Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

THAM LUẬN của bộ tài CHÍNH tại hội NGHỊ TỔNG kết 25 năm THU hút ĐTNN tại VIỆT NAM chính sách thuế và ưu đãi đầu tư trong đầu tư nước ngoài tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.12 KB, 15 trang )

THAM LUẬN CỦA BỘ TÀI CHÍNH
TẠI HỘI NGHỊ TỔNG KẾT 25 NĂM THU HÚT ĐTNN TẠI VIỆT NAM

Chính sách thuế và ưu đãi đầu tư trong đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Nhìn lại chặng đường 25 năm thu hút vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi
tắt là ĐTNN) tại Việt Nam, khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN ngày càng
khẳng định vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt
Nam, góp phần tích cực trong tăng trưởng kinh tế, cải thiện cán cân thanh toán,
tạo việc làm trực tiếp cho người lao động và hàng triệu việc làm gián tiếp khác,
là yếu tố thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, nâng cao phương thức quản lý
kinh doanh, tạo động lực cạnh tranh mạnh mẽ hơn trong từng ngành.
Đạt được những thành tựu như vậy, bên cạnh yếu tố môi trường chính trị
trong nước ổn định, giá nhân công thấp, điều kiện tự nhiên thuận lợi … thì yếu
tố vô cùng quan trọng khác là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và Chính phủ
trong việc xây dựng toàn diện hệ thống các chính sách ưu đãi thuế, tài chính, kế
toán và kiểm toán, chính sách về tiền thuê đất, về sử dụng đất … nhằm khuyến
khích các doanh nghiệp có vốn ĐTNN và Bên nước ngoài tham gia hợp đồng
hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. Trong phạm vi bài tham luận này, Bộ Tài
chính tập trung vào một số chính sách ưu đãi lớn như ưu đãi thuế (đặc biệt là
thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, về chính sách tài
chính đất đai), tài chính góp phần quan trọng trong việc thu hút đầu tư nước
ngoài thời gian qua như sau:
1. Về cơ chế chính sách tài chính đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN

1.1 Về chính sách thuế và thu khác
(1) Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): trong từng giai đoạn phát
triển, Luật thuế TNDN đã góp phần tạo môi trường pháp lý công bằng, bình
đẳng giữa các đối tượng, phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả,
khuyến khích và thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, phát huy tốt vai trò
định hướng thu hút đầu tư, góp phần quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh và


thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo cơ sở vững chắc cho nền kinh tế phát triển bền
vững.
Sau 25 năm thực hiện, bên cạnh cải cách các chính sách ưu đãi thuế
TNDN, việc Quốc hội Việt Nam nhiều lần điều chỉnh giảm mức thuế suất thuế
TNDN đã giúp môi trường đầu tư của Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh
hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Cụ thể, mức thuế suất thuế
TNDN từ 32% năm 1997 đã giảm xuống còn 28% năm 2003 và tiếp tục giảm
còn 25% từ năm 2009.
- Giai đoạn từ năm 1987 đến năm 2004, với mục tiêu đẩy mạnh thu hút
vốn ĐTNN, chính sách ưu đãi đầu tư đối với khu vực có vốn ĐTNN đã dành
51


mức ưu đãi cao hơn hẳn cả thuế suất, thời gian miễn thuế, giảm thuế so với khu
vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước. Cụ thể, đối với khu vực có vốn
ĐTNN, tuỳ theo lĩnh vực, địa bàn đầu tư, doanh nghiệp được áp dụng thuế suất
ưu đãi 10%, 15% và 20% và miễn, giảm thuế tương ứng, trong đó mức miễn
thuế tối đa là 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp
theo.
- Giai đoạn từ năm 2004 đến nay: Thời kỳ này các nhà ĐTNN được
hưởng mức giá dịch vụ đầu vào bình đẳng như các nhà đầu tư trong nước. Việc
Quốc hội ban hành Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11 ngày 17/6/2003 là một
trong những văn bản luật đầu tiên thiết lập chế độ đối xử bình đẳng giữa các
thành phần kinh tế, đặc biệt xoá bỏ sự phân biệt đối xử giữa ĐTNN và đầu tư
trong nước, góp phần tạo lập cơ sở pháp lý đáp ứng điều kiện gia nhập WTO,
tạo bước tiến mới về cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, thúc đẩy cạnh
tranh lành mạnh, tạo lập môi trường đầu tư bình đẳng, thuận lợi và hấp dẫn hơn.
Theo đó chính sách thuế TNDN quy định tại Luật thuế TNDN số 09/2003/QH11
và các văn bản hướng dẫn đã quy định áp dụng mức thuế suất thuế TNDN và
mức ưu đãi miễn thuế, giảm thuế thống nhất cho tất cả các loại hình doanh

