Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (465.34 KB, 76 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí chiến lược quan
trọng. Trong suốt chiều dài lịch sử, nhân dân Khánh Hòa đã hình thành và phát triển
truyền thống yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù, sáng tạo, đấu tranh anh dũng
chống giặc ngoại xâm để bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Giữa thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và đặt chân lên mảnh
đất Khánh Hòa, ngay từ đầu nhân dân Khánh Hòa đã cùng cả nước đứng lên đấu
tranh chống Pháp, ngăn cản bước tiến của chúng. Từ đây, phong trào yêu nước diễn
ra liên tục, mạnh mẽ, phát triển và có sự chuyển biến quan trọng về chất: từ phong
trào yêu nước theo lập trường phong kiến dưới danh nghĩa Cần Vương cuối thế kỷ
XIX đến phong trào yêu nước theo lập trường dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX và theo
lập trường vô sản vào những năm 20 của thế kỷ XX đến khi Đảng Cộng sản Việt
Nam ra đời.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam từ năm 1930, phong trào đấu
tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Khánh Hòa diễn ra liên tục dưới
nhiều hình thức. Phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa đã góp phần quan
trọng vào thắng lợi chung của cả nước, nó vừa phản ánh những nét chung của lịch
sử dân tộc vừa mang nét đặc thù riêng của địa phương.
Việc nghiên cứu phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Khánh Hòa
từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 có ý nghĩa về khoa học và thực tiễn.
Về khoa học, Khóa luận góp phần dựng lại bức tranh toàn cảnh, có hệ thống
về quá trình hình thành, phát triển của phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh
Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Từ đó, rút ra đặc điểm, tính chất, ý nghĩa
của phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa.
Khóa luận làm rõ mối liên hệ giữa phong trào yêu nước ở Khánh Hòa và các
tỉnh miền Trung đặt trong mối quan hệ với lịch sử dân tộc Việt Nam.
Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng
cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương ở các trường Đại học,


Cao đẳng và phổ thông trung học ở Khánh Hòa; góp phần tuyên truyền, giáo dục
truyền thống yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc cho các tầng lớp nhân
dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


2

Xuất phát từ những ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi quyết định chọn
đề tài: “Phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến
năm 1930” để làm Khóa luận tốt nghiệp.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu về phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa từ cuối thế kỷ
XIX đến năm 1930 đã được một số tác giả đề cập đến, cụ thể:
Nguyễn Thế Anh (1973), Phong trào kháng thuế ở miền Trung qua các châu
bản Triều Duy Tân, Nxb Văn học. Sách đã tập hợp những châu bản triều Duy Tân
về các vụ chống thuế ở miền Trung vào năm 1908, trong đó có nhắc đến phong trào
chống thuế ở Khánh Hòa và bản án của Trần Quý Cáp.
Nguyễn Công Bằng (2002), với bài viết Phong trào yêu nước chống Pháp ở
Khánh Hòa cuối thế kỷ XIX (1885 – 1886). Bài viết đã nêu lên một cách khái quát
về diễn biến của phong trào chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Trịnh Phong.
Ban Tuyên giáo Huyện ủy Diên Khánh - Phòng Văn hóa thông tin Diên
Khánh (1998), Trần Quý Cáp một chí sĩ yêu nước. Bài viết đã nói về thân thế, sự
nghiệp và cuộc đời hoạt động của Trần Quý Cáp lúc ở Quảng Nam đến khi chuyển
đến làm giáo thụ ở Ninh Hòa (Khánh Hòa) và hy sinh tại đây.
Thông qua lịch sử Đảng bộ huyện Diên Khánh (1930 – 1975), đã phản ánh
những hoạt động của phong trào Cần Vương ở huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa
dưới sự lãnh đạo của Trịnh Phong và cuộc biểu tình ngày 16 tháng 07 năm 1930 của
nhân dân ở huyện Tân Định.
Nhà nghiên cứu Phong Lan (8/2002), với bài viết “Trần Quý Cáp với Khánh
Hòa”, Tạp chí xưa và nay, Số (122), tr. 34 – 35. Bài viết đã trình bày sơ lược về

hoàn cảnh xuất thân của Trần Quý Cáp, quá trình ông sinh sống, hoạt động và làm
việc khi ông được chuyển đến làm giáo thụ ở Ninh Hòa -Khánh Hòa.
Nguyễn Thị Sâm (2002), với bài viết: Vai trò của Hà Huy Tập trong cuộc
vận động Đảng Cộng Sản Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, bài viết đã nêu khái quát về
thân thế sự nghiệp và vai trò của Hà Huy Tập trong quá trình vận động đấu tranh
chống Pháp để tiến tới thành lập Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa.
Nguyễn Đình Tư (2003), Non nước Khánh Hòa, Nxb Thanh niên. Đề cập về
vị trí địa lý, con người, truyền thống đấu tranh của nhân dân Khánh Hòa trong lịch
sử, tuy nhiên mới chỉ có tính khái quát.


3

Nguyễn Q. Thắng (2006), Phong trào Duy Tân các khuôn mặt tiêu biểu, Nxb
Văn hóa thông tin. Viết về phong trào Duy Tân (1903-1908), cuộc biểu tình chống
thuế ở Trung kỳ, các lãnh tụ và chiến sĩ Duy Tân trong đó có nhắc đến nhà cách
mạng Trần Quý Cáp, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng...
Lưu Ánh Tuyết (8/2002), có bài nghiên cứu “Trịnh Phong và phong trào
chống Pháp ở Khánh Hòa cuối thế kỷ XIX”, Tạp chí xưa và nay, Số 122, tr. 59 – 60.
Bài viết khái quát về diễn biến, kết quả của phong trào và nêu lên một số đặc điểm
của phong trào yêu nước chống Pháp hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm
Nghi dưới sự lãnh đạo của Trịnh Phong.
Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa (2003), có viết cuốn Địa chí Khánh Hòa,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Khái quát về địa lý tự nhiên và phong trào yêu
nước của nhân dân Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945.
Có thể nói, các công trình trên đã đề cập đến phong trào yêu nước chống
Pháp ở Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 ở nhiều khía cạnh khác nhau,
nhưng chưa có một công trình riêng trình bày một cách đầy đủ và có hệ thống về
phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930.
Các công trình nghiên cứu trên giúp tôi có nguồn tư liệu và hướng nghiên

cứu đúng đắn trên cơ sở kế thừa kết quả của những nhà nghiên cứu trước. Đồng thời
dựa vào nguồn tư liệu lưu trữ của địa phương tỉnh Khánh Hòa, Khóa luận đi sâu và
làm sáng tỏ một cách toàn diện có hệ thống về lịch sử phong trào yêu nước chống
Pháp của nhân dân tỉnh Khánh Hòa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa từ
cuối thế kỷ XIX đến năm 1930.
- Phạm vi nghiên cứu :
+ Về thời gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu về phong trào yêu nước
chống Pháp ở Khánh Hòa từ 1885 đến năm 1930.
+ Về không gian: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
+ Nghiên cứu đề tài nhằm dựng lại bức tranh toàn cảnh có hệ thống về quá
trình hình thành, phát triển của phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa từ


4

cuối thế kỷ XIX đến năm 1930; làm rõ những đóng góp của nhân dân Khánh Hòa
trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.
+ Ngoài ra, Khóa luận còn bổ sung nguồn tư liệu quan trọng cho việc nghiên
cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương của tỉnh. Qua đó góp phần giáo dục
truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, lòng biết ơn đối với các thế hệ cha anh
đã ngã xuống vì nền hòa bình độc lập dân tộc; thấy được trách nhiệm của mình
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Khái quát về vị trí địa lý, con người và những truyền thống đấu tranh của
nhân dân Khánh Hòa.
+ Hệ thống một cách toàn diện về phong trào yêu nước chống Pháp xâm lược

ở Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930. Qua đó làm sáng tỏ quá trình chuyển
biến về chất: từ phong trào yêu nước theo lập trường phong kiến sang lập trường dân
chủ tư sản và chuyển sang lập trường vô sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Việt Nam.
+ Rút ra đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của phong trào yêu nước chống Pháp ở
Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
- Nguồn tư liệu: Khóa luận được viết trên cơ sở các nguồn tư liệu thành văn
gồm: sách, báo, thơ văn và bài đăng trên các tạp chí có liên quan đến phong trào
yêu nước chống Pháp của nhân dân Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930.
Một số tài liệu về phong trào chống Pháp ở cuối thế kỷ XIX đến 1930 của Đảng bộ
tỉnh Khánh Hòa.
- Phương pháp nghiên cứu: Khóa luận được thực hiện trên cơ sở quan điểm
của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các
văn kiện của Đảng, Nhà nước. Đồng thời để thực hiện tốt Khóa luận, tôi sử dụng
một số phương pháp nghiên cứu: lịch sử - logic, sưu tầm tư liệu, so sánh, tổng hợp,
điền dã,... để xem xét, đánh giá về phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa
từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1930.
6. Đóng góp của Khóa luận
- Khóa luận nghiên cứu về đề tài “Phong trào yêu nước chống Pháp ở
Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930” góp phần thu thập được nhiều tài liệu


5

về phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm
1930.
- Dựng lại bức tranh lịch sử về phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh
Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930 một cách có hệ thống và toàn diện trên cơ sở
kế thừa và phát triển những kết quả nghiên cứu của các nhà sử học.

