Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của nhật bản ở đông nam á (1991 2012)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.76 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ðẠI HỌC KHOA HỌC

ðÌNH VĂN KHƯƠNG

QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VAI TRÒ AN NINH CHÍNH TRỊ
CỦA NHẬT BẢN Ở ðÔNG NAM Á (1991 - 2012)

CHUYÊN NGÀNH LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60 22 03 11

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS HOÀNG THỊ MINH HOA

Huế, 2015


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ðOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

PHẦN MỞ ðẦU .............................................................................................. 1
1. Lý do chọn ñề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn ñề ............................................................................ 2
3. Mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 7


4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài ................................................ 7
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu ................................................... 8
6. ðóng góp của ñề tài....................................................................................... 9
7. Bố cục của Luận văn ..................................................................................... 9
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 10
CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ðỘNG ðẾN QUÁ TRÌNH XÁC
LẬP VAI TRÒ AN NINH CHÍNH TRỊ CỦA NHẬT BẢN Ở ðÔNG
NAM Á (1991 - 2012) .................................................................................... 10
1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực sau Chiến tranh lạnh ............................... 10
1.1.1. Bối cảnh quốc tế .............................................................................. 10
1.1.2. Tình hình khu vực ........................................................................... 12
1.2. Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh ............................................. 19
1.2.1. Tình hình kinh tế ............................................................................. 19
1.2.2. Tình hình chính trị........................................................................... 22
1.3. Khái quát quá trình xác lập vai trò an ninh, chính trị của Nhật Bản ở
ðông Nam Á trước năm 1991 ......................................................................... 24
1.3.1. ðông Nam Á trong chính sách ñối ngoại châu Á của Nhật Bản
những năm 80, 90 của thế kỷ XX ................................................................... 24


1.3.2. Học thuyết Fukuda - Chính sách ñối ngoại ñộc lập ñầu tiên của
Nhật Bản ñối với ðông Nam Á...................................................................... 27
1.3.3. Khái quát quá trình xác lập vai trò an ninh, chính trị của Nhật Bản ở
ðông Nam Á trước năm 1991 ......................................................................... 29
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VAI TRÒ AN NINH CHÍNH TRỊ
CỦA NHẬT BẢN Ở ðÔNG NAM Á (1991 - 2012) ................................... 37
2.1. Sự ñiều chỉnh chính sách ñối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh lạnh . 37
2.1.1. Những nội dung chủ yếu ................................................................ 37
2.1.2. Sự ñiều chỉnh chính sách ñối ngoại của Nhật Bản ñối với ðông
Nam Á sau Chiến tranh lạnh ........................................................................... 44

2.2. Quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á
(1991 - 2012) ................................................................................................... 47
2.2.1. Trên lĩnh vực chính trị.................................................................... 47
2.2.2. Trên lĩnh vực kinh tế ...................................................................... 66
2.2.3. Trên lĩnh vực văn hóa - giáo dục ................................................... 71
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VAI TRÒ AN
NINH CHÍNH TRỊ CỦA NHẬT BẢN Ở ðÔNG NAM Á (1991 - 2012) .... 77
3.1. Thành tựu và hạn chế ............................................................................ 77
3.1.1. Thành tựu ........................................................................................ 77
3.1.2. Hạn chế và thách thức .................................................................... 81
3.2. ðặc ñiểm ............................................................................................... 83
3.3. Tác ñộng ................................................................................................ 89
3.3.1. ðối với Nhật Bản ............................................................................ 89
3.3.2. ðối với ðông Nam Á ..................................................................... 91
3.3.3. ðối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương .................................. 93
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................ 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117
PHỤ LỤC


