Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

luận văn về đề tài môi trường và biến đổi khí hậu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (785 KB, 15 trang )

II. Biến đổi khí hậu
a) Hiện nay
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn: nhiệt độ trái đất đang nóng lên, mực nước
biển đang dâng lên, các sinh cảnh đang bị co hẹp lại.....Một trong những biểu hiện của sự hủy hoại đó là sự biến
đổi khí hậu. Khí hậu đã bị biến đổi và nó là nguyên nhân làm cho sự sống trên trái đất dần mất đi sự cân bằng,
hay ít nhất sự sống trên trái đất sẽ không bao giờ trở lại trang thái cân bằng tự nhiên như trước đây nữa.
b) Biến đổi khí hậu là gì ?
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm: khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện
tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỉ
hay hàng triệu năm. Biến đổi khí hậu là những biến đổi trong môi trường vật lí hoặc sinh học gây ra những ảnh
hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên.
c) Nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi khí hậu
-Nguyên nhân tự nhiên:
+ Do sự tương tác và vận động giữa trái đất và vũ trụ
+ Do sự thay đổi của quỹ đạo
+ Tác động của môi trường tự nhiên: tác động của khí CO2, bức xạ mặt trời, động đất núi lửa,...
-Nguyên nhân nhân tạo:
+ Do con người sử dụng những nhiên liệu hóa thạch, sử dụng các loại hóa chất trong trồng trọt, chăn nuôi,
Sinh hoạt,....
+ Con người khai thác tài nguyên bừa bãi, không hợp lí
+ Nguyên nhân chính là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai
Thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền
Khác.
+ Các chất khí độc hại từ các công ti xí nghiệp: CO2, N2O, PFCS,....
d) Các biểu hiện của sự biến đổi khí hậu:
-Sự nóng lên của khí quyển toàn cầu
-Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên
trái đất.
-Sự nâng cao mực nước biển do tan băng dấn đến sự ngập úng của các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển.
-Sự thay đổi cường đọi hoạt động của quá trình hoang lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và
các chu trình địa hóa khác.


-Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các
địa quyển.

*Một số hiện tượng của biến đổi khí hậu
1. Mưa axit


*Nguyên nhân:
Do hoạt động của núi lửa, con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ,..Trong than đá, dầu mỏ thường chứa một lượng
lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí sunfua điôxit (SO2),
nitơ điôxit (NO2), axit nitơric (HNO3). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit
sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ PH của
nước mưa giảm dẫn đến mưa axit.
*Tác hại của mưa axit:
- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của
hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn.
- Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố
trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), magiê (Mg),... làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển.
- Mưa axit ảnh hưởng đến hệ thực vật trên trái đất, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp
- Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,... làm giảm tuổi thọ các công trình xây
dựng, làm lở loét bề mặt bằng đá của các công trình xây dựng, di tích lịch sử
- Đối với con người, mưa axit không gây ra tác động trực tiếp như với các loại thực vật hay sinh vật, nhưng các
loại hạt bụi axit khô thì có thể gây ra các bệnh về hen suyễn, viêm phế quản, bệnh hô hấp và bệnh tim
*Cách giải pháp, ngăn ngừa mưa axit:
- Cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về phát thải nhằm hạn chế tối đa phát tán SOx và NOx vào khí quyển.
- Đổi mới công nghệ để giảm lượng khí thải SO2 từ các nhà máy nhiệt điện xuống còn 7,84 tỷ tấn năm 2020 bằng
cách lắp đặt các thiết bị khử và hấp phụ SOx và NOx.
- Nâng cao chất lượng nhiên liệu hóa thạch bằng cách loại bỏ triệt để lưu huỳnh và nitơ có trong dầu mỏ và than
đá trước khi sử dụng.
- Đối với các phương tiện giao thông, tiến hành cải tiến các động cơ theo các tiêu chuẩn EURO để đốt hoàn toàn

nhiên liệu, gắn hộp xúc tác để khử NOx (DeNOx) và SOx nhằm hạn chế đến mức thấp nhất lượng khí thải ra.
- Tìm kiếm và thay thế dần các nhiên liệu hóa thạch bằng các nhiên liệu sạch như hydro, sử dụng các loại năng
lượng tái tạo thân thiện với môi trường.
2. Hiệu ứng nhà kính

-Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trong khí quyển tầng thấp (tầng đối lưu) tồn tại một lớp khí chỉ cho bức xạ sóng
ngắn xuyên qua và giữ lại bức xạ nhiệt của mặt đất dưới dạng sóng dài, nhờ đó bề mặt trái đất luôn có nhiệt độ
thích hợp đảm bảo duy trì sự sống trên trái đất.


