Tải bản đầy đủ (.pptx) (67 trang)

Bệnh viêm gan virus

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 67 trang )

Bệnh viêm gan virus

TS. Đỗ Duy Cường
Khoa Truyền nhiễm – BV Bạch Mai


Đại cương



Bệnh viêm gan virus là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do các virus viêm gan
gây nên với đặc trưng là tổn thương viêm lan toả và hoại tử tế bào gan.





Là vấn đề y tế lớn toàn cầu.
Ảnh hưởng 1/3 dân số, chủ yếu các nước đang phát triển.
20-30% dân số VN nhiễm virus viêm gan.


Diễn tiến viêm gan virus


Ít nhất 6 loại virus gây viêm gan
1- Viêm gan virus A (HAV -Hepatitis A Virus):
+ Có cấu trúc ARN .
+ Dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ và một số hoá chất (Cloramin…).
+ Lây theo đường tiêu hóa
+ Thường diễn biến lành tính, không chuyển thành mạn tính, không có tình trạng


người lành mang virus.


2- Viêm gan virus B (HBV)


Viêm gan virus C (HCV)
+ Virus viêm gan C có cấu trúc ARN.
+ Là tác nhân gây viêm gan cấp và hậu quả như viêm gan B.


Viêm gan D (HDV)
+ Là virus không hoàn chỉnh.
+ HDV chỉ có phần nhân là ARN còn phần vỏ bọc là HBsAg của HBV.
+ Do vậy HDV muốn nhân lên phải có HBsAg để làm vỏ mới thành được Virus hoàn
chỉnh.


Viêm gan virus E (HEV)





Là virus chứa ARN, không vỏ bọc.
Được bài tiết ra ngoài phân vào cuối thời kỳ ủ bệnh.
Lây theo đường tiêu hóa.


Viêm gan virus G (HGV)

+

Là thành viên thuộc họ Flavivirusdae, trong thành phần có 25% sự đồng nhất với HCV.

+ Vai trò gây bệnh chưa rõ ràng.
+

Trên 70% trường hợp HGV không có biểu hiện lâm sàng.


Đường lây truyền các virus viêm gan
- Viêm gan A:
+ Lây qua đường tiêu hoá.
+ HAV được bài tiết ra phân 1- 2 tuần trước khi vàng da và kéo dài đến 4 tuần.
+ Bệnh gặp ở những nơi có điều kiện sống thấp, thiếu vệ sinh.
- Viêm gan B:
+ Máu: Truyền máu, dùng bơm tiêm ko vô khuẩn, thủ thuật y khoa không đảm bảo vô khuẩn (châm cứu, nhổ
răng, tiêm…).
+ Sinh dục: Quan hệ tình dục không được bảo vệ.
+ Lây từ mẹ sang con trong thời kỳ thai nghén và lúc đẻ.
+ Mức độ lây nhiễm cao hơn so với HIV 100 lần.


Đường lây truyền các virus viêm gan
- Viêm gan C: Lây theo đường máu (do truyền máu, các sản phẩm của máu, sử dụng kim tiêm chung với những người
nghiện ma tuý…)
- Viêm gan D: Lây theo đường máu gặp ở những người chích xì ke, ma tuý, truyền máu nhiều lần.
- Viêm gan E: Lây theo đường tiêu hóa, do nguồn nước và thực phẩm bị nhiễm virus viêm gan E. Virus được bài tiết qua
phân ở cuối thời kỳ nung bệnh và ở những ngày đầu của thời kỳ vàng da.
- Viêm gan G: Lây theo đường máu cũng như sản phẩm của máu qua tiêm chích,truyền máu…



Triệu chứng
1- Thời kỳ nung bệnh:
- Hoàn toàn yên lặng, chưa có triệu chứng lâm sàng.
- Thời gian ủ bệnh dài, ngắn tuỳ theo căn nguyên:
+ Viêm gan A:

15 - 45 ngày

+ Viêm gan B, D: 30 – 180 ngày
+ Viêm gan C:

15 – 150 ngày

+ Viêm gan E:

15 - 60 ngày


2- Thời kỳ khởi phát: (tiền hoàng đảm)
Kéo dài từ 3- 10 ngày .
- Hội chứng nhiễm trùng:
+ Sốt nhẹ 37°5C- 38°C hoặc không sốt.
+ Mệt mỏi rõ rệt cả về thể xác lẫn tinh thần.
- Hội chứng đau:
+ Đau mỏi khớp, nhức đầu, đau mình mẩy, mất ngủ.
+ Đau khớp mất khi vàng da xuất hiện
- HC rối loạn tiêu hoá:
+ Chán ăn là dấu hiệu đặc trưng nhất.

+ Đau bụng âm ỉ thượng vị, hạ sườn phải, nước tiểu ít.
+ Nôn, buồn nôn, đắng miệng, bụng chướng.


3- Thời kỳ toàn phát: (Thời kỳ hoàng đảm).

Thời kỳ này kéo dài khoảng 4 tuần ( thể nhẹ 7- 8 ngày)
- Các triệu chứng cơ năng giảm đi: Người bệnh hết sốt, rối loạn tiêu hoá đỡ hơn, người bệnh vẫn mệt nhọc, mất
ngủ
- Xuất hiện vàng da, vàng mắt. Sớm nhất là củng mạc mắt vàng. Sau đó vàng da từ từ và tăng dần. Nếu vàng da
đậm thì ngứa do ứ sắc tố mật.
- Nước tiểu ít và sẫm màu (< 1,5 lít/ngày)
- Phân có thể bạc mầu
- Gan bình thường hoặc to mềm, ấn hơi tức.
- Lách bình thường hoặc to (1/5 trường hợp lách to). Viêm gan có lách to thường tiên lượng dè dặt.


