Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Báo cáo tổng kết đề tài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 67 trang )

1

1
1


2

LỜI MỞ ĐẦU
Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của các
nước có nền kinh tế mới nổi. Đó vừa là nguồn bổ sung vốn cho đầu tư, là một giải
pháp tạo việc làm và thu nhập cho người lao động, tạo nguồn thu cho ngân sách và
thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, để huy động và sử
dụng nguồn vốn này hiệu quả trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay không hề dễ
dàng. Trong các nguồn vốn chảy vào các quốc gia thì kiều hối là một trong những
nguồn tài trợ rất quan trọng cho các doanh nghiệp và sẽ góp phần vào tăng trưởng
kinh tế nếu lượng kiều hối này ở mức độ vừa đủ. Điều đáng quan tâm ở đây là sự
giám sát, điều tiết nền kinh tế yếu kém, thể chế không bảo vệ được lợi ích cho các
nhà đầu tư, chi phí giao dịch cao đã làm cho lượng kiều hối chưa phát huy được hết
chức năng của mình. Lượng kiều hối gửi về nước có nền kinh tế mới nổi trong
những năm gần đây đã có sự chuyển hướng sang mục đích đầu tư mạo hiểm ở các
doanh nghiệp thay vì tiêu dùng như trước đây, nhưng vẫn chiếm tỉ lệ không đáng
kể. Trong nền kinh tế phi chính thức nơi mà lượng kiều hối chuyển về ít phụ thuộc
vào các thỏa thuận chính thức sẽ gây một tác động hoàn toàn khác.
Đầu tiên, nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình cấu trúc (SEM) để ước lượng quy mô
kinh tế phi chính thức. Sau đó, chúng tôi sử dụng lí thuyết thể chế, lí thuyết chi phi
giao dịch và tiến hành hồi quy FGLS để phân tích thực nghiệm ở 26 quốc gia có nền
kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2006-2014 và đưa ra các kết luận kinh tế phi chính
thức làm giảm nguồn vốn đầu tư mạo hiểm, kiều hối không tác động đến nguồn vốn
đầu tư mạo hiểm trong nền kinh tế chính thức nhưng trong nền kinh tế phi chính
thức kiều hối sẽ làm tăng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.



2
2


3

MỤC LỤC

3
3


4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

4
4


5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
MIMIC:

Mutiple Indicators Mutiple Causes

SEM:


Structural Equation Modeling

OLS:

Ordinary Least Square

FGLS: Feasible Generalized Least Squares
TCE:

Transaction Cost Economics

ODA:

Official Development Assistance

FDI:

Foreign Direct Investment

GDP:

Gross Domestic Product

GNP:

Gross National Product

WEF:

World Economic Forum


WDI:

World Development Indicators

5
5


6
1. Giới thiệu
Theo một báo cáo năm 2010 (Global Entrepreneurship Monitor) cho rằng "nếu tất
cả các nhà đầu tư không chính thức ngừng cung cấp tiền để thành lập những doanh
nghiệp, nền kinh tế toàn cầu ngay lập tức sẽ xuất hiện những dấu hiệu với một sự
tăng vọt trong tỷ lệ thất nghiệp" (Bosma và Levie, 2010: 52). Qua đó cho thấy những
tác động của người di cư và lượng kiều hối của họ ngày càng lớn. Vì vậy buộc các
nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách cần có một cái nhìn mới và chú
trọng hơn trong các quyết định của mình đối với họ.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các nghiên cứu gần đây về các doanh nghiệp (Dau
and Cuervo-Cazurra,2014; Webb et al, 2012) và các lĩnh vực khác trong kinh doanh
(Webb et al, 2009) từ đó phát triển và kiểm tra mô hình để giải thích quá trình kinh
doanh trong khu vực phi chính thức của các quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Trong
các bài nghiên cứu gần đây tập trung vào vai trò của nguồn vốn đầu tư mạo hiểm
tại các công ty đa quốc gia (MNCs), các công ty hoạt động nhỏ lẻ (Kim and Li,
2012 ), hay các doanh nghiệp hợp tác với các tổ chức phi chính phủ (Webb et al,
2010). Trong những bài nghiên cứu này, các tác giả chủ yếu nhấn mạnh tầm quan
trọng của vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Họ cho rằng với lượng FDI lớn từ các tập đoàn
đa quốc gia có thể tạo ra tác động gián tiếp đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Ngược
lại, bài nghiên cứu của chúng tôi lại phân tích những tác động trực tiếp đến quỹ đầu
tư mạo hiểm với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, từ những khoản kiều hối được

chuyển về nước.
Cũng trong các nghiên cứu gần đây,nghiên cứu phát triển (e.g; Yang), nghiên cứu
thực tiễn (Moneygram, 2010) và nghiên cứu về chính sách công (Ratha, 2003). Họ
cho rằng, nguyên nhân quỹ đầu tư mạo hiểm thường bị gián đoạn là do ảnh hưởng
của thiên tai, khoảng cách địa lí… đã làm cho kiều hối có xu hướng chuyển vào đầu
tư mạo hiểm…. Nhưng theo nhóm chúng tôi, nguyên nhân của sự gián đoạn đó là do
tỷ lệ nền kinh tế phi chính thức liên quan đến vấn đề thể chế, chứ không phải là do
môi trường tự nhiên.
Với sự hiểu biết về tác động của nền kinh tế phi chính thức đến việc sử dụng lượng
kiều hối, các chuyên gia phát triển nước ngoài đã hiệu chỉnh các chính sách tốt hơn
bằng việc cắt giảm chi phí giao dịch (e.g Ratha, 2003), các ngành có vai trò quan


7
trọng trong việc kiểm soát lượng kiểu hối như ngân hàng và các tổ chức chuyển tiền
(Moneygram, 2010) có thể dự đoán nhu cầu và cung các dịch vụ tốt hơn cho khách
hàng trong việc sử dụng kiều hối các nước đang phát triển từ đó có thể chuyển
lượng kiều hối này để tài trợ và phát triển mới các doanh nghiệp quy mô nhỏ phục
vụ người dân có thu nhập thấp (Hall et al., 2010, 2012; London and Hart, 2010;
Prahalad, 2004, 2006).
Qua quá trình nghiên cứu, nhóm chúng tôi đưa ra một kết luận rằng: Nguyên nhân
của sự gia tăng trong tỉ lệ nền kinh tế phi chính thức đã chuyển lượng kiều hối từ
nhu cầu chi tiêu gia đình hướng về đầu tư mạo hiểm. Để đưa ra kết luận này chúng
tôi đã phân tích lượng kiều hối và tỉ lệ nền kinh tế phi chính thức ở 26 quốc gia có
nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn từ 2006-2014. Kết quả phân tích thực nghiệm
chỉ ra rằng. Trong quy mô kinh tế phi chính thức kiều hối sẽ có tác động tích cực đến
quỹ đầu tư mạo hiểm. Ngoài mục đích nghiên cứu của bài này là để cung cấp cho
chúng ta những hiểu biết về kinh doanh trong nền kinh tế phi chính thức, từ đó biết
được làm thế nào mà các nhà kinh doanh ở các nước có nền kinh tế mới nổi với tỉ lệ
nền kinh tế phi chính thức đáng kể lại có thể tìm được nguồn vốn đầu tư mạo hiểm