nghiệp. Đồng thời sau khi Luật thuế TNDN năm 2003 có hiệu lực thi hành thì
các quy định về thuế TNDN bổ sung và thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài đã
được bãi bỏ, điều này thể hiện quan điểm nhất quán của Việt Nam trong việc
khuyến khích đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
Tiếp đó, thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X và
Chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010, ngày 13/6/2008 Quốc hội
ban hành Luật Thuế TNDN số 14/2008/QH12 thay thế cho Luật Thuế TNDN số
09/2003/QH11. Việc cải cách chính sách ưu đãi thuế tại Luật thuế TNDN số
14/2008/QH12 và các văn bản hướng dẫn thực hiện từ 01/01/2009 đến nay đã
tạo sự chuyển biến tích cực trong phân bổ nguồn lực, thu hẹp diện ưu đãi theo
ngành, lĩnh vực để khuyến khích và thu hút đầu tư có chọn lọc để phát triển các
vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và tập trung vào các ngành,
lĩnh vực công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tư
phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước, sản xuất sản phẩm
phần mềm hoặc lĩnh vực xã hội hoá.
Với các cải cách thuế có tính bước ngoặt nêu trên, giai đoạn từ năm 20042011 nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã tăng nhanh chóng với 9.500 dự án đầu tư,
vốn đăng ký đạt 175 tỷ USD (gấp 3,2 lần giai đoạn 1988-2003), vốn thực hiện
đạt 61,8 tỷ USD (gấp 2,3 lần giai đoạn 1988-2003) và đặc biệt từ năm 2007 số
vốn ĐTNN thực hiện hàng năm đều đạt xấp xỉ 10 tỷ USD.
(2) Về thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu:

52


Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ra đời đã tạo lập
khuôn khổ pháp lý trong việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế
quốc tế, mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần tạo nên một môi trường
đầu tư chung và thuận lợi cho cả các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trong 25 năm qua, sự phát triển mạnh của khu vực doanh nghiệp FDI, là

một trong những thước đo đánh giá sức hấp dẫn của môi trường đầu tư của Việt
Nam. Ngoài việc góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam,
việc gia tăng xuất khẩu của khối các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là gia tăng xuất
khẩu sản phẩm công nghiệp của khu vực này là rất đáng kể. Một trong các yếu
tố góp phần vào việc gia tăng liên tục của khu vực công nghiệp và xuất khẩu của
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là chính sách ưu đãi được quy định
trong Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Đầu tư nước ngoài, và các văn
bản hướng dẫn thi hành cụ thể là:
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công cho nước
ngoài và khi xuất trả sản phẩm cho phía nước ngoài được miễn thuế xuất khẩu.
Hàng hóa xuất khẩu ra ngước ngoài để gia công cho phía Việt Nam được miễn
thuế xuất khẩu và khi nhập khẩu trở lại được miễn thuế nhập khẩu trên phần trị
giá của hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài để gia công theo hợp đồng.
- Miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa để tạo tài sản cố định đối với các
dự án đầu tư vào các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư, lĩnh vực khuyến
khích đầu tư và các dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó
khăn; địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; đối với dự án đầu tư
bằng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
- Miễn thuế nhập khẩu trong thời hạn 05 kể từ ngày bắt đầu sản xuất đối
với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu để
sản xuất của các dự án đầu tư và lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư hoặc địa
bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn;
- Chính sách hoàn thuế nhập khẩu và không thu thuế xuất khẩu đối với
các sản phẩm xuất khẩu được xác định là sản xuất toàn bộ từ nguyên liệu nhập
khẩu....
Việc trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại quốc tế
(WTO) cũng như việc tham gia ký kết 7 Hiệp định thương mại tự do trong khu
vực ASEAN (ATIGA; ASEAN - Trung quốc; ASEAN - Hàn Quốc; ASEAN- Ấn
Độ; ASEAN- ÚC- Niu Dilan; ASEAN - Nhật Bản và Việt Nam - Nhật Bản) đã tạo
ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI mở rộng

thị phần ra bên ngoài, tham ra sâu hơn vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Bên cạnh đó, việc thực hiện cắt giảm thuế quan hàng năm theo các cam kết
trong WTO và trong khu vực ASEAN đối với các nguyên liệu, vật tư trong nước
chưa sản xuất được đã tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp FDI nói riêng và
53


doanh nghiệp nói chung giảm chi phí đầu vào trong sản xuất và nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm trong nước so với hàng nhập khẩu.
Với chính sách ưu đãi thuế xuất nhập khẩu nêu trên đã và đang củng cố
lòng tin cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
và thu hút vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ sản xuất hiện đại vào Việt Nam.
Hiện nay, mặc dù không còn duy trì một chính sách ưu đãi có phân biệt giữa các
doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhưng
việc quan tâm, lắng nghe và giải quyết các vướng mắc của các doanh nghiệp đầu
tư nước ngoài nhanh chóng, hiệu quả thông qua các buổi tọa đàm, đối thoại trực
tiếp với các Hiệp hội, doanh nghiệp ĐTNN tại Việt Nam hoặc trả lời trực tiếp
bằng văn bản để giải quyết các vướng mắc về thuế trong quá trình điều chỉnh
chính sách xuất nhập khẩu, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế xuất
khẩu, thuế nhập khẩu đã đóng góp một cách tích cực vào tăng trưởng kinh tế nói
chung và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi tại Việt Nam cho các
doanh nghiệp FDI nói riêng.
Tạo nên một môi trường đầu tư thông thoáng và hấp dẫn luôn là một mục
tiêu mà Chính phủ hướng tới với nỗ lực rất cao vì cải thiện môi trường đầu tư sẽ
khuyến khích được các nguồn lực trong và ngoài nước tập trung cho đầu tư, phát
triển kinh tế vì vậy, trong thời gian tới, chính sách xuất khẩu, nhập khẩu sẽ tiếp
tục được nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để khắc phục những bất cập phát sinh
trong quá trình thực hiện nhằm tạo nên một hành lang pháp lý minh bạch và
thuận tiện hơn rõ ràng hơn nữa, hiệu quả hơn nữa đối với hoạt động xuất nhập
khẩu để không những khuyến khích các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu, nâng

