Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NĂM 2013 CỦA TỈNH PHÍA BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.28 KB, 28 trang )

CỤC PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP

BÁO CÁO TÌNH HÌNH CÔNG TÁC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DOANH
NGHIỆP NĂM 2013 CỦA TỈNH PHÍA BẮC

Thực hiện kế hoạch công tác, Đoàn công tác của Cục Phát triển doanh nghiệp
(gồm đại diện Trung tâm Hỗ trợ DNNVV phía Bắc, Phòng Phát triển DNNVV,
Trung tâm TTHTDN, Phòng Hợp tác quốc tế) do Phó Cục trưởng Nguyễn Hoa
Cương dẫn đầu đã tiến hành các buổi làm việc với một số Sở Kế hoạch và Đầu
tư phía Bắc trong khoảng thời gian từ cuối năm 2013 sang Quý I năm 2014.
I. Mục tiêu:
- Nắm tình hình công tác hỗ trợ phát triển DNNVV ở địa phương;
- Vai trò đầu mối của Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc phối hợp với các đơn vị
trong thực hiện công tác hỗ trợ DNNVV;
- Sự phối hợp với các trung tâm hỗ trợ DNNVV của Cục trong việc triển khai
hoạt động đào tạo DNNVV;
- Hoạt động cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp và khả năng hợp tác giữa
Cục và Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Nhu cầu tư vấn và khả năng phối hợp với các trung tâm hỗ trợ DNNVV của
Cục triển khai hoạt động chuyên gia tư vấn;
- Các nội dung khác: cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, sản phẩm chủ đạo của
địa phương, liên kết doanh nghiệp nhỏ - doanh nghiệp lớn;
- Tìm hiểu kiến nghị của địa phương;
- Đánh giá và so sánh sự khác biệt giữa các địa phương trong thực hiện hỗ trợ
DNNVV.
II. Phương pháp làm việc: Tại các buổi làm việc, trên cơ sở báo cáo do địa
phương chuẩn bị trước, Đoàn làm việc đã trao đổi chung về tình hình doanh
nghiệp, công tác hỗ trợ phát triển DNNVV trên địa bàn, sự phối hợp giữa địa
phương và trung ương trong thực hiện nhiệm vụ, một số khó khăn - vướng mắc,
1



đề xuất giải pháp... Các buổi làm việc thường thực hiện trong một buổi (sáng
hoặc chiều).
Các Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương thường bố trí Lãnh đạo Sở, trưởng/phó
phòng nghiệp vụ (đăng ký kinh doanh, hợp tác xã, kinh tế ngành, tổng hợp…),
trung tâm có chức năng xúc tiến - hỗ trợ doanh nghiệp tiếp Đoàn công tác.
III. Kết quả: Từ cuối năm 2013 đến hết QuýI/2014, Đoàn công tác đã thực
hiện được 16 buổi làm việc với các Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương, Hưng
Yên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc
Kạn, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình, Thái Bình,
TP.Hải Phòng.
Tổng hợp từ các báo cáo của địa phương và thực tế các chuyến công tác như
sau:
A. Tổng quan:
1. Số lượng doanh nghiệp đăng ký và tổng vốn kinh doanh:
Tính đến tháng 9/2013, tổng số doanh nghiệp được thành lập tại 16 tỉnh trên là
91.685 doanh nghiệp. Trong đó, thành phố Hải Phòng có tổng số doanh nghiệp
được thành lập nhiều nhất là 27.211 doanh nghiệp và tỉnh có số lượng doanh
nghiệp ít nhất là Tuyên Quang, Hà Giang và Bắc Kạn (chi tiết thống kê theo
bảng tổng hợp dưới đây).
Đơn vị: nghìn tỷ VND
STT

Tỉnh

Số DN

Tổng vốn đăng ký

1


Hải Dương

6,478

41,695

2

Hưng Yên

5,063

63,000

3

Bắc Giang

3,835

4

Bắc Ninh

6,366

100,009

5


Vĩnh Phúc

5,700

36,247

6

Phú Thọ

4,139

22,680

7

Tuyên Quang

995

6,403.00

8

Hà Giang

1,122

19,651


Ghi chú

0 Không có số liệu về vốn

2


9

Thanh Hóa

10,520

21,983

10

Hà Nam

3,000

28,682

11

Ninh Bình

4,025


186,589

12

Thái Bình

3,801

24,062

13

Hải Phòng

27,211

14

Nam Định

4,824

15

Bắc Kạn

16

Thái Nguyên


0 Không có số liệu về vốn
37,498

877

Tổng

0 Không có số liệu về vốn

3,729

27,843

91,685

616,342

200,000
180,000
160,000
140,000
120,000
100,000

Số DN (đvị: DN)
Tổng vốn (đvị: nghìn tỷ)

80,000
60,000
40,000

20,000
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9 10 11 12 13 14 15 16

(Ghi chú: Số thứ tự tại trục hoành của biểu đồ tương ứng với tên tỉnh của bảng
tổng hợp)

Trong số các địa phương trên, Ninh Bình có số lượng doanh nghiệp ít nhưng
tổng số vốn đầu tư cao nhất (186.589 nghìn tỷ đồng) do số lượng doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ lệ cao (Báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư
Ninh Bình). Ngược lại, tỉnh Thanh Hóa với số lượng doanh nghiệp đăng ký gần
cao nhất (sau Hải Phòng) nhưng tổng số vốn đầu tư lại ở mức gần thấp nhất (24
nghìn tỷ đồng). Theo báo cáo của tỉnh, tổng vốn đầu tư thấp do chủ yếu ngành
3



nghề kinh doanh của các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa là nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản và kinh doanh dịch vụ (vận tải, kho bãi, sửa chữa...), vốn ít,
quy mô nhỏ.
2. Lao động:
Tính đến 2013, 16 tỉnh trên đã giải quyết lao động cho khoảng 1.044.000 lao
động. Tỉnh Nam Định giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhất là 37.498 lao
động chiếm 17% tổng số lao động tại 16 tỉnh (Nam Định có 9 khu công nghiệp
với và 22 cụm công nghiệp với tổng diện tích 1.691ha. Khu công nghiệp và cụm
công nghiệp phát triển nên tỉnh đã giải quyết việc làm cho 180.000 lao động).
Tuyên Quang, Hà Giang và Thanh Hóa là ba địa phương có số lao động ít nhất
chiếm 2-3% tổng số lao động của 16 tỉnh.

