Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

PHẦN II bài tập THỰC HÀNH đọc HIỂU 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (527.59 KB, 26 trang )

HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM

PHẦN I. CÓ PHÍ
KỸ NĂNG LÀM BÀI ĐỌC HIỂU ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3/3 ĐIỂM
Đang bán trên thayhieu.net
Chỉ cần đăng ký thành viên, thanh toán thẻ điện thoại, vào tải ngay.

Thầy Phan Danh Hiếu
PHẦN II
BÀI TẬP THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
@ Phần này thầy gửi cho tất cả các em mua qua mail và qua web. Và cho cả
những em chưa mua. Vì đây là bài tập chung. Mong các em áp dụng và làm
bài đạt kết quả tốt nhất. Chỉ là bài tập làm cho quen thôi nhé. Đề thi mênh
mông không biết chỗ nào mà lần. Nhưng chỉ cần ôn kỹ phần I, đọc đi đọc lại
nhiều lần, và áp dụng các bài tập sau vào bài làm, khi đi thi sẽ tự tin đạt tuyệt
đối điểm 3/3.
BÀI TẬP 1
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1-4
Tôi là viên đá mọn không tên
Tôi tự hào sung sướng tuổi thanh niên
Chiến đấu lớn dưới ngọn cờ của
Đảng. Tôi yêu bản hùng ca không tắt
Mà lời ca sang sảng những tên người
Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi hai mươi
Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá
súng. Phan Đình Giót như một hòn núi
lớn Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai
La Văn Cầu vì rất quý những bàn
tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông
tới. Lý Tự Trọng đầu không hề chịu
cúi


1
GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ
văn


HTTP://thayhieu.net CHUYÊN ĐỀ : ĐỌC HIỂU – ĐẠT TUYỆT ĐỐI 3 ĐIỂM
Lúc ra pháp trường còn đọc truyện Nguyễn Du

2
GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo Ngữ
văn


Chị Sáu ơi! Bông hoa chị cài đầu
Còn thắm mãi giữa ngàn cây Côn
Đảo (Vương Trùng Dương)
Câu 1: Phương thức biểu đạt của văn bản trên? (0,25)
Câu 2: Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào là chính? Tác dụng. (0,5)
Câu 3: Trình bày ý nghĩa của hai câu thơ: (0,5)
La Văn Cầu vì rất quý những bàn
tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông
tới.
Câu 4: Từ những tấm gương Phan Đình Giót, Bế Văn Đàn, Lý Tự Trọng, Võ Thị Sáu…
Anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 7-8 dòng) nói lên lòng biết ơn của mình với
các thế hệ cha anh. (0,5)
Đọc văn bản sau và trả lời từ 5-7
(1) Sáng nay, nữ sinh Lê Thị Hà Vi (học sinh lớp 10, trường THPT Y Jút) đã được ngành y
tế tỉnh Đắk Lắk, Trường THCS và THPT Đông Du (chi nhánh tại TP. Buôn Ma Thuột)
đón về trường nhập học, sau khoảng 45 nằm điều trị tại bệnh viện.
(2) Đón nhận những tình cảm tốt đẹp của trường Đông Du, Hà Vi tâm sự: “Đáp lại tình

cảm của tất cả mọi người, cũng như tình cảm của thầy cô giáo trường THCS và THPT
Đông Du dành cho em, em sẽ nỗ lực học tập và sẽ không còn quan tâm nhiều về việc ai
phải chịu trách nhiệm với việc em phải cắt chân nữa. Ở môi trường mới, hoàn cảnh mới
em hứa sẽ nổ lực học tập thật tốt. Trước hết, em vừa học, vừa nắm lại kiến thức đã mất
trong thời gian em nằm viện. Phía trước em còn khoảng thời gian rất dài, em không
muốn nhắc lại chuyện đã qua, em sẽ cố gắng nổ lực hết mình để học thật giỏi”.
(3) Trước đó, như Báo Giao thông đã đưa tin, vào trưa ngày 6/3, Hà Vi bị tai nạn giao
thông, sau đó được được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Cư Kuin (tỉnh
Đắk Lắk). Tại đây, do bác sĩ và kíp trực thiếu trách nhiệm, yếu về chuyên môn đã không
xác định được đầy đủ tổn thương của Hà Vi.
(4) Đến ngày 11/3, khi chân Hà Vi có dấu hiệu hoại tử, bệnh viện mới chuyển em đến Bệnh
viện Đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Sau đó, Vi được chuyển xuống Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM
và buộc phải cắt bỏ chân phải do đã hoại tử. (Theo baogiaothong . vn)
Câu 5: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,25)
Câu 6: Nêu nội dung văn bản trên. (0,5)
Câu 7: Theo anh/chị nguyên nhân nào dẫn đến việc nữ sinh Hà Vi bị cắt bỏ chân? Từ
đó suy nghĩ về ý thức trách nhiệm của ngành Y hiện nay. (0,5)
ĐÁP ÁN
Câu 1: Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm


Câu 2: Biện pháp tu từ chính: Liệt kê. Tác giả liệt kê những vị anh hùng của dân tộc: Lý
Tự Trọng, Bế Văn Đàn, Võ Thị Sáu, La Văn Cầu… Tác dụng: nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp


của đức hi sinh, lòng dũng cảm, lý tưởng sống cao đẹp của những con người đã làm nên
“dáng hình xứ sở” Việt Nam.
Câu 3: Trình bày ý nghĩa của hai câu thơ:
La Văn Cầu vì rất quý những bàn
tay Đã chặt đứt cánh tay mình xông

tới.
Cả hai câu thơ đề cập đến hình ảnh người anh hùng La Văn Cầu đã dũng cảm hi
sinh cánh tay của mình để tiếp tục chiến đấu mở đường tiến cho bộ đội công đồn. Qua
đó thể hiện tinh thần dũng cảm, ý chí chiến đấu ngoan cường. Hình ảnh “chặt đứt cánh
tay mình” vì rất “quý những bàn tay” của bao đồng đội, đồng chí và nhân dân mãi mãi là
biểu tượng bất tử cho tinh thần Việt Nam.
Câu 4: Học sinh viết theo nhiều cách khác nhau nhưng bảo đảm được:
- Lòng biết ơn sâu nặng trước sự hi sinh của các anh hùng liệt sĩ
- Bản thân cần làm gì cho cuộc sống hôm nay tươi đẹp?
Câu 5: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 6: Văn bản trên nói về việc học sinh Hạ Vi của trường THCS – THPT Đông Du,
Đắc Lăck bị tai nạn giao thông. Do làm việc tắc trách, thiếu trách nhiệm dẫn đến Hạ Vi
phải cắt chân vì nhiễm trùng. Sau 45 ngày điều trị tại bệnh viện, hiện nay Hạ Vi đã tới
trường. Bài báo còn là những cảm xúc và suy nghĩ của Hạ Vi trước sự quan tâm của thầy
cô, bạn bè và đông đảo bạn đọc khắp cả nước.
Câu 7: Nguyên nhân dẫn đến việc nữ sinh Hà Vi bị cắt bỏ chân là do sự thiếu trách
nhiệm và sự yếu kém về chuyên môn của y bác sĩ. Vấn đề đặt ra cho ngành y hiện nay
là: cần có đội ngũ y bác sĩ làm việc có trách nhiệm, có chuyên môn cao. Cần đầu tư
trang thiết bị tiên tiến cho những vùng sâu vùng xa (… các em viết thêm)

BÀI TẬP 2
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1-4.
Cuộc họp kín của lãnh đạo 7 bộ đã kết thúc, nhiều đại biểu bắt đầu ra về. Hàng
trăm phóng viên sau nhiều tiếng chờ đợi đã ùa vào phòng họp báo. Đây là cuộc họp báo
chính thức đầu tiên của nhà chức trách Việt Nam kể từ khi xảy ra tình trạng cá chết vào
đầu tháng 4.
Trước đó chiều 26/4, liên quan đến vụ cá chết, lãnh đạo Công ty TNHH Gang
thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (Khu công nghiệp Vũng Áng, thị xã Kỳ Anh, Hà
Tĩnh), đã tổ chức họp báo để xin lỗi sau phát ngôn gây sốc của phó phòng đối ngoại
Chu Xuân Phàm rằng “phải lựa chọn giữa cá và nhà máy”

Formosa Hà Tĩnh có đường ống xả thải chôn ngầm dưới biển Vũng Áng, gần đây
lại nhập hàng trăm tấn hóa chất độc hại về súc rửa đường ống, nên bị nghi ngờ là
nguồn xả thải gây ô nhiễm biển. Lãnh đạo doanh nghiệp khẳng định hệ thống nước thải


với kinh phí tổng cộng là 45 triệu USD “rất hiện đại”, được Bộ Tài nguyên và Môi
trường cấp phép.


[…]
Đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè của người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ
Anh, Hà Tĩnh) đồng loạt chết. Hiện tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ
Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế). Thống kê đến ngày 25/4, Hà Tĩnh có 10
tấn, Quảng Bình 25 tấn, Quảng trị 30 tấn cá biển tự nhiên chết dạt bờ. Ngoài ra còn có
cá nuôi lồng bè, cá hồ ven biển bị thiệt hại. (theo vnexpress)
Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2: Tìm những câu văn chỉ ra mức độ thiệt hại được nêu trong văn bản trên.
Câu 3: Suy nghĩ của anh chị về phát biểu của phó phòng đối ngoại Chu Xuân Phàm rằng
“phải lựa chọn giữa cá và nhà máy”. (Viết đoạn văn khoảng 7-8 dòng)
Đọc văn bản sau và trả lời từ câu 5-8
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu
thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như
chồng Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta
chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
Hãy cứ đo bể ta bằng luật – điều quốc
tế Trời xanh ta xanh bao nhiêu hải lý
Nhưng chớ đừng đo lòng căm giận chúng
ta Máu hơn ba chục năm trời ta đã đổ ra
Phải trăm năm mới có ngày độc lập

Ai đếm hết chuỗi người lên máy chém lúc hừng
đông? Roi vọt Côn Lôn, ngục tù Phú Quốc
Mỗi trang sử đất này đều nặng máu cha
ông. Hãy yêu! Hãy yêu! Hãy yêu tất cả
Một chiếc cầu vừa mới bắc qua
sông Một hợp tác lúa chiêm vàng
óng ả Một nhà ăn cửa sổ sơn
hồng…
Những nhà máy, nước sinh trong gian
khổ Những lò cao như đứa trẻ đầu lòng
(Sao chiến thắng – Chế Lan Viên)
Câu 4: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 5: Trình bày nội dung đoạn thơ trên?
Câu 6: Chỉ ra biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng:
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu
thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như
chồng
Câu 7: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7-8 dòng) trình bày ý nghĩa của câu thơ: “Ôi Tổ
quốc, nếu cần, ta chết”
ĐÁP ÁN


Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ báo chí. Vì nó có thông tin, sự
kiện, ngày tháng, diễn biến, kết quả.