cao năng lực sản xuất trong nước, cải thiện tính cạnh tranh của hàng hoá Việt
Nam trên thị trường trong nước và quốc tế
(3) Về chính sách tài chính đất đai
Chính sách tài chính đất đai dần dần đã được hoàn thiện phù hợp với xu
thế hội nhập quốc tế, về cơ bản đã đảm bảo công bằng giữa tổ chức trong nước
và tổ chức nước ngoài, cụ thể:
- Về hình thức sử dụng đất: Mặc dù Luật đất đai 2003 có sự phân biệt về
hình thức sử dụng đất giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp nước
ngoài. Doanh nghiệp nước ngoài được được lựa chọn hình thức thuê đất thu tiền
thuê đất hàng năm hoặc thuê đất thu tiền thuê đất 1 lần cho cả thời gian thuê.
Doanh nghiệp trong nước được lựa chọn hình thức giao đất hoặc cho thuê đất
thu tiền thuê đất hàng năm. Tuy nhiên, nghĩa vụ tài chính về thu tiền thuê đất
trong trường hợp trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (đối với doanh
nghiệp nước ngoài) cũng tương đương với nghĩa vụ tài chính trong trường hợp
được giao đất có thu tiền sử dụng đất (đối với doanh nghiệp trong nước).

54


- Về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Tổ chức trong nước và tổ
chức nước ngoài được nhà nước cho thuê đất đều có quyền và nghĩa vụ như
nhau trong quá trình sử dụng đất.
- Về thời hạn thuê đất: Điều 67 Luật đất đai quy định chung về thời hạn
cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư là không quá 50 năm, trường hợp đầu tư
vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn thì thời hạn không quá 70 năm (không phân biệt là
doanh nghiệp trong nước hay doanh nghiệp nước ngoài);
- Về ưu đãi đầu tư: Các dự án đầu tư được hưởng mức ưu đãi giống nhau
nếu dự án đầu tư được thực hiện trên cùng địa bàn ưu đãi đầu tư hoặc có cùng
lĩnh vực ưu đãi đầu tư, cụ thể như sau:
+ Được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với toàn bộ dự án: (i) trong

thời gian xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (ii) Nếu dự án
đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh
tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
+ Kể từ ngày dự án hoàn thành đưa vào hoạt động, được miễn:
Ba (3) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư,
tại cơ sở sản xuất kinh doanh mới của tổ chức kinh tế thực hiện di dời theo quy
hoạch, di dời do ô nhiễm môi trường.
Bảy (7) năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội
khó khăn
Mười một (11) năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; dự án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến
khích đầu tư; dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư được đầu tư
tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
Mười lăm (15) năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực khuyến khích
đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự
án thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư được đầu tư tại địa
bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
1.2 Về cơ chế chính sách đối với lĩnh vực tài chính khác
Những năm đầu đổi mới để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam tham gia thực hiện đầu tư sản xuất, kinh doanh, pháp luật về đầu tư, về
thuế và tài chính khác có quy định chính sách ưu đãi riêng biệt đối với từng khu
vực có vốn ĐTNN và khu vực có vốn đầu tư trong nước. Tuy nhiên, thực hiện
chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nhanh và bền vững khi
Việt Nam gia nhập WTO, trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phát sinh ngày
càng nhiều khó khăn và thách thức, ngành Tài chính đã nỗ lực triển khai thực
hiện các cam kết quốc tế và cam kết tài chính nói riêng nhằm đảm bảo việc tuân
thủ nghĩa vụ của nước thành viên, góp phần thúc đẩy tiến trình hội nhập kinh tế
55


quốc tế, ban hành kịp thời các cơ chế chính sách tài chính phù hợp, đồng bộ để

đảm bảo hiệu lực thực thi và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đề
xuất các giải pháp cấp thiết nhằm giảm thiểu rủi ro và bất cập trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, cùng với các chính sách thuế quan trọng như thuế
TNDN, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu nêu trên, tại các văn bản thuế, tài chính
khác cũng đảm bảo nguyên tắc đối xử bình đẳng giữa các thành phần kinh tế,
đảm bảo không có sự phân biệt đối xử giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài với doanh nghiệp trong nước. Điều này đã và đang liên tục củng cố lòng
tin cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, các
nhà đầu tư tiềm năng, là dấu hiệu tích cực đối với việc cải thiện môi trường đầu
tư thông thoáng, nhằm đạt được mục tiêu thu hút các nguồn lực trong nước và
ngoài nước tập trung cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Cụ thể:
a) Đối với dịch vụ bảo hiểm: từng bước thực hiện nghiêm túc các cam kết
về:
- Cung cấp dịch vụ bảo hiểm qua biên giới, cho phép thực hiện: Không
duy trì hạn chế phân biệt đối xử quốc gia đối với bảo hiểm cho doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài, người nước ngoài làm việc ở Việt Nam; tái bảo hiểm;
bảo hiểm vận tải quốc tế; môi giới bảo hiểm và môi giới tái bảo hiểm; dịch vụ
đánh giá, tư vấn, định phí và giải quyết bồi thường.
- Không áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường (MA) hoặc hạn chế phân biệt
đối xử quốc gia (NT) đối với phương thức cung cấp tiêu dùng ở nước ngoài.
- Không áp dụng hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT) và xóa bỏ hạn
chế về phạm vi kinh doanh bảo hiểm bắt buộc đối với doanh nghiệp bảo hiểm có
vốn đầu tư nước ngoài khi cung cấp dịch vụ; Cho phép mở chi nhánh bảo hiểm
phi nhân thọ phù hợp với quy định thận trọng theo phương thức hiện diện
thương mại.
b) Đối với dịch vụ chứng khoán:
- Đối với phương thức cung cấp qua biên giới: không áp dụng hạn chế
tiếp cận thị trường (MA) với dịch vụ cung cấp thông tin tài chính và tư vấn,
trung gian và dịch vụ phụ trợ - bảo lưu quyền áp dụng với các dịch vụ khác; bảo
lưu quyền áp dụng hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT);