*Nguyên nhân:
Khi ánh sáng mặt trời chiếu vào trái đất, một phần được trái đất hấp thu và một phần được phản xạ vào không
gian. Các khí nhà kính có tác dụng giữ lại nhiệt của mặt trời, không cho nó phản xạ đi, nếu các khí nhà kính tồn
tại vừa phải thì chúng giúp cho nhiệt độ trái đất không quá lạnh nhưng nếu chúng có quá nhiều trong khí quyển
thì kết quả là trái đất nóng lên.
*Tác hại của hiệu ứng nhà kính:
-Làm cho trái đất nóng lên, khi nhiệt độ toàn cầu tăng lên sẽ làm tan băng và dâng cao mực nước biển, khiến cho
nhiều vùng sản xuất lương thực trù phú, các khu đong dân cư, các đồng bằng rộng lớn, nhiều đảo thấp sẽ chìm
trong nước biển.
-Sự nóng lên của trái đất sẽ làm thay đổi điều kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất.
-Hoạt động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy hải sản bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
-Các loại dịch bệnh lan tràn, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
*Biện pháp giải quyết:
-Giảm lượng khí thải của các nhà máy, xí nghiệp.
-Trồng nhiều cây xanh (nhất là những loại cây hấp thụ nhiều CO2 trong quang hợp) nhằm giảm lượng khí CO2
trong bầu khí quyển, giảm hiệu ứng nhà kính khí quyển.
-Sử dụng các phương tiện giao thông công cộng hợp lí nhằm tránh ô nhiễm môi trường, bảo vệ bầu không khí
3. Thủng tầng ôzôn

*Nguyên nhân:

Do giá lạnh, acid nilric kết tủa thành giọt với nước. Khi nhiệt độ ở mức -80 độ C nó sẽ lớn lên và tạo thành những
tinh thể băng lớn. hí cloroflurocacbon (CFC) và những giọt chất hóa học này bào mòn tầng ôzôn, là tác nhân
chính phá hủy tầng ôzôn.

*Tác hại của việc thủng tầng ôzôn:
-Tăng khả năng mắc bệnh về mắt, đặc biệt là bệnh đục thủy tinh thể.
-Phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người và động vật.


- Làm mất cân bằng hệ sinh thái động thực vật biển, hủy hoại các sinh vật nhỏ.
-Con người sống trên trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, mù lòa,... thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu
vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển cũng sẽ bị tổn thương và chết dần.
-Bức xạ ngoại tử tăng sẽ làm giảm nhanh tuổi thọ của vật liệu, làm chúng mất đi độ bền chắc.
*Biện pháp phòng ngừa thủng tầng ôzôn:
-Khuyến khích hạn chế sử dụng năng lượng hạt nhân, từng bước nghiên cứu sử dụng năng lượng sạch.
-Xử lí ô nhiễm cục bộ trong từng khu công nghiệp, nhà máy, từng công đoạn sản xuất riêng biệt để giảm thiểu các
loại bụi khí độc hại vào bầu khí quyển.
-áp dụng chính sách thuế rác thải chất ô nhiễm.
-Xây dựng nhà máy xử lí khí thải công nghiệp và sinh hoạt.
4. Cháy rừng

Rừng là nguồn tài nguyên quý giá của nước ta, rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế-xã hội mà còn giữ
chức năng sinh thái cực kì quan trọng:
+Tham gia vào quá trình điều hòa khí hậu
+Duy trì tính ổn định và màu mỡ của đất
+Hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngắn chặn xói mòn, sạt lở đất
+Rừng được xem như là phổi xanh của thế giới
*Nguyên nhân:
-Do sự biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao
-ý thức của mỗi người kém.

