Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Ảnh hưởng của độc quyền tới phúc lợi xã hội ở việt nam và thực tiễn trong độc quyền điện, xăng dầu ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.55 KB, 20 trang )

ThíDc tríHngPHẦN
đỉĩlc quylHn
tEi ViíHt
Nam
MỞ
ĐẦU

Độc quyền trong kinh doanh dù hình thành và tồn tại bằng cách nào cũng đều
gây hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế. Độc quyền trong kinh doanh dẫn đến hình thành
giá cả độc quyền, giá cả lũng đoạn ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng . Nếu
vẫn tồn tại hiện tượng độc quyền thì nền kinh tế ấy khó có thể được thế giới công
nhận là kinh tế thị trường đúng nghĩa. Chính sự độc quyền, ưu ái thái quá trong một số
lĩnh vực, một số tập đoàn kinh tế lớn đã làm nảy sinh nhiều vấn nạn, mà tham nhũng là
vấn nạn tệ hại nhất Ở hầu hết các nước đều tồn tại các loại độc quyền tự nhiên, độc
quyền nhà nước. Ở Việt Nam, với xuất phát điểm là một nước văn minh nông nghiệp,
80% dân số là nông dân, Việt Nam không có lịch sử nền kinh tế thị trường nên vẫn còn
một số ngành và lĩnh vực tồn tại độc quyền nhà nước. Tuy nhiên nhà nước ta cũng
đang dần hoàn thiện các cơ chế pháp luật để kiểm soát nhằm hạn chế hiện tượng cửa
quyền, lũng đoạn, lạm dụng vị trí độc quyền để tránh gây hậu quả xấu cho xã hội.
Chống độc quyền là để duy trì động lực của nền kinh tế thị trường, đảm bảo cho thị
trường dịch chuyển một cách tự do. Các ngành, các cấp, các cơ quan chức năng từng
mất rất nhiều thời gian để xử lý những sai phạm, những vi phạm pháp luật làm thất
thoát hàng nghìn tỷ đồng của các tập đoàn kinh tế Vinashin, Vinalines…. Người Việt
Nam hiểu hơn ai hết rằng muốn xây dựng một nền kinh tế thị trường thì phải xóa bỏ
độc quyền.
Bài tiểu luận: “Ảnh hưởng của độc quyền tới phúc lợi xã hội ở Việt Nam
và thực tiễn trong độc quyền điện, xăng dầu ở Việt Nam hiện nay” sẽ giúp
chúng ta có được những cái nhìn cơ bản nhất của độc quyền, vấn đề độc quyền ở Việt
Nam hiện nay như thế nào và liệu xem chúng ta có biện pháp tích cực nào sắp tới hay
không. Bài tiểu luận còn đưa ra một số ví dụ thực tiễn trong độc quyền điện, xăng dầu
ở Việt Nam hiện nay.


Lý Thuyết Tài Chính Công

Trang 1

1


ThíDc tríHng đỉĩlc quylHn tEi ViíHt Nam

CHƯƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘC QUYỀN
VÀ TỔN THẤT PHÚC LỢI DO ĐỘC QUYỀN GÂY RA
1.1. Khái niệm độc quyền
Độc quyền, trong kinh tế học là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người
bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Trong tiếng Anh
monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp monos (nghĩa là một) và polein (nghĩa là
bán). Đây là một trong những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của
thị trường thiếu tính cạnh tranh. Mực dù trên thực tế hầu như không thể tìm được
trường hợp đáp ứng hoàn hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần
túy có thể coi là không tồn tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn
đến sự phi hiệu quả của lợi ích xã hội. Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức:
mức độ độc quyền, nguyên nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền...
Độc quyền là một tình huống trong đó một công ty hoặc một tập đoàn, một nhóm
các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hoá hoặc dịch
vụ nào đó. Khái niệm độc quyền được hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếm lĩnh thị
trường của một công ty. Thị trường độc quyền là thị trường không có sự cạnh tranh do
đó dẫn đến một hệ quả tất yếu là mức giá cao hơn và sản phẩm chất lượng thấp hơn.
Độc quyền là một ví dụ điển hình khi nhắc tới chủ nghĩa tư bản. Phần lớn mọi
người đều tin rằng thị trường sẽ không hoạt động nếu chỉ có một người duy nhất cung
cấp hàng hoá và dịch vụ vì họ sẽ không có động lực để tự hoàn thiện và đáp ứng tốt

nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên độc quyền sẽ vẫn tồn tại vì sẽ vẫn có nhu cầu về
loại hàng hoá dịch vụ đó. Ví dụ như trên thị trường có sự độc quyền về nguồn nước.
Cho dù giá bán nước có đắt và chất lượng không tốt thì bạn sẽ vẫn phải mua nó vì bạn
Lý Thuyết Tài Chính Công

Trang 2

vẫn cần dùng đến nguồn nước phục vụ cho cá nhân, sinh hoạt, sản xuất,... Vì độc
quyền có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế và gây thiệt hại cho xã hội nên
2


Chính phủ luôn nỗ lực
để ngăn
ngừa
quyền
bằngNam
các đạo luật chống độc quyền.
ThíDc
tríHng
đỉĩlc độc
quylHn
tEi ViíHt
Tất nhiên độc quyền cũng có ưu điểm trong một số lĩnh vực, ví dụ như việc cấp
bằng cho phát minh mới. Việc cấp các bằng phát minh sáng chế sẽ tạo ra sự độc quyền
đối với sản phấm trí tuệ đó trong một thời hạn nhất định. Lý do của việc cấp bằng giúp
cho người phát minh có thể bù đắp được khoản chi phí lớn mà anh ta đã bỏ ra đế thực
hiện phát minh sáng chế của mình, mặt lý thuyết thì đây là một cách sử dụng độc
quyền đế khuyến khích phát minh. Một ví dụ khác về độc quyền đó là độc quyền của
nhà nước, trong đó nhà nước độc quyền cung cấp một số loại hàng hoá dịch vụ nhất