ở nước ngoài thông qua kiều hối. Nhóm còn muốn nhấn mạnh rằng quy mô nền
kinh tế phi chính thức sẽ là hiệu quả nhất, hiệu quả nhất nếu như nó là một điều
kiện thể chế phải được nghiên cứu và hiểu rõ chứ không phải là một mục tiêu phát
triển sau khi tìm được kết quả. Phần tiếp theo của bài nghiên cứu bao gồm các phần
sau:
- Phần 2 sử dụng các khái niệm doanh nhân di cư, kiều hối, kinh tế phi chính thức
và lý thuyết thể chể và lý thuyết chi phí giao dịch để phát triển khung lý thuyết của
chúng tôi về nền kinh tế phi chính thức, kiều hối và ảnh hưởng của chúng đến nguồn
vốn đầu tư mạo hiểm để đưa ba giả thuyết. Thứ nhất, tỷ lệ nền kinh tế phi chinh
thức làm giảm nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Thứ hai, lượng kiều hối làm tăng nguồn
vốn đầu tư mạo hiểm. Thứ ba, tác động của kiều hối đến nguồn vốn đầu tư mạo
hiểm là tích cực trong nền kinh tế phi chính thức.
- Phần 3, phương pháp và dữ liệu nghiên cứu mà nhóm sử dụng để tìm ra quy mô
kinh tế phi chính thức (biến không thể đo lường trực tiếp được) từ đó làm cơ sở để
chạy mô hình hồi quy.


8
- Phần 4, Báo cáo kết quả của quy mô kinh tế phi chính thức và kết quả hồi quy
FGLS để kiểm tra tác động của kiều hối và tỷ lệ nên kinh tế phi chính thức đến nguồn
vốn đầu tư mạo hiểm ở 26 nước có nền kinh tế mới nổi từ 2006-2014.
- Phần 5, Thảo luận về kết quả nghiên cứu,các phát hiện quan trọng của bài nghiên
cứu về nghiên cứu lý thuyết thực tiễn và các chính sách công ,thảo luận về những
hạn chế và đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai.
- Phần 6, kết luận và tóm gọn các kết quả nghiên cứu
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Khung lí thuyết
2.1.1.

Doanh nhân di cư


Người di cư nói chung là những người đang sống ở ngoài lãnh thổ đất nước mà họ
mang quốc tịch. Định nghĩa này bao gồm cả những người tị nạn hợp pháp và bất
hợp pháp, những người tị nạn trốn khỏi các nước đang xung đột chính trị, những
người lao động tạm thời và những người nhập cảnh trong thời gian ngắn. Theo dữ
liệu từ World Bank dân số trên toàn thế giới đã phát triển nhanh chóng trong
những năm 2000. Từ 2000-2013, số người di cư tăng gấp ba lần từ khoảng 70 triệu
đến hơn 200 triệu, nếu lượng những người di cư này ở trong cùng một đất nước thì
đất nước này có thể trở thành quốc đông dân thứ năm trên thế giới. Hiện tượng này
được gọi là di cư theo hình thức “South-South" nghĩa là di cư từ nước đang phát
triển này đến một đất nước đang phát triển khác (World Bank, 2013).
Doanh nhân di cư là "là những người thường xuyên sống và làm việc ở nước ngoài,
đầu tư về nước, và sự thành công trong khoản đầu tư đó phụ thuộc rất nhiều vào
những mối quan hệ của họ ở quê hương” (Portes et al., 2002: 287). Drori và các
cộng sự gọi những người này là "các doanh nhân xuyên quốc gia", họ tạo dựng các
mối quan hệ của mình thông qua quá trình liên lạc và gặp gỡ thường xuyên nhằm
“cải thiện và tối đa hóa các mối quan hệ nền tảng của mình". Nhờ các mối quan hệ
đó giúp việc luân chuyển vốn nhanh chóng, góp phần tạo ra những hiệu ứng tích
cực cho doanh nghiệp mà những người này đầu tư. Ngoài ra những doanh nhân cố
gắng thực hiện những "Hành động cân bằng các mối quan hệ này” (Patel and
Conklin, 2009) để tạo ra điều kiện tốt hơn cho việc huy động vốn và quá trình hoạt
động kinh doanh cũng sẽ dễ dàng hơn.


9
Với một nền kinh tế phát triển cùng những chính sách ưu tiên nhất định, sẽ tạo cơ
hội cho người di cư cơ sở kinh tế và cơ sở pháp lý nhằm tạo lập và duy trì các mối
quan hệ xuyên quốc gia -một yếu tố quan trọng góp phần tìm kiếm các nguồn vốn
đầu tư mạo hiểm trong kinh doanh. Để giải thích vấn đề này, Madhavan và Iriyama
(2009) đã chỉ ra rằng "việc chuyển giao kĩ thuật giữa các quốc gia" đã tạo điều kiện

cho những doanh nhân có kinh nghiệm và chuyên môn chuyển những ý tưởng kinh
doanh mới đến các nước đang phát triển. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Saxenian
và Hsu (2001) cũng đã cho thấy những doanh nhân ở Mỹ và Trung Quốc đã có
những lợi thế hơn trong việc tìm vốn đầu tư mạo hiểm khi họ có kinh nghiệm và kỹ
thuật
Tuy nhiên, quan điểm này không phù hợp với những bằng chứng được tìm ra trong
các bài nghiên cứu gần đây. Vaaler (2011; 2013) đã điều tra ảnh hưởng của kiều hối
đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của hơn 61 nước đang phát triển trong những
năm 2000. Ông nhận thấy rằng kiều hối làm tăng vốn đầu tư mạo hiểm, và lượng
kiều hối chuyển đến các nước phát triển làm tăng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ít
hơn so với lượng kiều hối đến các nước kém phát triển, cụ thể là những nơi ở các
tiểu vùng Sahara châu Phi, lượng kiều hối đã làm tăng đáng kể nguồn vốn đầu tư
mạo hiểm. Như vậy, tác động của kiều hối đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm không
liên quan đến việc các doanh nhân di cư đó có kinh nghiệm hay kĩ thuật.
Theo nhóm nghiên cứu chúng tôi các mối quan hệ xuyên quốc gia hoặc mối quan hệ
giữa các thành viên trong gia đình, những người ở cùng một huyện, tỉnh địa
phương trong nước sẽ tạo mối quan hệ cộng đồng để thay thế các mối quan hệ
thương mại chính thức khi chuyển nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đặc biệt là những
nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ thường được tìm thấy ở các nước có
nền kinh tế mới nổi.
2.1.2.

