO sẽ
tạo cơ hội lớn về việc làm, thu hút một lượng lớn lao động khỏi khu vực nông
thôn sẽ làm giảm đáng kể lượng thực phẩm tiêu thụ tại chợ nông thôn, đồng thời
cũng giảm số hộ chăn nuôi theo phương thức tận dụng do giảm cơ học về dân

số. Tuy nhiên nếu quá trình công nghiệp hoá và thu hút lao động nông thôn
chậm so với chuyển dịch cơ cấu thì đây lại là yếu tố bất lợi trong kinh tế nông
thôn.
Trong đó chúng ta đang gặp phải 2 yếu tố bất lợi chính là giá cả và vệ
sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt là dịch bệnh lở mồm long móng và hoóc môn
kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi. Để giữ vững thị trường, tạo đà cho quá
trình chuyển dịch sang nền chăn nuôi công nghiệp bền vững cần phải có sự nỗ
lực mạnh mẽ của tất cả các nhà chăn nuôi heo và cơ quan quản lý Nhà nước.
Tuy nhiên cần thấy rằng việc gia nhập WTO không có nghĩa là bất kỳ ai, nhập
khẩu với số lượng bao nhiêu và bán với bất kỳ giá nào cũng được
Sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam có giá thành cao không có sức cạnh
tranh với các mặt hang nước ngoài do chi phí thức ăn cao, chi phí thuốc thú y
trong chăn nuôi là rất lớn. Nguồn thức ăn chăn nuôi trong nước chủ yếu phụ
thuộc vào nước ngoài, các công ty nước ngoài chi phối rất nhiều đến thị trường


cám và thị trường thuốc thú y mặc du nước ta là nước nông nghiệp. Đây là một
trong những hạn chế của nền nông nghiệp Việt Nam, chúng ta chủ yếu xuất
khẩu các nông sản thô không có công nghệ để chế biết, sau đó ta lại đi nhập
nguyên liệu ở nước ngoài với giá rất cao, diều này là chi phí trong nông nghiệp
tăng lên đáng kể, làm giảm lãi suất của nhà chăn nuôi dii rất nhiều.
III. Khả năng áp dụng SEW tại Việt Nam:
1. Yêu cầu quy trình quản lý và chăm sóc đặc biệt nếu áp dụng theo
SEWthì cần đấp ứng được những yêu cầu sau.
a. Nhiệt độ:
Nhiệt độ chuồng nuôi cần từ 30.5 – 32 0C.
Nếu sử dụng chất độn chuồng, có thể giữ ở nhiệt độ 30 0C.
Giảm thiểu tối đa biến thiên nhiệt độ (Với lợn con 28 ngày tuổi, nếu biến
thiên nhiệt độ là 1 0C/giờ sẽ ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của lợn con)
Tuy nhiên, nếu không giảm nhiệt độ 2 0C /tuần sẽ làm giảm lượng thức ăn

ăn vào và giảm tăng trọng do bị stress nhiệt.
b. Giảm nhiệt độ vào ban đêm:
Khi lợn đã nuôi ở chuồng cai sữa được 2 tuần, giảm nhiệt độ vào ban đêm
để kích thích lợn thèm ăn và tăng sinh trưởng.
Nghiên cứu cho thấy: Giảm nhiệt độ chuồng nuôi 5,5 0C từ 7 giờ tối đến 7
giờ sáng trở lại nhiệt độ thường theo quy định, lượng thức ăn ăn vào tăng 7%;
sinh trưởng tăng 6%, ngoài ra tiết kiệm được nhiên liệu đốt (Brumm & Bitney,
1995).
c. Thông gió và ẩm độ chuồng nuôi:
Thông gió quan trọng cho cả mùa đông và mùa hè.
Thông gió góp phần giảm độ ẩm và những bệnh về đường hô hấp.
Giảm vi sinh vật trong không khí – giảm nguy cơ nhiễm bệnh (Lượng
VSV trong chuồng đóng kín có thể cao hơn 5000 – 10.000 lần so với chuồng
được thông gió).
-Từ đây ta thấy chế độ chăm sóc quản lý của phương pháp SEW yêu cầu rất
cao hầu hết các trại chăn nuôi của nước ta là chuồng hở, mà để đảm bảo theo
các chỉ tiêu này thì chỉ có chuồng kín mới đảm bảo được, mà trong điều kiện
hiện nay ngành chăn nuôi phát triển nhỏ lẻ thiếu tập trung, trang thiết bị chưa
đáp ứng được với những yêu cầu khá cao của SEW.