định. Tuy nhiên để độc quyền nhà nước có hiệu quả thì nó phải cung cấp các hàng hoá
và dịch vụ như điện, nước... ở một mức giá mà người dân có thế chấp nhận được.
Độc quyền có hai loại là độc quyền thường và độc quyền tự nhiên.
1.2. Độc quyền thường.
1.2.1. Khái niệm:
Độc quyền thường là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người bán và sản
xuất ra sản phẩm không có loại hàng hóa nào thay thế gần gũi. Mọi quyết định của nhà
độc quyền về mặt sản lượng đều có ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi hội đủ 2 điều kiện:
- Đối thủ cạnh tranh không thể gia nhập ngành.
- Không có những sản phẩm thay thế tương tự.
1. 2.2. Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền thường:
- Chính phủ nhượng quyền khai thác tài nguyên nào đó: chính quyền địa phương có
thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó hay nhà nước tạo ra cơ
chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường hợp chính phủ Anh trao độc
Thuyết
Chính
quyền Lý
buôn
bánTàivới
ẤnCông
Độ cho Công ty Đông Ấn.

3

Trang 3


- Nếu chi phí vận ThíDc
chuyển

quáđỉĩlc
cao,quylHn
thị trường
có thể
tríHng
tEi ViíHt
Nambị giới hạn trong một khu vực
kinh tế nhất định nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung cấp sản
phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như chiếm đoạt quyền trong kinh doanh.
- Chế độ sở hữu đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ này
làm cho những phát minh, sáng chế tăng theo một thời gian nhất định nhưng mặt
khác nó tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc tôn trong thời
hạn được giữ bản quyền theo quy định do những văn bản do nhà nước ban hành.
- Do sở hữu được một nguồn lực lớn: điều này giúp cho người nắm giữ có vị trí gần
như trọn vẹn trên thị trường. Một ví dụ điển hình là Nam Phi được sở hữu những
mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và do đó quốc gia này có vị
trí gần như đứng đầu trên thị trường kim cương.
1.2.3. Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường gây ra:
Do tối đa hóa doanh thu nên doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ sản xuất hàng
hóa ở mức sản phẩm mà tại đó doanh thu biên bằng với thu nhập biên thay vì sản xuất
ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm cao hơn nhiều chi phí biên như trong thị
trường (cân bằng cung cầu). Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà giá bán
sản phẩm phụ thuộc vào số lượng sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong
tình trạng chiếm đoạt quyền giá bán sẽ tăng lên khi doanh nghiệp chiếm đoạt quyền
giảm sản lượng. Vì thế lợi nhuận biên sẽ lớn hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vị
sản phẩm sản xuất thêm doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sẽ thu thêm được một khoản
tiền lớn hơn giá bán sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm
thì doanh thu thêm được có thể đủ bù đắp tổn thất do giá bán của tất cả sản phẩm giảm
xuống. Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc biên của tính hiệu quả nghĩa là sản xuất sẽ
đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng doanh thu biên, tất nhiên lợi ích biên và chi phí

biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứ không phải đối với doanh nghiệp độc quyền ta
Lý Thuyết Tài Chính Công

Trang 4

thấy rằng: ở mức sản lượng mà doanh nghiệp chiếm đoạt quyền sản xuất thì lợi ích
biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi phí biên đồng nghĩa với tình trạng không hiệu
4


quả. Tóm lại, doanh nghiệp
chiếmđỉĩlc
đoạt
quyền
sảnNam
xuất ở sản lượng thấp hơn và bán
ThíDc tríHng
quylHn
tEisẽ
ViíHt
với giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản
lượng tăng lên trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được
sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do chiếm đoạt quyền.
1.2.4. Một số biện pháp sửa đổi cho tình trạng chiếm đoạt quyền trong kinh doanh

Thi hành các chính sách hành chính nhà nước: Chính phủ ban hành các văn bản
pháp luật nhằm ngăn ngừa một số hành vi xấu như các doanh nghiệp cấu kết với nhau
để nâng giá hay hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định có hại đến nền kinh tế của
một đất nước. Các nước có thị trường phát triển thường dùng biện pháp này để điều
tiết những doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần rất cao trong khoảng thời gian dài. Phán

quyết của tòa án Mỹ năm 1911 buộc nhóm công ty Standard Oil phải tách ra thành 34
công ty độc lập là ví dụ điển hình.
Khuyến khích các công ty phát triển nhờ những chính sách của Chínhphủ:Chính
phủ thi hành các chính sách khuyến khích doanh nghiệp phát triển đồng thời phá bỏ
những rào cản để các doanh nghiệp mới dễ đầu tư cho quá trình phát triển.
Giám sát một cách chặt chẽ: chính phủ có thể đề ra các quy định cưỡng chế
doanh nghiệp phải thực thi trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ấy. Đây là biện
pháp phổ biến để kiểm soát các công ty thuộc sở hữu nhà nước trong một nền kinh tế
mới và đang phát triển.
Kiểm soát tài khoản: chính phủ quy định phù hợp với những điều kiện của
doanh nghiệp để doanh nghiệp bán sản phẩm đạt được mức doanh thu hiệu quả. Tuy
nhiên biện pháp này có một khó khăn cơ bản là chính phủ rất khó xác định mức giá
chung của nền kinh tế và dễ dẫn đến một sự lạm phát hay giảm phát không tốt cho nền
kinh tế.
Mời gọi đầu tư từ nước ngoài làm cho nền kinh tế thị trường trở nên đa dạng
hơn, nâng cao tính cạnh tranh cho những doanh nghiệp trong nước duy trì một nền
kinh tế ổn định và phát triển trong tương lai.
1.3. Độc quyền tự nhiên - trường hợp của các ngành dịch vụ công
1.3.1 Khái niệm
Độc quyền tự nhiên là tình trạng trong đó các yếu tố hàm chứa trong quá trình sản
Lý Thuyết Tài Chính Công

