Tải bản đầy đủ (.docx) (57 trang)

KHỐI KÍCH THÍCH TRONG máy PHÁT ELECTROSYS 1 KW KÊNH 38

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 57 trang )

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

ĐỖ THỊ CHANG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
“KHỐI KÍCH THÍCH TRONG MÁY PHÁT ELECTROSYS
1 KW - KÊNH 38”


HẢI PHÒNG - 2015


BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO

TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀNG HẢI VIỆT NAM

ĐỖ THỊ CHANG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
“KHỐI KÍCH THÍCH TRONG MÁY PHÁT ELECTROSYS
1 KW - KÊNH 38”
NGÀNH: KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ TRUYỀN THÔNG; MÃ SỐ: D52027
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG



Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Xuân Việt


HẢI PHÒNG - 2016


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên em xin gửi lời cám ơn chân thành sâu sắc tới các thầy cô giáo
trong trường Đại học Hàng Hải Việt Nam nói chung và các thầy cô giáo trong khoa
Điện – Điện tử tàu biển, nghành Điện tử viễn thông nói riêng đã tận tình giảng dạy,
truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong suốt thời gian qua.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo PGS.TS. Trần Xuân Việt, thầy
đã tận tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm đồ án
tốt nghiệp. Trong thời gian làm việc với thầy, em không ngừng tiếp thu thêm nhiều
kiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoa
học nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho em trong quá trình
học tập và công tác sau này.
Sau cùng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè đã động viên,
đóng góp ý kiến và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ
án tốt nghiệp.

5


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan :
1.Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của
thầy PGS. TS.Trần Xuân Việt.
2.Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng tên tác giả, tên

công trình, thời gian, địa điểm công bố.
3.Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá, tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Đỗ Thị Chang

6


Mục lục

7


DANH MỤC CÁC HÌNH

8


MỞ ĐẦU
Hiện nay, truyền hình là một khái niệm không còn xa lạ gì đối với mỗi người
dân. Tại Việt Nam, với hơn sáu chục kênh truyền hình địa phương và rất nhiều
kênh truyền hình quốc tế đã đáp ứng được nhu cầu, thị yếu của khán giả trong và
ngoài nước. Trong thời gian thực tập, nhờ sự giúp đỡ của thầy giáo PGS. TS Trần
xuân Việt và các anh chị trong Đài Phát Thanh và Truyền Hình Hải Phòng, mà em
đã có cơ hội tìm hiểu sau hơn về phòng Truyền dẫn và Phát Sóng của Đài Phát
Thanh và Truyền Hình Hải Phòng nói chung, cũng như có cơ hội tiếp cận với các
loại máy phát hình có trong đài.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về máy phát hình tương tự, em đã thực hiện đồ án
này dưới sự hướng dẫn của thầy PGS. TS Trần xuân Việt với tiêu đề:

“KHỐI KÍCH THÍCH TRONG MÁY PHÁT ELECTROSYS 1 KW - KÊNH 38”
Nội dung của đồ án gồm ba chương như sau:
CHƯƠNG I: Tổng quan truyền hình.
CHƯƠNG II: Máy phát hình tương tự ELECTROSYS 1 KW.
CHƯƠNG III: Khối kích thích của máy phát hình tương tự ELECTROSYS 1 KW.
Với kiến thức còn hạn hẹp nên chắc chắn đồ án này còn nhiều thiếu sót, vì
vậy em mong muốn nhận được sự đóng góp của các thầy cô và các bạn!
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô giáo đã và đang tham gia
giảng dạy và công tác tại trường nói chung và trong khoa “Điện-Điện tử tàu biển”
nói riêng đã giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập tại trường. Đặc biệt em xin
gửi lời cảm ơn đến thầy giáoPGS. Trần Xuân Việt và KS. Nguyến Đức Thư đã giúp
đỡ, hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện đồ án này.
Em xin chân thành cảm ơn !