-Chính sách của nhà nước chưa hiệu quả, công tác quản lí còn kém.
*Biện pháp khắc phục:
-Phục hồi rừng và những vùng bị suy thái.
-Nâng cao nhận thức.
-Kiểm soát rừng chặt chẽ.
5. Lũ lụt-hạn hán
* Lũ lụt
-Bão
Bão là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị. Bão là hiện tượng gió mạnh kèm
theo mưa rất lớn do có sự xuất hiện và hoạt động của các khu áp thấp nơi sâu. Các trận bão xãy ra đều để lại hậu
quả rất lớn, và thiệt hại lớn cho mỗi người.


-Lụt
Lụt là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Lụt là hiện tượng
dòng nước do mưa lớn tích lũy từ nơi cao tràn về giữ dội làm ngập lụt một khu vực hoặc một vùng trũng, thấp
hơn.

*Hạn hán


Hạn là một hiện tượng tự nhiên được coi là thiên tai, tạo thành bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa trong
thời gian kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm trong không khí và hàm lượng nước trông đất, làm suy kiệt dòng chảy
sông suối, hạ thấp mực nước ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh
trưởng của cây trồng, làm môi trương suy thái gây ô nhiễm, dịch bệnh....dấn đến thiếu lương thực, thực phẩm cho
con người cũng như vật nuôi.

*Nguyên nhân:
-Chặt phá rừng bừa bãi
-Nhiễu động tầng khí quyển

-Nóng ấm toàn cầu
*Hậu quả:
-lũ lụt: +Thiệt hại về tài sản
+Cây cối, hoa màu bị ngập úng, mất mùa
+Hàng hóa ế ẩm
+Thiếu lương thực thực phẩm
-hạn hán: +Đất đai nứt nẻ, khô quành
+Thực vật khó sinh trưởng và tồn tại
+Nước sinh hoạt, tưới tiêu không đủ
+Sức khỏe của con người, động thực vật bị đe dọa
+Thiếu lương thực, thực phẩm
*Biện pháp giải quyết:
-Chống biến đổi khí hậu
-Sử dụng tài nguyên hợp lí
-Trồng rừng cải tạo và bảo vệ rừng
-Nâng cao kiến thức phòng chống lũ lụt-hạn hán
6. Sa mạc hóa
Sa mạc hóa là sự thái hóa một chiều của môi trường ở một vùng khô hạn. Sự thoái hoá không chỉ tác động tới lớp
phủ thực vật mà cả đất, các nguồn nước và không khí. Sa mạc hóa xảy ra khi cư dân gây thái hóa không có biện
pháp khôi phục môi trương của họ và không thể tồn tại ở đây. Kết quả của hạn hán kéo dài đó là đất màu mỡ dễ bị
trở thành đất trơ, dễ bị tổn thương giai đoạn biến đổi lượng mưa dữ dội và xấu đi do thiếu chất hữu cơ và tài
nguyên nước gây ra sa mạc hóa.
*Nguyên nhân


-Sự thay đổi khí hậu toàn cầu
-Nóng lên toàn cầu do khí nhà kính làm thay đổi lượng mưa
-Do gió-nguyên nhân sinh lí của sa mạc hóa
-Sự suy thải đất
-Chặt phá rừng bừa bãi


*Tác động của sa mạc hóa:
-Đất xuống cấp ảnh hưởng đến khả năng trồng cây, chăn thả gia súc và có tác động đáng kể cho người sống gâng
khu vực bị suy thoái
-Thiếu lương thực, thực phẩm là mối đe dọa
-Việc chăn thả gia súc khó khăn dẫn đến công nghiệp kém phát triển
-ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của khu vực
*Biện pháp giải quyết
-Hiện đại hóa chăn nuôi
-Ngăn chặn xói mòn đất
-Cải thiện thủy lợi
-Tăng khả năng tái nạp từ nguồn nước mặt.
-Trồng rừng để hạn chế sự bốc hơi và giữ nước mặt.
-Xây dựng các hồ chứa để trử nước sử dụng trong mùa khô và cung cấp nguồn nước cho nước ngầm.
-Xây dựng các đập ngầm dọc ven biển hạn chế thoát nước ngọt ra biển, tăng trữ nước ngầm.
-Tăng nguồn cung cấp nước mặt, giảm thiểu sự thoát nước ngầm, tạo nên sự cân bằng mực nước tương đối.
-Sử dụng phương pháp lập trình động, tính toán trữ lượng nước có thể khai thác được sau khi xây dựng đập chắn
ngầm.

*ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên toàn cầu
1. Các hệ sinh thái bị phá hủy
Việt Nam nói riêng và thế giới nói chúng hiện nay sự đa dạng về sinh thái đang dần bị mất đi. Nhiều loài động
thực vật dưới biển hay trên cạn dần bị tuyệt chủng, hiện nay một sồ loài động thực vật đã tuyệt chủng cũng vì khí
hậu khắc nghiệt dẫn đến điều kiện thích ứng không phù hợp.
*Vậy nguyên nhân đó là gì ?
-ý thức con người kém
-Sự thay đổi của khí hậu, thời tiết đãn đến điều kiện thích ứng thấp
-Khí thải độc hại từ các nhà máy, xí nghiệp
-Ô nhiễm môi trường



2. Mất đa dạng sinh học
Đa dạng sinh học có vai trò chủ yếu là cung cấp nguồn gen cho phát triển kinh tế, xã hội và duy trì sự cân bằng
sinh thái của Trái Đất:
-Đa dạng sinh học có tầm quan trọng rất to lớn đối với sự sống trên Trái Đất, không gì có thể thay thế được. Tất
cả những loài sinh vật nuôi trồng hiện tại đều có nguồn gốc từ hoang dại, mỗi loài có tính đặc thù và giá trị riêng.
Tầm quan trọng là ở những loài đang còn sống trong điều kiện hoang dại nhưng lại có quan hệ họ hàng với những
loài đã được thuần dưỡng. Chúng có những gen cần thiết cho sự phát triển, bằng các phương pháp lai ghép nhân
tạo có thể tạo ra những giống mới hoặc kiểu hình đặc biệt. Những kiểu hình mới này có thể có khả năng kháng
được bệnh, có năng suất và chất lượng sử dụng cao và thích nghi được với những thay đổi của môi trường. Hiện
nay có rất nhiều loài hoang dại được nghiên cứu sử dụng làm lương thực, dược liệu, gỗ, sợi, nhiên liệu, làm thức
ăn cho gia súc hoặc nhiều tính năng sử dụng khác.

Nhiệt độ trái đất hiện nay đang làm cho các loài sinh vật biến mất hoặc có nguy cơ tuyệt
chủng. Khoảng 50% các loài động thực vật sẽ đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng vào năm
2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm từ 1,1 đến 6,4 độ C nữa
Cuộc sống loài người chúng ta phụ thuộc nhiều vào các loài tự nhiên để tìm ra những chất hóa học mới có thể
dùng làm thuốc và kiểm soát sâu bọ, cải thiện được mùa màng và chăn nuôi. Bảo vệ đa dạng sinh học là bảo vệ an
toàn thực phẩm và môi trường sống trong lành của con người.
- Về mặt sinh thái học, một hệ sinh thái càng có nhiều loài, nghĩa là lưới thức ăn càng có nhiều mắt xích thì hệ
sinh thái đó càng có cơ sở để phát triển ổn định. Do vậy, chức năng của tính đa dạng sinh học là rất to lớn trong
việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất. Đa dạng sinh học duy trì các chu trình sinh địa hóa và do vậy giữ cho


khí hậu được ổn định, góp phần bảo vệ các nguồn nước và đất, thông qua việc tăng độ phì của đất, điều hòa dòng
chảy và tuần hoàn nước, điều hòa oxi và khoáng chất trong khí quyển, sông suối, hồ ao, đất và biển. Bảo vệ đa
dạng sinh học là góp phần bảo vệ một hành tinh xanh, kiểm soát khí hậu của Trái Đất.
Tài nguyên đa dạng sinh học là tài sản của nhân loại, điều đó có vai trò quyết định tới sự phát triển bền vững của
mỗi quốc gia.