Trang 5

xuất đã cho phép hãng có thể liên tục giảm chi phí sản xuất khi qui mô sản xuất mở
5


rộng, do đó đã dẫn đến
cách

tổ chức
xuấttEihiệu
nhất là chỉ thông qua một hãng
ThíDc
tríHng
đỉĩlc sản
quylHn
ViíHtquả
Nam
duy nhất.
1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền tự nhiên
Một số ngành sản xuất có đặc điểm là những yếu tố hàm chứa trong quá trình sản
xuất cho phép đạt được thu nhập giảm khi gia tăng một quá trình sản xuất hay nói cách
khác chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm tăng nếu gia tăng một quá trình sản xuất. Khi đó
một doanh nghiệp nhỏ cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều này
có thể thấy ở các ngành dịch vụ như sản xuất và phân phối dịch vụ, cung cấp hàng hóa,
giáo dục, y tế... Lấy ví dụ như ngành cung cấp dịch vụ: sẽ là có hiệu quả hơn nếu chỉ
một doanh nghiệp cung cấp cho một vùng thay vì có hai doanh nghiệp cung cấp với
hai hệ thống dịch vụ khác nhau.
1.3.3. Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền tự nhiên gây ra
Do chi phí sản xuất ra một đơn vị sản phẩm tăng dần theo quy mô nên chi phí
biên của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và luôn thấp hơn chi phí
sản xuất trung bình. Cũng do tối đa hóa doanh thu, doanh nghiệp trên thị trường sẽ
cung ứng sản phẩm sao cho lợi nhuận biên bằng giá sản phẩm. Tại trạng thái đó sản
lượng sẽ thấp hơn và giá cao hơn so với trạng thái cân bằng của thị trường cạnh tranh
khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng giá sản phẩm. Sự giảm sút sản lượng cũng gây ra
tổn thất. Tuy nhiên nếu như trong trường hợp khác, khi bị điều tiết để sản xuất ở mức
sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận (tuy đã bị giảm xuống) thì trong
trường hợp này, nếu sản xuất ở mức sản lượng không hiệu quả, doanh nghiệp luôn bị
lỗ vì giá bán sản phẩm (bằng doanh thu biên) thấp hơn chi phí sản xuất.

1.3.4. Những phương án cho vấn đề độc quyền
Chính phủ quy định cho doanh nghiệp một mức giá sao cho mức giá đó không
Lý nhưng
Thuyết Tài
Chính
Công
Trang
6
làm cho
mặt
hàng
khác có giá tăng theo(tránh hiện tượng ngoại
ứng),
tránh hiện
tượng cùng một lúc hàng loạt mặt hàng tăng giá thì sẽ gây nên bất ổn trong đời sông
nhân dân. Cách này xóa bỏ hoàn toàn được doanh thu siêu ngạch của doanh nghiệp và
6


giảm được đáng kể tổn
thấttríHng
nhưng
trừ hoàn
ThíDc
đỉĩlckhông
quylHnloại
tEi ViíHt
Namtoàn được nó vì vẫn chưa đạt
được mức sản lượng hiệu quả.
Chính phủ quy định cho doanh nghiệp một mức giá bằng chi phí sản xuất để đạt

mức sản lượng hiệu quả rồi bù đắp lỗ cho doanh nghiệp bằng một khoản hỗ trợ (vd:
cho vay với một lãi xuất thấp...). Biện pháp này hoặc sẽ gây méo mó về giá cả nếu sử
dụng loại thuế không phải thuế khoán hoặc sẽ làm người đóng thuế thắc mắc nếu áp
dụng thuế khoán.
Doanh nghiệp sẽ định giá gồm những phần khác nhau: phần thứ nhất đưa ra để
phục vụ cho nhưng đối tượng khách hàng co nhu cầu cao đối với sản phẩm đó, sau một
thời gian doanh nghiệp sẽ giảm giá sản phẩm để có thể tăng thêm những đối tượng
khách hàng tiềm năng, ví dụ điển hình về vấn đề này như hãng điện thoại lớn nhất thế
giới Nokia đã giảm giá đối với những dòng diện thoại cao cấp để nhưng khách hàng
khác có thể mua với một mức giá phù hợp hơn sau một thời gian bán giá cao cho
những người có nhu cầu.

CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN ĐIỆN VÀ XĂNG DẦU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Độc quyền điện ở Việt Nam hiện nay
Ngành điện là một trong các ngành công nghiệp quan trọng, và là 1 ngành công
nghiệp mũi nhọn của nước ta hiện nay, vì thế việc tập trung phát triển sản xuất, quản
lý, phân phối điện năng sao cho hợp lý, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, phát triển của
đất nước là tối cần thiết.
Tuy nhiên do vốn đầu tư ban đầu rất lớn, không phải một doanh nghiệp nào có
thể dễ dàng tham gia xây dựng kinh doanh trong thị trường này, và chính những rào
cản đó mà ngành điện nước ta ngay từ đầu đã được nhà nước đầu tư cơ sở, nền tảng,
giao trách nhiệm cho một doanh nghiệp duy nhất quản lý.
Và từ khi thành lập đến nay, nước ta cũng chỉ có một và chỉ một doanh nghiệp
Lý Thuyết
Trang
7 mạng lưới,
độc quyền
quảnTàilýChính
gần Công

như tuyệt đối trong các lĩnh vực sản xuất, xây
dựng
truyền tải, phân phối điện năng.. .đến người tiêu dùng.
Mặc dù ở các nước khác trên thế giới từ lâu đã phá vỡ thế độc quyền của ngành
7


điện, để mang lại giáThíDc
trị, chất
lượng
như
thoả
mãn tối đa nhất cho người dân,
tríHng
đỉĩlccũng
quylHn
tEi độ
ViíHt
Nam
nhưng nước ta đến hiện nay vẫn giữ nguyên cơ chế độc quyền của ngành điện.
2.1.1.Thực trạng độc quyền điện ở Việt Nam hiện nay