- Đối với phương thức tiêu dùng ở nước ngoài không áp dụng hạn chế tiếp
cận thị trường hoặc hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT);
- Đối với phương thức hiện diện thương mại:
+ Cho phép mở liên doanh 49% vốn nước ngoài;
+ Cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

56


+ Cho phép thành lập chi nhánh của doanh nghiệp chứng khoán nước
ngoài cung cấp dịch vụquản lý tài sản, thanh toán bù trừ, cung cấp thông tin, tư
vấn và dịch vụ phụ trợ
+ Không áp dụng hạn chế phân biệt đối xử quốc gia (NT)
c) Đối với dịch vụ kiểm toán, kế toán:
Nếu như thập kỷ 1991-2000 là thập kỷ hình thành thị trường dịch vụ Kế
toán - Kiểm toán, thì thập kỷ 2001 - 2011 là thập kỷ thúc đẩy sự phát triển thị
trường dịch vụ Kế toán - Kiểm toán của Việt Nam. Trong giai đoạn 2001-2011,
lần đầu tiên trong lịch sử kế toán nước ta, Luật Kế toán đã được Quốc hội khoá
XI thông qua, có hiệu lực từ 01/01/2004 đã khẳng định rõ vai trò, nhiệm vụ,
nguyên tắc, nội dung kế toán trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập. Và
đến nay khuôn khổ pháp lý về kế toán, kiểm toán về cơ bản đã được xây dựng
khá đầy đủ, toàn diện và tương đối hoàn thiện, phù hợp với thông lệ quốc tế
trong điều kiện nền kinh tế thị trường chuyển đổi của Việt Nam như ban hành hệ
thống 26 Chuẩn mực kế toán doanh nghiệp (VAS) trên cơ sở các chuẩn mực
kế toán quốc tế và chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IAS và IFRS), ban
hành mới các Chế độ kế toán cơ bản áp dụng cho các lĩnh vực trong nền kinh tế
quốc dân: Doanh nghiệp; Hành chính Sự nghiệp; Doanh nghiệp Nhỏ và Vừa;
Ngân sách và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; Tài chính và Ngân sách
xã;… và các Thông tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán; …Ngoài ra,
cũng xây dựng các Chế độ kế toán đặc thù phù hợp với đặc điểm kinh tế - kỹ

thuật và điều kiện hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực cũng đã được xây
dựng.
Trong quan hệ và hợp tác quốc tế, Việt Nam cũng tham gia làm thành
viên của các tổ chức lớn như Liên đoàn Kế toán Quốc tế (IFAC), Hiệp hội Kế
toán Đông Nam Á (AFA), Liên đoàn Kế toán Châu Á - Thái Bình Dương
(CAPA)… thông qua đó để trao đổi, nắm bắt tình hình phát triển nghề nghiệp
của quốc tế, khu vực, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức này trong
việc tiếp cận các chuẩn mực, thông lệ về Kế toán, Kiểm toán. Mặt khác, kể từ
khi Việt Nam gia nhập tổ chức WTO, các văn bản về kế toán, kiểm toán cũng
từng bước được sửa đổi, bổ sung để đảm bảo mục tiêu thực hiện đúng với cam
kết WTO là không áp dụng hạn chế tiếp cận thị trường (MA) hoặc hạn chế phân
biệt đối xử quốc gia (NT) đối với dịch vụ kiểm toán kế toán trên cả 3 phương
thức (1) qua biên giới (2) tiêu dùng ở nước ngoài và (3) hiện diện thương mại.
2. Thành tựu đã đạt được thời gian qua
Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, tính từ năm 1988 đến nay đã có
14.998 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký là 230 tỷ USD và đã
thực hiện được 89 tỷ USD đạt tỷ lệ 38,7%, cung cấp một nguồn lực đáng kể cho
sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam.
57


Với sự gia tăng hàng năm, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đã góp phần
đáng kể vào quá trình phát triển kinh tế. Thu Ngân sách nhà nước từ (NSNN)
khu vực doanh nghiệp đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006-2010 đạt 215.672 tỷ
đồng (không kể các khoản thu từ dầu thô, từ đất, phí và lệ phí), chiếm 10,5%
tổng thu NSNN; 13,6% tổng thu nội địa; 17,9% thu nội địa trừ dầu thô và chiếm
12.9% thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn thu chủ yếu từ doanh
nghiệp có vốn ĐTNN là thuế TNDN, giá trị gia tăng và tiêu thụ đặc biệt.
Thu ngân sách nhà nước theo các khu vực chi tiết từng năm
Đơn vị: Tỷ đồng