1

PHẦN MỞ ðẦU
1. Lý do chọn ñề tài
Cuối những năm 80, ñầu những năm 90 của thế kỷ XX, nhân loại ñã chứng
kiến sự thay ñổi nhanh chóng trong quan hệ quốc tế, ñó là sự chấm dứt của Chiến
tranh lạnh và trật tự thế giới “hai cực” Xô - Mỹ, thay vào ñó là một xu thế mới - xu
thế hòa bình, hợp tác cùng phát triển và sự nổi lên của một trật tự thế giới mới - trật
tự “ña cực” với sự ñóng góp của các cường quốc khác. Một kỷ nguyên mới ñang
mở ra mà trong ñó sự hợp tác phát triển cùng tồn tại trong hòa bình ñang trở thành

xu hướng chủ ñạo và mối quan tâm chủ yếu cho hầu hết các quốc gia dân tộc trên
thế giới.
ðứng trước xu thế phát triển tất yếu của thời ñại, tất cả các quốc gia ñều phải
ñiều chỉnh lại chiến lược ñối ngoại của mình cho phù hợp với tình hình mới nhằm
củng cố vị trí trên trường quốc tế. Không nằm ngoài xu thế ñó, Nhật Bản nổi lên là
một quốc gia phát triển “thần kỳ” về kinh tế và khoa học - kỹ thuật, ñang tìm kiếm
những cơ hội ñể nâng cao ñịa vị chính trị và tầm ảnh hưởng trong khu vực và trên
thế giới. Mục tiêu của Nhật Bản là mở rộng từ cường quốc kinh tế sang cường quốc
chính trị nhằm tìm kiếm một vị thế mới trong hàng ngũ các cường quốc hàng ñầu
trên chính trường quốc tế trên cơ sở phát huy có hiệu quả ở khu vực. ðể thực hiện
mục tiêu trên, một trong những lựa chọn hàng ñầu của Nhật Bản là hướng về các
quốc gia ðông Nam Á - nơi ñang xuất hiện “khoảng trống quyền lực” sau khi Chiến
tranh lạnh kết thúc. Sự hợp tác giữa Nhật Bản với các quốc gia ðông Nam Á không
chỉ mang lại những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của các
nước trong khu vực mà còn góp phần thực hiện mục tiêu hướng ñến của Nhật Bản ở
khu vực này, ñó là: nếu Mỹ có khu vực Mỹ Latinh là “vùng ñệm” ñể phát triển thì
Nhật Bản có ðông Nam Á - nơi ñược coi là “sân sau” an toàn ñối với sự phát triển
kinh tế của Nhật Bản, và cũng là nơi ñể Nhật Bản thể hiện vai trò nước lớn về chính
trị và từng bước trở thành “quốc gia bình thường”. Nhật Bản muốn dùng khu vực
ðông Nam Á làm bàn ñạp ñể thực hiện chiến lược nâng cao vai trò chính trị của
mình trên trường quốc tế.
Khi nghiên cứu quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở
ðông Nam Á nói chung có nhiều tầng bậc theo những thời ñiểm lịch sử khác nhau,


2
có tác ñộng lớn ñến các nước ðông Nam Á. Cùng với nhiều nhân tố khác, quá trình
xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở khu vực này ñã tác ñộng mạnh mẽ
ñến khu vực, tạo ñiều kiện thuận lợi cho các nước trong việc bảo vệ hòa bình, an
ninh chính trị, phát triển kinh tế, thương mại và mang lại lợi ích cho các nước ðông

