Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
LỜI MỞ ĐẦU
Những năm gần đây, cùng với tiến trình mở cửa của đất nước và sjư phát triển của
kinh tế thị trường, đội ngũ luật sư từng bước được phát triển về số lượng, nâng cao
dần chất lượng hành nghề. Phạm vi các dịch vụ mà luật sư cung cấp đang trở nên
phong phú và đa dạng.Sự tham gia, hỗ trợ của các luật sư hay “ hoạt động nghề
nghiệp của luật sư nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Đấy là cái vinh của nghề luật sư. Nhưng cũng như
bao nghề khác trong xã hội đi liền với cái vinh ấy là cái “nhục” của nghề mà mấy ai
hiểu thấu. Có người nói rằng cái vinh cái nhục của nghề luật sư là ở “ nghệ thuật đánh
giá và sử dụng chứng cứ”. Tại sao lại có thể khẳng định như vậy? Điều này có đúng
không?
Thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ là một hoạt động chính xuyên
suốt quá trình giải quyết làm sáng tỏ vụ án đặc biệt là các vụ án dân sự khi nghĩa vụ
chính minh thuộc về các đương sự. Tuy nhiên hoạt động này không chỉ riêng luật sư
mà còn của tất cả những người tham gia tiến hành tố tụng. Mục đích thu thâoh đánh
giá và sử dụng chứng cứ hầu như là giống nhau đó là tìm ra sự thật khách quan của vụ
án. Nhưng ở mỗi vị trí khác nhau thì kỹ năng hành nghề lại hoàn toàn khác nhau. Và
tại sao không nối thẩm phán, hội thẩm nhân dân… có nghệ thuật sử dụng chứng cứ
mà lại chỉ đặt ra vấn đề đó với luật sư, điều đó ảnh hưởng đến thành công của nghề
luật sư ra sao?
Khi nghiên cứu về “ kỹ năng của luật sư trong hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh
giá và sử dụng chứng cứ trong các vụ án tranh chấp đất đai” có thể giúp chúng ta giải
đáp được một phần những câu hỏi đã nêu ở trên. Là một học viên lớp luật sư của Học
viện tư pháp, em mạnh dạn trình bày một số nhận thức của mình về vấn đề đó. Do
1
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
mới tiếp cận với đề tài và vì thời gian có hạn nên không tránh khỏi sai sót. Chính vì
vậy em rất mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô cho bài tiểu
luận của em.
Em xin chân thành cảm ơn!
2
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
PHẦN I:
THU THẬP, NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ CỦA
LUẬT SƯ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
I.
KHÁI NIỆM VỀ CHỨNG CỨ TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ
1. Chứng cứ
Vật chất không tự sinh ra và cũng không bao giờ mất đi, nó chỉ có thể chuyển hoá
từ dạng này sang dạng khác nên khi một hành vi được thực hiện, một sự việc xảy
ra thì bao giờ cũng để lại “ dấu vết” trong thế giới vật chất. Khi một quan hệ pháp
luật hình thành thì phải để lại dấu vết trong tự nhiên. Những dấu vết ấy thể hiện
dưới những hình thức khác nhau của vật chất. Việc nghiên cứu tìm hiểu những dấu
vết này có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định quan hệ, hành vi đã hình thành
ra chúng. Căn cứ vào những dấu về tự nhiên này, bằng khả năng nhận thức của
mình Toà án có thể xác định được những sự kiện liên quan đến vụ án, làm cơ sở
cho việc giải quyết vụ án. Những dấu vết đó được gọi là chứng cứ.
Chứng cứ là những gì có thật, mà dựa và đó theo một trình tự do luật định, toà án
xác định có hay không có những tình tiết, sự kiện làm cơ sở cho yêu cầu của
đương sự và những sự kiện, tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết đúng đắn vụ án.
Hiểu một cách đơn giản, chứng cứ trong tố tụng dân sự là những căn cứ để giải
quyết vụ án. Nó tồn tại dưới dạng những vật thể khác nhau như giấy tờ, tài liệu,
các vật chứng … Trong trường hợp đặc biệt nó tồn tại trong trí nhớ của con
người. Vì vậy toà án ngoài việc nghiên cứu tìm hiểu sự việc từ tài liệu, sự vật thì
còn triệu tập các đương sự, người làm chứng để xác minh những tình tiết của vụ
án. Chứng cứ có vai trò quyết định trong việc giải quyết vụ án dân sự nếu không
có chứng cứ thì không thể giải quyết được vụ án. Việc xác định chứng cứ là vô
3
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
cùng phức tạp, nó đòi hỏi sự nỗ lực từ các cơ quan tiến hành tố tụng và đặc biệt là
các đương sự. Bằng sự hiểu biết pháp luật của mình luật sư giúp đỡ đương sự cung
cấp chứng cứ và xác định những chứng cứ nào cung cấp làm cơ sở cho việc bảo vệ
quyền lợi của đương sự.
2. Đặc điểm của chứng cứ:
Để tạo cơ sở cho hoạt động thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ
trong vụ án dân sự, cần chú ý đến các thuộc tính của chứng cứ như sau:
2.1.