4- Thời kỳ hồi phục
-

Người bệnh đi tiểu nhiều hơn (1- 3lít/ ngày). Nước tiểu trong dần, vàng da lui dần.

-

Người bệnh ăn ngon miệng, ngủ được, gan lách trở lại bình thường.


Cận lâm sàng
- Huyết học:
+ Công thức máu: bạch cầu, tiểu cầu bình thường hoặc hơi giảm.

- Nước tiểu: sắc tố mật (+), muối mật (+).

- Xét nghiệm chức năng gan:
+ Hội chứng ứ mật: bilirubin máu tăng gấp > 5 lần so với bình thường.
+ Hội chứng huỷ hoại tế bào gan: men ALT và AST tăng cao gấp 5- 10 lần bình thường, chủ yếu là ALT tăng cao.
+ Hội chứng viêm: phản ứng lên bông Gros Maclagan (+) ở thể trung bình và thể nặng.
+ Hội chứng suy tế bào gan: Tỷ lệ Prothrombin máu hạ.


Điều trị và chăm sóc viêm gan virus
- Viêm gan Virus cấp cho tới nay chủ yếu điều trị đặc hiệu.
- ĐÃ có thuốc kháng virus đã được áp dụng cho điều trị viêm gan B và C mạn tính.
 Do đó, điều trị chủ yếu là:
+ Chế độ nghỉ ngơi hợp lý trong từng giai đoạn.
+ Nâng cao thể trạng: Chế độ ăn giàu đạm, đường, vitamin, giảm mỡ động vật.
+ Kiêng rượu, bia và hạn chế sử dụng các thuốc, hóa chất gây độc cho gan.
+ Điều trị triệu chứng
+ Ngăn ngừa và xử lý các biến chứng kịp thời.


Viêm gan B mạn tính
(chronic HBV-Hepatitis B Virus)


I. Định nghĩa:



Viêm gan virus B mạn tính là bệnh gan có tổn thương hoại tử và viêm, có hoặc
không có kèm theo xơ hóa, do virus viêm gan B gây nên.




Diễn ra trong thời gian trên 6 tháng.


Cấu trúc virus viêm gan B
- Virus viêm gan B có cấu tạo hoàn chỉnh là các hạt Dane, hình cầu nhân có cấu trúc
ADN
- Có 3 loại kháng nguyên:
+ Kháng nguyên bề mặt là HBsAg: Có trong máu, có sớm và trong suốt thời gian bị
bệnh
+ Kháng nguyên lõi HBcAg.
+ Kháng nguyên HBeAg xuất hiện sớm cùng lúc với HBcAg. Trong viêm gan kéo dài,
còn thấy HBeAg chứng tỏ bệnh còn đang phát triển dai dẳng. Khi bệnh ngừng
HBeAg biến mất, chỉ còn kháng thể HBe đánh kháng nguyên lõi HBcAg.
-

Bệnh cảnh hay gây thể nặng, có thể trở thành viêm gan mạn tính, xơ gan và ung
thư gan nguyên phát.


Diễn tiến viêm gan virus B


Chẩn đoán VGB
1. Lâm sàng:
- Khai thác tiền sử có HBsAg (+), vàng da, viêm gan.
- Các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, có thể biểu hiện của đợt triến triển hoặc biến chứng xơ gan: Vàng
da, cổ chướng…

2. Xét nghiệm:
- HBsAg, HBeAg, Anti HBe, Anti -HBc IgM và IgG, Anti-HCV
- Công thức máu, đông máu cơ bản.
- Sinh hóa máu: ure, creatinin, glucose, GOT, GPT, Bilirubin, protein, Albumin, ĐGĐ, aFP, TPT nước tiểu
- Sinh thiết gan (nếu có chỉ định)

-

Siêu âm gan 3 tháng một lần


II. Chẩn đoán xác định VGB
3. Chẩn đoán xác định:
- HBsAg (+) và men gan cao liên tục trên 6 tháng.
- Sinh thiết gan làm giải phẫu bệnh có hình ảnh hoại tử khoảng cửa (hình cầu nối, mối gặm).
4. Chẩn đoán phân biệt:
Với các nguyên nhân gây viêm gan mạn tính khác như: virus viêm gan C, tự miễn, do thuốc, rượu.


Các markers viêm gan virus B
HBsAg

HBeAg

+

+




anti-HBc

anti-HBc

IgM

IgG

+

+

anti-HBs



+



+

Trường hợp

Đang trong giai đoạn viêm cấp

Đã qua thời kì viêm cấp - dễ lây
nhiễm người khác

Đã qua thời kì viêm cấp, hoặc được

tiêm vaccine- hoàn toàn hồi phục


Điều trị viêm gan virus B
1. Chỉ định điều trị:
1.1- Viêm gan virus B mạn tính HBeAg + và HBV DNA cao (> 10^5 copies/ ml):
+ ALT bình thường: 3-6 tháng XN ALT một lần, 6-12 tháng XN HBeAg một lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi có ALT bình
thường , tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều
+ ALT 1-2 lần so với bình thường: 3 tháng XN ALT một lần, 6 tháng XN HBeAg một lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi hoặc ALT
tăng thường xuyên. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều.
+ ALT >2 lần so với bình thường: Nếu có vàng da hoặc xơ gan mất bù điều trị ngay, nếu không có thể trĩ hoãn điều trị sau 6 tháng.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×