9


CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TRYỀN HÌNH.
1.1. Khái niệm truyền hình và các mạng lưới.
1.1.1. Khái niệm truyền hình.
Truyền hình là một công nghệ thuộc lĩnh vực điện tử viễn thông, nó bao gồm
tập hợp nhiều thiết bị điện tử. Có khả năng thu nhận tín hiệu sóng vô tuyến cũng
như truyền dẫn các tìn hiệu điện mang hình ảnh và âm thanh được mã hóa, được
phát dưới dạng sóng vô tuyến hoặc thông qua hệ thống cáp. Truyền hình đáp ứng
cùng một lúc cả hai chức năng nghe và nhìn, những hình ảnh sẻ được trình chiếu
trên các màn hình và âm thanh được phát trên hệ thống loa. Truyền hình có tên
tiếng Anh là Television, ngoài ra có các tên gọi khác như Tivi, Vô tuyến truyền
hình hoặc ngắn gọn hơn chính là từ truyền hình.

Hình 1.1. Chương trình truyền hình.

1.1.2. Các mạng lưới.
a. Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất.
Truyền hình mặt đất là hệ thống cung cấp các chương trình truyền hình sử
dụng tín hiệu phát sóng mặt đất. Tùy thuộc vào dạng tín hiệu mà ta có thể phân ra
10


hai loại truyền hình mặt đất tín hiệu tương tự và truyền hình mặt đất tín hiệu số.
hiện nay, do có sự cải tiến nhanh chóng về công nghệ mà truyền hình tương tự
đang dần được thay thế bởi truyền hình số.
Tại Việt Nam, chuẩn DVBT2 được áp dụng cho hệ thống
truyền hình số mặt đất. Với những
ưu điểm nổi trội của mình truyền
hình số mặt đất đã và đang là hệ
thống được chú trọng để phát triển
một cách rộng rãi.
Hình 1.2. Logo của truyền hình số mặt
đất DVB-T2
“Quy hoạch băng tần cho hệ thống phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất:
+ Băng MF (526,25 - 1606,5 KHz): phát thanh AM, phát thanh số;
+ Băng I VHF (54 - 68 MHz): phát thanh FM công suất nhỏ, phát thanh số;
+ Băng II VHF (87 - 108 MHz): phát thanh FM, phát thanh số;
+ Băng III VHF (174 - 230 MHz): truyền hình tương tự, truyền hình số và phát
thanh số;
+ Băng UHF (470 - 806 MHz): truyền hình mặt đất công nghệ tương tự và số.
Theo lộ trình số hóa thì một phần băng tần này sẽ được chuyển đổi sang cho các
nghiệp vụ thông tin vô tuyến khác;
+ Băng tần L (1.452 - 1.492 MHz): Căn cứ vào điều kiện thực tế, băng tần này có
thể được nghiên cứu phân bổ cho phát thanh công nghệ số.”(1)


11


b. Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình cáp.
Truyền hình cáp là hệ thống cung cấp
các chương trình truyền hình sử dụng cáp để
truyền dẫn tín hiệu. Cáp dùng để tuyền có thể
là cáp đồng trục hoặc cáp quang. Ngoài ra các
chương trình FM radio, Internet tốc độ cao,
dịch vụ điện thoại, và các dịch vụ phi truyền
hình tương tự cũng có thể được cung cấp.
Hình 1.3. Cáp truyền dẫn
Hệ thống anten bao gồm các anten parabol, anten UHF/VHF thu tín hiệu
truyền hình vệ tinh và mặt đất cùng với cáp dẫn tín hiệu từ anten về tủ trung tâm
đặt tại phòng kĩ thuật điện tại phòng trung tâm. Ngoài ra còn có thể đấu nối trực
tiếp với hệ thống truyền hình cáp của nhà cung cấp dịch vụ truyền hình Cáp.
Mạng phát thanh, truyền hình cáp được phát triển theo hướng tăng cường sử
dụng cáp sợi quang và nâng cao tỷ lệ cáp ngầm để bảo đảm chất lượng dịch vụ và
mỹ quan đô thị, đặc biệt là dọc các tuyến đường, phố chính tại các trung tâm đô thị
lớn.
Mạng phát thanh, truyền hình cáp có khả năng truyền tải các tín hiệu phát
thanh, truyền hình, viễn thông và Internet trên một hạ tầng thống nhất, phù hợp với
xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ.
c. Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình vệ tinh.