Tính khách quan
Là những gì có thật, tồn tại một cách độc lập, khách quan không phụ thuộc vào ý
chí của con người. Tính khách quan này xuất hiện từ thời điểm chứng cứ được
sinh ra, Điều này có nghĩa là chứng cứ có thể là sản phẩm của ý chí con người,
nhưng bắt đầu từ thời điểm nó ra đời, tính khách quan của chứng cứ xuất hiện. Từ
thời điểm này không ai được phép tự ý thay đổi, sửa chữa bổ sung chứng cứ. Bất
kỳ tác động tới chứng cứ theo hướng nào của ai đều bị coi là trái pháp luật và làm
mất đi giá trị chứng minh của chứng cứ đó. Những người tiến hành tố tụng và
tham gia tố tụng như thẩm phán, hội thẩm nhân dân, kiểm sát viên, các đương sự,
luật sư… chỉ cung cấp, thu thập, nghiên cứu chứng cứ chứ không tạo ra chứng cứ
trong quá trình giải quyết vụ án.
2.2.
Tính liên quan
Chứng cứ là những gì có thật, có mối quan hệ với vụ án. Mối quan hệ này có thể là
trực tiếp cũng có thể là gián tiếp. Mối quan hệ trực tiếp là mối quan hệ mà dựa vào
chứng cứ có thể xác định được ngay những vấn đề cần phải chứng minh trong vụ
án. Mối quan hệ gián tiếp là mối quan hệ mà dựa vào chứng cứ đó, phải qua nhiều
khâu trung gian mới xác định được giá trị chứng minh của chứng cứ đối với những
4
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
sự kiện trong vụ án. Nhưng cho dù là trực tiếp hay gián tiếp thì đó đều phải là mối
quan hệ nội tại có tính nhân quả.
Ví dụ: A và B là vợ chồng ở trên đất của gia đình B từ năm 2000. Hai vợ chồng đã
hai lần xây nhà và tu tạo nhà vào các năm 2002, 2005. Đã được cấp Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất năm 2006. Năm 2008 A và B li hôn yêu cầu chia nhà và
đất. Gia đình B không đồng ý vì cho rằng là nhà của vợ chồng A và B còn đất là
của gia đình B trước đó. mẹ B làm đơn yêu cầu toà án xác định đất là của gia đình
bà.
Để chứng minh quyền sử dụng đất đó thuộc ai cần có các chứng cứ sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của A và B : là chứng cứ trực tiếp.
- Lấy lời khai của cán bộ địa chính : là chứng cứ gián tiếp.
- Hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất : là chứng cứ gián tiếp…
Dù là chứng cứ có mối quan hệ thế nào với nhau thì bản thân nó phải liên quan đến
các mối quan hệ pháp luật về đất đai đang tranh chấp.
2.3.
Tính hợp pháp
Được thể hiện qua quá trình cung cấp, thu thập, nghiên cứu, bảo quản theo một
trình tự của pháp luật quy định. Đây là trình tự nhằm đảm bảo quá trính chứng
minh của chứng cứ. Vì vậy chứng cứ sẽ mất đi giá trị chứng minh nếu không đảm
bảo cho tính hợp pháp. Trong thực tế tính hợp pháp của chứng cứ được xác định
thông qua các hoạt động chứng minh được của toàn án và tất cả người tham gia tố
tụng thực hiện và tuân thủ.
3. Phân loại chứng cứ
Có nhiều cách phân loại chứng cứ và việc phân chia chỉ mang tính chất tương đối.
Tuy nhiên để nghiên cứu chứng cứ dễ dàng, thuận tiện đặc biệt để xác định nhanh
5
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
chóng giá trị chứng minh của chứng cứ mà nhà làm luật đã tiến hành phân loại
chứng cứ. Phổ biến có các cách sau:
3.1.
Phân loại chứng cứ dựa vào nguồn thu nhận chứng cứ:
Thứ nhất: Phân loại theo cách này chúng ta có chứng cứ theo người và chứng cứ
theo vật. Chứng cứ theo người là chứng cứ được rút ra từ lời khai của các đương
sự, người làm chứng. Đây chính là chứng cứ thể hiện dưới dạng trí nhớ của con
người. Chứng cứ theo vật là chứng cứ được rút ra từ những sự vật, tài liệu, giấy tờ
… Sự phân loại này chỉ có tính chất tương đối vì ở một khía cạnh nào đó thì chứng
cứ theo người lại chuyển thành chứng cứ theo vật. Ví dụ : lời khai của người làm
chứng được ghi thành biên bản và ta nghiên cứu biên bản lời khai đó.
Thứ hai: Chia theo cách này chúng ta cũng có hai loại chứng cứ là chứng cứ sao
chép và chứng cứ gốc. Chứng cứ gốc là chứng cứ rút ra từ nguồn đầu tiên phản
ánh thông tin về sự kiện có liên quan đến vụ việc dân sự. Nó là kết quả trực tiếp
của một quan hệ hoặc một hành động hay một hành vi. Theo quy định tại phần II
mục 2 tiểu mục 2.1 nghị quyết 04/2005/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành một số quy
định của bộ luật tố tụng dân sự về “ chứng minh và chứng cứ” thì bản chính có thể
là bản gốc hoặc bản làm cơ sở lập ra các bản sao. Việc sao chép các chứng cứ gốc
theo những trình tự do luật định sẽ tạo thành các chứng cứ sao chép lại.
Ví dụ: Bản sao giấy khai sinh từ sổ khai sinh có đóng dấu tư pháp là cơ sở để lập
ra các bản sao giấy khai sinh khác được coi là bản chính. Các bản sao khác từ giấy
khai sinh này được chứng thực theo quy định gọi là bản sao.
