Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

MÔN NGHIỆP vụ CÔNG tác mặt TRẬN và đoàn THỂ 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.71 KB, 27 trang )

MÔN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC MẶT TRẬN VÀ ĐOÀN THỂ
- Câu 1: Trình bày nội dung và phương thức hoạt động của MTTQ VN
xã?
Trong hệ thống bốn cấp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở
có vị trí quan trọng. Các cơ sở xã phường, thị trấn là nơi tuyệt đại bộ phận nhân
dân cư trú sinh sống. Hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò rất quan trọng trong việc
tổ chức và vận động nhân dân thực hiện mọi đường lối chủ trương của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước. Cơ sở là địa bàn tổ chức thực hiện chương trình phối
hợp thống nhất hành động của Mặt trận, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi nguồn lực phát triển kinh tế - xã
hội, tổ chức cuộc sống ở cộng đồng dân cư.
* Về tổ chức:
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã
Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn do Đại hội đại biểu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
cùng cấp hiệp thương dân chủ cử ra, là cơ quan chấp hành giữa hai kỳ Đại hội, bao
gồm:
- Người đứng đầu các tổ chức thành viên cùng cấp;
- Các trưởng ban Công tác Mặt trận;
- Một số cá nhân tiêu biểu trong các giai cấp, các tầng lớp xã hội, các dân tộc, tôn
giáo, người Việt Nam ở nước ngoài;
- Một số chủ tịch công đoàn công ty, nghiệp đoàn, hội lao động đóng trên địa bàn,
đại diện lãnh đạo của một số tổ chức kinh tế tập thể và thành phần kinh tế khác;
- Một số cán bộ chuyên trách và không chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
ở địa phương khóa trước.
- Các cá nhân tiêu biểu là những người có tín nhiệm và khả năng hoạt động thiết
thực đối với nơi và đối tượng họ vận động. Không cấu tạo đại diện các cơ quan nhà
nước ở địa phương như Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Công an, Tư pháp…
Số lượng ủy viên Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn do Đại hội Mặt trận Tổ
quốc cấp đó thỏa thuận theo cơ cấu thành phần quy định trong Điều lệ và hướng
dẫn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên trực tiếp.
Qua thực tiễn và căn cứ vào dự thảo hướng dẫn thực hiện Điều lệ Mặt trận Tổ quốc


Việt Nam, số lượng ủy viên Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn nên cấu tạo từ
20 - 35 người. Trong cơ cấu thành phần Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn, cần
quan tâm tăng tỷ lệ người ngoài Đảng, nữ, cá nhân tiêu biểu một cách hợp lý; ít
nhất có 35% ủy viên là người ngoài Đảng và ít nhất 20% ủy viên là nữ.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã họp thường lệ ít nhất 3 tháng một lần do Chủ tịch,
Phó Chủ tịch làm chủ tọa hội nghị. Hội nghị thường lệ của Ủy ban Mặt trận xã,
phường, thị trấn có nhiệm vụ:


- Thảo luận tình hình và kết quả thực hiện chương trình phối hợp và thống nhất
hành động thời gian qua, quyết định chương trình phối hợp và thống nhất hành
động của Mặt trận Tổ quốc cấp mình thời gian tới.
- Quyết định kế hoạch chuẩn bị Đại hội Mặt trận Tổ quốc cấp mình theo hướng dẫn
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên.
- Góp ý kiến kiến nghị với cấp ủy đảng, chính quyền cùng cấp và cấp trên về
những chủ trương, chính sách, pháp luật. Giám sát hoạt động của cơ quan nhà
nước, đại biểu dân cử, cán bộ công chức nhà nước.
- Hiệp thương dân chủ cử ban thường trực, cử bổ sung, thay thế hoặc cho thôi các
chức danh chủ tịch, các phó chủ tịch, các ủy vấn thường trực, ủy viên Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc cùng cấp.
- Xét quyết định kết nạp làm thành viên mới của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp
mình.
- Ra lời kêu gọi nhân dân địa phương hưởng ứng chủ trương của Đảng, Nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đối với sự kiện quan trọng khi cần thiết.
- Thành lập Ban Công tác Mặt trận, Ban Thanh tra nhân dân với nhiệm vụ thảo
luận và quyết định những vấn đề khác thuộc quyền hạn của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc do Ban Thường trực trình.
Vấn đề có ý nghĩa quyết định chất lượng sinh hoạt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc là
việc chuẩn bị nội dung hội nghị phải chu đáo, thiết thực, cụ thể và thực hiện đúng
nguyên tắc hiệp thương dân chủ.

b) Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận cấp xã
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn (do Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc cấp đó hiệp thương dân chủ cử trong số ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp
xã) là cơ quan đại diện của Ủy ban Mật trận Tổ quốc cấp xã giữa hai kỳ họp của
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận cấp xã gồm chủ tịch, hai phó chủ tịch và ủy viên
thường trực có nhiệm vụ và quyền hạn:
- Tổ chức việc chuẩn bị triệu tập và chủ trì các cuộc họp của Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc cấp xã.
- Tổ chức thực hiện nghị quyết, chương trình phối hợp thống nhất hành động hằng
năm, 6 tháng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp mình và các chủ trương công tác
của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp trên; đường lối chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, các quyết định của Ủy
ban nhân dân có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của Mặt trận Tổ quốc.
- Thường xuyên tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân để phản ánh, kiến
nghị với cấp ủy đảng, chính quyền. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp
trên trực tiếp về việc thực hiện chính sách pháp luật ở địa phương.
- Tổ chức thực hiện các cuộc vận động các phong trào thi đua yêu nước trong nhân
dân, các nhiệm vụ Mặt trận tham gia xây dựng và củng cố chính quyền, bảo vệ


quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân; giám sát hoạt động của cơ quan nhà
nước, đại biểu dân cử cán bộ, công chức nhà nước, thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở
cơ sở, tham gia giải quyết khiếu nại tố cáo ở địa phương.
- Giữ mối liên hệ và phối hợp công tác với cơ quan nhà nước và các tổ chức thành
viên cùng cấp.
- Hướng dẫn hoạt động của ban công tác Mặt trận, ban thanh tra nhân dân.
- Hướng dẫn hoạt động của các tổ chức tư vấn cộng tác viên của Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc cùng cấp. Ban hành quyết định, quy chế phối hợp công tác và tổ chức thực
hiện các văn bản đó.

- Xét, quyết định khen thưởng, kỷ luật.
Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn họp thường lệ mỗi tháng ít
nhất hai lần do Chủ tịch chủ tọa hội nghị, nếu Chủ tịch vắng thì Phó Chủ tịch
thường trực chủ tọa hội nghị. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc làm việc
theo chế độ tập thể bàn bạc và quyết định, phân công cá nhân phụ trách.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cơ sở, cần thiết lập
các tổ tư vấn và mở rộng đội ngũ cộng tác viên. Tổ tư vấn và cộng tác viên bao
gồm các ủy viên Ủy ban Mặt trận xã, phường, thị trấn, đội ngũ đông đảo cán bộ về
hưu có nhiều kinh nghiệm trong công tác vận động quần chúng và một số cá nhân
tiêu biểu ở ngoài Ủy ban Mặt trận am hiểu một số lĩnh vực có liên quan đến hoạt
động của Mặt trận Tổ quốc, có tâm huyết và tự nguyện tham gia các hoạt động của
Mặt trận như: tư vấn về dân chủ, pháp luật, tổ tư vấn về các vấn đề văn hóa, xã hội,
v.v..
Về phương thức hoạt động
Phương thức hoạt đ1ộng của Mặt trận Tô quốc Việt Nam rất phong phú và
không ngừng đổi mới theo hướng: rõ mục tiêu, rõ nhiệm vụ, bám sát các nhiệm vụ
kinh tế - xã hội quan trọng của đất nước, của địa phương, sát cơ sở cộng đồng dân
cư. Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, nắm bắt kịp thời ý kiến, sáng
kiến của nhân dân, góp phần tích cực vào việc tham gia xây dựng và tổ chức thực
hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật và hoạt động giám sát của Mặt trận, bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân. Mặt trận Tổ quốc cơ sở cần vận dụng
linh hoạt, thích hợp với tình hình và khả năng thực tế ở từng nơi và từng công việc
cụ thể, tập trung thực hiện có kết quả những phương thức hoạt động chủ yếu sau
đây:
a) Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên
- Phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên không chỉ là
phương thức hoạt động mà còn là nguyên tắc làm việc của Mặt trận. Phương thức
này được thực hiện từ Trung ương đến cơ sở, trên các lĩnh vực hoạt động của Mặt



trận về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội an ninh, quốc phòng, đối ngoại nhân dân
và chăm lo cải thiện và bảo vệ những lợi ích hợp pháp của nhân dân.
- Phối hợp và thống nhất hành động những việc mà các thành viên hoặc
phần lớn các thành viên đều có trách nhiệm và có lợi ích nhằm huy động sức mạnh
tổng hợp của các tầng lớp nhân dân cùng hành động theo chương trình chung,
mục tiêu chung, tạo ra hiệu quả cao. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận chủ trì việc
phối hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên. Căn cứ vào chương trình
công tác trong từng thời gian để xem xét, lựa chọn những việc cần có sự phối hợp
và thống nhất hành động giữa các thành viên hay một số thành viên để đưa ra bàn
bạc, thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung, phương pháp, thời gian mở cuộc vận
động, phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên. Các thành viên đều có
quyền chủ động đưa ra sáng kiến với Ban Thường trực về những công việc mà thấy
cần có sự phối hợp hành động giữa các thành viên với nhau. Mặt trận cơ sở phải
thực hiện có hiệu quả những phong trào, cuộc vận động chung có tính toàn dân,
toàn quốc hoặc toàn địa phương do Ủy ban Mặt trận cấp trên đề ra.
b) Phối hợp với chính quyền
Sự phối hợp giữa Mặt trận với chính quyền đã được quy định trong các nghị
quyết của Đảng, trong Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
trong các đạo luật và văn bản pháp quy của Nhà nước, trong Luật Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam. Đây là nhu cầu thiết thân của Mặt trận và của cả chính quyền.
Đối với Mặt trận, đây là phương thức hoạt động quan trọng vì phần lớn
những nhiệm vụ đề ra trong chương trình phối hợp và thống nhất hành động của
Mặt trận có thực hiện được hay không tùy thuộc vào kết quả phối hợp giữa Mặt
trận với chính quyền.
Đối với chính quyền, phối hợp với Mặt trận là biện pháp quan trọng trong
việc kết hợp chức năng quản lý nhà nước với phong trào hành động yêu nước của
quần chúng, phát huy quyền làm chủ và sức mạnh có tổ chức của toàn dân, làm
cho kỷ cương phép nước và lòng dân gặp nhau, tạo nên sức mạnh của bản thân
Nhà nước trong việc nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế, quản lý xã hội.

