Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

KỸ THUẬT THÂM CANH lạc GIỐNG mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.56 KB, 12 trang )

KỸ THUẬT TRỒNG VÀ
CHĂM SÓC LẠC
GIỐNG MỚI


1. Thời vụ:
- Vụ Đông xuân: Xuống giống từ 20/ 12 đến 30/01 năm sau.
- Vụ Hè thu: Xuống giống từ 01/ 5 – 20/ 06
Lưu ý: Chân đất lúa nên xuống giống càng sớm càng tốt, gặt lúa ĐX xong,
giải phóng đất và tận dụng độ ẩm của đất xuống giống ngay.
2. Chọn đất và làm đất:
2.1. Chọn đất: Chọn đất thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm và thoát
nước tốt, không bị ngập úng, không chua phèn.
2.2. Kỹ thuật làm đất:
Đất Cày sâu, bừa kỹ và làm sạch cỏ dại, sau khi làm đất tiến hành lên
luống rộng 1 m – 1,2m, rãnh rộng 20 – 25 cm, chiều cao luống 20 – 25cm ( tùy
chân đất mà lên luống phù hợp).
Chú ý: Giống cao cây, thân lá phát triển mạnh thì gieo thưa hơn giống
thấp cây, thân đứng.
3. Hạt giống và mật độ gieo hạt:
3.1. Hạt giống tốt:
Cần chọn giống thuần, sạch bệnh, có sức sống cao, hạt đồng đều, tỷ lệ nảy
mầm 90 – 95%.
- Trước khi gieo, nên phơi lại dưới nắng nhẹ 3 - 4 giờ.
- Gieo lúc đất ẩm, nếu đất khô nên tưới vào rạch để hạt dễ nảy mầm, gieo
hạt cách xa phân bón lót 3 - 4 cm, nếu để hạt tiếp xúc với phân thì hạt sẽ bị chết
sót. Khi gieo xong cần lấp một lớp đất dày 3 -5 cm phủ kín hạt.
3.2. Lượng giống: 10 – 12 kg lạc vỏ/ 500 m2.
3.3. Mật độ và khoảng cách gieo hạt:
- Mật độ: 33 - 35 cây/m2
- Khoảng cách: 30 cm x 10-15 cm x 1 cây/ m2


- Độ sâu lấp hạt: Tùy theo điều kiện thời tiết đất đai cụ thể của từng vùng
mà bố trí gieo hạt cho hợp lý, độ sâu gieo hạt 3 – 5cm.
4. Phân bón và kỹ thuật bón phân:
4.1. Phân bón: Cây lạc là cây họ đậu, có nhu cầu bón đạm không cao vì có
khả năng sử dụng được đạm từ không khí nhờ các vi khuẩn nốt sần. Lạc yêu cầu
bón đủ phân hữu cơ, lân và vôi. Trên đất bạc màu phải bón thêm Kali.
4.2. Lượng phân bón cho 1 sào (500m2) như sau:
- Vôi: 20 - 30 kg. ; Phân chuồng: 400 – 500 kg ; Hữu cơ vi sinh: 40 - 50 kg
- Phân Urê: 3 – 4 kg; Phân Lân: 25 – 30 kg. ; Phân Kali: 9 – 10 kg.

* Cách bón : - Bón lót 50% lượng vôi trước khi rạch hàng.
+ Dùng cuốc rạch hàng sâu 8 - 10 cm, hàng cách hàng 25-30 cm, hốc cách
hốc 10 cm gieo 1hạt/hốc, hoặc hốc cách hốc 20 cm gieo 2 hạt/hốc. Đảm bảo mật
độ 35-40 cây/m2. Khi gieo hạt đất phải đủ ẩm, hạt được phủ sâu 3-5 cm.