15
1%
16
9%

1
12%
2
14%

14
17%
13
0%
12
0%


3
9%

11
12%

10
0%

9 8
2% 2%

7
3%

5
8%

6
12%

4
0%

(Ghi chú: Số thứ tự tại trục hoành của biểu đồ tương ứng với tên tỉnh
của bảng tổng hợp, 0% là các đơn vị không có số liệu trong báo cáo)

3. Ngành nghề hoạt động
Nhìn chung, mỗi tỉnh có một ngành nghề mũi nhọn riêng như: xây dựng công

nghiệp, may mặc, chế biến, ôtô xe máy, điện, điện tử, du lịch, thương mại dịch
4


vụ... nhưng đa số các tỉnh ngành nghề hoạt động chủ yếu của các tỉnh là xây
dựng công nghiệp (trung bình chiếm khoảng 45%), thương mại dịch vụ (trung
bình chiếm khoảng 35%), còn lại là các ngành nghề khác như: điện, điện tử,
nông lâm thủy sản...
Ngành xây dựng công nghiệp chiếm tỷ trong cao trong cơ cấu ngành của các
tỉnh. Các công trình xây dựng trên địa bàn các tỉnh đa số là các dự án công.
Năm 2013, do thắt chặt các dự án công nên ngành này tại các tỉnh cũng bị ảnh
hưởng nhiều, dẫn đến giảm thu của tỉnh.
Mặc dù là các tỉnh nông nghiệp nhưng ngành nghề kinh doanh liên quan đến
lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp của các địa phương trên là rất ít, chỉ chiếm
khoảng 10%-15% tổng số doanh nghiệp. Một số địa phương đã bắt đầu chú ý
phát triển đặc sản địa phương nhưng chủ yếu mới ở trong phạm vi tỉnh, chưa ra
đến ngoài tỉnh (con ngao ở Nam Định, Thái Bình, mật ong của Bắc Kạn,…).
B. Tình hình công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
Ngân sách dành cho hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp của một số địa phương
được tổng hợp theo bảng dưới đây:
Đơn vị: triệu VND
STT

Tỉnh

Ngân sách

Ghi chú

1


Hải Dương

2

Hưng Yên

1,309

3

Bắc Giang

2,162

4

Bắc Ninh

5

Vĩnh Phúc

5,395

6

Phú Thọ

3,000


7

Tuyên Quang

8

Hà Giang

9

Thanh Hóa

10

Hà Nam

200

240

123
1,477
0
560
5


11


Ninh Bình

263

12

Thái Bình

320

13

Hải Phòng

900

14

Nam Định

0

15

Bắc Kạn

16

Thái Nguyên


315
16,900
33,164

Tổng

Thái Nguyên là tỉnh nhận được và triển khai hoạt động hỗ trợ DNNVV từ
nguồn NSNN nhiều nhất là 16,9 tỷ đồng, gấp nhiều lần so với các tỉnh khác.
Hầu hết các địa phương đều thực hiện công tác hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
theo chức năng, nhiệm vụ của các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Sở
Khoa học và Công nghệ, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thuế, Sở
Tài nguyên Môi trường, Sở Tài chính, Sở Tư pháp…
Nhiều địa phương có quy định/quy chế/ phối hợp liên ngành tài chính, công an,
thuế, thống kê, ngân hàng, sở quản lý chuyên ngành, UBND các cấp... trong
công tác hỗ trợ doanh nghiệp và triển khai sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý
nhà nước. Các địa phương này có số liệu báo cáo chi tiết, tổng hợp, toàn diện
trên nhiều góc độ (Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Vĩnh
Phúc). Một số địa phương có báo cáo chưa đầy đủ như, toàn diện như những địa
phương nêu trên (Hà Giang, Bắc Ninh). Ninh Bình là địa phương chuẩn bị báo
cáo giản đơn nhất. Đa số các địa phương đều có sự phối hợp với các Hiệp hội
doanh nghiệp tại tỉnh như: Hiệp hội doanh nghiệp, Hiệp hội doanh nghiệp nữ,
Hiệp hội doanh nghiệp trẻ, Hội doanh nghiệp Huyện, Liên minh HTX, Câu lạc
bộ doanh nhân. Một số địa phương còn có Chương trình thực hiện Kế hoạch
phát triển DNNVV giai đoạn 2011-2015 như Hưng Yên,
Tuy nhiên, qua trao đổi, các địa phương đều báo cáo việc phối hợp chưa có
hướng dẫn cụ thể nên các sở ban ngành còn thực hiện phối hợp lúng túng và đổ
lỗi cho nhau, thiếu thông tin toàn diện về DNNVV, chưa có một bộ phận
chuyên trách hỗ trợ trực tuyến DNNVV, việc phát triển ngành công nghiệp hỗ
trợ tại địa phương còn trên lý thuyết và nặng về thành tích.
6



Lãnh đạo một số địa phương rất hăng hái, nhiệt tình trong công tác hỗ trợ phát
triển doanh nghiệp. Một số địa phương khác kém nhiệt tình hơn. Có địa phương
đang trong thời kỳ chuyển giao lãnh đạo phụ trách công tác phát triển doanh
nghiệp. Có hiện tượng thụ động, chờ chỉ đạo.
Việc triển khai thành lập và hoạt động Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV còn
chậm, kết quả đạt được chưa cao.
Công tác hỗ trợ chủ yếu thể hiện trên các khía cạnh sau:
- Hoàn thiện khung khổ pháp lý tạo điều kiện cho môi trường kinh doanh
trên địa bàn tỉnh tốt hơn.
- Tổ chức Hội nghị đối thoại với DN, tháo gỡ khó khăn trong sản xuất
kinh doanh.
- Tiếp tục thực hiện Đề án 30 đơn giản hóa thủ tục hành chính.
- Ban hành các Kế hoạch, Chương trình của tỉnh trong phát triển doanh
nghiệp. Ban hành Quy chế phối hợp quản lý DN trên địa bàn. Quy chế đối thoại
trực tuyến DN-cơ quan QLNN.
- Tổ chức các hoạt động hỗ trợ trực tiếp như Hội chợ triển lãm trong và
ngoài tỉnh, ngoài nước (hỗ trợ DN xây dựng gian hàng), thực hiện dự án hỗ trợ
DN tìm kiếm thị trường, xây dựng thương hiệu, xây dựng website, đào tạo…
- Tăng khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn vay của DN.
Việc thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV ở các địa phương rất khó
khăn. Hoạt động của Quỹ này ở các địa phương đã thành lập cũng chưa có
nhiều kết quả. Cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để rút kinh nghiệm cho hoạt động
của Quỹ Phát triển DNNVV theo QĐ số 601/QĐ-TTg.
- Cung cấp thông tin về chính sách, quy định pháp lý, chương trình xúc
tiến thương mại, dự án, quy hoạch, kế hoạch…
* Theo các báo cáo, con số DN nhận được hỗ trợ trực tiếp theo các
chương trình cụ thể ở mỗi địa phương là không đáng kể (chương trình SHTT,

xây dựng thương hiệu, xây dựng trang thông tin điện tử…), chỉ từ 3-5 DN đến
vài chục DN là cùng (trừ chương trình đào tạo).