Mặt trận phối hợp với chính quyền trong giải quyết những vấn đề chung,
những vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tầng lớp, của mọi công
dân mà Mặt trận là người đại diện chung. Các đoàn thể đều có những việc cần phối
hợp với chính quyền, nhưng đó là việc phối hợp riêng của từng đoàn thể với chính
quyền để vận động mọi giới, mọi tầng lớp xã hội do tổ chức này phụ trách.
Nội dung phối hợp như đã nêu trên gồm các lĩnh vực như xây dựng, giám sát
và bảo vệ chính quyền; tham gia xây dựng các chủ trương, chính sách; chăm lo,
bảo vệ lợi ích chính đáng của các tầng lớp nhân dân, thực hiện các chương trình
kinh tế - xã hội, các nhiệm vụ an ninh - quốc phòng…
Để việc phối hợp đạt hiệu quả thiết thực, cần xây dựng quy chế phối hợp
công tác giữa Ủy ban Mặt trận với Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân; tổ chức


các cuộc họp liên tịch giữa Mặt trận với chính quyền để bàn bạc, quyết định
chương trình nội dung và hình thức, biện pháp thực hiện các nhiệm vụ công tác của
địa phương trong từng thời gian, giúp đỡ các đại biểu dân cử giữ mối liên hệ
thường xuyên với nhân dân, phối hợp trong việc tuyên truyền phổ biến pháp luật,
chính sách, tổ chức các hình thức sinh hoạt tập thể theo cụm gia đình, tổ chức các
buổi tiếp dân, vận động nhân dân xây dựng các quy ước sinh hoạt ở cơ sở như quy
ước về giữ gìn vệ sinh, trật tự an ninh, quy ước thực hiện nếp sống văn hóa ở khu
dân cư, mở rộng và nâng cao hiệu qua hoạt động thanh tra nhân dân, công tác hòa
giải ở cơ sở…
Ban Thường trực Mặt trận cơ sở cần khắc phục tình trạng tự ti, ỷ lại, chủ
động đề xuất với chính quyền những việc cần phối hợp, xây dựng kế hoạch phối
hợp và yêu cầu chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để cùng nhau thực hiện đạt
hiệu quả thiết thực.
c. Hướng dẫn hoạt động tự quản của nhân dân thông qua ban công tác mặt
trận ở khu dân cư
Ban công tác Mặt trận không phải là một cấp trong hệ thống tổ chức Mặt trận mà là
tổ chức hoạt động tự quản của nhân dân ở cộng đồng dân cư với chức năng phối

hợp và thống nhất hành động giữa các thành viên, phối hợp với trưởng thôn (làng,
ấp, bản…) để thực hiện các nhiệm vụ:
- Trực tiếp vận động nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chương trình
hành động của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp.
- Thu thập, phản ánh ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân ở khu dân cư
với cấp ủy đảng với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã.
- Động viên nhân dân giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, đại biểu
dân cử, cán bộ công chức nhà nước.
- Phối hợp thực hiện Pháp lệnh dân chủ và hoạt động tự quản ở cộng đồng
dân cư.
Ban công tác Mặt trận được hình thành ở thôn, làng, ấp, bản, đường phố nơi
mà ở đó có chi bộ hoặc tổ đảng; chi hội Phụ nữ, chi đoàn thanh niên; chi hội nông
dân, chi hội người cao tuổi... Đối với những thôn (làng, ấp, bản) có địa dư rộng, số
hộ dân đông người thì dưới ban công tác Mặt trận có thể hình thành các tổ công tác
Mặt trận, tổ nhân dân tự quản, các tổ ngành nghề, các cộng tác viên...
Ban công tác Mặt trận do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn ra
quyết định thành lập. Nên bố trí một trong những người như bí thư chi bộ, ủy viên
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã (phường, thị trấn) hoặc người có uy tín ở cộng đồng
dân cư, có điều kiện, kinh nghiệm và nhiệt tình hoạt động xã hội làm trưởng ban
công tác Mặt trận. Không bố trí trưởng thôn kiêm trưởng ban công tác Mặt trận.


d) Trực tiếp vận động các nhân sĩ, trí thức tiêu biểu, các chức sắc tôn giáo,
người tiêu biểu trong các dân tộc thiểu số, các công thương gia, những người cao
tuổi, thân nhân người Việt Nam định cư ở nước ngoài…
Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn cần chủ trì
việc phối hợp giữa các tổ chức thành viên và chính quyền cùng cấp trong công tác
tuyên truyền, vận động các thành phần xã hội nói trên với những hình thức và biện
pháp thích hợp như: tiếp xúc cá nhân, hội thảo, tọa đàm, trao đổi ý kiến, vừa vận

động, thuyết phục, vừa quan tâm đến những yêu cầu chính đáng của họ. Trong tiếp
xúc phải tỏ thái độ đúng mực, tôn trọng và lắng nghe, ghi nhận những đề xuất, kiến
nghị, động viên họ thực hiện các nhiệm vụ công tác Mặt trận, cần chú ý động viên
và phát huy tác dụng tích cực của những cá nhân có uy tín ở địa phương cơ sở.
- Câu 2: Trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức của công đoàn cơ
sở?
Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam
Công đoàn là tổ chức do người lao động lập nên nằm tập hợp sức mạnh, bảo
vệ quyền và lợi ích của đoàn viên và công nhân, lao động.
Sự ra đời của tổ chức Công đoàn Việt Nam gắn liền với sự hình thành, phát
triển của giai cấp công nhân và hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Người đặt
nền móng về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của tổ chức Công đoàn
Việt Nam. Trong tác phẩm “ Đường Kách mệnh”, Người nhấn mạnh: “ Công hội
trước hết là để đi lại với nhau cho có cảm tình, hai là để nghiên cứu với nhau, ba là
để sửa sang cách sinh hoạt của công nhân cho khá hơn bây giờ, bốn là giữ gìn
quyền lợi cho công nhân, năm là để giúp dân, giúp cho thế giới”.
Từ năm 1925, nhiều cán bộ thanh niên cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh
đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đã trở về nước hoạt động phong trào công
nhân,thúc đẩy phong trào công nhân và tổ chức Công hội ở nhà máy, xí nghiệp,
hầm mỏ phát triển.
Năm 1929, ba tổ chức Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (tiền thân của Đảng
Cộng sản Việt Nam, được thành lập ngày 3-2-1930), bước đầu đáp ứng yêu cầu của
phong trào yêu nước và phong trào công nhân. Nhờ đó, tổ chức Công hội càng phát
triển mau lẹ, nhất là ở các tỉnh miền Bắc, nơi có nhiều trung tâm công nghiệp, tập
trung một số lượng lớn công nhân.
Để đáp ứng được yêu cầu cấp thiết của công tác vận động công nhân và tăng
cường sức mạnh cho tổ chức Công hội, ngày 28-7-2929, theo quyết định của Đông
Dương Cộng Sản Đảng, đồng chí Nguyễn Đức Cảnh triệu tập Hội nghị đại biểu
Công hội đỏ Bắc kỳ lần thứ nhất, họp tại nhà số 15 Hàng Nón, Hà Nội. Hội nghị đã
bầu Ban chấp hành lâm thời gồm 6 ủy viên, do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh phụ

trách. Hội nghị đã thông qua Chương trình, Điều lệ, phương hướng hoạt động và
quyết định xuất bản Báo Lao Động và Tạp chí Công Hội đỏ (Sau này, Đại hội V


Công đoàn Việt Nam (tháng 11-1983) đã quyết định lấy ngày 28-7-1929 là ngày kỷ
niệm thành lập Công đoàn Việt Nam).
Sự ra đời công đoàn cách mạnh Việt Nam có ý nghĩa to lớn, đánh dấu sự lớn
mạnh của phong trào công nhân và sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt
Nam.
Tính chất của Công đoàn Việt Nam.
Tính chất là đặc trưng của sự vật nói lên cái này khác với cái kia. Tính chất
của một tổ chức là “đặc điểm riêng” tương đối ổn định của tổ chức, phản ánh thực
tế khách quan về mục tiêu, tôn chỉ của tổ chức khi hình thành và xuyên suốt trong
quá trình phát triển, với các mối quan hệ, các nguyên tắc, phương pháp tổ chức
hoạt động.
Giai cấp công nhân vừa là nguồn gốc vừa là cơ sở xã hội hình thành, tồn tại
và phát triển tổ chức Công đoàn. Bởi công đoàn ra đời là bảo vệ quyền, lợi ích hợp
pháp, chính đáng của công nhân. Hình thức tổ chức của Công đoàn là liên hiệp
công nhân lao động theo nghề nghiệp (Trade Union) và dựa trên nguyên tắc tự
nguyện…Từ những “đặc điểm riêng đó” đã xác định Công đoàn Việt Nam có hai
tính chất: tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân.
Biểu hiện tính chất giai cấp của giai cấp công nhân:
Công đoàn Việt Nam là tổ chức đoàn thể của giai cấp công nhân, ra đời tồn
tại phát triển nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của giai cấp công
nhân.
Công đoàn Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng - đội ngũ tiên phong
của giai cấp công nhân; thực hiện mục tiêu, quán triệt nguyên tắc tổ chức- tập
trung dân chủ, đường lối xây dựng cán bộ của Đảng.
Biểu hiện tính quần chúng:
- Kết nạp CNVC,LĐ vào tổ chức không phân biệt nghề nghiệp, tín ngưỡng,

thành phần…
- Cán bộ công đoàn trưởng thành từ phong trào quần chúng CNVC,LĐ và
được họ tín nhiệm bầu ra.
- Nội dung hoạt động của công đoàn đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của
động đảo CNVC,LĐ.
Hai tính chất của Công đoàn có quan hệ gắn bó mật thiết phản ánh bản chất
của Công đoàn Việt Nam. Cần quán triệt sâu sắc hai tính chất này trong tư tưởng
chỉ đạo, xây dựng tổ chức và hoạt động, không coi trọng tính chất này hoặc xem
nhẹ tính chất kia.
Vị trí của tổ chức công đoàn trong điều kiện chính trị, xã hội.
Công đoàn Việt Nam ra đời, tồn tại và phát triển gắn liền với công cuộc đấu
tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy Công đoàn có một vị
thế nhất định trong đời sống chính trị xã hội Việt Nam và trong tâm thức của giai
cấp công nhân, nhân dân lao động Việt Nam nói chung. Cụ thể hơn vị trí Công