Kiều hối

Kiều hối là là những khoản tiền của cá nhân hoặc hộ gia đình đang sinh sống và làm
việc tại nước ngoài, chuyển về nước cho người thân hoặc gia đình của họ (Vaaler,
2011). Lượng kiều hối được gửi về nước dưới hình thức chính là hàng hóa và tiền
tệ, thường được sử dụng cho mục đích tiêu dùng, đầu tư hoặc bán lại ở các thị
trường phi chính thức. Dưới dạng hàng hóa, chúng có thể được buôn lậu hoặc nhập



10
khẩu một cách hợp pháp. Hình thức này trở nên phổ biến hơn khi những chính sách
nhập khẩu miễn thuế cho hàng hóa dưới dạng quà biếu, quà tặng.Tuy nhiên, điều
đáng quan tâm ở đây là kiều hối được mang về dưới dạng hàng hóa cá nhân
thường không được ghi nhậ và rất khó tính toán được giá trị của nó. Với hình thức
tiền tệ, kiều hối có thể gửi về dưới dạng tiền mặt, séc, vàng,…. Dưới hình thức này,
kiều hối có thể được gửi thông qua kênh phi chính thức và các kênh chính thức
(ngân hàng hoặc các tổ chức chi trả kiều hối và cũng có thể mang theo người). Theo
như ông Kaushik Basu Phó Chủ tịch cao cấp và Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân
hàng Thế giới cho biết những con số gần đây đã càng khẳng định tầm quan trọng
của kiều hối. Kiều hối chiếm tới ½ GDP ở Ta-zi-kix-tan – một đất nước rất nhỏ. Đối
với Băng-la-đét, đây là con số đáng kể hỗ trợ cho cuộc chiến chống nghèo đói. Về
mặt số lượng, Ấn Độ đứng đầu thế giới với 71 tỉ USD gấp 3 lần FDI năm 2012 của
Ấn Độ.
So với FDI, giao dịch kiều hối thường nhỏ hơn ($150-250) và xảy ra thường xuyên
hơn (12-20 lần mỗi năm). Kiều hối khác với FDI ở chỗ nó không nhất thiết là những
khoản thanh toán cho một số hàng hóa hoặc dịch vụ xuyên quốc gia (Yang, 2011).
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng lượng kiều hối, khoảng 60-70% là "chuyển từ cá
nhân đến cá nhân". Phần lớn trong số này bao gồm kiều hối từ những người người
lao động làm việc ở nước ngoài với thời gian sinh sống và làm việc trên 1 năm.
Khoảng 20-25% là “những khoản bồi thường cho người lao động". Khoảng thu
nhập này được tạo ra bởi những người di cư làm việc ít hơn một năm ở nước ngoài.
Họ bị yêu cầu phải quay trở về nước sau thời gian di cư tạm thời. Ngoài ra hai
thành phần nhỏ điển hình trong tổng số kiều hối còn lại là lợi ích xã hội (các khoản
thanh toán bảo hiểm xã hội) và chuyển nhượng vốn (bao gồm vốn của các tài sản
mà những người di cư mang theo khi quay về đất nước của mình) (IMF, 2013).
Nhờ vào chính sách nới lỏng, đẩy mạnh mở cửa thị trường vốn và tự do hóa thị
trường tài chính, luồng vốn chảy vào các nước đang phát triển tăng khá nhanh kể
từ năm 2000. Cụ thể, lượng kiều hối gửi về nước đang phát triển tăng gấp bốn lần

từ $100 tỷ trong năm 2000 đến hơn $400 tỷ trong năm 2013. Ở hầu hết các nước có
nền kinh tế mới nổi, kiều hối đã trở thành nguồn tài chính lớn thứ hai sau FDI, còn ở
một số nước kém phát triển, kiều hối hiện tại là dòng chảy tài chính lớn nhất (World


11
Bank, 2013). Thậm chí, ngay cả suy thoái kinh tế toàn cầu cũng chỉ ảnh hưởng nhẹ
và tạm thời đến sự ổn định của kiều hối (Ratha and Silwal, 2012; World Bank,
2012).
Những điều này đã thúc đẩy các nhà nghiên cứu tìm hiểu về phạm vi sử dụng kiều
hối, bao gồm cả việc sử dụng chúng trong đầu tư mạo hiểm của các doanh nhân di
cư. Đánh giá mới đây của Brown (2006) và Yang (2011) kết luận rằng chi tiêu hộ
gia đình chiếm một tỷ trọng lớn, nhưng việc đầu tư, tài trợ cho doanh nghiệp nhỏ
cũng chiếm một lượng đáng kể, đặc biệt là tại các quốc gia có nền kinh tế dễ bị tác
động bởi những cú sốc thường xuyên (Clarke and Wallsten, 2003; Yang and Choi,
2007).
Cùng chung quan điểm này, Woodruff và Zenteno (2007) thấy rằng lượng kiều hối
trong các doanh nghiệp có quy mô nhỏ ở Mexico chiếm từ 20-33%. Có thể kết luận
rằng kiều hối không những làm tăng đáng kể nguồn vốn đầu tư mạo hiểm mà còn
làm tăng tỷ lệ tài trợ kinh doanh mới và mở rộng quốc tế hóa của hoạt động thương
mại. Một số quốc gia mới nổi trong nghiên cứu này có tỷ lệ dân số thuộc khu vực
nông thôn không cao, cho thấy kiều hối có thể chuyển sang các nguồn vốn đầu tư
mạo hiểm không phải là do khoảng cách địa lí.
2.1.3.

Nền kinh tế phi chính thức

Vấn đề chi phí và tính thuận lợi của việc chuyển hoặc nhận tiền sẽ quyết định "đất
sống" của nền kinh tế phi chính thức. Một trong những yếu tố gây ra sự phi chính
thức là do các giao dịch này xảy ra ngoài tầm kiểm soát của chính phủ (Hart, 2007).

Webb và các cộng sự (2009) đã thiết lập lĩnh vực phi chính thức phù hợp khi các
nhà nghiên cứu này cho rằng có thể chấp nhận bất cứ giao giao dịch nào miễn là nó
là hợp pháp và không vi phạm các chuẩn mực xã hội.
Nền kinh tế phi chính thức như được ví như một con dao hai lưỡi. Nó cho phép
người tham gia thị trường hoạt động mà không cần phải có trách nhiệm giải trình
cho chính phủ nhưng đồng thời cũng cản trở họ tiếp cận với các chính sách bảo hộ
chính phủ (Kistruck et al., 2014). Theo (Khanna and Palepu, 2000), những ảnh
hưởng tiêu cực này có thể được phòng ngừa bằng nhiều cách. Một số cách trong đó
như: có những thỏa thuận riêng giữa các giao dịch cá nhân, được hỗ trợ bởi bên


12
thứ ba là các doanh nghiệp, các nhóm cộng đồng hoặc thậm chí là các hiệp hội tổ
chức bất hợp pháp (Webb et al., 2009)
Nguồn nhân lực có trình độ cao thấp cùng sự kiểm soát của các tổ chức luật pháp
hạn chế đã kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế ở hầu hết các nước đang phát
triển (Blades et al., 2011). Những hạn chế của nền kinh tế chính thức có thể cản trở
việc kiểm soát các giao dịch thương mại ở các nước đang phát triển. Ngoài ra, chính
phủ cũng có thể cố ý nhắm mắt làm ngơ đối với các doanh nghiệp bất hợp pháp
nhằm mục đích khuyến khích tăng trưởng kinh tế (Kan,2000). Với nhận định này,
chúng ta có thể kết luận rằng: phi chính thức chủ yếu là do năng lực kiểm soát và
điều tiết nền kinh tế yếu kém nhưng cũng có thể là vì các cơ quan “ngại” quan sát và
điều tiết
2.2. Khung lí thuyết và các giả thuyết đặt ra
2.2.1. Lý thuyết thể chế
Để giải thích các vấn đề trong bài nghiên cứu, nhóm chúng tôi dựa trên hai lý thuyết
chính là lý thuyết thể chế và lý thuyết chi phí giao dịch. Thể chế là những quy định
mà con người đặt ra nhằm ràng buộc hành vi của họ (North, 1990:3). Thể chế được
thiết lập dựa trên những nguyên tắc xã hội, giúp duy trì các quy định về hành động
mà pháp luật cho phép hoặc không cho phép (North, 1990; Ostrom, 1990; Scott,

