1 Phân tích bài Bếp Lửa của bằng Việt 2 Thuyết minh về một loài cây quê em Cây xoài 3 Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích Con trâu 4 Thuyết minh về một loài cây ăn quả Cây chuối 5 Phân tích Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều 6Bình bài Mời trầu Hồ Xuân Hư
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.35 KB, 13 trang )
21 Phân tích truyện ngắn Làng của Kim Lân 9
22 Nghị luận bài Lặng lẽ Sa Pa 9
23 Phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long 9
24 Cảm nghỉ của em về “Những ngôi sao xa xôi ”của Lê Minh Khuê 9
25 Phân tích “Những ngôi sao xa xôi ”của Lê Minh Khuê 9
26 Phân tích bài Bếp Lửa của bằng Việt 9
27 Phân tích nhân vật bé thu trong " chiếc lược ngà " 9
28 Thuyết minh về một loài cây quê em [Cây xoài] 9
29 Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích [Con trâu 9
30 Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích [Con lợn] 9
31 Thuyết minh về một loài cây ăn quả [Cây chuối] 9
32 Phân tích Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều 9
33 Bình bài Mời trầu - Hồ Xuân Hương 9
Đề 28, 29,30,31
Đề 28: Thuyết minh về một loài cây quê em ( cây xoài)
Nếu mùa xuân đêm đến cho cảnh vật sự đâm chồi nảy lộc thì mùa hè là mùa của
cây cối ra hoa kết trái. Cứ đến mùa hè là quê em lại có biết bao thứ quả ngon : nào
lê, nào táo, nào mận, trong đó phải kể đến cây xoài. Xoài là một loại cây khá phổ
biến ở quê em và được nhiều người yêu thích vì sự thơm ngon và giá trị kinh tế của
nó.
Cây xoài rất dễ trồng vì chúng thích nghi tốt với khí hậu ở hầu hết các nơi trong
nước ta, đặc biệt là vùng Tây Nam Bộ. Cây xoài được ươm trồng từ hạt của nó đến
khi cây con cao khoảng 50 đến 60 cm sẽ được đem ra để trồng. Ở quê em, cây xoài
là một loài cây quen thuộc của mọi nhà, khi cây còn bé, lá của nó có màu xanh
mướt, mỏng dính và mềm mượt. Rễ của cây xoài là rễ cọc cắm sâu xuống để hút
các chất dinh dưỡng nuôi lớn cây, cây xoài có tuổi thọ cao có thể kéo dài đến mấy
trăm năm. Một năm cây xoài có hai mùa chín rộ vào mùa thu và mùa hè, nhưng
xoài chín vào mùa hè vẫn ngon hơn cả. Mùa xuân, cây xoài nở ra những chùm hoa
màu trắng , chụm lại với nhau như những ngọn đuốc nhỏ thắp sáng cả không trung.
Lớn lên, thân cây trở nên vững chắc, vỏ cây xoài sần sùi còn thân cây lớn có khi to
bằng vòng tay người lớn, lá cây cũng chuyển sang màu xanh đậm và cứng cáp hơn,
bóng của nó tỏa mát cả một góc sân. Vào mùa hè nóng nực, nhiều người thường
mắc võng ở thân cây xoài để nghỉ mát. Cây xoài nhìn thích mắt nhất là khi nó kết
trái, những chùm hoa rụng xuống để lộ quả xoài non đang dần nhú lên. Xoài non
có màu xanh mướt, hình thon dài như quả thận với một đầu to, một đầu nhỏ, vỏ
cứng nhưng rất mịn, ăn có vị chua và hơi chát. Những quả xoài nở chi chít thành
từng chùm, kéo phần cuống xoài trĩu xuống. Những bạn trẻ rất thích ăn món xoài
dầm làm từ xoài xanh trộn với bột ớt và đường. Quả xoài chín sẽ mềm hơn, thơm
ngon và có màu vàng từ lõi đến vỏ, ăn có vị ngọt. Xoài chín chỉ cần tước là phần
vỏ đã tách hẳn ra, không cần phải gọt như xoài xanh. Xoài chín thường được dùng
để làm các món sinh tố có lợi cho sức khỏe.