- Rút ra đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của phong trào yêu nước chống Pháp ở
Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930.
- Bổ sung và tập hợp tài liệu mới góp phần phục vụ công tác nghiên cứu,
giảng dạy và học tập lịch sử dân tộc, lịch sử địa phương; giáo dục truyền thống yêu
nước, khơi dậy lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ trẻ ở Khánh Hòa.
7. Bố cục của Khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục. Nội dung
chính của Khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về mảnh đất, con người và tình hình kinh tế - xã hội
của tỉnh Khánh Hòa trước năm 1885
Chương 2: Phong trào yêu nước chống Pháp ở Khánh Hòa từ cuối thế kỷ
XIX đến năm 1930
Chương 3: Đặc điểm, tính chất, ý nghĩa của phong trào yêu nước chống Pháp
ở Khánh Hòa từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930


6

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ MẢNH ĐẤT, CON NGƯỜI VÀ TÌNH HÌNH
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KHÁNH HÒA TRƯỚC NĂM 1885
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và con người Khánh Hòa
1.1.1. Vị trí địa lý
Địa danh Khánh Hòa bắt đầu xuất hiện từ năm 1832 dưới triều vua Minh
Mạng, trấn Bình Hòa được đổi thành tỉnh Khánh Hòa. Sau đó tháng 10 năm 1975
tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên được sáp nhập gọi là tỉnh Phú Khánh, lấy tỉnh lụy tại
Nha Trang. Đến ngày 30 tháng 6 năm 1989, theo Nghị quyết của kỳ họp thứ 5 Quốc
hội khóa VIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách hai tỉnh ra
lại như cũ. Hiện nay (năm 2016) tỉnh Khánh Hòa gồm có 2 thành phố trực thuộc
tỉnh đó là: thành phố Nha Trang và thành phố Cam Ranh; 1 thị xã Ninh Hòa và 6

huyện: Vạn Ninh, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Cam Lâm, Trường Sa.
Khánh Hòa là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ của nước ta. “Trên
bản đồ Việt Nam, Khánh Hòa nằm ở tọa độ địa lý từ 108 040’33’’ đến 109027’55’’
kinh độ Đông và từ 11042’50’’ đến 12052’15’’ độ vĩ Bắc”[5, tr. 30].
Về giáp ranh giới: Phía Bắc Khánh Hòa giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp
tỉnh Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh ĐakLak và Lâm Đồng, phía Đông giáp biển
Đông. Khánh Hòa có hình dạng hẹp và thon ở hai đầu, có diện tích là 5.197km 2.
Khánh Hòa có vị trí đặc biệt quan trọng trong cả nước. Địa bàn tỉnh nằm trên
trục quốc lộ 1A và có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua; phía Tây Khánh Hòa
tựa lưng vào các tỉnh Tây Nguyên như ĐakLak, Lâm Đông vì vậy đây là cửa ngõ
xuống đồng bằng của một số tỉnh Tây Nguyên qua quốc lộ 26; là tỉnh có nhiều cảng
biển quan trọng, đặc biệt là cảng Cam Ranh, một trong ba cảng biển có điều kiện
thiên nhiên thuận lợi. Khánh Hòa còn có đường hàng không nằm trong hành lang
bay của đường bay nội địa Bắc – Nam. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt,
đường thủy và đường hàng không đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân Khánh
Hòa có thể phối hợp liên kết với các địa phương khác sau này khi phong trào yêu
nước chống Pháp phát triển hoặc gặp khó khăn. Bên cạnh đó, Khánh Hòa còn là
vùng đất nằm nhô ra xa nhất về phía biển Đông gần đường hàng hải quốc tế, vì vậy
rất thuận lợi cho vận tải viễn dương và dịch vụ đường thủy. Với vị trí đó đã tạo điều


7

kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa với tất cả các tỉnh
khắp mọi miền đất nước. Đồng thời là điều kiện thuận lợi để vào đầu thế kỷ XX các
sách báo yêu nước, chủ nghĩa Mác - Lênin và các trào lưu, tư tưởng tiến bộ nhanh
chóng được lan truyền đến Khánh Hòa giúp nhân dân Khánh Hòa có thể tiếp thu
những tư tưởng cứu nước mới, góp phần vào cuộc đấu tranh giải phóng đất nước.
Ngoài ra Khánh Hòa còn có vị trí địa lý có ý nghĩa chiến lược về mặc quốc phòng
vì tỉnh Khánh Hòa nằm gần đường hàng hải quốc tế và có huyện đảo Trường Sa.

1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Bên cạnh nằm ở vị trí vô cùng thuận lợi và có ý nghĩa hết sức quan trọng,
Khánh Hòa còn được thiên nhiên ưu đãi với nhiều điệu kiện tự nhiên hết sức thuận
lợi như:
Khánh Hòa là một trong những tỉnh có đường bờ biển dài và đẹp ở nước ta,
nó kéo dài từ mũi Đại Lãnh (Cap Varella) tới cuối Vịnh Cam Ranh và có chiều dài
khoảng 385km (tính theo mép nước). Bờ biển có nhiều loại khác nhau: bờ biển đá,
bờ biển cát, bờ biển vũng vịnh, trong đó bờ biển đá chiếm 2/3 còn lại là bờ biển cát.
Dọc bờ biển có nhiều vũng, vịnh, bãi triều, bãi cát trắng, với nhiều cửa lạch, đầm,
bán đảo, hàng trăm đảo lớn, nhỏ và vùng biển rộng với diện tích hàng trăm km 2, đây
là điều kiện thuận lợi để thiết lập các cảng biển, phát triển nghề nuôi trồng thủy hải
sản, làm muối, các dịch vụ du lịch và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn.
Như vậy với đường bờ biển dài và nhô ra xa về phía biển Đông đây là một
trong những điều kiện thuận lợi để thực dân Pháp dòm ngó và tiến hành xâm lược.
Nhưng nhân dân Khánh Hòa đã có ý thức chủ động trong việc xây dựng hệ thống
phòng thủ ở cửa biển Nha Trang, Rọ Tượng và Hòn Khói... nhằm ngăn chặn tàu
Pháp khi đặt chân đến đất liền.
Biển không chỉ đem lại cho Khánh Hòa phong cảnh đẹp, là lá phổi vĩ đại
điều tiết về môi trường mà nó còn là nơi thuận lợi cho các loài thủy hải sản sinh
sống, đồng thời đem lại nguồn thu nhập và ổn định đời sống kinh tế cho người dân
nơi đây. Vùng biển Khánh Hòa là một trong những vùng có tài nguyên biển khá
giàu và đa dạng về nguồn lợi sinh vật biển. Với vùng biển rộng và dài đã tạo điều
kiện thuận lợi cho nhân dân Khánh Hòa đánh bắt và khai thác thủy hải sản nhằm
thúc đẩy đời sống kinh tế phát triển.
Ngoài các đảo đá, ở Khánh Hòa còn có các đảo san hô ở Huyện đảo Trường
Sa. Trước cách mạng tháng 08 năm 1945, Trường Sa là một đơn vị hành chính
thuộc tỉnh Bà Rịa. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, Thống đốc Nam Kỳ


8


M.J.Krautheimer đã ký nghị định 4702/CP đặt quần đảo Trường Sa vào địa phận
tỉnh Bà Rịa.
Đến thời chính quyền Sài Gòn, ngày 22 tháng 10 năm 1956, Ngô Đình Diệm
đã kí sắc lệnh số 143 – NV đổi tên các tỉnh thành miền Nam Việt Nam, theo đó tỉnh
Bà Rịa – Vũng Tàu được đổi tên thành tỉnh Tuy Phước, quần đảo Trường Sa trực
thuộc tỉnh Tuy Phước. Ngày 06 tháng 09 năm 1973, chính quyền Sài Gòn sáp nhập
các đảo Trường Sa, An Bang, Sông Tử Đông, Song Tử Tây, Loại Ta, Thị Tứ, Nam
Yết, Sinh Tồn, Jtu Aba và các đảo phụ cận trên quần đảo Trường Sa vào xã Phước
Hải - quận Đất Đỏ - tỉnh Tuy Phước.
Sau khi thống nhất đất nước ngày 09 tháng 12 năm 1982, Hội đồng Bộ
trưởng nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam kí quyết định số 193/HĐBT tổ
chức thành lập huyện Trường Sa thuộc tỉnh Đồng Nai.
“Ngày 28 tháng 12 năm 1982, Nghị quyết của quốc hội khóa VII sáp nhập
huyện Trường Sa vào tỉnh Phú Khánh (gồm tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa); đến ngày
30 tháng 06 năm 1989, tỉnh Phú Khánh được tách ra thành 2 tỉnh Phú Yên và
Khánh Hòa, huyện đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Khánh Hòa”[4, tr. 37].
Huyện đảo Trường Sa bao gồm các đảo lớn nhỏ, bãi đá, bãi ngầm nằm trong
quần đảo Trường Sa. Huyện đảo Trường Sa nằm trên biển Đông, ở phía Đông và
Đông – Nam bờ biển nước ta, nằm ở tọa độ địa lý phạm vi 6 050’00’ vĩ độ Bắc và từ
111030’00’’ đến 117020’00’’ kinh độ Đông, cách Cam Ranh 248 hải lý, cách Vũng
Tàu 305 hải lý (tính từ đảo Trường Sa lớn). Quần đảo Trường Sa được chia làm 8
cụm: cụm Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm
(An Bang), Bình Nguyên. Ở huyện đảo Trường Sa có rất nhiều loại thực vật sinh
sống như: bang biển, mù u, các loại cây thân thảo như: cỏ công, cỏ xạ tử, sâm
nam… . Bên cạnh đó còn có các loại động vật như: rắn mối, đồi mồi, ốc tai tượng,
rùa biển, hải sâm, bào ngư … và đặc biệt có rất nhiều loại chim biển như chim yến,
chim nhạn… . Nhà bác học Lê Quý Đôn đã viết trong “Phủ Biên Tạp Lục” như sau:
“Các thứ chim có hàng ngàn, hàng vạn thấy người thì đậu quanh không tránh. Thứ
chim từng đàn che kín mặt đất, mặt trời tiếng kêu át tiếng sóng. Chim yến, chim

nhạn biển đẻ trứng trong các hốc đá nhiều vô kể. Nhiều người đi biển bị nạn trôi
dạt lên đảo nhờ trứng chim, thịt chim mà khỏi chết đói” [35, tr. 226].
Như vậy có thể thấy rằng huyện đảo Trường Sa là nơi có vị trí chiến lược, an
ninh, quốc phòng quan trọng của cả nước. Thông qua con đường biển có thể đến
được các nước như: Trung Quốc, Philippin, Malaysia, Inđônêxia và ngược lại bằng