- Lượng phân hoá học dùng để bón lót cho một sào (500m 2) gồm: 100%
Lân (25-30kg) + 2 - 3 kg kali + 1,5 – 2 kg đạm, trộn đều và rải xuống rãnh.
Lượng phân hữu cơ bón sau cùng, sau khi bón phân xong lấp một lớp đất dày 23 cm để hạt gieo không bị tiếp xúc trực tiếp với phân.
- Bón thúc lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật (10-12 ngày sau khi gieo): Đạm
urê 1,5 -2 kg + 3 -4 kg kali. Kết hợp làm cỏ xới đất tơi xốp để cây phân cành
cấp 1.
- Bón thúc lần 2: Sau khi lạc ra hoa rộ từ 7-10 ngày (khi tàn lứa hoa đầu)
bón nốt lượng Vôi còn lại (tung đều trên lá vung khắp ruộng), không trộn vôi với
loại phân nào khác; Bón hết lượng Kali (3-4 kg) còn lại vào gốc kết hợp với làm
cỏ, vun gốc cho đậu.
5. Tưới nước:
Nếu thời tiết khô hạn cần phải tưới nước giữ ẩm để cây lạc sinh trưởng
phát triển tốt. Nhất là thời kỳ trước ra hoa và thời kỳ làm quả, có thể tưới phun,
hoặc tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước tưới ngấm đều rồi tháo cạn. Bón

thúc phân kết hợp với các lần tưới nước bằng cách hòa phân vào nước tưới cho
ngấm từ từ vào luống. Tránh tưới ngập cả ruộng sẽ tạo ván, ruộng lạc không
được thông thoáng, lạc dễ bị bệnh lở cổ rễ, chết ẻo. Nếu trường hợp gặp phải
mưa lớn, sau mưa, rút cạn nước cần xăm chân, phá ván cho ruộng lạc, tạo điều
kiện để đất tơi xốp, thông thoáng.
6. Chăm sóc:
Kinh nghiệm lạc khi gieo nếu đất đủ ẩm 75 - 80 % trở lên thì nên ủ mầm
(ủ nứt nanh) để gieo là tốt nhất; vì khi đó sẽ loại được các hạt không mọc mầm.
Nếu ủ được mầm, khi gieo gặp mưa, hạt không bị thối như hạt không thúc mầm.
* Làm cỏ lần 1: khi lạc 3 - 4 lá, kết hợp bón phân + làm cỏ và vun gốc
nhẹ.
* Làm cỏ lần 2: Khi lạc tàn lứa hoa đầu, kết hợp bón thúc và vun cao gốc
vừa vùi phân nhưng cũng giữ ẩm cho cây.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
- Chủ động phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng
hợp: Vệ sinh kỹ ruộng lạc trước khi gieo trồng; luân canh cây trồng, tránh tình
trạng trồng lạc liên tục trên cùng chân ruộng qua nhiều vụ hoặc trồng lạc trên
chân ruộng mà vụ trước đã trồng các cây họ đậu; Dùng giống tốt; Bón phân cân
đối, chăm sóc hợp lý; kiểm tra thường xuyên đồng ruộng phát hiện kịp thời sâu,
bệnh hại và chỉ phun thuốc diệt trừ khi tới ngưỡng theo hướng dẫn của chuyên
ngành BVTV.
- Cần lưu ý: Dùng Padan, kasuran, Diazan 10H và một số thuốc khác
(được ngành BVTV cho phép sử dụng) rải, phun để phòng Dế, kiến, sâu đất ….
và mối hại quả khi trồng và khi quả chín; đặc biệt chú ý theo dõi để phòng trừ
kịp thời bệnh héo xanh do vi khuẩn hại cây và bệnh lỡ cổ rễ, bệnh héo rũ gốc
mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng, bệnh thối tia thối quả do nấm gây hại.