đoàn Việt Nam còn được thể hiện trên cơ sở pháp lý, quy định trong các văn bản
pháp luật cơ bản, hiện hành và các văn bản dưới luật. Tại khoản 1 Điều 1 Luật
Công đoàn Việt Nam năm 1990 quy định: “Công đoàn là thành viên trong hệ
thống chính trị xã hội Việt Nam”. Nghiên cứu vị trí của Công đoàn Việt Nam để từ
đó biết được các mối quan hệ với các tổ chức chính trị, xã hội khác nhằm thực hiện
chức năng nhiệm vụ công đoàn:
- Với Đảng, Công đoàn chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chỗ
dựa vững chắc và là sợi dây chuyền nối liền quần chúng với Đảng.
- Với Nhà nước, Công đoàn là người cộng tác đắc lực, bình đẳng tôn trọng
lẫn nhau, ngược lại Nhà nước tạo điều kiện về pháp lý và cơ sở vật chất cho Công
đoàn hoạt động.
- Với tổ chức chính trị, xã hội khác, Công đoàn là thành viên của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, hạt nhân trong Khối liên minh Công-Nông-Trí thức, bình đẳng,
tôn trọng, tạo điều kiện cho nhau hoạt động (thông qua các Nghị quyết liên tịch).

Vai trò của Công đoàn Việt Nam.
Vai trò của một tổ chức là nói đến sự tác động của tổ chức đó đến tiến trình
phát triển của lịch sử và cách mạng, được phản ánh trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội và tư tưởng mà tổ chức đó tồn tại và phát triển. Sự tác động của tổ chức
Công đoàn được dựa trên cơ sở tính chất, vị trí của tổ chức công đoàn thông qua
các hoạt động phong trào cách mạng của quần chúng công nhân lao động. Để các
phong trào hành động cách mạng của quần chúng trước hết công đoàn phải có quá
trình tập hợp, tuyên truyền, hướng dẫn CNVC, LĐ…Đó là vai trò trường học của
Công đoàn. Vai trò của Công đoàn Việt Nam trong các thời kỳ:
- Thời kỳ chưa có chính quyền, Công đoàn có vai trò trường học đấu tranh
giai cấp, đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, Công đoàn có vai trò là trường học
Chủ nghĩa xã hội của người lao động: Công đoàn tham gia quản lý sản xuất, quản
lý xí nghiệp…; Tham gia tích cực vào việc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, hoàn
thiện các chính sách kinh tế…; Giáo dục thái độ lao động mới, giáo dục chính trị,
tư tưởng, pháp luật, văn hóa, lối sống…
Ngày nay trong giai đoạn cách mạng mới, đất nước bước vào thời kỳ CNHHĐH, vai trò của Công đoàn Việt Nam càng ngày phát triển, mở rộng thông qua
phong trào cách mạng của CNVC, LĐ tác động trên các lĩnh vực: - Kinh tế: trong
nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần Công đoàn tham gia đổi mới cơ chế quản
lý, củng cố nguyên tắc tập trung mở rộng dân chủ, đẩy mạnh hoạt động công đoàn
trong các thành phần kinh tế, đảm bảo kinh tế quốc doanh giữ vai trò then chốt,
chủ đạo…
- Chính trị: Công đoàn là sơi dây chuyền nối tăng cường mối quan hệ mật
thiết giữa Đảng với quần chúng CNVC, LĐ, xây dựng giai cấp công nhân, củng cố
khối liên minh Công, Nông và trí thức, góp phần ổn định chính trị. Văn hóa- xã


hội: Công đoàn tuyên truyền giáo dục CNVC, LĐ chống tiêu cực và tệ nạn xã hội,
xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, nâng cao
trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật, tích cực sáng tạo của CNVC,

LĐ.
- Câu 3: Trình bày những nội dung hoạt động chủ yếu của tổ chức công
đoàn ở cơ sở? Liên hệ thực tiễn?
Để hoạt động công đoàn cơ sở thực hiện tốt chức năng đại diện chăm lo, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của công nhân viên chức, lao động, công
đoàn cơ sở cần tập trung vào những hoạt động sau:
- Hướng dẫn, giúp đỡ người lao động ký giao kết hợp đồng với người sử
dụng lao động theo đúng quy định của Bộ luật lao động.
Trong quá trình sản xuất ở doanh nghiệp hình thành nên quan hệ lao động
dựa vào pháp luật lao động. Đó là mối quan hệ lao động mang tính chất chung nhất
của những người lao động và những người sử dụng lao động, ở mọi loại hình
doanh nghiệp, mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế. Còn khi tập thể lao động
và người sử dụng lao động đã ký Thỏa ước lao động tập thể thì quan hệ đó đã
mang những nét cụ thể dựa trên những đặc điểm của doanh nghiệp, như trình độ
công nghệ, ngành nghề, địa bàn sản xuất kinh doanh, khả năng và hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực của người lao động.
- Công đoàn cơ sở đại diện cho công nhân, viên chức, lao động tham gia xây
dựng Thỏa ước lao động tập thể: tổ chức cho công nhân, viên chức, lao động tham
gia xây dựng Thỏa ước lao động tập thể và đại diện cho công nhân, viên chức, lao
động thương 1ượng với người sử dụng lao động.
Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và
người sử dụng lao động (hoặc đại diện người sử dụng lao động) về điều kiện lao
động, điều kiện sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ
lao động.
Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu trong doanh nghiệp để từ
đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể, giữa tập thể lao động với
người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp. Thỏa ước lao động tập thể tạo nên
sự cộng đồng trách nhiệm của cả tập thể người lao động và người sử dụng lao
động, trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trong quan hệ lao động.
Thông qua Thỏa ước lao động tập thể, quyền lợi và nghĩa vụ của công nhân,

viên chức, lao động được bảo đảm như quy định của pháp luật, được áp dụng vào
điều kiện thực tế tại doanh nghiệp và có thể còn được hưởng nhiều quyền lợi cao
hơn các quy định của pháp luật.
Thỏa ước lao động tập thể tạo ra mối quan hệ hài hòa hơn giữa người lao
động và người sử dụng lao động. Thông qua việc thương lượng, ký kết những nội
dung của Thỏa ước lao động tập thể người lao động và người sử dụng lao động
hiểu nhau hơn. Vì vậy, hạn chế được những mâu thuẫn, bất đồng không cần thiết,


tạo điều kiện để người lao động và người sử dụng lao động gắn bó với nhau hơn
trong quan hệ lao động.
Thực hiện tốt Thỏa ước lao động tập thể sẽ tạo ra sự ổn định, hài hòa trong
quan hệ lao động tại doanh nghiệp, tạo cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của doanh
nghiệp. Người sử dụng lao động cũng chính vì thế mà có nhiều thời gian dành cho
việc nghiên cứu thị trường đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm,
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng cường sức cạnh tranh của doanh
nghiệp...
Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở, là công cụ có tính pháp lý, là căn cứ để
người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động, đồng thời
là cơ sở, là căn cứ để giải quyết các tranh chấp lao động về lợi ích. Thông qua theo
dõi, quản lý việc thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể của các doanh
nghiệp trong các thành phần kinh tế, Nhà nước có những tài liệu thực tiễn phong
phú cần thiết để điều chỉnh các chế độ chính sách cho phù hợp với điều kiện thực
tế tại doanh nghiệp và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
- Công đoàn cơ sở thay mặt công nhân, viên chức, lao động ký kết Thỏa ước
lao động tập thể với chủ doanh nghiệp.
Tổ chức công đoàn đại diện tập thể công nhân, viên chức, lao động xây
dựng, thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể với chủ doanh nghiệp.
Thông qua hoạt động này, công đoàn cơ sở sâu sát công nhân lao động hơn, hiểu rõ
hơn hoạt động của doanh nghiệp và các chế độ, chính sách có liên quan đến quyền

và lợi ích của công nhân viên chức, lao động. Công đoàn đại diện, mang tiếng nói
của công nhân, viên chức, lao động đến người sử dụng lao động, củng cố vị trí,
tăng cường vai trò của công đoàn trong đơn vị. Thông qua việc thương lượng, ký
kết Thỏa ước lao động tập thể, công đoàn mang lại quyền và lợi ích cho công nhân,
viên chức, lao động như quy định của pháp luật. Vì vậy, được người lao động tin
tưởng, tạo ra sức thu hút, tập hợp người lao động gia nhập tổ chức công đoàn và
tham gia hoạt động công đoàn.
- Sau khi Thỏa ước lao động tập thể đã được ký kết, công đoàn vận động, tổ
chức công nhân, viên chức, lao động thực hiện tốt Thỏa ước lao động tập thể
và giám sát việc thực hiện những quy định trong Thỏa ước lao động tập thể do các
bên ký kết. Công đoàn cơ sở giám sát việc thực hiện pháp lệnh bảo hộ lao động, vệ
sinh an toàn lao động, chính sách bảo hiểm xã hội, y tế và các biện pháp phòng
ngừa bệnh nghề nghiệp…
- Tổ chức giúp đỡ công nhân, viên chức, lao động phát triển kinh tế gia đình.
Hoạt động chăm lo đến đời sống công nhân, lao động của tổ chức công đoàn cơ sơ
còn là tổ chức giúp đỡ công nhân lao động phát triển kinh tế gia đình, làm giàu hợp
pháp theo những điều kiện cụ thể của mỗi người. Công đoàn tín chấp giúp công
nhân, viên chức, lao động vay được vốn từ ngân hàng để có vốn tăng gia sản xuất
cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho gia đình.