1995). Ba cấu thành quan trọng của hệ thống thể chế gồm có thể chế chính thức bao
gồm các quy định bằng văn bản pháp luật,thể chế phi chính thức bao gồm các quy tắc
xử thế phù hợp với văn hóa và tục lệ. Thể chế có thể do con người sáng tạo, như Hiến
pháp của Hoa Kỳ, nhưng cũng có thể chỉ được tiến hóa theo thời gian, như tập tục văn
hóa. Việc tìm kiếm nguồn vốn đầu tư mạo hiểm của doanh nhân ở các nước đang
phát triển phụ thuộc vào khả năng hoạt động của thể chế ở những nước này.
Ramamurti (2003) cho rằng điều này là một “Thách thức của việc xây dựng thể
chế”, nó đòi hỏi phải có sự nối kết giữa nội dung và các quy định pháp lý. Chức năng
côt yếu của thể chế là đưa ra mức độ nghiêm trọng của những vi phạm và định ra cái
giá phải trả cho hành động này. Những nhà làm luật phải được đào tạo để có thể đưa
ra những nội dung pháp lý đúng đắn và thực thi các nội dung pháp luật đã đề ra
Các nghiên cứu trong kinh doanh gần đây ở các nước đang phát triển đã cho thấy
mức độ hoạt động của nguồn vốn đầu tư mạo hiểm nhiều hơn, các quy định pháp lý


13
và việc thực thi thể chế mạnh hơn (Li và Zahra, 2012). Chính sách thuế và việc thực
thi hợp đồng là hai vấn đề đáng quan tâm đối với các định chế chính thức (Lerner,
2009), các nhà làm luật, nhà chính trị, các quan chức liên quan (Khoury et al.,
2012), và kể cả thị trường tài chính (Straub, 2005). Thể chế bao gồm các qui tắc
chính thức và phi chính thức, thể chế của một quốc gia sẽ tác động đến gia tăng hiệu
quả kinh tế và tài chính thông qua nguồn vốn đầu tư mao hiểm. Mối quan hệ này
phụ thuộc vào các“cơ chế cam kết” (Hellwig, 1998) mà thay đổi tùy theo các môi
trường pháp lý và thể chế khác nhau. Với tác động của thể chế đến sự gia tăng của
các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm,việc giảm chi phí giao dịch là một yêu cầu cần thiết
cho việc đạt được hiệu quả kinh tế, mặc dù không phải lúc nào cũng hữu hiệu. Ở các
nước phát triển, việc giảm chi phí giao dịch nhằm gia tăng sự tăng trưởng kinh tế
đã được nhận thức rõ ràng. Tại Châu Mỹ, Quỹ đầu tư tương hỗ (MIF) thuộc Ngân
hàng phát triển Châu Mỹ (IADB) đã liên kết với các ngân hàng của Brazil để thành
lập các quỹ kiều hối cho các doanh nhân, thu hút các dòng kiều hối đầu tư vào

những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Theo chúng tôi, các chính sách thiết
lập không nên mang tính hình thức mà nên hướng đến tạo lập môi trường đầu tư
thuận lợi thì sẽ có tác động tích cực hơn trong việc thu hút kiều hối vào các hoạt
động đầu tư có hiệu quả. Vì vậy,ở các nước có nền kinh tế mới nổi, chính phủ các
nước này phải cung cấp được một cơ cấu thể chế và pháp lý có thích hợp.
Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm sẽ ít chảy vào các nước có thể chế bảo vệ yếu cho các
nhà đầu tư, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư có kinh nghiệm và kỹ thuật (Guler and
Guillen, 2010). Nghiên cứu của Khoury et al. (2012) đã cho thấy rằng những nhà
đầu tư ở những môi trường này thường xuyên phải chấp nhận tiêu tốn nguồn lực
của mình để bù đắp cho các khoản chi phí do vi phạm hợp đồng. Khảo sát trên 119
nhà đầu tư mạo hiểm từ 3 thể chế khác nhau Zacharakis et al.(2007) đã kết luận
rằng thị trường vốn đầu tư mạo hiểm ở các các nền kinh tế mới nổi đã đặt ra những
thách thức lớn cho các doanh nhân vì họ không thể dựa trên pháp lý và thể chế để
bảo vệ cho các điều khoản trong hợp đồng đầu tư mạo hiểm giống như các doanh
nhân ở những nền kinh tế đã phát triển.
Nếu nền kinh tế phi chính thức không có các cơ sở pháp lý và khả năng thực thi thể
chế, thì nền kinh tế phi chính thức đó cũng không có khả năng đảm bảo cho việc tạo


14
và chuyển giao các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm đến những doanh nghiệp mới và
đang phát triển.
Giả thuyết 1: Nền kinh tế phi chính thức làm giảm khả năng hoạt động của nguồn
vốn đầu tư mạo hiểm ở các nước có nền kinh tế mới nổi.
2.2.2.Lý thuyết TCE.
Lý thuyết chi phí giao dịch của doanh nghiệp được Ronald Harry Coase đưa ra lần
đầu tiên trong bài báo với nhan đề “Bản chất của công ty” vào năm 1937 và được
O.E. Williamson cùng những người khác tiếp tục phát triển cho đến nay. Theo
Douglas North, “Vấn đề chi phí xã hội” của Ronald Harry Coase đề ra “là một trong
những bài nghiên cứu được trích dẫn nhiều nhất và bị hiểu lầm nhất trong thời đại

chúng ta”. Nhưng theo một số nghiên cứu gần đây lại cho rằng Coase đã chỉ ra một
thông điệp cơ bản nhất, có ý nghĩa sâu sắc lý thuyết kinh tế học, đó là: khi giao dịch
thì chúng ta phải tốn chi phí và khi đó các “luật chơi” sẽ đóng vai trò quan trọng. Chi
phí giao dịch bao gồm chi phí của việc thực hiện một giao dịch, gồm cả chi phí thông
tin và tìm kiếm, chi phí mặc cả cũng như chi phí quản lý ,thực thi một giao dịch, chi
phí phát sinh từ sự bất định (uncertainty) cũng được xem như các yếu tố của chi phí
giao dịch nếu nguyên nhân gây ra sự bất định xuất phát từ các đặc trưng về thông
tin và thể chế có liên quan.
Ở cấp độ công ty, vai trò của chi phí giao dịch bao gồm ảnh hưởng của chi phí này
đến các quyết định sản xuất cũng như sự kết hợp nợ – vốn chủ sở hữu trong cơ cấu
vốn của công ty đó. Chi phí giao dịch có vai trò quan trọng trong cả các tổ chức
doanh nghiệp lẫn chính phủ, đặc biệt trong các vấn đề quản trị tài chính. Trong bất
cứ mô hình tối ưu hóa kinh tế chính thức nào, chi phí giao dịch cũng cấu thành nên
các khung cơ cấu mà cần phải được nhận biết trong việc xác định các mối quan hệ
kinh tế và tài chính khác nhau. Nói chung, chi phí giao dịch nên tính đến tất cả các
yếu tố chi phí quan trọng của giao dịch tài chính.Tuy nhiên, phần lớn các phương
pháp luận hiện tại trong kinh tế học về chi phí giao dịch thường không đề cập một
cách công khai những chi phí này. Các phương pháp và ứng dụng được cải thiện của
kinh tế học về chi phí giao dịch đã được trình bày cuốn sách của Rao (2003).
Theo lí thuyết thể chế, các giao dịch được thực hiện ở những nơi khác nhau sẽ phải
tuân theo những luật lệ khác nhau. North và Thomas (1993) đã nhận xét rằng “các