8.Thu hoạch và bảo quản:
- Thu hoạch: Khi cây có trên 80% quả già (bóc vỏ trái đậu thấy lớp vỏ

bên trong có màu cánh gián) là tiến hành thu hoạch, sau khi nhổ nhặt quả rửa
sạch, phơi khô (đến khi bóc thử thấy vỏ lụa của hạt đậu vừa boong ra là được).
Bảo quản nơi thoáng mát.
- Phơi và bảo quản lạc làm giống: Nếu thu lạc để bảo quản làm giống
cho vụ sau thì cần thu hoạch sớm hơn bình thường từ 5 -7 ngày (quả lạc vừa
già), nhổ van lặc quả tránh làm cho quả bị dập nát, xay xát hư hỏng; Nhất thiết
phải phơi trên nong nia, cót, sân đất... (không được phơi trực tiếp trên nền gạch,
xi măng hay những vật dụng có khả năng thu và tỏa nhiệt lớn), phơi lúc nắng
nhẹ, tránh phơi lúc nắng gắt. Hạt sau khi phơi khô (cách thử như trên), đem vào
để trong mát vài giờ mới tiến hành cho vào chum, vại, bao ni-lon (2 lớp càng
tốt), bịt kín, bảo quản nơi thoáng mát, không bị ẩm thấp. Trước khi đem tỉa, phơi
lại dưới nắng nhẹ một vài giờ, để hạt nguội mới tiến hành bóc vỏ (nếu bóc vỏ
ngay hạt dễ bị bong vỏ lụa)./.

UBND THÀNH PHỐ TAM KỲ
TRUNG TÂM ỨNG DỤNG CHUYỂN GIAO
KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP &PTNT
HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC LẠC
1. Thời vụ:
- Vụ Đông xuân: Xuống giống từ 20/ 12 đến 30/01 năm sau.
- Vụ Hè thu: Xuống giống từ 01/ 5 – 20/ 06
Lưu ý: Chân đất lúa nên xuống giống càng sớm càng tốt, gặt lúa ĐX
xong, giải phóng đất và tận dụng độ ẩm của đất xuống giống ngay.
2. Chọn đất và làm đất:
2.1. Chọn đất: Chọn đất thành phần cơ giới nhẹ, tơi xốp, giữ ẩm và
thoát nước tốt, không bị ngập úng, không chua phèn.
2.2. Kỹ thuật làm đất:
Đất Cày sâu, bừa kỹ và làm sạch cỏ dại, sau khi làm đất tiến hành lên
luống rộng 1 m – 1,2m, rãnh rộng 20 – 25 cm, chiều cao luống 20 – 25cm (
tùy chân đất mà lên luống phù hợp).

Chú ý: Giống cao cây, thân lá phát triển mạnh thì gieo thưa hơn
giống thấp cây, thân đứng.
3. Hạt giống và mật độ gieo hạt:
3.1. Hạt giống tốt:
Cần chọn giống thuần, sạch bệnh, có sức sống cao, hạt đồng đều, tỷ lệ
nảy mầm 90 – 95%.
- Trước khi gieo, nên phơi lại dưới nắng nhẹ 3 - 4 giờ.


- Gieo lúc đất ẩm, nếu đất khô nên tưới vào rạch để hạt dễ nảy mầm,
gieo hạt cách xa phân bón lót 3 - 4 cm, nếu để hạt tiếp xúc với phân thì hạt
sẽ bị chết sót. Khi gieo xong cần lấp một lớp đất dày 3 -5 cm phủ kín hạt.
3.2. Lượng giống: 8 – 10 kg lạc vỏ/ 500 m2.
3.3. Mật độ và khoảng cách gieo hạt:
- Mật độ: 35 - 40 cây/m2
- Khoảng cách: 20-25 cm x 10-15 cm x 1 cây/ m2
- Độ sâu lấp hạt: Tùy theo điều kiện thời tiết đất đai cụ thể của từng
vùng mà bố trí gieo hạt cho hợp lý, độ sâu gieo hạt 3 – 5cm.
4. Phân bón và kỹ thuật bón phân:
4.1. Phân bón: Cây lạc là cây họ đậu, có nhu cầu bón đạm không cao vì
có khả năng sử dụng được đạm từ không khí nhờ các vi khuẩn nốt sần. Lạc
yêu cầu bón đủ phân hữu cơ, lân và vôi. Trên đất bạc màu phải bón thêm
Kali.
4.2. Lượng phân bón cho 1 sào (500m2) như sau:
- Vôi: 25 - 30 kg. ; Phân chuồng hoai: 500 - 800 kg
- Phân Urê: 3 – 4 kg; Phân Lân: 25 – 30 kg. ; Phân Kali: 6 – 8 kg.;
- Men Trichoderma spp: 2kg
* Cách bón : - Bón lót 50% lượng vôi trước khi rạch hàng.
+ Dùng cuốc rạch hàng sâu 8 - 10 cm, hàng cách hàng 20-25 cm, hốc
cách hốc 10 -15cm gieo 1hạt/hốc, hoặc hốc cách hốc 20 cm gieo 2 hạt/hốc.