Do được Nhà nước giao cho độc quyền gần như tuyệt đối, chỉ phối hoàn toàn
ngành điện nên EVN dường như không phải lo đối phó với bất kỳ đối thủ cạnh tranh
cùng ngành nào. Chính điều đó có lẽ đã gây ra những hạn chế về quản lý cũng như
hiệu quả đầu tư, không tạo động lực cho việc phát triển sản xuất kinh doanh điện năng.
-

Bên cạnh đó do ngành điện là ngành độc quyền tự nhiê , do vậy khi các công ty


muốn đầu tư vào ngành này thì phải có nguồn vốn đầu tư mới rất lớn chủ yếu là đầu tư
vào cơ sở hạ tầng và mạng lưới phân phối điện .Chính vì thế mà nó đã tao ra rào cản
cho các công ty khác đầu tư vào ngành này.
-

Một phần cũng do tư duy quản lý cùa Nhà nước: chưa tạo ra sự cạnh tranh, vẫn

dung túng cho tình trạng độc quyền, cho phép tập đoàn phát triển ra các lĩnh vực khác
mà quên tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình
* Biểu hiện độc quyền điện
- Độc quyền trong khâu mua, bán và phân phối điện năng:
Lý Thuyết
Tàicắt
Chính
Công
Trang
8 ngành điện.
Tình
trạng
điện
dường như đã trở thành căn bệnh kinh niên
của

Trong thời gian gần đây, điện sinh hoạt vẫn bị cắt trên diện rộng từ khu vực thành thị
8


đến nông thôn, đặc ThíDc
biệt vào
giờ

điểm,
thống
tríHng
đỉĩlccao
quylHn
tEi hệ
ViíHt
Nam điện thiếu khoảng từ 800 1800MW. Trước đây, tình trạng cắt điện này thường chỉ xảy ra vào đợt cao điểm nắng
nóng, vấn đề này xảy ra đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người dân lẫn
việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Biểu hiện độc quyền của EVN ở khâu bán và khâu phân phối điện năng:
-

Về phương diện là người cung cấp điện cho nhân dân , độc quyền được thể hiện

ở chỗ EVN đã nhiều lần cắt điện đột ngột mà không báo trước. Độc quyền làm cho
khách hàng không có lựa chọn nào khác, vì nếu không muốn mua điện thì cũng chẳng
thể mua ở nơi nào khác. Việc cúp điện không báo trước này đã kéo theo một loạt hậu
quả nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người dân. Không điện,
không nước sinh hoạt, đời sống người dân đảo lộn, khốn đốn.Tại Khu công nghiệp
Đỉnh Vàng, hàng ngàn công nhân phải nghỉ việc hoặc rơi vào tình trạng có ngày công
mà không có ngày lương; các trường đại học, trung học… do mất điện sinh viên, học
sinh phải nghỉ học…. Vì không có lịch cắt điện cụ thể nên họ cứ đến công ty, không có
điện thì... ngồi chờ hoặc quay về.
-

Do là độc quyền nên EVN có quyền chi phối việc cung cấp điện cho người dân

điều đó dẫn đến tình trạng không công bằng trong việc cung cấp và ngưng cung cấp
điện cho người sử dụng do việc thiếu nợ tiền điện quá thời hạn với công ty .

Độc quyền ở khâu thâu mua điện :
-

Độc quyền không chỉ trong vai trò nhà cung cấp điện mà EVN còn thể hiện căn

bệnh ấy từ vị trí là một người đi mua điện từ các nhà máy điện .Hiện nay trên thị
trường chỉ có duy nhất một mình cty EVN là nhà thu mua và cung cấp điện cho người
sử dụng .Bên cạnh đó lại có nhiều nhà cung cấp điện đầu vào nên việc lựa chọn công ty
đối tác đều hoàn toàn phụ thuộc vào EVN. Do đó mà độc quyền ở khâu thu mua xảy ra
là một điều hiển nhiên. Không chỉ chi phối thị trường thu mua mà EVN còn chi phối
Lý Thuyết Tài Chính Công
đến việc
sản xuất của chính cty đối tác của mình .

Trang 9

- Bên cạnh đó EVN lại đi thu mua điện từ các nguồn bên ngoài cụ thể là từ Trung
9


Quốc cho dù giá lại đắt
hơntríHng
của công
ty cungtEicấp.
ThíDc
đỉĩlc quylHn
ViíHt Nam
b.

Độc quyền do sự thiếu trách nhiệm:


Khoảng giữa tháng 9/2008, dư luận xôn xao vì EVN từ chối đầu tư 13 dự án điện
với lý do thiếu vốn. Lý do EVN đưa ra dường như không thuyết phục nhiều người. Bởi
lẽ ngay khi EVN “buông tay” với 13 dự án điện thì Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã
nhảy vào cuộc. Không bàn đến khả năng thu xếp nguồn vốn của 2 tập đoàn này ai hơn
ai, vấn đề cần quan tâm là trách nhiệm của EVN. Việc tiếp nhận các dự án điện cho
quốc gia không chỉ đơn thuần là công việc kinh doanh mà nó là trách nhiệm của 1 tập
đoàn Nhà nước được giao độc quyền phụ trách cung cấp điện năng. Như Ông Nguyễn
Đình Xuân” Tôi không biết lí do thực sự của việc trả lại 13 dự án, nhưng về nguyên tắc
họ phải giải trình được điều đó. Nhiệm vụ nhà nước giao cho anh phát triển nguồn điện
để có điện cho nhân dân, cho sản xuất, cho phát triển kinh tế, chứ không phải quyền lợi
mà anh trả.” Vì vậy không thể vì chút khó khăn mà EVN “chối bỏ trách nhiệm”.
Vấn đề thiếu trách nhiệm này còn được EVN biểu hiện ở việc thường xuyên cắt
điện không báo trước, đổ lỗi việc thiếu hụt điện cung cấp cho người tiêu dùng vì không
tiết kiệm .
Khuyến khích người dân tiết kiệm điện là việc làm đúng và Tất cần thiết, nhưng
đặt trường hợp EVN là doanh nghiệp được Nhà nước giao độc quyền sản xuất và cung
cấp điện cho cả nước thì lý lẽ trên cỗ lẽ chỉ cố ngành điện chấp nhận được. Thay vi tự
kiểm điểm năng lực bản thân thì ngành điện lại đổ lỗi cho nhân dân - chính là những
khách hàng mua sản phẩm của mình. Nhu cầu của khách hàng tăng cao, ngành điện lại
than phiềnThay vì làm tốt việc của mình thì ngành điện lại chỉ chú tâm vào việc hô hào
người dân tiết kiệm điện.
Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng thiếu điện là do các dự án điện hoàn
thành chậm so với cam kết.
Thuyết
Tài Chính
Công
TrangTheo
10
c.LýĐộc

quyền
trong
việc gấp rút trình dự án xin tăng giá điện:
ông Đinh

Quang Tri, Phó Tổng giám đốc EVN, cho biết năm 2015 tất cả tổng công ty điện lực
10


