Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Mô tả trang thiết bị, điều kiện bảo quản thuốc tại khoa dược bệnh viện kiến an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 19 trang )

Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng

Báo cáo thực tế
Đề tài: Mô tả trang thiết bị, điều kiện bảo
quản thuốc tại khoa Dược bệnh viện Kiến
An
Họ tên: Lê Thị Hiền
Lớp : Dược k2

Khóa: 2013-2018

Nhóm thực tế tại Bệnh viện Kiến An
Thời gian : 9/5/2016 – 3/6/2016
Người hướng dẫn: Ths.Nguyễn Thị Mai Loan
LỜI CẢM ƠN: NHÓM THỰC TẬP KIẾN AN XIN CHÂN THÀNH
CẢM ƠN CÔ NGUYỄN THỊ MAI LOAN ĐÃ HƯỚNG DẪN
TRONG ĐỢT THỰC TẬP TẠI BỆNH VIÊN KIẾN AN TỪ 9/5/20163/6/2016, TIẾP ĐẾN LÀ BÁC ĐỖ TRỌNG DOANH CÙNG CÁC
CÔ TRONG KHOA DƯỢC ĐÃ TẠO ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI CHO
CẢ NHÓM HỌC TẬP VÀ THỰC HÀNH TỐT TRONG ĐỢT THỰC
TẬP NÀY.

MỤC LỤC:


I.

Đặt vấn đề

MỤC TIÊU
Tổng quan
1. Bảo quản thuốc


1.1. Khái niệm về Thuốc? Bảo quản thuốc?
1.2. Quy định về bảo quản thuốc theo thông tư 22 của Bộ
Y tế.
1.3. Hậu quả của việc bảo quản thuốc không đúng nguyên
tắc
II.

2. Tổng quan
2.1. Bệnh viện
2.2. Khoa Dược
III.
IV.
V.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Kết quả và bàn luận
Kiến nghị

I, Đặt vấn đề
Ngày nay khi đời sống con người ngày càng phát triển thì nhu cầu chăm sóc sức khỏe
ngày càng được chú trọng. Vì thế, vấn đề khám chữa bệnh được hết sức quan tâm. Chất
lượng điều trị ngoài việc phụ thuộc vào trình độ tay nghề của đội ngũ cán bộ y tế, trang
thiết bị hiện đại còn chịu tác động rất lớn của chất lượng thuốc sử dụng trong điều trị.Để
đảm bảo cung cấp thuốc có chất lượng đến tay người sử dụng đòi hỏi phải thực hiện tốt
tất cả các giai đoạn liên quan đến sản xuất, bảo quản, tồn trữ, lưu thông phân phối


thuốc.Một trong những giai đoạn được chú trọng và thực hiện cụ thể, chi tiết là Bảo quản.
Việc bảo quản thuốc chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, ánh
sáng...Các yếu tố này là tác nhân làm cho thuốc có thể bị biến đổi về chất lượng, hình

thức và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả điều trị tại các khoa lâm sàng. Việc nghiên cứu
thực trạng công tác bảo quản thuốc và đưa ra đề xuất cho công tác này là thiết thực góp
phần vào việc nâng cao chất lượng điều trị.

Mục tiêu:.Mô tả thực trạng trang thiết bị, điều kiện bảo quản thuốc. Đánh giá công
tác bảo quản thuốc tại khoa Dược Bệnh viện KIến An theo thông tư 22 của Bộ Y tế

II, Tổng quan

1.Bảo quản thuốc
1.1

Khái niệm về Thuốc? Bảo quản thuốc?

- Thuốc:là những sản phẩm có nguồn gốc từ động vật, thực vật, khoáng vật, hóa dược hay
sinh học được bào chế để dùng cho người, nhằm :
+ Phòng bệnh, chữa bệnh.
+ Phục hồi, điều chỉnh chức năng cơ thể.
+ Làm giảm triệu chứng bệnh.
+ Chẩn đoán bệnh.
+ Phục hồi hoặc nâng cao sức khoẻ.
+ Làm mất cảm giác một bộ phận hay toàn thân.
+ Làm ảnh hưởng quá trình sinh sản.
+ Làm thay đổi hình dáng cơ thể
- Bảo quản thuốc: là việc cất giữ an toàn các thuốc, nguyên liệu, bao gồm cả việc đưa
vào sử dụng và duy trì đầy đủ các hệ thống hồ sơ tài liệu phù hợp, kể cả các giấy biên
nhận và phiếu xuất.