Đảm bảo mật độ 35-40 cây/m2. Khi gieo hạt đất phải đủ ẩm, hạt được phủ
sâu 3-5 cm.
- Bón lót 50% lượng vôi trước khi rạch hàng; 100% phân chuồng hoai
mục; 100% phân lân. (Men Trichoderma spp Xử lý ủ phân chuồng hoặc
trộn với phân chuồng đã ủ hoai mục để bón).
- Bón thúc lần 1: Khi lạc có 3-4 lá thật (sau gieo 10-15 ngày) bón 100
% phân đạm urê + 1/2 lượng kali kết hợp xới xáo nhẹ, làm cỏ cho lạc.
- Bón thúc lần 2: Khi cây có 6 -7 lá thật (sắp ra hoa, sau gieo 25 - 28
ngày) Bón hết lượng Kali và vôi còn lại kết hợp xới xáo nhẹ và làm cỏ.
Lưu ý: Để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, nên bổ sung một
số hoạt chất điều hòa sinh trưởng ở các dạng thương phẩm như Atokik,
Kali Humat, Rong biển, ... với cách sử dụng, liều lượng theo khuyến cáo
trên bao bì.
5. Chăm sóc và tưới nước:


- Khi cây có từ 2 lá thật trở lên, tiến hành tỉa cây đúng mật độ quy
định.
- Khi cây có từ 3 - 4 lá thật, xới nông đều khắp mặt luống, đồng thời
tiến hành bón thúc cho lạc
- Khi cây có 6 -7 lá thật (sắp ra hoa) xới gốc sâu 3- 5 cm, để làm sạch
cỏ dại và tạo điều kiện gốc thoáng dễ đâm tia, nhưng chú ý không vun đất
vào gốc.
- Khi lạc ra hoa 10 – 15 ngày, xới và vun nhẹ quanh gốc.
Nếu gặp trời mưa hoặc tưới nước bị ngập tràn, đất bị đóng váng thì
xới nhẹ phá váng để thông thoáng.
Nếu thời tiết khô hạn cần phải tưới nước giữ ẩm để cây lạc sinh
trưởng phát triển tốt. Nhất là thời kỳ trước ra hoa và thời kỳ làm quả (sau
gieo 20 - 22 ngày), tưới nước vào rãnh (không được ngập mặt luống) tạo
điều kiện đủ nước sao cho phần giữ luống không bị thiếu nước, giúp cây

phục hồi sinh trưởng ra hoa tập trung. Kể từ giai đoạn này trở đi cần tưới
nước định kỳ không được để cây héo cho đến khi thu hoạch.
+ Tưới nước:

Nếu thời tiết khô hạn cần phải tưới nước giữ ẩm để cây lạc sinh
trưởng phát triển tốt. Nhất là thời kỳ trước ra hoa và thời kỳ làm quả, có thể
tưới phun, hoặc tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước tưới ngấm đều rồi
tháo cạn. Bón thúc phân kết hợp với các lần tưới nước bằng cách hòa phân
vào nước tưới cho ngấm từ từ vào luống. Tránh tưới ngập cả ruộng sẽ tạo
ván, ruộng lạc không được thông thoáng, lạc dễ bị bệnh lở cổ rễ, chết ẻo.
Nếu trường hợp gặp phải mưa lớn, sau mưa, rút cạn nước cần xăm chân,
phá ván cho ruộng lạc, tạo điều kiện để đất tơi xốp, thông thoáng.
+ Chăm sóc:

Kinh nghiệm lạc khi gieo nếu đất đủ ẩm 75 - 80 % trở lên thì nên ủ
mầm (ủ nứt nanh) để gieo là tốt nhất; vì khi đó sẽ loại được các hạt không
mọc mầm. Nếu ủ được mầm, khi gieo gặp mưa, hạt không bị thối như hạt
không thúc mầm.
* Làm cỏ lần 1: khi lạc 3 - 4 lá, kết hợp bón phân + làm cỏ và vun
gốc nhẹ.
* Làm cỏ lần 2: Khi lạc tàn lứa hoa đầu, kết hợp bón thúc và vun cao
gốc vừa vùi phân nhưng cũng giữ ẩm cho cây.
6. Phòng trừ sâu bệnh:
- Chủ động phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp kỹ thuật canh tác tổng
hợp: Vệ sinh kỹ ruộng lạc trước khi gieo trồng; luân canh cây trồng, tránh
tình trạng trồng lạc liên tục trên cùng chân ruộng qua nhiều vụ hoặc trồng


lạc trên chân ruộng mà vụ trước đã trồng các cây họ đậu; Dùng giống tốt;
Bón phân cân đối, chăm sóc hợp lý; kiểm tra thường xuyên đồng ruộng

phát hiện kịp thời sâu, bệnh hại và chỉ phun thuốc diệt trừ khi tới ngưỡng
theo hướng dẫn của chuyên ngành BVTV.
- Cần lưu ý: Dùng Padan, kasuran, Diazan 10H, Alrogen… và một số
thuốc khác (được ngành BVTV cho phép sử dụng) rải, phun để phòng Dế,
kiến, sâu đất …. và mối hại quả khi trồng và khi quả chín; đặc biệt chú ý
theo dõi để phòng trừ kịp thời bệnh héo xanh do vi khuẩn hại cây và bệnh
lỡ cổ rễ, bệnh héo rũ gốc mốc đen, héo rũ gốc mốc trắng, bệnh thối tia thối
quả do nấm gây hại.
7.Thu hoạch và bảo quản:
- Thu hoạch: Khi cây có trên 80% quả già (bóc vỏ trái đậu thấy lớp
vỏ bên trong có màu cánh gián) là tiến hành thu hoạch, sau khi nhổ nhặt
quả rửa sạch, phơi khô (đến khi bóc thử thấy vỏ lụa của hạt đậu vừa boong
ra là được). Bảo quản nơi thoáng mát.
- Phơi và bảo quản lạc làm giống: Nếu thu lạc để bảo quản làm
giống cho vụ sau thì cần thu hoạch sớm hơn bình thường từ 5 -7 ngày (quả
lạc vừa già), nhổ van lặc quả tránh làm cho quả bị dập nát, xay xát hư
hỏng; Nhất thiết phải phơi trên nong nia, cót, sân đất... (không được phơi
trực tiếp trên nền gạch, xi măng hay những vật dụng có khả năng thu và tỏa
nhiệt lớn), phơi lúc nắng nhẹ, tránh phơi lúc nắng gắt. Hạt sau khi phơi khô
(cách thử như trên), đem vào để trong mát vài giờ mới tiến hành cho vào
chum, vại, bao ni-lon (2 lớp càng tốt), bịt kín, bảo quản nơi thoáng mát,
không bị ẩm thấp. Trước khi đem tỉa, phơi lại dưới nắng nhẹ một vài giờ,
để hạt nguội mới tiến hành bóc vỏ (nếu bóc vỏ ngay hạt dễ bị bong vỏ
lụa)./.