Nam Á, trong ñó có Việt Nam. Vì vậy, Việt Nam cần tận dụng tốt cơ hội này ñể
phục vụ cho chiến lược hội nhập và phát triển ñất nước.
Mặc dù ñã có nhiều công trình nghiên cứu về chính sách ñối ngoại của Nhật
Bản ñối với khu vực ðông Nam Á, quan hệ Nhật Bản với các nước ASEAN hoặc
một số bài viết riêng lẻ, từng giai ñoạn ngắn về vai trò an ninh chính trị của Nhật
Bản ở châu Á - Thái Bình Dương hoặc ðông Nam Á trong giai ñoạn Chiến tranh
lạnh. Tuy nhiên, cho ñến nay, với những tư liệu mà chúng tôi tiếp cận ñược thì vẫn
chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, ñầy ñủ về quá trình xác lập
vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á (1991 - 2012). Việc nghiên
cứu quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á là cần
thiết và hết sức thiết thực trong giai ñoạn hiện nay trên nhiều phương diện. Với
những lý do có ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, ñược sự ñồng ý của giáo viên
hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Thị Minh Hoa, chúng tôi ñã chọn ñề tài: “Qúa trình xác
lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á (1991 - 2012)” làm ñề tài
cho Luận văn Thạc sĩ thuộc chuyên ngành Lịch sử Thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn ñề
Trong quá trình sưu tầm tài liệu ñể phục vụ cho ñề tài của Luận văn, chúng tôi
ñã tìm ñược một số sách và các công trình nghiên cứu có nội dung ñề cập ñến một
số vấn ñề ñơn lẻ và tản mạn về quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật
Bản ở ðông Nam Á giai ñoạn 1991 - 2012 như:
2.1. Các công trình viết về chính sách ñối ngoại Nhật Bản với ðông Nam
Á, về quan hệ Nhật Bản - ASEAN
Các sách chuyên khảo: Ngô Xuân Bình (1993), Quan hệ Nhật Bản - ASEAN,
chính sách và tài trợ ODA, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Trong ñó, tác giả ñã
phân tích, trình bày chính sách tài trợ ODA của Nhật Bản và các biến ñộng của nó
từ năm 1951 - 1992; Dương Lan Hải (1992), Quan hệ của Nhật Bản với các nước
ASEAN sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1975), Nxb Viện Nghiên cứu châu


3

Á - Thái Bình Dương, Hà Nội. Nghiên cứu chính sách ñối ngoại của Nhật Bản với
các nước ðông Nam Á về kinh tế giai ñoạn 1945 - 1975, tác giả chủ yếu ñề cập ñến
các vấn ñề chính sách ñối ngoại kinh tế của Nhật Bản với các nước này; Nguyễn
Duy Dũng (1999), Tài trợ của Chính phủ Nhật Bản (ODA) cho các nước ðông Nam
Á (ASEAN) trong những thập niên gần ñây, Nxb Hà Nội. Tác giả chủ yếu trình bày
chính sách ñối ngoại kinh tế của Nhật Bản ñối với các nước này nhưng chỉ dừng lại ở
năm 1998; Hoàng Thị Minh Hoa (1999), Cải cách dân chủ Nhật Bản giai ñoạn 1945
- 1951, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Tác giả có trình bày cơ sở của chính sách ñối
ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là việc ký Hiệp ước an ninh Mỹ Nhật; Jusuf Wanadi - Kumao Kaneko (1989), Quan hệ ASEAN - Nhật Bản, tình hình
và triển vọng, Nxb Viện châu Á - Thái Bình Dương, Hà Nội; Edwin O. Reischaeur
(1998), Nhật Bản - Câu chuyện về một quốc gia, Nxb Thống kê, Hà Nội.
Tạp chí: Dương Lan Hải (1996), “Viện trợ phát triển chính thức (ODA) của
Nhật Bản với các nước ðông Nam Á (1954 - 1995)”, Tạp chí Nghiên cứu ðông
Nam Á. Trong bài viết này, tác giả ñã trình bày quá trình viện trợ ODA của Nhật
Bản cho các nước ðông Nam Á, trong ñó có ba nước ðông Dương và tác ñộng của
ODA Nhật Bản ñối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước ðông Nam Á;
Ngô Hồng ðiệp (2007), “Học thuyết Fukuda: một góc nhìn từ phía các nước
ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu ðông Bắc Á, Số 9 (79); Hoàng Minh Hằng (2011),
“Học thuyết Fukuda những năm 1970 và sự tìm kiếm vai trò an ninh chính trị của
Nhật Bản thời kỳ Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu ðông Bắc Á, Số 2 (120);
Tác giả Hoàng Thị Minh Hoa (1993), Từ Học thuyết ðại ðông Á ñến Học thuyết
Fukuda của Nhật Bản, Thông báo Khoa học của các trường ñại học, Số 1; Hoàng
Thị Minh Hoa (1998), Chính sách ñối ngoại của Nhật Bản ñối với các nước ðông
Nam Á giai ñoạn từ 1975 ñến nay, ðề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, ðại học
Huế. Hai tác phẩm này ñã trình bày cơ sở của chính sách ñối ngoại cũng như quá
trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á.
Thông qua những tài liệu mà chúng tôi ñã tiếp cận ñược, các công trình nghiên
cứu nói trên ñã ñề cập ít nhiều ñến chính sách ñối ngoại của Nhật Bản ñối với ðông
Nam Á, về quan hệ Nhật Bản - ASEAN, vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ñối
với khu vực ðông Nam Á trên một số lĩnh vực ñơn lẻ: hợp tác an ninh, thương mại,