1.2.


Quy định về điều kiện bảo quản thuốc theo Thông tư
22 của Bộ y tế

1. Yêu cầu về kho thuốc
a) Yêu cầu về vị trí, thiết kế:
- Kho thuốc được bố trí ở nơi cao ráo, an toàn, thuận tiện cho việc xuất, nhập, vận
chuyển và bảo vệ;
- Đảm bảo vệ sinh chống nhiễm khuẩn;
- Diện tích kho cần đủ rộng để bảo đảm việc bảo quản thuốc đáp ứng với yêu cầu
của từng mặt hàng thuốc;
- Kho hóa chất (pha chế, sát khuẩn) bố trí ở khu vực riêng;
b) Yêu cầu về trang thiết bị:
- Trang bị tủ lạnh để bảo quản thuốc có yêu cầu nhiệt độ thấp
- Kho có quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế, ẩm kế, máy hút ẩm;
- Các thiết bị dùng để theo dõi điều kiện bảo quản phải được hiệu chuẩn định kỳ;
- Có đủ giá, kệ, tủ để xếp thuốc; khoảng cách giữa các giá, kệ đủ rộng để vệ sinh
và xếp dỡ hàng;
- Đủ trang thiết bị cho phòng cháy, chữa cháy (bình cứu hỏa, thùng cát, vòi nước).

2. Quy định về bảo quản
a) Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tối
thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm.
b) Tránh ánh sáng trực tiếp và các tác động khác từ bên ngoài.
c) Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảo
quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn hoặc theo yêu cầu của hoạt chất (với các nhà sản xuất
không ghi trên nhãn) để đảm bảo chất lượng của sản phẩm.


d) Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền

chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt thì
bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất.
đ) Theo dõi hạn dùng của thuốc thường xuyên. Khi phát hiện thuốc gần hết hạn sử
dụng hoặc thuốc còn hạn sử dụng nhưng có dấu hiệu nứt, vỡ, biến màu, vẩn đục phải để
khu vực riêng chờ xử lý.
e) Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ, vắc xin, sinh phẩm bảo quản tại kho riêng.
g) Kiểm tra sức khỏe đối với thủ kho thuốc, hóa chất: 6 tháng/lần

1.3.

Hậu quả của việc bảo quản thuốc không đúng nguyên
tắc

- Bảo quản thuốc không đúng sẽ gây hư hỏng thuốc như biến màu, biến dạng bào chế
-

hay để lâu hết hạn sử dụng.
Nếu phát hiện hỏng phải hủy bỏ ngay. Như vậy sẽ gây tốn kém kinh tế, công sức đã
tạo ra thuốc
Nếu vẫn tiếp tục cho bệnh nhân sử dụng không nhữngkhiến bệnh không khỏi, thậm
chí là gây hại cho người dùng. . Thuốc chứa những hợp chất phức tạp và các thành
phần này sẽ phá vỡ theo thời gian và làm cho chúng kém hiệu quả hoặc vô
dụng. Không chỉ mất các tác dụng của nó mà thuốc có khả năng sản xuất chất độc
hoặc gây ra một phản ứng tiêu cực khi được sử dụng kết hợp với các thuốc khác.

Ví dụ:

-

Như viên nén Nitroglycerin, được sử dụng để ngăn những cơn đau thắt ngực và

những cơn đau tim nhưng nó bị phân hủy rất nhanh và không còn tác dụng khi đã
hết hạn sử dụng.
Thuốc nhỏ mắt. hay dung dịch truyền nếu bảo quản không tốt khiến vi khuẩn, nấm
phát triển sẽ dẫn đến tử vong cho người bệnh.
Các thuốc bảo quản trong tủ lạnh như Diamisu, Oxytocin, adrim,…nếu để ở nhiệt
độ thường sẽ gây biến tính hoạt chất gây hại cho sức khỏe bệnh nhân.
Hầu hết các vắc xin đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Một số loại vắc xin nhạy cảm
với nhiệt độ cao hơn các loại vắc xin khác như: vắc xin bạch hầu, ho gà, uốn ván,
viêm gan B.Khi vắc xin bị hỏng bởi nhiệt độ cao làm giảm hiệu lực thì, hiệu lực của
loại vắc xin đó sẽ bị giảm vĩnh viễn không thể hồi phục lại được. Mỗi lần tiếp xúc
với nhiệt độ cao thì hiệu lực của vắc xin bị giảm dần đi và cuối cùng nếu dây
chuyền lạnh không được duy trì tốt thì hiệu lực của vắc xin sẽ giảm hoàn toàn và
không có giá trị nữa.