* MỘT SỐ SÂU, BỆNH HẠI CHÍNH TRÊN LẠC VÀ BIỆN PHÁP
PHÒNG TRỪ:
1. Sâu hại:
1.1. Sâu khoang (Spodoptera litura)

Đây là loài sâu đa thực, hại trên nhiều loại cây trồng. Hại trên lạc từ
thời kỳ ra hoa đâm tia.
+. Biện pháp phòng trừ:

* Biện pháp canh tác:
- Vệ sinh đồng ruộng trước và sau khi trồng, cày ải phơi đất.
- Dẫn nước ngập ruộng trước khi làm đất.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
- Diệt ổ trứng và sâu non bằng tay.
* Biện pháp hóa học:
Có thể dùng thuốc có gốc Pyrethroid như Sherpa, Polytrin. Dùng các
loại chế phẩm vi sinh như NPV, Vi-BT, hoặc thảo mộc như Rotenone hoặc
Neem có hiệu quả cao.
Phun phòng trừ sâu bằng thuốc: Lancer 50 SP, Alpha 10 EC,
Alphatox 5 EC, Motox 2.5 EC, Vi sit 5 EC, Bacterin B.T WP...
1.2 Sâu xám: Agrotis ipsilon
Sâu xám thường gây hại giai đoạn cây con. Loài sâu này thường cắn
đứt các thân và cành non kéo xuống đất để ăn.
e. Biện pháp phòng trừ:
* Biện pháp canh tác:


- Vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ dại, cày ải phơi đất 2 tuần trước
khi trồng.
- Dẫn nước ngập ruộng trước khi chuẩn bị đất để trồng.
* Biện pháp cơ giới vật lý:
Đối với những ruộng có diện tích nhỏ có thể bắt sâu bằng tay.
* Biện pháp hóa học: Có thể dùng các loại thuốc để sử lý đất trước
khi gieo trồng như Basudin, Diaphos, Regent…
4.2. Bệnh hại:

2.1 Bệnh héo rũ
a. Triệu chứng
* Bệnh héo rũ gốc mốc đen (Aspergillus niger Van Tiegh): Ở cổ rễ,
gốc, thân ngầm sát mặt đất có vết bệnh màu nâu, biểu bì và vỏ nứt vỡ, thối
mục. Cành lá héo cong, màu lá xanh vàng, mất sắc bóng.
Trên cổ rễ, gốc thân bị thâm đen, mục nát bao phủ bởi một lớp mốc
đen. Khi nhổ cây bệnh lên rất dễ bị đứt gốc.
* Bệnh héo rũ gốc mốc trắng (Sclerotium rolfsii Sacc.)
Cây bệnh héo rũ, xanh hoặc hơi vàng. Cổ rễ và đoạn thân ngầm bị
bệnh có vết màu nâu, thối mục, khô xác, nhổ cây dễ bị đứt gốc, trên gốc
thân cây bệnh mọc lớp nấm trắng đâm tia lan rộng ra mặt đất, hình thành
nhiều hạch nấm hình tròn như hạt cải màu trắng, về sau có màu nâu hạt
chè.
Ngoài ra, hiện tượng héo rũ thối gốc lở cổ rễ trên đồng ruộng với
nhiều màu sắc khó phân biệt còn có thể do nấm Rhizoctonia đôi lúc còn
gặp cả bệnh do nấm Fusarium solani, F. oxysporium hại ở gốc thân, cây
héo rũ, lá vàng (gọi là bệnh héo vàng).
b. Nguyên nhân gây bệnh:
Do nấm Sclerotium rolfsii và Aspergillus niger Van Tiegh gây ra.
c. Đặc điểm phát sinh, gây hại:
Bệnh phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ tương đối cao,
ẩm ướt, cây sinh trưởng kém. Trên đất trồng độc canh, đất cát thô bệnh
nặng hơn. Trên đất có nhiều chất hữu cơ, tàn dư cây chưa hoai mục bệnh
hại nặng hơn, vụ Xuân bệnh hại nặng hơn vụ thu.
Bệnh xuất hiện trong suốt quá trình sinh trưởng của cây nhưng ở mỗi
giai đoạn sinh trưởng mức độ bệnh khác nhau, các loại bệnh héo rũ phá hại
cũng khác nhau. Ở giai đoạn cây con phân cành phần lớn bị bệnh héo rũ
gốc mốc đen và lở cổ rễ nhưng đến giai đoạn chớm hoa, củ non thì bị bệnh