Mặc dù xoài được xếp vào loại quả nóng nhưng nó lại cung cấp rất nhiều vitamin
cần thiết cho cơ thể và là loại cây ăn quả được yêu thích trong mùa hè. Ở nước ta
có rất nhiều loại xoài ngon đã được xuất khẩu sang nước ngoài đem lại hiệu quả
kinh tể cao cho người dân, được biết đến nhiều nhất là xoài Cát và xoài Tượng.
Đây là hai loại xoài to hơn xoài bình thường, dài bằng bàn tay người lớn, ăn có vị
ngọt, lõi của nó khi chín không mềm nhũn như những loại xoài khác mà vẫn giữ
được độ rắn chắc và bám dính với phần vỏ. Ngoài ra còn có một số loại xoài nổi
tiếng như xoài Bưởi, xoài Cát Chu,...đều là những loại xoài được lựa chọn để nhân
giống. Vỏ của quả xoài chín được đem phơi khô và xuất hiện trong nhiều vị thuốc
dân gian trị các bệnh về đường ruột, đau răng hay viêm lợi. Cây xoài không chỉ
cung cấp cho con người giá trị cao về mặt dinh dưỡng mà thân của nó cũng được
khai thác lấy gỗ để sản xuất các bộ bàn ghế, giường tủ,...
Xoài là một thứ quả đặc trưng vào mùa hè ở Việt Nam, vì giá trị dinh dưỡng và
thẩm mĩ cao của nó mà gia đình Việt thường dùng để bày lên mâm cúng tổ tiên vào
ngày lễ. Ở quê em vào mùa này, đi đến nhà ai cũng thấy có cây xoài sai trĩu quả,
người lớn thường thích ăn xoài chín vì vị thơm và mềm của nó còn trẻ em lại thích
những quả xoài xanh chua chua chát chát chấm với muối và ớt thì ngon tuyệt.
Em rất yêu thích cây xoài vì nó là loại cây cung cấp cho con người giá trị về mặt
kinh tế và dinh dưỡng từ thân đến quả. Ở Việt Nam và nhiều nước trên Thế giới,
cây xoài ngày càng được gây giống và trồng ở nhiều nới khác nhau trở thành một
loại cây ăn quả không thể thiếu trong cuộc sống của con người.
Đề 29: Thuyết minh về một loài vật nuôi có ích ( con trâu)
Việt Nam là một nước nông nghiệp, vì vậy có khá nhiều loài động vật được thuần
chủng từ xa xưa để phục vụ cho công tác làm nông của người dân. Ông cha ta có
câu “ Con trâu là đầu cơ nghiệp”, quả đúng như vậy, từ bao đời nay, con trâu đã
gắn bó với đời sống nông nghiệp của nông dân Việt Nam và được xếp vào loài
động vật có ích cho con người.
Con Trâu là loài vật xuất hiện ở vùng nông thôn, được coi là linh hồn của làng quê
Việt. Đây là loài vật bốn chân được con người thuần hóa từ trâu rừng thành trâu
nhà phụ vụ cho sản xuất nông nghiệp. Trâu là loài vật to lớn, khi trưởng thành
chúng có cân nặng dao động từ 200 đến 500 kg, chiều dài khoảng 1,5 đến 2m,
chiều cao khoảng 1m. Da trâu có màu đen và dày, được bao bọc bởi một lớp lông
tơ, sừng trâu khá to mọc theo hình cánh cung vững chắc ngay trên đỉnh đầu khiến
chúng trở nên khỏa khoắn và oai vệ hơn.