15
chính phủ đảm nhận việc bảo vệ và thi hành các quy định của thể chế bởi vì họ nhận
thức rằng họ có thể làm tốt hơn bằng việc thay đổi khung thể chế hiện tại có thể làm
điều này bằng cách thay đổi khung thể chế hiện tại”. Ông còn cho rằng “ nếu thị
trường chính trị và kinh tế là hiệu quả, có nghĩa là không có chi phí giao dịch, thì mọi
lựa chọn sẽ luôn hiệu quả”. Nếu như các nhà nghiên cứu cho rằng chi phí giao dịch
trong thị trường kinh tế và chính trị tượng trưng cho quyền sở hữu không hiệu quả thì

đề chính ở đây là phải làm sao đảm bảo rằng các giao dịch xảy ra theo hướng tối
thiểu hóa chi phí giao dịch. Theo Oliver E. Williamson khi nói về chi phí giao dịch
ông cho rằng các vấn đề về thiết lập hợp đồng phải được nghiên cứu để có thể tiết
kiệm đượcchi phí giao dịch một cách có hiệu quả nhất. Đặc biệt có nhiều vấn đề mà
lúc ban đầucó vẻ không liên quan tới việc thiết lập hợp đồng, nhưng sau khi xem xét
kỹ lưỡng, thì hóa ra là có tính chất thiết lập hợp đồng ngầm ẩn. (Vấn đề các-ten là
một thí dụ). Tóm lại,việc giải mã các cấu phần quan trọng khác nhau của chi phí
giao dịch để áp dụng trong mỗi hệ thống và mỗi loại giao dịch là hết sức hữu ích.
Các chi phí giao dịch cần nghiên cứu tách biệt (và dưới dạng phụ thuộc lẫn nhau)
nhằm vạch ra các chiến lược có chi phí thấp nhất.
Nếu lý thuyết thể chế cho thấy những tác động tiêu cực của nền kinh tế phi chính
thức đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở các nước có nền kinh tế mới nổi để giải
thích cho giả thuyết (1). Ở phần này, lý thuyết chi phí giao dịch (TCE) sẽ giúp nhóm
nghiên cứu chúng tôi giải thích tác động tích cực của kiều hối đến nguồn vốn đầu tư
mạo hiểm. Theo Bucheli et al (2010), mục tiêu của lí thuyết chi phí giao dịch là so
sánh chi phí dài hạn của việc sản xuất và trao đổi hàng hóa, dịch vụ ở khu vực chính
thức với khu vực phi chính thức nơi mà các cá nhân có thể giao dịch bằng việc thuê
mướn mà không cần phải lập hợp đồng.
Bài nghiên cứu của chúng tôi so sánh chi phí của các nhà đầu tư mạo hiểm tiềm
năng chứ không phải của thị trường. Phân tích lý thuyết chi phí giao dịch sẽ phù
hợp hơn với bối cảnh các công ty sản xuất hoặc đầu tư nước ngoài có quy mô lớn,
quyết định kinh doanh ở các nước có nền kinh tế mới nổi. Và việc kinh doanh này
phụ thuộc vào giao dịch dài hạn với các công ty trong nước hoặc mở rộng kinh
doanh thông qua việc thành lập và hoạt động của các công ty con (see, e.g., Teece
(1986).Lí thuyết chi phí giao dịch sẽ so sánh chi phí giữa các doanh nhân di cư ra


16
nước ngoài và chi phí chuyển giao mà họ phải đối mặt trong việc xem xét có nên đầu
tư vào các quốc gia có nền kinh tế mới nổi. Các chi phí liên quan đến việc hợp tác

chuyển giao nguồn vốn đầu tư đến các nước đang phát triển bị ngăn chặn bởi nhiều
nhà đầu tư mạo hiểm không di cư (Zaheer, 1995). Từ quan điểm về lí thuyết chi phí
giao dịch của Coasean (1937), ông cho rằng việc đầu tư vào các quốc gia đang phát
triển có được một số lợi ích nhưng các doanh nhân này phải thường xuyên gánh
chịu các chi phí cao từ việc đàm phán, thực thi, giám sát, bồi thường do vi phạm,
hoặc phải thực hiện các điều khoản ban đầu của một doanh nghiệp đầu tư mới.
Theo Williamsonian (1985), chi phí của việc đàm phán hay bồi thường do vi phạm
hợp đồng đã làm giảm độ hấp dẫn của những hợp đồng mới.
Vaaler (2011, 2013) sử dụng lí thuyết chi phí giao dịch để giải thích lý do các doanh
nghiệp di cư thì có khả năng định vị và thực hiện đầu tư mạo hiểm tốt hơn so với
các doanh nhân không di cư. Lí thuyết chi phí giao dịch có liên quan chặt chẽ với xu
hướng di cư để chuyển lượng kiều hối từ quốc gia di cư về quê hương của họ.
Những người di cư thường chuyển về cho gia đình và cộng đồng nơi họ có mối quan
hệ mật thiết và những điều này có thể như một sự đảm bảo chính thức thay cho
những điều khoản quy định trong hợp đồng.
Những lý luận về lí thuyết chi phí giao dịch giúp giải thích về sự phân phối các
khoản nợ của các doanh nhân di cư của Việt Nam trong suốt những năm 1990
(McMillan và Woodruff, 1999) và các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm chuyển đến các
quốc gia như Albania (Kilic et al., 2007), China (Ghosh, 2006), Egypt (McCormick
and Wahba, 2003), India (Kuznetsov and Sabel, 2006), Mexico (Woodruff and
Zenteno, 2007), và Turkey (Dustmann and Kirkchamp, 2002). Ông Dilip Ratha,
trưởng nhóm Di cư và Kiều hối thuộc ban Nghiên cứu Phát triển của Ngân hàng
Thế giới cũng đã cho rằng. “Các nhà hoạch định chính sách còn có thể làm nhiều
hơn nữa nhằm đạt hiệu quả tối đa của kiều hối bằng các biện pháp giúp quá trình
chuyển tiền ít tốn kém hơn và lượng tiền được sử dụng hiệu quả hơn cho bản thân
cá nhân và quốc gia nhận kiều hối”. Chi phí chuyển tiền qua các kênh chính thức vẫn
cao và đang cản trở việc sử dụng kiều hối cho các mục đích phát triển trong khi
người chuyển tiền ưa tìm cách chuyển tiền về nhà qua các kênh phi chính thức hơn.
Chi phí chuyển kiều hối trung bình toàn cầu là 9% và con số này không thay đổi kể