7


Một số địa phương có các chương trình riêng để cải cách thủ tục hành
chính như “3 không” của Thanh Hóa, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp như “Đồng
hành cùng doanh nghiệp” của Nam Định.
3. Công tác đào tạo: một số địa phương chưa có sự phối hợp chặt chẽ với
Cục Phát triển doanh nghiệp (cụ thể là TTHT DNNVV phía Bắc) trong triển
khai hoạt động đào tạo. Có địa phương không hề nhận được công văn Cục gửi
cuối năm 2013 về tổ chức các khóa đào tạo. Có địa phương đã nhận được nhưng
vì thời gian quá gấp nên chưa triển khai được, dẫn đến tình trạng “trắng đào
tạo” năm 2013 (Hà Giang).
Có địa phương không tổ chức đào tạo hỗ trợ DNNVV theo TT 05 nhưng
phối hợp với đơn vị khác thuộc Bộ tổ chức các khóa đào tạo (Tuyên Quang-Vụ
KHGDTNMT, Bắc Kạn – dự án 3PAD…) cho DN.
* Kinh phí Nhà nước hỗ trợ không đủ để trang trải hoạt động đào tạo, nhu
cầu được đào tạo của DN. Có tỉnh NSĐP không bố trí cho hoạt động đào tạo
(Bắc Kạn).
4. Công tác cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp: các địa phương đều
có trang thông tin điện tử .gov.vn và đưa các thông tin về chính sách thu hút
đầu tư, chính sách phát triển doanh nghiệp, các thủ tục hành chính, dự án đầu
tư… của tỉnh lên trang tin điện tử đó. Một số địa phương thực hiện công tác hỗ
trợ thông tin tương đối tốt như Hải Dương, …. Tuy nhiên, cá biệt có tỉnh để
trang thông tin tạm thời ngừng hoạt động trong một thời gian. Có địa phương
chưa cập nhật thông tin kịp thời (Nghệ An: các thông tin/văn bản đều được đưa
từ năm 2011, một vài thông tin của năm 2012, của năm 2013 hầu như không
có). Một vài địa phương, các thông tin khác tương đối phong phú, riêng phần

công bố thủ tục hành chính chưa đầy đủ. Có địa phương rất ít kinh phí, dẫn đến
tình trạng trang thông tin của Sở Kế hoạch và Đầu tư không truy cập được (Nam
Định). Các thông tin tương đối phong phú, toàn diện. Tuy nhiên, không địa
phương nào báo cáo về sự tiếp cận, mức độ tiếp cận thông tin của DN đối với
các thông tin cung cấp.
Việc cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp được thực hiện chủ yếu theo đề án,
chương trình, phổ biến, tuyên truyền, giải đáp các vấn đề qua mạng, bằng văn
bản hoặc hỗ trợ trực tiếp. Ngoài ra, các thông tin hỗ trợ chung khác được cập
nhật hàng ngày thông quaweb site.

8


Một số khó khăn trong thực hiện cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp: do
không có cơ quan đầu mối hỗ trợ nên muốn được hỗ trợ thì cần có yêu cầu bằng
văn bản; không có kinh phí riêng duy trì cổng thông tin, hiện tại cổng vận hành
theo nguồn kinh phí còn lại của dự án; chưa có quy định cụ thể và nhân lực để
thực hiện.
5. Sự liên kết giữa doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước và doanh nghiệp
vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh: có địa phương còn hạn chế (Bắc
Giang), có địa phương bắt đầu có sự liên kết (Thái Nguyên), nhiều địa phương
hầu như không có sự liên kết này.
Các lĩnh vực liên kết chủ yếu với DNNN là: Hoạt động trong lĩnh vực hàng
hải,du lịch,sản xuất gang thép, xi măng (Hải Phòng); Công nghệ lắp ráp ô tô,xe
máy, cơ khí chế tạo phục vụ công nghiệp, linh kiện điện tử, dệt may, may mặc,
nhựa, sản phẩm nông nghiệp, chế biến gỗ, linh kiện điện tử, thiết bị truyền
thông và sản phẩm công nghiệp nhẹ, đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN (Vĩnh
Phúc, Phú Thọ); Khai thác chế biến khoáng sản, may mặc, chăn nuôi bò sữa
(Tuyên Quang); Khai thác chế biến khoáng sản, đầu tư xây dựng và kdoanh cửa
hàng, kinh doanh khách sạn du lịch (Hà Giang), Cung cấp dịch vụ, thu gom rác

thải (Bắc Ninh)...
Tuy nhiên, các địa phương đều phản ánh các liên kết là không đáng kể (gần như
không có) do không cùng nguồn nguyên liệu phụ trợ, chủ yếu do các doanh
nghiệp tự kết nối, Sở chưa có vai trò đầu mối. Đa số các liên kết với các công ty
nước ngoài là công ty phụ trợ của các nhà máy nước ngoài. DNNVV tỉnh thực
sự chưa có nhiều sự liên kết với DNNN do DNNVV chậm phát triển về lĩnh vực
phụ trợ, còn hạn chế về hoạt động marketing và quản lý. Hoạt động kinh doanh
mang tính độc lập, thụ động chưa có liên kết.
6. Nhu cầu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh: hầu hết các doanh
nghiệp đều có nhu cầu tiếp cận vốn vay, mặt bằng sản xuất, khoa học kỹ thuật,
nhân sự qua đào tạo.
Kế hoạch hỗ trợ năm 2014
Đa số các Sở Kế hoạch và Đầu tư đều xây dựng kế hoạch xin Ngân sách thực
hiện hoạt động hỗ trợ DNNVV năm 2014. Ngoài nguồn ngân sách đào tạo nâng
cao nguồn nhân lực còn có kế hoạch cho các hoạt động như: Đào tạo lao động,
xuất khẩu lao động, đào tạo cán bộ quản lý, vay ưu đãi từ Quỹ quốc gia về việc
làm, xúc tiến thương mại (Phú Thọ); rà soát,điều chỉnh quy hoạch,triển khai
9


thực hiện một số giải pháp thóa gỡ khó khăn, ưu tiên vốn vay cho nông nghiệp,
hàng xuất khẩu,công nghiệp hỗ trợ, tăng cường đào tạo tập huấn cho chư DN,
đẩy mạnh chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; Đẩy mạnh cải cách hành
chính (Thanh Hóa); Thực hiện đề án nâng cao hiểu biết pháp luật và kỹ nâng
quản lý cho các DN tỉnh Ninh Bình năm 2014 với kinh phí 1,079 tỷ, tuyên
truyền tập huấn tổ chức đào tạo tăng cường kỹ năng quản lý DN cho khoảng
2500 người (Ninh Bình)...
C. Kiến nghị, đề xuất:
- Rà soát, nắm toàn diện công tác hỗ trợ phát triển DNNVV trên quy mô toàn
quốc thông qua việc định kỳ làm việc trực tiếp với một số địa phương.

- Lựa chọn một số địa phương tiêu biểu, nhiệt tình trong công tác hỗ trợ phát
triển DNNVV để Cục hỗ trợ trực tiếp nhằm nâng cao chất lượng cộng đồng
doanh nghiệp, hệ thống hỗ trợ DNNVV tại địa phương gồm Sở Kế hoạch và
Đầu tư và các cơ quan liên quan.
- Chú ý đào tạo cho khối các doanh nghiệp ở địa bàn vùng sâu, vùng xa hoặc tại
các huyện (doanh nghiệp ở thành phố đã thụ hưởng nhiều chương trình, hoặc có
nhiều kênh thông tin liên quan đến khởi sự, vận hành doanh nghiệp).
- Xuất bản Bản tin doanh nghiệp/Cẩm nang quản trị doanh nghiệp, trong đó có
những kiến thức rất cơ bản cho doanh nghiệp các tỉnh khó khăn, bao gồm các
tỉnh miền núi phía Bắc do trình độ của chủ doanh nghiệp rất thấp (ví dụ Bắc
Kạn).
- Cục nên tổ chức Hội nghị tập huấn công tác phát triển DNNVV hàng năm - ít
nhất ở 3 vùng, trong đó có nội dung tổng kết kết quả phát triển doanh nghiệp,
kinh nghiệm thực tiễn, khó khăn, hạn chế, thi đua khen thưởng, v.v… (Hồng
Liên-Minh Tú).

.