đều hoàn thành vượThíDc
chỉ tríHng
tiêu kế
hoạch
đỉĩlc
quylHngiá
tEi bán
ViíHtđiện
Nam bình quân từ 11 đến 17 tỷ
đồng/kwh. Tỉnh chung, doanh thu bán điện toàn tập đoàn ước đạt 233.710 tỉ đồng, tăng
18,5% so vơi snawm 2014. Về kế hoạch năm 2016, EVN đăth ra chỉ tiêu giá điện bình
quân toàn tập đoàn là 1.651,2 tỷ/kwh. Với kế hoạch này, giá điện bình quân năm 2016
sẽ tăng khoảng 21 đồng/kwh so với năm 2015. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho
rằng năm năm qua là giai đoạn giá điện được điều chỉnh tăng nhiều nhất. Khi tăng giá
điện nhiều người phê phán, dư luận không hài lòng, đây là lỗi của ngành điện
d.

Độc quyền nên thiếu minh bạch:

Với người tiêu dùng, lợi nhuận, hiệu suất, cơ cấu giá thành, tổn thất điện năng,
các cơ chế bù chéo... trong ngành điện đến nay vẫn là “ẩn số”.

. Việc EVN kêu thiếu vốn đầu tư, liên tục đề nghị tăng giá điện và phải bỏ 13 dự
án năm 2008, trong khi đòi trích lập quỹ phúc lợi khen thưởng 1.002 tỉ đồng từ khoản
2.763 tỉ đồng chênh lệch giá điện năm 2007 là không bình thường. Theo Luật Doanh
nghiệp, các doanh nghiệp chỉ được trích quỹ thưởng 5%, trong khi ngành điện kêu lỗ
mà lại đòi trích đến 36%!
Ngày 20/10/2008, trả lời trước báo chí, ông Đinh Quang Trí - Phó TGĐ EVN
khẳng định: “từ năm 1995 đến nay, EVN chưa lỗ”, ông còn cho biết nếu không phải
chịu ảnh hưởng từ việc giá dầu tăng và phải mua điện ngoài với giá cao làm dội chi phí
thì còn lãi hơn. Việc xin trích 1002 tỉ đồng là để đảm bảo quyền lợi cho người lao
động. Việc báo cáo lỗ của EVN là ở phàn mua điện giá cao và bán với giá thấp, nhưng
về tổng thể thì không lỗ.
2.1.2. Giải pháp của nhà nước:
Chính phủ Việt Nam đã nhận thức được: Hình thành và phát triển thị trường điện
cạnh tranh là chiến lược phát triến dài hạn của ngành điện Việt Nam, Theo quyết định
Lýtrường
Thuyết Tài
Chính
Công
Trang
trên, thị
điện
Việt
Nam sẽ hình thành và phát triển theo 3 cấp
độ:11

Thị trường phát điện cạnh tranh (giai đoạn 2005-2014)
11


Thị trường bán ThíDc

buôn tríHng
cạnh tranh
(giai đoạn
2014-2022)
đỉĩlc quylHn
tEi ViíHt
Nam
Thị trường bán lẻ cạnh tranh (giai đoạn sau năm 2022)
Thị trường phát điện cạnh tranh: Là cấp độ đầu tiên của thị trường điện cạnh
tranh ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, chỉ có cạnh tranh trong khâu phát điện, chưa
có cạnh tranh trong khâu bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng sử dụng điện chưa có
cơ hội lựa chọn đơn vị bán điện cho mình. Các đơn vị phát điện sẽ cạnh tranh bán điện
cho một đơn vị mua buôn duy nhất (Công ty mua bán điện trực thuộc EVN ) trên thị
trường giao ngay và qua hợp đồng mua bán điện dài hạn. Cục Điều tiết Điện lực quy
định hàng năm tỷ lệ sản lượng điện năng mua bán qua hợp đồng và điện năng giao
dịch trên thị trường giao ngay.
Thị trường bán buôn điện cạnh tranh: Hình thành các đơn vị bán buôn mới để
tăng cường cạnh tranh trong khâu mua bán điện. Khách hàng lớn và các công ty phân
phối được quyền mua điện trực tiếp từ các đơn vị phát điện thông qua thị trường hoặc
từ các đơn vị bán buôn. Các đơn vị bán buôn điện cạnh tranh mua điện tù' các đơn vị
phát điện và cạnh tranh bán điện cho các đơn vị phân phối và khách hàng lớn. Chưa có
cạnh tranh trong khâu bán lẻ điện, khách hàng sử dụng nhở chưa có quyền lựa chọn
đơn vị cung cấp điện.
Thị trường bán lẻ điện cạnh tranh: Sự cạnh tranh diễn ra ở cả 3 khâu: phát điện,
bán buôn và bán lẻ điện. Khách hàng trên cả nước được lựa chọn đơn vị bán điện cho
mình (đơn vị bán lẻ điện) hoặc mua điện trục tiếp từ thị trường. Các đơn vị bán lẻ điện
cũng cạnh tranh mua điện từ các đơn vị bán buôn, các đơn vị phát điện hoặc từ thị
trường để bán lẻ cho khách hàng sử dụng điện.
Sau một thời gian dài Bộ Công Thương, Cục Điều tiết Điện lực và các tố chức
liên quan đã nghiên cún, xây dựng hệ thống các văn bản pháp lý, xây dựng cơ sở hạ