Câu 2: Những câu văn nói đến mức độ thiệt hại: Đầu tháng 4, cá nuôi lồng bè của
người dân gần khu kinh tế Vũng Áng (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đồng loạt chết. Hiện
tượng này sau đó lan dọc hơn 200 km bờ biển từ Kỳ Anh (Hà Tĩnh) tới Lăng Cô (Thừa
Thiên – Huế). Thống kê đến ngày 25/4, Hà Tĩnh có 10 tấn, Quảng Bình 25 tấn, Quảng

trị 30 tấn cá biển tự nhiên chết dạt bờ. Ngoài ra còn có cá nuôi lồng bè, cá hồ ven biển
bị thiệt hại.
Câu 3: Suy nghĩ về phát biểu của phó phòng đối ngoại Chu Xuân Phàm rằng “phải lựa
chọn giữa cá và nhà máy”. (các em có thể viết theo các ý sau)
- Phát biểu gây sốc, thiếu tôn trọng người Việt, thiếu tôn trọng môi trường sống.
- Cần làm gì để khắc phục những thiệt hại.
Câu 4: Thể thơ tự do.
Câu 5: Bằng thủ pháp nghệ thuật điệp cấu trúc câu, so sánh, tác giả đã thể hiện tình yêu
mãnh liệt của mình đối với quê hương đất nước. Tình yêu Tổ quốc được thể hiện ở quyết
tâm cao độ sẵn sàng “chết cho mỗi ngôi nhà ngọn núi con sông”. Vần thơ vừa nói lên
nỗi xót xa vì đau thương mất mát của dân tộc, vừa tự hào về truyền thống đấu tranh bất
khuất của đất nước.
Câu 6:
Ôi Tổ quốc ta, ta yêu như máu
thịt, Như mẹ cha ta, như vợ như
chồng
Hai câu thơ trên sử dụng phép tu từ so sánh: như máu thịt, như mẹ cha ta,
như vợ như chồng. Hiệu quả: tang sức gợi hình, tạo giá trị biểu đạt cao mang
đến những liên tưởng ý vị, sâu sắc về tình yêu sâu nặng của tác giả đối với tổ
quốc kính yêu của mình.
Câu 7: Viết đoạn văn ngắn nêu ý nghĩa câu thơ:“Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết”:
- Cần đạt các ý:
+ Tác giả sử dụng từ cảm thán “ôi” gợi tình cảm yêu thương vô vàn dành cho tổ quốc.
+ Tình yêu cụ thể hoá thành sự hiến dâng. Sẵn sàng hi sinh vì đất nước, vì tổ quốc.
+ Vẻ đẹp cao quý của tình yêu tổ quốc.

Đọc văn bản sau và trả lời từ 1-4

BÀI TẬP 3


(1) Hình ảnh bi tráng của những chiến sĩ hải quân hy sinh ở Trường Sa năm 1988 sau này
được tôn vinh là “vòng tròn bất tử”. Tên gọi tuy ngắn gọn nhưng diễn đạt trọn vẹn sự
hy sinh cao cả của những người lính bộ đội cụ Hồ. Gạc Ma, vòng tròn bất tử đã trở
thành bài học vô giá cho thế hệ trẻ hôm nay.
(2) “Nhiều anh em đã ngã xuống ngay sau những loạt đạn đầu tiên. Người này ngã xuống,
người kia lại cầm cờ lao về phía cột cờ, không để rơi vào tay giặc”, những chia sẻ của
ông Lê Hữu Thảo – người lính Gạc Ma may mắn sống sót – như muốn nhắn nhủ thế hệ
trẻ rằng: Bài học đoàn kết, quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh ăn sâu vào lý tưởng sẽ giúp
người trẻ vượt qua mọi khó khăn để xây dựng đất nước.


(3) Từ vòng tròn bất tử, thanh niên hôm nay có thể “nối vòng tay lớn” để đi đến bất cứ nơi
đâu Tổ quốc gọi. Vòng tay tình nguyện đoàn kết của những người mười chín, đôi mươi


mang trên mình màu áo xanh thanh niên quen thuộc đã và đang đến những vùng sâu,
vùng xa giúp đỡ người dân còn khó khăn trong cuộc sống.
(Theo new.zing)
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Các đoạn văn 1-2-3 liên kết với nhau bằng phép liên kết nào? (0,25 điểm)
3. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” (0,5 điểm)
4. Từ “vòng tròn bất tử” ở đoạn (1) hãy suy nghĩ về cụm từ “nối vòng tay lớn” ở đoạn (3)
(0,5 điểm)
Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 5-7
HỎI
“Tôi hỏi đất:
Đất sống với đất như thế nào ?
– Chúng tôi tôn cao nhau.
Tôi hỏi nước:
Nước sống với nước như thế nào ?