12


Hình 1.4. Tín hiệu truyền dẫn thông qua vệ tinh.
Truyền hình vệ tinh là một hệ thống cung cấp chương trình truyền hình sử

dụng tín hiệu phát sóng từ vệ tinh chuyển tiếp truyền thông. Các tín hiệu được nhận
thông qua một ăng-ten parabol ngoài trời thường được gọi là chảo thu truyền hình
vệ tinh và một khối downconverter độ nhiễu thấp (LNB). Một máy thu vệ tinh sau
đó giải mã chương trình truyền hình mong muốn để xem trên TV. Người nhận có
thể lắp một hộp set-top bên ngoài, hoặc tích hợp sẵn trong bộ chỉnh TV. Truyền
hình vệ tinh cung cấp một loạt các kênh và dịch vụ, đặc biệt là các khu vực địa lý
mà không nhân được tín hiệu truyền hình mặt đất hoặc truyền hình cáp. Truyền
hình vệ tinh ở vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo trên băng tần Ku để cung cấp
dịch vụ phát thanh, truyền hình đến nhà thuê bao (DTH) với thiết bị thu xem đầu
cuối nhỏ gọn, tiện dụng; kết hợp sử dụng các băng tần C, Ku để trao đổi chương
trình giữa các đài phát thanh, truyền hình.
Ngoài ra, Kết hợp việc sử dụng vệ tinh Vinasat của Việt Nam và các hệ
thống vệ tinh khu vực, quốc tế để phủ sóng phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm
vụ thông tin đối ngoại.
d. Mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình qua mạng di động và
INTERNET.
13


Sử dụng mạng INTERNET hoặc mạng
di động để cung cấp các chương trình
truyền hình tới người dùng. Việc phát
triển phát thanh, truyền hình qua mạng
di động và mạng Internet đã đáp ứng
nhu cầu thông tin, giải trí của đông đảo
các thuê bao viễn thông, đồng thời
phục vụ nhiệm vụ thông tin đối ngoại,
đặc biệt là cộng đồng người Việt Nam
ở nước ngoài.


Hình 1.5. Tín hiệu truyền dẫn thông
mạng di động hoặc INTERNET.
1.2. Máy phát truyền hình tương tự.
1.2.1. Khái niệm máy phát hình.

Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống thu phát truyền hình.
Máy phát là một thiết bị có nhiệm vụ phát đi tin tức dưới dạng sóng cao tần
nhằm đảm bảo thông tin có thể truyền đi xa.
Trong đó tín hiệu cao tần (sóng mang) làm nhiệm vụ chuyển tải thông tin cần
phát tới vị trí cần thu. Các nguồn tin này được tổng hợp và được gắn với sóng mang
bằng một phương thức điều chế thích hợp, thực hiện khuếch đại công suốt cao tần
và chuyển bức xạ thành dạng sóng điện từ ra ngoài không gian qua hệ thống anten
phát.
14


Máy phát phải phát đi công suất đủ lớn và sử dụng phương thức điều chế chính xác
để đảm bảo khoảng cách truyền, chất lượng thông tin chuyển tải tới máy thu sao
cho ít sai, lỗi nhất. Ngoài ra tần số phát của máy phát phải được chọn căn cứ vào
các kênh và vùng phủ sóng được quy định của hiệp hội trông tin quốc tế. Các tần số
trung tâm của máy phát phải có độ ổn định tần số cao. Do đó cần quan tâm tới một
số chỉ tiêu kĩ thuật của máy phát như sau:


Công suất ra của máy phát



Độ ổn định tần số




Các chỉ số điều chế: AM(mAM), FM(mFM),...