- Hay với thuốc Đông y: Theo lương y Đinh Công Bảy, Tổng Thư ký Hội Dược liệu
TPHCM, thuốc Bắc là một dạng như thực phẩm khi để trong tủ lạnh lâu ngày đều
có nguy cơ bị nấm mốc nhiễm khuẩn. Môi trường tủ lạnh không hoàn toàn vô trùng,
bởi vi khuẩn không chết mà chỉ phát triển chậm lại hoặc tạm thời không phát triển,
khi gặp điều kiện thuận lợi thì chúng sẽ phát triển rất nhanh. Còn với nấm mốc, sẽ
sinh độc tố khi nhiễm vào thực phẩm thì tác hại khôn lường cho sức khoẻ. Khi
thuốc đã nhiễm mốc dù có đun nấu ở nhiệt độ cao thì độc chất của nấm mốc cũng
không bị phân hủy, có nhiều loại độc chất nấm mốc ở điều kiện nhất định lại sinh ra
loại độc tố mạnh hơn

2.Tổng quan
2.1. Bệnh viện
Bệnh viện Kiến An nằm trên đường Trần Tất Văn, quận Kiến An, quận Kiến An
Hải Phòng là bệnh viện hạng I. Bệnh viện gồm hơn 400 y bác sĩ và nhân viên y tế
với 500 giường bệnh.

Trong nhiều năm gần đây, bệnh viện luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân
dân và cấp trên giao cho, đạt được nhiều thành tích như: giấy khen, bằng
khen.Phát huy những thành tích đã đạt được của bệnh viện, toàn thể cán bộ công
chức trong bệnh viện luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của cá nhân cũng như của tập
thể: chăm sóc sức khỏe nhân dân, không để xảy ra các hiện tượng tiêu cực, phát
huy chủ động sáng tạo, đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ cả về chất lượng và số
lượng đến tay người khám và điều trị tại bệnh viện, giữ được tín nhiệm của người
dân và lòng tin của lãnh đạo ngành.


2.2. Khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ
công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất
lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.


cơ cấu tổ chức khoa Dược
TRƯỞNG KHOA

NGHIỆP
VỤ DƯỢC

NHÀ
THUỐC

Y TÁ
TRƯỞNG

THỐNG



C, Chức năng nhiệm vụ của các nhân viên

KHO CẤP
PHÁT

DƯỢC
LÂM
SÀNG

PHA CHẾ


Chức trách
Trưởng khoa
Phó trưởng khoa
DSĐH dược lâm sàng
Điều Dưỡng trưởng
Phụ trách kho và cấp phát

Pha chế thuốc
Thống kê dược
Nghiệp vụ dược
Bộ phận khác

Họ và tên
Đỗ Trọng Doanh
Hà Quang Tuấn
Bùi Văn Quỳnh

Trần Thị Lan
Hà Bích Hiền, Đỗ Kim Dung, Vũ Thị
Quế, Phạm THị Thảo, Cao Thị Thúy,
Nguyễn Thu Hường, Trần Thị Duyên,
Bùi Thị Thu, Bùi Thị Nhẫn, Phan Thu
Hương, Lương Thị Thanh An,Phạm Lan
Anh, Đỗ Thị Nhài
Phạm Văn Tài, Đỗ Thị Nhài
Nguyễn Thị Lương Chi
Đặng Thị Hưng
Đặng Quang Huy, Văn Thị Lương

III, Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
1. đối tượng nghiên cứu: trang thiết bị, điều kiện bảo quản
2. Phương pháp nghiên cứu:
- Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu quan sát – mô tả
3. Địa điểm: 5 kho thuốc tại khoa Dược bệnh viện Kiến An: Kho viên, Kho ống, kho
-

độc và dụng cụ y tế, kho dịch truyền và Kho đông y.
Thời gian: 9/5/2016 – 3/6/2016

Tôi tiến hành bài báo cáo này đã được sự cho phép của trưởng khoa
dược bênh viện Kiến An

IV, Kết quả và bàn luận
1. Về kho
A, vị trí thiết kế
-kho viên, ống, độctrên tầng 2 khô ráo thoáng mát.. kho đông y Dược liệu được bảo
quản ở kho khô, thông thoáng. Các ngăn được sắp xếp hợp lý đảm bảo cho không khí

lưu thông.