– Chúng tôi làm đầy nhau.
Tôi hỏi cỏ:
Cỏ sống với cỏ như thế nào ?
– Chúng tôi đan vào nhau.
Làm nên những chân trời.
Tôi hỏi người:
Người sống với người như thế
nào ? Tôi hỏi người:
Người sống với người như thế
nào ? Tôi hỏi người:
Người sống với người như thế nào ?”
(Hữu Thỉnh)
5. Các hình ảnh: đất, cỏ, nước, người có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện nội dung
bài thơ.
6. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
7. Chỉ ra và nêu tác dụng của hai biện pháp tu từ trong bài thơ trên.
ĐÁP ÁN
1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ : báo chí kết hợp chính luận. Vì bản
tin có thông tin thời sự, sự kiện, thời gian đồng thời có chính kiến của người nói; lập
luận chặt chẽ, thuyết phục. (Thực ra trong trường hợp này thì em chọn 1 trong 2 phong
cách đều đạt điểm)
2. Các đoạn văn 1-2-3 liên kết với nhau bằng phép liên kết: lặp, liên tưởng.
3. Cụm từ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh” là một lời tuyên thệ, lời thề, quyết tâm dâng
hiến cuộc đời mình cho nền độc lập tự do của đất nước. Tinh thần này là tinh thần của
mọi thời đại Việt Nam.


4. Từ “vòng tròn bất tử” ở đoạn (1) suy nghĩ về cụm từ “nối vòng tay lớn” ở đoạn (3):
“Vòng tròn bất tử” là sự kiện lịch sử ngày 14/3/1988, các chiến sĩ Hải quân Việt Nam
trên đảo Gạc Ma hiên ngang đứng thành vòng tròn bảo vệ Quốc kỳ, dấu mốc khẳng định

chủ quyền của Tổ quốc. “Nối vòng tay lớn” là một bài hát của nhạc sĩ trịnh Công Sơn
dành cho tuổi trẻ. Bài hát đã thúc giục, cổ vũ thế hệ thanh niên Việt Nam hãy đoàn kết
từ Bắc đến Nam để “nối liền anh em một nhà”. “vòng tròn bất tử” hay “nối vòng tay
lớn” cũng đều là biểu tượng cao đẹp cho tinh thần đoàn kết và đức hi sinh cao quý của
con người
Việt Nam. Tuổi trẻ ngày nay không chỉ biết nối vòng tay lớn mà còn phải biết ơn những
con người đã ngã xuống cho nền độc lập của nước nhà.
5. Các hình ảnh: đất, cỏ, nước, người là những hình ảnh mang tính biểu tượng để nhà thơ
thể hiện triết lý của mình về cuộc sống và lời nhắn nhủ sâu sắc: là con người với nhau
hãy sông với nhau cho đúng nghĩa con người.
6. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: biểu cảm.
7. Hai biện pháp tu từ trong bài thơ trên: phép điệp ngữ “Tôi hỏi”, điệp cấu trúc “Người
sống với nhau như thế nào”; Tác dụng: tạo nhịp điệu cho bài thơ, thể hiện nỗi băn khoăn
của tác giả về cách ứng xử giữa con người với con người. Các hình ảnh thơ: đất, nước,
cỏ là phép nhân hoá tạo nên sự phong phú, sinh động, gần gũi của sự vật thiên nhiên đối
với con người. Qua đó tác giả nhắn nhủ sâu sắc với mỗi con người: hãy sống yêu thương
và đồng cảm, quan tâm nhau.

BÀI TẬP 4
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4
Dù ở gần
con Dù ở xa
con
Lên rừng xuống
bể Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo
con. (Trích Con cò - Chế Lan
Viên)

Câu 1. Xác định thể thơ trong văn bản trên.
Câu 2. Xác định 02 biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong năm dòng đầu của đoạn
thơ.
Câu 3. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.
Câu 4. Nêu ý nghĩa triết lý mà tác giả khái quát ở hai dòng thơ: “Con dù lớn vẫn là con
của mẹ / Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con” (Khoảng 5 dòng)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 5 - 8


(1) Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là
vô hạn. Vì vậy đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào năng lực thật sự của bản thân mình.
Với người có ý chí kiên cường thì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh hơn, mạnh mẽ
hơn. Không có giới hạn nào ngăn được ý chí con người. Những điều kỳ diệu xuất phát
từ


dám ước mơ táo bạo và kiên tâm biến ước mơ đó thành hiện thực. Ý chí và quyết tâm
mạnh mẽ giúp con người vượt lên trên hoàn cảnh để đạt được thành công. Đối với
người có ý chí mạnh mẽ, khi rơi vào nghịch cảnh ngăn bước tiến, họ sẽ tìm hướng đi
mới.
(2) Nếu cuộc sống bình dị làm cho người ta cảm thấy tẻ nhạt, thì ý chí vượt qua sóng gió
mang lại niềm vui và ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Khi đối diện với khó khăn thách
thức, họ tìm mọi cách để vượt qua chứ không tìm đường thoái lui. Thành công luôn đón
chờ những con người kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đã chọn. Cựu
thủ tướng Anh Benjamin Disraeli quan niệm: “Khi con người sống cùng mục tiêu của
mình thì sớm muộn cũng sẽ đạt được mục tiêu đó, không có trở ngại nào có thể ngăn
cản ý chí và lòng quyết tâm của con người”. Đằng sau mỗi thành công vượt trội là
những bài học về sự bền gan vững chí trước những thử thách và cái giá có thể phải trả.
Và rồi thành công không phụ lòng những người có ý chí kiên cường và không nản lòng
trước những cái giá phải trả trên bước đường thực hiện mục tiêu của mình.