tầng thông
tin cũng
nhưCông
đào tạo, tập huấn cho các đơn vị tham gia Trang
thị trường,
đến ngày
Lý Thuyết
Tài Chính
12
01 tháng 7 năm 2011 thị trường phát điện cạnh tranh đã bắt đầu vận hành thí điếm và
12


theo dự kiến sẽ vận hành
chính
năm
ThíDc
tríHngthức
đỉĩlctrong
quylHn
tEi 2012.
ViíHt Nam
Theo lộ trình, sau khi kết thúc cấp độ 1 thị trường phát điện cạnh tranh vào năm
2014, mới chuyển sang cấp độ 2 thị trường bán buôn cạnh tranh (2015- 2022) và sau
năm 2022 sẽ thực hiện thị trường bán lẻ cạnh tranh.
Ý kiến về đề xuất của Bộ Công Thương bổ sung giá điện trong Luật Điện lực
Việt Nam. Trong tháng 4 năm 2012, Bộ Công Thương, cơ quan soạn thảo bố sung dự
luật Điện lực đề nghị Nhà nước không nên can thiệp vào giá điện đế có được thị
trường điện cạnh tranh toàn diện và thu hút đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu điện như
thời gian vừa qua. Theo quan điếm của Bộ Công Thương đề xuất 8 loại giá, phí thay

cho việc Nhà nước quy định giá bán lẻ điện bình quân, trong đó có 3 loại giá: giá phát
điện, giá bán buôn và giá bán lẻ điện, có 5 loại phía điều hành giao dịch thị trường điện
lực và phí dịch vụ phụ trợ.
2.2. Độc quyền xăng dầu ở Việt Nam hiện nay
2.2.1. Thực trạng trong độc quyền xăng dầu:
Ngoài ngành điện, xăng dầu là một lĩnh vực quan trọng của đất nước liên quan
đến an ninh năng lượng quốc gia. Thời gian vừa qua, Nhà nước và các cơ quan điều
hành cũng đã thực hiện lộ trình xóa độc quyền ở phân phối sản phâm xăng dầu.Đến
nay, cả nước có trên 15 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu phân phối xăng dầu cả trong
và ngoài quốc doanh. Tuy nhiên thị trường xăng dầu đang có xu hướng chuyển dần
qua cơ chế thị trường thế nhung vẫn chưa thực sự theo bản chất “thị trường” của nó mà
dường như xăng dầu Việt Nam đang tồn tại “độc quyền nhóm”. Nhà nước vẫn còn
nhúng tay quá sâu, còn các doanh nghiệp vẫn chưa có sự cạnh tranh thật sự. Các nhà
đầu tư nước ngoài vẫn chưa thể thâm nhập vào thị trường trong nước. Các loại sản
phấm xăng dầu trên thị trường Việt Nam chủ yếu gồm có LPG, xăng 92, xăng 95, dầu
hỏa, nhiên
liệuTài
phản
lựcCông
Jet Al, DO 0,25% S; DO 0,05% s, cặn mazut,...
Lý Thuyết
Chính
Trang 13 Hiện nay, có
thêm một số sản phẩm mới được bố sung là xăng pha cồn bioethanol E5, dầu NLSH
13


biodiesel... đã được kinh
doanh
trường.

Các công
ThíDc
tríHngtrên
đỉĩlcthị
quylHn
tEi ViíHt
Nam ty kinh doanh xăng dầu chính
ở Việt Nam bao gồm Tổng công ty xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), Tống công ty
Dầu Việt Nam (PV OIL), Công ty TNHH Dầu khí TP Hồ Chí Minh (Saigon Petro),
Tống công ty xăng dầu quân đội, và một số các công ty khác, trong đó Petrolimex vẫn
là đơn vị dẫn đầu về thị trường nhập khấu và kinh doanh xăng dầu tại Việt Nam.
(chiếm khoảng 55% đến 60% thị trường nội địa).Thị trường nhập khẩu xăng chính của
Việt Nam là Singapore và Đài Loan, bên cạnh đó còn có 1 số nước khác như Trung
Quốc, Thái Lan.
Từ đầu năm tới nay, giá xăng đã điều chỉnh tổng cộng trên 10 lần. Theo quy định
của nhà nước, (Quyết định 187 (ngày 15/9/2003)) các doanh nghiệp được phép định
giá bán lẻ xăng dầu nhưng trên thực tế, hệ thống phân phối bán lẻ xăng dầu ở nước ta
vẫn là hệ thống cửa hàng một giá, không có doanh nghiệp nào đề cập đến giá
khác.Trong thời gian qua cho thấy, khi giá xăng dầu thế giới tăng, để đảm bảo lợi ích
của mình, các doanh nghiệp đầu mối sẽ làm thủ tục để xin tăng giá bán lẻ xăng dầu
trong nước, ngược lại khi giá thế giới giảm, nhưng các doanh nghiệp thường chần chừ
giảm giá bán. Đây có thế là hiện tượng cấu kết của các doanh nghiệp nhầm thao túng
thị trường.
2.2.2. Hướng giải quyết của nhà nước.
Hiện nay, giải pháp tình thế được đưa ra là giao cho doanh nghiệp độc quyền tự
định giá xăng, dầu. Tuy nhiên giải pháp này không đúng quy luật của nền kinh tế thị
trường, không mang tính cạnh tranh giữa các doanh nghiệp.Việc tự định giá nhưng vẫn
nằm trong khuôn khố của nhà nước, đế tránh trường hợp các doanh nghiệp sẽ lạm dụng
vị thế độc quyền để đưa ra mức giá bán có lợi cho họ, gây thiệt hại cho khách hàng.
Để quản lý giá xăng dầu hiệu quả, cần trao cho doanh nghiệp quyền tự chủ trong

khuôn khổ, tự chủ có sự giám sát của nhà nước và cả của người tiêu dùng. Thứ nhất,
Lý Thuyết Tài Chính Công