3.2. Phân loại chứng cứ dựa vào mối quan hệ giữa chứng cứ với các sự kiện
cần chứng minh trong vụ án:
6
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
Theo cách này chứng cứ được chia thành hai loại : Chứng cứ trực tiếp và chứng
cứ gián tiếp. Chứng cứ trực tiếp là những chứng cứ chỉ thằng và làm rõ ngay
những vấn đề cần chứng minh. Chứng cứ gián tiếp là những chứng cứ không tự
nó làm rõ được ngay tình tiết của đối tượng cần chứng minh mà nó phải kết hợp
với các chứng cứ phù hợp khác.
Việc phân loại chứng cứ trực tiếp hay gián tiếp không nhằm để xác định giá trị
chứng minh của chứng cứ. Nói cách khác không phải chứng cứ trực tiếp thì có
giá trị cao hơn chứng cứ gián tiếp mà giá trị chứng minh của chứng cứ tuỳ thuộc
vào giá trị của nó. Sự phân loại chỉ có ý nghĩa giúp cho người nghiên cứu, đánh
giá có một phương pháp làm việc phù hợp với từng loại chứng cứ,
II. QUÁ TRÌNH CUNG CẤP, THU THẬP, NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ
DỤNG CHỨNG CỨ:
1. Cung cấp chứng cứ:
Theo điều 79 Bộ luật tố tụng dân sự thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về các đương
sự. Nói cách khác đương sự có nghĩa vụ cung cấp để chứng minh cho yêu cầu của
mình trước toà án.
Để có thể cung cấp được chứng cứ cho Toà án luật sư cần phải giúp thân chủ của
mình xác định được chứng cứ theo quy định tại điều 83 bộ luật tố tụng dân sự và
nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP của hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao
hướng dẫn thi hành một số quy định của bộ luật tố tụng dân sự về “chứng minh và
chứng cứ”. Trong một số trường hợp đặc biệt như tài liệu là băng ghi âm thì theo
hướng dẫn tại nghị quyết trên được coi là chứng cứ khi có văn bản xác nhận xuất
xứ hoặc về sự liên quan đến việc ghi âm đó. Như vậy điều kiện để trở thành chứng
cứ trong trường hợp này là khá thuận lợi tuy nhiên trên thực tế giá trị chứng minh
của nó hết sức mong manh. Vì vậy cần có các chứng cứ khác như trưng cầu giám
7
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
định về giọng nói, lấy lời khai của người làm chứng có mặt … Đây là một kỹ năng
của luật sư trong việc chuyển chứng cứ từ băng ghi âm thành văn bản để xác định
giá trị chứng minh của chứng cứ được tốt nhất.
2. Nghiên cứu, đánh giá chứng cứ:
Nghiên cứu chứng cứ : là các hoạt động xem xét chứng cứ được thu thập trong mối
liên hệ mật thiết với nhau, so sánh chứng cứ này với chứng cứ khác, phân tich các
chứng cứ trong mối liên hệ với các tình tiết của vụ án.
Trong tiếng Việt, đánh giá là việc chủ thể xác định giá trị của đối tượng. Ở đây, đối
tượng được đánh giá là chứng cứ. Vì vậy đánh giá chứng cứ là hoạt động tư duy
logic của các chủ thể chứng minh trên cơ sở tình tiết sự kiện và trên cơ sở các quy
định của pháp luật để rút ra kết luận của mình về đối tượng cần chứng minh.
Việc nghiên cứu, đánh giá chứng cứ phải tuân theo những quy định của pháp luật
nội dung. Ví dụ các quy định về điều kiện có hiệu lực, thời điểm có hiệu lực của di
chúc. Đồng thời việc nghiên cứ đanh giá chứng cứ cũng phải tuân theo các quy
định của luật tố tụng như bảo quản chứng cứm uỷ thác thu thập chứng cứ …
Những quy định này là những bảo đảm quan trọng cho giá trị chứng minh của
chứng cứ.
Trong một số trường hợp đặc biệt vịêc đánh giá chứng cứ có thể căn cứ vào tập
quán. Nhưng đây là một vấn đề hết sức khó khăn mặc dù vậy trong những trường
hợp nhất định luật sư cần quan tâm để bảo vệ được quyền lợi của khách hàng một
cách tốt nhất.
Một căn cứ khác để đánh giá chứng cứ là kết luận giám định. Dựa trên kết luận này
có thể đưa ra kết luận về tính hợp pháp hay không hợp pháp của một chứng cứ.
8
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
Như vậy đương sự có quyền trưng cầu giám định hay không. Nếu xét theo góc độ
lý luận thì nghĩa vụ chứng minh thuộc đương sự nên các đương sự có quyền trưng
cầu giám định. Tuy nhiên theo quy định tại điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự thì Thẩm
phán có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám định trên cơ sở yêu cầu của
đương sự. Điều mâu thuẫn này làm cho việc chứng minh của đương sự bị hạn chế.
3. Nguyên tắc đánh giá chứng cứ:
Căn cứ để đánh giá chứng cứ là những tình tiết cần sự chứng minh; những quy định
của pháp luật nội dung, luật tố tụng; những căn cứ khác theo quy định của pháp
luật như tập quán … Và một vấn đề quan trọng khác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt
động đánh giá đó chính là niềm tin nội tâm của chủ thể đánh giá. Vì vậy đánh giá
chứng cứ phải tuân thủ theo những quy định của pháp luật như điều 96 Bộ luật tố
tụng quy định: đánh giá chứng cứ phải tuân theo các nguyên tắc khách quan, toàn
diện, đầy đủ, chính xác.