4
ñầu tư, ODA… Những bài viết này giúp chúng tôi những cơ sở ñể nghiên cứu và
quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị Nhật Bản và có cái nhìn toàn cục về vai
trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á.
2.2. Các công trình nghiên cứu về quá tình xác lập vai trò an ninh chính
trị của Nhật Bản ñối với ðông Nam Á sau Chiến tranh lạnh ñến năm 2012
Sách chuyên khảo: Ngô Xuân Bình (chủ biên - 2000), Chính sách ñối ngoại
của Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh lạnh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Trong
tác phẩm này, tác giả ñã trình bày chính sách ñối ngoại của Nhật Bản sau Chiến
tranh lạnh, có ñề cập ñến chính sách ñối ngoại của Nhật Bản ñối với khu vực ðông
Nam Á cũng như quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở khu vực
này trong giai ñoạn ngắn và nhìn chung là còn khái lược; Trần Quang Minh (chủ
biên - 2011), Nhật Bản - Một số vấn ñề kinh tế, chính trị nổi bật 2001 - 2020, Nxb
Từ ñiển Bách khoa. Trong ñó, ngoài phần nêu lên một số vấn ñề kinh tế, chính trị
nổi bật của Nhât Bản, các tác giả còn ñề cập ñến quan hệ Nhật Bản - ASEAN, ñã
cung cấp cho chúng tôi những tư liệu, cách phân tích về quá trình nâng cao vai trò
chính trị của Nhật Bản trên thế giới và khu vực; Hoàng Thị Minh Hoa (chủ biên 2010), Nhật Bản với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, Lào và Campuchia
trong giai ñoạn hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Tác giả ñã trình bày
những ñóng góp của Nhật Bản ñối với ba nước ðông Dương ở khu vực ðông Nam
Á trên tất cả các lĩnh vực và thấy rõ quá trình xác lập vai trò kinh tế chính trị với ba
nước này giai ñoạn từ sau Chiến tranh lạnh; Hoàng Thị Minh Hoa (2014), Chiến
lược nâng cao vai trò chính trị của Nhật Bản hai thập niên sau Chiến tranh lạnh và
tác ñộng ñến quan hệ quan hệ Nhật Bản - Việt Nam, trong Kỷ yếu Hội thảo khoa
học 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản: thành quả và triển vọng, Nxb Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả ñã trình bày những thành tựu mà Nhật Bản ñã ñạt
ñược thông qua chiến lược nâng cao vai trò chính trị hai thập niên sau Chiến tranh
lạnh, ñặc biệt là ở ðông Nam Á; Nguyễn Thu Mỹ (chủ biên - 2008), Hợp tác
ASEAN + 3, Qúa trình phát triển, thành tựu và triển vọng, Nxb Chính trị Quốc gia,

Hà Nội. Trong tác phẩm này, các tác giả có nói lên vai trò của Nhật Bản trong quá
trình giải quyết các vấn ñề lớn của khu vực ñặc biệt là cuộc khủng hoảng tài chính
tiền tệ ở các nước ðông Nam Á; Yasuhiro Nakasone (2004), Chiến lược quốc gia