- Câu 4: Vai trò của nông dân trong việc tham gia xây dựng Nông thôn
mới?
Xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm
làm thay đổi bộ mặt của nông thôn cho phù hợp với thời kỳ CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Để thực hiện thành công chủ trương đó thì nông dân đóng một
vai trò rất quan trọng. Sự nghiệp xây dựng nông thôn mới với 19 tiêu chí sẽ không
thực hiện được nếu không có sự tham gia đóng góp của nông dân, vai trò đó được
thể hiện qua những nội dung sau:
Một là, nông dân là nguồn nhân lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp

và xây dựng nông thôn mới
Trong nền kinh tế ở nước ta, nông dân luôn là lực lượng lao động chủ yếu
trong ngành nông nghiệp, là nguồn nhân lực dồi dào, quan trọng, quyết định sự
thành công trong xây dựng nông thôn mới. Những năm gần đây, nhờ áp dụng
những thành tựu khoa học - kỹ thuật, nông dân đã sản xuất ra nông sản ngày càng
nhiều, chất lượng cao đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Qua đó, nông dân có điều kiện nâng cao thu nhập, tích lũy vật chất, ổn định cuộc
sống và góp phần làm cho bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc, tạo cơ sở cho việc
chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp.
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân còn là nguồn lực to lớn trong
việc tiến hành chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tiến tới xây dựng một cơ cấu
kinh tế hợp lý theo hướng: tiếp tục phát triển mạnh nông nghiệp, đồng thời phát
triển mạnh công nghiệp và các hoạt động dịch vụ. Điều này đòi hỏi người lao động
phải mạnh dạn xóa bỏ cách nghĩ, cách làm cũ, thói quen tiểu nông, phải năng động
nắm bắt nhu cầu của thị trường và dự đoán được xu hướng vận động của nó; đồng
thời cũng cần có vốn, kỹ thuật, lao động để thực hiện bước chuyển đổi.
Ngoài ra, nông dân cũng chính là người trực tiếp ứng dụng những thành tựu
khoa học - kỹ thuật và công nghệ vào trong sản xuất, tăng quy mô tạo ra một khối
lượng hàng hóa lớn, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của đất nước.
Hai là, nông dân là người trực tiếp xây dựng, giữ gìn và bảo vệ kết cấu hạ
tầng nông thôn
Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông bê tông, nhựa hóa nông thôn nối liền
thôn, xóm, ấp liên xã là một nội dung trong xây dựng nông thôn mới. Điều đó đạt
được nhanh chóng khi người nông dân nhận thức được tầm quan trọng của xây
dựng đường sá trong phát triển kinh tế - xã hội, tự giác đóng góp xây dựng cùng
với sự giúp đỡ của Nhà nước, của địa phương. Đất nước ta còn nghèo, Nhà nước
còn phải tập trung vào những dự án lớn như: đường quốc lộ, những cây cầu lớn,
những nhà máy thủy, nhiệt điện v.v… Những việc xây dựng đường làng, đường
liên thôn, liên xã phải chủ yếu do nhân dân đóng góp cùng với sự hỗ trợ của Nhà
nước. Xây dựng đã khó nhưng bảo vệ, tôn tạo hệ thống đường sá càng quan trọng



hơn. Ông cha ta có câu “Của bền tại người”. Việc bảo quản, giữ gìn hệ thống
đường sá nông thôn phải là công việc của chính bà con nông dân. Người nông dân
cần cập nhật những kiến thức, hiểu biết và ý thức bảo vệ hệ thống đường nông thôn
để phục vụ cho chính mình.
Nông thôn mới không thể thiếu hệ thống điện, đường, trường, trạm, thủy
nông nội đồng… Những cơ sở vật chất đó phải do chính những người nông dân ở
các vùng nông thôn cùng với Nhà nước xây dựng; đồng thời bảo quản, tăng cường
công tác quản lý của chính quyền địa phương đối với những công trình.
Ba là, nông dân là những người trực tiếp đóng góp và đưa đường lối, chủ
trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới
đi vào cuộc sống
Những yếu tố thuộc về lãnh đạo, quản lý như chủ trương, đường lối, chính
sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước rất quan trọng đối với việc hoạch định
nội dung, bước đi và thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn, xây dựng nông thôn mới ở nước ta. Song, nông dân là lực lượng có vai trò
quan trọng trong việc biến những đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách,
pháp luật của Nhà nước về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông
thôn mới thành hiện thực.
Quá trình xây dựng, hoach định đường lối, chủ trương cần thu thập ý kiến từ
bà con nông dân, vì bà con nông dân hàng ngày va chạm trong thực tiễn cuộc sống,
có thể cung cấp cho những nhà lãnh đạo, quản lý nhiều ý kiến hay, kinh nghiệm
phong phú. Khi đường lối, chủ trường đã được thông qua cần đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, vận động làm cho nông dân hiểu và thấy được những lợi ích thiết thực,
giúp họ tự giác thực hiện.
Đảng chỉ thực hiện được vai trò lãnh đạo của mình khi ý Đảng hợp lòng dân,
được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc: “Dễ
trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Đường lối, chủ
trương, của Đảng hợp lòng dân, được dân hiểu thì dù khó khăn đến mấy cũng được

nhân dân tìm cách thực hiện. Dân ủng hộ nhiều chúng ta thắng lợi nhiều, dân ủng
hộ ít chúng ta thắng lợi ít. Dân không ủng hộ chúng ta sẽ thất bại. Trong xây dựng
quy hoạch xây dựng nông thôn mới cũng cần phải tham khảo ý kiến của bà con
nông dân; cần quy hoạch ra sao để nông thôn mới vừa kế thừa được truyền thống
dân tộc, vừa tiếp thu được yếu tố hiện đại, thuận tiện cho cuộc sống và sản xuất
của nông dân.
Bốn là, nông dân là những người trực tiếp tham gia đóng góp xây dựng
Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội
Cần phải tuyên truyền, vận động, giác ngộ để nhiều nông dân phấn đấu trở
thành đảng viên làm cho lực lượng đảng viên nông thôn ngày càng đông đảo.
Người nông dân phải tích cực tham gia đóng góp ý kiến cho đảng bộ, chính quyền
và các đoàn thể chính trị xã hội-nơi mình cư trú; tích cực tham gia cuộc đấu tranh


chống tham nhũng, tiêu cực làm cho Đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh.
Nông dân phải tích cực tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình xây dựng quan
điểm, đường lối của Đảng, các chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là
những vấn đề liên quan trực tiếp đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, góp
phần sao cho những quan điểm đó phù hợp với những điều kiện của Việt Nam, của
từng địa phương và đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng
của nông dân.
Giai cấp nông dân phải tích cực tham gia xây dựng bộ máy chính quyền
từng làng, từng bản, từng xã thật sự vững mạnh, luôn luôn giữ nghiêm kỷ cương
phép nước, thực hiện dân chủ rộng rãi trong nhân dân. Nông dân không chỉ là
những người xây dựng mà còn là những người bảo vệ chính quyền - Nhà nước.
Hiện nay, những thế lực thù địch đang tìm mọi cách chia rẽ các dân tộc, chia
rẽ Nhà nước với nhân dân. Chúng tìm mọi cách khơi dậy những mâu thuẫn, khác
biệt giữa lợi ích của nông dân với Nhà nước để gây nên tình trạng mất ổn định
trong xã hội, cục bộ địa phương. Bà con nông dân cần nhận thức được những âm
mưu thâm độc này, bình tĩnh giải quyết những mâu thuẫn đó bằng con đường đối

thoại, tránh bị kích động, bị lôi kéo của kẻ thù.
Năm là, nông dân là chủ thể xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ở các vùng
nông thôn
Đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn là toàn bộ những hoạt động tinh
thần của cư dân nông thôn mà chủ yếu là nông dân. Đời sống văn hóa tinh thần ở
các vùng nông thôn bao gồm: phong tục tập quán, lối sống, quan hệ ứng xử giữa
con người với con người, cách tư duy, hoạt động văn học - nghệ thuật ở các vùng
nông thôn v.v…
Quan hệ giữa những người nông dân là quan hệ tình nghĩa thân thiện, giúp đỡ
lẫn nhau, tôn trọng nhau. Trong thôn, trong xóm một người có việc mọi người xung
quanh giúp đỡ, theo quan niệm “sống với nhau vì tình vì nghĩa không phải vì đĩa xôi
đầy”; ra đường gặp người lớn tuổi phải chào dù không có họ hàng; thương người
như thể thương thân, mối quan hệ gần gũi xóm giềng trong bà con nông dân phải
được giữ gìn, bảo vệ và phát huy để giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế - xã hội,
xây dựng xóm, làng văn hóa.
Giữ gìn những giá trị văn hóa là một nội dung trong xây dựng nông thôn
mới, nhằm xây dựng một đời sống văn hóa tinh thần tốt đẹp ở các vùng nông thôn.
Việc khôi phục, giữ gìn những giá trị văn hóa như lễ hội, các hoạt động văn nghệ
truyền thống như thơ ca, hò vè... là công việc của bà con nông dân. Chỉ khi nào
khơi dậy được tính tích cực, nhiệt tình tham gia của quần chúng thì những hoạt
động trên mới mang lại những hiệu quả thiết thực.
Sáu là, nông dân là chủ thể giữ gìn an ninh, trật tự ở các vùng nông thôn


