Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Cách viết sơ yếu lý lịch xin việc (CV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.51 KB, 4 trang )

CÁCH VIẾT CV
Vậy cách viết sơ yếu lý lịch xin việc thì như thế nào? Sau đây là 3 yếu tố giúp bạn
có được một sơ yếu lý lịch thành công.
1.

Viết một CV "dễ nhìn"

-

Giống như đơn xin việc, CV phải được trình bày ngắn gọn, sạch sẽ, không
sai chính tả, văn phạm, phải trung thực và trình bày khoa học.

-

Hồ sơ xin việc không chỉ có mình bạn mà còn hàng chục thậm chí là hàng
trăm hồ sơ xin việc khác. Do đó, tuyển dụng sẽ không thể đọc hết tất cả các
hồ sơ một cách chi tiết ngoại trừ những bản sơ yếu thực sự nổi bật. Vì vậy,
bạn viết những điều tuyệt vời như thế nào đi chăng nữa mà trông rất khó coi
thì việc nhà tuyển dụng bỏ qua hồ sơ của bạn để dời đến một bản Sơ yếu lý
lịch khác là một điều dễ hiểu. Để điều này không xảy ra, đầu tiên, bạn hãy
cố gắng viết một bản sơ yếu lý lịch thật dễ nhìn: Minh bạch với bố cục rõ
ràng và logic; Nhất quán với dùng phông và kiểu chữ thống nhất.

-

Hãy sắp xếp các tiêu mục một cách khoa học, làm nổi bật các điểm mạnh
với độ dài vừa phải, tránh cảm giác "ngại" đọc thường xảy ra với các nhà
tuyển dụng.

2. Viết một CV "dễ hiểu"



-

Một bản sơ yếu ngắn gọn, xúc tích và dễ hiểu đối với nhà tuyển dụng sẽ
phần nào quyết định được bạn có vượt qua được vòng sơ tuyển hồ sơ không
khi nhà tuyển dụng thường chỉ xem lướt qua bản sơ yếu lý lịch.

-

"Chỉ cần viết tóm tắt thôi thì nhà tuyển dụng cũng sẽ vẫn hiểu được", đó là
một suy nghĩ sai lầm. Nhà tuyển dụng không phải lúc nào cũng nắm rõ tất cả
những khái niệm hay vấn đề liên quan đến nội dung công việc trước đây của
bạn. Đã có rất nhiều người trong số những người ứng tuyển cho rằng chỉ cần
viết tên công ty hoặc tên bộ phận mình đã từng làm việc thì nhà tuyển dụng
sẽ hiểu nội dung công việc cũng như hiệu suất làm việc của mình.

-

Bạn nên hạn chế việc sử dụng những từ ngữ chuyên ngành nếu bạn ứng
tuyển vào một công ty có lĩnh vực kinh doanh khác với các công ty mà bạn
đã từng làm. Nếu như bắt buộc phải viếc như vậy, thì hãy cố gắng viết kèm

-

theo những chú giải, để bất cứ ai khi đọc cũng đều có thể hiểu.
Khi bạn muốn đưa ra những thành tích mà bản thân đã đạt được trong công
việc trước kia như thành tích cải thiện doanh thu hay chi phí, hãy cố gắng
đưa ra những con số cụ thể. Bạn cũng nên đưa ra thêm những thông tin như
ở công ty trước kia, doanh số của bạn đứng thứ mấy hoặc so với những năm
trước đó đã tăng lên như thế nào. Làm như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá

được thực lực của bạn một cách chính xác hơn và tăng độ tin tưởng.

3. Viết một CV phù hợp với vị trí ứng tuyển và với cả nhà tuyển dụng

-

Để làm được điều này bạn cần phải tìm hiểu về ví trí ừng tuyển cũng như
nhà tuyển dụng. Việc đầu tiên cần thực hiện đó là phải tìm hiểu nhà tuyển
dụng cần gì và muốn gì ở ứng viên. Những thứ họ cần bạn có chưa, nếu có,
hãy nêu bật chúng, tận dụng chúng tối đa để làm nhà tuyển dụng hài lòng.


-

Bạn nên chắc chắn rằng mỗi bản sơ yếu lý lịch bạn gửi đều phải tùy biến
theo vị trí và yêu cầu của công ty. Đã có nhiều trường hợp, chẳng hạn như
nhà tuyển dụng làm về lĩnh vực sản xuất nhưng trong bản CV lại viết"Muốn
làm việc trong lĩnh vực dịch vụ", trường hợp khác, vị trí ứng tuyển là quản lý
nhân sự nhưng trong bản lý lịch lại viết "Muốn làm công việc liên quan đến
kinh doanh". Những bản lý lịch như thế này sẽ khiến cho nhà tuyển dụng
nghĩ rằng bạn đã không phù họ với vị trí ứng tuyển hoặc tệ hơn họ cho rằng
bạn không thực sự tìm hiểu về công ty và chỉ dùng cùng một bản lý lịch để
gửi cho nhiều công ty khác nhau.

-

Nếu bạn muốn hồ sơ của bạn được chọn thì bạn nên trình bày chính những
thông tin mà nhà tuyển dụng đang muốn biết. Rất nhiều ứng viên bị rơi vào
tình trạng toàn viết ra nguyện vọng của mình mà không nhận ra rằng, điều
mà nhà tuyển dụng muốn biết chính là: kinh nghiệm và sở trường (khả năng)

của bạn là gì và bạn sẽ phát huy nó trong công việc như thế nào?

-

Bằng cách tìm hiểu, ý thức được về nhà tuyển dụng và viết một bản "Sơ yếu
lý lịch" thực sự phù hợp, bạn sẽ có thể để lại ấn tượng tốt đối với nhà tuyển
dụng và cơ hội được mời đi phỏng vấn của bạn là rất cao.

Một số lưu ý:
-

Phần học vấn, tay nghề chuyên môn, bạn hãy liệt kê:


Các trường học (học chữ, học nghề, từ trung học đến cao đẳng hoặc
đại học) mà bạn đã theo học.



Thời gian.



Bằng cấp hoặc chứng chỉ.



Nội dung học.



-



Các khóa học khác, kể cả ngắn hạn.



Các bằng khen, giấy khen nếu có.

Kinh nghiệm làm việc của bạn:

Hãy liệt kê tất cả công việc bạn đã làm (dù đó là việc có trả công, không được trả
công hay việc tình nguyện). Bạn nêu rõ:


Tên công việc (tóm tắt nội dung).



Nơi làm việc.



Tên cơ quan sử dụng.



Thời gian.




Người có thể xác nhận và số điện thoại của họ nếu có.
-

Không ít bạn băn khoăn vừa ra trường thì làm gì có kinh nghiệm. Hãy bình
tĩnh, ở mục này bạn cứ trung thực nói là vừa tốt nghiệp, nhưng hãy:



Đã học tập trong trường đào tạo.



Đã thực tập tốt ở xưởng thực hành (hoặc cơ quan nào đó).


Hãy nhấn mạnh khả năng thích ứng với công việc hoặc tinh thần ham
học hỏi của mình.

Hãy nhấn mạnh khả năng chấp nhận mọi thử thách mà cơ quan tuyển dụng



yêu cầu.

-

Gợi ý:



Trong quá trình học tập ở trường, ngoài giờ học, hãy tham gia một số
công việc làm thêm hoặc công việc tình nguyện.



Trong thời gian chờ việc, hãy nhận mọi công việc dù ngắn hạn, thời
vụ... Bạn có thể kiếm thêm nhu nhập, đồng thời thu được thêm kinh
nghiệm làm việc.



×