Cũng giống như loài bò, trâu là động vật nhai lại và không có răng hàm trên. Đuôi
của chúng dài gần bằng chiều cao có tác dụng phe phẩy để xua đuổi ruồi muỗi và
những loài bọ. Tai của trâu mọc ngay dưới sừng, to và rất thính, chúng có thể
nhanh chóng nghe được những âm thanh xung quanh mình. Móng của con trâu có
màu xám rất bền và cứng, chúng chỉ cao khoảng 15 đến 20cm nhưng rất chắc chắn,
giúp trâu có thể đi trên những địa hình hiểm trở và chịu được sức nặng lớn. Có thể
nói, trâu là loại động vật tượng trưng cho sự cần cù và chăm chỉ, món ăn chính của
trâu là cỏ, chăn trâu không hề vất vất vả, chỉ cần thả chúng ở bãi cỏ ngon là có thể
yên tâm nghỉ ngơi. Trâu thích đầm mình ở những bãi bùn mát, tuy to lớn nhưng
trâu lại khá hiền lành, không bao tự nhiên tấn công con người. Có lẽ vì thân hình to
lớn của mình mà bình thường trâu di chuyển khá chậm nhưng sức làm việc và chịu
đựng của nó khá tốt.
Trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, sức của chúng rất khỏe. Từ xưa, khi máy
móc còn chưa phát triển thì trâu là sức lao động chính, trong nhà dù nghèo khó đến
đâu chỉ cần có con trâu cũng không lo chết đói. Mỗi năm trâu cái có hai đợt sinh
sản, mỗi đợt trâu chỉ đẻ từ một đến hai con, trâu con còn có tên gọi là nghé, khi
sinh ra chúng có thể nặng tới 30kg. Tuổi thọ của trâu dao động từ 20 đến 30 năm,
trâu không phải loài vật dùng để cung cấp thức ăn hàng ngày cũng không phái là
loài vật dùng trong ngành công nghiệp sản xuất nhưng một số bộ phận trên cơ thể
của trâu vẫn góp mặt trong đời sống của con người. Da trâu dai và cứng thường
được thiết kế làm mặt trống, sừng trâu cứng cáp và khỏe khoắn được dùng làm tù
và, phân trâu rất tốt cho nhiều loại cây trồng. Người dân Việt Nam thường nhắc
đến loài trâu như một người bạn thân tình và chung thành:
“ Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta
Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây trâu đấy ai mà quản công”
Con trâu còn gắn bó với con người Việt Nam qua những lễ hội trọi trâu hằng năm ở
một số vùng như: Ba Vì, Đồ Sơn, Hải Lựu... Đây là một trong những lễ hội thể
hiện truyền thống văn hóa của dân tộc còn lưu giữ cho tới ngày nay. Trong những
lễ hội này, chúng ta được chứng kiến sức mạnh oai phong của loài trâu, cũng là cơ
hội để những con trâu thể hiện sự chắc khỏe của cặp sừng. Con trâu Việt Nam còn
xuất hiện gần gũi trong nền văn học của nước nhà, còn nhớ những câu thờ của nhà
vua Trần Nhân Tông : “ Mục đồng thổi sáo, trâu về hết”, đây cũng là hình ảnh đã
vào những bức tranh đông hồ về đất nước, con người Việt. Nhắc tới con trâu,
người ta thường nghĩ ngay đến khung cảnh yên bình trên những bãi cỏ, mục đồng
cưỡi trâu thổi sáo dưới ánh chiều tà, đằng xa là những cánh diều bay cao vút trên
những rặng tre xanh. Đó là bức tranh thiêng liêng của làng quê Việt.
Chính vì những đóng góp to lớn đó mà con trâu đã trở thành biểu tưởng của SEA
Game 22 Đông Nam Á được tổ chức ở Việt Nam. Hình ảnh chú trâu vàng khỏe
khoắn khoe tấm huy chương được coi là linh hồn của tổ quốc. Ngày nay, tuy công
nghệ khoa học đã phát triển, máy móc dần thay thế lao động của con người và
động vật thì loài trâu vẫn đang được bảo vệ và phát triển. Là một trong những biểu
tượng của 12 con giáp, con trâu vẫn luôn xứng đáng là loài vật được trân trọng bởi
sự hy sinh của chúng trong suốt chiều dài phát triển nông nghiệp nước nhà.
Đề 31: Thuyết minh về một loại cây ăn quả ( cây chuối)
Đất nước Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, cây cỏ quanh năm
tươi tốt, chính vì thế mà đất nước ta được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều loại
trái cây thơm ngon. Nói đến một loại cây ăn quả truyền thống của nước ta thì
không thể không nhắc tới cây chuối. Cây chuối được trồng từ Nam ra Bắc và phát
triển theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc. Em rất yêu thích cây chuối vì nó cung cấp
rất nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người.