(Theo:) Câu 5. Chỉ ra câu chủ đề chính trong đoạn văn 2. Đặt tên cho
văn bản trên.
Câu 6. Theo tác giả, muốn đi đến thành công thì ta phải làm gì?
Câu 7. Tại sao “Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt
đá thì nghị lực là vô hạn” ?
Câu 8. Văn bản trên đã gợi cho anh chị sự quyết tâm như thế nào? (viết khoảng 5 dòng)
ĐÁP ÁN
Câu 1. Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do
Câu 2. 02 phép tu từ: ẩn dụ; điệp ngữ
Câu 3. Nội dung chính: tình mẹ dành cho con
Câu 4. Tác giả triết lí về tình mẹ: Đối với mẹ thì bao giờ con cũng bé bỏng, mẹ phải dõi
theo từng bước con đi, sẵn sàng hi sinh cả cuộc đời cho con. Còn con, dù có thể thành
công hay thất bại, dù có thể thành vĩ nhân, thành anh hùng hay chỉ là một người bình
thường thì con vẫn luôn cần có mẹ nâng đỡ, yêu thương, che chở.
Câu 5. Câu chủ đề chính là: Nếu cuộc sống bình dị làm cho người ta cảm thấy tẻ nhạt,
thì ý chí vượt qua sóng gió mang lại niềm vui và ý nghĩa chân chính của cuộc đời.
- Đặt tên: “Ý chí nghị lực” hoặc “Hãy vượt qua”....
Câu 6. Muốn đi đến thành công phải: có ý chí sắt đá; phải quyết tâm vượt qua hoàn
cảnh; đừng bao giờ đánh mất niềm tin; phải rút ra bài học bền gan vững chí...
Câu 7. Vì: tác giả muốn khẳng định sức mạnh của ý chí là lớn lao nhất, có khả năng
chiến thắng trong mọi hoàn cảnh mà không cần đến cơ bắp
Câu 8. HS viết theo nhiều cách khác nhau, miễn là thể hiện sự quyết tâm có tính tích cực.
BÀI TẬP 5
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
"Hồng Ngài năm ấy ăn Tết giữa lúc gió thổi vào cỏ gianh vàng ... Nhưng trong các làng
Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã được phơi ra mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ...Đám


trẻ đợi Tết, chơi quay, cười ầm trên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi, đã có tiếng ai
thổi sáo rủ bạn đi chơi. Mỵ nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi.

"Mày có con trai con gái


Mày đi làm nương
Ta không có con trai con
gái Ta đi tìm người yêu".
Tiếng chó sủa xa xa. Những đêm tình mùa xuân đã
tới. (Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
HƯỚNG DẪN
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
- Miêu tả
2. Biện pháp tu từ ngữ âm và tu từ về từ trong câu văn: những chiếc váy hoa đã được phơi
ra mỏm đá, xòe như con bướm sặc sỡ:
- Biện pháp tu từ ngữ âm : điệp âm a trong các từ hoa, ra, đá
- Biện pháp tu từ về từ : so sánh như con bướm sặc sỡ
Tác dụng : tăng sức gợi hình, gợi cảm làm cho câu văn có sức ngân nga, vang xa, tạo
chất thơ khi tả trang phục (váy hoa) đậm chất văn hoá vùng Tây Bắc trong cảnh mùa
xuân. Điều đó thể hiện năng lực quan sát và miêu tả độc đáo của Tô Hoài.
3. Ý nghĩa của tiếng sáo đối với nhân vật Mị: đó là tiếng ca của hạnh phúc, là biểu tượng
của tình yêu đôi lứa. Ngoài ra nó còn là hiện thân của những khát vọng, tình yêu tự do ở
Mị. Cũng chính tiếng sáo là tác nhân đã tác động đến sức sống tiềm tàng mãnh liệt ở Mị
và làm nên cuộc vượt ngục bằng tinh thần.
4. Tài năng của Tô Hoài : thể hiện năng lực quan sát và miêu tả độc đáo; am hiểu vốn văn
hoá và phong tục của vùng cao Tây Bắc; miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo...
BÀI TẬP 6
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 - 4
Bạn đừng cười khi trông thấy mẹ tôi
Ngày với tháng cứ mang đôi sọt
rách
Chiếc xe đạp lâu năm ốc vít kêu cành

cạch Tấm áo cũ nhàu mòn rách cả hai
vai.
Bạn đừng cười khi mỗi buổi sớm
mai Mẹ thức giấc từ canh hai mờ
mịt
Lọ mọ nồi xoong, thái rau gà, rau
vịt Rồi lại vội vàng, rối rít đạp xe.
Bạn đừng cười khi thấy mẹ dừng xe
Và nhặt nhạnh từng thanh tre, thanh gỗ
Mẹ bảo "Mấy thứ này không có dùng thì khổ
Tiền chẳng có nhiều, nhặt cho đỡ phải
mua." Bạn đừng cười khi thấy mẹ già nua
Vẫn còng lưng vượt qua từng con dốc
Những thứ mẹ mang nào vỏ chai, giấy lốc
Sắt vụn, nhôm, đồng...một lũ nhóc lớn
khôn. (Trích Những bài thơ hay về mẹ)


Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Giải thích ?
Câu 2. Câu thơ “bạn đừng cười khi thấy mẹ già nua” có ý nghĩa gì?
Câu 3. Biện pháp tu từ chủ yếu của văn bản trên là gì? Nêu tác dụng?


Câu 4. Viết đoạn văn từ 5 – 7 dòng nói lên cảm xúc của mình về Mẹ.
Đọc và trả lời các câu hỏi từ 5 - 7
Clip “Học sinh lớp 7 đánh nhau” đăng tải ngày 10/3/2014 trở thành tâm điểm
của cộng đồng mạng. Nữ sinh bị đánh tên P., học trường THCS Lý Tự Trọng (TP Trà
Vinh, tỉnh Trà Vinh). Người đánh em chính là nhóm bạn cùng lớp, đều có thành tích học
tập và hạnh kiểm tốt.
Trong clip, nạn nhân khóc nức nở khi liên tiếp bị nhóm bạn đánh tới tấp, cầm ghế

nhựa đập vào đầu. Đoạn cuối ghi lại cảnh nam sinh cầm chồng ghế nhựa cao ném vào
người nạn nhân.
Đặc biệt, không một ai ngăn cản vụ ẩu đả. Xung quanh chỉ có tiếng la hét, cổ vũ.
Sự việc đang khiến cư dân mạng, các bậc phụ huynh nổi giận.
(Theo Vnexpress.net)
Câu 5. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Đặt tên văn bản .
Câu 6. Phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của văn bản trên?
Câu 7. Viết khoảng 7-9 dòng nêu tác hại của bạo lực học đường.
ĐÁP ÁN
Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật. Vì văn bản có tính
biểu cảm, tính hình tượng.
Câu 2. Câu thơ “Bạn đừng cười khi thấy mẹ già nua” có ý nghĩa: - lời khuyên nhủ chân
tình của tác giả cho mọi người: hãy yêu thương mẹ, hãy kính trọng mẹ. Vì trong bóng
dáng già nua đó của mẹ là tấm lòng, là đức hi sinh, tình mẫu tử nặng sâu; tóc mẹ bạc,
dáng mẹ gầy cho chúng ta được trẻ trung, lớn khôn nên người…
Câu 3. Biện pháp tu từ chủ yếu của văn bản trên là: điệp ngữ. Tác dụng: tạo mạch nguồn
cảm xúc, cảm hứng chủ đạo cho toàn bài thơ; tăng sức gợi hình về hình tượng người mẹ
tảo tần, vất vả, giàu đức hi sinh…
Câu 4. Viết đoạn văn từ 5 – 7 dòng nói lên cảm xúc của mình về Mẹ. (Câu này tuỳ theo
cảm xúc của bạn)
- Mẹ là người mang lại cho bạn điều gì trong cuộc sống vật chất cũng như tinh thần?
- Tình cảm của bạn dành cho mẹ kính yêu như thế nào?
Câu 5. Văn bản trên đề cập đến nội dung: Bạo lực học đường. Đặt tên văn bản: Bảo lực
học đường; Sự vô cảm….
Câu 6. Phong cách ngôn ngữ: báo chí. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả
Câu 7. Viết khoảng 7-9 dòng nêu tác hại của bạo lực học đường.
+ Tác hại về thể xác:
+ Tác hại về tinh thần:
BÀI TẬP 7
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1-4.



Ngày nay với sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã tác động không
nhỏ tới giới trẻ. Tích cực cũng nhiều mà tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn đề
đó nổi lên là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay- Vấn đề đáng để chung ta cùng suy
nghĩ. Bạn hiểu gì về văn hóa đọc? Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử
của chúng ta với tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao
cho hợp với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).
Chúng ta đều biết trước khi có các phương tiện nghe nhìn, sách là con đường lớn
nhất để con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách là một trong những
cách thức giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy. Thế
nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa đọc sách. Phải chăng họ
nghĩ với những thông tin hiện đại họ không cần tới sách nữa? Nhà văn hóa Hữu Ngọc
đã có một lần nêu câu hỏi: “Thế kỷ XXI liệu có cần đến thơ nữa không? Đến văn hóa
đọc nữa không?” Và ông tự trả lời rằng: “có, dù cho ca nhạc trữ tình có làm được ít
phần việc của thơ ca thì thơ ca vẫn sẽ mãi mãi được người đời ua chuộng”. Còn đối với
văn hóa đọc thì ông khẳng định: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng
lại lâu bền”.
(Theo Thế Giới Mới)
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là gì?
2. Văn bản trên bàn về vấn đề gì? Đặt tên cho văn bản.
3. Em hiểu như thế nào về câu: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu
bền”.
4. Theo em, cần làm gì để thu hút bạn trẻ quan tâm đến việc đọc sách ? (Viết khoảng 5-7
dòng)
Đọc văn bản sau và trả lời từ câu 5-7
Tưởng nước giếng sâu
Em nối sợi gầu dài
Ai ngờ nước giếng cạn
Em tiếc hoài sợi dây