Giữ gìn an ninh, trật tự các vùng nông thôn, đảm bảo cuộc sống thanh bình
cho bà con nông dân là một nội dung quan trọng trong xây dựng nông thôn mới
Việt Nam.
Muốn giữ gìn không khí thanh bình trong các vùng nông thôn và phát huy
những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực, từng gia đình phải quan tâm chăm
lo giáo dục con cái, giáo dục những đạo lý, những truyền thống tốt đẹp của quê

hương; đấu tranh với lối sống lai căng, thực dụng không phù hợp với thuần phong
mỹ tục ở địa phương. Các vùng nông thôn cần tăng cường những hoạt động phối
hợp cùng nhau giữ gìn, bảo vệ tài sản, an ninh trật tự trong từng địa phương.
Tóm lại, xây dựng nông thôn mới là một trong những nội dung quan trọng
của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nông dân là chủ thể tích cực
trong xây đựng đời sống văn hóa mới, xây dựng kết cấu hạ tầng; phát triển kinh tế
- xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, làm cho mỗi người được thụ hưởng một cách
tốt nhất những giá trị vật chất và tinh thần. Công cuộc xây dựng nông thôn mới
khó khăn, lâu dài đòi hỏi sự đóng góp rất lớn của bà con nông dân. Nông dân phải
nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của mình mới có thể kế thừa, phát huy
những truyền thống tốt đẹp và khắc phục những yếu tố lạc hậu, tiêu cực ảnh hưởng
tới quá trình phát triển để có thể xây dựng nông thôn Việt Nam hiện đại, văn minh.
Muốn xây dựng nông thôn mới đi đến thành công, người nông dân luôn giữ một vị
trí đặc biệt quan trọng. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm và có những chính sách
phù hợp tạo điều kiện, cơ hội để thúc đẩy cho nông dân ý thức được vai trò của
mình, tiếp tục phát huy tính chủ động, sáng tạo trong xây dựng quê hương, đất
nước. Nông dân có vai trò quan trọng trong xây dựng nông thôn mới, cùng với các
giai cấp, tầng lớp khác phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam XHCN “Dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Câu 5: Trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức cơ sở đoàn?
Khái niệm: Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là tổ chức chính trị xã
hội của thanh niên Việt Nam do Đảng cộng sản Việt nam và chủ tịch Hồ Chí Minh
sáng lập lãnh đạo và rèn luyện. Đoàn bao gồm những thanh niên tiên tiến, tự
nguyện phấn đấu vì sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam độc lập, dân chủ, giàu
mạnh, công bằng và văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa..
1. Vai trò, vị trí của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
- Đoàn là thành viên của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ
Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam. Trong hệ
thống này Đảng là người lãnh đạo, Đoàn là một trong các tổ chức thành viên tạo
nên quyền lực của nhân dân theo cơ chế: " Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ và

nhà nước quản lý". Với vị trí này Đoàn sẽ phối hợp với các cơ quan Nhà nuớc, các
đoàn thể và tổ chức xã hội, các tập thể lao động và gia đình chăm lo, giáo dục, đào
tạo và bảo vệ thanh thiếu nhi; tổ chức cho đoàn viên và thanh niên tích cực tham
gia vào việc quản lý Nhà nước và xã hội.


- Đối với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn giữ vai trò là
người phụ trách trực tiếp và có trách nhiệm xây dựng tổ chức Đội, giúp đỡ vật
chất, tài chính, và lựa chọn cán bộ làm công tác thiếu niên nhi đồng.
Đối với phong trào thanh niên và các tổ chức xã hội của thanh niên (gồm: Hội
LHTN Việt nam, Hội sinh viên Việt Nam...) Đoàn là hạt nhân chính trị, đóng vai
trò nòng cốt trong các phong trào và các tổ chức thanh niên. Đoàn ủng hộ giúp đỡ
các Hội thanh niên thực hiện mục đích, tôn chỉ theo Điều lệ của các Hội.
2. Tính chất của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
- Tính chất chính trị - xã hội của Đoàn thể hiện trên hai mặt là tính tiên tiến
và tính quần chúng. Đoàn không phải là tổ chức quần chúng phổ thông mà là tổ
chức chính trị của những thanh niên tiên tiến (những thanh niên giác ngộ lý tưởng
của Đảng). Tuy nhiên, Đoàn còn là tổ chức mang tính xã hội và đó là tổ chức của
quần chúng thanh niên và vì thanh niên.
4. Chức năng của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh: Đoàn là đội dự bị tin cậy của Đảng
Cộng sản Việt Nam, là đội quân xung kích cách mạng. Chức năng này biểu hiện ở
việc Đoàn luôn luôn xác định nhiệm vụ của mình là tích cực tham gia xây dựng
Đảng, là nguồn cung cấp cán bộ cho Đảng và là người kế tục trung thành xuất sắc
sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng của Bác Hồ.
- Đoàn là trường học XHCN của thanh niên. Đoàn tạo môi trường đưa thanh
niên vào các hoạt động, giúp đỡ họ rèn luyện và phát triển nhân cách, năng lực của
người lao động mới phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện nay.
- Đoàn là người đại diện chăm lo và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tuổi trẻ.
Chức năng này khẳng định rõ tổ chức của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức của
thanh niên, vì thanh niên.

- Đoàn là người phụ trách đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Chức
năng này thể hiện trách nhiệm của Đoàn trong việc giáo dục thiếu niên nhi đồng
tạo nguồn bổ sung cho Đoàn.
3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đoàn:
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung
dân chủ. Thực hiện nguyên tắc này đảm bảo để tổ chức Đoàn thực sự là một tổ
chức quần chúng tiên tiến tự nguyện, dân chủ và tự quản của thanh niên...
- Nguyên tắc tập trung dân chủ của Đoàn được thể hiện trên các mặt sau:
a, Cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn đều do bầu cử lập ra và thực hiện
nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
b, Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đoàn là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ
quan lãnh đạo của Đoàn ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đoàn viên ở cấp
ấy. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo là Ban chấp hành, cơ quan lãnh đạo là
Ban thường vụ do Ban chấp hành cùng cấp bầu ra.
c, Ban chấp hành Đoàn các cấp có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của
mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với Ban chấp hành Đoàn cấp


trên,với cấp ủy Đảng cùng cấp và thông báo cho Ban chấp hành Đoàn cấp dưới.
d, Nghị quyết của Đoàn phải được chấp hành nghiêm chỉnh, cấp dưới phục
tùng cấp trên, thiểu số phục tùng đa số, cá nhân phục tùng tổ chức.
e, Trước khi quyết định các công việc và biểu quyết nghị quyết của Đoàn, các
thành viên đều được cung cấp thông tin và phát biểu ý kiến của mình, ý kiến thuộc
về thiểu số được quyền bảo lưu báo cáo lên Đoàn cấp trên cho đến đại hội đại biểu
toàn quốc, song phải nghiêm chỉnh chấp hành nghị quyết hiện hành.
4. Hệ thống tổ chức của Đoàn:
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh được tổ chức theo hệ thống 4 cấp như sau:
+ Tổ chức Đoàn gồm Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở
+ Huyện đoàn và tương đương
+ Tỉnh đoàn và tương đương

+ Trung ương Đoàn.
5. Khái quát quá trình ra đời, xây dựng và trưởng thành của Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh:
a, Sự ra đời của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh:
Tháng 10/1930, hội nghị lần thứ nhất của BCH TW Đảng ra áng Nghị quyết về
Cộng sản thanh niên vận động. Áng nghị quyết khẳng định: "Đảng Cộng sản phải
cần kíp tổ chức ra một đoàn thể của thanh niên".
Tại hội nghị lần thứ 2 của BCH TW Đảng họp tại Sài Gòn vào những ngày từ
20 - 26/3/1931 đã nhấn mạnh: "Tổ chức ra Cộng sản thanh niên Đoàn là một vấn
đề cần kíp mà Đảng phải giải quyết". Đồng thời TW Đảng chỉ thị cho các cấp bộ
Đảng nhất thiết phải xây dựng được cơ sở Đoàn thanh niên ở địa phương mình.
Từ những sự kiện lịch sử quan trọng đó, tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3
của Đoàn thanh niên lao động Việt Nam, họp tại Hà Nội trong các ngày từ 2325/3/1961 đã quyết định lấy ngày 26/3/1931 (một ngày trong thời gian cuối của hội
nghị BCH TW Đảng lần thứ 2 nói trên) làm ngày kỷ niệm thành lập Đoàn TNCS
Hồ Chí Minh.
b. Các thời kỳ lịch sử của Đoàn:
Gắn liền với cuộc cách mạng do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và sự
trưởng thành của tuổi trẻ Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã qua các thời kỳ
lịch sử:
- Thế hệ thanh niên xây dựng Đảng (1920 - 1930)
- Thế hệ thanh niên làm cách mạng tháng tám (1931 - 1945)
- Thế hệ thanh niên chống Pháp (1945 - 1954)
- Thế hệ thanh niên chống Mỹ (1955 - 1975)
- Thế hệ thanh niên xây dựng và bảo vệ tổ quốc (1976 - 1986) - Thế hệ thanh
niên trong công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
(1986 đến nay)


Qua các thời kỳ lịch sử, Đoàn mang những tên gọi khác nhau, đã khẳng định
vai trò xung kích cách mạng của Đoàn:

+ Đoàn thanh niên Cộng sản Đông Dương (1931 - 1936)
+ Đoàn thanh niên Dân chủ Đông Dương (1937 - 1939)
+ Đoàn thanh niên Phản đế Đông Dương (1939 - 1941)
+ Đoàn thanh niên Cứu quốc Việt Nam (1941 - 1956)
+ Đoàn thanh niên Lao động Việt Nam (1956 - 1970)
+ Đoàn thanh niên Lao động Hồ Chí Minh (1970 - 1976)
Từ năm 1976 đến nay mang tên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
c. Các kỳ Đại hội của Đoàn:
- Đại hội lần thứ 1 từ ngày 7 - 14/2/1950
- Đại hội lần thứ 2 từ ngày 25/10 - 4/11/1956
- Đại hội lần thứ 3 từ ngày 23 - 25/3/1961
- Đại hội lần thứ 4 từ ngày 20 - 22/11/1980
- Đại hội lần thứ 5 từ ngày 27 -30/11/1987
- Đại hội lần thứ 6 từ ngày 15 -18/10/1992
- Đại hội lần thứ 7 từ ngày 26 - 29/11/1997
- Đại hội lần thứ 8 từ ngày 8 -11/12/2002
- Câu 6: Trình bày những nội dung cơ bản về nghiệp vụ công tác Đoàn
Thanh Niên và vận động Thanh Niên?
2.1. Nghiệp vụ tuyên truyền, giáo dục của Đoàn
- Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng
hộ,làm theo. Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho họ dần dần có
được những phẩm chất,năng lực như yêu cầu đề ra.
- Tuyên truyền, giáo dục là một trong những hoạt động quan trọng hàng đầu
của tổchức đoàn. Hoạt động này hướng vào những nội dung cơ bản như: giáo dục
chính trị, tưtưởng; giáo dục truyền thống; giáo dục đạo đức lối sống; giáo dục pháp
luật; giáo dụctinh thần quốc tế chân chính,…Mục đích hoạt động tuyên truyền giáo
dục của Đoàn lànhằm nâng cao nhận thức mọi mặt cho đoàn viên, thanh niên, giúp
họ hình thành lýtưởng, nhân cách, tình cảm và hành động cách mạng, sẵn sàng
cống hiến tuổi thanh niênđề hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, nhân dân và

tổ chức đoàn giao phó.
+ Tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng tập trung vào việc tuyên truyền,
giáodục về chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ trương, đường lối
của Đảng,nhất là Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa
xã hội (Bổsung, phát triển năm 2011), chính sách, pháp luật của Nhà nước; định
hướng hoạt độngvà phát triển của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.


+ Tuyên truyền, giáo dục truyền thống, tập trung vào việc tuyên truyền, giáo
dụcvề chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, truyền thống đấu tranh kiên cường chống
giặc ngoạixâm, tinh thần đoàn kết dân tộc, lòng nhân ái, khoan dung, đức tính cần
cù, sáng tạo;truyền thống của Đảng, của Đoàn; truyền thống của địa phương, đơn
vị; kết hợp tuyêntruyền, giáo dục tinh hoa văn hóa thế giới. Trong bối cảnh hiện
nay, cần chú trọng đúngmức việc truyên truyền, giáo dục về chủ quyền biển, đảo
của Tổ quốc.
+ Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống tập trung vào việc tuyên truyền,
giáodục tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng, lý tưởng cao đẹp
của thanhniên Việt Nam, nếp sống văn minh, lối sống đẹp “mình vì mọi người”.
+ Tuyên truyền, giáo dục pháp luật và ý thức công dân hướng mạnh vào việc
tuyêntruyền Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội
khóa XIII,kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 28 – 11 – 2013; các bộ luật, pháp lệnh, các
văn bản quyphạm pháp luật khác; các quy ước của cộng đồng; trách nhiệm, quyền
lợi, nghĩa vụ côngdân.
+ Tuyên truyền, giáo dục tinh thần quốc tế chân chính cần chú trọng hơn
trong bốicảnh Việt Nam đẩy mạnh giao lưu và hợp tác quốc tế. Tập trung tuyên
truyền, giáo dụcvề đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, xu thế
toàn cầu hóa và tácđộng nhiều mặt của nó; vị thế vai trò của Việt Nam trong khu
vực và thế giới; truyềnthống khoan dung, hợp tác hữu nghị.
Các nội dung tuyên truyền, giáo dục trên đây thường không tách rời biệt lập
mà cómối liên hệ chặt chẽ, bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau.

Để hoạt động tuyên truyền, giáo dục của Đoàn có hiệu quả cao, đáp ứng
ngày càngtốt hơn nhu cầu của đoàn viên, thanh niên, các cơ sở đoàn thường xuyên
đổi mới, đadạng hóa phương thức, hình thức tổ chức thực hiện. Theo đó cần tăng
cường học tập vàtổ chức các cuộc thi như thi tìm hiểu về chủ trương, đường lối của
Đảng, thi lý luậnchính trị, thi tìm hiểu về lịch sử dân tộc, về các vị anh hung, danh
nhân văn hóa, thi tìmhiểu truyền thống của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, Hội Liên hiệp Thanhniên Việt Nam; thi tìm hiểu pháp luật; thi tìm hiểu các
tổ chức quốc tế mà Việt Nam làthành viên. Cùng với việc tổ chức các cuộc thi tìm
hiểu, các cơ sở đoàn tăng cường tổchức diễn đàn thanh niên với kinh tế - xã hội,
đối thoại giữa thanh niên với lãnh đạo, gặpgỡ các nhân chứng lịch sử, mở hội nghị
tuyên dương các cá nhân sống đẹp, điển hìnhtiên tiến; tổ chức hành quân “về
nguồn”, đến với các di tích lịch sử - văn hóa, các di tíchkháng chiến và cách mạng,
…Chú ý xây dựng và tăng cường hoạt động của các câu lạcbộ thanh niên như: Câu
lạc bộ Tuổi trẻ với pháp luật, Câu lạc bộ Gia đình trẻ, Câu lạc bộTiền hôn nhân,…;
gắn với việc xây dựng các câu lạc bộ với việc xây dựng Tủ sách phápluật, Tủ sách
danh nhân, Tủ sách khoa học, kỹ thuật,…
Thanh niên với đặc tính và phẩm chất năng động, sáng tạo, thích tìm tòi cái
mới,nên cần lồng ghép nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, tránh gò ép, đơn


điệu, khôcứng. Chẳng gắn các cuộc thi tìm hiểu với hoạt động văn hóa, văn nghệ,
thể dục, thểthao, hoạt động tham quan, dã ngoại, hoạt động “về nguồn”,…Tăng
cường liên kết hoạtđộng tuyên truyền, giáo dục của tổ chức đoàn với các tổ chức
chính trị - xã hội khác, nhấtlà với Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân,

Đặc biệt chú trọng tuyên truyền, giáo dục cho đoàn viên, thanh niên thông
qua cácphong trào hoạt động cách mạng, đưa thanh niên trực tiếp tham gia thực
hiện các nhiệmvụ kinh tế - xã hội của địa phương, đơn vị để giáo dục lòng yêu
nước, ý chí tự cường dântộc, tinh thần vượt khó, sáng tạo, lòng nhân ái, ý thức
cộng đồng,…Vì thế các phong tràothanh niên, các cuộc vận động do Trung ương

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minhphát động rất cần được các cơ sở đoàn tổ
chức cho đoàn viên, thanh niên hưởng ứng mộtcách chủ động, tích cực.
Các cơ sở đoàn xây dựng đội ngũ báo cáo viên được lựa chọn từ cán bộ,
đoàn viênưu tú, thường xuyên bổ sung để đảm bảo số lượng, bồi dưỡng, tập huấn
để từng bướcnâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên cập nhật
kiến thức.
2.2. Nghiệp vụ tổ chức thực hiện các phong trào hành động cách mạng
của thanhniên
Phong trào là hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội lôi cuốn được đông đảo
quầnchúng tham gia. Các phong trào hành động cách mạng của thanh niên là đặc
trưng nổibật của tổ chức đoàn, thể hiện vai trò đi đầu, xung kích của tuổi trẻ trong
việc thực hiệnnhiệm vụ chính trị trong từng giai đoạn lịch sử. Những năm tháng
hào hùng kháng chiếnchống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ xâm lược, rất
nhiều phong trào hành độngcách mạng được tổ chức đoàn phát động, trở thành
động lực mạnh mẽ thôi thúc đoànviên, thanh niên từ hậu phương đến tiền tuyến
sản xuất và chiến đấu, không sợ gian khổhi sinh, xung phong đi đầu trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những năm gầnđây, các phong trào hành
động cách mạng đang được Trung ương Đoàn phát động sâurộng trong thanh niên
cả nước đó là “5 xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hộivà bảo vệ Tổ
quốc”, “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp”.
Phong trào “5 xung kích, tình nguyện phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ
Tổquốc” được triển khai với 5 nội dung hoạt động chủ yếu:
- Xung kích phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế;
- Xung kích, tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng;
- Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
- Xung kích lao động sáng tạo, làm chủ khoa học, cộng nghệ;
- Xung kích bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Phong trào “4 đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp” đuợc triển
khai với 4nội dung hoạt động chủ yếu:



- Đồng hành với thanh niên trong học tập, nâng cao trình độ học vấn, chuyên
môn, nghiệp vụ;
- Đồng hành với thanh niên trong lao động và việc làm;
- Đồng hành với thanh niên trong nâng cao sức khỏe thể chất và đời sống
văn hóainh thần;
- Đồng hành với thanh niên trong phát triển kỹ năng xã hội.
Các cơ sở đoàn lựa chọn thời điểm thích hợp, gắn với các sự kiện có ý nghĩa
của tổchức đoàn để ra quân hưởng ứng phong trào. Xây dựng mục tiêu, nội dung
hoạt động,mô hình hoạt động, chương trình hành động, huy động nguồn lực, công
tác chỉ đạo, tổchức thực hiện sát với từng địa phương, đơn vị, mang tính khả thi
cao để vận động đôngđảo đoàn viên, thanh niên tham gia, tránh hô hào chung
chung. Nói cách khác, việc tổchức thực hiện các phong trào hành động cách mạng
của thanh niên phải có tính kế hoạch hóa, tính thực tiễn cao, tạo ra động lực bên
trong thôi thúc đoàn viên, thanh niên tựgiác tham gia.
Tùy theo địa bàn, khu vực, môi trường sinh hoạt, công tác (nông thôn, đô
thị, cơquan nhà nước, đơn vị quân đội, công an, trường học, doanh nghiệp,…) mà
các cơ sởđoàn tổ chức các hoạt động cho phù hợp, hướng vào các nội dung như:
chuyển giao tiếnbộ khoa học, công nghệ; xung kích trong việc chuyển đổi cơ cấu
kinh tế; xây dựng nôngthôn mới; tham gia phát triển cơ sở hạ tầng như giao thông,
thủy lợi, các công trình xây dựng. Tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia các
chương trình, dự án về dân số,môi trường, nước sạch, xóa đói giảm nghèo. Tổ chức
các hoạt động xây dựng nếp sốngvăn minh. Tổ chức các hoạt động bảo vệ an ninh,
quốc phòng, phòng chống tội phạm vàtệ nạn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Tổ chức cho thanh niên tham gia các hoạtđộng xã hội như xóa mù chữ, chăm sóc
các gia đình chính sách, các hoạt động nhân đạo,từ thiện,…
Để lôi cuốn các tầng lớp thanh niên tham gia phong trào hành động cách
mạng,các cơ sở đoàn cần đa dạng các mô hình, loại hình hoạt động. Có thể tổ chức
các chiếndịch như: Mùa hè xanh; Chiến dịch làm đường giao thông, thủy lợi;
Chiến dịch 50 ngày,đêm hoàn thành vượt mức kế hoạch; Chiến dịch đảm bảo an

toàn giao thông,…Tổ chứccác hoạt động đột kích tập trung, ngắn ngày như: Tuần
lễ xanh - sạch - đẹp, Ngày vì nạnnhân chất độc màu da cam,… Xây dựng các đội
hình thanh niên: đội thanh niên xungkích an ninh, đội tuyên truyền viên trẻ, đội
thanh niên tình nguyện. Xây dựng các môhình như: làng thanh niên, điểm trình
diễn kỹ thuật, các cơ sở dịch vụ do thanh niên làmchủ, tổ chức cho thnah niên thực
hiện các dự án vay vốn sản xuất, kinh doanh, giải quyếtviệc làm; các chương trình
khuyến công, khuyến nông. Tổ chức các hội thi như thi tìmhiểu tiến bộ khoa học
công nghệ; thi tay nghề; lễ hội Xuân hồng (hiến máu nhân đạo). Tổ
chức các câu lạc bộ khoa học trẻ, sáng tạo trẻ, thanh niên tham gia phòng chống tội
phạmvà tệ nạn xã hội. tổ chức thực hiện các cuộc vận động như “Nghĩa tình biên


giới, hảiđảo”, “Thanh niên với biển đảo quê hương”. Tổ chức các hoạt động giao
lưu, dã ngoại,gặp mặt điển hình thanh niên tiên tiến, du khảo về nguồn,…
2.3. Nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội của Đoàn
Hoạt động văn hóa, xã hội, nhất là văn hóa quần chúng, các hoạt động xã hội
mangtính cộng đồng cao luôn được đoàn viên, thanh niên yêu thích, hưởng ứng với
một sứchút mạnh mẽ. Bởi vì văn hóa chứa đựng trong nó những giá trị cao đẹp,
nhân văn do conngười sáng tạo trong quá trình lao động sản xuất và đấu tranh. Văn
hóa với chức năng vàgiá trị của nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục đoàn
viên, thanh niên nâng cao nhậnthức về đạo đức, lối sống, thẩm mỹ. Những giá trị
đó khi được định hướng một cáchđúng đắn, kết hợp với sự say mê, nhiệt tình của
tuổi trẻ sẽ tạo nên hiệu quả xã hội to lớn.Tổ chức cơ sở đoàn phải có phương
hướng hoạt động phù hợp, đặc thù thiết thiệt để vănhóa thực sự trở thành “món ăn
tinh thần” không thể thiếu được của đoàn viên, thanhniên.
Hoạt động văn hóa, xã hội của Đoàn rất phong phú, đa dạng. Đó là hoạt
độngthông tin, tuyên truyền, cổ động; hoạt động câu lạc bộ; hoạt động đọc sách
báo; hoạtđộng văn nghệ quần chúng; các cuộc dạ hội, hội thi; hoạt động xã hội từ
thiện,…Nhữnghoạt động đó đòi hỏi tổ chức đoàn phải biết khi thác tối đa các sự
kiện lớn của Đảng, củadân tộc, của Đoàn để tổ chức cho đoàn viên, thanh niên

tham gia; đòi hỏi đội ngũ cán bộđoàn phải nhiệt tình, có năng khiếu, có kỹ năng tổ
chức các hoạt động tập thể (kể cả kỹnăng tổ chức trò chơi,…).
2.4. Ngiệp vụ công tác tổ chức của Đoàn và Đoàn tham gia xây dựng Đảng,
chínhquyền, Mặt trận Tổ quốc
Công tác tổ chức của Đoàn bao gồm nhiều nội dung, trong đó đòi hỏi phải
nắmvững nguyên tắc, bám sát thực tiễn, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu đổi mới.
Công tác tổchức của Đoàn trước hết tập trung vào việc nâng cao chất lượng đoàn
viên, chất lượngchi đoàn, đoàn cơ sở. Tiếp đó, tập trung vào nhiệm vụ xây dựng
đội ngũ cán bộ đoàn đápứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, mở rộng mặt
trận đoàn kết, tập hợp thanhniên; nâng cao hiệu quả kiểm tra, giám sát của Đoàn.
* Muốn nâng cao chất lượng đoàn viên, trước hết tổ chức cơ sở đoàn phải
chútrọng công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên, hướng thanh niên vào các hoạt
động của tổ chức đoàn, qua hoạt động thực tiễn mà bồi dưỡng, rèn luyện đoàn
viên, thanh niên về lýưởng cách mạng, đạo đức, lối sống,…Từ đó làm tốt công tác
phát triển đoàn viên mới,hú trọng cả về số lượng và chất luợng, nhất là chất lượng
đoàn viên mới. Phải gắn côngác phát triển đoàn viên mới, nâng cao chất lượng
đoàn viên với đổi mới nội dung, hìnhhức hoạt động của tổ chức cơ sở đoàn. Phải
gắn việc nâng cao chất lượng đoàn viên vớiiệc chỉ đạo, hướng dẫn cho đoàn viên,
thanh niên thực hiện cuộc vận động “Tuổi trẻViệt Nam học tập và làm theo lời
Bác”. Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ ChíMinh cũng đã ban hành
“Chương trình rèn luyện đoàn viên trong thời kỳ mới” với nămtiêu chí rèn luyện và
mười tiêu chí hành động.


Năm tiêu chí rèn luyện:
- Giàu lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa.
- Đoàn kết, thân ái, vì cộng đồng.
- Sống văn hóa, tuân thủ pháp luật
- Giàu tri thức, có sức khỏe, kỹ năng.
-Tự tin, bản lĩnh trong hội nhập

Mười tiêu chí hành động:
- Sẵn sàng giới thiệu về lịch sử, truyền thống của quê hương, đất nước Việt
Namvới bạn bè trong và ngoài nước.
- Sẵn sàng đảm nhận những việc khó, việc mới.
- Sẵn sàng giúp đỡ người già, trẻ em, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Xung kích tham gia các hoạt động tình nguyện.
-Xung kích xây dựng nếp sống lành mạnh, văn minh, phòng chống tệ nạn xã
hội.
-Xung kích bảo vệ môi trường sinh thái.
-Thường xuyên chấp hành pháp luật.
-Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn.
- Thường xuyên rèn luyện thể dục thể thao.
- Thường xuyên vận động thanh thiếu nhi tham gia các hoạt động Đoàn, Hội,
Đội.Giới thiệu được thanh niên vào Đoàn.
* Muốn nâng cao chất lượng đoàn viên phải gắn với củng cố tổ chức cơ sở
đoàn.Hai nhiệm vụ này có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động trực tiếp đến
chất lượngđoàn viên và tổ chức đoàn. Các cơ sở đoàn và chi đoàn cơ sở cần làm tốt
việc khảo sát,đánh giá, phân loại chính xác chất lượng đoàn viên, chất lượng tổ
chức đoàn. Việc phânloại các chi đoàn theo 4 loại (chi đoàn vững mạnh, chi đoàn
khá, chi đoàn trung bình, chiđoàn yếu kém) nhất thiết phải theo hướng dẫn và các
tiêu chí do Trung ương ĐoànThanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hướng dẫn. Từ đó,
tập trung củng cố các chi đoànyếu kém, nâng dần tỷ lệ chi đoàn vững mạnh. Các
đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở duy trìvà thường xuyên cải tiến hình thức sinh hoạt
của Ban Chấp hành, sinh hoạt toàn Đoànhướng tới mục tiêu hiệu quả, thiết thực,
đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu và nguyệnvọng chính đáng của đoàn viên,
thanh niên. Chú trọng phát triển tổ chức đoàn ở các khucông nghiệp, khu chế xuất,
của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các khu tập thể côngnhân lao động.
* Đối với nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn (kể cả chuyên trách và
khôngchuyên trách), các chi đoàn cơ sở và đoàn cơ sở cần thực hiện nghiêm túc
Quyết định số289 – QĐ/TW ngày 8-2-2010 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về

việc ban hành Quychế cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Quy chế
này đã quy định rõ về tiêuchí cán bộ đoàn, nghĩa vụ và quyền của cán bộ đoàn,
công tác tuyển dụng, quy hoạch,đào tạo, bồi dưỡng,…Đối với cán bộ đoàn cơ sở
phải có trình độ chuyên môn tù trungcấp trở lên, giữ chức vụ không quá 35 tuổi