Cây Chuối là loại cây rất dễ trồng, chúng sống được ở hầu hết các điều kiện đất đai
và khí hậu ở Việt Nam. Trên Thế Giới, cây chuối sinh sống và phát triển ở hơn 100
quốc gia. Cây chuối thuộc loại dễ chùm, thân cây khi trưởng thành dài khoảng 1,5
đến 2m, thuôn dài, có hình tròn và thẳng đứng. Với “ thân hình” khá thấp bé so với
các loại cây khác nên chuối thường được trồng thành từng ruộng, từng vườn.
Lá chuối non có màu xanh nhạt cuộn lại với nhau được bao bọc bởi những tàu lá
cứng, xanh đậm bên ngoài. Mỗi lá có một đường gân to dần đều từ phần ngọn đến
phần cuống, hai bên lá có rất nhiều đường gân nhỏ mọc song song và thẳng tắp.
Hoa chuối khi nở kết thành từng chùm hoa đực ở ngoài, hoa cái ở trong bọc lấy
phần bắp chuối. Quả chuối mọc thành từng buồng, mỗi cây chỉ có một buồng, mỗi
buồng dao động từ 5 đến 7 nải chuối. Có những buồng chuối to phải đến gần 100
quả.
Quả chuối thon dài bằng một găng tay người lớn, cong cong hình lưỡi liềm, khi
chưa chín quả chuối có màu xanh ,rất nhiều nhựa, ăn hơi chát và khó bóc vỏ.
Chuối chín vỏ có màu vàng ươm, mùi thơm và ngọt, chuối là loại quả rất tốt cho
đường tiêu hóa. Chuối có rất nhiều loại, tuy nhiên có hai loại chuối tiêu biểu hiện
nay là chuối tiêu và chuối tây, chuối tây ngắn, phần thịt dày hơn chuối tiêu. Ngoài
ra còn có một số loại chuối tiêu biểu như: chuối ngự, chuối mường, chuối
trứng,..mỗi loại đều có một đặc điểm riêng dễ phân biệt và đều thơm ngon.
Cây chuối không to như những loại cây cổ thụ khác, cũng không phải là loại cây
trồng để lấy bóng mát nhưng nó lại rất hữu dụng với cuộc sống con người. Thân
chuối không chỉ dùng làm thức ăn cho các loài gia súc mà còn dùng để làm phao,
người xưa tắm sông thường chặt thân chuối để tập bơi. Nhựa chuối được dùng để
mài sắc, làm sạch dao, búp chuối non có thể làm các món nộm dân gian truyền
thống, nõn chuối thái ra làm gia vị giống như các loại rau thường ăn kèm với bún,
phở. Lá chuối khô được dùng để gói bánh tẻ, bánh gai, bánh nếp,...những chiếc
bánh được gói bằng lá chuối có hương vị đậm mùi quê hương và rắn chắc. Trái
chuối xanh có thể nấu cùng với ốc, lạc ăn với cơm rất ngon và bùi.
Hiếm có loại cây nào mà mỗi bộ phận của nó đều cung cấp một công dụng khác
nhau như cây chuối và đặc biệt là quả chuối. Chuối chín chỉ cần ăn 2 quả đã thấy
no, người ta còn dùng chuối chín để làm sinh tố hay các món chè, kem chuối ăn
giải khát mùa hè. Các cô, các chị thường lấy vỏ chuối chín chà xát lên mặt để trị
những đốm mụn cám, mụn bọc, đây là bài thuốc dân gian tự nhiên mà rất an toàn
từ trái chuối.
Chuối cũng là một trong những loại quả đem lại tiềm năng kinh tế cao cho người
dân bởi không chỉ dễ trồng mà còn nhanh cho thu hoạch, không những thế chuối
còn có giá trị thẩm mĩ và trở thành loại quả không thể thiếu trên mâm cúng tổ tiên
của người Việt thể hiện sự kính trọng với ông cha. Chính vì những tác dụng tuyệt
vời của cây chuối mà ngày nay chúng được nuôi trồng nhiều ở khắp nơi trên cả
nước với hy vọng đem lợi một nguồn lợi kinh tế cao.