10


PHỤ LỤC I
TÓM TẮT BÁO CÁO CỦA CÁC SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
(Tài liệu phục vụ buổi làm việc với Đoàn công tác)

1. Hải Dương: Báo cáo số 1259/BC-SKHĐT-ĐKKD tình hình phát triển doanh
nghiệp, nhu cầu tư vấn, thông tin DN trên địa bàn; Báo cáo số 1258/BCSKHĐT-ĐKKD tình hình thực hiện kế hoạch phát triển DNNVV giữa kỳ giai
đoạn 2011-2015; Kế hoạch số 1977/KH-UBND phát triển DNNVV tỉnh Hải
Dương giai đoạn 2011-2015; Quyết định số 1910/2007/QĐ-UBND ngày
28/5/2007 ban hành Quy định phối hợp quản lý DN hoạt động theo Luật Doanh

nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Các giải phát phát triển doanh nghiệp của Hải Dương:
Cải cách thủ tục hành chính,cải thiện môi trường đầu tư: áp dụng mô hình :một
cửa”, “một cửa liên thông”.
Giúp DN tiếp cận các nguồn tài chính phù hợp, thực hiện tốt các chính sách tài
chính đối với DN: từ 2011 đến 2013, trung bình mỗi năm có gần 3000 DNNV
được vay vốn ngân hàng, dư nợ gần 10.000 tỷ đồng (chiếm 50% dư nợ cho vay
DN). Lãi suất cho vay về với mức laiz suất cho vay của 2005-2006: trung hạn
11-14%, ngắn hạn 9-11,5%.
Tháo gỡ khó khăn về mặt bằng: hơn 2 năm qua, tỉnh đã cấp GCN ĐKĐT cho
161 dự án của DN, tổng diện tích đất xin thuê là 287,5 hecsta, tổng vốn đăng ký
là 6.605,3 tỷ đồng.
Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật cho DNNVV: Đề án
Hỗ trợ DNNVV trên địa bàn trong lĩnh vực SHCN giai đoạn 2011-2015 (Sở
KH-CN), Đề án nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa của Hải
Dương giai đoạn 2013-2020. Có chính sách khuyến khích DN đầu tư vào hoạt
động KH và CN.
Giúp DN mở rộng thị trường, phát triển sản xuất: tạo điều kiện cho DNNVV
tham gia đấu thầu, chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước,
nước ngoài.

11


Thực hiện hỗ trợ pháp lý: Đề án tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao
động. 05 hội nghị tập huấn về Luật Lao động cho 627 DN; an toàn vệ sinh lao
động cho 265 lượt cán bộ quản lý của DN, 6.916 người lao động…
Đào tạo phát triển nguồn nhân lực: 3 năm 2011-2013, 20 khóa 2013 tỉnh bố trí
200 triệu VND cho hoạt động đào tạo (tập huấn kỹ năng kê khai và quyết toán
thuế, nghiệp vụ quản lý BHXH, lao động, chính sách thuế…).

Khó khăn, hạn chế: công tác quản lý nhà nước DN sau ĐKKD còn hạn chế, sản
xuất của DN gặp nhiều khó khăn, giải pháp của tỉnh đề ra trong phát triển DN
còn chưa được thực hiện nghiêm túc
2. Hưng Yên: Báo cáo số 1173/BC-SKHĐT ngày 29/10/2013 về hoạt động hỗ
trợ DN, QĐ số 682/QĐ-UBND ngày 5/4/2013 phê duyệt KH triển khai, thực
hiện phát triển DNNVV trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, Chương trình hành động
triển khai thực hiện phát triển DNNVV giai đoạn 2013-2015 trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên (Chương trình số 1639/Ctr-UBND). Tổng ngân sách chi cho hoạt
động hỗ trợ DNNVV của tỉnh là 1309 triệu VND (chi Hội nghị 300 triệu, in tờ
rơi 409 triệu, đề tài 600 triệu, không có nội dung đào tạo). Nội dung chính:
Hoàn thiện khung pháp lý
Hỗ trợ DN tiếp cận tài chính, tín dụng, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Phát triển nguồn nhân lực, tập trung nâng cao hiệu quả quản trị cho DNNVV
Đẩy mạnh hình thành các cụm liên kết, cụm ngành công nghiệp, tăng cường tiếp
cận đất đai cho DN: TTXTĐT và hỗ trợ DN thực hiện đề tài “Thực trạng và giải
pháp nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư trên địa bàn tỉnh Hưng Yên”.
Tăng cường cung cấp thông tin hỗ trợ và xúc tiến mở rộng thị trường cho
DNNVV.
Xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức trợ giúp phát triển DNNVV
Quản lý thực hiện Kế hoạch phát triển DNNVV
DPI Hưng Yên phối hợp tốt với các sở chuyên ngành.
Cổng thông tin doanh nghiệp và đầu tư Hưng Yên có thông tin về các khu CN,
chính sách ưu đãi, dự án kêu gọi đầu tư, DN tiêu biểu…

12


Đề xuất: Cục PTDN đề nghị MPI trình TTg phê duyệt Đề án “Tăng cường năng
lực tổ chức đầu mối triển khai, thực hiện chính sách DNNVV”.
3. Bắc Giang: Báo cáo số 366/BC-SKHĐT ngày 6/11/2003 về tình hình hỗ trợ

phát triển DNNVV, cập nhật các thông tin liên quan đến cộng đồng doanh
nghiệp đăng ký hoạt động trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
Theo đó, trong các năm 2011-2013, Bắc Giang đã ban hành nhiều văn bản quy
định chính sách phát triển doanh nghiệp, kế hoạch khuyến công, xúc tiến
thương mại, hỗ trợ pháp lý…. Bắc Giang cũng đã có Báo cáo số 982/KHUBND về việc khảo sát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của các
DN, HTX và hộ kinh doanh trên địa bàn. Hoàn thiện cơ chế “một cửa”, “một
cửa liên thông” khi giải quyết các thủ tục liên quan đến DN. 13 chi nhánh
NHTMCP (tính đến 11/2013) tại Bắc Giang đã tạo điều kiện thuận lợi cho DN,
nhất là DNNVV vay vốn. Số liệu thống kê cho thấy: đến tháng 9/2013, có 987
DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng, dư nợ 4.492 tỷ VND, trong đó dư nợ
xấu của DNNVV là 188 tỷ đồng, giảm 0,1% so với 2012. Bắc Giang cũng được
NSTW cấp 24,5 tỷ VND (3 năm) xây dựng hạ tầng cho 7 CCN. NSĐP dành 1,1
tỷ VND hỗ trợ các huyện lập quy hoạch và dự án đầu tư cho 12 CCN. Hiện, Bắc
Giang có 30/34 CCN hoạt động. 100% VBPQ do tỉnh ban hành được cập nhật
trên Trang thông tin điện tử của tỉnh (www.bacgiang.gov.vn), phát miễn phí cho
DN “Pháp luật về lao động”, “Pháp luật về hợp đồng”, “Hỏi Đáp pháp luật về
thuế”… Tổ chức lớp “Bồi dưỡng kiến thức pháp luật về kinh doanh cho DN, cơ
sở sản xuất trên địa bàn tỉnh” miễn phí, lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho
người quản lý DN và cán bộ pháp chế trong DN. 02 lớp nâng cao kỹ năng kinh
doanh trong thời kỳ hội nhập (150 học viên), đào tạo nghề may cho 2000 lao
động, 05 lớp khởi sự doanh nghiệp-HTX, 02 lớp tập huấn về khuyến công, 03
lớp tập huấn về quy định sản xuất kinh doanh rượu. Năm 2012, NS ĐP bố trí
180 triệu VND cho 05 khóa đào tạo (425 học viên) – 2 lớp khởi sự. Năm 2013,
02 lớp khởi sự, 02 lớp quản trị (NSĐP bố trí 162 triệu VND). Tổ chức cho 52
lượt DN tham gia 03 hội chợ công nghệ và thiết bị, 4 hội chợ thương hiệu quốc
tế (hỗ trợ 3 triệu VND/1 DN). Hỗ trợ xây dựng 13 thương hiệu cho 13 sản phẩm
của Bắc Giang. Phát hành bản tin “Kinh tế công nghiệp và thương mại Bắc
Giang” trên sóng truyền hình. Năm 2012 hỗ trợ 02 DN xây dựng website, 02
lớp tập huấn về thương mại điện tử. Năm 2013, thực hiện 02 đề án hỗ trợ DN
xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật giết mổ gia cầm tập trung.


