Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

BTL PLC S7 200 điều khiển hệ thống đóng mở cửa tự động cho cổng ra vào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 43 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bài tập lớn : Điều khiển lập trình
Số : ………..08…….
Họ và tên HS-SV :
-

Đỗ Đức Toản
0841040121
Nguyễn Anh Tú
0841040112
Phạm Văn Tụ
0841040105
Nguyễn Xuân Tuyến
0841040124
Hoàng Vũ
0841040085
Lê Tuấn Vũ
0841040078
Nguyễn Thị Yến
0841940092

Lớp: ĐH Điện 2

Khóa : 8

Khoa: Điện


Giáo viên hướng dẫn : Bùi Thị Khánh Hòa
NỘI DUNG
Đề tài : Ứng dụng PLC S7-200 của Siemens điều khiển hệ thống đóng mở cửa
tự động cho cổng ra vào khu A ĐHCNHN
Mô tả : Điều khiển tự động đóng mở của ra vào khi có người hoặc xe ra vào ,
có khả năng đếm số lượng người và xe ra vào, cảnh báo khi có người đột nhập
ngoài giờ làm việc, có các thiết bị bảo vệ động cơ ( khi mất pha, sự cố do kẹt
cửa …)
PHẦN THUYẾT MINH
Yêu cầu về bố cục nội dung
1


Chương 1

: Tìm hiểu về đóng mở cửa tự động < 10 trang.

Chương 2 : Giới thiệu về PLC S7-200 < 10 trang.
Chương 3: Thiết kế hệ thống điều khiển tự động đóng mở cửa tự động
3.1 Yêu cầu công nghệ
3.2 Lựa chọn thiết bị( cảm biến, rơ le, công tắc hành trình, nút ấn, PLC …)
3.3 Sơ đồ đấu nối ( mạch điều khiển, mạch lực )
3.4 Giản đồ thời gian ( lưu đồ thuật toán)
Chương 4 : Kết luận

2


Mục lục


CHƯƠNG 1 TÌM HIỂU VỀ ĐÓNG MỞ CỬA TỰ ĐỘNG
I)

Giới thiệu chung về Cửa tự động (Automatic door)

Xã hội hiện đại, nhu cầu đa dạng và đòi hỏi về sự tiện nghi của cuộc sống
không ngừng được nâng lên, các toà nhà văn phòng cao ốc hiện đại tiện nghi
ngày càng nhiều việc ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình quản lý điều
hành là rất cần thiết cho việc giảm thiểu nhân sự tiết kiệm thời gian, tiền bạc.
Đứng trước yêu cầu đó các công ty và các hãng sản xuất đã tạo ra những bộ
cửa có tính tự động hóa cao đáp ứng nhu cầu đi lại của con người. Ngày nay,
cửa trượt đang dần trở thành khuynh hướng thiết kế của thời đại mới bởi các
ưu điểm vượt trội của nó như:
khả năng sử dụng với mật độ lưu thông cao, tốc độ đóng mở nhanh và
tính an toàn, tiết kiệm diện tích. Hiện nay cửa trượt tự động còn vươn
lên một tầm cao mới với các kỹ thuật hiện đại như khả năng vận hành bằng
điều khiển từ xa hay mắt điện tử thông minh.
II ) Các đặc tính vượt trội của cửa trượt tự động:
1/Tính đơn giản:
Lắp đặt dễ dàng, thuận tiện, dễ điều chỉnh.
2/Tính kỹ thuật: Tối ưu hóa trình tự hoạt động, nâng cao khả năng
3


chống gió, tăng cường giảm thiểu tiếng ồn.
3/Độ tin cậy: Kêt cấu bộ điều khiển được tối ưu hoá, bền và ít xảy ra sự
cố, đóng mở ổn định.
4/Tính linh hoạt: Bằng việc kết hợp chức năng của các bộ phận, người sử
dụng có thể thực hiện được thêm nhiều chức năng khác.
Với kỹ thuật


lần đầu tiên được ápdụng là thêm cơ năng vào bộ phận điều

khiển, cửa trượt tự động có thể thực hiện thêm các chức năng mới như hoạt
động liên thông nhiều cửa, hiển thị nhắc nhở chuông cửa, điều chỉnh ngữ
âm và điều khiển trung ương...
- Với bộ điều khiển kết hợp với bộ tắt mở gắn ngoài, có thể mở rộng
cửa từ 20-90%, tiết kiệm năng lượng tối đa.
5/Tính an toàn :Cửa sẽ tự động khởi động lại khi gặp vật cản, sensor vật cản
III, Một số hệ thống của tự động
1. Hệ cửa tự động tự trượt thẳng 2,3, hoặc 4 cánh:

4


sẽ linh hoạt hơn và phạm vi điều chỉnh sẽ được mở rộng, dễ mở khi mất điện

5


2. Hệ cửa tự động mở quay 02, 03 hoặc 04 cánh.

6


IV) Cấutạo
1/ Đặc điểm chung
Là hệ thống cửa trượt tự động cao cấp có thể đáp ứng được các yêu cầu
cao về cấu hình cũng như kích cỡ theo yêu cầu của khách hàng, dòng sản
phẩm này bao gồm nhiều chủng loại. Hệ thống bao gồm :

Khung bao
- Bằng nhôm định hình
- Được thiết kế lắp đặt treo tường hoặc trần nhà
- Kích thước : axb mm (caoxrộng)
- Ray trượt bằng plastic gia cường, chống ồn
Nắp hộp khung bao
- Bằng nhôm định hình
- Được thiết kế liên kết với khung bao để mở một cách dễ dàng và êm
ái, có dây cáp an toàn bằng thép chống rơi và giá đỡ khi mở nắp (option )

7


Bộ phận vận hành cửa trượt bao gồm: motor , bộ phận điều khiển
(PLC), mắt cảm biến hồng ngoại, hộp kỹ thuật, dây codoa.

2. Mô tơ: (DC Brushless Motor ) đây là loại mô tơ điện một chiều không sử
dụng chổi than cho phép cửa hoạt động với tần suất cao mà không bị
nóng. Với moment xoắn lớn cộng với hệ thống gá được chế tạo đặc biệt
giúp cho sự vận hành của cửa hết sức nhẹ nhàng không bị rung. Tải
trọng tối đa cho 02 cánh cửa lên tới 250 kg hoặc 150 kg cho cửa 1 cánh

8


3. Bộ điều khiển (MICIM Controler) Sử dụng PLC , lập trình hệ thống cho
phép đảm bảo nhiều chức năng đóng mở có thể, kết hợp với các thiết bị
khác như đầu đọc thẻ, sensor, an toàn và đảm bảo độ an toàn cao. Trong
khi đang mở cửa hoặc đóng cửa, nếu gặp chướng ngại vật của sẽ dừng lại
và đổi chiều sau đó sẽ từ từ đóng lại hoặc mở ra. Nếu sau 3 lần gặp vật

cản cửa sẽ giữ nguyên ở vị trí mở và sẽ hoạt động trở lại khi có tín hiệu từ
sensor.
4. Mắt cảm biến hồng ngoại
Toàn bộ hệ thống cửa tự động đều dung mắt cảm biến hồng ngoại HORTON
của Nhật hay của Thụy điển, Bỉ cho phép cửa có tầm quét xa nhạy và liên tục.
5. Hộp kỹ thuật (Rail base). Được chế tạo từ hợp kim nhôm với độ cứng cao
giúp cho khung cửa chắc khỏe và đặc biệt không bị mài mòn trong quá
trình sử dụng
V/ Các phụ kiện
1/Khoá cơ điện
- Bảo đảm cánh cửa được khoá ở vị trí đóng
- Trọn bộ với board điều khiển và đầu nối gắn với
board xử lý E100
- Được kích hoạt bằng nút mở từ phía trong và thiết kế
kết nối thiết bị mở từ phía ngoài
- Sự vận hành tiêu chuẩn : mở cửa với chế độ1 chiều ban đêm, trường
hợp đặc biệt có thể lập trình mở với chế độ tự động (automatic)
2/Giám sát khoá


- Thiết bị từ tính kiểm soát chính xác sự hoạt động của khoá và thẩm tra tình
trạng khoá cánh cửa