Chuối xuất hiện ở khắp mọi nơi trên cả nước, từ nông thôn đến thành thị, từ vùng
trung du đến đồng bằng, bao đời nay chuối đã trở thành loại cây dân dã quen thuộc
với người dân Việt. Nhiều người dân Việt đi xa nhắc tới thứ quả thân thương của
quê hương là nghĩ ngay tới quả chuối. Ở các nước phương Tây, chuối cũng là loại
cây được gây giống rất nhiều bởi tính sạch và an toàn của nó.
Đề 30: Bình bài “ Mời trầu” của Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương được nhắc đến trên văn đàn Việt Nam với danh hiệu là “ Bà chúa
thơ Nôm” không chỉ vì những lời thơ rắn rỏi, kiên quyết mà bà còn được biết đến
như một nhà thơ luôn luôn đấu tranh bảo vệ nữ quyền. Những bài thơ của Hồ Xuân
Hương chính là vũ khí chiến đấu mạnh mẽ nhất nhằm vào chế độ phong kiến mục
nát luôn chà đạp lên thân phận người phụ nữ. Nếu như “ Bánh trôi nước” là những
lời thơ nhẹ nhàng thế hiện khao khát được yêu thương của người phụ nữ thì “ Mời
trầu” lại là bài thơ với giọng điệu độc đáo nói lên tấm lòng chan chứa hy vọng
được trân trọng của chính nhà thơ.
Bài thơ bốn câu ngắn gọn nhưng lại hàm chứa những lời bộc bạch chân thành của
Hồ Xuân Hương:
“ Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ luôn phải sống dưới sự áp đặt, giáo lí
bất công của xã hội, Hồ Xuân Hương cũng không ngoại lệ, số phận của bà long
đong lận đận tìm bến đỗ nhưng cả hai lần chồng đều chết sớm.Nỗi đau tinh thần
của Hồ Xuân Hương được bà gửi gắm và từng câu thơ, bà chỉ mong có người tri kỉ
thấu hiểu, thắm duyên cùng mình. Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh trầu cau, là
hình ảnh quen thuộc , bình dị trong cuộc sống của người Việt, là thứ keo sơn gắn
bó hòa quyện tươi thắm cùng nhau. Người ta thường “ mời trầu” với khách để mở
đầu câu chuyện “ Miếng trầu là đầu câu chuyện” , trầu cau cũng là thứ không thể
thiếu trong lễ cưới hỏi của người Việt, thể hiện cho sự mặn nồng, gắn kết lứa đôi.
Những lời thơ “ mời trầu” chính là những lời tâm sự gửi gắm cho người quân tử
của Xuân Hương.
Nhà thơ dùng hình ảnh quả cau “ nho nhỏ”, miếng trầu “ hôi” với dụng ý khiêm
nhường, tấm lòng của Xuân Hương gửi gắm chỉ có vậy thôi, giản dị không cầu kì
mà chất chứa cả một tâm tình. Cái đắt ở đây là quả cau nhỏ và miếng trầu hôi ấy lại
cho chính tay Xuân Hương “ quệt rồi”, nhà thơ không chọn bất cứ ngôi xưng nào
thường dùng của người phụ nữ để xưng hô mà gọi đích thân tên mình, điều độc
đáo này có lẽ chỉ có ở thơ Xuân Hương. Lời thơ rắn rỏi, kiên quyết, thể hiện sự
chân tình, mỗi câu, mỗi chữ đều giản dị, đến ngay lời gọi người quân tử nhà thơ
cũng sử dụng từ “ này”, Xuân Hương không muốn thể hiện tình cảm một cách cầu
kì, xa vời mà nhà thơ thực sự thể hiện tấm lòng chân thật của mình với tri kỉ. Qua
lời thơ, có thể thấy được phẩm chất cao quý của Xuân Hương, người phụ nữ dám
nói lên tiếng lòng nức nở sau bao sóng gió vẫn chưa tìm được bến bờ hạnh phúc,
bà dám nói lên những khao khát của chính mình, nói lên một cách chân thành
không giấu diếm, không câu nệ.