Trang 14

doanh nghiệp tự chủ xây dựng giá trong khuôn khố mức giá cơ sở và quyết định giá
bán trong phạm vi cho phép. Với kết cấu công thức giá cơ sở đã được pháp lý hóa, giá
14


bán sẽ được tính toán
cụ thế,
mọi
vụ của doanh nghiệp được phân
ThíDc
tríHng
đỉĩlcquyền
quylHnlợi,
tEi nghĩa
ViíHt Nam
định rõ ràng. Khi có quyền tự chủ trong phạm vi giới hạn, doanh nghiệp sẽ chủ động
trong việc đề ra các biện pháp quản trị tiết giảm chi phí giá thành đế nâng cao hiệu quả
của bản thân họ. Hiệu quả mang lại do nỗ lực tự thân của doanh nghiệp trên cơ sở
khuôn khổ pháp luật là quyền lợi chính đáng, Nhà nước cần khuyến khích đế tạo điều
kiện cho họ có quyền lợi đó. Ngược lại, nếu việc quản trị kém, doanh nghiệp phải chấp
nhận thiệt thòi.Người tiêu dùng cũng phải chấp nhận nguyên tắc giá thị trường, không
thế mong đợi giá bán thấp hơn giá thành trong sự vận động của quy luật cung cầu thị
trường. Điều quan trọng là Nhà nước phải đảm bảo cho quá trình quản lý giá xăng dầu
công khai, minh bạch, bình đăng và có sự giám sát của các bên có liên quan.Giải pháp
quan trọng là tùng bước tiến đến thị trường cạnh tranh chứ không thể đòi hỏi trong

ngày một ngày hai.
Ngoài ra, các biện pháp giải quyết xăng, dầu đang được nhà nước quan tâm tới
đó là tăng lượng chiết xuất xăng, dầu thành phẩm từ dầu mỏ thô của các máy lọc dầu
Dung Quất ( hiện đáp ứng 30% nhu cầu nội địa), đẩy nhanh các dự án xây dựng nhà
máy lọc dầu Nhi Sơn, Vũng Tàu, cần Thơ, mở rộng việc áp dụng KHKT trong khai
thác xăng, dầu thô. Và hướng tới việc áp dụng các dạng năng lượng thay thế ( Xăng
ethanol - E5 do PV OTL độc quyền sản xuất,phân phối) nhằm thân thiện hơn tới môi
trường.

Lý Thuyết Tài Chính Công

Trang 15

15


3 Nam
ThíDc tríHng đỉĩlcCHƯƠNG
quylHn tEi ViíHt
GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ TRONG CHỐNG ĐỘC QUYỀN
Thị trường là nơi mọi người gặp gỡ, với một bên là những người bán, cung cấp,
điều hòa các hàng hóa dịch vụ và bên kia là những người mua, đảm bảo nhu cầu tiêu
thụ ổn định, nhờ đó đã duy trì được cho nhà sản xuất và thị trường hoạt động. Cạnh
tranh là một quy luật, là kết quả của nền kinh tế thị trường tự do gồm có nhiều doanh
nghiệp của nhiều thành phần kinh tế cùng tồn tại để tranh dành cùng một lợi ích, mong
mở rộng thị phần của mình trên một thị trường liên quan. Cạnh tranh là động lực của
cải tiến và phát triển.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau mà có sự tồn tại của độc quyền,
cũng như một số công ty độc quyền trong nền kinh tế thị trường, đó có thể là do doanh
nghiệp được nhà nước bảo hộ độc quyền về bí quyết kinh doanh, bằng sáng chế, hay là

do doanh nghiệp kiểm soát được toàn bộ nguồn cung cấp các nguyên liệu để chế tạo ra
một sản phẩm nào đó, hay cũng có thể là doanh nghiệp độc quyền là nhờ vào các quy
định của pháp luật-doanh nghiệp được Chính phủ bảo hộ độc quyền. Cái giá mà xã hội
phải trả cho độc quyền tồn tại là không nhỏ, các doanh nghiệp độc quyền thường đưa
đến kết quả là mức giá cả cao hơn, số lượng sản xuất ra thấp hơn, làm cho người tiêu
thụ sa sút hơn và doanh nghiệp độc quyền khấm khá hơn. Bên cạnh đó độc quyền còn
làm giảm trách nhiệm của một số doanh nghiệp đối với người tiêu dùng đặc biệt là các
doanh nghiệp nhà nước.
Tại Việt Nam thực trạng này đang được diễn ra. Chẳng hạn, kết quả của một
Tổng công ty cấp thoát nước là việc cung cấp nước không đáp ứng được các tiêu chuẩn
về chất lượng và độ an toàn, có khi lại ô nhiễm. Tương tự, kết quả của một Tổng công
ty điện lực Việt Nam là việc cung cấp điện không đáp ứng được đầy đủ cho nhu cầu
Lý Thuyết Tài Chính Công

Trang 16

sản xuất của các doanh nghiệp và cho sinh hoạt hàng ngày của người dân. Hay như, kết
quả của Tổng công ty dầu khí Việt Nam là giá dầu trong nước được bán tăng cao hơn
16


nhiều so với giá dầu trên
trường
giới tEi
so ViíHt
với mức
ThíDcthị
tríHng
đỉĩlcthế
quylHn