9

con đường này các nước bạn sẽ có thể kéo quân đến xâm lược nước ta một cách
nhanh chóng và dễ dàng, ngoài ra đây cũng là con đường buôn bán hàng hải quốc tế
quan trọng. Huyện đảo Trường Sa còn góp bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc, là
lá chắn rất quan trọng bao quanh vùng biển và dải bờ biển nước ta, đồng thời có
nhiều tài nguyên biển có giá trị kinh tế, nhất là dầu khí.
Khánh Hòa là một tỉnh nằm trong khu vực Duyên Hải miền Trung, chịu ảnh
hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng vì Khánh Hòa nằm ở vĩ độ thấp lệch về
phía xích đạo, nằm sâu trong vùng nội chí tuyến nên khí hậu ở Khánh Hòa tương
đối ôn hòa, quanh năm nắng ấm, mát mẻ thường chỉ có hai mùa rõ rệt là: mùa mưa
và mùa nắng. Như vậy khí hậu ôn hòa mát mẽ, mùa mưa ngắn ít xảy ra thiên tai lũ
lụt, gió bão là điều kiện thuận lợi cho nhân dân Khánh Hòa trồng trọt các loại cây:
lương thực, công nghiệp, ăn quả; chăn nuôi thủy hải sản, gia súc và gia cầm.
Núi Khánh Hòa chiếm ¾ trong tổng số 5.535km2 diện tích toàn tỉnh phía Tây
– Nam bao trùm cả huyện Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Ở đây có nhiều núi cao, tập
trung mật độ lớn dọc ranh giới nối với cao nguyên Lâm Đồng. Các dãy núi cao này
làm bình phong che chắn không cho gió Tây – Nam khô nóng đổ mạnh vào vùng
đồng bằng Diên Khánh và Nha Trang tạo cho vùng này có khí hậu mát mẻ. Rừng ở
Khánh Hòa chiếm phần lớn là kiểu rừng nhiệt đới, bên cạnh đó còn có kiểu rừng á
đới, ôn đới núi cao nhưng không nhiều. Như vậy với địa hình đa phần là rừng núi,
đây là điều kiện thuận lợi để sau này góp phần giúp nhân dân Khánh Hòa rút quân
ẩn nấp vào rừng núi và phát huy lối đánh du kích gây cho Pháp nhiều tổn thất.

Khánh Hòa là một trong những tỉnh có nhiều sông ngòi. Dọc bờ biển thì
trung bình cứ từ 5 đến 7km có một cửa sông, suối đổ ra biển. Toàn tỉnh có khoảng
trên 40 con sông nhưng trong đó tiêu biểu có hai con sông chính là sông Cái Nha
Trang (còn gọi là sông Cù hay sông Phú Lộc) dài 75km và sông Cái Ninh Hòa (còn
gọi là sông Dinh, sông Vĩnh An hay sông Vĩnh Phú) dài 49km. Tuy hai con sông
này đều thuộc loại nhỏ trong khu vực Trung Bộ nhưng với tổng diện tích lưu vực
xấp xỉ bằng 3/5 diện tích toàn tỉnh. Những con sông trong tỉnh là nguồn cung cấp
nước và phù sa quan trọng cho nền nông nghiệp địa phương phát triển.
Như vậy, vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đã tạo cho Khánh Hòa có một vị
trí chiến lược quan trọng cả về kinh tế và quốc phòng. Những yếu tố đó rất quan
trọng giúp cho người dân Khánh Hòa có thể bám trụ và sinh sống lâu dài, là điều


10

kiện thuận lợi để nhân dân Khánh Hòa tổ chức cuộc đấu tranh chống Pháp xâm
lược.
1.1.3. Truyền thống đấu tranh của nhân dân Khánh Hòa trước năm 1885
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử để tồn tại và phát triển người dân Khánh
Hòa đã đoàn kết sống chan hòa bên nhau, chung lưng đấu cật, ứng phó với thiên
nhiên, vượt qua mọi khó khăn thử thách để xây dựng cuộc sống. Người dân Khánh
Hòa rất cần cù, sáng tạo, chịu khó trong lao động sản xuất và có tinh thần đoàn kết
giúp đỡ nhau, cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi vượt qua mọi khó khăn gian khổ trong
mối quan hệ tình làng nghĩa xóm và có tính cộng đồng rất cao. Cùng với quá trình
đấu tranh chinh phục thiên nhiên, người dân Khánh Hòa rất kiên cường, dũng cảm,
có tinh thần yêu nước, sẵn sàng xả thân cứu nước vì nghĩa lớn.
Khánh Hòa là một mảnh đất có bề dày lịch sử đấu tranh chống phong kiến và
các thế ngoại xâm.
Dưới thời Tây Sơn, để phát huy truyền thống đấu tranh yêu nước của dân
tộc, nhân dân Khánh Hòa đã tham gia ủng hộ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh

em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo chống ách thống trị của chúa
Nguyễn. Trong khoảng thời gian (1790 - 1795), trên địa bàn Diên Khánh, Nha
Trang đã diễn ra nhiều trận chiến quyết liệt giữa quân Nguyễn Ánh và Tây Sơn,
nhân dân Khánh Hòa đã nhiệt tình tham gia vào phong trào yêu nước do nhà Tây
Sơn lãnh đạo để chống Nguyễn Ánh. Tháng 09 năm 1792, vua Quang Trung qua
đời. Lợi dụng nhà Tây Sơn suy yếu Nguyễn Ánh đã đánh đổ nhà Tây Sơn. Năm
1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, đặt Niên hiệu Gia
Long lập ra nhà Nguyễn, lần đầu tiên trong lịch sử lãnh thổ Việt Nam được mở rộng
đặt dưới sự quản lý của Nguyễn Ánh. Dưới thời nhà Nguyễn, nhân dân Khánh Hòa
cũng như nhân dân cả nước phải chịu sự thống trị hà khắc của chế độ phong kiến
vua quan. Nhà Nguyễn đã thực thi nhiều chính sách trên tất cả các lĩnh vực kinh tế văn hóa - xã hội nhằm xây dựng, củng cố vương triều và để bảo vệ lợi ích dòng tộc
Nguyễn.
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược nước ta, sau những thất bại ban đầu nhà
Nguyễn đã không còn quyết tâm chiến đấu để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Dưới thời
vua Tự Đức cùng các quan lại triều thần không có khả năng tổ chức, tập hợp lực lượng
nhân dân để chống Pháp. Về đối ngoại vẫn tiếp tục chủ trương “bế quan tỏa cảng”, từ
chỗ nhân nhượng đi đến đầu hàng kẻ thù. Trong khi đó một bộ phận nhân dân đã nổi
lên chống Pháp mà tiêu biểu là khởi nghĩa Trương Định ở Nam Kỳ năm 1859.


11

Như vậy, kể từ năm 1858, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam trở nên chồng
chéo và gay gắt hơn, phong trào đấu tranh của nhân dân bước sang một giai đoạn
mới vừa chống áp bức, bóc lột của địa chủ, cường hào, mặt khác phải chống lại
cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp. Ở Khánh Hòa phong trào đấu tranh
của nhân dân diễn chủ yếu là chống áp bức, bóc lột, cường quyền, nhưng chưa nổ ra
các cuộc đấu tranh vũ trang chống Pháp. Bởi vì trước năm 1885, Pháp chưa tấn công
đánh chiếm Khánh Hòa, lúc này dưới triều Nguyễn cuộc sống của nhân dân vô cùng
khốn đốn cực khổ, nạn tham quan, ô lại lan tràn, xuất phát từ lợi ích tối cao của giai