Thơ Hồ Xuân Hương không cần mượn những hình ảnh cao sang mà vẫn đủ sức nói
lên tấm lòng cao quý, đáng trân trọng của người phụ nữ. Sự hòa quyện giữa cau,
trầu, và vôi tưởng chừng là những thứ bình thường lại tạo nên một màu đỏ thắm
thấm đượm tình người. Mượn hình ảnh giản dị ấy, nhà thơ đã thốt lên tiếng lòng
kháo khát mưu cầu hạnh phúc chính đáng của người phụ nữ:
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi”
Cái “ duyên” trong tình yêu đâu phải ai cũng tìm thấy được, con người đến với
nhau, thấu hiểu nhau cũng là do một chữ “ duyên” quyết định. Trải qua bao sóng
gió cuộc đời, duyên phận hẩm hiu mấy lần nhưng Xuân Hương vẫn tin vào hạnh
phúc, tin vào chữ “ duyên” của đôi lứa, bà khao khát một lần “ thắm” lại với người
tri kỉ như miếng trầu bình dị kia. Nếu ở hai câu đầu, lời thơ rắn rỏi, kiên quyết bao
nhiêu thì ở hai câu thơ cuối, lời thơ lại mộc mạc, chân thành bấy nhiêu. Ước
nguyện nên duyên thắm tình của Xuân Hương cũng chính là những tiếng lòng thổn
thức của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đương thời bất công, cổ hủ. Họ cần
được sự che chở, thương yêu và trân trọng. Người quân tử nếu đã là “ duyên” thì
mong hãy “ thắm” lại, đượm tình như sự gắn kết của miếng trầu tươi, chứ đừng
phũ phàng, chia rẽ như màu xanh của lá, màu bạc của vôi.
Những lời thơ của Hồ Xuân Hương đã khép lại cách đây mấy trăm năm nhưng sức
vang vọng của nó vẫn còn sống mãi. Là nhà thơ của nữ quyền, Hồ Xuân Hương đã
dùng ngòi bút sắc sảo của mình viết nên những tâm sự, khát khao hạnh phúc chính
đáng của người phụ nữ. “ Mời trầu” của Hồ Xuân Hương là tiếng lòng chân thật,
đẹp đẽ của nhà thơ với khao khát được yêu thương, được trân trọng. Vì những
đóng góp to lớn đó mà Hồ Xuân Hương đã trở thành một trong những nhà thơ tiên
phong trong phong trào đấu tranh vì nữ quyền từ bao đời nay.
Đề 31: Phân tích đoạn trích “ Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”
Nhắc tới Nguyễn Du là người ta nhớ ngay tới Truyện Kiều – một kiệt tác văn học
bất hủ của dân tộc. Trong suốt 15 năm lưu lạc, đớn đau, Thúy Kiều đã phải trải qua
rất nhiều cuộc chia ly với gia đình, người yêu nhưng có lẽ trường đoạn “ Thúc Sinh
từ biệt Thúy Kiều” là cuộc chia ly xót xa và ngậm ngùi hơn cả bởi nó đã đẩy kiều
trở lại chốn thanh lâu lần thứ hai. Đây cũng được coi là một trong những trích đoạn
tả cảnh hay nhất của Truyện Kiều.
Cuộc chia ly, từ biệt giữa Thúy Kiều và Thúc Sinh mở đầu bằng niềm chua xót:
“Người lên ngựa, kẻ chia bào,
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Dặm hồng, bụi cuồn chinh an,
Trông người đã khuất mấy ngàn dâu xanh. ”
Thúc Sinh tuy không phải là người đầu tiên Thúy Kiều yêu mến như Kim Trọng,
thậm chí chàng còn được xem là một người đàn ông nhu nhược khi không thể bảo
vệ Thúy Kiều khỏi cơn ghen của Hoạn Thư. Thế nhưng Thúc Sinh là người đã cứu
vớt Kiều ra khỏi chốn thanh lâu, thoát khỏi bàn tay nham hiểm của Tú Bà. Vì vậy,
Thúc Sinh với Thúy Kiều vừa là người có ơn lại vừa là người để nàng dựa dẫm khi
đã rơi vào sự tuyệt vọng của số phận.