Dải tần điều chế…
1.2.2. Phân loại máy phát hình.
a. Phân loại theo công suất
 Máy phát công suất nhỏ: P<1kW
 Máy phát công suất vừa: 1kW ≤ Pra < 5kW
 Máy phát công suất lớn: Pra > 5kW

* Máy phát hình điều chế ở mức CS nhỏ, tín hiệu cao tần hình và cao tần tiếng
được ghép ở mức CS lớn tại đầu ra
Loại này đang được sử dụng khá phổ biến trong các máy phát hình CS lớn.

15


Hình 1.7. Sơ đồ khối máy phát hình điều chế ở mức CS nhỏ, ghép tín hiệu cao
tần hình và cao tần tiếng ở mức CS lớn tại đầu ra.
Khối KÍCH THÍCH: gồm có các mạch Xử lý video, Dao động hình, Nhân
tần hình, Điều biến AM, Trộn tần hình, Dao động chính, Xử lý audio, Điều biến
FM, Trộn tần tiếng 1, Trộn tần tiếng 2 và mạch KĐ cao tần hình, KĐ cao tần tiếng
ngõ ra.
Khối KĐCS CAO TẦN: thông thường gồm có các mạch KĐ kích cao tần,
KĐCS cao tần hình, KĐCS cao tần tiếng. Tín hiệu cao tần hình, tín hiệu cao tần
tiếng sau đó được nhập chung lại trong mạch Trung hợp trước khi đưa tới Anten
phát.

Khối CẤP NGUỒN: Cung cấp nguồn một chiều thích hợp, lọc, ổn định điện
áp cho các thiết bị có trong máy. Năng lượng đầu vào của khối cấp nguồn là được
lấy từ các nguồn xoay chiều.
Khối ĐIỀU KHIỂN: gồm có các mạch điều khiển, mạch đo lường, mạch
kiểm tra và mạch hiển thị. Chúng cho phép người dùng có thể khai thác, vận hành
máy phát hình một cách an toàn, thuận tiện, dễ dàng, hiệu quả.

16


Khối LÀM MÁT: gồm có các hệ thống làm mát máy bằng không khí trong
các máy phát hình công suất nhỏ hoặc vừa, ngoài ra còn có hệ thống làm mát bằng
nước dành cho các máy phát hình công suất lớn.
* Máy phát hình điều chế ở mức CS nhỏ, ghép tín hiệu cao tần hình và cao tần
tiếng ở mức CS nhỏ.
Trong loại máy phát này, khối kích thích sẽ bao gồm cả chức năng ghép tín
hiệu cao tần hình và tín hiệu cao tần tiếng, sau đó mới đưa tín hiệu tổng hợp này tới
bộ khuếch đại rồi đưa ra Anten để phát. Việc ghép chung như vậy đã làm giá thành
của máy phát giam đảm kể, đảm bảo tính kinh tế. Tuy nhiên, chính vì ghép hai tín
hiệu hình và tiếng như vậy đã gây ra nhiễu xuyên điều chế giữa hai tín hiệu này, do
đó chất lượng tín hiệu bị suy giảm, làm xuất hiện nhiễu gây ảnh hưởng tới các kênh
lân cận. Do vậy trong các máy phát loại này phải chú ý tới việc lọc bỏ các tần số
không mong muốn, giúp cải thiện chất lượng tín hiệu.
Các máy phát loại này không yêu cầu phải sử dụng hệ thống làm mát như
các máy công suất lớn, trung bình cho nên rất kinh tế.
Thct hình,
Thct tiếng
Th. video

Kích thích


Anten
KĐCSCT

Th. audio
Cấp nguồn
(PS)

Dây truyền
sóng

Hình 1.8. Sơ đồ khối máy phát hình điều chế ở mức CS nhỏ, ghép tín hiệu cao
tần hình và cao tần tiếng ở mức CS nhỏ.
b. Phân loại theo tần số phát
Tùy theo tần số hoạt động của máy phát đang hoạt động mà ta phân loại ra các loại
máy phát:
17