- Trong trường hợp khoá hoạt động không bình thường, một tín hiệu báo lỗi thể
hiện trên bàn phím (có thể kết nối
với đèn nháy hoặc còi báo )
3/Bình điện và mạch sạc
- Trường hợp cúp điện, bình điện bảo đảm sự hoạt động của cửa liên
tục trong 30 phút
- Được cung cấp với mạch kiểm soát tình trạng và sạc

bình
- Đèn LED báo tình trạng: sạc đầy, đang sạc
- Đèn LED báo nguồn điện chính: ON – OFF
- Được thiết kế cho hoạt động
•Mở một lần
•Đóng một lần
•Sử dụng liên tục (với lựa chọn đóng hoặc mở lần cuối cùng)
4/Tia an toàn (photocell )
- Bao gồm bộ phát &bộ nhận và dây cáp (5m )
- Nguồn cấp :24VAC– 24VDC


- Dòng điện : 70mA
- Gióng hàng : tự động
- Góc lệch: +-5 độ.
- Khoảng cách 5m.
- Cấp bảo vệ IP6.
- Nhiệt độ làm việc; -20 đến 55 độ C

CHƯƠNG 2:GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PLC
1. Cấu trúc phần cứng

PLC (Programmable Logic Controler) là thiết bị điều khiển lập trình được hay
khả trình, cho phép thực hiện linh hoạt các thuật toán điều khiển logic thông qua
một ngôn ngữ lập trình. Thực chất nó là một hệ vi xử lý có những ưu điểm mà
các hệ vi xử lý khác không có được và được cài đặt sẵn hệ điều hành với chức
năng có thể lập trình điều khiển được.
a) Hệ điều hành
Chứa chương trình hệ thống dùng để xác định các cách thức thực hiện chương
trình của người sử dụng, quản lý các đầu vào ra, phân chia bộ nhớ RAM trong

và quản lý dữ liệu
b) Bộ nhớ chương trình
Lưu giữ chương trình điều khiển, khi PLC hoạt động nó sẽ đọc và thực hiện
chương trình được nghi trong bộ nhớ này.
c) Bộ đệm đầu vào ra (buffer)
Là vùng nhớ đệm cho các đầu vào ra, các vùng này chiếm một phần của RAM.


d) Bộ định thời (timmer), bộ đếm (counter).
Trong CPU có các bộ định thời, các bộ đếm có nhiều chức năng khác nhau. Từ
chục đến vài trăm
Timer: TON, TOFF, TOR…
Counter: CT, CU, CD, CUD
e) Vùng nhớ dữ liệu
Không giống như vùng nhớ chương trình.Vùng nhớ này được sử dụng lưu kết
quả của chương trình người sử dụng.
Vùng nhớ bit hay còn goi là nhớ cờ (Internal Relays) thường được ký hiệu là M
được sử dụng lưu dữ liệu logic.
Vùng nhớ byte, word các vùng nhớ này có thể đọc được ngoài ra còn có các
vùng nhớ đặc biệt thường thêm ký kiệu S(special).
d) Bộ vi xử lý CPU
Bộ vi xử lý gọi các lệnh trong bộ nhớ chương trình để thực hiện một cách tuần
tự theo chương trình.
e) Bus vào ra
Trong PLC dữ liệu trao đổi giữa bộ vi xử lý và các Module vào ra thông qua
bus vào ra. Hệ thống bus được chia làm 3 loại: Bus địa chỉ, bus dữ liệu và bus
điều khiển.


2.


Phân loại:

a. Micro PLC:
Có cấu trúc Onboard và thường sử dụng trong các ứng dụng nhỏ như chiếu
sáng, mở cửa, trong một máy phát điện tự động nhưng tuy là nhỏ nhưng Micro
PLC được ứng dụng dất nhiều và đa dạng.
Ví dụ: Logo, Zen, MicroSmart Relay…

Logo (Siemens)
b. Mini PLC:

Zen(Omron)


Có cấu trúc Onboard nghĩa là trên CPU có thể tích hợp toàn bộ các chức năng
như: Module nguồn, module vào/ra, cổng đọc tốc độ cao HSC (Hight Speed
Counter), bộ Timer/Counter và các bộ pin nhớ...
Ví dụ: Như các loại S5 – 900/950, S7 – 200 hoặc MicroSmart IDEC, CPM1
Omron, FX Mitsubishi…

c. Medium: PLC:
S7 – 300 Siemens, A1SHCPU Mitsubishi, FA IDEC,…Có cấu trúc module và
được sử dụng trong các hệ thống vừa và trung bình. Các module mở rộng cũng
bao gồm các module như ở PLC cỡ lớn.
d. Great PLC: PLC S7 - 400, PCS, DCS.
Có cấu trúc dạng module, có khả năng sử dụng các ngôn ngữ bậc cao trong lập
trình máy tính…
+ Module nguồn.
+ Module vào ra (A/D): AI, AO, DI, DO, DI/DO, AI/AO hoặc AI/DO hoặc