Ý trời có duyên vô phận, chịu đủ mọi thiệt thòi khi làm lẽ chỉ mong có được chốn
yên lành để nương tựa nhưng một lần nữa Thúy Kiều lại phải dứt tình với người
thân thương. Hoàn cảnh bẽ bàng đã đẩy hai con người tới cuộc chia ly xót xa, đau
buồn. Một mặt Thúc Sinh lên ngựa mà lòng còn chưa dứt, Kiều thì lưu luyến bịn
rịn nhìn người ra đi. Cuộc chia ly như đã nhuốm lên cảnh vật xung quanh một màu
“ quan san” của sự đau buồn, giống như Nguyễn Du đã từng viết “ Người buồn
cảnh có vui đầu bao giờ”, trong hoàn cảnh ấy, ta có thể hình dung nàng Kiều đứng
nơi đây nhìn bóng quân lang xa dần trong làn bụi của vó ngựa chạy xa. Khi hình
bóng Thúc Sinh khuất dần sau ngàn dâu xanh cũng là lúc Kiều trở về với nỗi cô
đơn, lẻ bóng, rồi đây nàng lại rơi vào hoàn cảnh “ thanh lâu hai lượt, thanh y hai
lần”, cuộc chia ly đã kéo theo những rằn vặt đau đớn trong tâm hồn Kiều:
“Người về chiếc bóng năm canh,
Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi,
Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường. ”
Hai con người trong cuộc chia ly, Kiều nơi đây lẻ bóng “ năm canh” lặng lẽ, Thúc
Sinh trên dặm đường xa xôi một mình. Tất cả những hạnh phúc tưởng chừng như
đã viên mãn vừa chớm nở đã chợt vụt tắt. Kiều thoát khỏi chốn thanh lâu chưa kịp
hưởng những ngày mặn nồng với Thúc Sinh đã phải dứt tình đôi lứa. Hình ảnh
người phụ nữ lẻ loi trong sự tan vỡ càng làm hiện lên rõ nét thân phận hẩm hiu, xót
xa của nàng Kiều. Nhịp thơ trở nên chầm chậm, người đọc cảm nhận được sự tổn
thương của Thúy Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh ước lệ “vầng trăng” của
hạnh phúc lứa đôi tưởng rằng là thứ vĩnh hằng đã “ xẻ làm đôi” , câu thơ càng làm
thấm thía nỗi bất hạnh, đớn đau trong tâm trạng Kiều lúc này.
Ngay đến cả hình ảnh chiếc gối tượng trưng cho sự viên mãn trong cuộc sống vợ
chồng nay cũng lẻ loi như chính chủ nhân của nó, sự trống trải trong tâm hồn Kiều
tỏa ra không gian, sự vật một màu u buồn, lặng lẽ. Tình duyên đã dứt, Kiều đành “
ngậm đắng nuốt cay”, những lời thơ của Nguyễn Du là những khúc ca ai oán về
thân phận “ bèo dạt mây trôi” của Thúy Kiều, Kiều đã trải qua rất nhiều cuộc chia
ly trong nước mắt nhưng cuộc chia ly với Thúc Sinh là cuộc chia ly của sự tuyệt
vọng, bẽ bàng và tủi nhục.
Bằng ngòi bút nhận đạo, Nguyễn Du đã khắc họa cuộc chia ly giữa Thúy Kiều và
Thúc Sinh như một niềm cảm thông sâu sắc với khao khát hạnh phúc chính đáng
của người phụ nữ . Qua đó ông muốn lên án những thế lực xấu xa, những con
người nham hiểm trong xã hội lúc bấy giờ như Tú Bà, Sở Khanh, Hoạn Thư.. đã
chà đạp, giày vò người phụ nữ mỏng manh, đức hạnh đến bước đường cùng.