Kho dịch truyền tường bị ẩm mốc

-

kho thuốc ống va kho độc trật trội, diện tích bề mặt 18m2 . Khoảng cách giữa các giá
để thuốc hẹp 0,5m


- kho hóa chất, cồn không được bố trí khu vực riêng. Để cùng với kho viên.


-

-

B, về trang thiết bị
Kho viên và kho độc có đủ tủ lạnh để các thuốc cần thiết.

kho viên, đôc, ống đều có điều hòa đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm. các kho có đầy đủ
nhiệt kế và ẩm kế.


- Thiếu quạt thông gió va máy hút ẩm o các kho. Riêng kho dịch truyền và đông y k
có điều hòa.chỉ có Quạt thông gió ở kho viên .Các thiết bị được hiệu chỉnh định
kì. Ví dụ ngày 25/5 bảo dưỡng điều hòa các kho.

- Khoảng cách giữa các giá o kho ống vs kho độc trật. khó vệ sinh hay xếp thuốc

- Có đủ trang thiết bị phòng cháy chữa cháy.

2, Về bảo quản


a) các kho Có sổ theo dõi công tác bảo quản, kiểm soát, sổ theo dõi nhiệt độ, độ
ẩm tối thiểu 2 lần (sáng, chiều) trong ngày và theo dõi xuất, nhập sản phẩm.
- Nhiệt độ:Kho nhiệt độ phòng: Nhiệt độ trong khoảng 15-250C,Tủ lạnh: Nhiệt độ
trong khoảng 2-80C.
- Độ ẩm: độ ẩm tương đối không quá 70%

.


b) cửa sổ không có rèm che. Ánh
sáng chiếu thẳng vào. Kho đông
y nằm hướng chiếu nắng. Cửa
sổ bị vỡ kính.

c) Thuốc, hoá chất, vắc xin, sinh phẩm được bảo quản đúng yêu cầu điều kiện bảo
quản do nhà sản xuất ghi trên nhãn. Kho đông y vs kho dịch truyền không có điều hòa, lại
ẩm cao.
d) Thuốc cần kiểm soát đặc biệt (thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền
chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) và thuốc bảo quản ở điều kiện nhiệt độ đặc biệt
đều được bảo quản theo quy định hiện hành và yêu cầu của nhà sản xuất.
Các thuốc bảo quản ở nhiệt độ 2-8


đ) Theo dõi hạn dùng của thuốc thường
xuyên. có bảng ghi hạn sử dụng và mỗi

thuốc nhập về đều vào sổ theo dõi hạn
theo từ lô


e) Thuốc, hoá chất dễ cháy nổ chưa có kho riêng. Cồn để chung với kho viên. Và
hoạt động pha chế cũng được thực hiện tại đây.

Bàn luận
Bảng thông kê trang thiết bị 5 kho thuốc


STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Trang thiết bị
Nhiệt kế
ẩm kế
Điều hòa
Quạt
Quạt thông gió
Máy hút bụi
Tủ lạnh
Bình chữa cháy


Số lượng
5
5
3
6
1
0
2
4

Qua bảng, ta thấy các trang thiết bị còn thiếu : máy hút bụi,4 quạt thông gió, 2 điều
hòa nhiệt độ và 1 bình chữa cháy. Ngoài ra còn nhiều cửa sổ chưa có rèm che.
Nhưng nhìn chung điều kiện bảo quản tại các kho như nhiệt độ, độ ẩm... cũng đạt
tiêu chuẩn. Chỉ có kho dịch truyền và kho đông y còn nhiều bất cập do không có
điều hòa, tường ẩm mốc hay cửa sổ bị hỏng.

V, Kiến nghị
-

Để nâng cao chất lượng bảo quản thuốc tốt hơn tôi xin có ý kiến như sau:
Cần mở rộng thêm diện tích cho các kho. Sang sửa tường nền nhà cho kho dịch
truyền. và cửa sổ cho kho đông y.Rèm cửa sổ cho các kho để tránh ánh sáng chiếu
vào.
Bổ sung thêm kho hóa chất riêng.
Thêm trang thiết bị như máy hút ẩm quạt thông gió cho các kho. Điều hòa cho kho
dịch truyền và kho đông y.

Tài liệu tham khảo
1. Thông tư 22 của Bộ y tế ban hành ngày 10/6/2011

2. Sổ theo dõi nhiệt độ, độ ẩm, sổ xuất nhập tại các kho của khoa Dược bệnh
viện Kiến An




×