DI/AO.
+ Module truyền thông: Mạng Modbus, AS-I, Profilebus, Devinet, CC-Link…
+ Các module đặc biệt: PID, điều khiển động cơ Secvor, bước, bộ đếm tốc độ
cao…


3. Chế độ làm việc và vòng quét
a. Chế độ làm việc
- Chế độ nghỉ (Stop mode): Ở chế độ này dừng không sử lý các chương trình
điều khiển và người lập trình có thể cài đặt chương trình điều khiển từ máy PC
sang PLC hoặc ngược lại.
- Chế độ chạy (Run mode): Ở chế độ này PLC thực hiện chế độ điều khiển và
làm việc theo chu trình vòng quét:
- Chế độ làm việc trung gian giữa chế độ chạy và chế độ nghỉ, khi ở chế độ này
(Term) thì ta có thể chuyển sang chế độ RUN hoặc STOP bằng phần mềm (bấm
chuột trên thanh công cụ trên màn hình PC).
- Lỗi (Error): là một chế độ làm việc đăc biệt để báo lỗi chương trình, truyền
thông hoặc phần cứng vật lý của hệ thống.
b.Vòng quét (Scan)
PLC thực hiện chương trình theo vòng quét như hình

Scan Time
Dữ liệu từ DI/AI vào vùng đệm đầu vào
Thực hiện chương trình
Truyền thông nội bộ và kiểm tra lỗi
Đưa dữ liệu từ bộ đệm tới đầu ra

Start mode

4.


Các thiết bị phụ trợ.

Là các thành phần: phần cứng, phần mềm giúp PLC giao tiếp với con người và
đối tượng điều khiển hay với một thiết bị điều khiển khác


a. Phần cứng;
+ Máy tính (PC)
+ Cáp truyền thông giữa PC và PLC
+ Card truyền thông
+ Máy quét (scaner)
+ Cảm biến (Sensor)
………..
b. Phần mềm:
Để lập trình PLC thì chúng ta sử dụng các phần mềm chuyên dụng của các
hãng sản xuất và phù hợp với loại PLC chúng ta dùng.
Ví dụ: Step 7, GX, WinLDR, SysWin, RSlogix 500…
5. Ngôn ngữ lập trình

Một số phần mềm lập trình hỗ trợ cả 3 ngôn ngữ lập trình STL, LAD, FBD
nhưng phần còn lại chỉ thường hỗ trợ 1 hoặc 2 ngôn ngữ LAD và STL.
- STL (Statement List): Liệt kê lệnh.
- LAD (Ladder Diagram): Ngôn ngữ hình thang.
- FBD (Function Block Diagram): Khối chức năng.
6. Cấu trúc chương trình điều khiển
a. Chương trình tuyến tính
Toàn bộ chương trình điều khiển được viết trong một khối lớn. → tính thời gian
thực không cao vì trên một vòng quét PLC phải thực hiện tất cả các lệnh được



viết trong chương trình. Phương án viết chương trình tuyến tính thường được
lựa trọn khi mới làm quen lập trình. Chỉ nên áp dụng cho các bài toán nhỏ.
- Ưu điểm: Quan sát toàn bộ chương trình điều khiển một cách dễ dàng đối với
chương trình nhỏ, ngắn.
- Nhược điểm: Các thuật toán lặp lại nhiều lần thì sơ đồ cấu trúc tuyến tính
không phù hợp với những bài toán phức tạp trở nên khó quan sát được toàn bộ,
thực hiện mất nhiều thời gian tín thời gian thực bị ảnh hưởng.
b. Chương trình có cấu trúc:
Ngoài chương trình chính (Main Programme) thì có các chương trình con
(Subroutine). Chương trình con được gọi bởi các trường trình chính hoặc một
chương trình con khác. Mỗi chương trình con thường được viết để thực hiện
một chức năng và có thể được chương trình mẹ gọi tới nhiều lần trong một vòng
quét. =>Tổ chức chương trình mẹ đơn giản, có thể thời gian của vòng quét
được rút gắn. Chương trình rễ hiểu, dễ bảo chì…
Subroutine: (Sb)
Sb1
Sb2

Sb3
Sub4
Sub5

- Ưu điểm: Giải quyết nhiều bài toán lớn có cấu hình phức tạp tính thời gian
thực cao hơn…
- Nhược điểm: Khó quan sát và giám sát được hệ thống khi nó đang làm việc.


CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ
3.1.YÊU CẦU CÔNG NGHỆ

Đặc điểm đối tượng:
Cổng vào ra riêng biệt: trạng thái bình thường đều đóng.
Trong thời gian từ 22h00-6h00 2 cổng đều đóng và ko mở được dù có xe vào ra.
Hệ thống cảnh báo nếu cố tình ra vào (đột nhập) được hoạt động.
Từ 6h00-22h00 hệ thống đóng mở cửa tự động, có đếm số lượng xe ra, vào nếu
nhân viên Bảo Vệ muốn cho xe ra vào, nếu không muốn cho xe ra/vào thì cổng
ra/vao không được tự động mở và xe cố tình ra/vào sẽ có cảnh báo.
3.2. LỰA CHỌN THIẾT BỊ
3.2.1 Tính toán các thiết bị cần dùng

Tên thiết bị

Số lượng

PLC S7-200

1

Bộ chuyển đổi nguồn AC-DC

1

Bộ lưu điện(UPS) (phòng khi mất điện)

1

Động cơ một chiều

2


Cảm biến hồng ngoại

2

Rơle một chiều

4

Cánh cửa

4

Nút ấn

4

Công tắc hành trình

4

Camera

2


Chuông báo động

2

Đèn cảnh báo


2

Contactor

4

3.2.2.Lựa chọn thiết bị cho bài toán đóng mở cửa tự động
3.2.2.1Cảm biến hồng ngoại
* Giới thiệu chung
a/Nguyên tắc hoạt động
Cảm nhận sự biến đổi nhiệt độ của môi trường để tạo ra tín hiệu điện tiếp tục xử

b/Phạm vi ứng dụng
Ứng dụng rộng dãi trong thực tế:
-

Trong chế tạo robot

-

Trong điều hòa nhiệt đọ ứng dụng Intelligen eye là một cảm biến có khả
năng dò hoạt động của con người trong phòng. Khi không có chuyển động cảm
biến sẽ điều chỉnh bằng cách tăng hoặc giảm 2 độ C để tiết kiệm 20% năng
lượng đối với chế đọ làm lạnh và 30% năng lượng đối với chế độ sưởi ấm.Việc
cũng sẽ làm giảm lãng phí năng lượng nếu như bạn quên không tắt điều hòa.


-


Trong ứng dụng chế tạo cửa tự động ,thang máy…
* Lựa chọn cảm biến
Cảm biến kích hoạt cửa HR942D do hang HOTRON nhật bản sản xuất có bảng
thông số kỹ thuật như sau:


Trong đó : 2 cáp màu xám(Gray) được nối với nguồn điện, 2 cáp màu vàng
được nối với đầu ra


Với Wide là bể rộng nhất của chum tia cảm biến có thể phat hiên và Narrow là
vùng làm việc phát hiện chum tia tốt nhất của cảm biến(hay bề hẹp)


3.2.2.2/Bộ lưu điện UPS
a/Vấn đề đặt ra
Để ngăn chặn các sự cố về an toàn dữ liệu và an toàn hệ thống khi có sự cố điện
từ nguồn điện lưới, bộ lưu điện UPS là giải pháp được lựa chọn
b/Các loại UPS


UPS bao gồm hai dòng chính online và offline :
Dòng offline: khi nguồn điện lưới còn đáp ứng được, nó sẽ được đưa thẳng tới
thiết bị sử dụng. Trường hợp có sự cố về nguồn điện lưới, bộ chuyển mạch sẽ
chuyển sang chế độ dùng ắc quy, dòng điện một chiều từ ắc quy sẽ được biến
đổi thành dòng xoay chiều phù hợp cho thiết bị sử dụng. Với nguyên lý hoạt
động như trên, ta thấy dòng offline có nhược điểm là khi chuyển mạch dòng
xoay chiều sẽ có độ trễ nên các thiết bị có sự nhạy cảm cao sẽ không phù hợp
với loại ổn áp này
Dòng online: ngay cả khi nguồn điện lưới còn đáp ứng được nó cũng không