13


Sự liên doanh, liên kết giữa DNNVV với DN có vốn đầu tư nước ngoài còn hạn
chế. Công tác cung cấp thông tin hỗ trợ DN thực hiện qua các phương tiện báo
chí, văn bản, qua mạng internet.
DPI Bắc Giang đã phối hợp với Cục Thuế tỉnh, NHNN Chi nhánh Bắc Giang,
Sở, ban, ngành. Xây dựng Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với DN sau
đăng ký.
DN của Bắc Giang có nhu cầu về vay vốn, mặt bằng kinh doanh, tiếp cận thông
tin thị trường, môi trường kinh doanh và lao động.
Năm 2014, Bắc Giang tiếp tục đẩy mạnh sắp xếp, chuyển đổi DNNN, hoàn
thiện khung pháp lý cho hoạt động của DN, tạo bước đột phá để DNNVV tiếp
cận vốn.
4. Bắc Ninh: Báo cáo số 58/KH-UBND ngày 9/5/2013, Báo cáo 449/KHKTTT&TN ngày 1/10/2013, Báo cáo ngày 8/11/2013 tình hình hỗ trợ DN năm
2013
- Ban hành Quy chế đối thoại trực tuyến giữa tổ chức kinh tế và cơ quan QLNN
- Phối hợp với HHDN: mở lớp đào tạo GĐ điều hành DN (160 triệu), cung cấp
tài liệu ấn phẩm cho DN, quảng bá thương hiệu (qua trang thông tin điện tử của
Sở KH & ĐT), Gặp mặt DN 4/2013.
- Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho 01 DN của tỉnh 432 triệu (theo QĐ số 67/2012
8/10/2012 về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư).
5. Phú Thọ: Báo cáo không số, tháng 11/2013
Có Chương trình xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, tổ chức hội thảo.
Kế hoạch tháo gỡ khó khăn cho DN số 637/KH-UBND ngày 5/3/2013.
Tạo việc làm cho 1300 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến 9/2013 đạt
49%.
Hỗ trợ DNNVV sản xuất công nghiệp đầu tư đổi mới, hiện đại hóa: 3 tỷ VND
(11 DN).

Năm 2014 thực hiện: i) cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thúc đẩy thành
lập DN; ii) đào tạo phát triển nguồn nhân lực; iii) hỗ trợ đổi mới, nâng cao năng

14


lực, công nghệ, trình độ kỹ thuật; iv) xúc tiến thương mại, hỗ trợ thông tin cho
DNNVV
Đề nghị Cục PTDN nghiên cứu hỗ trợ kinh phí phục vụ đào tạo nguồn nhân lực.
6. Vĩnh Phúc: Báo cáo số 175/SKHĐT-TTNC ngày 20/11/2013.
Năm 2013 dự kiến 28 lớp đào tạo với 840 lượt người tham gia. DPI phối hợp
với JICA tổ chức 05 lớp nâng cao kỹ năng cán bộ làm công tác trợ giúp phát
triển DNNN. Đào tạo nghề: 27 lớp, 1.055 học viên, 900 triệu VND. 100 học
viên được đào tạo kiến thức thương mại điện tử (30 triệu VND). 25 DNNVV
xây dựng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (1 tỷ). 7 DN thực hiện kiểm toán
và khắc phục tiêu hao năng lượng (948 triệu VND).
Hỗ trợ xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: 14 điểm bán hàng Việt lưu
động, 10 phiên chợ hàng Việt. Tổ chức cho DN tham gia hội chợ các tỉnh ngoài.
Tổng số kinh phí xúc tiến thương mại năm 2013 là 890,8 triệu VND.
Hỗ trợ 20 DN xây dựng website (200 triệu VND), xuất bản 1700 cataloge quảng
cáo, biên soạt 9000 tờ gấp, giới thiệu thông tin của 350 DN trên trang thông tin
quảng bá DN (130 triệu VND).
Hỗ trợ tài chính: hết Quý III/2013, 1832 DN vay vốn, tổng dư nợ 9.591,5 tỷ
VND. Số DN được vay mới 178, tăng 1,14% so cùng kỳ. Số DN có nhu cầu
nhưng chưa vay được là 24, trong đó có 11 DN không đáp ứng yêu cầu. 60 DN
được bảo lãnh tín dụng qua Quỹ Đầu tư phát triển và Quỹ Bảo lãnh tín dụng
DNNVV (461,884 triệu VND). 05 DN được vay từ Quỹ Phát triển KHCN tỉnh,
lãi suất thấp (từ 0%-9%).
Thành lập Quỹ giải quyết việc làm Vĩnh Phúc: cho vay SME tối đa 300 triệu/dự
án, không quá 20 triệu VND/1 lao động.

Hỗ trợ thông tin, tư vấn DN
Năm 2014, dự kiến 48 lớp do DPI tổ chức với 1.440 lượt người tham gia, tổng
kinh phí 3 tỷ VND.
Việc liên kết DN vốn đầu tư trong nước và vốn FDI chưa nhiều.
Sự phối hợp với các sở, ban ngành trong hỗ trợ phát triển DNNVV: tốt
Cổng thông tin điện tử của tỉnh cung cấp thông tin cho DN, phương tiện thông
tin đại chúng.
15


DN Vĩnh Phúc có nhu cầu trong hỗ trợ tiếp cận vốn, mặt bằng sản xuất, đào tạo
và phát triển nguồn nhân lực, tư vấn, cung cấp thông tin, nâng cao năng lực
KHCN, tạo môi trường đầu tư thông thoáng.
Kiến nghị: Cục PTDN có quy chế phối hợp cụ thể chương trình hỗ trợ DNNVV,
trên cơ sở đó địa phương xây dựng của địa phương. Xây dựng cơ chế kiện toàn
bộ máy QLNN về hỗ trợ phát triển DNNVV. Cục PTDN trợ giúp địa phương
trong tham quan học tập ở nước ngoài, tư vấn cho địa phương trong trợ giúp
phát triển DNNVV. Tham mưu để Bộ KH và ĐT đặt VPĐD của Quỹ Phát triển
DNNVV tại Vĩnh Phúc. Điều chỉnh lại định mức đào tạo cho phù hợp điều kiện
hiện nay.
7. Tuyên Quang: Báo cáo không số tháng 11/2013.
Kết quả hỗ trợ DN năm 2013:
- 5 hội nghị đối thoại (1.338 người), tuyên truyền về thuế (442 người), hỗ trợ
trực tiếp tại cơ quan thus 848 lượt DN, qua điện thoại 797 lượt, bằng văn bản 64
DN.
- Cơ cấu thời hạn trả nợ 106 DN (dư nợ 346,1 tỷ), ưu tiên thu nợ gốc trước, nợ
lãi sau cho 26 DN (dư nợ 865,6 tỷ), cho vay mới 358 DN (1.337,9 tỷ). Giảm lãi
suất về 13% cho khoản vay cũ, cho vay <=13% với khoản vay mới. Đến
30/9/2013, có 524 DN có quan hệ với ngân hàng chính sách. Dư nợ cho vay DN
đạt 1.575 tỷ, chiếm 21% tổng dư nợ trên địa bàn, tăng 5% so cùng kỳ.