17
từ 2012. Ở thời điểm này, một số ngân hàng quốc tế cũng đóng tài khoản của các
công ty chuyển tiền do lo ngại về rửa tiền và tài trợ khủng bố. Chính những hành
động này của các ngân hàng và các tổ đã làm lượng kiều hối không tác động nhiều
đến đầu tư. Ratha,2013 cho rằng “hành động này đánh dấu một sự đảo ngược
không mong muốn trong lĩnh vực chuyển kiều hối của người di cư và đã đi ngược
lại cam kết của các nước G20 về giảm chi phí chuyển kiều hối”
Tuy nhiên, theo nhóm nghiên cứu chúng tôi, nếu các điều kiện trên đây không đáp
ứng được cho các nhà đầu tư thì họ có thể sử dụng những mối quan hệ không chính
thức dựa trên mối quan hệ, để đảm bảo việc chuyển nguồn vốn mạo hiểm một cách
thuận lợi và nhanh chóng đến các doanh nghiệp mới thành lập hay những doanh
nghiệp nhỏ. Điều này đồng nghĩa với kiều hối có thể có tác động tích cực đến nguồn
vốn đầu tư mạo hiểm.
Giả thuyết 2: Kiều hối làm tăng nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở các nước có nền
kinh tế mới nổi.
2.2.3. Sự kết hợp lý thuyết thể chế và lý thuyết chi phí giao dịch
Trong hai phần trước, nhóm chúng tôi dựa trên lý thuyết về thể chế và lý thuyết chi
phí giao dịch để đưa ra các giả thuyết những xem xét chúng một cách độc lập. Lý
thuyết thể chế giải thích nguyên nhân tỉ lệ nền kinh tế phi chính thức làm giảm
nguồn vốn đầu tư mạo hiểm là do ở nền kinh tế phi chính thức đã không có sự tác
động bởi những quy định của pháp luật và điều này không giúp các doanh nhân hạn
chế được những rủi ro của sự chuyển giao nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Trong khi
đó lý thuyết chi phí giao dịch giải thích lí do vì sao mà kiều hối lại làm tăng nguồn
vốn đầu tư mạo hiểm. Điều này là do các doanh nhân di cư ở các nước có nền kinh
tế mới nổi được bảo vệ một cách phi chính thức và được sự giúp đỡ từ các mối quan
hệ cộng đồng. Tất nhiên, hai giả thuyết này sẽ có một mối quan hệ chung và là cơ sở
để nhóm nghiên cứu đưa ra giả thuyết ba. Từ góc độ thể chế Orth (1990:67) cho
rằng quy tắc của các trò chơi kinh doanh được kết hợp giữa sự chính thức và phi
chính thức và những quy tắc phi chính thức có vai trò quan trọng hơn trong việc

“thay đổi cấu trúc” ở các quốc gia đang phát triển, Williamson (1993, 476) cũng cho
rằng “văn hóa là một yếu tố ảnh hưởng đến các cơ hội kinh doanh”, điều này giúp


18
giải thích sự khác biệt giữa các quốc gia trong thị trường dựa trên mức độ giao
dịch.
Những nghiên cứu trong lĩnh vực kinh doanh và những lĩnh vực liên quan đã chứng
minh sự thích ứng của các quốc gia khác nhau từ Guatemala (Khavul et al., 2013;
Sutter et al., 2013) đến Jamaica (Honig, 1998), Ghana (Boso et al., 2013) Russia and
China (Puffer et al., 2010), Taiwan (Kan, 2000), và các quốc gia có dân số đông
(Martinez, 2010; Webb et al., 2010).
Áp dụng cho bài nghiên cứu của chúng tôi, quan điểm về thể chế và chi phí giao dịch
đã giúp giải thích sự đối mặt với những thách thức quỹ đầu tư mạo hiểm của các
doanh nhân di cư khi tăng nền kinh tế phi chính thức ở các quốc gia đang phát
triển. Trong nền kinh tế có sự phi chính thức cao, quỹ đầu tư mạo hiểm là mối đe
dọa của các cơ quan quản lý. Những bằng chứng về chiến tranh dân sự, thất bại của
các bang như Somalia do thiếu sự quản lý và đã được tái cơ cấu vào những năm
2000.Ngoại trừ thủ đô Mogadishu và Hargeisa thì hầu hết các nền kinh tế nằm
ngoài sự quản lí và tiếp cận của các quan chức. Những dòng vốn đầu tư mạo hiểm
ngày càng nhiều từ các doanh nhân di cư đến từ các quốc gia láng giềng như Kenya
và từ cộng đồng người di cư ở Anh và Mỹ (Maimbo, 2006). Các khoản kiều hối từ
các doanh nhân di cư chiếm hơn 80% tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp kinh
doanh trong nước (Hasan and Chalmers, 2008). Ngược lại, với một nước đang phát
triển khác như Morocco, nơi thể chế có khả năng giám sát và điều chỉnh các giao
dịch của nền kinh tế tốt thì khu vực kinh tế phi chính thức lại chiếm tỷ trọng nhỏ khoảng 35% trên tổng GDP. Chỉ có những khoản kiều hối từ người Moroccans ở tại
các nước như Pháp, Tây Ban Nha là để đầu tư mạo hiểm hoặc hỗ trợ các doanh
nghiệp trong nước. Lượng kiều hối này chỉ chiếm từ 1-2% phần còn lại thì chủ yếu
để tài trợ cho các chi phí gia dụng như thực phầm, quần áo, đồ gia dụng, giáo dục, y
tế (Ria Financial, 2011).

Những ví dụ tương phản trên đây đã cho thấy sự thay đổi của kiều hối. Lượng kiều
hối được chuyển từ chi tiêu hộ gia đình đến đầu tư mạo hiểm ở khi chúng ta tăng tỉ
lệ của nền kinh tế phi chính thức. Một môi trường thể chế chính thức không phù hợp
sẽ làm tăng chi phí chuyển dịch dòng vốn cho những nhà đầu tư mạo hiểm nước
ngoài, nhưng các chi phí này sẽ ít hơn đối với các doanh nhân di cư có mối quan hệ


19
ở các nước khác hoặc là những mối quan hệ cộng đồng có khả năng bảo đảm cho sự
chuyển dịch của các dòng vốn này. Những doanh nhân di cư sẽ thích ứng với sự tăng
lên nền kinh tế phi chính thức bằng cách chuyển dịch nhiều hơn lượng kiều hối của
họ đến các hoạt động đầu tư mạo hiểm. Qua đó nhằm làm tăng các tác động tích
cực của kiều hối đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm.
Giả thuyết 3: Việc tăng tỉ lệ nền kinh tề phi chính thức sẽ làm chuyển dịch lượng
kiều hối và sẽ tác động tích cực đến quỹ đầu tư mạo hiểm ở các quốc gia mới nổi.
Sơ đồ tóm tắt 3 giả thuyết

Tỉ lệ nền kinh tế phi
chính thức

H1; -

H3; +

Nguồn vốn đầu tư mạo
hiểm

Kiều hối gửi về nước
H2; +


3. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu
3.1. Mô hình MIMIC.
Để tìm ra quy mô nền kinh tế phi chính thức – biến không thể đo lường trực tiếp là
một điều không dễ dàng. Vì vậy, chúng ta cần đưa ra định nghĩa chính xác để có thể
xác định nó. Nền kinh tế chính thức là nơi mà chính phủ và các thể chế tài chính
định lượng được Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), các thu nhập về thuế, các đóng góp
về an sinh xã hội, xác định được số lượng việc làm và những chỉ tiêu khác. Trong khi
đó, nền kinh tế phi chính thức là tất cả các hoạt động kinh tế không được đăng kí và
tất nhiên sẽ không được tính vào GNP của quốc gia (Smith,1994,p.18) và được xác
định là khoản tiền hay việc làm được tạo ra bên ngoài nền kinh tế chính thức, bất kể
việc nền kinh tế này được cho là hợp pháp hay bất hợp pháp.
Kinh tế phi chính thức không đồng nghĩa với trị trường đen, nơi có những hoạt
động mua bán bất hợp pháp, ví dụ như buôn bán thuốc phiện, ma túy, mại dâm,


