Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Báo cáo tốt nghiệp ngành công tác xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.43 KB, 28 trang )

TRƯỜNG CÁN BỘ
HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM

BÁO CÁO
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Giáo viên hướng dẫn:
Học viên thực hiện:
Lớp:

............., tháng 03 năm 2016


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội

Phần I
ĐẶT VẤN ĐỀ
Công tác xã hội là một ngành khoa học, một nghề mới ở Việt Nam, là một
hoạt động thực, nên mang tính tổng hợp cao, được thực hiện theo những nguyên
tắc và phương pháp nhất định. Nhằm hỗ trợ cá nhân, nhóm và cộng đồng, giải
quyết các vấn đề đời sống của họ, vì phúc lợi và hạnh phúc con người và tiến bộ
xã hội.
Sau khi học xong toàn bộ chương trình trung cấp ngành công tác xã hội,
chuyên ngành công tác Hội nông dân. Em đã được trang bị những kiến thức cơ
bản về công tác xã hội gồm ba công tác: Công tác xã hội cá nhân, công tác xã
hội nhóm và cộng đồng. Đồng thời nghiên cứu về công tác xây dựng và phát
triển tổ chức Hội nông dân, công tác tuyên truyền giáo dục của Hội nông dân
Việt Nam và nông dân trong hoạt động kinh tế xã hội...
Thực hiện theo phương châm: “học đi đôi vớỉ hành, lý thuyết đi đôi với
thực tiễn". Sau hơn hai tháng thực tập tại địa phương, bản thân em đã ứng dụng
những kiến thức, kỹ nặng được học tại trường để tiến hành thực hành những


nhiệm vụ của cán bộ công tác xã hội trong lĩnh vực hoạt động của Hội nông dân.
Trong quá trình thực tập, bản thân em đã thu được rất nhiều kết quả, nắm
bắt được các thông tin về kinh tế, chính tri, văn hóa - xã hội của địa phương,
tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của hội, tham gia vào các phong trào
hoạt động của Hội, tham gia trong công tác tuyên truyền, đặc biệt là được đảm
nhiệm giúp một đối tượng vượt qua khó khăn đang gặp phải. Tất cả những kết
quả đó được thể hiện chi tiết, cụ thể trong bài Báo cáo thực tập qua các nội dung
sau:

Học viên:

2

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội

Phần II
NỘI DUNG
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CƠ SỞ THỰC TẬP:
1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội:
* Đặc điểm tự nhiên:
Xã Thanh Vân là một xã trung du thuộc huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc.
Về địa giới hành chính của xã Thanh vân:
Toàn xã có 12 thôn; có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp 03 xã là Kim Long, Hướng Đạo và Đạo Tú
- Phía Tây giáp xã Duy Phiên
- Phía Đông giáp xã Định Trung - TP. Vĩnh Yên

- Phía Nam giáp xã Vân Hội
Xã hiện có diện tích tự nhiên 8720,6 ha; Trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp: 3556,4 ha
Địa hình của xã Thanh Vân chia thành 02 vùng rõ rệt, đó là vùng đồi gò
và đất thấp mấp mô, thấp dần về phía Nam vùng đồng bằng với các cánh đồng
nhỏ hẹp nhưng tương đối bằng phẳng, xen kẽ là những khe rạch ô chũng. Đất ở
xã Thanh Vân chủ yếu là đất Feralit vàng, đỏ, nâu, xám và đất xét
Độ ẩm bình quân năm 80%, lượng bốc hơi 850mm.
* Điều kiện kinh tế xã hội:
Về nông nghiệp: cây trồng cho thu nhập chính là cây lúa và chăn nuôi,
chăn nuôi chính là bò, trâu, heo và các loại gia cầm. Trong những năm gần đây,
tiếp tục chuyển đổi đất trồng không hiệu quả sang trồng rừng kinh tế cao như
bạch đàn, keo, các cây ăn quả như nhãn, vải, xoài, ổi ...; tiếp tục chuyển đổi
giống vật nuôi theo hướng đa dạng hoá vật nuôi như heo siêu nạc, heo địa
phương...
+ Quy hoạch và hiện trạng quy hoạch của xã:
Học viên:

3

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Mặc dù là một xã đồng bằng của huyện nhưng có tiềm năng, thế mạnh để
tiến đến xây dựng nông thôn mới:
Quy hoạch và kế hoách sử dụng đất chi tiết từ năm 2010 - 2015 và định
tiến đến năm 2020 (đã có quy hoạch cụ thể)
Quy hoạch chợ trung tâm xã Thanh Vân (UBND huyện đã quy hoạch), đã
làm xong.

Quy hoạch đất các khu tiểu thủ công nghiệp tại trung tâm đã hoàn thiện.
Quy hoạch làng nghề chuyền thống.
Bộ tiêu chí về thực trạng quy hoạch:
+ Hạ tầng kinh tế xã hội:
Giao thông nội đồng và giao thông niên thôn
Xã Thanh Vân có đủ các tuyến đường, phân chia thành nhiều cấp độ khác
nhau; tổng chiều dài tuyến đường của xã là 42 km.
Trục đường liên xã có chiều dài 20km, rộng khoảng 3,5m.
Trục đường liên thôn, xóm toàn xã có chiều dài 18km, trong đó đường
cấp phối rộng l,8m, độ dày 18-20cm.
Trục đường ngõ xóm có chiều dài khoảng 15km, chiều rộng trung bình
2,5cm, các tuyến đường chính vào ngõ xóm chủ yếu là đường đất.
Đường trục chính nội đồng 17km, chiều rộng từ 2,5m đến 3,5m, là đường
đất lầy lội, vào mùa mưa khó khăn cho công tác vận chuyển hàng hoá.
Nhìn chung mạng lưới giao thông của xã được nhựa hoá khoảng 25km,
chiếm 17% (chủ yếu là trục lộc 2C). Đường liên xã, liên thôn chủ yếu đổ đá cấp
phối khoảng 19,8km, chiếm 42%, còn lại là đường đất, thường lầy lội vào mùa
mưa, gây khó khăn việc đi lại vận chuyển hàng hoá của bà con nhân dân, do đó
trong nhưng năm tới cần tập trung xây dựng nâng cấp các tuyến đường liên
thôn, liên xóm, nội đồng một cách phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho bà con
nhân dân đi lại.
2. Công tác xã hội ở địa phương:
2.1. Về đội ngũ nhân viên công tác xã hội.
- Về số lượng:
Học viên:

4

Lớp:



Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Đội ngũ nhân viên xã hội cấp xã bao gồm: cán bộ thương binh xã hội, cán
bộ văn hóa thông tin, cán bộ xóa đói giảm nghèo, hội chữ thập đỏ, cán bộ tôn
giáo, dân vận, mặt trận, cùng với các cán bộ ban ngành đoàn thể như: Nông dân,
Phụ nữ, Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên.
- Về chất lượng:
Có 03 trình độ đại học, 05 trình độ cao đẳng, 07 trình độ trung cấp, còn lại
là chỉ qua lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ.
Nhìn chung, đội ngũ nhân viên xã hội này làm việc rất tích cực, tâm huyết
với phong trào, ham tìm tòi, học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
cho chính bản thân mình; đặc biệt trong công việc, phối kết hợp với nhau rất
nhịp nhàng để cùng nhau chia sẽ, đúc kết kinh nghiệm. Chính vì vậy, đội ngũ
nhân viên công tác xã hội của xã luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng,
Chính quyền phân công.
2.2. Kết quả thực hiện công tác xã hội.
* Chương trình giải quyết chế độ chính sách:
- Chính sách người có công:
Tổng số đối tượng gia đình chính sách trong toàn xã là: 65 đối tượng.
Trong đó:
+Thương binh: 54 đối tượng;
+ Bệnh binh: 42 đối tượng;
+Tù đầy: 04 đối tượng;
+ Gia đình liệt sỹ thường xuyên: 65 đối tượng;
+ Gia đình liệt sỹ không thường xuyên: 49 đối tượng;
+ Chất độc hóa học: 04 đối tượng.
Chính quyền địa phương luôn làm tốt công tác phối kết hợp với cán bộ
chuyên môn của huyện, thực hiện tốt việc cấp phát chế độ, trao tặng quà của các
cấp đến tận tay đối tượng chính sách có công kịp thời và đúng theo quy định.
Cụ thể năm 2015:


Học viên:

5

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Tặng quà của huyện cho gia đình chính sách, người có công: 107 xuất x
200.000đ = 21.400.000đ, và 10 xuất x 100.000đ = 1.000.000đ cho trẻ em có
hoàn cảnh khó khăn.
- Tặng quà của Chủ tịch nước cho gia đình thờ cúng liệt sỹ: 65 xuất x
200.000đ = 13.000.000đ
- Tặng quà của UBND tỉnh cho gia đình thờ cúng liệt sỹ: 65 xuất x
300.000đ = 19.500.000đ
- Chính sách bảo trợ xã hội:
Hàng năm luôn làm tốt công tác rà soát các đối tượng được hưởng chính
sách bảo trợ xã hội. Vì vậy cho nên trong xã không có trường hợp nào bị thiếu
sót, hay sai theo quy định của Nhà nước.
Kết quả thực hiện chính sách bảo trợ xã hội năm 2015 là:
+ Tổng số đối tượng được trợ cấp hàng tháng: 178 đối tượng.
+ Cấp tiền hỗ trợ học sinh - sinh viên năm 2014 - 2015 là 140 trường hợp
+ Cấp thẻ BHYT cho trẻ em dưới 6 tuổi 204 thẻ
* Công tác xoá đói giảm nghèo:
- Tổng số hộ nghèo 06 tháng đầu năm: 30 hộ
- Hộ cận nghèo 28 hộ
- Tổng số hộ nghèo được khám chữa bệnh:

lượt


- Vốn vay tín dụng ưu đãi của NHCSXH huyện: 419.500.000đ với 47 lượt
hộ vay.
- Số học sinh nghèo được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp: 26
học sinh.
- Số học sinh được hỗ trợ vở viết, sách giáo khoa, dụng cụ học tập: 71 học
sinh.
- UBND huyện tặng cho các cháu thiếu nhi có hoàn cảnh đặc biệt khó
khăn thuộc diện hộ nghèo: 10 xuất x 100.000đ = 1.000.000đ
- UBMTTQVN huyện tặng 10 xuất x 300.000đ = 3.00.000đ cho đối tượng
khó khăn trong dịp tết nguyên đán.

Học viên:

6

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Ngoài việc thực hiện tốt các chính sách trên, chính quyền địa phưong còn
làm tốt công tác vận động các cá nhân, tập thể ủng hộ tiền và hiện vật để hỗ trợ
cho cá nhân, gia đình gặp phải khó khăn trong thiên tai, bão lụt, hỏa hoạn, tại
nạn. Kết quả đã vận động được 25.000.000 đ hỗ trợ cho 01 hộ bị hỏa hoạn để
làm nhà; 5.000.000đ cho 01 hộ bị tai nạn không đủ điều kiện chữa trị.
Chính vì làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, cho nên số hộ nghèo trong
xã hàng năm giảm xuống rõ rệt.
Cụ thể: Đầu năm 2015 hộ nghèo xã là 30 hộ, đến cuối năm chỉ còn14 hộ.
II. CÔNG TÁC HỘI NÔNG DÂN Ở ĐỊA PHƯƠNG.
l. Một số vấn đề về Hội nông dân và công tác vận động nông dân

1.1. Nhận thức của cấp ủy, chính quyền địa phương về vai trò của Hội
nông dân.
Hội nông dân là nền tảng, là cầu nối giữa hội viên nông dân với Đảng và
Nhà nước, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, chính sách
pháp luật của Nhà nước, là nơi rèn luyện, giáo dục, xây dựng, phát triển hội
viên.
Nông dân là lực lượng then chốt trong việc phát triển kinh tế, xã hội ở địa
phương.
Trong những năm qua, Hội nông dân xã Thanh Vân luôn được sự quan
tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, Chính quyền địa phương. Việc
quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo đó được thể hiện bằng Nghị quyết như: Hàng tháng
Đảng ủy có nghị quyết lãnh đạo cho tổ chức hội nông dân thực hiện. Đồng thời
chậm nhất vào ngày 25 hàng tháng, hội nông dân xã phải có báo cáo bằng văn
bản về kết quả thực hiện công tác hội của mình trong tháng và phương hướng,
nhiệm vụ tháng tới, để Đảng ủy nắm bắt tình hình, trên cơ sở ra nghị quyết lãnh
đạo sát với tình hình thực tế công tác hội nông dân ở địa phương.
Ngoài việc ra nghị quyết lãnh đạo hội hàng tháng nối trên, Đảng ủy còn
triển khai các kế hoạch, các nghị quyết chuyên đề như: Kế hoạch số 02 của
Đảng ủy về "học tập, rèn luyện theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"; Nghị

Học viên:

7

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
quyết số 03 về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng
đến năm 2020.