héo rũ nặng hơn nhiều. Nấm phá hại tia củ lạc trong đất làm tóp, thối củ,
hạt mốc, mất sức nảy mầm hoặc khi gieo mầm mọc yếu, cây sẽ bị bệnh
phần lớn là héo rũ gốc mốc trắng, nhất là đối với lạc xuân và lạc vụ thu.
d. Biện pháp phòng, trừ:
Trên đồng ruộng các loại héo rũ do nấm thường xuất hiện xen kẽ nhau
cho nên biện pháp phòng trừ chung cho các bệnh héo rũ cần tiến hành như
sau:
- Luân canh: luân canh lạc với lúa, mía và các loại cây trồng khác để hạn
chế nguồn bệnh ở đất và cải tạo đất. Thời gian luân canh 2 năm.
- Bón phân hợp lý: cần bón NPK đầy đủ, cân đối để cây lạc sinh trưởng,
tăng cường sức chống bệnh, đặc biệt cần bón nhiều vôi, dùng phân chuồng
hoai mục để bón .
- Dùng hạt giống tốt, kháng bệnh như TB 25, LDH01, L23 .....
- Dùng thuốc phun vào gốc cây để chống bệnh héo rũ lạc do nấm như:
Bavistin, Ridômil, Vilaxyl 35BTN, Viroval 50BTN
Nhổ bỏ cây bệnh khi mới chớm phát sinh, rắc vôi bột vào gốc trên mặt
luống hoặc tưới nước vôi loãng 4% vào gốc để hạn chế các loại nấm gây
bệnh.
2.2 Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc:
[Pseudomonas
solanacearum]

solanacearum

(Smith)

E.F.Smith

=


Ralstonia

Bệnh héo xanh vi khuẩn hại lạc và phá hại nhiều loại cây trồng khác
nhau rất phổ biến ở Đông Nam Á, thiệt hại do bệnh gây ra trong phạm vi 5
- 80% trung bình hàng năm.
a. Triệu chứng bệnh:
Là loại bệnh hại mạch dẫn, héo chết toàn cây nên triệu chứng đặc
trưng nhất là bó mạch dẫn ở thân, cành, rễ bị biến màu nâu xẫm, trong đó
chứa đầy dịch vi khuẩn đầy dính. Vì vậy, phương pháp chẩn đoán nhanh
bệnh héo vi khuẩn là cắt ngang một đoạn thân rễ, mạch dẫn nâu xẫm, ngâm
đứng trong cốc nước thấy rõ dịch nhầy vi khuẩn chảy ra từ đầu lát cắt. Trên
cây bệnh lá bị héo rũ, màu xanh tái. Cuối cùng cây héo khô, rễ và quả lạc
bị thối đen.
Triệu chứng xuất hiện ở cây non mới mọc sau gieo 2 - 3 tuần và trên
cây lớn. Các cây con nhiễm bệnh nặng, héo chết nhanh nhưng trên đồng
ruộng triệu chứng bệnh thể hiện rõ và nhiều nhất ở giai đoạn cây bắt đầu ra
hoa trở đi.


b. Nguyên nhân gây bệnh:
Nguồn bệnh vi khuẩn chủ yếu ở trong đất. Vi khuẩn là loại bảo tồn,
sống lâu dài ở trong đất. Vi khuẩn bảo tồn lâu dài trong tàn dư cây bệnh
trên đồng ruộng và là một trong những nguồn bệnh chủ yếu truyền qua hạt
giống (Machumd, Middleto, 1991) nhưng tỷ lệ hạt giống mang bệnh rất
thấp nên có ý nghĩa thứ yếu trong bảo tồn nguồn bệnh. Vi khuẩn cũng có
thể gây hại và lưu giữ trên một số loài cỏ dại trên đồng ruộng.
Mức độ phát triển của bệnh phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, mùa
vụ gieo trồng, các loại đất, giống lạc và các kỹ thuật canh tác, luân canh….
Bệnh phát triển mạnh, thuận lợi trong điều kiện thời tiết nóng ẩm
nhất là ở nhiệt độ 25 - 350C, cho nên bệnh gây hại chủ yếu là ở vùng nhiệt