3.1.
Nguyên tắc khách quan:
Nguyên tắc này thể hiện ở chỗ khi đánh giá chứng cứ các chủ thể đánh giá chứng
cứ phải đứng trên quan điểm khách quan, không chủ quan duy ý chí. Việc xác định
giá trị chứng minh của các thông tin, tài liệu, đồ vật được sử dụng làm chứng cứ
phải trên cơ sở giá trị vốn có của nó chứ không phải xuất phát từ ý chí của người
đánh giá. Điều này xuất phát từ việc chứng cứ tồn tại khách quan từ khi nó được
sinh ra nên không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của con người.
Đối với luật sư, nhiều người cho rằng khi đánh giá chứng cứ không đảm bảo
nguyên tắc này vì luật sư phục vụ khách hang và đánh giá chứng cứ theo hướng có
lợi cho khách hang tức là đánh giá chứng cứ bằng ý chí chủ quan của luật sư. Tuy
nhiên thực tế việc đánh giá chứng cứ một cách khách quan của luật sư lại là điều
9
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
kiện vừa đảm bảo tính có căn cứ của những lời nhận định về vụ án, nhằm đề xuất
các ý kiến và trao đổi quan điểm về vụ án của toà án, vừa đảm bảo cơ sở pháp lý
bảo vệ quyền lợi của đương sự trong việc giải quyết vụ án.
3.2.
Nguyên tắc toàn diện:
Đánh giá chứng cứ một cách toàn diện có nghĩa là không chỉ xem xét, xác định giá
trị chứng minh của một hay một nhóm chứng cứ mà phải xem xét, xác định giá trị
chứng minh của toàn bộ chứng cứ có trong hồ sơ vụ án tại thời điểm đó. Một hay
một nhóm chứng cứ nhiều khi chỉ nói lên một vấn đề hoặc chẳng nói lên được điều
gì nếu không xem xét trong một thể thống nhất với các chứng cứ chứng minh khác
có trong hồ sơ vụ án.
Vi phạm nguyên tắc toàn diện khi đánh giá chứng cứ là một trong những nguyên
nhân quan trọng dẫn đến việc không bảo vệ được quyền lợi của khách hàng.
3.3.
Nguyên tắc đầy đủ:
Đánh giá chứng cứ một cách đầy đủ có nghĩa là người đánh giá chứng cứ phải vừa
xác định hết giá trị chứng minh của từng chứng cứ vừa phải xác định để giải quyết
đúng đắn vụ án dân sự cụ thể cần có bao nhiêu chứng cứ và những chứng cứ đó có
giá trị chnwgs minh như thế nào. Đương sự có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để
chứng minh cho yêu cầu của mình cho nên luật sư phải giúp thân chủ đánh giá
những chứng cứ đương sự có và cả chứng cứ của đương sjư phía bên kia cung cấp
hay các nguồn khác. Điều này thể hiện một nguyên tắc quan trọng đối với chủ thể
tham gia đánh giá và sử dụng chứng cứ phải tuân theo đó là nguyên tắc đầy đủ.
3.4.
Nguyên tắc chính xác:
Khi đánh giá chứng cứ luật sư hay bất kỳ một chủ thể nào khác đều phải có một
cách nhìn chính xác về giá trị chứng minh của từng chứng cứ riêng biệt cũng như
10
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
tất cả các chứng cứ đã thu thập được. Có những chứng cứ nếu không xem xét
trong mối quan hệ với các chứng cứ khác nó có thể không có giá trị chứng minh gì
cả nhưng khi xem xét nó trong mối quan hệ mật thiệt với các chứng cứ khác thì giá
trị chứng minh cỷa nó hoàn toàn bị thay đổi. Vì vậy luật sư khi đánh giá chứng cứ
phải xác định được giá trị của chứng cứ một cách chính xác từ hình thức, nội dung
của chứng cứ.
Tuân thủ những nguyên tắc trên khi đánh giá chứng cứ là điều kiện đảm bảo cho
việc đánh giá chứng cứ có hiệu quả trong việc giải quyết vụ án dân sự. Luật sư khi
đánh giá chứng cứ phải dựa trên cơ sở pháp luật như các quy định trong luật dân
sự, các luật chuyên ngành như luật đất đai, luật tố tụng và các văn bản hướng dẫn
thi hành luật … đồng thời phải dựa trên cơ sở ý thức pháp luật là toàn bộ những
hiểu biết về pháp luật và thái độ của các chủ thể áp dụng đối với pháp luật. Và một
điều quan trọng là đánh giá trên cơ sở niềm tin nội tâm của luật sư. Niềm tin nội
tâm là sự tin tưởng một cách chắc chắn vào các quyết định mà mình đã đưa ra. Khi
đánh giá chứng cứ được bằng tất cả các nguyên tắc trên luật sư có thể hiểu ngọn
nguồn của tất cả các vấn đề có thể bảo vệ cho thân chủ của mình được một cách tốt
nhất.
Nghiên cứu đánh giá chứng cứ là để luật sư cùng đương sự muốn sử dụng kết quả
đó vào việc chứng minh một số vấn đề được gọi là đối tượng chứng minh.