Bên cạnh việc triển khai các kế hoạch, nghị quyết lãnh đạo, Đảng ủy tăng
cường công tác kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở việc triển khai thực hiện các nhiệm
vụ của hội mà Đảng đã giao.
Đảng ủy phân công đồng chí Phó bí thư Đảng ủy phụ trách khối đoàn thể,
hàng tháng tham gia giao ban khối đoàn thể để nắm bắt tình hình và có hướng
chỉ đạo. Đặc biệt là thường xuyên gần gũi với tổ chức hội nông dân, tâm sự, chia
sẻ những khó khăn vướng mắc, tồn tại.
Các cuộc họp Ban chấp hành, Ban thường vụ hội nông dân; các cuộc kiểm
tra công tác hội hàng quý, 6 tháng, năm; các hội nghị sơ kết, tổng kết công tác
hội, thường trực Đảng ủy đều phân công người tham gia dự và có ý kiến đóng
góp, chỉ đạo sâu sắc, sát thực với tình hình thực tế của địa phương.
* Việc triển khai các văn bản của Đảng, Nhà nước có liên quan đến
công tác nông dân và hội nông dân:
Đảng ủy đã quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 59 của trung ương, về
tăng cường sự lãng đạo của Đảng đối với hoạt động Hội nông dân Việt Nam
trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông dân đến các ban
ngành đoàn thể, UBND xã và 12/12 chi bộ thôn để thực hiện. Chình vì vậy mà
công tác phát triển hội viên là đối tượng Đảng viên của đơn vị xã đã đạt 100%
Đảng viên được kết nạp vào Hội, các tổ chức hội nông dân từ xã đến thôn, luôn
luôn được củng cố kiện toàn, đi vào hoạt động có hiệu quả.
Việc quy hoạch cán bộ của Đảng ở địa phương hiện nay, đồng chí Chủ
tịch Hội nông dân xã đang thuộc diện là cán bộ nguồn của Đảng (trong danh
sách cán bộ nguồn của xã). Hiện tại, đồng chí Chủ tịch Hội nông dân xã đang
đương nhiệm, là Đảng ủy viên - Đại biểu hội đồng nhân dân xã.
Đảng ủy xã đã ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo Đề án nâng cao vai
trò, trách nhiệm của hội nông dân Việt Nam trong phát triển nông nghiệp, xây
dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam giai đoạn 20102020.
Học viên:

8


Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Đồng chí Chủ tich hội nông dân xã làm phó ban chỉ đạo và có trách nhiệm
làm tốt công tác tham mưu cho Đảng, giúp cho BCĐ triển khai thực hiện kết
luận 61/KL-TW của Ban bí thư và quyết định số: 673/QĐ-TTg của thủ tướng
chính phủ.
- Các thành phần trong các ban, hội đồng của cơ quan địa phương xã, đều
cơ cấu có thường trực hội nông dân tham gia như: Ban chỉ đạo xây dựng nông
thôn mới, Hội đồng giáo dục, Ban bầu cử đại biểu HĐND các cấp, Ban quản lý
vốn tín dụng ngân hàng chính sách xã hội...
- Đảng ủy triển khai và giám sát việc thực hiện kiểm điểm cá nhân Ban
thường vụ, tập thể BCH hội nông dân theo tinh thần nghị quyết trung ương 4
khóa XI của Đảng. Nhằm để cá nhân và BCH hội nông dân tìm ra những tồn tại
yếu kém, trên cơ sở đó có biện pháp khắc phục.
1.2. Các vấn đề xã hội của nông dân ở địa phương
* Thuân lợi:
Được sự quan tâm của Đảng, chính quyền địa phương, sự tích cực ham
học hỏi, có chí hướng phấn đấu vươn lên làm giàu chính đáng cho bản thân gia
đình và xã hội, cho nên đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội của nông dân ngày
càng nâng cao như: kinh tế ổn định, các giá trị văn hóa truyền thống của Dân tộc
Việt Nam luôn được giữ gìn và phát huy, sức khỏe được đảm bảo...
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi nông dân còn gặp không ít khó khăn sau:
Khí hậu mưa nắng thất thường, nông dân sản xuất với quy mô nhỏ lẻ
không tập trung cho nên đầu ra của sản phẩm bấp bênh, giá cả các mặt hàng
nông sản không ổn định. Các đại lý thu mua nông sản bị phá sản dẫn đến chạy
nợ dân. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Từ đó

đã ảnh hưởng đến phát triển kính tế của địa phương nói chung và gia đình nói
riêng.
Thu nhập của các hộ ở địa phương có sự chênh lệch rất cao, người kinh
doanh buôn bán đã giàu thì giàu thêm, người nghèo thì vẫn nghèo.

Học viên:

9

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Hệ thống thông tin còn thiếu kém, loa đài phát thanh lúc có lúc không, các
thông tin liên quan đến quyền lợi của dân đôi lúc người dân chưa được nắm bắt.
Từ đó các chế độ chính sách của người dân chưa được thực hiện tốt như;
việc hỗ trợ hạn hán cho dân, một số cán bộ lợi dụng chức quyền chiếm đoạt.
Một số cán bộ, nhân viên trạm y tế làm việc còn quan liêu, không đảm
bảo việc trực tại trạm, làm ảnh hưởng đến việc khám chữa bệnh cho nhân dân.
Công tác giáo giáo dục đôi khi vẫn còn bất cập, nhiều giáo viên vẫn làm
trái quy định của Nhà nước như: tổ chức dạy thêm tràng lan không có giấy cấp
phép, nhằm để đưa học sinh vào “khuôn khổ”, không đi học thêm sẽ bị ép.
Công tác đào tạo nghề đôi lúc không phù hợp với thực tế, cho nên sau khi
học xong không có việc làm ổn định, phải đi làm công việc trái nghề để kiếm
sống, làm tốn kém đến tiền của Nhà nước và công sức ăn học của người dân.
2. Công tác của Hội nông dân ở địa phương:
2.1. Về tỗ chức bộ máy và lãnh đạo của Hội nông dân
- Ban chấp hành:
Ban chấp hành Hội nông dân xã khóa IX nhiệm kỳ 2012- 2017 là 01 đồng
chí. BCH hội ND bao gồm các thành phần, cơ cấu như sau:

Thường trực: 02 Đ/c (01 Chủ tịch và 01 Phó chủ tịch)
Cơ cấu thôn: 15 Đ/c (chi hội trưởng các thôn)
Cơ cấu ngành: 02 Đ/c (01 cán bộ hội phụ nữ và 01 cán bộ tư pháp).
- Ban thường vụ:
Ban thường vụ Hội nông dân xã khóa IX nhiệm kỳ 2012-2017 có 05 Đ/c
- Về chi hội, tổ hội và hội viên:
Toàn xã có chi hội và 06 tổ hội, với tổng số hội viên là tổng số hộ nông
nghiệp trong toàn xã
2. Các hoạt động của Hội:
* Công tác tuyên truyền:
Hội Nông dân xã Thanh Vân luôn coi công tác tuyên truyền là nhiệm vụ
thường xuyên của Hội. Trong 9 tháng đầu năm 2015 đã tuyên truyền được 28
buổi, có hơn 3.018 lượt người tham gia.
Học viên:

10

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Trong đó:
+ Tuyên truyền về chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà
nước, chỉ thị 21 về thực hiện tiết kiệm chống lãng phí và chương trình xây dựng
nông thôn mới là 14 buổi có 920 lượt người tham gia.
+ Tuyên truyền về nghị Quyết của Hội ND và tuyên truyền chống bệnh
lao là 08 buổi có 365 lượt người tham gia.
+ Tuyên truyền phòng chống tội phạm và tình hình biển đông 17 buổi có
750 lượt người tham gia.
+ Tuyên truyền phòng trừ dịch cúm gia cầm và an toàn thực phẩm, bảo vệ

môi trường là 6 buổi với 315 lượt hội viên tham gia.
Ngoài ra Hội còn tuyên truyền bằng nhiều hình thức như: phối hợp với
các ban ngành trong xã tổ chức các hoạt động VHVN-TDTT đã thu hút trên
1.000 lượt HVND tham gia.
Cụ thể:
- Tổ chức đêm văn nghệ mừng Đảng mừng xuân.
- Tổ chức Đại hội TDTT gồm 06 môn thi đấu (bóng đá, bóng chuyền,
điền kinh, đẩy gậy, kéo co, bắn nỏ) có đơn vị thôn, và trường học tham gia.
Phối hợp với thanh niên tổ chức bóng đá nhi đồng hè 2014 - 2015 có 12
đội tham gia.
Nhờ thực hiện công tác tuyên truyền, cán bộ hội viên nông dân toàn xã dã
thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của nhà nước, yên
tâm đầu tư sản xuất, phát triển KT - XH và giữ vững ANQP, góp phần cùng
nhân dân trong toàn xã hoàn thành nghị quyết của Đảng và chỉ tiêu công tác hội
năm 2015.
* Công tác xây dựng, củng cố tổ chức hội:
Dược sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng ủy, của hội cấp
trên, công tác xây dựng tổ chức hội nông dân xã Thanh Vân đã và đang không
ngừng nâng cao kể cả số lượng và chất lượng.
Hội nông dân xã đã làm công tác lập kế hoạch, phát động thi đua, ra quyết
định giao chỉ tiêu công tác hội năm 2015 từ đầu năm cho 12/12 chi hội thôn.
Học viên:

11

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
BCH hội nông xã thực hiện, duy trì tốt việc họp giao ban mở rộng hàng

tháng tại xã và tại huyện hội, về công tác này 12/12 chi hội điều thực hiện tốt.
12/12 chi hội đều duy trì tốt cuộc họp sinh hoạt của chi hội. Nội dung sinh
hoạt đa dạng và phong phú, bám sát kế hoạch của hội đã đề ra, phù hợp với tình
hình thực tế ở địa phương.
Làm tốt công tác kiện toàn các chi hội yếu kém. Trong 9 tháng đầu năm
2015 đã kiện toàn được 04 chi hội (thôn A và B) đã đi vào hoạt động có hiệu
quả.
- Công tác phát triển hội viên mới:
Trong 9 tháng đầu năm 20l5 đã phát triển được 90 hội viên, đạt 901% chỉ
tiêu hội cấp trên giao. Tiêu biểu công tác này là chi hội thôn A, thôn B thôn C,
thôn D xã Thanh Vân
- Công tác thu và trích nộp hội phí:
9 tháng đầu năm 2015 hội nông dân xã đã thu hội phí đạt 90% và nộp lên
Hội nông dân huyện đủ theo kế hoạch100% chỉ tiêu giao.
- Xây dựng quỹ:
Hội nông dân xã vận động các chi hội xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân được
629.000.000đ cho 57 hội viên vay; Quỹ BCH hội ND xã được 21.000.000đ cho
05 hội viên vay; Xây dượng quỹ hội tổng 12 chi hội được 67.000.000đ cho 10
hội viên vay.
- Công tác đào tạo cán bộ:
Cử cán bộ tham gia dự các lớp tập huấn đầy đủ, đúng số lượng, thành
phần và đạt chỉ tiêu hội cấp trên giao.
Cụ thể:
+ Tập huấn cấp huyện: 12/12 người đạt chỉ tiêu 100% Hội cấp trên giao.
+ Đào tạo cán bộ ở tỉnh 01 người
- Công tác dạy nghề:
Phối hợp với trung tâm dạy nghề của huyện mở 01 lớp sửa chữa máy nổ,
có 36 người tham gia học, vượt chỉ tiêu hội nông dân huyện giao.
- Công tác kiểm tra:
Học viên:


12

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Thực hiện tốt công tác kiểm tra, theo quy định của hội ND.
Kết quả 12/12 chi hội đều được kiểm tra.
Qua công tác kiểm tra, đã phát huy và khắc phục kịp thời những hạn chế
tồn tại, thông qua đó các chi hội có sự tiến bộ khá rõ.
- Công tác xây dựng Đảng, chính quyền:
9 tháng đầu năm 2015 hội nông dân xã đã giới thiệu cán bộ, hội viên nông
dân ưu tú để Đảng xem xết cử đi học lớp đối tượng Đảng và kết nạp, có 2 bộ hồ
sơ được BCH Đảng bộ xét duyệt và nhất trí 100% chuyển lên huyện để kết nạp
Đảng.
* Các phong trào thi đua của hội:
- Phong trào ND thi đua SXKD giỏi, đoàn kết nhau xóa đói giảm nghèo
và làm giàu chính đáng:
Toàn xã có 1.000 hộ đăng ký SXKD giỏi, vượt chỉ tiêu trên giao là 100
hộ. Kết quả bình xét có 992 hộ đạt danh hiệu SXKD giỏi chiếm 99,2% tổng số
hộ đăng ký, vượt chỉ tiêu Hội cấp trên giao.
Trong đó:
+ Cấp tỉnh: 60 hộ.
+ Cấp Huyện: 198 hộ.
+ Cấp xã: 734 hộ.
Hội ND xã thực hiện tốt chương trình liên kết 4 nhà. Trong năm 20l5 chủ
động ký hợp đồng với Hội ND huyện và các đại lý phân bón cung ứng phân bón
trả chậm 50% cho HVND, 500 tấn phân các loại trị giá hơn 15 tỷ đồng. Hàng
năm thanh quyết toán nợ nần đầy đủ, đúng theo hợp đồng, không để nợ đọng

dây dưa.
Hội ND làm tốt công tác phối kết hợp với trạm KN, trạm bảo vệ thực vật
và công ty phân bón, tổ chức tập huấn, hội thảo về KHKT, cách phòng trừ sâu
bệnh cho HVND. Tổng số là 13 lớp với hơn 1.000 lượt HVND tham gia
Trong đó:
+ Cấp xã: 091ớp (KT chăm sóc cây ăn quả và phòng trừ rệp sáp, hội thảo
phân bón...)
Học viên:

13

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
+ Cấp chi Hội thôn: 04 lớp. Về công tác này 12/12 chi hội thực hiện tốt.
Hội còn xây dựng mô hình điểm về lúa lai HR-182 có hiệu quả kinh tế
cao với diện tích 01 ha tại thôn Trại, thôn Phúc Lai và thôn Đình để nhân rộng.
Tổ chức chỉ đạo có hiệu quả các dự án của huyện, tỉnh về các nguồn vốn
vay. Cho vay đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, thu hồi vốn, lãi đúng hạn,
đảm bảo không thất thoát vốn. Cụ thể trong năm 2015 không có cán bộ, tổ
trưởng tổ vay vốn tiết kiệm chiếm dụng vốn. Tính đến nay tổng dư nợ của hội
ND xã là 8.074.832.00đ cho 600 hộ vay.
Triển khai thực hiện tốt các chương trình phối kết hợp với các ban ngành
đoàn thể trong xã như: chươg trình 167 về làm nhà ở cho hộ nghèo
Có kế hoạch, chương trình xóa đói, giảm nghèo. Phối hợp với các ban
ngành, tuyên truyền, vận động HVND giúp nhau xóa đói giảm nghèo. Kết quả
năm 2015 đã xóa được 16 hộ nghèo. Đồng thời vận động hộ SXKD giỏi giúp
các hội viên nghèo khó khăn về vốn để SX với hơn 500.000.000đ. Tiêu biểu là
Chi hội thôn Phú Thị

Vận động HVND xây dựng quỹ hỗ trợ nông dân được 629 triệu đồng, để
hỗ trợ giúp đỡ vốn cho 57 HV có hoàn cảnh khó khăn vay. Quản lý quỹ đúng
quy định, cho vay đúng đối tượng, có sổ sách theo dõi hoạch toán đầy đủ. Tiêu
biểu công tác này là chi hôi ND thôn Phúc Lai, và Thôn Viên Du
- Phong trào ND thi đúa xây dựng nông thôn mới
+ Phối hợp với các ban ngành, làm tốt công tác vận động nhân dân tham
gia đăng ký GĐVH và bình sét gia đinh VH. Kết quả có 1.550 hộ đăng ký, trong
đó có 1.531 hộ đạt danh hiệu gia đình VH, đạt 99,3% số hộ đăng ký.
+ Năm 20l5 có 12/12 thôn văn hóa.
+ Các chương trình mục tiêu quốc gia.
+ Hội ND xã tiến hành ký kết và tổ chức thực hiện chương trình phối hợp
hoạt động có hiệu quả công tác dân số, sức khỏe sinh sản, phòng chống suy dinh
dưỡng trẻ em.
Củng cố phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động, các mô hình truyền
thông lồng ghép dân số và phát triển, như phối hợp với DS và phụ nữ thành lập
Học viên:

14

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
câu lạc bộ không sinh con thứ 3, tiến tới xây dựng gia đình ND ấm no, khỏe
mạnh, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Vận động HVND tích cực tham gia đóng góp tiền của và ngày công lao
động để xây dựng hạ tầng nông thôn.
* Kết quả năm 2015 tu sửa, bê tông hóa được 17 km đường nội thôn, và
cầu cống thoát nước với tổng số tiền là 2.000.000.000đ. Trong đó: vận động ND
đóng góp là 1.000.000.000đ. Về công tác này 12/12 chi hội thực hiện tốt, nhưng

tiêu biểu nhất là chi hội thôn Phú Ninh
- Phong trào ND tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh địa phương:
+ Hội đã phối hợp với các ban ngành có liên quan phòng chống tệ nạn xã
hội, nắm bắt tình hình an ninh quốc phòng, làm tốt công tác phát động quần
chúng.
Một số hội viên nông dân 12/12 chi hội thôn đều tham gia vào đội ngũ
dân phòng, tổ hoà giải để góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng ở thôn nói riêng
và địa bàn xã nói chung.
Hội ND xã, Phối hợp tốt với các ban ngành tổ chức thực hiện có hiệu quả
các chương trình tuyên truyền vận động ND về chính sách Dân tộc, tôn giáo.
Thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước. Kết quả năm 2015 tình hình ANTT xã Thanh Vân được ổn định.
+ Kết họp với các ban ngành làm tốt CT tuyên truyền vận động gia đình
có con em đến độ tuổi NVQS tham gia khám tuyển và nhập ngũ đạt 100% chỉ
tiêu trên giao. Trong năm 20l5 có l5 thanh niên lên đường nhập ngũ, không có
trường hợp nào chống lệnh.
+ Hội ND xã đã phối hợp với ban tư pháp và các ban ngành liên quan,
thực hiện tốt chỉ thị 26 về giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, góp phần giữ gìn
an ninh trật tự ở địa phương.
Kết quả: Trong năm 2015 đã thụ lý được 10 vụ
Trong đó:
- Chuyển cấp trên: o3 vụ
- Hòa giải thành: 07 vụ
Học viên:

15

Lớp:



Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Năm 2015 không có cán bộ HVND tham gia khiếu nại, tố cáo không đúng
với pháp luật. Từ đó đã góp phần cùng với Đảng, Chính quyền xây dựng tình
hình an ninh chính trị, trật tự ở địa phương ổn định.
III. CÁC KỸ NĂNG THỰC HÀNH:
l. Công tác xã hôi cá nhân
Khi về thực tế tại địa phương xã Thanh Vân, huyện Tam Dương, tỉnh
Vĩnh Phúc qua trao đổi với với các anh, chị trong Ban chấp hành Hội ND xã
cùng chính quyền địa phương, tôi đã gặp được nhiều cá nhân đang gặp khó khăn
trong cuộc sống, tôi đã chọn em Giang là thân chủ của mình.
a. Mô tả về thân chủ:
Em Phan Thị cẩm Giang sinh năm 1997, Cháu sinh ra và lớn lên ở thôn
Phú Thị, hiện đang thương trú tại thôn Phú Ninh, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh
Phúc. Năm nay cháu là học sinh lớp 12 Trường THPT Thanh Vân, hơn một tuần
qua cháu đã nghỉ học đi phụ mẹ làm vườn
b. Thành phần gỉa đình thân chủ:
Quan hệ
TT