(Cao Dao)
5. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
6. Biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng trong bài ca dao trên? Tác dụng
7. Viết khoảng 7 dòng trình bày cảm xúc của nhân vật trữ tình “em” trong văn bản trên.
ĐÁP ÁN
1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: nghị luận
2. Văn bản trên bàn về vấn đề tác dụng của sách “Đọc sách là một trong những cách thức
giúp con người thư giãn, tích lũy kiến thức, tăng cường khả năng tư duy”. Và vấn đề
văn hoá đọc của giới trẻ “Thế nhưng giới trẻ ngày nay có vẻ thờ ơ, lãnh cảm với văn hóa
đọc sách”.
3. Câu: “bản thân hình ảnh thì thoảng qua, từ ngữ mới đọng lại lâu bền” có ý nghĩa: người
viết đưa ra hai vấn đề: hình ảnh và ngôn ngữ. Khẳng định: hình ảnh thì thoảng qua, ngôn


ngữ đọng lại lâu bền. Vì ngôn ngữ có tác dụng ăn sâu, tác động đến trí não người đọc
bởi tính đa nghĩa và sức gợi mãnh liệt của nó.
4. Cần làm gì để thu hút bạn trẻ quan tâm đến việc đọc sách: (đạt các ý)
- Nhà trường mở rộng thư viện.
- Mở các hội sách, thi cảm nhận về sách.
- Ý thức đọc sách.
5. Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Vì nó có tính hình tượng, tính cảm
xúc, tính cá thể hoá.
6. Biện pháp tu từ chủ yếu nào được sử dụng trong bài ca dao trên là ẩn dụ: giếng – chàng
trai, sợi gầu dài – tình cảm của cô gái. Tác dụng: tăng sức gợi hình mang lại giá trị biểu
đạt cao, gợi lên tâm trạng cô gái trong ca dao: nuối tiếc vì đã trao nhầm tình cảm.
7. Viết khoảng 7 dòng trình bày cảm xúc của nhân vật trữ tình “em” trong văn bản trên.
- Tâm trạng nuối tiếc.
BÀI TẬP 8
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1-4
(1)Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt,

vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của mỗi dân tộc. Chào cờ và hát Quốc ca là
một nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, niềm tự hào,
tự tôn dân tộc và trách nhiệm của mỗi công dân đối với đất nước, với nhân dân. Do vậy,
ở nhiều nước trên thế giới, việc hát Quốc ca được coi là nghĩa vụ, quyền lợi của công
dân, được quy định hết sức nghiêm túc và theo thời gian đã trở thành nét đẹp văn hóa
trong mỗi người dân và trong toàn xã hội.
(2)”Đoàn quân Việt Nam đi/ chung lòng cứu quốc/ Bước chân dồn vang trên đường gập
ghềnh xa…”. Tiếng hát “Tiến quân ca” đã vang lên trên Quảng trường Ba Đình lịch sử
trong ngày khai sinh đất nước Việt Nam của chúng ta. “Tiến quân ca” mang theo ước
vọng của cả dân tộc đi qua các cuộc trường chinh vệ quốc để non sông ca khúc khải
hoàn. Máu của những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi
người dân được hát vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình,
thống nhất. Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim
cho dân tộc và đất nước, cho quá khứ, hiện tại và tương lai.
(3)Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, vì chưa có sự quan tâm đúng mức đến việc giáo
dục ý thức công dân, về lễ thức trong xã hội, trong đó có việc thực hiện nghi thức chào
cờ và hát Quốc ca, nên việc thực hiện ở nhiều nơi, nhiều lúc có phần tùy tiện. Việc sử
dụng các băng ghi âm sẵn cả nhạc, cả lời cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng “hát
nhép”, không hát Quốc ca trong nghi lễ. Thậm chí, nhiều học sinh – chủ nhân tương lai
của đất nước không thuộc lời “Tiến quân ca”. (Theo Thế Phương – Hà Nội Mới)
1. Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Đặt tên cho văn bản.
2. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản.


3. Chép ra câu chủ đề trong đoạn (1)
4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 dòng) trình bày ý nghĩa của câu : Máu của những người
con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát vang bài hát
vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 5-8
“Truyền thuyết kể