20
hoạt động cờ bạc.... Đồng thời bài viết này không tập trung vào hành vi trốn thuế
hoặc trễ hạn tuân thủ thuế.
Một số nghiên cứu trước (Bajada và Schneider, 2005; Schneider và Enste, 2006; Feld
và Schneider, 2009) cho thấy hiện trạng của nền kinh tế chính thức sẽ quyết định sự
lựa chọn của người lao động tham gia vào thị trường kinh tế chính thức hay kinh tế
phi chính thức. Khi nền kinh tế chính thức phát triển, các doanh nghiệp, cá nhân có
cơ hội kiếm được nhiều tiền hơn nhưng nếu nền kinh tế chính thức phát triển chậm
và trì trệ, người ta sẽ có xu hướng giảm thiểu những chi phí của họ bằng cách hoạt
động thông qua nền kinh tế phi chính thức.
Trong nghiên cứu của Schneider (2010), năm gốc là năm 1999 được sử dụng để ước
lượng quy mô kinh tế phi chính thức của 162 quốc gia trong khoảng thời gian 19992007, sử dụng phương pháp MIMIC. Ngoài ra, chúng tôi cũng tham khảo bài nghiên
cứu về quy mô kinh tế ngầm ở các quốc gia Đông Nam Á của Võ Hồng Đức và Lý
Hưng Thịnh được đăng trong tạp chí Kinh Tế và Phát Triển (2015). Theo đó, ý
tưởng chính của SEM là kiểm tra mối quan hệ giữa các biến không quan sát được

với các mối quan hệ bằng cách sử dụng ma trận phương sai.
Trong mô hình MIMIC, kinh tế phi chính thức là biến không quan sát được và được
phân tích dựa vào mối quan hệ với các biến quan sát được. Với mục đích này, trước
tiên, biến thể hiện kinh tế phi chính thức được liên kết với các chỉ số quan sát được
trong mô hình phân tích nhân tố hay còn được gọi là mô hình đo lường. Sau đó, mối
quan hệ giữa biến kinh tế phi chính thức với các biến giải thích (nguyên nhân) được
chỉ ra bởi mô hình cấu trúc. Do đó, mô hình MIMIC là phương pháp sử dụng đồng
thời mô hình nhân tố và mô hình cấu trúc.
Mô hình cấu trúc được mô tả bởi công thức:
η= γ' X +ξ , (1)
Với X=(x1,x2,...,xq)là ma trận (q * 1) và mỗi xi= 1,...,q là nguyên nhân của biến không
quan sát được, η và γ' = (γ'1, γ'2,... γ'q) là ma trận (1 * q) hệ số mô tả mối quan hệ
giữa biến không quan sát được và các nguyên nhân của nó. Do đó, biến không xác
định η được xác định bởi tập hợp các biến ngoại sinh.
Mô hình đo lường được thể hiện như sau:
y= λη + ε ,


21
Trong đó: y= (y1,y2,...yp) là ma trận các biến kết quả (p * 1) là ma trận các hệ số hồi
quy và ε là ma trận sai số có kích thước (p * 1). Hình 1 thể hiện cấu trúc của mô hình
MIMIC bằng phương pháp sơ đồ.
Trong đó Xi, Yj với i= 1,...,q và j=1,...,p là các biến nguyên nhân và kết quả trong mô
hình γi và λj, là các tham số ước lượng được của các biến nguyên nhân và kết quả
với biến số không quan sát được η.
Tóm lại, bước đầu tiên trong việc ước lượng mô hình MIMIC là xác định các giả
thuyết về mối quan hệ giữa nền kinh tế phi chính thức (biến không quan sát được)
với các biến nguyên nhân và kết quả. Khi các mối quan hệ này được xác định và các
thông số được ước tính, kết quả mô hình MIMIC được dùng để tính các chỉ số MIMIC.
Tuy nhiên, phân tích này chỉ cung cấp những ước tính tương đối về các thành phần

trong kinh tế phi chính thức. Do đó cần bổ sung một điểm chuẩn hoặc một quy trình
hiệu chuẩn để tính toán giá trị tuyệt đối của quy mô nền kinh tế phi chính thức. Và
những giá trị tuyệt đối này sẽ được trình bày trong các bảng ở những phần tiếp
theo.
Hình 1: Cấu trúc tổng quát của mô hình MIMIC.

Phương pháp MIMIC với các biến nguyên nhân và kết quả được thể hiện như trong
hình


22

Các biến số nguyên nhân gây ra kinh tế ngầm được xem là biến ngoại sinh và các
biến số kết quả của kinh tế ngầm là biến nội sinh.
3.2. Mô hình hồi quy.
Để kiểm tra thực nghiệm về ảnh hưởng tỉ lệ nền kinh tế phi chính thức
(Informality), kiều hối (Remit_GDP) đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (Venture
Funding) nhóm nghiên cứu chúng tôi đã xác định các mô hình thống kê sau đây để
ước tính:
VentureFundingit=�+Controlsit+β1Aid_GDPit+β2Portfolio_GDit+β3FDI_GDPit+β4Infor
malityit+β5Remit_GDPit−1+β6Aid_GDP*Informalityit+β7Portfolio_GDP*Informalityi
t

+β8FDI_GDP*Informalityit+β9Remit_GDP*Informaliit

Trong phương trình (1), nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở quốc gia i năm t được hồi
quy bởi biến chặn (�) và 8 biến (λ1-8) đại diện cho các nhân tố trong nước có ảnh
hưởng đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm (Biến kiểm soát). Bảy nhân tố trong số đó ở
quốc gia i và năm t lần lượt là: Ln_GDP, Per_Growth, Ln_PCI và Per_Inflation,
Diaspora_Size, Per_Gov_GDP, và Trade_GDP. Một nhân tố cuối cùng đại điện cho quốc

gia i, nhưng thời gian là bất biến: Rule_of_law. Chúng tôi kì vọng rằng các quốc gia


23
sẽ có nền kinh tế lớn hơn, tăng trưởng nhanh, người dân giàu có hơn, lạm phát thấp
hơn, lượng người di cư lớn, khu vực công nhỏ, thương mại nhiều hơn và hệ thống
pháp lý phải bảo vệ người đầu tư nhiều hơn để có được nguồn vốn đầu tư mạo hiểm
lớn hơn.
Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm cũng được hồi quy bởi 3 biến (β 1- β3) liên quan các
dòng vốn đầu tư nước ngoài (không phải kiều hối) để phân tích tác động của chúng
đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm bao gồm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI_GDP);
danh mục đầu tư (Portfolio_GDP); và viện trợ nước ngoài (Aid_GDP). Các biến này
cũng được thay đổi theo từng quốc gia i và năm t. Sau đó nguồn vốn đầu tư mạo
hiểm được hồi quy bởi hai biến chính là tỉ lệ kinh tế phi chính thức(β 4* Informality)
và kiều hối (β5* Informality Remit_GDP) để kiểm tra hai giả thuyết 1 và 2. Giả
thuyết 1 căn cứ vào lý thuyết thể chế, chúng tôi kỳ vọng Informality sẽ tác động tiêu
cực (β4<0) đến Venture Funding, phù hợp với giả thuyết 1 khi dựa vào lý thuyết thể
chế.Với giả thuyết 2 căn cứ vào lý thuyết chi phí giao dịch, chúng tôi kì vọng rằng
Remit_GDP sẽ có tác động tích cực (β5>0)đến Venture_funding.
Giả thuyết 3 kết hợp cả lý thuyết thể chế và TCE dự đoán rằng các tác động tích cực của kiều
hối đến nguồn vốn đầu tư mạo hiểm sẽ tăng với một tỉ lệ nền kinh tế phi chính thức lớn hơn.
Tỉ lệ nền kinh tế phi chính thức sẽ chuyển việc sử dụng kiều hối từ tiêu dùng hộ gia đình sang
nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Vì vậy, chúng tôi mong đợi Remit_GDP*Informality sẽ có tác
động tích cực (β9>0). Cuối cùng, chúng tôi ước tính lặp lại các biến nguồn vốn đầu tư nước
ngoài nhưng nhân với tỉ lệ nền kinh tế phi chính thức (β6-β8): Aid_GDP*Informality,
Portfolio_GDP*Informality, FDI_GDP*Informality.
3.3 Dữ liệu.
Các biến trong mô hình MIMIC:
- Chỉ số tự do kinh doanh: là một phần phụ trong chỉ số tự do kinh tế. Chỉ số này đo
lường thời gian và các nỗ lực trong hoạt động kinh doanh. Được đánh giá từ 0 đến