4. Đối tượng chứng minh:
Đối tượng chứng minh là những sự kiện tình tiết làm cơ sở cho yêu cầu của đương
sự và các tình tiết khác có ý nghĩa giải quyết đúng vụ án. Đây là vấn đề trọng tâm
mà luật sư cùng với các đương sự cần hướng hoạt động chứng minh vào để làm rõ.
11
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
Mỗi loại án đều có một đối tượng chứng minh chung. Xác định được đối tượng
chứng minh cho mỗi loại vụ án sẽ là điều kiện quan trọng để có thể giải quyết bất
kỳ vụ án nào trong loại vụ án đó. Để xác định được đối tượng chứng minh cần
xuất phát từ chính yêu cầu của đương sự và yêu cầu phản tố của đương sự. Từ yêu
cầu này sẽ xác định được những vấn đề cần chứng minh. Để xác định được vấn đề
cần chứng minh thì phải xác định được quan hệ pháp luật là gì khi đối chiếu với
luật nội dung.
Do vậy luật sư phải tự mình xác định đối tượng chứng minh trong vụ án mà mình
tham gia trên cơ sở đó xác định những chứng cứ cần thiết.
5. Sự kiện không cần chứng minh:
Là những tình tiết sự kiện mà luật sư khi sử dụng chỉ cần cung cấp những tài liệu
đó cho toà án và nêu rõ nguồn gốc của tài liệu để toà án có cơ sở khi sử dụng.
Những tình tiết sự kiện này được quy định tại điều 80 bộ luật tố tụng dân sự.
6. Phương tiện chứng minh:
Phương tiện chứng minh là căn cứ để toà rán rút ra chứng cứ. Phương tiện chứng
minh không phải là nguồn chứng cứ. Nguồn chứng cứ có thể ví như cái túi đựng
chứng cứ, chứng cứ có thể là người có thể là vật. Bằng các phương tiện chứng
minh người ta có thể rút ra từ nguồn này các chứng cứ cần thiết.
Phương tiện chứng minh bao gồm :
- Lời khai của đương sự, của người làm chứng
- Các vật chứng
- Các tài liệu giấy tờ khác liên quan đến vụ án
- Kết luận của giám định viên
- Biên bản xem xét tại chỗ.
12
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
PHẦN II:
THU THẬP, NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ CỦA
LUẬT SƯ TRONG VỤ ÁN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
Quan hệ pháp luật liên quan đến đất đai là một loại quan hệ dân sự đặc thi. Bởi đất
đai là một loại tài sản mà theo quy định của pháp luật Nhà nước chỉ công nhận
quyền sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất và quy định các quyền,
nghĩa vụ đối với người sử dụng đất.
Đất đai là bất động sản có giá trị lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống của mỗi
người dân, mỗi gia đình. Đất đai không chỉ là nhu cầu về chỗ ở mà còn là một loạt
tư liệu sản xuất quan trọng đối với cá nhân, cơ quan tổ chức hoạt động sản xuất,
kinh doanh. Tuy nhiên tình trạng quản lý đất trong nhiều năm đặc biết là những
năm chiến tranh bị buông lỏng. Hầu như các di biến động về quyền sử dụng đất
Nhà nước không quản lý được. Phần lớn các giao dịch được thực hiện một cách
hết sức đơn giản, tuỳ tiện thông qua các giấy tờ viết tay thậm chí là nói miệng với
nhau. Tình trạng này là nguyên nhân của các giao dịch về đất không đảm bảo độ
an toàn, không đảm bảo được quyền và lợi ích mà các chủ thể tham gia giao dịch,
dẫn đến việc tranh chấp khiếu kiện về nhà đất có tính chất phức tạp kéo dài.
Những tranh chấp này chủ yếu phát sinh từ giao dịch như:
- Chuyển quyền sử dụng ( chuyển nhượng, tặng, cho, đổi)
- Các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất như: cho thuê, cho mượn, cho ở
nhờ
- Thừa kế nhà đất
- Các hợp đồng liên quan đến quyền sử dụng đất như : đưa đất vào cổ phần công
ty để kinh doanh…
13
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
Trong điều kiện cụ thể của mỗi vụ tranh chấp, căn cứ vào chính sách pháp luật luật
sư tiến hành thu thập, nghiên cứu và đánh giá các chứng cứ phù hợp để sử dụng
nhằm bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng. Để làm được điều này có hiệu quả
luật sư cần phải có những kiến thức pháp lý cần thiết về quy định của pháp luật
liên quan đến quyền và nghĩa vụ của công dân, pháp luật chuyên ngành, chính sách
của Nhà nước trong lĩnh vực nhà đất. từ đó mới xây dựng kỹ năng đánh giá sự
việc, thu thập. nghiên cứ lựa chọn chứng cứ.
I. KỸ NĂMG CỦA LUẬT SƯ TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT
ĐAI
1. Tìm hiểu để nắm vững đất đang có tranh chấp:
Để tìm hiểu vấn đề này luật sư cần nghiên cứ những tài liệu do khá hang cung cấp
để xác định quyền sử dụng hợp pháp của đất đai để xác định chủ sử dụng đất.
Trong nhiều trường hợp luật sư cần phải truy tìm nguồn gốc đất, quá trình chuyển
nhượng như thế nào.
Trên thực tế đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo luật đất đai năm 1993
và 2003 là có nguồn gốc đất tương đối rõ rang. Trong trường hợp chưa có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất thì cần kiểm tra xem có giấy tờ gì khác để chứng
minh cho việc sử dụng đất hợp pháp của khách hang. Thời điểm sử dụng đất của
khách hang rất có ý nghĩa trong việc hợp pháp hoá quyền sử dụng đất.