cấp thống trị làm cho đời sống nhân dân Khánh Hòa nhất là giai cấp nông dân ngày
càng bị bần cùng hóa vì phải nộp nhiều tô thuế, bị bọn quan lại, cường hào địa
phương ức hiếp, lừa gạt, mua rẻ bán đắt; do đó đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội
diễn gay gắt: mẫu thuẫn giữa địa chủ, quan lại, cường hào với nhân dân Khánh Hòa.
Vì vậy, dưới thời nhà Nguyễn nhân dân Khánh Hòa từ miền xuôi đến miền
ngược đã nổi dậy chống lại chính sách cướp đoạt ruộng đất lập doanh điền, chống
chính sách thuế khóa, lao dịch nặng nề của Triều Nguyễn. Điển hình nhất là cuộc
đấu tranh của đồng bào miền núi dưới thời vua Minh Mạng năm 1824 – 1825.
Nguyên nhân bắt đầu từ việc cai quan Nguyễn Văn Xuân hà lạm sách nhiễu nhân
dân nên đồng bào ở 7 sách: La Vạn, Lục Vân, A Nhân, Ỷ Tuân, Làng Lò, Chế
Trang, Y Đống đã nổi lên đánh giết bọn lại dịch. Sau nhiều năm sự việc mới được
giải quyết và từ đây đồng bào ít người ở Bình Hòa mới bớt đi phần nào nỗi cơ khổ
vì nạn tham quan của quan lại địa phương.
Tiếp theo là phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi Khánh Sơn dưới
thời vua Thiệu Trị năm 1840 – 1847, phong trào còn được sự hỗ trợ của một số
người Kinh ở Nha trang và Cam Ranh. Tô Hạp – Tha Măng (Khánh Sơn) là một
vùng đất màu mỡ lại có nhiều lâm thổ sản quý. Vì vậy quan lại địa phương muốn
biến vùng đất này thành khu doanh điền nên đã cướp đoạt nương rẫy của đồng bào
người Raglai và biến họ thành những người làm công. Vì vậy, họ đã nổi dậy chống
lại bọn cường hào, lý dịch địa phương để lấy lại nương rẫy. Cuộc đấu tranh diễn ra
quyết liệt khiến cho quan sở tại phải cầu cứu quân lính ở huyện kéo về đàn áp đồng
bào Raglai. Tuy nhiên cuộc đấu tranh dù quyết liệt nhưng chỉ diễn ra trong một quy
mô nhỏ hẹp, không có người lãnh đạo, thiếu tổ chức chặt chẽ, vì thế đã không đem
lại kết quả như mong muốn của đồng bào. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh không dừng
lại ở đó, sau nhiều năm đấu tranh không thành, đồng bào đã cử một đoàn đại biểu


12

mang yêu sách ra Kinh đô Huế đòi nhà vua phải giải quyết. Đoàn đại biểu gồm 6

người: Phu Nhai, Thâm Bay, Quách, Cha Bân, Trin và Ra Thia. Đứng đầu là Phu
Nhai và Thâm Bay; đoàn được sự giúp đỡ của một số người kinh ở Nha Trang,
trong đó có ông Bảy Thanh là người hăng hái nhiệt tình nhất. Những người kinh ở
Nha Trang là những người trí thức yêu nước, họ đã giúp đỡ người Raglai thảo đơn
từ, yêu sách đối phó với nhà vua và các quan lại trong triều đình Huế. Trước sự đấu
tranh kiên quyết, với lí lẽ xác đáng, vua Thiệu Trị chấp nhận giải quyết yêu sách trả
lại đất rừng cho dân, giải thể khu doanh điền ở thung lũng Tô Hạp.
Như vậy, cuộc đấu tranh tuy diễn ra trong phạm vi hẹp, quy mô nhỏ nhưng
đã gây ra tiếng vang lớn, để lại bài học kinh nghiệm quý báu cho nhân dân Khánh
Hòa trong cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh giải phóng dân tộc sau này.
1.2. Tình hình kinh tế - xã hội ở Khánh Hòa trước 1885
1.2.1. Về kinh tế
- Nông nghiệp: Dưới thời phong kiến, nông nghiệp là một ngành kinh tế hết
sức quan trọng. Quyền sở hữu ruộng đất công là cơ sở quan trọng để chính quyền
phong kiến tồn tại bền vững. Tuy nhiên, đầu thế kỷ XIX dưới nhà Nguyễn ruộng đất
phần lớn tập trung vào tay của quan lại, địa chủ; nông dân chỉ được những phần đất
nhỏ và xấu, năng suất thấp đời sống rất cực khổ. Vì vậy nhiều người dân đã bỏ làng,
phiêu tán đi nơi khác kiếm sống, còn những người ở lại phải làm công cho địa chủ
hoặc nhận đất để làm nhưng phải chịu tô cao thuế nặng; ngoài ra thiên tai lũ lụt
thường xuyên xảy ra. Do đó ruộng đất bỏ hoang ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nguồn
thu chủ yếu của nhà nước chủ yếu là dựa vào nguồn thu thuế nhưng ruộng đất công
ngày càng suy giảm, vì vậy cần phải khôi phục ruộng đất công để khắc phục sự
khủng hoảng xã hội và củng cố xây dựng triều đại. Vua Gia Long và một số vị vua
đầu triều Nguyễn đã có những cố gắng trong việc khôi phục lại ruộng đất công bằng
cách cho thực hiện chính sách khẩn hoang nhưng kết quả đem lại còn rất hạn chế.
Tình hình ruộng đất ở Khánh Hòa cũng giống như tình trạng chung trên cả
nước, nạn kiêm tinh ruộng đất của giai cấp địa chủ càng diễn ra gay gắt. Năm 1804,
vua Gia Long chia đồn điền làm 2 loại: binh đồn điền và dân đồn điền.
Năm 1817, Gia Long ra quyết định lập khu dinh điền đầu tiên ở trấn Bình
Hòa (Khánh Hòa). Năm 1835, vua Minh Mạng ra quyết định mở rộng dinh điền ra

các tỉnh trong đó tỉnh Khánh Hòa được mở rộng vào 1836. Năm 1837, Minh Mạng
ra quyết định về làm ruộng doanh điền ở Khánh Hòa như sau: “Mỗi sở 2 xuất đội,
100 điền binh. Vụ cày cấy họp lại, xong việc rút về, hiện để 1 xuất đội, 30 biền binh


13

để dẫn nước vào ruộng, chăn nuôi trâu bò, canh giữ thú rừng. Đến khi lúa chín lại
hợp sức nhau lại thu hoạch, xong việc lại rút về, chỉ để lại một xuất đội 15 lính,
canh giữ ruộng, thóc giống và chăn nuôi trâu bò, lính được cấp một phương gạo, ở
lại thì cấp lương, ai về thì thôi”[23, tr. 65].
Nhà Nguyễn còn cho phép tư nhân đứng ra chiêu mộ dân nghèo tổ chức đi
vỡ hoang. Hình thức mộ dân này được thực hiện ở Nam Kỳ vào năm 1853, khi
Kinh lược sứ Nguyễn Tri Phương và phó sứ Phan Thanh Giản đề xuất với vua “Ai
mộ được 30 người lập ấp miễn thuế, miễn lao dịch suốt đời; ai mộ được 50 người
được thưởng Chánh cửu phẩm bá hộ; ai mộ được 100 người thưởng Chánh bát
phẩm bá hộ và được giữ chức tổng lý. Các dân mộ được miễn thuế ruộng và thuế
dân 10 năm”. Ở Khánh Hòa hình thức khai hoang này được thực hiện năm 1855
[35, tr. 128].
Các vua Triều Nguyễn còn đề ra và thay đổi một số chính sách nhằm khuyến
khích dân tự tổ chức khai hoang và sản xuất. Năm 1840, nhà nước ban thưởng cho
những đồn điền có năng suất, sản lượng cao điều này được thể hiện: “Năm 1840, ở
Khánh Hòa khẩn hoang được 140 mẫu, thu 22300 hộc thóc, thưởng 100 quan. Theo
quy định năm 1855, ruộng khai hoang được sẽ

biến thành ruộng tư thuộc

sở hữu của người dân và có quyền thừa kế”[35, tr. 128].
Mặt dù, đã thực hiện nhiều chính sách nhưng nhà Nguyễn vẫn không giải
quyết được vấn đề ruộng đất, mặt khác tình trạng nông dân phiêu tán bỏ hoang

ruộng đất ngày càng nhiều. Trước tình hình đó, các ông vua nhà Nguyễn đề ra các
chính sách biện Pháp để ngăn chặn nạn dân phiêu tán trong cả nước. Năm 1864, vua
Tự Đức quy định lệ ban thưởng cho những người có công khai hoang như sau: “Ở
Khánh Hòa, hễ người nào mộ được 20, 30 đinh ruộng khẩn sẽ được 50, 60 mẫu thì
chuẩn cho miễn ra lính và thuế thân suốt đời; mộ được 40, 50 đinh, khẩn ruộng
trên dưới 100 mẫu thì được thưởng tòng Cửu phẩm bá hộ, được lãnh lý trưởng
thôn; mộ được 150 đinh, khẩn ruộng trên dưới 300 mẫu thì được thưởng tòng Bát
phẩm bá hộ, được lãnh chức cai tổng...”[25, tr. 72].
Khi thực dân Pháp âm mưu mở rộng phạm vi đánh chiếm ra Bắc và Trung
Kỳ, nhà Nguyễn khuyến khích nhân dân khẩn hoang theo cả 3 hình thức: đồn điền,
doanh điền và đồn sơn phòng. Khánh Hòa cũng thực hiện khẩn hoang theo các hình
thức trên, nhờ đó diện tích đất tăng lên nhanh chóng. Tuy nhiên việc gia tăng ruộng