- Chưa thành lâp được Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV.
- Đài truyền hình phát 24 phóng sự về SHTT, 1530 bản tin hàng rào kỹ thuật
trong thương mại, hỗ trợ khuyến khích DN trong lĩnh vực công nghiệp.
- Phối hợp Vụ Khoa học,Giáo dục,Tài nguyên, Môi trường của Bộ tổ chức khóa
đào tạo nang cao vai trò của DN đối với phát triển bền vững và công tác hoạch
định chính sách, lập kế hoạch cho DN (250 học viên, kinh phí 123 triệu VND).
Có Kế hoạch nhưng không thực hiện đào tạo hỗ trợ DNNVV theo TTLT số 05.
- Chưa có sự liên kết giữa DN vốn trong nước với DN vốn nước ngoài (mới có
Công ty THNN 1 TV phát triển công nghiệp Tuyên Quang với Công ty liên
doanh khoáng sản Hằng Nguyên).

16


Khó khăn, vướng mắc: Biên chế Phòng ĐKKD (đơn vị đầu mối việc tổng hợp
trợ giúp phát triển DN) quá ít, khó đảm đương lượng công việc lớn. Chưa thành
lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng. Đào tạo theo TTLT số 05 chưa thực hiện được.
Đề xuất: Sớm phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực cơ quan đầu mối thực
hiện chính sách phát triển DNNVV”, thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV.
Bố trí kinh phí đào tạo DNNVV.
8. Hà Giang: Báo cáo số 314/SKH-ĐKKD ngày 26/11/2013
Đề án 30. Đảm bảo Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV hoạt động có hiệu quả.
Giảm thủ tục khi cho vay DN… Phối hợp tốt giữa cơ quan ĐKKD và cơ quan
thuế. Ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng. Hỗ trợ DN ứng dụng CNTT…
Hỗ trợ cung cấp thông tin về thị trường
Tuy có kế hoạch mở 2 khóa đào tạo quản trị, 1 khóa đào tạo khởi sự (dự kiến
kinh phí 1,477 tỷ) nhưng 2013 chưa mở được khóa nào. Dự kiến 2014 mở 10
lớp (1,660 tỷ).
9. Bắc Kạn: Báo cáo số 239/BC-SKHĐT ngày 20/12/2013.
Dự án Quan hệ đối tác vì người nghèo trong phát triển nông lâm nghiêp 3PAD

hỗ trợ mở 04 lớp đào tạo nguồn nhân lực, 160 học viên (315 triệu đồng)
NS địa phương không có nguồn cho hoạt động này.
Năm 2014 dự kiến mởi 8 lớp đào tạo, 320 học viên, 658 triệu đồng.
Cung cấp thông tin qua trang thông tin điện tử của Sở, hướng dẫn tại chỗ khi
đăng ký doanh nghiệp.
10. Thái Nguyên: Báo cáo số 1793/SKHDT-BC ngày 20 tháng 12 năm 2013
Đề xuất nhiều chính sách khuyến khích hỗ trợ, phát triển DN.
Thực hiện Đề án 30 đơn giản hóa thủ tục hành chính.
Năm 2013, tổ chức 02 lớp hướng dẫn về ĐKKD, xúc tiến đầu tư (DPI). Sở
LĐ,TBXH tổ chức 05 lớp bồi dưỡng cho 300 cán bộ nòng cốt sử dụng lao động
tại các DN trên địa bàn tỉnh. Sở KH-CN hỗ trợ 09 DN tiếp cận khoa học công
nghệ, triển khai 11 đề tài-dự án với kinh phí hỗ trợ 16,9 tỷ VND. Sở Công
thương bồi dưỡng kiến thức hội nhập. 5 sản phẩm được bảo hộ sở hữu trí tuệ.
Hội nghị tọa đàm, tháo gỡ khó khăn cho DN.
17


Trước đây, DN trên địa bàn tỉnh hầu như không liên kết với các công ty nước
ngoài. Nhưng năm 2013, Thái Nguyên thu hút được lượng lớn các dự án FDI
nên các DN của tỉnh đã bắt đầu cộng tác (cung cấp nguyên vật liệu, thực hiện
các gói thầu xây dựng).
DPI Thái Nguyên phối hợp tốt với Công an tỉnh, Cục Thuế tỉnh, sở, ngành trong
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Thực hiện ngày doanh nhân Việt Nam 13.10.
Công khai, minh bạch quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh,
chính sách hỗ trợ DN, chương trình, dự án… Các nội dung có liên quan được
các sở, ngành cung cấp đầy đủ khi DN có yêu cầu.
Nhu cầu DN: được hỗ trợ về đào tạo nghề, chuyển giao KHKT, xây dựng
thương hiệu.
Đề xuất: Cấp kinh phí hàng năm cho đào tạo hỗ trợ phát triển DNNVV. Quy

định về GCNĐT chưa cụ thể đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện, chưa đồng
nhất, gây khó khăn cho DNNVV thành lập và phát triển.
11. Thanh Hóa : Báo cáo ngày 17/12/2013 tình hình hoạt động của DN 2013,
nhiệm vụ và giải pháp phát triển DN năm 2014.
Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN thúc
đẩy sản xuất kinh doanh: cải cách thủ tục hành chính, giám sát việc thực hiện “3
không”: không phiền hà sách nhiễu – không yêu cầu bổ sung hồ sơ quá một lần
- không trễ hẹn.
Tạo thuận lợi cho DN tiếp cận vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay:
Thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho DNNVV (100 tỷ vốn). Năm 2013, có
3.124 DN có quan hệ tín dụng với ngân hàng, tăng 1,8% so với cùng kỳ. Cơ cấu
lại thời hạn trả nợ cho 460 khách hàng (dư nợ 2.688 tỷ đồng), miễn giảm lãi
suất cho 416 khách hàng (9,9 tỷ).
Giải quyết hàng tồn kho, hỗ trợ thị trường, giảm chi phí SXKD, tạo điều kiện
cho DN hạ giá thành và tiêu thụ sản phẩm
Hỗ trợ đổi mới và áp dụng công nghệ mới: hướng dẫn cho 57 DN tham gia các
dự án áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, hỗ trợ 19 DN tham gia thực hiện
18


các nhiệm vụ KHCN (kinh phí 10 tỷ đồng). 3 DN vay vốn của Quỹ KH và CN
(1,7 tỷ đồng).
Đào tạo nghề cho DN: 2013 ước tuyển mớ và đào tạo nghề cho 66.500 người,
sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên 56.350 người.
Đào tạo khởi sự DN: 900 lượt cán bộ DN tham gia.
Đẩy mạnh đầu tư hạ tầng các KCN, CCN, tạo điều kiện DN tiếp cận đất đai:
Chương trình phát triển KKT Nghi Sơn, phát triển các KCN, quy hoạch các
CCN.
Vận động, xúc tiến đầu tư tới các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Hàn
Quốc, Singapore.