Luật sư cũng phải tìm hiểu nguồn gốc đất đang tranh chấp như thế nào, loại đất gì.
Nếu là đất thổ cư cần làm rõ đất hưởng theo thừa kế hay đất giãn dân, đất đền bù
… Nếu là đất canh tác cần xem cấp cho ai, cá nhân hay hộ gia đình, số nhân khẩu
trong hộ gia đình … Trường hợp đất công cũng nên xác định đất cho thuê hay lấn
chiếm, khai khẩn.
14
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
Nếu tranh chấp đất xuất phát từ các giao dịch dân sự như cho thuê, cho ở nhờ,
chuyển dịch quyền sử dụng, thừa kế … Thì cần quan tâm đến những tài liệu thể
hiện giao dịch đó. Thời điểm xác lập giao dịch, tư cách những người xác lập giao
dịch đều là những nội dung hết sức quan trọng có ảnh hưởng đến hiệu lực của giao
dịch, đường lối giải quyết tranh chấp.
Tài liệu để chứng minh cho ác vấn đề này là : các hợp đồng, các giấy biên nhận, sổ
sách địa chính qua các thời kỳ kê khai, biên lai thu thuế nhà đất.
2.
Xác định tình trạng thực tế đất tranh chấp:
Luật sư không chỉ dừng lại tìm hiểu đất trên cơ sở tài liệu khách hang cung cấp mà
phải xem xét thực địa để xác định thực tế sử dụng đất so với giấy tờ về đất. Ví dụ
các vấn đề về diện tích đất, giáp ranh với các hộ liền kề, thực tế sử dụng đất, mục
đích sử dụng đất, việc tôn tạo đất và công sức tôn tạo … Từ đó ước tính các giá trị
liên quan như giá trị đất, mức sinh lợi từ đất. Công tác này còn giúp cho các luật
sư định được mức phí dịch vụ theo phần trăm vụ việc.
3.
Tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tranh chấp:
Nguyên nhân xảy ra tranh chấp có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên luật sư cần tìm
ra nguyên nhân chính dẫ đến việc tranh chấp để thu thập nghiên cứu đánh giá và
sử dụng chứng cứ để giải quyết việc đó trước. Một khi đã gỡ được cái nút thắt thì
những đường cong còn lại sẽ dễ dàng uốn thẳng hơn. Bởi trong một vụ kiện dân sự
đặc biệt là liên quan đến quyền sử dụng đất thì thường có lỗi của cả hai bên. Nên
luật sư phải xác định mục tiêu chính cần đạt được và tập trung vào đó.
4.
Xác định yêu cầu của khách hàng
15
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
Để có thể thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ được thì luật sư phải
xác định được yêu cầu của khách hàng. Phải xác định được mục tiêu khách hang
hướng đến là cái gì. Từ đó mới xác định được tình trạng pháp lý của khách hang
để loại bỏ rủi ro và thu thập những chứng cứ có lợi đảm bảo cho việc bảo vệ quyền
lợi của khách hang.
Từ việc xác định yêu cầu của khách hang như đòi lại đất, buộc thực hiện hợp đồng
chuyển nhượng, tiến hành giao đất … luật sư xác định luật áp dụng để đưa vào bài
bảo vệ yêu cầu toà án công nhận quyền của thân chủ.
5.
Lựa chọn quan hệ pháp luật phù hợp chứng cứ
Luật sư giúp khách hang khởi kiện để bảo vệ quyền lợi. Vì vậy luật sư phải lựa
chọn quan hệ pháp luật nào theo quy định của pháp luật phù hợp với các chứng cứ
để khởi kiện mà có thể đảm bảo một cách tốt nhất được quyền lợi của khách hang.
Việc lựa chọn này rất quan trọng từ đó xác định được mức độ thành công của yêu
cầu.
Ví dụ : theo quy định tại điều 236 luật đất đai về thẩm quyền giải quyết tranh chấp
về đất đai thì : đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền giải
quyết của toà án nhân dân, đất không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thuộc
thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân.
Thân chủ có yêu cầu chia đất do bố mẹ mất để lại chưa có giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
16
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
Để toà án thụ lý và giải quyết luật sư phải chọn quan hệ pháp luật là chia thừa kế.
Nếu luật sư lựa chọn quan hệ pháp luật chia quyền sử dụng đất được thừa kế thì
không thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án.
II. THU THẬP, NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ VÀ SỬ DỤNG CHỨNG CỨ TỪ
TRONG VỤ ÁN TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI
1. Xác định đối tượng cần chứng minh
Đối tượng chứng minh được rút ra từ chính yêu cầu của khách hang trong mỗi vụ
án cụ thể. Mỗi tranh chấp có những đặc điểm riêng, tình tiết, sự kiện đặc thù. Vì
vậy luật sư phải xác định được đối tượng chứng minh trong vụ kiện đất đai của
mình là gì. Đối tượng chứng minh không phải yêu cầu của khách hang. Nó được
rút ra từ yêu cầu của khách hang. Luật sư thu thập, nghiên cứ, đánh giá và sử dụng
chứng cứ để chứng minh cho đối tượng chứng minh trong yêu cầu của khách hàng.