Họ và tên

Tuổi

với thân
chủ

01 Nguyễn Văn Việt

53


Bố

02 Bùi Thị Thu

48

Mẹ

Tình trạng

Học

Nghề

Thu nhập

hôn nhân

vấn

nghiệp

(đ/ tháng)

Ly hôn,

12/12 Làm ruộng

2.000.000


Ly hôn (goá) 9/12 Làm ruộng

500.000

có vợ 2

c. Mô tả về vấn đề và hoàn cảnh thân chủ:
Em Giang là một người thông minh, nhanh nhẹn, học giỏi, hát hay nhưng
hơi trầm, em đang ở trong độ tuổi nhận thức cũng như bộc lộ thái độ, ý kiến,
quan niệm của mình rất dễ nhạy cảm với những vấn đề xảy ra.
Bố, mẹ em đã ly hôn cách đây 15 năm, bố rất thương Giang nhưng đã có
vợ hai và sống lệ thuộc vào người vợ hai, còn Giang thì đang sống với mẹ. Hoàn
cảnh gia đình Giang rất khó khăn, thuộc diện hộ nghèo. Mẹ Giang thường hay

Học viên:

16

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
đau ốm, nghề nghiệp chính là trồng lúa, suốt ngày bận rộn công việc làm, ít có
thời gian gần gũi chăm sóc con cái, mặt dù mẹ Giang rất thương yêu Giang, họ
hàng thân thuộc thì ở xa. Bản thân Giang vừa học vừa làm để phụ giúp mẹ, em
Giang rất mệt mỏi. Thời gian gần hai tuần Giang đã bỏ học, đi phụ mẹ làm một
phần vì không có tiền nộp học, bạn bè xa lánh, một phần mẹ bị bệnh trầm cảm,
không ai lo việc nhà.
Hàng xóm láng giềng biết hoàn cảnh của em Giang cũng thường xuyên
động viên thăm hỏi. Mặc dù vậy, sau khi mẹ Giang bớt bệnh nhưng Giang vẫn

quyết định nghỉ học ở nhà phụ mẹ.
d. Xác đinh vấn đề thân chủ:
- Bản thân em Giang bị hụt hẫng về tình cảm của bố, mẹ, họ hàng, người
thân và mọi người xung quanh;
- Nghỉ học đi làm phụ giúp gia đình;
- Gia đình khó khăn về kinh tế;
- Bạn bè xa lánh, ít có bạn bè.
đ. Lập kế hoạch giúp đỡ:
Nguồn lực hỗ
trợ
TT

1

Mục tiêu

Hoat đông
Nội
lực

Hòa nhập với
môi trường,
đảm bảo
quyền học
tập

Học viên:

Thời gian thực
hiện


Giúp cháu
quay trở lại
trường học

Ngoại
lực

Nhà
trường,
GVCN
bạn bè

bố,
mẹ

17

Bắt
đầu

Kết quả mong
đợi

Kết
thúc

Ngày
Ngày
02

16
Em giang
tháng
tháng 08 quay trở lại
01
năm
trường học
năm
2016
2016

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội

2

Có được sự
giúp đỡ cho
bản thân em
về vật chất từ
các nguồn hỗ
trợ

3

Tham vấn với
giáo viên và
Có được sự

bạn bè tổ chức
quan tâm
các buổi sinh
chia sẻ từ bạn
hoạt tập thể để
bè thầy, cô
em Giang
tham gia

4

Tham vấn, tìm
nguồn hỗ trợ
cho em để em
đảm bảo việc
học đến kỳ thi
tốt nghiệp

Chính
quyền
địa
phương,
các cá
nhân, tổ
chức
dịch vụ,
doanh
nghiệp

Bố


Em Giang
nhận được sự
Ngày
Ngày
giúp đỡ của
10
16
Chính quyền
tháng
tháng 08 địa phương,
01
năm
các cá nhân,
năm
2016
tổ chức dịch
2016
vụ, doanh
nghiệp

Giáo
Ngày
viên chủ
02
nhiệm,
tháng
bạn bè,
08
thầy, cô

năm

2016
NVXH

Bố,
Tham vấn cho mẹ và
Có được sự
bố, mẹ và họ
họ
Nhân
quan tâm
hàng người
hàng viên xã
chăm sóc từ
thân trong gia trong
hội
gia đình
đình
gia
đình

Hòa đồng
cùng bạn bè,
hết tự ti bản
thân

Được sống
trong sự quan
tâm, yêu

thương của
gia đình

Năm
2016

e. Thực hiện kế hoạch:
* Bước 1: Tiếp nhận ca.
Được sự nhất trí của Đảng ủy, Chính quyền, BCH Hội ND xã Thanh Vân,
tôi đã chọn em Giang là thân chủ của mình. Qua quá trình tìm hiểu, tôi được biết
em Giang đã bỏ học hơn 01 tuần lễ để làm phụ mẹ. Bản thân em Giang bị suy
sụp từ khi mẹ cháu bị bệnh trầm cảm.
Học viên:

18

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Tối ngày 02 tháng 01 năm 2016 tôi xuống nhà Nguyễn Thành Danh - UV
BCH Hội nông dân xã - Chi hội trưởng HND thôn Phú Ninh, thôn gia đình em
Giang ở. Cùng anh Danh, tôi đến thăm gia đình em Giang, chúng tôi nói chuyện,
trao đổi với nhau bình thường, với tư cách là hỏi thăm tình hình sức khoẻ cô
Thúy (mẹ Giang) sau khi ra về, tôi hẹn em Giang tối mai gặp lại em.
Phúc trình lần một:
Mục đích của buổi phúc trình: Thiết lập mối quan hệ
Thời gian: 19 giờ ngày 05 tháng 01 năm 2016
Địa điểm: Tại nhà em Giang
* Đánh giá: Giang là người thông minh, nhanh nhẹn, qua cách nói