14

đất cũng không thể bù lại được với tình trạng dân lưu tán, ruộng đất bị bỏ hoang.
Năm 1866 theo báo cáo của các tỉnh cả nước có 900.000 mẫu ruộng bỏ hoang.
Nhìn chung, đầu thế kỷ XIX đến trước năm 1885, tình hình ruộng đất và
nông nghiệp ở Khánh Hòa có những biến đổi nhất định. Diện tích ruộng đất tăng
nhờ hoạt động khai hoang, phục hóa của nhân dân địa phương. Tuy nhiên tình trạng
phân hóa ruộng đất vẫn diễn ra chậm chạp, diện tích công điền vẫn chiếm tỷ lệ cao.
Bởi thiên tai lũ lụt, hạn hán thường xuyên xảy ra, sâu bệnh phá hoại mùa màng, sản
xuất nông nhiệp mang nặng tính chất độc canh, tuyệt đại bộ phận diện tích canh tác
được đem trồng lúa, kỹ thuật canh tác lạc hậu, trình độ quản lý kinh tế của nhà nước
còn yếu kém, vì vậy dẫn đến nạn đói liên tục xảy ra và nạn trộm cướp trở nên phổ
biến. Bên cạnh đó, bộ máy quan lại, địa chủ, cường hào ở địa phương ra sức nhũng
nhiễu, cướp đoạt ruộng đất của người nông dân và thu những khoản thuế hết sức
nặng nề. Vì vậy khiến cho người nông dân bỏ đồng ruộng, nhà cửa đi phiêu tán
khắp nơi, do đó nền kinh tế nông nghiệp bị đình đốn và sút kém nghiêm trọng,

chính sách khẩn hoang được thực hiện nhưng vẫn không đem lại kết quả.
Tuy nhiên, những chính sách và biện pháp khẩn hoang của nhà Nguyễn được
thực hiện trên quy mô cả nước nói chung trong đó có Khánh Hòa, nó góp phần
mang lại một số hiệu quả thiết thực: góp phần vào việc giữ gìn biên giới, mở rộng
diện tích canh tác và tăng sản lượng nông nghiệp, đảm bảo trị an xã hội, tăng cường
sự phòng thủ cho đất nước và phần nào tạo công ăn việc làm cho lực lượng dân
nghèo khó.
- Thủ công nghiệp: Khác với kinh tế nông nghiệp, kinh tế thủ công nghiệp ở
Khánh Hòa ở thời kỳ đầu triều Nguyễn có bước phát triển nhất định. Các nghề thủ
công truyền thống phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng khá
phát triển. Trong tỉnh nhân dân làm nhiều ngành nghề thủ công truyền thống như: Ở
Phú Lộc (Diên Khánh) có nghề đúc đồng. Ở Nha Trang có nghề dệt chiếu (Ngọc
Hội – Phú Vinh – Vĩnh Điềm), nghề gốm (Lư Cấm), nghề vôi ở (Phương Sơn, Diên
Điền). Bên cạnh đó Khánh Hòa là tỉnh có đường bờ biển dài, có nhiều sông, suối,
đầm, hồ rất thuận lợi cho phát triển nghề đánh bắt cá, nghề buôn bán đường sông,
đường biển tạo điều kiện cho nghề đóng thuyền gỗ ra đời, chủ yếu phục vụ cho
thương nhân Hoa Kiều và ngư dân ở Nha Trang. Ngoài ra, còn có nghề khai thác
yến sào, đây là một loại sản vật quý hiếm để dâng cho vua.


15

- Thương nghiệp: So với sản xuất thủ công nghiệp thì thương nghiệp phát
triển hơn. Vua Minh Mạng vẫn thường gửi cho các sứ bộ đi sắm đồ cần thiết cho
triều đình Huế tại Philippin, Niu Dilân, Inđonesia, Trung Hoa, Thái Lan và Nhật
Bản. Ngoài ra triều Nguyễn vẫn tiếp nhận người Hoa, người Miên và các dân tộc
thiểu số khác. Năm 1869, Tự Đức cho phép dân thường ra nước ngoài để buôn bán.
Dưới thời vua Minh Mạng, Tự Đức, thương nghiệp ở Khánh Hòa diễn ra khá sôi
động. Có 14 chợ lớn nhỏ, buôn bán sầm uất. Một trong những đóng góp quan trọng
của người Hoa đối với sự phát triển của nền kinh tế Khánh Hòa là họ bỏ vốn cùng

với một số người Việt xây dựng các chợ ven sông như: chợ Mỹ Hiệp (Ninh Hòa),
Tân Mỹ (Vạn Ninh), chợ Thanh Minh (Diên Khánh), chợ Mới (Vĩnh Điềm – Nha
Trang). Những chợ này dần dần trở thành các trung tâm buôn bán lớn trong tỉnh.
Đặc biệt, chợ Mới (Vĩnh Điềm) do người Hoa và một số người Việt xây dựng vào
cuối thế kỷ XVIII, đã trở thành thị cảng và là một trung tâm thương mại quốc tế đầu
tiên của Khánh Hòa trong suốt thế kỷ XIX.
Chợ Mới (Vĩnh Điềm) có quan hệ buôn bán rộng rãi với thương nhân trong
nước (Hội An) và ngoài nước: Indonessia, philippin,Thailan, Nhật Bản và Trung
Hoa. Hàng hóa từ chợ Mới xuất ra nước ngoài có: Trầm, kỳ, yến sào, gốm, chiếu,
nước mắm và gỗ. Hàng nhập từ nước ngoài vào chủ yếu là hàng Trung Quốc gồm:
thuốc bắc, tơ lụa, thuốc phiện, lợn. Thời kỳ này hệ thống đường xá cầu cống được
nhà nước quan tâm xây dựng nên việc đi lại chuyên chở hàng hóa giữa các vùng
trong và ngoài tỉnh rất thuận lợi và dễ dàng.
Về chế độ thuế khóa: Dưới thời nhà Nguyễn do chính quyền không có nhiều
ruộng đất phong cấp cho quan lại nên đã thu thuế nặng để phát lương và chi dùng
cho các khoản khác của chính quyền địa phương. Nhà nước thu rất nhiều loại thuế:
thuế đinh, thuế điền, thuế sản vật, thuế thương nghiệp... trong đó thuế đinh và thuế
điền là 2 thứ thuế nặng nề nhất khiến cho nông dân ngày càng bị bần cùng hóa.
Điều này được thể hiện:
“Năm 1819, Khánh Hòa có hơn 5000 dân đinh, ruộng canh tác là 12.593
mẫu nhưng đóng thuế 6.539 hộc thóc, 16.431 quan, 111 lạng bạc
Năm 1898, số dân đinh khoảng 11.218 người, ruộng canh tác là 29.154 mẫu,
phải đóng thuế 18.516 hộc thóc, 17.909 quan”[35, tr. 131].
Ở Khánh Hòa, các dân tộc thiểu số cũng bị bọn quan lại địa phương, bọn lái
buôn lừa gạt, mua rẻ bán đắt, chúng đổi những sản phẩm rẻ tiền ở đồng bằng lấy
những sản vật miền núi. Chính Tự Đức cũng phải thừa nhận: “Vua vui thì dân khổ,


16


trên được ít thì dưới tổn hại, chẳng qua quan lại múa may gấy mực khuynh nhường
phép nước, ta tự hại dân”. [24, tr. 104 - 105]
Như vậy, sự thống trị hà khắc bóc lột nặng nề của vua quan nhà Nguyễn trên
lĩnh vực kinh tế đã làm cho đời sống nhân dân Khánh Hòa vô cùng cơ cực. Mâu
thuân giữa các tầng lớp nhân dân với vua quan phong kiến ngày càng gay gắt.
1.2.2. Về xã hội
Khánh Hòa là một trong những tỉnh đông dân ở miền Trung. Trên địa bàn
tỉnh Khánh Hòa có 32 dân tộc anh em cùng sinh sống như: Kinh (Việt), Chăm,
Raglai, Hoa, Cơho, Êđê, Tày, Nùng, Gié – Triêng, Mường, Thái, Mông, Chu ru,
Xtiêng, Bana, … Trong số đó người Chăm và Raglai là hai tộc người vốn định cư từ
rất sớm được coi là cư dân bản địa của Khánh Hòa. Họ là những người đầu tiên đã
đặt chân đến khai phá và đấu tranh với thiên nhiên xây dựng vùng đất này. Từ năm
1653, chúa Nguyễn Phúc Tần chiếm cứ vùng đất mới từ sông Phiên Lang (Phan
Rang) trở ra đến Phú Yên, cho lập hai phủ Thái Khang (gồm 2 huyện Quảng Đức
và Tân Định) và phủ Diên Ninh (gồm 3 huyện: Phước Điền, Vĩnh Xương, Hoa
Châu) từ đó vùng đất Khánh Hòa ngày nay trở thành một bộ phận của lãnh thổ nước
Đại Việt, những lớp người Việt đầu tiên vốn là lưu dân, dân mộ, tù binh... từ các
tỉnh miền Bắc - Trung lần lượt di dân vào định cư, sinh sống ở Khánh Hòa góp phần
cùng với các dân tộc anh em bản địa từng bước khai phá xây dựng làng, xóm sầm
uất phồn vinh. Cuộc di dân của người Kinh trải qua nhiều đợt và kéo dài mãi về sau
này, vì vậy làm cho dân số ở Khánh Hòa tăng lên nhanh chóng.
Bức tranh về thành phần dân tộc ở Khánh Hòa trở nên phong phú hơn bên
cạnh người Chăm, Raglai, người Kinh còn có người Hoa. Cuối thế kỷ XVIII đến
đầu thế kỷ XIX, một bộ phận người Hoa từ các tỉnh ven biển Nam Trung Quốc như:
Hải Nam, Quảng Đông đến lập nghiệp, ban đầu người Hoa sinh sống ở Thanh Minh
(Diên Lạc), sau đó chuyển dần xuống phía Đông hình thành nên khu phố và chợ
Thành. Ở Khánh Hòa, dân cư không đồng đều giữa các dân tộc; người kinh và
người Hoa sống chủ yếu ở thành phố, thị trấn, vùng đồng bằng và nông thôn. Còn
các dân tộc ít người Chăm, Raglai sống chủ yếu ở miền núi.
Mỗi dân tộc có những đặc điểm, sắc thái văn hóa riêng như: phong tục, tập

quán, tín ngưỡng, tiếng nói, chữ viết...nhưng tất cả đều được thống nhất trong tính
đa dạng và phát triển trong nền văn hóa chung. Các cư dân sống trên mảnh đất
Khánh Hòa họ luôn đoàn kết chặc chẽ bên nhau để sống, lao động và sản xuất.