5
Nhật Bản trong thế kỷ XXI, Nxb Thông tấn, Hà Nội. Tác giả ñã trình bày về những
chiến lược của Nhật Bản, ñặc biệt trong lĩnh vực ñối ngoại của thế kỷ XXI, trong ñó
có chú ý ñến khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các Tạp chí: Nguyễn Hoàng Giáp (1997), “Một số ñiều trong chính sách ðông
Nam Á của Nhật Bản những năm 90”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, Số 19. Tác giả
ñã trình bày tác ñộng của bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh lạnh và ñiều chỉnh chính
sách ñối ngoại của Nhật Bản ñối với ðông Nam Á trong những năm 90; Ngô Xuân
Bình (1999), “ðiều chỉnh chính sách ñối ngoại và an ninh của Nhật Bản thời kỳ sau
Chiến tranh lạnh - Khía cạnh ña phương hóa và quan hệ với Hòa Kỳ”, Tạp chí
Nghiên cứu Nhật Bản, Số 5 (23). Tác giả ñã trình bày những ñiều chỉnh trong chính
sách ñối ngoại và hợp tác an ninh của Nhật Bản với Hoa Kỳ theo hướng ñộc lập
hơn; Phan Văn Rân (2001), “Nhật Bản: Những trở ngại trên con ñường tìm kiếm vai
trò cường quốc chính trị thế giới”, Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và ðông Bắc Á, Số
5 (35). Tác giả trình bày bối cảnh sau Chiến tranh lạnh, những mục tiêu ñối ngoại
của Nhật Bản, các bước ñi cũng như những khó khăn mà Nhật Bản gặp phải trên
con ñường tìm kiếm vai trò cường quốc chính trị thế giới; Nguyễn Thu Mỹ (2003),
“Chính sách của Nhật Bản ñối với ðông Nam Á thời kỳ hậu Chiến tranh lạnh”, Tạp
chí Nghiên cứu ðông Nam Á, Số 4; Trần Anh Phương (2005), “Tìm hiểu chính sách
ñối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ñến nay”, Tạp chí
Nghiên cứu Nhật Bản và ðông Bắc Á, Số 1 (55); Hoàng Minh Hằng (2013), “ðiều
chỉnh chiến lược nhằm ñẩy mạnh quá trình trở thành “quốc gia bình thường” của
Nhật Bản trong hai thập niên sau Chiến tranh lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu ðông Bắc
Á, Số 8 (150); Lê Hoàng Anh (2014), “ðiểm lại chính sách ngoại giao của Nhật Bản
ñối với khu vực ðông Nam Á qua các ñời thủ tướng”, Tạp chí Nghiên cứu ðông

Bắc Á, Số 8 (162); Hoàng Thị Minh Hoa (2008), “Chính sách ñối ngoại ðông Nam
Á của Nhật Bản và ảnh hưởng của nó ñối với ba nước ðông Dương sau Chiến tranh
lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu ðông Bắc Á, Số 6 (88); Hoàng Thị Minh Hoa - Nguyễn
Văn Sơn (2009), “ðóng góp của Nhật Bản trong giải quyết các vấn ñề lớn ở khu
vực ðông Nam Á những năm 1990”, Tạp chí Những vấn ñề Kinh tế và Chính trị thế
giới, Số 1 (153).