100 trong đó 0 là ít tự do kinh doanh nhất và 100 là tự do kinh doanh hoàn toàn
(Nguồn: Heritage Foundation).
- Chỉ số tự do tài chính: là một phần phụ trong chỉ số tự do kinh tế. Chỉ số đo lường
gánh nặng tài chính trong một nền kinh tế, tức là thuế suất thu nhập cá nhân, thuế


24
suất doanh nghiệp. Chỉ số dao động từ 0 đến 100 với 0 là ít tự do tài chính nhất và
100 là tự do tài chính tối đa(Nguồn: Heritage Foundation).
- Chỉ số tiền tệ: là tỉ lệ M0/M1 trong đó M0 là lượng tiền ngoài ngân hàng và M1 là
tiền gửi trong ngân hàng(Nguồn: International Monetary Fund).
- Chỉ số tỉ lệ tham gia lực lượng lao động: là tỉ lệ giữa lực lượng tham gia lao động
và tổng dân số. Tỉ lệ tham gia lực lượng lao động là tỉ lệ người dân tham gia vào
hoạt động kinh tế: tất cả những người cung cấp lao động cho sản xuất hàng hóa và
dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định(Nguồn: World bank).
- Chỉ số GDP trên đầu người (PPP): GDP bình quân đầu người được tính dựa trên
ngang giá sức mua (PPP). GDP PPP là tổng sản phẩm quốc nội đã chuyển đổi sang
đô la quốc tế. Một đồng đô la quốc tế có cùng sức mua trên GDP đồng đô la Mỹ. GDP
tại giá mua là tổng giá trị gia tăng của tất cả các nhà sản xuất có mặt trong nền
kinh tế cộng với thuế sản phẩm trừ đi các khoản trợ cấp nào không tính vào giá trị
của sản phẩm. Chỉ số này được tính toán không bao gồm trích lập khấu hao tài sản
hay dự phòng cho sự cạn kiệt của tài nguyên thiên nhiên. Dữ liệu theo giá so sánh
đô la quốc tế năm 2011(Nguồn: World bank).
- Chỉ số quy mô của chính phủ: chỉ số này được ước tính dựa trên mức chi tiêu của
chính phủ (% của GDP). Mức chi tiêu này bao gồm bao gồm tất cả các khoản chi
thường xuyên của chính phủ cho việc mua bán hàng hoá và dịch vụ (bao gồm cả tiền
lương nhân viên). Khoản này cũng bao gồm chi cho quốc phòng, an ninh quốc gia
nhưng không bao gồm chi quân sự chính phủ nhằm tạo nguồn thu cho chính phủ
( Nguồn:United Nations Statistical Database). Số liệu của trung Quốc thì được lấy từ
World Bank’s Development Data Platform.

- Chỉ số tỉ lệ thuế trực thu: Thuế trực thu là một phần của tổng nguồn thu thuế
(World Bank and Penn World Table (PWT 6.2).
- Chỉ số tổng lực lượng lao động: Tổng lực lượng lao động bao gồm những người từ
15 tuổi trở lên đáp ứng định nghĩa của Tổ chức Lao động quốc tế và tham gia các
hoạt động kinh tế hay là tất cả những người cung cấp lao động cho sản xuất hàng
hóa và dịch vụ trong một khoảng thời gian quy định. Nó bao gồm cả người đi làm và
những người thất nghiệp. Nói chung lực lượng lao động bao gồm những người
trong lực lượng vũ trang, những người thất nghiệp, người lần đầu tìm việc, nhưng


25
không bao gồm những người làm công việc nội trợ, chăm sóc không thanh toán
khác và người làm việc trong khu vực phi chính thức (World Bank).
- Chỉ số tỉ lệ thất nghiệp: là tỉ số giữa tổng những người thất nghiệp trên cho tổng
lực lượng lao động. Người thất nghiệp là người không có việc làm nhưng có khả
năng làm việc và đang tìm kiếm một công việc. Định nghĩa về lực lượng lao động và
thất nghiệp thì khác nhau ở mỗi nước.( World Bank).
- Chỉ số hiệu quả của chính phủ: chỉ số này đo lường dựa trên sự đánh giá về chất
lượng dịch vụ công, chất lượng phục vụ người dân và mức độ độc lập của chính phủ
với áp lực chính trị, chất lượng xây dựng các chính sách và độ tin cậy vào việc chính
phủ sẽ thực hiện đúng các chính sách đó. Thang điểm đánh giá từ -2,5 đến 2,5, điểm
số cao tương ứng với hiệu quả chính phủ tốt. (Worldwide Governance Indicators,
World Bank).
Các biến trong mô hình hồi quy
Các biến chính bao gồm: Venture_funding (đánh giá nguồn vốn đầu tư mạo hiểm
của các quốc gia), kiều hối (Remit_GDP), và tỉ lệ nền kinh tế phi chính
thức( Informality).
- Venture_funding được lấy từ WEF 2006- 2014, biến quỹ đầu tư mạo hiểm giúp giải
thích cho việc các doanh nhân di cư có thể tìm kiếm nguồn vốn tốt cho các dự án
nhưng phải chấp nhận sự rủi ro cao. Câu trả lời từ 1 đến 7 tương ứng với các mức

độ ưa thích đối với nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Chính phủ dùng các chỉ số này để
đánh giá sự cạnh tranh của nước mình so với các quốc gia khác từ đó thay đổi chính
sách phù hợp. Một nghiên cứu khác của (Webb at all 2013) cũng đã sử dụng
phương pháp khảo sát này.
- Informality được lấy từ tỉ lệ mà nhóm chúng tôi đo lường dựa trên bài nghiên cứu
của Schneuder (2010), người thường xuyên đo lường tỷ lệ phần trăm hoạt động của
nền kinh tế ngoài tầm kiểm soát của chính phủ để tránh thuế và các chi phí bắt buộc
trong các giao dịch trong nền kinh tế chính thức. Chúng tôi sử dụng các biến nguyên
nhân bao gồm các biến tự do kinh doanh, thu nhập bình quân đầu người, thuế trực
thu, hiệu quả của chính phủ, tỉ lệ thất nghiệp, Kích thước chính phủ, tự do tài chính
và các biến kết quả bao gồm tỷ lệ cung tiền, tăng trưởng lao động, tỷ lệ tham gia lực


×