được đưa thẳng tới thiết bị sử dụng mà phải đưa qua bộ chuyển mạch thành
dòng một chiều nạp vào ắc quy, rồi từ ắc quy dòng điện môt chiều lại được biến
đổi trở lại thành dòng xoay chiều và cấp cho thiết bị sử dụng. Với nguyên lý
hoạt động này, nguồn điện cung cấp cho thiết bị sử dụng luôn được lấy từ ắc
quy nên có độ ổn định cao và không bị trễ như loại offline. Ngoài ra dòng
online còn có phần mềm quản lý đi kèm, có màn hình LCD giúp người sử dụng
thiết lập các thông số cho UPS hoạt động đúng theo nhu cầu hiện tại của mình
như hẹn giờ tắt mở, điều chỉnh điện áp…
c/Lựa chọn bộ UPS cho bài toán đóng mở cửa tự động dùng PLC
Chọn loại: Santak UPS online 1 KVA w/Software
Santak UPS online 1 KVA w/Software Được thiết kế dựa trên công nghệ True
Online Double Conversion, bộ lưu điện 1KVA cùng các thiết bị tùy chọn sẽ
cung cấp một giải pháp tổng thể, an toàn, tối ưu và hiệu quả cho các thiết bị có
yêu cầu khắt khe về năng lượng. Thiết bị thường dùng lưu điện cho các máy chủ
chuyên dụng nhỏ.Với Ăcqui tùy chọn có thể nâng thời gian lưu điện hoàn toàn
đáp ứng mọi nhu cầu khách hàng.
d/Lưu ý khi lựa chọn và sử dụng
-

Một chú ý hết sức quan trọng là bạn không được lợi dụng việc lưu điện
của UPS để tiếp tục làm việc mà hãy tranh thủ thời gian lưu các tài liệu và tắt


máy trước khi UPS hết điện, điều này giúp tuổi thọ UPS được lâu hợn
- Không để hở đầu ra UPS vì điện áp ra là dòng xoay chiều 100-240v rất nguy
hiểm.
- Để UPS nơi thoáng mát, tránh nơi có độ ẩm cao
- Khi nối thiết bị tải điện với UPS, phải tắt thiết bị tải điện trước khi được nối.
Sau đó, bật từng thiết bị tải điện lên.
Tất cả các ổ cắm điện đều phải được nối đất để bảo vệ.

Cho dù dây điện có được cắm vào ổ điện nguồn hay không, thì vẫn có dòng điện
tại ổ cắm đầu ra của UPS. Tắt UPS bảo đảm rằng không còn dòng điện ở các bộ
phận bên trong của UPS. Ðể đảm bảo không còn dòng điện ở ổ cắm đầu ra của
UPS, thì UPS phải được tắt trước tiên, sau đó ngắt nguồn cung cấp điện.
- Ðối với loại chuẩn (standard model), nên nạp điện cho ắc quy trong vòng 8 giờ
trước khi sử dụng. Chỉ cần dùng dây điện nối ổ cắm đầu vào của UPS với một ổ
cắm điện nguồn gần đó, khởi động UPS, UPS sẽ tự động nạp điện cho ắc quy.
UPS có thể sử dụng được ngay mà không cần nạp điện cho ắc quy trước nhưng
thời gian trữ điện sẽ ít hơn mức chuẩn.
Trong trường hợp cần phải nối UPS với thiết bị tự cảm điện như mô-tơ, thiết bị
chỉ báo hoặc một máy in laser, thì dòng điện dùng để khởi động phải phù hợp
với công suất của UPS, vì sự tiêu hao điện để khởi động loại thiết bị này có thể
rất lớn khi nó bắt đầu hoạt động
- Việc nối với máy phát điện phải được thực hiện theo các bước sau:
Khởi động máy phát điện và chờ cho tới khi máy vận hành ổn định trước khi
nối ổ cắm đầu ra của máy phát điện với UPS (phải chắc chắn rằng UPS đang ở
chế độ không làm việc). Sau đó, bật UPS theo quy trình khởi động. Sau khi UPS
được bật lên, mới kết nối từng thiết bị tải điện một với UPS.
Nên lựa chọn máy phát điện AC có công suất gấp 1.5 của UPS
3.2.2.3.Hệ thống cửa trượt tự động 2 cánh GEZE (có tích hợp kèm theo động
cơ đảo chiều cảm biến hồng ngoại ..)


×