6
Ngoài ra, có một số Luận án tiến sĩ, Luận văn thạc sĩ có ñề cập ít nhiều ñến ñề
tài: Trần Hữu Trung (2013), Quan hệ chính trị, an ninh giữa ASEAN với Trung
Quốc và Nhật Bản (1991 - 2010), Luận án Tiến sĩ Lịch sử, Trường ðại học Khoa
học Huế; Nguyễn Minh Sơn (2009), Chính sách ñối ngoại của Nhật Bản ñối với
ASEAN (1991 - 2005), Luận văn Thạc sĩ sử học, Trường ðại học Sư phạm Huế;
Trần Văn Quang (2009), Quan hệ Nhật Bản - Việt Nam (1992 - 2006), Luận văn
Thạc sĩ Lịch sử, Trường ðại học Sư phạm Huế;
Thông qua những tài liệu mà chúng tôi ñã tiếp cận ñược về quá trình xác lập
vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ñối với ðông Nam Á từ sau Chiến tranh lạnh
ñến thập niên ñầu thế kỷ XXI, các tác giả ñã ñề cập ñến nhiều góc ñộ, nhiều khía
cạnh khác nhau cung cấp những tư liệu, số liệu về chính trị, kinh tế và văn hóa giáo dục, cách lập luận, lý giải các vấn ñề về những thay ñổi trong chính sách ñối
ngoại cũng như quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ñối với các
nước ASEAN. Những bài viết này giúp chúng tôi có cái nhìn toàn cục hơn về quá
trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á giai ñoạn từ năm
1991 ñến năm 2012.
ðối với các tài liệu tiếng Anh: do hạn chế về ngoại ngữ nên chúng tôi chỉ cố
gắng tiếp cận một số tài liệu sau: Kazuhiko Togo (2005), Japan’s Foreign Policy
1945 - 2003: The Quest for a Proactive Policy, Brill Leiden Boston; Opinion Poll
on Japan in Six ASEAN countries (3/2008), Ministry of Foreign Affairs of Japan;
Kenneth B. Pyle, Japan Rising, The Resurgence of Japanese Power and Purpose,
Public Affairs, New York.

Tóm lại, các công trình trên ñã cung cấp cho chúng tôi một số tư liệu, cách
luận giải về phân tích các vấn ñề liên quan ñến chính sách ñối ngoại Nhật Bản ở
ðông Nam Á, quan hệ Nhật Bản - ASEAN. Có một số tài liệu ñề cập ñến cơ sở xác
lập và kết quả vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở châu Á, ðông Nam Á trước
năm 1991.
- Một số công trình có ñề cập ñến một cách ñơn lẻ, tản mạn và các giai ñoạn
ngắn về vai trò chính trị - ngoại giao, an ninh - quân sự, an ninh phi truyền thống,
kinh tế và văn hóa giáo dục của Nhật Bản ở ðông Nam Á trong thời gian ñề tài
nghiên cứu.


7
- Với những công trình mà chúng tôi tiếp cận cho ñến nay vẫn chưa có ñề tài
nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về quá trình xác lập vai trò an ninh
chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á giai ñoạn 1991 - 2012. Vì vậy, chúng tôi ñã
chọn ñề tài: “Quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam
Á (1991 - 2012)” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ.
3. Mục ñích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục ñích nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp chuyên ngành kết hợp với các phương pháp liên
ngành, ñề tài dựng lại bức tranh toàn cảnh về quá trình xác lập vai trò an ninh chính
trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á (1991 - 2012). ðề tài nêu rõ những nhân tố tác
ñộng, nội dung chủ yếu của quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản
ñối với ðông Nam Á và nêu lên những nhận xét ñánh giá về quá trình này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của ñề tài
ðể thực hiện mục ñích trên, tác giả ñề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Phân tích các nhân tố tác ñộng ñến quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị
của Nhật Bản ở ðông Nam Á (1991 - 2012): tình hình quốc tế, khu vực và trong
nước của Nhật Bản. Khái quát vai trò an ninh chính trị Nhật Bản trước năm 1991.
- Trình bày và phân tích nội dung chủ yếu về quá trình xác lập vai trò an ninh

chính trị Nhật Bản ở ðông Nam Á (1991 - 2012). Nhấn mạnh những ñiều chỉnh cơ
bản của chính sách an ninh chính trị Nhật Bản trên các lĩnh vực chính trị ngoại giao,
kinh tế và văn hóa - giáo dục.
- Nêu rõ những thành tựu, ñặc ñiểm và tác ñộng trong các giai ñoạn xác lập vai
trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á (1991 - 2012).
- Rút ra một số kết luận về quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật
Bản ở ðông Nam Á (1991 - 2012) với Nhật Bản và khu vực.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của ñề tài
4.1. ðối tượng nghiên cứu của ñề tài
ðối tượng nghiên cứu của Luận văn là quá trình xác lập vai trò an ninh chính
trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á trong giai ñoạn từ 1991 - 2012 diễn ra trên các lĩnh
vực chính trị - ngoại giao, kinh tế và văn hóa - giáo dục.