Ví dụ như trong vụ án chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì luật sư thường
phải chứng minh qiuêỳ sử dụng đất thuộc di sản thừa kế, khách hang là người có
quyền phải chứng minh quyền sử dụng đất thuộc di sản thừa kế, khách hang là
người có quyền thừa kế đối với khối di sản của người chết, công sức đóng góp
trong việc tôn tạo duy trì đất là di sản thừa kế của khách hang (nếu có).
2. Thu thập chứng cứ
Từ đối tượng phải chứng minh luật sư đi tìm chứng cứ có giá trị chứng minh đối
với đối tượng cần chứng minh. Trong tranh chấp đất đai các chứng cứ thường
được rút ra các phương tiện chứng minh là : giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
các giấy tờ khác chứng minh quyền sử dụng đất, các hợp đồng giao dịch chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê, mượn, các giấy tờ chứng minh
thực tế quản lý sử dụng đất như biên lai đóng thuế, tờ khai địa chính… Trở lại ví
17
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
dụ về chia thừa kế quyền sử dụng đất luật sư có thể cần thu thập : giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, các giấy tờ kuên quan đến việc sử dụng đất, giấy tờ nhân thân
chứng minh thân chủ thuộc hang thừa kế của người chết như giấy khai sinh, hộ
khẩu, kết luận ADN … Cần loại tài liệu nào phụ thuộc và tình tiết cụ thể của vụ
kiện.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp đất là những giao dịch
miệng như cho, tặng, cho ở nhờ … Để có thể chứng minh được những giao dịch ít
bảo đảm này luật sư cần chú ý đến những chứng cứ từ lời khai của người làm
chứng của các đương sự.
3. Nghiên cứu, đánh giá chứng cứ
Khi nghiên cứu đánh giá các chứng cứ trong vụ án về tranh chấp đất đai luật sư
cần tuân theo các nguyên tắc khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Dựa vào
các quy định của luật đất đai, các văn bản hướng dẫn thi hành luật, chính sách đất
đai của nhà nước, luật dân sự, luật tố tụng dân sự và các luật chuyên ngành để
nghiên cứu, đánh giá.
- Thời điểm xác lập giao dịch: Bởi điều này có ý nghĩa trong việc xác định văn
bản pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp. Như giao dịch được xác lập
trước ngày 1/7/1991 văn bản pháp luật áp dụng để giải quyết tranh chấp đất đai
là nghị quyết số 58/1998/NQ-UBTVQH10 của uỷ ban thường vụ quốc hội về
giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 1/7/1991. Từ ngày 1/7/1991
đến trước ngày 1/7/1996 thì văn bản pháp luật áp dụng là pháp lệnh nhà ở, pháp
lệnh hợp đồng dân sự, Giao dịch xác lập từ ngày 1/7/1996 đến trước ngày
1/1/2006 vắn bản áp dụng là bộ luật dân sự năm 1995 để giải quyết. Giao dịch
từ ngày 1/1/2006 trở đi áp dụng bộ luật dân sự năm 2005 để giải quyết.
18
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
Đồng thời việc xác định thời điểm xác lập giao dịch còn có ý nghĩa trong việc tính
thời hiệu khởi kiện còn hay hết và thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Ví dụ giao
dịch xác lập trước 15/10/1993 thuộc thẩm quyền UBND giải quyết, sau ngày này
thì tuỳ vào việc có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không mà thuộc thẩm
quyền của toà án hay UBND. Giao dịch trước ngày 15/10/1993 thì đến ngày
15/10.1996 các đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu toà án giải quyết nữa.
- Giải quyết vụ kiện thuộc thẩm quyền của cơ quan nào. UBND hay toà án. Nếu
là toà thì khởi kiện theo con đường hành chính hay dân sự.
- Các điểm ngoại lệ đối với giao dịch đất đai đối có yếu tố nước ngoài
- Khi nghiên cứu đánh giá chứng cứ phải căn cứ vào các quy định của luật nội
dung để khai thác những điểm có lợi trong việc bảo vệ thân chủ và hạn chế rủi
ro.
- Phương hướng giải quyết các tranh chấp đất đai của toà án đối với mỗi loại
tranh chấp như tranh chấp tài sản gắn liền trên đất đang do người khác sử dụng,
tranh chấp tài sản gắn liền với loại đất chưa giao cho ai sử dụng và loại đất do
nhà nước cho thuê để làm nhà ở, tranh chấp phát sinh từ hợp đồng chuyển
nhượng tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất, tranh chấp đất về thừa kế quyền
sử dụng đất, tranh chấp quyền sử dụng đất khi ly hôn.
4. Sử dụng chứng cứ
Mục đích của việc thu thập nghiên cứu, đánh giá chứng cứ là để sử dụng chứng cứ
chứng minh cho yêu cầu của khách hang là hợp pháp và toàn án công nhận quyền
yêu cầu đó. Sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất đai là việc luật sư dựa
vào các phương tiện chứng minh như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các biên
bản lkời khai… để đưa ra quan điểm của mình về đường lối giải quyết vụ án
thuyết phục toà án nghe theo quan điểm của mình, Vịêc sử dụng chứng cứ còn thể
19
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
hiện ở việc luật sư hướng dẫn cho đương sự của mình cách cung cấp chứng cứ cho
toà án.