Máy phát kênh UHF



Máy phát kênh VHF
c. Phân loại theo phương pháp điều chế
Dựa vào phương pháp điều chế người ta phân thành hai nhóm chính sau:




Máy phát hình điều tương tự:
- Máy phát điều biên (AM- Amplitude Modulation)
- Máy phát đơn biên (SSB- Single sideband Modulation)
- Máy phát điều tần (FM- Frequency Modulation) và máy phát âm
thanh nổi (FM stereo)



Máy phát điều chế số:
- Khóa dịch biên (ASK )
- Khóa dịch tần (FSK)
- Khóa dịch pha(PSK)...



Máy phát LTX.
Ngày nay, các máy phát sóng đã được nghiên cứu chế tạo và được ứng dụng vào tất
cả các pháy phát thông tin số, truyền hình số, phát thanh số...
d. Phân loại theo hệ màu


Máy phát hình hệ PAL



Máy phát hình hệ SECAM




Máy phát hình hệ NTSC

e. Phân loại theo phần tử khuếch đại


Máy phát hình dùng đèn điện tử



Máy phát hình dùng bán dẫn



Máy phát hình dùng cả đèn điện tử và bán dẫn

f. Phân loại theo cấu hình


Máy phát có hình và tiếng được phối hợp ở trung tần



Máy phát phối hợp cao tần hình và tiếng .
18


19


CHƯƠNG II: MÁY PHÁT HÌNH TƯƠNG TỰ ELECTROSYS 1 KW.

2.1. Máy phát hình tương tự và tín hiệu truyền hình tương tự.
2.1.1. Máy phát hình tương tự.
Máy phát hình là thiết bị vô tuyến diện truyền hình ảnh và âm thanh đồng bộ
bằng phương pháp bức xạ sóng cao tần vào trong không gian. Một chương trình
truyền hình bao gồm tín hiệu hình và tiếng, sau khi được xử lí tại trung tâm kĩ
thuật nó sẽ được đưa tới máy phát, tại đây tín hiệu sẽ được xử lí tiếp nhằm đảm bảo
chất lượng đúng tiêu chuẩn và bức xạ vào không gian.
Máy phát hình theo quan điểm kỹ thuật được chia ra làm các loại:


Máy phát hình gồm hai phần phát hình và phát tiếng riêng rẽ kể cả Fidơ,
anten chỉ chung trên cùng một tháp anten, các khối chức năng của máy chủ

yếu được thiết kế bằng đèn điện tử, điều chế sóng mang thường ở mức lớn.
• Máy phát hình và phát tiếng có cùng chủ sóng gốc sau đó phân tách tần số
mang hình, mang tiếng, điều chế sóng mang ở mức lớn. Các phần tử tích cực
của máy ở các tầng công suất nhỏ là bán dẫn, phần kích công suất cao tần
điều chế là đèn điện tử. Sóng mang được điều chế ở tại tần số kênh phát.
• Máy phát hình điều chế ở mức công suất nhỏ tại tần số trung tâm. Các laoij
máy phát hình này thuộc thế hệ mới, phần lớn các mạch được thiết kế bằng
các phần tử tích cực vi mạch, bán dẫn, kể cả tầng công suất. Cao tần hình và
cao tần tiếng được phối hợp ở mức công suất lớn tại bộ tương hợp.
• Máy phát hình phối hợp cao tần hình và tiếng ở mức công suất nhỏ sau đó
cùng chung các tầng khuếch đại cao tần cho tới công suất ra. Loại này thuộc
thế hệ mới và chỉ có ở các máy phát công suất nhỏ.
2.1.2. Tín hiệu truyền hình tương tự.
a. Tín hiệu truyền hình đầy đủ.
Tín hiệu thị video hay còn gọi là tín hiệu thị tần được chia làm hai loại: tín hiệu
cực tính âm và tín hiệu cục tính dương. Nó được mô tả như hình vẽ:


20


Hình 2.1. Tín hiệu video
cực tính dương

Hình 2.2. Tín hiệu video
cực tính âm

Hình 2.3. Phổ của tín hiệu video.
Với một tín hiệu truyền hình đầy đủ, ngoài tín hiệu thị tần thì ta còn có các
xung khác như: xung đồng bộ mành, xung đồng bộ dòng (nhv):

21


Hình 2.4. Tín hiệu truyền hình đầy đủ.
Xét tín hiệu truyền hình cực tính dương:
+ Xung đồng bộ dòng có:




Thòi gian quét thuận: TT = 59 μs
Thời gian quét ngược: Tng = 5 μs
Chu kì quét dòng: TH = 64 μs

+ Thời gian của xung đồng bộ mành là : (2,5 - 3)TH
+ Thời gian của xung tắt mành: (23 - 30)TH
Nhằm tắt tia điện tử hoàn tòan trong thời gian quét ngược thì mức xóa phải

nằm dưới mức đen.
b.Điều chế tín hiệu tiếng hình.
 Điều chế tín hiệu hình (fv)

Trong hệ OIRT, tín hiệu hình có dải tần: f v = 0 ÷ 6 MHz. Tín hiệu này được
điều chế biên độ với sóng mang có tần số FOV để đưa lên dải tần siêu cao tần: từ
48MHz÷230MHz(VHF) hoặc 300MHz÷3000MHz(UHF). Như vậy, phổ của tín
hiệu điều chế có dạng:

22


FOV -FVIDEO MIN

FOV + FVIDEO MIN

FOV -FVIDEO MAX MIN

FOV +FVIDEO MAX MIN

FOV

f SSOOS

Hình 2.5:Phổ tần của tín hiệu sau điều chế AM
Tuy nhiên, đê tiết kiệm phổ tần ta chỉ phát đi thành phần phổ gồm tín hiệu
sóng mang FOV, dải biên tần trên và mộ phần của dải biên tần dưới.
 Điều chế tín hiệu tiếng(fA).

Tín hiệu tiếng sẽ được điều chế FM, với sóng mang tần số F OA (FOA>FOV). Tín

hiệu hình và tín hiệu tiếng sau khi được điều chế sẽ được phát đi trên một kênh theo
phương thức hợp sóng mang. Theo chuẩn OIRT, phổ tín hiệu của một kênh sẽ có
độ rộng là 8MHz. Phổ được mô tả như hình vẽ:

FOA

FOV

6.5MHz

f

8Mhz

23


Hình 2.6. Phổ tín hiệu của một kênh truyền hình.
Tùy thuộc vào từng tiêu chuẩn mà khoảng cách giữa F OV và FOA, độ rộng
kênh lại khác nhau:
Trong hệ OIRT là: 6,5MHz. Độ rộng kênh là 8MHz.
FCC là : 4,5 MHz. Độ rộng kênh là 6MHz
CCIR là : 5,5 MHz. Độ rộng kênh là 7MHz
2.2. Máy phát hình tương tự ELECTROSYS 1 KW.
Đây là một trong năm máy phát hình tương tự của Đài phát thanh và truyền
hình Hải Phòng. Dùng để phát chuyển tiếp kênh 38-VTV2. Đây là loại máy phát
hình phối hợp cao tần hình và tiếng ở mức công suất nhỏ sau đó cùng chung các
tầng khuếch đại cao tần cho tới công suất ra. Thông số kỹ thuật của máy :
Tần số phát: 606 MHz – 614 MHz.
Tần số trung tâm: 610 MHz.

Độ ổn định tần số: ±150 Hz trong phạm vi 3 tháng.
Công suất ra: 1 KW/100W.
Trở kháng đầu ra: 50Ω
Nguồn cấp: 220 VAC.
2.2.1. Sơ đồ khối của máy phát.

24


Hình 2.7. Hình ảnh của máy phát hình tương tự ELECTROSYS 1KW.

25


×