*Biện pháp phòng chống
-Ngăn ngừa biến đổi khí hậu
-Nâng cao ý thức để bảo vệ sự đa dạng sinh học
-Bảo vệ các chức năng sinh thái của rừng và thảm thực vật
-Quản lí bề vững vùng biển
3. Tác hại đến kinh tế
-Sau những cơn bão, lũ quét đã làm thiệt hại hàng trăm tỉ đô la trên thế giới. Khong chỉ thiệt hại về của cải mà
còn đe dọa đến cả tính mạng của con người.

-Những trận hạn hán kéo dài đã làm cho sự phát triển kinh tế trở nên sa sút. Lương thực thực phẩm thiếu hụt vì
đất đai khô quành, thiếu nước,...Động vật nuôi thiếu thức ăn trầm trọng, các nhà máy, xí nghiệp thiếu lương thực,
thực phẩm để chế biến,....
-Thiệt hại về tài nhiên như rừng bị cháy vì nhiệt độ trái đất đang ngày càng nóng lên.
4. Dịch bệnh
Nhiệt độ tăng cùng với hạn hán, lũ lụt đã tạo điều kiện thuận lợi cho các con vật truyền nhiễm phát triển như
muỗi, ve, chuột,....sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên
thế giới.


Biến đổi hí hậu, thảm họa thiên nhiên sẽ tạo nên hàng loạt dịch bệnh mà con người khó có thể kiểm soát được
như bệnh ngoài da, sốt rét, sốt xuất huyết, tiêu chảy,...
*Nguyên nhân là do đâu ?
-Do sự biến đổi khí hậu dẫn đến thời tiết không ổn định gây ra nhiều dịch bệnh
-Nguồn nước bị ô nhiễm
-Không khí bị ô nhiễm dẫn đến dịch bệnh đang hoành hành
5. Những đợt nắn nóng gay gắt

Sự biến đổi khí hậu làm cho nhiệt độ toàn cầu nóng lên dẫn đến những đợt nóng gay gắt không chỉ gây khó chịu,
mệt mỏi cho mọi người mà còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe tính mạng con người. Những đợt nắng nóng này có
thể khiến người đi đường say nắng, dễ chóng mặt vì vậy, khi đi ra đường chúng ta cần mặc áo khoác nắng, đeo

khẩu trang để chống nóng.
6. Các núi băng và sông băng đang dần thu hẹp
Sự nóng lên toàn cầu khiến cho băng ở các núi, sông hay cả ở các đại dương đang dần tan chảy. Dự kiến trong
tương lai những núi băng, sông băng sẽ thu hẹp và việc băng tan cũng gây nguy hiểm cho những người đi trượt
băng tuyết.


Vì sự tan băng diễn ra quá nhanh, trong 50-100 năm qua mực nước biển đã tăng lên 1,8mm/năm nhưng trong
khoảng 12 năm trước đây mực nước biển đã tăng lên 3mm/năm. Với tốc độ mực nước tăng như hiện nay đã gây
ngập úng các vùng thấp và các đảo nhỏ trên biển, không bao lâu trái đất sẽ chìm trong biển nước.

III. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu ?
Để môi trường trong lành và khí hậu ổn định, cuộc sống màu xanh chúng ta hãy cùng kêu goi mọi người chung
tay bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu bằng những việc làm tích cực và thân thiện sau:
-Vứt rác và xử lí rác đúng quy định
-Trồng nhiều cây xanh, đặc biệt là trồng cây gây rừng
-Sử dụng năng lượng xanh thân thiện với môi trường
-Khai thác tài nguyên hợp lí
-Chung tay tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu

Hãy chung tay xây dựng một môi trường sống xanh thân thiện hơn bằng những việc làm trên để phần nào phòng
chống sự ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu dẫn đến sự nóng lên của toàn cầu, hạn hán-lũ lụt gây thiệt hại về
người và của, dịch bệnh gia tăng,...


I. Môi trường
*Môi trường là gì ?
Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con
người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.
1.Môi trường trước đây


Môi trường và không khí trong lành, diện tích rừng rộng. Cây cối, động thực vật phong phú, đa dạng. Nhiệt độ
ôn hòa, tỉ lệ các trận động đất-sóng thần tỉ lệ là rất thấp.
2.Thực trạng môi trường hiện nay
Hiện nay môi trường đang bị ô nhiễm và bị tàn phá nặng nề, vậy ô nhiễm môi trường là gì ?
-Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiểm bởi các chất hóa học, sinh học,... gây ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người, các cơ thể sống khác. Vậy nguyên nhân là do đâu ?
+Ô nhiễm không khí, việc xả khói chứa bụi và cá chất hóa học vào không khí. Ví dụ về các khí độc hại là
Cacbon mônôxit, điôxit lưu huỳnh, các chất cloroflorocacbon (CFCs), và ôxit nitơ là chất thải của công
nghiệp và xe cộ.