Namthu nhập trung bình của người
dân, hay như phải khai thác dầu thô bán với giá thấp rồi mua đầu qua tinh chế với giá
gấp nhiều lần. Và đặc biệt, kết quả của một Bộ giao thông vận tải (mà nòng cốt là tập
hợp các công ty xây dựng dưới quyền) là các “PMU18”, các tuyến đường “chứa đầy”
nước,… Điều này cho ta thấy được việc cần làm cho nền kinh tế Việt Nam, là cần có
một giải pháp căn bản cho vấn đề độc quyền của các công ty nhà nước, mà giải pháp
có thể nói là tốt nhất là tiến hành không những là cổ phần hóa mà là cả tư nhân hóa các
công ty nhà nước (nếu có thể).
3.1. Các giải pháp can thiệp của chính phủ trong chống độc quyền thường
- Ban hành luật pháp và chính sách chống độc quyền.
+ Đó là các điều luật nhằm ngăn cấm những hành vi nhất định hoặc hạn chế
một số cơ cấu thị trường nhất định.
+ Đưa ra các quy định cho phép các cơ quan chức năng của chính phủ được
thường xuyên kiểm tra việc định giá và cung ứng sản lượng của các hãng.
+ Đề ra nhiều chính sách khuyến khích sự cạnh tranh quyết liệt giữa các
hãng.
Sở hữu nhà nước đối với độc quyền thường được áp dụng với những ngành trọng
điểm quốc gia như khí đốt, điện năng,…
- Kiểm soát giá cả đối với các hàng hóa và dịch vụ do hãng độc quyền cung cấp.
- Đánh thuế được sử dụng để giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch do độc quyền, góp
phần phân phối lại của cải trong xã hội.
Nói chung, không có một giải pháp nào là hoàn hảo. Vì thế, khi quyết định kiểm
soát độc quyền, chính phủ cần cân nhắc mọi khía cạnh lợi hại của chính sách để có sự
Lý Thuyết Tài Chính Công
can thiệp
hợp lý nhất.

Trang 17

17



ThíDc tríHng đỉĩlc quylHn tEi ViíHt Nam

3.2. Các chiến lược điều tiết độc quyền tự nhiên của chính phủ
Định giá bằng chi phí trung bình. Có thể loại bỏ được hoàn toàn lợi nhuận siêu
ngạch của hãng độc quyền nhưng vẫn chưa đạt tới mức sản lượng hiệu quả.
Định giá bằng chi phí biên cộng với một khoản thuế khoán. Đạt tới mức sản
lượng hiệu quả nhưng hãng độc quyền phải chịu một khoản lỗ, có thể bù đắp bằng trợ
cấp của nhà nước thông qua thuế khoán.
Định giá hai phần. Một phần cố định để bù đắp khoản lỗ cho hãng độc quyền khi
sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả. Phần còn lại định giá bằng MC tính theo lượng
tiêu dùng của người mua. Ví dụ: dịch vụ viễn thông
Phân biệt giá cả. Bán cùng một loại sản phẩm tại nhiều mức giá khác nhau cho
các đối tượng khách hàng khác nhau, mặc dù chi phí sản xuất cho hai đối tượng khách
hàng này là như nhau.

Lý Thuyết Tài Chính Công

Trang 18

18


ThíDc tríHng đỉĩlcKẾT
quylHnLUẬN
tEi ViíHt Nam

Thực trạng hiện nay chống độc quyền ở nước ta còn nhiều hạn chế còn nhiều tồn
tại cần tháo gỡ. Đối với chúng ta còn nhiều việc phải làm để có một môi trường cạnh

tranh lành mạnh, không tồn tại độc quyền nhưng trước mắt việc phải làm là Việt Nam
cần có một chính sách cạnh tranh hợp lý, cần phải có pháp luật về cạnh tranh hướng
dẫn các doanh nghiệp khi tham gia cạnh tranh, để cho cạnh tranh đúng với ý nghĩa của
nó là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Chúng ta đang kêu gọi, vận động thế
giới thừa nhận chúng ta là nền kinh tế thị trường nhưng cốt lõi của nó là chống độc
quyền. Chống độc quyền là để duy trì động lực của nền kinh tế thị trường, tức là đảm
bảo để thị trường có thể dịch chuyển một cách tự do và nếu vẫn tồn tại độc quyền trong
một nền kinh tế thì nền kinh tế ấy không thể trở thành nền kinh tế thị trường.
Nhà nước ta đã đưa ra nhiều biện pháp để chống độc quyền nhưng kết quả thu lại
vẫn là một bài toán khó cần phải giải quyết và cần sự chung tay của tất cả các doanh
nghiệp, người sản xuất và người tiêu dùng. Bài tiểu luận “Ảnh hưởng của độc quyền
tới phúc lợi xã hội ở Việt Nam hiện nay và những giải pháp” còn nhiều hạn chế, rất
mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để bài viết hoàn thiện hơn.

Lý Thuyết Tài Chính Công

Trang 19

19


ThíDc tríHng đỉĩlcMỤC
quylHn LỤC
tEi ViíHt Nam
NỘI DUNG

TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘC QUYỀN

VÀ TỔN THẤT PHÚC LỢI DO ĐỘC QUYỀN GÂY RA

01
02

1.1. Khái niệm độc quyền

02

1.2. Độc quyền thường

03

1.2.1. Khái niệm

03

1.2.2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền thường

03

1.2.3. Tổn thất phúc lợi do độc quyền thường gây ra

04

1.3. Độc quyền tự nhiên

06

1.3.1. Khái niệm


06

1.3.2. Nguyên nhân dẫn đến độc quyền tự nhiên

06

1.3.3. Tổn thất phúc lợi do độc quyền tự nhiên gây ra

06

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN ĐIỆN VÀ XĂNG DẦU Ở
NƯỚC TA HIỆN NAY
2.1. Độc quyền điện ở Việt Nam hiện nay

07
07

2.1.1. Thực trạng

07

2.1.2. Giải pháp của Nhà nước

09

2.2. Độc quyền xăng dầu ở Việt Nam hiện nay

11


2.2.1. Thực trạng

11

2.2.2. Hướng giải quyết của Nhà nước

12

CHƯƠNG 3.

14

GIẢI PHÁP CỦA CHÍNH PHỦ TRONG CHỐNG ĐỘC QUYỀN
3.1. Các giải pháp can thiệp của Chính phủ trong chống độc quyền thường

15

3.2. Các chiến lược điều tiết độc quyền tự nhiên của Chính phủ

16

KẾT LUẬN

17

Lý Thuyết Tài Chính Công

Trang 20

20




×