17

Tiểu kết chương 1
Như vậy, Khánh Hòa là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ nước ta, có
vị trí địa lý hết sức thuận lợi. Địa bàn tỉnh nằm trên trục quốc lộ 1A và có tuyến
đường sắt Bắc - Nam chạy qua; là cửa ngõ xuống đồng bằng của một số tỉnh Tây
Nguyên qua quốc lộ 26; là tỉnh có nhiều cảng biển quan trọng. Với vị trí đó đã tạo
điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa giữa Khánh Hòa với tất cả các
tỉnh trên mọi miền đất nước.
Từ xưa đến nay nhân dân Khánh Hòa luôn có tinh thần đấu tranh. Dưới thời
Tây Sơn, nhân dân đã tham gia ủng hộ cuộc khởi nghĩa Tây Sơn do ba anh em
Nguyên Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo và đấu tranh chống lại chính sách
thống trị của vua quan nhà Nguyễn. Như vậy, với vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
thuận lợi và truyền thống đấu tranh kiên cường bất khuất sẽ góp phần giúp nhân dân
Khánh Hòa tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước trong cuộc đấu tranh chống
thực dân pháp xâm lược từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1930.


18

CHƯƠNG 2
PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP Ở KHÁNH HÒA
TỪ CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẾN NĂM 1930
2.1. Phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân Khánh Hòa cuối thế kỉ
XIX

2.1.1. Phong trào chống Pháp hưởng ứng chiếu Cần Vương ở Khánh Hòa
(1885 – 1888)
2.1.1.1. Bối cảnh lịch sử
Lịch sử dân tộc Việt Nam từ thời dựng nước tới nay là lịch sử của một dân
tộc anh hùng, không ngừng đấu tranh kiên cường để chinh phục thiên nhiên, chiến
thắng mọi kẻ thù xâm lược để tồn tại và phát triển. Cùng với cả dân tộc, nhân dân
Khánh Hòa vừa xây dựng cuộc sống, vừa liên tục đấu tranh chống kẻ thù để giữ gìn
mảnh đất thân yêu do mình tạo dựng lên.
Cuối thế kỷ XIX, nhà Nguyễn lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy vong và
trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây. Ngày 01 tháng 09
năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công vào bán đảo Sơn Trà, rồi tiếp tục đánh
chiếm 6 tỉnh Nam kỳ, sau đó đánh chiếm Bắc kỳ. Trước sự xâm lược của bọn thực
dân nhiều địa phương trong cả nước và nhân dân đã nổi dậy kháng chiến chống
quân Pháp xâm lược. Tuy nhiên, nhà Nguyễn lần lượt kí với Pháp các bản hiệp ước;
ngày 06 tháng 06 năm 1884, hiệp ước Patơnốt (Giáp Thân) được kí kết; đánh dấu sự
đầu hàng hoàn toàn của nhà Nguyễn trước sự xâm lược của thực dân Pháp. Trước
thực tế đó, nhân dân cả nước vẫn tiếp tục đấu tranh chống Pháp. Trong triều đình
Huế phe chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết có chủ trương đứng dậy chống
Pháp. Tôn Thất Thuyết trở thành cái gai trong mắt người Pháp muốn loại bỏ. Ngày
27 tháng 06 năm 1885, được sự đồng ý của Pari, CuốcXy đưa 4 đại đội lính thủy
đánh bộ và hai tàu chiến đến Huế với ý định loại trừ phe chủ chiến và giải tán quân
đội tập trung của triều đình, bắt cóc người cầm đầu là Tôn Thất Thuyết. Thực hiện


19

mưu đồ sẵn có, CuốcXy đã mời các viên phụ chính đến sứ quán Pháp để nghị sự
nhưng Tôn Thất Thuyết đã cảnh giác cáo bệnh không đi. Trước tình thế đó, biết
được âm mưu của địch nên Tôn Thất Thuyết đã quyết định nổ súng trước nhằm
giành thế chủ động.

Đêm ngày 04 rạng sáng ngày 05 tháng 07 năm 1885, hai đạo quân của triều
đình cùng lúc nổ súng vào các căn cứ Pháp tại Huế. Đạo thứ nhất do Tôn Thất Lệ
chỉ huy vượt qua sông Hương đánh tòa Khâm sứ Pháp; đạo thứ hai do Trần Soạn
chỉ huy đánh đồn Mang Cá góc Đông – Bắc thành Huế. Cuộc chiến đấu diễn ra vô
cùng ác liệt, tuy nhiên kết quả lại không như mong đợi, cuộc phản công bị thất bại.
Sau đó, Tôn Thất Thuyết đã đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng dời kinh đô
Huế chạy ra Sơn Phòng Tân Sở (Quảng Trị) và tại đây ngày 13 tháng 07 năm 1885,
ông nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương lần thứ nhất. Sự kiện này được
ghi chép trong sách “Đại Nam Thực Lục Chính Biên”, tập 36, của Quốc sử quán
triều Nguyễn như sau: “Ngày Ất Mão, kinh thành có việc, Tôn Thất Thuyết kèm vua
vâng mệnh ba cung (Từ Dũ, Trang Ý, Học Phi), ngự giá chạy ra Bắc, giờ ngọ mới
đến xã Văn Xá, nghỉ một chút Thuyết tức thì kèm vâng lệnh vua, đêm qua tình hình
vua phải ra đi, thông báo cho thiên hạ Cần Vương, lần lượt tư cho Nam Bắc tuân
làm”[26, tr. 221].
Ở Quảng Trị một thời gian để tránh sự truy lùng gắt gao của quân Pháp, Tôn
Thất Thuyết lại đưa vua Hàm Nghi vượt qua đất Lào đến Sơn Phòng Ấu Sơn. Tại
đây vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương lần hai vào ngày 20 tháng 09 năm
1885. Hai tờ chiếu này đã tố cáo âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp,
đồng thời kêu gọi nhân dân và các văn thân, sĩ phu yêu nước trên cả nước đứng lên
chống thực dân Pháp giúp vua cứu nước, điều này đã được nhân dân cả nước tích
cực hưởng ứng.
Từ đó một phong trào yêu nước chống Pháp hưởng ứng chiếu Cần Vương
của nhân dân các tỉnh đã diễn ra sôi nổi kéo dài đến cuối thế kỷ XIX. Đặc biệt nhân
dân và các sĩ phu yêu nước Khánh Hòa cũng lập tức hưởng ứng chiếu Cần Vương.
Năm 1885, phong trào chống Pháp hưởng ứng chiếu Cần Vương trên địa bàn Khánh
Hòa dưới sự lãnh đạo của Trịnh Phong đã nổ ra trong bối cảnh lịch sử đó.
2.1.1.2. Phong trào Bình Tây cứu quốc đoàn (1885 - 1886)
* Vài nét về Trịnh Phong
Trịnh Phong là người làng Phú Vinh, tổng Xương Hà, huyện Vĩnh Xương
(nay là xã Vĩnh Thạnh – thành phố Nha Trang), xuất thân trong một gia đình võ,



20

Trịnh Phong sớm tinh thông võ nghệ. Ông thi đậu cử nhân vào năm 1864, giữ chức
đề đốc Quảng Nam nhưng trước dã tâm xâm lược của Pháp, triều đình quá ươn hèn
nên ông đã từ quan về quê sinh sống.
Trở về quê, Trịnh Phong dốc sức chuẩn bị lực lượng. Trước sức ép và ảnh
hưởng của phe chủ chiến, các đội hương binh tại các địa phương được phép thành
lập theo chỉ dụ của triều đình, họ được trang bị các loại vũ khí: cung, tên, giáo,
mác… sau này họ đã trở thành lực lượng nòng cốt trong đội quân ứng nghĩa Cần
Vương ở Khánh Hòa. Triều đình cho thành lập các đội hương binh tại địa phương
việc làm này được thể hiện trong tác phẩm Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 27, của
Quốc sử quán triều Nguyễn có chép: “Từ cuối những năm 20 của thế kỷ XIX để
chuẩn bị bố phòng giặc tại địa bàn mỗi tỉnh đều có cho tổ chức ra các đạo hương
binh”[27, tr. 57]. Bên cạnh đó với uy tín và đức độ của mình, Trịnh Phong đã tập
hợp những người tình nguyện để tổ chức huấn luyện họ tại căn cứ Xuân Sơn – Cửu
Khúc, thanh niên trai tráng ngày đêm luyện tập võ thuật chờ ngày khởi binh vì
nghĩa lớn. Thực tế đó đã được thực dân Pháp khẳng định trong một báo cáo ngày 12
tháng 06 năm 1886: “Thủ lĩnh chính của bọn phiến loạn Khánh Hòa là Trịnh
Hoàng Phong, người làng Phú Vang”[33, tr. 59].
*Diễn biến của phong trào Bình Tây cứu quốc đoàn (1885 - 1886)
Năm 1885, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, ở Khánh Hòa
nhân dân và các văn thân, sĩ phu yêu nước đã dấy lên phong trào ứng nghĩa Cần
Vương hết sức sôi nổi. Đặc biệt Trịnh Phong đã đứng lên tiếp tục tập hợp lực lượng
để chuẩn bị chống Pháp.
- Chuẩn bị lực lượng: Tham gia phong trào trong những ngày đầu cùng với
Trịnh Phong có các ông như:
Ở vùng Nam Khánh Hòa có: Nguyễn Trung Mưu (Đại Điền – Diên Khánh),
Lê Nghị (Phú Ân – huyện Vĩnh Xương nay là xã Diên An – huyện Diên Khánh),

Nguyễn Khanh, Nguyễn Dị, Nguyễn Lương (cả ba ông đều là anh em ruột cùng ở
Võ Cạnh – Nha Trang nay thuộc thôn Võ Dõng – xã Vĩnh Trung – thành phố Nha
Trang).
Ở vùng Bắc Khánh Hòa có: Trần Đường (Hiền Lương - huyện Vạn Ninh),
Phạm Chánh, Phạm Long (cả hai là hai cha con cùng ở Hội Khánh – xã Vạn Long –
huyện Vạn Ninh nay là xã Vạn Khánh – huyện vạn Ninh), Nguyễn Sum (là người
cùng quê với Phạm Chánh). Các ông đã ra sức chiêu mộ nghĩa binh và nhanh chóng
hội quân với Nam Khánh Hòa.