chuyện, bày tỏ của em thấy em có sự chán nản, buồn.
Về phía học viên: Tạo lập được buổi trò chuyện và hỏi được một số tâm
tư, suy nghỉ của em Giang.
* Bước 2: Thu thập thông tin.
Phúc trình lần 2:
Mục đích: Thu thập thông tin về Giang qua mẹ Giang.
Thời gian: 19 giờ ngày 07 tháng 01 năm 2016
Qua gặp mẹ Giang lần này tôi đã thu thập được một số thông tin nguyên
nhân em Giang nghỉ học và mẹ Giang cũng tỏ ra thái độ ân cần và chia sẻ.
Phúc trình lần 3:
Mục đích: Thu thập thông tin qua người hàng xóm
Thời gian: 17 giờ ngày 09 tháng 01 năm 2016 (trước lúc tổ chức cuộc họp
chi hội Nông dân thôn Phú Ninh).
Địa điểm: Tại hội trường thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, Tam Dương,
Vĩnh Phúc.
Lần nay tôi đã tiếp tục thu thập được một số thông tin liên quan đến việc
em Giang bỏ học.
* Bước 3: Chẩn đoán xác định vấn đề:
Thông qua các buổi phúc trình, trao đổi với Giang, mẹ Giang và người
hàng xóm của Giang, cho thấy vấn đề của Giang đang gặp phải là: kinh tế khó
Học viên:

19

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
khăn, không có đủ tiền để chi phí cho Giang học tập, Giang bị hụt hẫng về tình
cảm từ bố, mẹ và người thân.

Dựa vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu của Giang (thân chủ).
* Bước 4: Kế hoach trị liệu:
Phúc trình lần 4:
Mục đích: Lập kế hoạch giúp đỡ em Giang về vật chất
Thời gian: 8 giờ đến 10 giờ ngày 10/01/2016
Địa điểm: Tại hội trường thôn Phú Ninh, xã Thanh Vân, Tam Dương,
Vĩnh Phúc.
Thành phần: Chi bộ, BTQ, các ban ngành đoàn thể của thôn, mời anh
Nguyễn Văn Thắng - Hội trưởng hội khuyến học thôn Phú Ninh và bố, mẹ kế
của Giang cùng tham gia.
Hôm đó, tôi chủ động đặt vấn đề, giải thích các nội dung và đưa ra kế
hoạch trị liệu để mọi người tham gia góp ý. Sau khi bàn bạc thống nhất, anh
Thắng - Hội trưởng hội khuyến học đã nhất trí trao cho em Giang 01 suất học
bổng là 1.000.000đ, bố và mẹ kế hỗ trợ cho Giang 500.000 đ/tháng, còn chi hội
ND chịu trách nhiệm hướng dẫn cho gia đình Giang được vay vốn hộ nghèo để
tăng gia sản xuất.
* Bước 5: Triển khai kế hoach trị liệu:
Phúc trình lần 5:
Mục đích: Giúp Giang quay trở lại trường học
Thời gian: 19 giờ đến 20 giờ 30 phút ngày 16/01/2016
Địa điểm: Tại nhà em Giang
Hôm đó tôi cùng anh Danh chi hội trưởng ND, anh Thắng - Hội trưởng
hội khuyến học, bố Giang và 02 bạn học cùng lớp Giang đến nhà Giang (có
chuẩn bị trước). Qua trao đổi, tâm sự cùng gia đình Giang, động viên Giang tiếp
tục đi học, cuối cùng Giang đã đồng ý đi học lại. chúng tôi đã trao cho em giang
số tiền như đã thống nhất ở bước 4 là 1.500.000đ. Mẹ Giang và Giang rất cảm
động và cảm ơn chúng tôi không ngớt lời. Đặc biệt là tình cảm của hai bố con
Giang đã giành cho nhau khiến mọi người chúng tôi không sao khỏi xúc động.
Học viên:


20

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
* Bước 6: Lượng giá:
Phúc trình lần 6:
Mục đích: Đánh giá lại các hoạt động
Thời gian: 11 giờ đến 11 giờ 30 phút ngà 22/01/2016
Địa điểm: Tại nhà em Giang
Tôi hỏi thăm tình hình học tập của em Giang ở trên lớp và công việc làm
ăn của mẹ Giang.
g. Kết thúc (Lượng giá):
* Về phía thân chủ:
- Mặt đạt đườc:
Bản thân em Giang đã có chuyển biến lớn như: Tự tin, hòa đồng với bạn
bè, thiết lập mối quan hệ thân thiết. Đặc biệt là đã quay trở lại trường tiếp tục
học.
Mẹ Giang tinh thần được khắc phục, có thêm công việc, tăng thêm nguồn
thu nhập.
* Mặt hạn chế:
Em Giang vẫn còn tính tự ty, rụt rè, e ngại; Mẹ Giang thực sự cũng chưa
có công ăn việc làm ổn định.
2. Công tác xã hội nhóm:
Khi về thực tập tại địa phương với khoảng thời gian rất ngắn, bản thân tôi
không thể thành lập một nhóm mới, mà chỉ tham gia sinh hoạt cùng với nhóm đã
có sẵn.
* Tham gia họp BCH.
Khoảng thời gian thực tập cũng là giai đoạn Hội ND xã đang chuẩn bị cho

công tác chỉ đạo cho các chi hội tổ chức hội nghị bầu chi hội trưởng, chi hội
phó. Vì vậy tôi tham gia cuộc họp BCH hội ND xã để cùng nhau tham gia góp ý
xây dựng kế hoạch cho các chi hội thực hiện tổ chức hội nghị.
Bản thân tôi là hội viên chi hội ND, vì vậy qua kiến thức đã học, tôi đã
chủ động xây dựng chương trình nội dung cụ thể cho các cuộc họp BCH.

Học viên:

21

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Lúc 8 giờ ngày 14/02/2016, địa điểm tại phòng làm việc hội ND xã Thanh
Vân tôi tổ chức hội nghị họp BCH mở rộng có 22 Đ/c tham gia.
Thành phần tham gia gồm các đồng chí UV BCH, chi hội trưởng, chi hội
phó. Trước khi vào cuộc họp, tôi thể hiện tình cảm của mình đối với anh, chị em
bằng những lời chào hỏi thân mật, cởi mở. Tiếp theo tôi đi vào vấn đề chính của
cuộc họp.
Tôi thông qua hướng dẫn số: 20/HD-HND, của hội nông dân huyện, về
hướng dẫn tổ chức hội nghị chi hội bầu chi hội trưởng, chi hội phó nông dân.
Hội nghị bàn luận và đưa ra nhiều ý kiến khác nhau. Tôi đứng lên giải
thích rõ ràng từng nội dung trong hướng dẫn, và khen ngợi tất cả các ý kiến
đóng góp của các đồng chí. Đồng thời cũng đưa ra các ý kiến để hội nghị tập
trung thảo luận các nội dung cơ bản sau :
- Chọn chi hội làm điểm
- Thời gian tổ chức làm điểm
- Quy định về thời gian kết thúc hội nghị.
Cuối cùng cuộc họp đã đi đến thống nhất 100% với nội dung cụ thể sau :