8
4.2. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
Về không gian: Nghiên cứu quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật
Bản ở ðông Nam Á (1991 - 2012) trên các lĩnh vực chủ yếu dưới tác ñộng của các
nhân tố quốc tế, khu vực và trong nước.
Về thời gian: Nghiên cứu quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật
Bản ở ðông Nam Á giai ñoạn 1991 - 2012.
Về nội dung: Thông qua các nguồn tài liệu ñã sưu tầm ñược, ñề tài ñi sâu phân
tích, lý giải các vấn ñề trong quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật
Bản, ñể từ ñó rút ra những nhận xét về những tác ñộng cũng như những ảnh hưởng
qua lại giữa Nhật Bản và các nước ở khu vực ðông Nam Á.
5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
5.1 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận
Thực hiện ñề tài này, chúng tôi luôn quán triệt quan ñiểm của chủ nghĩa Marx
- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan ñiểm của ðảng cộng sản Việt Nam về các vấn

ñề trong quan hệ quốc tế ñể xem xét, ñánh giá về quá trình xác lập vai trò an ninh
chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á.
- Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp logic và sự
kết hợp giữa hai phương pháp này. Bên cạnh ñó, chúng tôi còn sử dụng một số
phương pháp khoa học liên ngành của các ngành quan hệ quốc tế, các phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh, ñối chiếu, thống kê, dự báo khoa học khi nghiên cứu
các nội dung và ñánh giá các vấn ñề khoa học.
5.2. Nguồn tư liệu
ðể thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả tập hợp và khai thác
các nhóm tài liệu sau:
1. Các giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo có nội dung liên quan ñến
Luận văn, nguồn tài liệu của Thông tấn xã Việt Nam, tài liệu tham khảo ñặc biệt.
2. Các bài viết liên quan ñến ñề tài ñược ñăng tải trên các tập san chuyên
ngành trong nước.


9
3. Các Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ, các công trình khoa học trong các
Kỷ yếu hội thảo, các trang web.
4. Các nguồn tài liệu tiếng Anh.
6. ðóng góp của ñề tài
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những người ñi trước, công trình này
có ñóng góp một số vấn ñề sau ñây:
- Tập hợp tài liệu, khai thác, phân tích và chọn lọc nhằm xâu chuỗi lại một
cách có hệ thống về quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông
Nam Á giai ñoạn từ 1991 ñến 2012.
- Tập trung phân tích và lý giải những vấn ñề cơ bản trong từng giai ñoạn của
quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông Nam Á, cũng như
những ñiều chỉnh trong quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở

ðông Nam Á trong giai ñoạn nói trên trong các lĩnh vực chủ yếu và rút ra những
nhận ñịnh về bản chất của quá trình này.
- ðề tài rút ra những thành tựu và ñánh giá của quá trình xác lập vai trò an ninh
chính trị của Nhật Bản ở khu vực ðông Nam Á (1991 - 2012).
- ðề tài là nguồn tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập và cho những
ai quan tâm ñến chính sách ñối ngoại của Nhật Bản, chiến lược nâng cao vai trò
chính trị của Nhật Bản trên thế giới nói chung và ở ðông Nam Á nói riêng.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở ñầu, kết luận và tài liệu tham khảo, Luận văn ñược chia làm ba
chương:
Chương 1. Các nhân tố tác ñộng ñến quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị
của Nhật Bản ở ðông Nam Á (1991 - 2012)
Chương 2. Quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản ở ðông
Nam Á (1991 - 2012)
Chương 3. Nhận xét về quá trình xác lập vai trò an ninh chính trị của Nhật Bản
ở ðông Nam Á (1991 - 2012)



×