21

Các ông đều là những người tài giỏi và có uy tín trong nhân dân, đã đứng lên
thành lập phong trào “Bình Tây cứu quốc đoàn” kêu gọi nhân dân gia nhập nghĩa
quân, đóng góp lương thực nuôi quân, rèn vũ khí luyện tập quân sĩ sẵn sàng chiến
đấu chống Pháp xâm lược. Vì vậy sau khi dựng cờ khởi nghĩa phong trào đã được
đông đảo các tầng lớp nhân dân Khánh Hòa hưởng ứng tham gia.
Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập, sau lễ tế cờ tại Xuân Sơn các văn thân,
sĩ phu và nghĩa quân tham gia phong trào “Bình Tây cứu quốc đoàn” đã suy tôn
Trịnh Phong làm “Bình Tây đại tướng”, Nguyễn Trung Mưu làm “Bình Tây phó
tướng”, Trần Đường giữ chức “Tổng trấn”, Nguyễn Dị và Phạm Chánh giao cho
chức “Tham tán”, Lê Nghị giữ chức “Quản trấn”, Nguyễn Sum giữ chức “Hiệp
trấn”, Nguyễn Khanh giữ chức “Tán tương quân vụ”, Nguyễn Lương giữ chức
“Kiểm biện lo việc binh lương”, Phạm Long giữ chức “Nhiếp binh” [7, tr. 19].
Dưới sự lãnh đạo của Trịnh Phong, phong trào yêu nước chống Pháp của
nhân dân Khánh Hòa bùng nổ vào đầu tháng 08 năm 1885. Sự bùng nổ của phong
trào là kết quả của quá trình chuẩn bị nhiều năm trước đó, do đó phong trào ở
Khánh Hòa diễn ra khá nhanh chóng.
- Diễn biến của phong trào Bình Tây cứu quốc đoàn (1885 - 1886)
+ Trong thời gian từ tháng 08/1885 đến 07/1886

Trong thời gian từ tháng 08 đến tháng 10 năm 1885: Trịnh Phong tiếp tục
phát triển lực lượng, kêu gọi nhân dân tích cực ủng hộ nhân tài, vật lực và xây dựng
hệ thống phòng thủ dọc bờ biển để chống Pháp, đồng thời tiến hành đánh chiếm
thành Diên Khánh. Những ngày đầu tháng 08 năm 1885 khi phong trào mới nổ ra,
nghĩa quân không tấn công đánh chiếm tỉnh thành ngay mà chủ yếu phát động nhân
dân trong toàn tỉnh tham gia ứng nghĩa Cần Vương ủng hộ vua Hàm Nghi và ra sức
phát triển lực lượng, xây dựng hệ thống phòng thủ ở bờ biển, đồng thời liên hệ với
phong trào Cần Vương ở các tỉnh Trung Bộ để sẵn sàng chiến đấu chống Pháp khi
chúng chưa đổ bộ đến Khánh Hòa. Bộ chỉ huy đã khẩn trương thành lập các quân
khu. Toàn tỉnh Khánh Hòa được chia làm hai quân khu:
Quân khu Bắc, giao cho Tổng trấn Trần Đường trực tiếp chỉ huy, tổng hành
dinh đóng ở núi Phổ Đà (Bồ Đà). Lực lượng nghĩa quân của quân khu Bắc gồm:
đạo quân đóng ở Dốc Thị do Trần Đường chỉ huy và đạo quân đóng ở Tu Bông do
các ông Phạm Chánh, Phạm Long và Nguyễn Sum chỉ huy.
Quân khu Nam, do Trịnh Phong chỉ huy. Sau một thời gian chuẩn bị tập hợp
lực lượng, Trịnh Phong kéo đến đánh chiếm thành Diên Khánh, bọn quan lại nhà


22

Nguyễn ươn hèn, sợ hãi trốn chạy khỏi thành. Chiếm được thành Diên Khánh,
Trịnh Phong huy động nhân dân chủ động đắp đập ngăn sông Cái và cho đóng bộ
chủ huy kháng chiến tại đây nhằm tổ chức cuộc đấu tranh chống Pháp, nơi đây cũng
trở thành trung tâm của cuộc kháng.
Đối với khu vực ngoại vi thành Diên Khánh, giao cho phó tướng Nguyễn
Trung Mưu hỗ trợ khi cần thiết. Trịnh Phong giao cho 3 anh em Nguyễn Khanh,
Nguyễn Dị, Nguyễn Lương tích trữ lương thực, quyên góp tiền bạc và tổ chức nghĩa
quân tăng gia sản xuất tại các căn cứ Xuân Sơn – Cửu Khúc nhằm tự túc một phần
lương thực.
Sau khi đánh chiếm được thành Diên Khánh nghĩa quân đã làm chủ ở các

huyện, phủ cho đến tận thôn xóm, tạo được niềm tin và sự tin cậy đối với nhân dân
địa phương. Vì vậy nhân dân đã tích cực ủng hộ nhân tài, vật lực cho nghĩa quân.
Thanh niên hăng hái gia nhập vào đội ngũ kháng chiến, một bộ phận binh lính triều
đình tự nguyện đứng về phía nhân dân, lực lượng nghĩa quân buổi đầu khoảng
2.000 quân, sau tăng lên khoảng 5.000 quân. Vũ khí trang bị cho nghĩa quân phần
lớn là giáo mác, gươm trường, cung tên là chính, còn có mấy trăm khẩu súng hỏa
mai cũ của một số cơ binh và một vài khẩu thần công nhưng sức công phá rất hạn
chế. Đặc biệt, nghĩa quân còn có một xưởng đúc vũ khí ở núi Xuân Sơn và thôn Phú
Lộc (thuộc tổng Trung Châu – Diên Khánh) do ông Võ Văn Thời (quê ở Bến Đức Long An) trước kia đã từng tham gia đúc súng cho nghĩa quân Trương Định phụ
trách. Nhân dân đã tình nguyện quyên góp mâm thau, nồi đồng, vật liệu bằng sắt
cho cơ xưởng để chế tạo vũ khí, nghĩa quân đã chế tạo được các loại vũ khí như:
thần phong, hỏa hổ, phi kim, phi tiễn, địa lôi phục…, ngoài ra nhân dân địa phương
còn sử dụng các loại chông tre, hầm chông làm thành trận địa sẵn sàng đánh Pháp
khi chúng đổ bộ lên thành Diên Khánh bằng đường biển.
Bộ chỉ huy nghĩa quân đã cho xây dựng một hệ thống phòng thủ dọc bờ biển
và các vị trí xung yếu như: ở khu Nam có chốt cửa biển Nha Trang, đồi Trại Thủy
và Rọ Tượng; ở khu Bắc có tiền đồn Hòn Khói, đèo Dốc Thị và Tu Bông. [32]
Sau khi đánh chiếm kinh thành Huế, ngày 19 tháng 07 năm 1885 thực dân
Pháp mở đợt càn quét dài (từ tháng 07 năm 1885 đến tháng 03 năm 1886) nhằm
truy bắt vua Hàm nghi và đánh chiếm các tỉnh còn lại ở miền Trung. Tháng 08 năm
1885 Pháp đánh chiếm Khánh Hòa, khi quân Pháp dùng tàu chiến đổ bộ lên cửa Cù
Huân (Nha Trang). Vừa được tin Trịnh Phong liền giao thành Diên Khánh cho Lê


23

Nghị, Nguyễn Khanh, Nguyễn Dị và Nguyễn Lương trấn giữ. Còn ông trực tiếp ra
mặt trận chỉ huy nghĩa quân chiến đấu với Pháp.
Quân Pháp vừa đổ bộ đến, bị nghĩa quân của Trịnh Phong chủ động chặn đánh
ở: cửa sông Cù Huân (xóm Cồn – Nha Trang), bến Trường Cá, Hòn Đá Lố, Hòn