Stt

CHỈ TIÊU

2006

2007

2008

2009

2010

GĐ 2006 2010

1

Tổng thu NSNN

279.472

327.911

430.549

454.786

559.170


2.051.887

2

Thu nội địa

228.750

261.628

329.679

341.249

423.570

1.584.875

3

Thu nội địa không
kể dầu thô

145.404

182.994

240.076

280.112


354.400

1.202.985

4

Thu từ HĐ SXKD

94.274

113.647

159.315

182.736

244.668

794.640

Trđó: - DNNN

46.344

50.180

71.835

84.049


111.922

364.330

- DN có vốn
ĐTNN

25.838

32.274

43.953

50.785

62.821

215.672

- DN NQD

22.091

31.192

43.527

47.903


69.925

214.638

2011

126.944
77563
86.345

(Nguồn: Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính)
Phù hợp với tiến trình mở rộng khu vực ĐTNN, trong kết cấu số thu từ
hoạt động sản xuất kinh doanh số thu từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN có xu
hướng tăng dần về tỷ trọng (tăng từ 15,66% năm 2000 lên 25,95% năm 2011).
Số thu từ doanh nghiệp FDI (không kể thu từ dầu thô) so với tổng thu nội
địa tăng lên 14,3% (77.563 tỷ đồng) năm 2011. Trong số thu từ doanh nghiệp
FDI, số thu chủ yếu là thuế giá trị gia tăng, thuế TNDN, thu về khí thiên nhiên,
tuy nhiên có sự chuyển dịch về tỷ trọng giữa các sắc thuế: Năm 2007, thuế giá
trị gia tăng chiếm 36,2% số thu từ doanh nghiệp FDI, TNDN 28%, thu từ khí
thiên nhiên 11,3%; nhưng đến năm 2011, thuế GTGT chỉ chiếm 23,7%, thuế
TNDN tăng lên 33.3% và thu từ khí thiên nhiên 31,8%.
3. Một số vấn đề phát sinh liên quan đến doanh nghiệp có vốn ĐTNN

Với các chính sách ưu đãi về thuế, tài chính nêu trên, Việt Nam đã thu hút
được lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn đổ vào Việt Nam, tỷ trọng đóng
góp vào GDP của khối doanh nghiệp này cũng ngày càng cao. Tuy nhiên, theo
đánh giá chung, việc kê khai, thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của một số doanh
nghiệp có vốn ĐTNN còn chưa tương xứng với kỳ vọng của nhà nước đối với
khối doanh nghiệp này. Mặt khác, qua thời gian thực hiện cho thấy hiện tượng
58



các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ khá phổ biến, chiếm khoảng 50% tổng số
doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên cả nước, trong đó nhiều doanh nghiệp kê
khai lỗ liên tục trong 3 năm. Điển hình tại một số địa phương như Bình Dương,
số doanh nghiệp FDI kê khai lỗ năm 2010 là 754/1.490 doanh nghiệp (chiếm tỷ
trọng 50,6%, trong đó có tới 200 doanh nghiệp lỗ quá vốn chủ sở hữu).
Theo tổng kết của Bộ Tài chính, trong khoảng 05 năm trở lại đây (20062010) các hành vi chuyển giá điển hình đã và đang diễn ra tại Việt Nam thường
dưới các hình thức: chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản hữu hình giữa các
bên liên kết, chuyển giá thông qua chuyển giao tài sản vô hình giữa các bên liên
kết, chuyển giá thông qua chuyển giao dịch vụ giữa các bên liên kết, chuyển giá
thông qua chi trả lãi vay vốn sản xuất kinh doanh giữa các bên liên kết. Các
hành vi chuyển giá của doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là điều chuyển lợi
nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp hơn để tránh thuế mà nó
còn bao gồm cả chiều ngược lại. Qua công tác thanh tra đã phát hiện các hình
thức chuyển giá thông qua hoạt động giao dịch liên kết điển hình như: nâng vốn
góp bằng việc nâng giá trị máy móc, thiết bị và công nghệ; bán hàng hoá,
nguyên vật liệu thấp hơn nhiều so với giá bán cho các bên không có quan hệ liên
kết; chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp liên kết tại Việt Nam; định giá
tiền bản quyền thương hiệu rất cao so với giá trị thực; các tập đoàn, công ty mẹ
tại nước ngoài ký hợp đồng sản xuất kinh doanh và dịch vụ với các công ty của
các nước với đơn giá cao, sau đó giao lại cho công ty con tại Việt Nam theo giá
do công ty mẹ quy định rất thấp; hoặc công ty mẹ thực hiện hỗ trợ vốn hoặc cho
công ty con tại Việt Nam vay vốn không tính lãi; ...
Để đảm bảo công tác quản lý về thuế, khắc phục tình trạng chuyển giá đã
và đang xảy ra ngày càng phổ biến gây thất thu cho NSNN. Bộ Tài chính đã
nghiên cứu xây dựng, ban hành các VBQPPL để quản lý về thuế trong trường
hợp này, cụ thể:
- Thông tư số 117/2005/TT-BTC ngày 19/12/2005 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh

giữa các bên có quan hệ liên kết
- Thông tư số 66/2010/TT-BTC ngày 22/4/2010 của Bộ Tài chính
hướng dẫn thực hiện việc xác định giá thị trường trong giao dịch
kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết
Đồng thời, bước đầu nhằm hạn chế tình trạng này, ngành thuế đã triển
khai các biện pháp kiểm tra, giám sát ngăn chặn các hành vi chuyển giá thông
qua hoạt động giao dịch liên kết và thúc đấy hoạt động thanh tra chống chuyển
giá đạt hiệu quả tốt hơn. Thông qua việc đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra,
trong giai đoạn từ 2009-2011, hiện tượng chuyển giá đã được khắc phục đáng
kể. Cụ thể, năm 2009, lợi nhuận trước thuế của khu vực doanh nghiệp FDI là
114.296 tỷ đồng, chiếm 36,4%, doanh nghiệp nhà nước là121.381 tỷ đồng,
59


chiếm 38,6% và doanh nghiệp ngoài quốc doanh 78.386 tỷ đồng, chiếm 25%,
trong đó thuế TNDN từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN là 13.288 tỷ đồng, chiếm
21,5%, từ DNNN là 37.381 tỷ đồng, chiếm 60,4%; doanh nghiệp ngoài quốc
doanh là 11.245 tỷ đồng, chiếm 18,1%, thì qua thanh tra tại 921 doanh nghiệp
lỗ, doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá năm 2011, Bộ Tài chính đã xử lý giảm
lỗ 6.617 tỷ đồng, truy thu thuế và phạt 1.669 tỷ đồng.
Việc tăng cường thanh tra chống chuyển giá nêu trên đã bước đầu tạo tác
động đến các doanh nghiệp, theo đó, một số doanh nghiệp đã tự điều chỉnh hạch
toán để giảm lỗ và có phát sinh thu nhập chịu thuế... góp phần tích cực trong
việc nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế, chống thất thu
ngân sách nhà nước.
4. Định hướng hoàn thiện chính sách thuế, tài chính giai đoạn tới
Ngày 18/4/2012 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 450/QĐTTg về việc phê duyệt Chiến lược Tài chính đến năm 2020, theo đó Chiến lược
tài chính được thực hiện theo 2 giai đoạn và cụ thể hóa thông qua 9 chiến lược
ngành sau:
1. Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011 - 2020;

2. Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020;
3. Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020;
4. Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
5. Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2011 2020;
6. Chiến lược phát triển thị trường vốn đến năm 2020;
7. Chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011
- 2020;
8. Chiến lược phát triển dự trữ quốc gia đến năm 2020;
9. Chiến lược kế toán - kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn 2030.
Để thực hiện Chiến lược Tài chính, Bộ Tài chính đã chỉ đạo triển khai
thực hiện trong toàn ngành để sớm đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong đó
hướng tới mục tiêu xây dựng hệ thống chính sách tài chính, thuế, hải quan …
đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị
trường.
Mặt khác, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, Việt Nam đã và
đang đẩy mạnh cải cách và hiện đại hoá các lĩnh vực quản lý nhà nước, trong đó
lĩnh vực thuế - hải quan là một trong những ưu tiên hàng đầu. Trong phạm vi bài
viết này xin nhấn mạnh một số nội dung định hướng về xây dựng, cải cách nhằm
60


hoàn thiện chính sách thuế, hải quan và lĩnh vực tài chính khác giai đoạn tới như
sau:
4.1 Về hoàn thiện chính sách thuế, cải cách thủ tục hành chính và
quản lý thuế
4.1.1 Về định hướng xây dựng chính sách thuế
Nghiên cứu xây dựng hệ thống thuế, phí, lệ phí để đảm bảo phù hợp với
định hướng phát triển nếu kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, góp
phần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, bảo vệ lợi ích quốc gia, khuyến khích
thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế và ĐTNN vào Việt Nam; đảm bảo sự

công bằng giữa các thành phần kinh tế. Phấn đấu đến năm 2020 xây dựng một
hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có
khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Mở rộng cơ sở thuế, áp dụng mức thuế suất hợp lý, đảm bảo công bằng, bình
đẳng về thuế giữa các đối tượng nộp thuế; tạo động lực khuyến khích sản xuất,
nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu
hàng hóa, dịch vụ, đồng thời bảo hộ có chọn lọc theo mục tiêu công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước. Đơn giản hóa hệ thống chính sách ưu đãi thuế. Nâng cao
hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế, chống thất thoát, gian lận thuế.
- Về thuế TNDN: Trong hệ thống các ưu đãi đầu tư hiện hành thì chính
sách thuế TNDN là nhân tố quan trọng mang tính cạnh tranh giữa các quốc gia.
Do đó, để góp phần thu hút nhà đầu tư nước ngoài, Việt Nam chủ trương cải
cách chính sách thuế TNDN trong giai đoạn tới sẽ tập trung vào 3 định hướng
sau:
Thứ nhất, điều chỉnh giảm mức thuế suất chung theo lộ trình phù hợp để
thu hút đầu tư tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng
tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh;
Thứ hai, đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế theo hướng hẹp về lĩnh vực,
tiếp tục khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia
tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ cao, công nghệ sinh
học, dịch vụ chất lượng cao, lĩnh vực xã hội hóa, vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.
Thứ ba, bổ sung quy định cụ thể rõ ràng về các khoản chi phí được trừ và
không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế; bổ sung các quy định để bao
quát được các hoạt động kinh tế mới phát sinh trong kinh tế thị trường hội nhập
và phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Thực hiện Chiến lược cải cách thuế
giai đoạn 2011-2020, tới đây, Bộ Tài chính cũng sẽ nghiên cứu trình Chính phủ
trình Quốc hội ban hành Luật thuế xuất nhập khẩu sửa đổi và sẽ nghiên cứu để
61