Một số hạn chế, khó khăn: từ phía DN, giá trị thực hiện các dự án đầu tư không
lớn, số DN gặp khó khăn phải ngừng hoạt động/giải thể cao (604/603). Trung
tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch của tỉnh hiện chưa liên kết được các
DN trên địa bản.
Năm 2014 tăng cường đào tạo, tập huấn, đẩy mạnh cải cách TTHC, rà soát điều
chỉnh quy hoạch, tăng cường hoạt động của ngân hàng….
Đề xuất: Cục PTDN hỗ trợ kinh phí các khóa đào tạo. Tổ chức các khóa đào
tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác hỗ trợ DN tại địa phương. Hỗ trợ
Thanh Hóa xây dựng Đề án Phát triển DN và đội ngũ doanh nhân đến 2020.
12. Nam Định: Báo cáo không số tháng 3/1014.
- Ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích DN đầu tư vào một số lĩnh vực,
địa bàn của tỉnh như KCN, CCN, các điểm công nghiệp, địa bàn nông thôn, dự
án đầu tư có vốn lớn, công nghệ cao
- Cải cách thủ tục hành chính “Đồng hành cùng DN”
- Thực hiện tốt chính sách tài chính cho DN: Chưa thành lập Quỹ Bảo lãnh tín
dụng DNNVV. Đã áp dụng lãi suất 9%/năm. Hiện có 1319 DN có quan hệ tín
dụng với Ngân hàng, dư nợ 5820 tỷ VND. Từ 5/2012 đến 3/2014 có 124 DN
được điều chỉnh gia hạn nợ, 9 DN được miễn. giảm lãi tiền vay (4,86 tỷ VND).
- Tỉnh bố trí đất cho SXKD tại 9 KCN 91439 ha), mở rộng đầu tư mới 22 CCM
(252 ha), dành quỹ đất quy hoạch các điểm SXKDDV (1689 ha). Lấp đầy KCN
Hòa Xá.
19


- Hỗ trợ DN UD CNTT cho 14 DN, hỗ trợ 5 DN sản xuất sản phẩm mới, Dự án
nâng cao năng suất chất lượng hỗ trợ 9 DN
- Hoạt động đào tạo hỗ trợ DN: tỉnh lồng ghép vào các chương trình
- Xúc tiến thương mại: trong và ngoài nước,
- Hỗ trợ pháp lý
- Cung cấp thông tin hỗ trợ DN: Cổng thông tin điện tử của tỉnh hoạt động tốt.

Riêng cấu phần của Sở KH và ĐT không truy cập được. Trao đổi tại buổi làm
việc cho biết hiện chưa có kinh phí bổ sung cho vận hành trang thông tin điện tử
(tỉnh đang ở giai đoạn “ổn định” của ngân sách). Có thể sau 2016 mới có thêm
kinh phí để vận hành mục này.
Kiến nghị: tổ chức thống nhất cơ quan làm nhiệm vụ tư vấn trợ giúp phát triển
DN từ TW đến địa phương. Có chính sách, kế hoạch triển khai hỗ trợ phát triển
DN phù hợp từng giai đoạn cụ thể.
13. Hà Nam: Báo cáo ngày 28/2/2014
- Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi cho doanh
nghiệp thúc đẩy sản xuất kinh doanh: triển khai “một cửa”, “một cửa liên
thông”. Ban hành Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế của tỉnh. Đầu tư xây
dựng hạ tầng một số KCN, CCN (tỉnh có 8 KCN, 17 CCN).
- Tạo điều kiện thuận lợi cho DN tiếp cận vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn vay: tỉnh làm việc với Chi nhánh NHNN, các TCTD bàn biện pháp (không
có báo cáo kết quả cụ thể).
- Chính sách đất đai: QĐ 26/QĐ-UBND về cơ chế một cửa liên thông giải quyết
TTHC về đầu tư, xây dựng, đất đa, khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Đào tạo nguồn nhân lực: 14 lớp đào tạo (khởi sự, quản trị, quản lý dự án và
đấu thầu, DN với chương trình xây dựng nông thôn mới…)
- Chính sách trợ giúp tư vấn, thông tin, xúc tiến thương mại, hỗ trợ kỹ thuật
công nghệ: các trung tâm, các sở, ban ngành… cung cấp thông tin, tư vấn thành
lập DN, quản trị kinh doanh, tìm kiếm thị trường… Thiết lập trang thông tin
điển tử của tỉnh, của sở KH và ĐT, Cổng thông tin Hệ thống KDD liên thông.
Xuất bản Bản tin Kinh tế-Đầu tư Hà Nam. Hàng năm tổ chức 2-3 hội chợ
thương mại.
20


- Hỗ trợ các tổ chức hội DN: 2013 thành lập Hiệp hội DN tỉnh Hà Nam.
Giải pháp phát triển DN năm 2014: Tiếp tục thực hiện NQ số 13/NQ-CP ngày

10/5/2012 của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Tiếp
tục cải cách TTHC. Tăng cường xúc tiến đầu tư thương mại trong và ngoài
nước, hội chợ. Chi nhánh HNHH Hà Nam tập trung huy động vốn cho vay đầu
tư phát triển sản xuất, xây dựng nông thôn mới, sản xuất hàng XK, sản phẩm
CN phụ trợ… Lãnh đạo tỉnh thường xuyên gặp mặt DN. Tăng cường công tác
đào tạo.
Kiến nghị: Cục PTDN hỗ trợ kinh phí tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng về khởi
sự và quản trị DN từ nguồn NSNN (nâng cao năng lực quản trị, hỗ trợ cung cấp
thông tin về công nghệ, kỹ thuật, quản lý sản xuất và các dịch vụ phát triển kinh
doanh). Tổ chức khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác trợ giúp phát
triển DNNVV tại địa phương. Sớm sửa đổi, ban hành Luật DN, Luật Đầu tư.
14. Ninh Bình:
Nhu cầu DN: vốn, công nghệ, năng lực quản lý, thông tin thị trường…
- Đào tạo: 2 lớp
- Cung cấp thông tin: qua trang thông tin điện tử của Sở, phối hợp với Cục
PTDN, VCCI.
15. Thái Bình: Báo cáo không số tháng 3/2014
- Đào tạo: 08 lớp, 400 học viên (quản trị sản xuất, kỹ năng đàm phán kinh
doanh, thuế và tài chính, kỹ năng đàm phán thương lượng ký kết hợp đồng,
nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, nâng cao hiệu quả cho cán bộ hỗ trợ
phát triển DNNVV, đấu thầu qua mạng.
- Nhu cầu DN: hỗ trợ pháp lý trong quá trình ĐKKD, mặt bằng sản xuất, xử lý
nước thải, tiếp cận nguồn vốn, đào tạo lại nguồn nhân lực của DN, đổi mới máy
móc thiết bị, quy trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp và phân
tích thông tin cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh.
- Tổ chức đối thoại với doanh nghiệp: 20 hội nghị ngành thuế, Chi cục Hải quan
Thái Bình đi tới 30 DN tháo gỡ vướng mắc, tạo mối quan hệ hải quan – DN.
Duy trì đường dây nóng hải quan – doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh cung cấp thông tin hỗ trợ doanh nghiệp
21