Thơm, đồn Trại Thủy… thời gian đầu do có sự chuẩn bị chu đáo từ trước, lại thông
thuộc địa hình và được nhân dân hết lòng giúp đỡ, che chở, nghĩa quân đã mưu trí dụ
địch vào sâu rồi thực hiện lối đánh du kích, chia cắt, phân tán đội hình gây cho chúng
nhiều thiệt hại. Nhưng sau khi nắm rõ địa hình, với ưu thế về vũ khí hiện đại và kỹ
chiến thuật của đội quân nhà nghề, Pháp đã phá vỡ được phòng tuyến dọc bờ biển
của nghĩa quân ở Nha Trang và tiến lên bao vây chiếm thành Diên Khánh.
Bên trong thành Diên Khánh, Lê Nghị cùng Nguyễn Khanh đem hết tài mưu
lược chỉ huy nghĩa quân chiến đấu, lực lượng nghĩa quân trong thành có khoảng
2.000 người, được trang bị chủ yếu bằng gươm, giáo, cung tên, với một số lượng
súng, phần lớn là súng hỏa mai, súng thần công được bố trí ở các góc thành, sức
công phá rất hạn chế. Với hệ thống phòng thủ tường cao hào sâu, nghĩa quân cùng
với Lê Nghị đã chiến đấu hết sức dũng cảm giữ được thành trong suốt 21 ngày đêm
gây cho địch nhiều thiệt hại. Nhưng do Pháp tiến hành cuộc vây hãm kéo dài làm
cho lương thực, vũ khí trong thành cạn dần. Nhân đó quân Pháp đắp những mô đất
cao, đặt pháo bắn vào làm cho các kho lương thực, vũ khí bốc cháy dữ dội. Trong
trận giữ thành Lê Nghị đã bị bắt cùng một số tướng lĩnh khác, ông bị chúng đem ra
xử tử nhưng nhờ con gái xin ra thế mạng cho cha nên Pháp tha cho ông án tử hình
và bắt đi đày, ba năm sau ông mất, mộ của ông hiện nay vẫn còn ở Gò Miểu Bà Sáu
(gần chùa Thiên Hội – thôn Phú Ân Nam – xã Diên An – Diên Khánh).
Trước tình hình đó, Trịnh Phong quyết định cho quân rút khỏi thành, ông cho
người mật báo với Lê Thiện Thuật và Lê Thiện Kế (ở Đá Lố) mang quân về phối
hợp đánh giải vây cho quân ta. Trận đánh giải vây thành Diên Khánh sau 21 ngày
đêm bám trụ giữ thành đã thành công nhưng cuối cùng thực dân Pháp đã chiếm
thành Diên Khánh. Sau khi nghĩa quân được giải vây liền rút khỏi thành Diên
Khánh, Trịnh Phong đưa quân ra Bắc hợp quân với Trần Đường, Phạm Chánh,
Nguyễn Sum, Phạm Long lập phòng tuyến trấn giữ cửa biển Hòn Khói, Vạn Giã,
Tu Bông và xây dựng căn cứ Thùng Nà Bùi.
Bước sang tháng 11 năm 1885 đến tháng 07 năm 1886: Dưới sự lãnh đạo của
Trịnh Phong đã đưa cuộc chiến đấu bước sang làm chủ tình thế, dựa vào vùng rừng



24

núi hiểm trở nghĩa quân đánh Pháp ở nhiều nơi và chiếm lại được thành Diên
Khánh, đồng thời còn đánh bức đồn binh của Pháp ở Hòn Khói gây cho chúng
hoảng sợ và buộc phải xin thêm viện binh. Cuộc chiến đấu chống quân Pháp tiếp
tục diễn ra chủ yếu ở quân khu Bắc.
Ở Hòn Khói: giữa năm 1885, quân Pháp dùng tàu chiến tấn công đánh chiếm
Hòn Khói, lúc này do địch ưu thế về binh khí, kỹ thuật của quân đội nhà nghề nên
nghĩa quân không thể chống lại, vì vậy liền rút lên căn cứ Thùng Nà Bùi, để tổ chức
phòng thủ. Chiếm được Hòn Khói quân Pháp liền tiến đánh căn cứ Thùng Nà Bùi.
Khi rút lên căn cứ nghĩa quân đã bảo toàn được lực lượng đồng thời dựa vào địa thế
núi non hiểm trở, sự ủng hộ của đồng bào và bằng tinh thần mưu trí dũng cảm,
nghĩa quân chặn đánh tại bến Cây Gạo, trên sông Lốt, đoạn gần Hòn Một làng Phú
Sơn làm cho chúng thiệt hại nặng. Sau trận đánh chúng khủng bố dân làng Phú Sơn
lập miếu thờ những tên Pháp chết trận tại chân núi Một. Hiện nay miếu thờ được
người dân trong vùng quen gọi là “Miếu ông Tây” hay “Núi ông Tây”.
Ngày 18 tháng 11 năm 1885, Pháp điều động một trung đội lính ra thiết lập
một đồn binh ở Hòn Khói (Ninh Hòa) do quan ba Chéroutre chỉ huy, song do bị cô
lập nên đội quân này hầu như chỉ đóng tại chỗ để theo dõi tình hình.
Đến ngày 14 tháng 12 năm 1885, phối hợp với quân Cần Vương ở Bình
Thuận, Bình Định và Phú Yên, nghĩa quân Cần Vương Khánh Hòa đã tiến vào
chiếm lại thành Diên Khánh. Bộ phận quan lại ở đây như: Bố Chánh, Án Sát cùng
một số ít quân lính đã nhanh chóng đầu hàng và giao thành lại cho nghĩa quân.
Như vậy, nghĩa quân đã kiểm soát được phần lớn tỉnh Khánh Hòa từ giữa
tháng 12 năm 1885 đến tháng 07 năm 1886. Sau chiến thắng này nghĩa quân được
trang bị thêm một số vũ khí nhất là thuốc súng và các khẩu thần công nhằm tăng
cường cho các vị trí xung yếu trên bờ biển.
Tiếp đến cuối tháng 03 năm 1886 lực lượng yêu nước Khánh Hòa đã đẩy
mạnh các hoạt động về quân sự tiến hành phong tỏa đồn binh của Pháp ở Hòn Khói,

cắt đứt nguồn tiếp tế lương thực, thực phẩm và tiến hành một số hoạt động có quy
mô nhỏ để thăm dò uy hiếp bộ phận binh lính Pháp ở đây. Ngày 17 tháng 05 năm
1886, đồn binh duy nhất của Pháp bị quân ta đánh bức tại Hòn Khói, Pháp phải triệt
thoái đồn binh ở Hòn khói để sắp xếp lại lực lượng chuẩn bị cho các cuộc tấn công
với quy mô lớn trong chiến lược chung.
Cuộc kháng chiến kéo dài hơn một năm nhưng quân Pháp vẫn không thắng
được nghĩa quân. Chúng ra sức dụ dỗ mua chuộc Trịnh Phong và nghĩa quân bằng


25

danh vọng, song không lay chuyển nổi lòng yêu nước, chí khí anh hùng của nghĩa
quân. Vì vậy tháng 06 năm1886 Pháp phải xin tăng viện binh từ Gia Định ra, tiến
hành tập hợp lực lượng để chuẩn bị cho cuộc đàn áp phong trào yêu nước của nhân
dân các tỉnh Bình Thuận và Khánh Hòa. E.Aymonier – công sứ Pháp ở Campuchia
đã được Thống đốc Nam kỳ giao cho nhiệm vụ chuẩn bị kế hoạch tấn công các tỉnh
Bình Thuận, Khánh Hòa. Kế hoạch đánh chiếm Bình Thuận và Khánh Hòa đã được
E.Aymonier vạch ra rất rõ ràng: Phương thức đơn giản nhất và nhanh chóng nhất là
tập hợp ở Nam Kỳ những đơn vị lính bản xứ vũ trang bằng súng Grass với số đạn
đầy đủ, do những sĩ quan giỏi chỉ huy và đặt dưới quyền chỉ huy tối cao của một
viên chức bản xứ và người được đề cử chính là Đốc phủ sứ Trần Bá Lộc, hắn là một
tên tay sai khét tiếng hung bạo, kẻ đã từng đàn áp và giết hại biết bao người yêu
nước ở Nam kỳ.
Để chuẩn bị cho kế hoạch tấn công Khánh Hòa, tháng 06 năm 1886
E.Aymonier đã đích thân đi thị sát bằng tàu ở các cửa biển tại Khánh Hòa, đến cuối
tháng 06 năm 1886 E.Aymonier và Đào Bá Lộc tiến hành tuyển mộ được 300 lính
đánh thuê người bản xứ, mỗi lính đánh thuê được trả lương hậu hĩnh 8phrăng/tháng
tương đương với 6 nén bạc, cùng với đội quân viễn chinh Pháp gần 500 tên được
trang bị vũ khí hiện đại với hai trung đội sơn pháo 80mm chuẩn bị tấn công ra Bình
Thuận, Khánh Hòa. Sau khi chuẩn bị xong ngày 03 tháng 07 năm 1886 quân đội

viễn chinh Pháp lên hai chiếc tàu chiến tấn công ra Bình Thuận. Ngay sau đó, đội
quân của Trần Bá Lộc theo đường bộ cũng tiến quân theo. Đến giữa tháng 07 năm
1886 thực dân Pháp và tay sai đã chiếm xong tỉnh Bình Thuận, phong trào yêu nước
chống Pháp ở đây đã bị đàn áp dã man.
+ Trong thời gian từ tháng 8 /1886 đến tháng 9/1886
Chỉ trong vòng một tháng các tướng lĩnh và nghĩa quân tham gia phong trào
đã chiến đấu dũng cảm gây cho Pháp nhiều thiệt hại. Sau khi đánh chiếm xong Bình
Thuận, ngày 26 tháng 08 năm 1886 quân Pháp từ Bình Thuận hành quân ra đánh
chiếm lại Khánh Hòa. Lực lượng của chúng gồm: đội quân tay sai của Trần Bá Lộc
với khoảng 300 tên và đội quân viễn chinh của đại úy Lhermitte, tất cả đều đặt dưới
quyền chỉ huy của E.Aymonier. Chúng chia lực lượng ra làm hai cánh:
Cánh thứ nhất do E.Aymonier và Lhermitte chỉ huy bằng đường biển đi
thẳng ra mũi Varella (Mũi Đại Lãnh) tạo gọng kiềm từ phía Bắc Khánh Hòa nhằm


×