Gióng đánh giặc khi mới lên ba
Có dân tộc nào nhọc nhằn hơn
thế? Có nơi đâu
Lịch sử ngập chìm dâu bể
3.000 năm chưa hết giặc trước hiên
nhà? Định mệnh thét gào lịch sử bão
giông
Ta giữ nước nhiều gấp bội
phần Thời gian dựng nước
Cho mãi đến hôm nay vẫn chưa thể nào có
được Bởi hạnh phúc
Cũng trông chừng sau, trước
“Nửa cái hôn phải tỉnh thức ngó quân thù” !
Lịch sử nhắc hoài câu chuyện Mẹ Âu Cơ Sao
ta phải lên rừng, xuống biển?
Kẻ cướp trên núi cao, dưới sóng ngầm hung
hiểm Bao năm thâm độc rình mò…
Chúng muốn ta quỳ – mỏi gối xin, cho
Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt
Để nỗi đau hóa lặng câm giữa hai hàm răng nghiến
chặt Để xa xót tủi hờn nhức mãi tâm can…
Không!
Lịch sử nói rằng sóng nước Bạch Đằng Giang
Rừng Chi Lăng, cửa Chương Dương, Hàm
Tử… Xác giặc chất chồng, bạo tàn mục rữa
Việt Nam ơi, không nhát sợ bao giờ!
Chúng nói rằng có cốt khư (!) người Trung Quốc ở Hoàng
Sa Sao không đến gò Đống Đa để bới thêm, nhiều lắm?
Thanh Triều ư? Bụi ác tàn ngàn
dặm Bão Tây Sơn quét sạch, một

tuần!”
(…)
(Trích – Định Mệnh – Hà Văn Thịnh)
5. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào?
6. Chỉ ra phép tu từ trong hai câu thơ sau và nêu tác dụng của nó:
Lịch sử nói rằng sóng nước Bạch Đằng Giang


Rừng Chi Lăng, cửa Chương Dương, Hàm Tử…


7. Sự khó khăn và tinh thần, khí phách của dân tộc được tác giả thể hiện qua những từ ngữ,
câu thơ nào?
8. Đoạn thơ gợi cho em ý thức trách nhiệm gì của tuổi trẻ đối với tổ quốc ? (Viết khoảng 7
dòng)
ĐÁP ÁN
1. (0,5 điểm) Văn bản trên đề cập đến ý nghĩa của việc hát quốc ca ở nước ta. Khẳng định
đây là một nghi lễ thiêng liêng thể hiện lòng tự hào, tự tôn dân tộc, là vẻ đẹp của các bậc
cháu con hướng đến tri ân thế hệ cha anh. Văn bản cũng đề cập đến thực trạng hát quốc
ca ở nước ta. Đó là hiện tượng hát nhép, không hát, sử dụng bang ghi âm có sẵn lời
nhạc… Đặt tên cho văn bản: Quốc ca trong lòng tôi; Hãy hát bằng trái tim
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận (0,25)
3. (0,25 điểm) Chép ra câu chủ đề trong đoạn (1): Quốc ca là bài ca vĩ đại, là biểu tượng
của mỗi quốc gia, gắn với lịch sử đặc biệt, vận mệnh thiêng liêng và ý chí, khát vọng của
mỗi dân tộc.
4. (0,5 điểm) Viết đoạn văn ngắn (khoảng 7 dòng) trình bày ý nghĩa của câu : Máu của
những người con nước Việt đã tô thắm màu cờ đỏ sao vàng, để mỗi người dân được hát
vang bài hát vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên quê hương hòa bình, thống nhất.
Học sinh viết được các ý:
– Lòng nhớ ơn đời đời đến các vị anh hùng liệt sĩ đã hi sinh để “tô thắm màu cờ đỏ sao

vàng”.
– Niềm tự hào khi được hát vang bài ca vĩ đại.
5. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ tự do (0,25 điểm)
6. Chỉ ra phép tu từ trong hai câu thơ: (0,25 điểm)
Lịch sử nói rằng sóng nước Bạch Đằng Giang
Rừng Chi Lăng, cửa Chương Dương, Hàm Tử…
Hai câu thơ sử dụng phép tu từ liệt kê. Tác giả liệt kê các địa danh: Bạch Đằng, Chi
Lăng, Chương Dương, Hàm Tử…
Tác dụng: nhằm nhấn mạnh niềm tự hào của tác giả, của nhân dân Việt Nam về những
chiến thắng lẫy lừng của quân và dân ta trong lịch sử chống giặc phương Bắc. Qua đó
tác giả cũng nhằm cảnh báo với kẻ thù hung bạo về độc lập chủ quyền và sức mạnh Việt
Nam.
7. (0,5 điểm )Sự khó khăn và tinh thần, khí phách của dân tộc được tác giả thể hiện qua
những từ ngữ, câu thơ:
Khó khăn: tác giả sử dụng những từ ngữ chỉ sự khó khăn của đất nước trước hoạ xâm
lăng của ngoại bang: “nhọc nhằn”, “dâu bể”, “bão giông”, “chưa hết giặc trước hiên
nhà”, “lên rừng xuống biển”, “Kẻ cướp trên núi cao, dưới sóng ngầm hung hiểm/ Bao
năm thâm độc rình mò…”
Khí phách dân tộc được thể hiện: Việt Nam ơi không nhát sợ bao giờ.
8. (0,5 điểm) Đoạn thơ gợi cho em ý thức trách nhiệm gì của tuổi trẻ đối với tổ quốc:
– Yêu nước, quyết tâm bảo vệ tổ quốc.
– Ra sức học tập phục vụ đất nước.
Thầy Phan Danh Hiếu – Mobiphone: 0963.089.585


Chủ biên nhiều sách tham khảo.


25
GIÁO VIÊN PHAN DANH HIẾU – đã xuất bản nhiều sách tham khảo

Ngữ văn


×