Truyện Kiều được xếp vào hàng kiệt tác của nền văn học nước nhà, tác phẩm đã
đưa Nguyễn Du trở thành đại thi hào của dân tộc. Truyện Kiêù là tác phẩm nổi
tiếng của Việt Nam, là lời ca khóc than cho số phận người phụ nữ trong xã hội xưa
không được làm chủ số phận của mình. Trích đoạn “ Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”
là đoạn trích đặc sắc trong tác phẩm bởi nó đã thốt lên tiếng lòng ngậm ngùi, cay
đắng của Thúy Kiều trước cuộc hôn nhân tan vỡ với Thúc Sinh. Đoạn trích còn
thành công bởi ngòi bút tả cảnh điêu luyện của Nguyễn Du và trở thành một trong
những đoạn trích tả cảnh hay nhất trong Truyện Kiều .
Đề 27: Phân tích bài “ Bếp lửa” của Bằng Việt.
Tuổi thơ trôi qua ai cũng có những kỉ niệm dấu yêu không thể nào quên. Đó là
những kỉ niệm thiêng liêng nhất trong cuộc đời mỗi con người, nó nâng bước ta đi
trên những chặng đường của cuộc sống, nó tiếp sức cho ta mỗi khi gặp khó khăn và
luôn là nỗi niềm thương nhớ lại nao nức khi nhớ về. Nhà thơ Bằng Việt cũng có
những kỉ niệm khắc sâu trong tâm trí về một thời trẻ thơ được sống bên người bà
mến yêu. Bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt không chỉ là khúc ca tâm tình êm ấm
của chính nhà thơ với bà của mình mà nó còn được coi là một trong những bài thơ
hay về tình cảm con người.
Những hình ảnh xúc động về người bà được gợi lại qua hình ảnh nồng ấm của bếp
lửa, nơi tuổi thơ của tác giả được sống trong những tháng ngày êm ấm, hạnh phúc:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa”
“ Bếp lửa” được viết vào năm 1963 khi tác giả đang du học ở nước ngoài, thời
gian sống nơi đất khách quê người, nỗi nhớ quê hương đất nước gắn liền với hình
ảnh người bà thân thương in đậm trong tâm tưởng. Dòng hồi ức về người bà kính
yêu được khơi gợi từ hình ảnh của bếp lửa, một thứ từ lâu đã trở nên thân quen với
người đân Việt, là nơi thấp sáng tình cảm ấm cúng, hạnh phúc của mỗi gia đình.
Với nhà thơ, chiếc bếp lửa càng trở nên gần gũi khi nó còn sáng mãi cả một tuổi
thơ của người cháu cũng là “biết mấy nắng mưa” bà đã trải qua. Tám năm ròng
tuổi thơ sống dưới bàn tay tần tảo, chăm sóc của người bà là khoảng thời gian yên
bình nhất của cuộc đời nhà thơ. Chính chiếc bếp lửa ngày nào còn đang chập chờn
trong tư tưởng đã chứng kiến cả tuổi thơ tươi đẹp của người cháu, ngọn lửa cháy
sáng trong hồi ức gửi về quê hương nỗi niềm kính yêu, trân trọng của cháu với bà.
“Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi
Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gâỳ
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay”
Ở những câu thơ tiếp theo, tháng ngày sống bên bà hiện về càng rõ nét, chân thực.
Lời thơ giản dị chạy dài theo mạch cảm xúc nhung nhớ của người cháu. Đó là
những năm tháng đất nước còn chiến tranh, nạn đói năm 1945 đang hoành hành,
tuổi thơ của người cháu là những năm tháng đau thương của đất nước. “ Mùi khói”
của cả quãng thời gian đói khổ chất chứa nỗi cực nhọc, vất vả của hai bà cháu đến
giờ khi nghĩ lại vẫn thấy “ sống mũi còn cay”. Nhưng cũng chính “ mùi khói” đó
đã xua đi nỗi ám ảnh về sự chết chóc của nạn đói năm nào trong tâm hồn trẻ thơ.
Lời thơ giản dị, mộc mạc như đang viết những trang hồi kí đã đem đến cho người
đọc những cảm nhận chân thực nhất về hoàn cảnh của hai bà cháu, chính bếp lửa
của người bà đã xua đi sự u ám xung quanh người cháu, để cháu được sống với
một tuổi thơ trọn vẹn yêu thương, hạnh phúc.
“ Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm bếp
Tu hú kêu trên những cách đồng xa
Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà
Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế
Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!”