2. Chuồng trại chăn nuôi, khu cai sữa phải thật tốt: Đây cũng là một
trong những khâu quan trọng trong phương pháp SEW mà phương pháp này
yêu cầu như . Rửa sạch chuồng, máng ăn, máng uống bằng vòi áp suất cao.Tiêu
độc bằng thuốc sát trùng phổ rộng để tiêu diệt mầm bệnh. Sắp xếp vị trí các
chuồng khoa học, để ngăn không cho dịch bệnh lây lan từ lợn trưởng thành.
Không nên đặt các rãng phân dưới nền chuồng. Nếu nhốt lợn có độ tuổi khác
nhau trong cùng 1 ô chuồng, cần quan tâm chăm sóc con non hơn. Hạn chế
người ra vào khu vực này. Kiểm soát chặt chẽ chuột, ruồi, bọ và động vật
hoang. Hầu hết các trại của Việt Nam đã chú ý đến các chỉ tiêu này trong cai

sữa cho lợn con.
3 Diện tích khu trại phải rộng : Trong chăn nuôi theo SEW yêu cầu chuồng
trại đáp ứng theo các hệ thống sau: Hệ thống 2 khu vực: Khu 1là Khu chuồng
lợn nái đẻ, nái chửa; Khu 2 là Khu lợn con cai sữa, lợn choai – xuất chuồng. Hệ
thống 3 khu vực: Khu 1 là Khu chuồng lợn nái đẻ, nái chửa; Khu 2 là Khu lợn
con cai sữa; Khu 3 là khu nuôi Lợn choai – xuất chuồng Khoảng cách giữa các
khu vực nên từ 100 – 500 m. Chính vì vậy mà yêu cầu diện tích chuồng trại là
rất lớn, mà các trại của nước ta lại có diện tích nhỏ, lẻ chưa đáp ứng được những
điều kiện này, vì lý do kinh tế. Nếu đầu tư chuồng trại với diện tích rộng mà
chăn nuôi lợn được ít, chi phí cao nên người chăn nuôi nái ít. Chính vì vậy mà
việc áp dụng SEW còn gặp nhiều khó khăn.
Phải áp dụng chặt chẽ nguyên tắc AIAO có nghĩa là cùng nhập lợn con vào
một thời gian và cùng chuyển lợn con đi cùng ngày sau đó để chuồng lợn con
cai sữa có thời gian để chống chuồng trông khoảng thời gian an toàn
4 Chi phí đầu tư cho vận chuyển, trang thiết bị cao: Hiện nay chủ yếu các
trang trại của nước ta vấn đề vốn để đầu tư cho chăn nuôi đang thực sự gặp
nhiều khó khăn, hầu hết các trang trại đề hoạt động nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết với
nhau để tạo ra một khối thống nhất, giúp đỡ nhau về vốn, kỹ thuật … chính vì
thế mà việc áp dung SEW sẽ gặp rất nhiều khó khăn do nguồn vốn để xây dựng
cơ sở vật chất sẽ đòi hỏi cao hơn chuồng nuôi thường, hơn nữa vấn đề kỹ thuật
thì người chăn nuôi cũng gặp nhiều khó khăn.
5 Chi phí bảo hộ lao động cho người chăn nuôi cao: Công nhân phải mặc
quần áo bảo hộ, đi ủng sạch sẽ. Họ phải tắm sạch sẽ trước khi vào chuồng áp
dụng SEW. Không cho người không có nhiệm vụ vào trại. Khách tham quan
phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu trên. Nhân viên làm tại khu áp dụng SEW
không được tiếp xúc với đàn lợn khác ngoài đàn. Đây là điều rất khó áo dụng ở


nước ta hiện nay do tính kỷ luật của công nhân nước ta còn thấp, công nhân
chưa qua đào tạo tại các trại còn cao chính vì vậy việc áp dụng SEW con hạn

chế.
6 Yêu cầu con người có trình độ, có khả năng phát triển ý thức kiểm sóat
các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe vật nuôi : Đây là nhân tố cơ bản quyết
định sự thành công trong chăn nuôi. Nhưng do nước ta trinh độ công nhân còn
nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Chính điều này đã làm hạn
chế khả năng áp dụng SEW vào tình hình chăn nuôi vào nước ta.
7 Có thể kiểm soát được Nguy cơ mắc các bệnh cấp tính ở đàn lợn con
tăng: Tăng chi phí thức ăn để nuôi lợn con (Ở Mỹ, nếu <0,5 $/kg tăng khối
lượng là chấp nhận được, nếu >0,55$ cần phải xem lại chương trình dinh dưỡng
thức ăn cho lợn con. Tăng chi phí khác: Chi phí lưu động: năng lượng và công
lao động. Chi phí cố định: Khấu hao chuồng trại, lãi vốn vay, thuế và bảo hiểm
Chính vì thế mà việc áp dụng SEW ở nước ta còn gặp rất nhiều khó khăn,
cần có sự đầu tư về kinh tế, kỹ thuật cũng như có những chính sách khuyến kích
nông dân của nhà nước ta để ngành chăn nuôi có thể áp dụng khoa học kỹ thuật
trong chăn nuôi lợn. Để ngành chăn nuôi nuước ta có thể cạnh tranh tốt với các
sản phẩm ngoại nhập về giá cả cũng như chất lượng. Vì thế cần có them thời
gian để phương pháp SEW mới có thể áp dụng ở nước ta trong tình hình hiện
nay được.



×