đới. Bệnh hại nặng hơn trong vụ lạc xuân, trên đất cát pha, thịt nhẹ, trên đất
nghèo chất hữu cơ, độc canh cây ký chủ…Bệnh phát triển kém, mức độ
nhiễm bệnh nhẹ trên các chân ruộng luân canh lạc với lúa nước và các loài
cây ký chủ, trên đất kiềm hoặc bón vôi.
d. Biện pháp phòng trừ:
Áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp
- Biện pháp kỹ thuật canh tác:
+ Luân canh lạc với lúa và các loài cây phi ký chủ như ngô, mía, bông…
+ Ngâm ngập nước ruộng trong 15-30 ngày trước khi gieo trồng lạc. Nơi
không có điều kiện ngâm nước, có thể cầy đất phơi ải khô để hạn chế tích
luỹ vi khuẩn trong đất vì chúng mẫn cảm với điều kiện khô.
+ Vệ sinh thực vật: tiêu huỷ tàn dư, diệt cỏ dại là ký chủ.
+ Dùng hạt giống khoẻ, sạch bệnh, giữ hạt, giống khô có ẩm độ < 9%
+ Điều chỉnh thời vụ, tránh gieo hạt trùng với thời kỳ nhiệt độ cao, mưa
ẩm. Thu hoạch sớm, kịp thời, tránh thu hoạch muộn.
+ Tăng cường bón phân hữu cơ và bón vôi.
- Biện pháp sinh học:
+ Sử dụng các chế phẩm vi sinh đối kháng. Nhiều loại vi khuẩn đối
kháng với vi khuẩn gây bệnh héo xanh sống ở trong đất như Pseudomonas
cepacia, Ps.fluorescens, Bacillus polymyxa, B. subtilis, v.v.,…
+ Bón phân hữu cơ tạo điều kiện và làm tăng hoạt động ức chế của các
vi sinh vật đối kháng ở trong đất làm giảm bệnh héo xanh.
8.Thu hoạch và bảo quản:
- Thu hoạch: Khi cây có trên 80% quả già (bóc vỏ trái đậu thấy lớp
vỏ bên trong có màu cánh gián) là tiến hành thu hoạch, sau khi nhổ nhặt


quả rửa sạch, phơi khô (đến khi bóc thử thấy vỏ lụa của hạt đậu vừa boong
ra là được). Bảo quản nơi thoáng mát.
- Phơi và bảo quản lạc làm giống: Nếu thu lạc để bảo quản làm

giống cho vụ sau thì cần thu hoạch sớm hơn bình thường từ 5 -7 ngày (quả
lạc vừa già), nhổ van lặc quả tránh làm cho quả bị dập nát, xay xát hư
hỏng; Nhất thiết phải phơi trên nong nia, cót, sân đất... (không được phơi
trực tiếp trên nền gạch, xi măng hay những vật dụng có khả năng thu và tỏa
nhiệt lớn), phơi lúc nắng nhẹ, tránh phơi lúc nắng gắt. Hạt sau khi phơi khô
(cách thử như trên), đem vào để trong mát vài giờ mới tiến hành cho vào
chum, vại, bao ni-lon (2 lớp càng tốt), bịt kín, bảo quản nơi thoáng mát,
không bị ẩm thấp. Trước khi đem tỉa, phơi lại dưới nắng nhẹ một vài giờ,
để hạt nguội mới tiến hành bóc vỏ (nếu bóc vỏ ngay hạt dễ bị bong vỏ
lụa)./.



×