+ Chi hội thôn 3 sẽ tổ chức hội nghị điểm vào ngày 2/8/2016
+ Chi hội trưởng các chi hội phải tham gia dự hội nghị điểm đầy đủ để rút
kinh nghiệm;
+ Thời gian kết thúc hội nghị các chi hội thôn, buôn chậm nhất vào ngày
20/02/2016
* Tham gia sinh hoạt câu lạc bộ.
Tôi trực tiếp gặp đồng chí Phan Thi Thủy - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nông
dân với pháp luật của xã, để nắm bắt các nội dung chuẩn bị sinh hoạt CLB. Từ
đó lên một nội dung chương trình cụ thể chuẩn bị tham gia sinh hoạt.
Ngày 06/02/2016 chính tôi là người điều hành buổi sinh hoạt, trong buổi
sinh hoạt, tôi tổ chức theo hình thức hái hoa dân chủ. Nội dung bông hoa với
chủ đề về luật an toàn giao thông (theo nội dung đã thông báo CLB vào cuộc
sinh hoạt tháng trước). Lồng ghép trong buổi sinh hoạt là cho các thành viên
những tiết mục văn nghệ, những tiểu phẩm hài ngắn nói về luật ATGT... Sau
Học viên:

22

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
buổi sinh hoạt kết thúc, tôi nhắc lại toàn bộ nội dung quan trọng có ý nghĩa thực
tế để các thành viên CLB hiểu kỹ thêm. Qua buổi sinh hoạt tôi thấy các thành
viên rất tâm đắc, phấn khởi với những gì mà tôi đã thể hiện. Chia tay ra về họ
chào tôi và hẹn gặp lại với tấm lòng thân thiện.
3. Công tác phát triển cộng đồng.
Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Bản thân tôi là học viên ngành công tác xã hội đang thực tập tại địa
phương. Tôi đã xây dựng kế hoạch giúp cho việc thực hiện làm đường giao

thông nội thôn tại thôn Phú Ninh cụ thể như sau:
Kết hợp cùng chi bộ, Ban tự quản, Ban phát triển thôn, tiến hành khảo sát
đo đạc thực tế các tuyến đường trong thôn. Sau khi đo đạc thi công, trong thôn
bao gồm 14 tuyến đường với tổng chiều dài là 2.316 m.
Tôi xác định việc xây dựng NTM là việc làm thường xuyên và lâu dài,
nên đã tiến hành lập kế hoạch làm đường theo từng giai đoạn cụ thể:
Năm 2015: Từ tháng 7 đến cuối tháng 12/2015 sẽ làm hoàn thành 03
tuyến đường với tổng chiều dài là 1.066 m, chiều rộng mặt bê tông là 03m, tổng
số m là 3.198m2.
Tổng số tiền là: 891.493.668 đ
Trong đó:
+ Nhân dân đóng góp: 445.746.834 đ
+ Nhà nước hỗ trợ: 445.746.834 đ.
Năm 2016: Từ tháng 01 đến cuối tháng 12/2016, sẽ hoàng thành 11 tuyến
đường, với tổng chiều dài là 1.250m, chiều rộng mặt bê tông là 2,5m, tổng số m
là 3.125m2.
Tổng số tiền là: 871.143.750 đ
+ Nhà nước hỗ trợ: 435.571.775 đ
+ Nhân dân đóng góp: 435.571.775 đ.
Như vậy, tổng giá trị tiền đầu tư làm 14 tuyến đường nội thôn Phú Ninh là
1.762.637.418 đ.
Trong đó:
Học viên:

23

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội

+ Nhân dân đóng góp là: 881.318.779 đ
+ Nhà nước hỗ trợ: 881.318.779 đ.
Khi lập kế hoạch xong, tham mưu với Chính quyền thôn tổ chức cuộc họp
dân để thông qua kết quả khảo sát đo đạc và kế hoạch làm đường. Sau khi kế
hoạch được thông qua, bà con trong thôn tham gia đóng góp ý kiến tích cực, cho
rằng kế hoạch này là rất khả thi, sát với tình hình thực tế của thôn, tạo điều kiện
cho dân đóng tiền theo từng giai đoạn là hợp lý. Kết thúc cuộc họp bà con đẵ
thống nhất 100% theo kế hoạch và thống nhất ủng hộ tiền để thực hiện làm
đường.
Kết quả: Khoảnh 20 ngày sau khi triển khai họp để làm đường, thì công
trình làm 03 tuyến đường của thôn Phú Ninh theo kế hoạch đã được động thổ thi
công.
Phần III
KẾT LUẬN
Qua quá trình thực tế tại địa phương, bản thân đã học hỏi được nhiều kinh
nghiệm trong thực tiễn, biết áp dụng lý thuyết vào thực hành, tuy chưa đạt yêu
cầu, còn hạn chế về nhiều mặt song đã cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ học tập
của mình. Trong thời gian thực tập tại cơ sở, Đảng ủy, Chính quyền địa phương
đã tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi. Đặc biệt anh, chị em trong BCH hội ND xã, chi
bộ, MTTQ, các ban ngành đoàn thể thôn 2 và Hội khuyến học thôn 1, ông :
Nguyễn Văn Hải - Chủ trang trại tổng họp thôn luôn quan tâm kề vai sát cánh
cùng tôi, để giúp tôi thực hiện thành công trong đợt thực tập.
Thông qua đợt thực tập này, bản thân tôi đã giúp được một cá nhân gặp
khó khăn nghỉ học đã quay trở lại học tập, tự tin vươn lên trong cuộc sống.
Cùng với BCH hội ND xã làm tốt công tác xây dựng kế hoạch chỉ đạo cho
các chi hội thôn, buôn tổ chức hội nghị bầu chức danh chi hội trưởng, chi hội
phó đúng theo hướng dẫn của Hội ND cấp trên; Tổ chức buổi sinh hoạt câu lạc
bộ Nông dân với pháp luật; Xây dựng kế hoạch làm đường giao thông nội thôn.

Học viên:


24

Lớp:


Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành công tác xã hội
Tuyên truyền cho HVND về tình hình Biển đông; tổ chức tham quan mô
hình trang trại có hiệu quả kinh tế cao; giúp cho HVND tiếp cận các dịch vụ hỗ
trợ trong sản xuất.
Sau đợt thực tập này tôi thấy mình đã trưởng thành hơn lên rất nhiều so
với trước.

Học viên:

25

Lớp:


×