Để sử dụng chứng cứ tốt trong vụ án đất đai luật sư sẽ cân nhắc loại chứng cứ nào
chứng minh vấn đề gì nêu ra trước, loại nào nêu ra sau đây là chiến lược trong quá
trình cung cấp chứng cứ cho toà án. Bởi có những chứng cứ nếu ta không cung cấp
đúng thời điểm sẽ gây ra bất lợi cho chúng ta và cho đối phương có cơ hội hoàn
chỉnh hệ thống chứng cứ của họ. Cung cấp số lượng chứng cứ bao nhiêu là đủ để
chứng minh cũng là một vấn đề cần quan tâm. Ví dụ khi nộp đơn khởi kiện luật sư
sẽ không hướng dẫn thân chủ nộp tất cả các loại tài liệu mà chỉ nộp những chứng
cứ xác định quyền yêu cầu là có căn cứ để toà án thụ lý. Các đương sự thường
được luật sư hướng dẫn cung cấp chứng cứ cho toà án trong 2 giai đoạn : giai đoạn
chuẩn bị xét xử và giai đoạn tại phiên toà. Cụ thể như sau:
- Cung cấp chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử: trong giai đoạn này luật sư
cần cân nhắc các loại chứng cứ cung cấp cho toà để làm sao có thể khai thác hết
các thông tin về chứng cứ mà đối phương có được. Những chứng cứ chưa thực
sự cần thiết phải cho đối phương biết nên khuyên đương sự chưa cung cấp cho
toà án vội.
- Cung cấp chứng cứ tại phiên toà, Tại phiên toà các đương sự có quyền bổ sung
chứng cứ, thay đổi nội dung yêu cầu, bổ sung yêu cầu hoặc đề xuất các yêu cầu.
Việc cung cấp chứng cứ tại phiên toà phải thật sự gây được sự chú ý của toà để
toà án có thể nhìn nhận vụ tranh chấp có lợi cho mình.
Tuy nhiên, luật sư cần chú ý đến việc lạm dụng “gìm” chứng cứ để tung ra tại
phiên toàn. Bởi một thực tế hiện nay ở các cấp xét xử vẫn phổ biến tình trạng “án
bỏ túi” nên những chứng cứ đưa ra tại phiên toà không có ý nghĩa quyết định hay
làm thay đổi nội dung vụ án thì hội đồng xét xử thường xem xét ở mức độ rất hạn
chế. Nói như vậy không có nghĩa là luật sư trình bày tất cả chứng cứ cho toà án
20
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
ngay trước khi mở phiên toà mà căn cứ vào từng vụ kiện cụ thể, tính chất tình tiết
của vụ án, những yêu cầu phản tố và chứng cứ mà bên kia có được để quyết định
việc sử dụng chứng cứ như thế nào nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong việc
bảo vệ quyền lợi cho thân chủ.
Việc sử dụng chứng cứ trong nhiều vụ án luật sư cần dự kiến trước tiến trình giải
quyết vụ án để lên kế hoạch cho việc sử dụng chứng cứ được phù hợp và triệt để,
Việc này đòi hỏi luật sư ngoài khả năng và chuyên môn cần nắm được phương
hướng giải quyết, quan điểm của thẩm phán về vụ án trong quá trình trao đổi.
Niềm tin nội tâm của luật sư cũng góp phần không nhỏ vào quá trình sử dụng
chứng cứ để bảo vệ cho thân chủ.
21
Đề tài: Kỹ năng thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án tranh chấp đất
đai
LỜI KẾT
Trong bối cảnh xã hội hiện nay những tranh chấp về đấy đai là một vấn đề nổi
cộm. Điều này tạo nhiều đất diễn cho luật sư hành nghề. Để có thể thành công
trong những vụ kiện này luật sư phải biết thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử
dụng chứng cứ một cách tốt nhất. Việc thu thập, nghiên cứu, đánh giá và sử dụng
chứng cứ trong vụ án đất đai có hiệu quả ra sao phụ thuộc hoàn toàn vào nhận
thức, phương pháp thực hiện và dặc biết là niềm tin nội tâm của mỗi luật sư. Nếu
việc này được thực hiện một cách tốt nhất sẽ đem lại kết quả như ý muốn đối với
luật sư. Và khi đó ai có nói rằng “Luật sư tanh tụng không gì khác hơn là nghệ
thuật sử dụng chứng cứ” thì quả là không sai.
Trong đời sống cũng như luật luật sư đã ghi nhận vai trò vị trí của luật sư đối với
đời sống xã hội là rất to lớn. Để nâng cao vị trí vai trò ấy người luật sư phải nỗ lực
không ngừng để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn. Việc thu thập, nghiên cứ, đánh
giá và sử dụng chứng cứ trong vụ án là một kỹ năng quan trọng ảnh hưởng đến sự
thành bại của luật sư trong việc bảo vệ cho thân chủ của mình. Chính vì vậy người
luật sư luôn phải tìm tòi sang tạo và nghiên cứu về thu thập, nghiên cứ đánh giá và
sử dụng chứng cứ một cách hiệu quả nhất.
Luật sư thu thập, nghiên cứu đánh giá và sử dụng chứng cứ trong mỗi vụ án một
cách nghệ thuật để bảo vệ cho thân chủ của mình một cách tốt nhất là đảm bảo các
quy tắc đạo đức nghề nghiệp của mỗi người luật sư. Có như vậy trong hoạt động
nghề nghiệp của mình luật sư mới “ góp phần bảo vệ công lý, xây dựng xã hội
công băng, dân chủ, văn minh”; xứng đáng với vai trò cao quý, chức năng nghề
nghiệp của Luật sư.
22