Ôzôn quang hóa và khói lẫm sương (smog) được tạo ra khi các ôxit nitơ phản ứng với nước trong không khí
(chính là sương) xúc tác là ánh mặt trời. Đây là nguồn ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm
là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2,CO,SO2,NO2 các chất hữu cơ chưa cháy
hết: muội than, bụi, quá trình thất thoái, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất
bay hơi, bụi.
+Ô nhiễm nước tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày
càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và
làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải
do sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm nước do sản xuất
công nghiệp là rất nặng.

Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và mạn tính liên quan đến ô nhiễm
nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư… ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày
càng mắc nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô nhiễm nguồn nước còn
gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các hộ nuôi trồng thủy sản.
+Ô nhiễm môi trường đất là quá trình làm biến đổi hoặc thải vào đất các chất ô nhiễm làm
thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho nhu
cầu sống của con người.


Hiện nay việc xử lí rác vẫn là vấn đề khó khăn đối với nước ta, hàng triệu đống rác gây ô nhiễm môi trường và
cản trở sự phát triển và sinh sống của thực vật, không chỉ vậy nó còn là tác nhân gây hại lớn cho sự biến đổi khí
hậu, ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên.
3. Biện pháp phòng chống ô nhiễm môi trường
-Trồng nhiều cây xanh:
Cây xanh là nguồn cung cấp oxi cho bầu khí không khí và nó cũng là nguồn hấp thụ khí cacbon,giảm sói mòn
đất và hệ sinh thái.Nên trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà để được hưởng những không khí trong lành do
cây tạo ra nên giữ gìn không chặt phá bừa bãi


-Xử lý môi trường vệ sinh xung quanh:
Trong đời sống hàng ngày con người và động vật thải ra một lượng chất thải và rác thải lớn nếu không thu
gom xử lý đúng sẽ gây ô nhiễm xung quanh như nguồn nước ,không khi,và những rác thải sẽ rơi xuống cống
nếu không được thu gom gây lên hiện tượng tắc cống ngầm gây tắc cống dẫn nước thải làm cho dòng chảy
không lưu thông nước ứ đọng gây ô nhiễm.Để tránh những điều đó chúng ta nên xây dựng thu gon chất thải
bằng các bể phốt và thông tắc vệ sinh thường xuyên,bên cạnh đó hút bể phốt theo định kì tránh để tràn ứ.
-

Hạn chế sử dụng túi nilon

Nilon là vật khó phân hủy trong môi trường bình thường nó có thể tồn tại hàng trăm năm.Nếu mà sử dụng nhiều
túi nilon mà không xử lý đúng sẽ gây lên hậu quả to lớn sau này.Để giảm thiểu túi nilon và các túi đựng bằng
nhựa chúng ta lên thay thế bằng các túi bằng giấy hay các loại túi dễ phân hủy.
-Tận dụng năng lượng mặt trời để sử dụng
Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng sạch,nguồn năng lượng tự nhiên vô hạn và cho hiệu xuất sử dụng
cao và lâu.Nên lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời để giảm thiểu ô nhiễm giảm thiểu tài nguyên
thiên nhiên hiện này.
-Áp dụng khoa học hiện đại vào đời sống
Trước đây khi khoa học còn chưa được mở rộng phát triển thì áp dụng khoa học kĩ thuật vào còn nhiều hạn

chế nhưng giờ đây khoa học phát triển rất nhiều ,nhiều thiệt bị rất thân thiện môi trường và làm giảm ô
nhiễm.Như sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện làm giảm tiêu thụ điện năng giảm tiết kiệm được nguồn tài
nguyên sản xuất ra điện.Hay các thiết bị có thể tái chế sử dụng để giảm lượng rác thải cho môi trường sống
của con người.




×