(đối với xã, phuờng, thị trấn), không quá 37tuổi (đối với trường học), và không quá
40 tuổi (đối với doanh nghiệp). Trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn cần quán
triệt và thực hiện những vấn đềcó tính nguyên tắc, đó là:
- Công tác cán bộ đoàn là một bộ phận quan trọng trong công tác cán bộ của
Đảng,nhằm xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ đoàn, đồng thời tạo nguồn bổ
sung cán bộcho hệ thống chính trị.
- Công tác cán bộ đoàn có tính đặc thù riêng, độ tuổi sát với độ tuổi thanh
niên,thời gian giữ chức vụ ngắn, thay đổi nhanh.
- Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ đoàn và quản lý đội ngũ cán bộ
đoàn,đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ
chức trong hệthống chính trị đối với công tác cán bộ đoàn.
- Cấp ủy đảng chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện công tác cán bộ đoàn và
quảnlý cán bộ đoàn theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
* Đối với công tác kiểm tra, giám sát của đoàn, cần thực hiện nghiêm túc các
Điều29, 30 của Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Theo đó, công
tác kiểm tra,giám sát cần có chương trình, kế hoạch hàng năm, sát hợp với thực
tiễn, góp phần giảiquyết kịp thời những khó khăn, vướng mắt ở cơ sở. Bên cạnh
đó, chú trọng đúng mựchoạt động kiểm tra, giám sát theo chuyên đề để góp phần
phát hiện các mô hình tốt, cáccách làm sáng tạo, hiệu quả ở các tổ chức cơ sở đoàn.
* Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chínhtrị - xã hội là một trong những nhiệm chính trị quan trọng của Đoàn. Đoàn cơ
sở và chiđoàn cơ sở cần xây dựng và tập trung thực hiện các giải pháp đồng bộ để
nâng cao chấtlượng đoàn viên ưu tú giới thiệu cho Đảng xem xét, kết nạp. Quy
trình giới thiệu đoànviên ưu tú cho Đảng xem xét kết nạp cần đảm bảo các buớc

như: 6 tháng một lần tiếnhành bình xét để lựa chọn đoàn viên ưu tú, báo cáo cấp ủy
xem xét đưa vào diện đốitượng Đảng; bồi dưỡng và giới thiệu đoàn viên ưu tú để
Đảng bồi dưỡng; khi đoàn viênưu tú đã đựơc Đảng chấp thuận đủ điều kiện để kết
nạp Đảng thì Đoàn cơ sở bảo đảmđoàn viên ưu tú đó với Đảng. Đồng thời, đoàn cơ
sở cần thường xuyên tổ chức nghiêncứu, học tập, xây dựng chương trình hành
động thực hiện các nghị quyết, chủ trương,đường lối của Đảng, chiến lược phát
triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020.
Các cấp bộ đoàn tích cực, chủ động tham gia đóng góp ý kiến xây dựng các
chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là đường
lối, chính sáchvề thanh niên; giới thiệu cán bộ trẻ có đr phẩm chất và năng lực cho
các cơ quan củaĐảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở.
2.5. Nghiệp vụ công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo của Đoàn
Khoản 2 Điều 44 của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: “Cấp ủy
Đảnglãnh đạo trực tiếp tổ chức đoàn cùng cấp về phương hướng, nhiệm vụ, tư
tưởng, tổ chức,cán bộ”. Thực tế cho thấy địa phương, đơn vị nào cấp ủy quan tâm
thường xuyên, sâusát, tăng cường công tác kiểm tra thì công tác Đoàn và phong


trào thanh niên có kết quảtốt, được xã hội thừa nhận, cán bộ đoàn trưởng thành
nhanh chóng. Những nơi cấp ủykhông quan tâm đúng mức, thậm chí “khoáng
trắng” cho tổ chức Đoàn và cán bộ đoànthì công tác Đoàn và phong trào thanh niên
gặp không ít khó khăn. Vì vậy, một mặt, cấpủy đảng cán xác định đúng vị trí, vai
trò lãnh đạo đối với tổ chức đoàn như Điều lệ Đảng,như tinh thần Nghị quyết Hội
nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X“Về tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với công tác thanh niên trong thời kỳ đẩymạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa”. Mặt khác, Đoàn phải chủ động, tích cực làm tốtcông tác tham mưu
đối với cấp ủy đảng, sự phối hợp với chính quyền, Mặt trận và các tổchức chính trị
- xã hội khác để thúc đẩy sự phát triển của công tác đoàn và phong tràothanh niên
ở địa phương, đơn vị.
Đối với công tác tham mưu, Ban Chấp hành đoàn cần tập trung tham mưu

cho cấpủy đảng xây dựng chương trình công tác thanh niên tổng thể cả nhiệm kỳ
và từng năm.Đây là công việc quan trọng trong công tác tham mưu của Đoàn. Bên
cạnh đó, Đoàn cầntham mưu để cấp ủy đảng phân công ủy viên phụ trách công tác
thanh niên; tham mưu đểcấp ủy đảng chỉ đạo chính quyền, các ban, ngành phối hợp
thực hiện nhiệm vụ công tácthanh niên; tham mưu cho cấp ủy kiểm tra việc thực
hiện các chủ trương của Đảng vềcông tác thanh niên,…
Đối với chính quyền, ban Chấp hành Đoàn cơ sở và chi đoàn cơ sở cần phối
hợpvới chính quyền để thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nuớc về thanh niên
(LuậtThanh niên), tổ chức cho đoàn viên, thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội củađịa phương, đơn vị; phối hợp chăm lo bảo vệ quyền lợi hợp pháp của
thanh niên; đề xuấtvới chính quyền chế độ, chính sách để phát triển công tác Đoàn
và phong trào thanh niên.
Để nâng cao hơn nữa chất lượng, hiệu quả công tác Đoàn và phong trào
thanh niênở cơ sở, tổ chức cơ sở Đoàn cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ với Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và các ban, ngành khác để phát huy vai
trò và nâng cao tráchnhiệm của các tổ chức đó đối với sự nghiệp đào tạo, bồi
dữơng thế hệ trẻ.Đối với công tác chỉ đọa, Ban Chấp hành đoàn cơ sở và chi đoàn
cơ sở cần đề caotính mục tiêu, tính hành động, tính cụ thể, thiết thực; vừa kế thừa
phương thức tổ chứcphong trào đã có hiẹu quả trong thực tiễn, vừa sáng tạo
nhữung cách làm mới, hiệu quảhơn. Thực hiện đồng bộ công tác lãnh đạo, chỉ đạo
với công tác kiểm tra, giám sát, côngtác thi đua – khen thưởng, kỷ luật của Đoàn.
Phải coi việc thừơng xuyên củng cố tổ chứcđoàn, nâng cao chất lượng đoàn viên,
tổ chức đoàn, xây dựng đội ngũ cán bộ đoàn có đủphẩm chất, năng lực là những
khâu đột phá để tổ chức đoàn hoàn thành xuất sắc nhiệmvụ được giao, xứng đáng
với niềm tin của Đảng và nhân dân.
Công tác vận động thanh niên:


Đảng ta luôn coi công tác vận động thanh niên là một bộ phận quan trọng
trong công tác vận động quần chúng, coi thanh niên là lực lượng “rường cột của
nước nhà” và chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

thành hạt nhân đoàn kết, tập hợp rộng rãi các tầng lớp thanh niên gắn bó với công
Đảng. Công tác vận động thanh niên luôn luôn là nhiệm vụ cách mạng có tính
chiến lược của Đảng. Trong giai đoạn cách mạng hiện nay, khi đất nước trong thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đặt ra sự cần thiết phải tiếp tục tổ chức, tập hợp đông
đảo thanh niên dưới ngọn cờ của Đảng. Vấn đề đoàn kết, tập hợp thanh niên vì thế
không chỉ là một nội dung lãnh đạo quan trọng của Đảng mà còn là chính nhu cầu
của bản thân thanh niên, vừa là nhiệm vụ, vừa là nhu cầu và đòi hỏi sống còn của
tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Tiếp tục đổi mới toàn diện công tác vận động
thanh niên của Đảng gắn với đổi mới tổ chức và hoạt động của Đoàn Thanh niên,
xây dựng và thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đối với thanh niên là hết
sức quan trọng và cấp bách để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về công tác thanh niên
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Trước hết phải đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác thanh niên về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Đảng lãnh đạo công tác vận động
thanh niên thông qua các chủ trương, nghị quyết và kế hoạch cụ thể do các cấp ủy
trực tiếp lãnh đạo Đoàn Thanh niên. Đảng viên trẻ cần tham gia sinh hoạt Đoàn,
làm nòng cốt cho phong trào thanh niên. Coi trọng việc giáo dục lý tưởng cách
mạng cho thanh niên và nêu gương tốt trong đoàn viên, thanh niên sống, học tập,
lao động theo gương Bác Hồ vĩ đại.
Tăng cường quản lý nhà nước về công tác thanh niên. Xây dựng và tổ chức
thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển thanh niên, tạo môi trường điều kiện
thuận lợi để bồi dưỡng và phát huy tiềm năng của thanh niên, vì sự phát triển và
tiền đồ tươi sáng của dân tộc. Thực hiện các chính sách liên quan đến thanh niên và
công tác thanh niên như các chính sách về giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng thanh
niên; về xây dựng đời sống văn hóa thanh niên, mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế;
các chính sách nhằm phát huy thanh niên xung kích tham gia phát triển kinh tế xã
hội, củng cố an ninh, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; các chính sách xây dựng tổ
chức đoàn, chăm lo, tạo điều kiện về đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện, ngân sách
cho công tác vận động thanh niên.
Công tác thanh niên không chỉ là trách nhiệm của Đảng và Nhà nước, mà

còn là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các
đoàn thể chính trị xã hội theo chức năng, nhiệm vụ, đối tượng vận động của mình


×