16. Hải Phòng: Báo cáo ngày 12/3/2013.
- Đào tạo nguồn nhân lực: 2013, NS Hải Phòng cho đào tạo là 600 triệu VND,
300 triệu cho đào tạo vùng nông thôn (thông qua Chương trình mục tiêu quốc
gia xây dựng nông thôn mới 2012-2020): 27 khóa, 1700 học viên của 981 DN.
Năm 2014 dự kiến mở 30 lớp (5 lớp khởi sự, 25 lớp quản trị). Đã tích cực phối
hợp với Cục PTDN trong đào tạo, tuy nhiên, kết quả còn hạn chế.
- Cải cách hành chính: thực hiện Đề án 30, kết nối với Hệ thống ĐKKDQG,
thời gian đăng ký hiện là 5 ngày.
- Thực hiện cơ chế hỗ trợ lãi suất cho DN (không có số liệu cụ thể).
- Đã lấp đầy KCN Nomura, khuyến khích DN xây dựng hạ tầng trong các KCN,
CCN, hỗ trợ DNNVV di dời. Lập quy hoạch sử dụng đất 2011-2020. Công bố
thông tin về quy hoạch.
- Hỗ trợ 5 DN triển khai thực hiện nhiệm vụ KHCN, hỗ trợ 36 DN xây dựng và
áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, hỗ trợ 130 lượt
DN tham gia Hội chợ Công nghệ và thiết bị, hỗ trợ 10 DN tham gia đoạt Cúp
giải thưởng chất lượng.
- Việc cung cấp thông tin hỗ trợ DN được các Sở, ngành thực hiện theo chức
năng, nhiệm vụ (sàn giao dịch việc làm, công nghệ, thiết bị).

22


PHỤ LỤC II
ĐỀ XUẤT CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG

- Cục Phát triển doanh nghiệp đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực tổ chức đầu mối triển khai,
thực hiện chính sách DNNVV”.

- Cục Phát triển doanh nghiệp nghiên cứu hỗ trợ kinh phí phục vụ đào tạo nguồn
nhân lực.
- Cục Phát triển doanh nghiệp có quy chế phối hợp cụ thể chương trình hỗ trợ
DNNVV, trên cơ sở đó địa phương xây dựng của địa phương. Xây dựng cơ chế
kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về hỗ trợ phát triển DNNVV. Cục Phát triển
doanh nghiệp trợ giúp địa phương trong tham quan học tập ở nước ngoài, tư vấn
cho địa phương trong trợ giúp phát triển DNNVV. Tham mưu để Bộ Kế hoạch
và Đầu tư đặt VPĐD của Quỹ Phát triển DNNVV tại Vĩnh Phúc. Điều chỉnh lại
định mức đào tạo cho phù hợp điều kiện hiện nay.
- Sớm phê duyệt Đề án “Tăng cường năng lực cơ quan đầu mối thực hiện chính
sách phát triển DNNVV”, thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng DNNVV. Bố trí
kinh phí đào tạo DNNVV.
- Cấp kinh phí hàng năm cho đào tạo hỗ trợ phát triển DNNVV. Quy định về
GCNĐT chưa cụ thể đối với lĩnh vực đầu tư có điều kiện, chưa đồng nhất, gây
khó khăn cho DNNVV thành lập và phát triển.
- Cục Phát triển doanh nghiệp hỗ trợ kinh phí các khóa đào tạo. Tổ chức các
khóa đào tạo nâng cao năng lực cán bộ làm công tác hỗ trợ doanh nghiệp tại địa
phương. Hỗ trợ Thanh Hóa xây dựng Đề án Phát triển doanh nghiệp và đội ngũ
doanh nhân đến 2020.
- Tổ chức thống nhất cơ quan làm nhiệm vụ tư vấn trợ giúp phát triển doanh
nghiệp từ trung ương đến địa phương. Có chính sách, kế hoạch triển khai hỗ trợ
phát triển doanh nghiệp phù hợp từng giai đoạn cụ thể.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư nên có một trang web riêng hỗ trợ địa phương phổ
biến và cung cấp thông tin (nếu thiết thực DN sẽ sẵn sàng đống góp).
- Nối trang thông tin điện tử của địa phương với Cổng thông tin doanh nghiệp,
trang thông tin của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
23


- Cục PTDN hỗ trợ kinh phí tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng về khởi sự và quản

trị DN từ nguồn NSNN (nâng cao năng lực quản trị, hỗ trợ cung cấp thông tin
về công nghệ, kỹ thuật, quản lý sản xuất và các dịch vụ phát triển kinh doanh).
Tổ chức khóa đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác trợ giúp phát triển
DNNVV tại địa phương. Sớm sửa đổi, ban hành Luật DN, Luật Đầu tư.

24


PHỤ LỤC III
CUNG CẤP THÔNG TIN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP
(Các kênh cung cấp thông tin và nội dung thông tin cung cấp)

STT

Tỉnh

Các kênh cung cấp thông tin

Nội dung thông tin

1

Hải
Dương

Thủ tục hành chính,
công nghệ, vốn, đầu
ra, đầu vào, mặt bằng
SXKD, lao động


2

Hưng
Yên

3

Bắc
Giang

Cổng thông tin điện tử* của tỉnh:
www.haiduong.gov.vn
Trung tâm Xúc tiến Thương mại tỉnh
Hải Dương:
/>3&n=161
Xuất bản cẩm nang, tờ rơi, hỗ trợ trực
tiếp, đề án, chương trình
Website của tỉnh:
www.hungyen.gov.vn
Trung tâm Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ
doanh nghiệp:
/>Tờ rơi và tài liệu giới thiệu
Website của Sở:
www.bacgiang.gov.vn
Hiệp hội
Trung tâm Xúc tiến đầu tư và phát triển
doanh nghiệp tỉnh Bắc Giang:
/>
4


Bắc
Ninh

5

Vĩnh
Phúc

Văn bản quy phạm
mới, biểu mẫu thủ tục
hành chính, hướng
dẫn quy trình, thủ tục
đầu tư, giới thiệu tiềm
năng, lợi thế của tỉnh..
Văn bản quy phạm
mới, biểu mẫu thủ tục
hành chính, hướng
dẫn quy trình, thủ tục
đầu tư, cấp mã số
thuế, hoàn thuế, quy
định về đất đai...
Website tỉnh: www.bacninh.gov.vn
Hệ thống danh sách
Trung tâm Xúc tiến thương mại tỉnh Bắc doanh nghiệp dịch vụ
Ninh:
hỗ trợ, giải pháp thị
/>trưởng để cung cấp
thông tin PCI…
Website
tỉnh,

Sở: Tuyên truyền phổ
biến chủ trương pháp
www.vinhphuc.gov.vn
Phương tiện thông tin đại chúng như luật, chính sách phát
25


×