xây dựng các chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư nước ngoài hơn nữa, phù
hợp với tình hình kinh tế hiện nay và trong tương lai.
- Về thuế giá trị gia tăng: Sửa đổi, bổ sung theo hướng giảm bớt số lượng
nhóm hàng hóa dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng; giảm bớt nhóm hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế suất 5%; bổ sung quy định để xác định đúng cơ chế thu
đối với một số loại hàng hóa, dịch vụ mới phát sinh theo sự phát triển của kinh
tế thị trường; nghiên cứu đến năm 2020 áp dụng cơ bản một mức thuế suất
(không kể mức thuế suất 0% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu); hoàn
thiện phương pháp tính thuế, tiến tới cơ bản thực hiện phương pháp khấu trừ
thuế; quy định về ngưỡng doanh thu để áp dụng hình thức kê khai thuế giá trị gia
tăng phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và thông
lệ quốc tế.
- Về thuế tài nguyên: Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng thuế tài
nguyên là công cụ hữu hiệu để góp phần quản lý, bảo vệ và thúc đẩy việc sử
dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, nhất là đối với tài nguyên không tái tạo; thúc
đẩy khai thác tài nguyên gắn liền với chế biến sâu và góp phần hạn chế tối đa
xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến; sửa đổi, bổ sung quy định về giá tính
thuế, thuế suất và thực hiện phương pháp quản lý thu cho phù hợp với thực tiễn
hoạt động khai thác tài nguyên theo từng giai đoạn.
4.1.2 Về định hướng cải cách thủ tục hành chính và quản lý thuế
Thực hiện Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020, Bộ Tài chính
đang xây dựng phương án sửa Luật quản lý thuế theo hướng cải cách thủ tục
hành chính tạo thuận lợi và giảm chi phí cho doanh nghiệp. Dự kiến, Luật sửa
đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế sẽ được trình ở kỳ họp Quốc hội
cho ý kiến và thông qua trong tháng 10/2012. Theo đó tập trung vào một số nội
dung sau:
(1). Về nhóm vấn đề đơn giản hóa thủ tục hành chính thuế: gồm 6 nội
dung là:

- Giảm tần suất kê khai từ 12 lần/năm xuống còn 4 lần/năm đối với người
nộp thuế (NNT) quy mô vừa và nhỏ (bao gồm doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ, cá
nhân kinh doanh) được kê khai thuế (GTGT 03 tháng/lần, các doanh nghiệp lớn
kê khai thuế GTGT 01tháng/lần).
Vấn đề tần suất kê khai (giảm thời gian để thực hiện nghĩa vụ thuế) cũng
chính là một trong những chỉ tiêu quan trọng được Ngân hàng thế giới sử dụng
để đánh giá, xếp loại môi trường kinh doanh giữa các nước. Vì vậy, việc sửa đổi
cho phép NNT quy mô vừa và nhỏ được kê khai thuế theo quý vừa có ý nghĩa
thiết thực là làm giảm chi phí hành chính của NNT, hỗ trợ NNT quy mô vừa và
nhỏ được dãn luồng tiền nộp thuế (tức là có một phần tiền thuế phải nộp sau 3
tháng kể từ khi có doanh thu bán hàng) vừa đáp ứng được cả yêu cầu thông lệ
quốc tế về nâng cao tính hấp dẫn của môi trường kinh doanh.
62


- Rút ngắn thời hạn hoàn thuế, đối với trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm
tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 06 ngày làm việc; trường hợp “kiếm tra
trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày xuống còn 40 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục gia hạn nộp hồ sơ kê khai thuế từ 5 ngày
làm việc xuống 3 ngày làm việc;
- Điều chỉnh cơ chế giải quyết hồ sơ hoàn thuế theo nguyên tắc quản lỷ rủi
ro, tạo thuận lợi hoàn thuế nhanh theo kê khai của doanh nghiệp và thu hẹp diện
phân loại hồ sơ “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” để tăng tính tự giác và trách
nhiệm của doanh nghiệp.
Đồng thời để tăng cường kiểm soát, hậu kiểm đối với việc chi ngân sách
để hoàn thuế, bổ sung quy định trong vòng 1 năm kể từ khi có quyết định hoàn
thuế, cơ quan quản lý thuế phải thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế đối với 4 nhóm
đối tượng có độ rủi ro cao.
- Bỏ “Chứng từ nộp thuế” trong hồ sơ hoàn thuế;
- Thay tờ khai quyết toán thuế trong hồ sơ đề nghị xóa nợ đối với trường

hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản bằng Quyết định tuyên bố phá sản để đảm
bảo dễ dàng trong thực hiện.
- Cụ thể hóa thời hiệu giải quyết tiền thuế, tiền phạt nộp thừa là 10 năm để
đồng bộ với thời hiệu xử lý truy thu thuế và quy định về lưu giữ chứng từ, sổ
sách kế toán theo Luật kế toán.
(2). Về nhóm vấn đề phục vụ mục tiêu cải cách - hiện đại hóa và hội nhập,
phù hợp thông lệ quốc tế (gồm 05 nội dung):
(i) Bổ sung Nguyên tắc quản lý rủi ro trong công tác quản lý thuế;
(ii) Bổ sung cơ chế Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá (APA)
trong chống chuyển giá.
(iii) Bổ sung quy định về cơ chế phân loại mã số, xác định trị giá, xác
định xuất xứ hàng hóa trước khi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu;
(iv) Mở rộng phạm vi thu thập, khai thác thông tin về người nộp thuế từ
nguồn nước ngoài theo các hiệp định, điều ước đã ký;
(v) Bổ sung nghĩa vụ của người nộp thuế trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin để nâng cao quản trị doanh nghiệp và phát triển phương thức quản lý
thuế điện tử.
Với các quy định mới nêu trên sẽ tạo điều kiện giảm thiểu rủi ro trong
quản lý, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp FDI chủ động hơn trong việc xây
dựng phương án kinh doanh, cơ chế giá phù hợp. Việc bổ sung cơ chế APA
cũng một mặt tạo sự chủ động cho doanh nghiệp trong lập kế hoạch kinh doanh
và thực hiện nghĩa vụ thuế, đồng thời tạo thuận lợi cho công tác hành thu, giảm
chi phí quản lý và tuân thủ, khai thác hiệu quả bảo vệ nguồn thu trên cơ sở
63


doanh nghiệp đa quốc gia được hưởng ưu đãi đầu tư, được tiếp cận và khai thác
thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ thì phải có nghĩa vụ đóng góp tài chính với
xã hội.
4.2 Về định hướng hoàn thiện chính sách tài chính khác để thu hút vốn

ĐTNN
(i) Tiếp tục thực hiện mở cửa thị trường tài chính một cách hiệu quả, phù
hợp với cam kết quốc tế; chủ động tham gia thị trường tài chính quốc tế. Hoàn
thiện hệ thống cơ chế, chính sách tài chính nhằm tăng cường thu hút và khai thác
tối đa nguồn vốn nước ngoài phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong từng
giai đoạn.
(ii) Đổi mới chính sách thu đối với đất đai, tài nguyên, mở rộng khai thác
các nguồn thu từ đất đai và tài nguyên, đảm bảo hài hòa lợi ích kinh tế và các lợi
ích về xã hội, môi trường; coi đây là nguồn lực quan trọng cho đầu tư phát triển.
Sửa đổi, bổ sung chính sách thu từ đất phù hợp với việc sửa đổi, bổ sung
Luật đất đai theo hướng đảm bảo thu theo mục đích sử dụng và theo sát giá thị
trường, góp phần hình thành thị trường bất động sản có tổ chức, quản lý hiệu
quả; đồng thời mở rộng việc giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá để
tăng nguồn thu từ đất đai, sử dụng đất có hiệu quả.
Nghiên cứu sửa đổi hệ thống chính sách tài chính khai thác nguồn tài
nguyên thiên nhiên, khuyến khích chế biến sâu trong nước, hạn chế việc xuất
khẩu tài nguyên thô, góp phần bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên hợp lý,
tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.
(iii) Thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát của nhà
nước đối với các mặt hàng Nhà nước định giá trước năm 2015 gắn với tăng
cường kiểm soát chi phí sản xuất hàng hóa, dịch vụ độc quyền, sản phẩm công
ích. Tôn trọng quyền tự định giá, thỏa thuận giá, cạnh tranh về giá của các tổ
chức, cá nhân sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật.
Hoàn thiện môi trường pháp lý để quản lý điều hành giá thông qua việc
xây dựng Luật giá. Thực hiện quản lý, điều hành giá cả và bình ổn giá bằng các
biện pháp gián tiếp, theo cơ chế thị trường, phù hợp với các cam kết quốc tế. Mở
rộng hình thức đấu thầu và đấu giá, thẩm định giá.
5. Một số kiến nghị
- Để đảm bảo chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư hiệu quả đáp ứng được
mục tiêu và yêu cầu đặt ra, việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần được xem

xét trong bối cảnh phát triển kinh tế tổng thể của cả nước.
Việc ban hành chính sách mới, trong đó có chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi
đầu tư cần tuân thủ nghiêm các nguyên tắc, các cam kết mà Việt Nam đã cam
kết thực hiện với các tổ chức quốc tế (ví dụ tổ chức WTO…), theo đó mặc dù
cần trao đổi và tìm kiếm giải pháp để đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ĐTNN, tuy
64


nhiên việc xây dựng các chính sách ưu đãi cần đảm bảo đúng mục tiêu công
bằng và không có sự phân biệt đối xử với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong
nước.
- Do tính chất thiếu đồng bộ giữa các hệ thống văn bản pháp luật hiện nay
nên nhiều khi quy định về chính sách ưu đãi thuế, ưu đãi đầu tư ngoài việc được
quy định tại các văn bản chuyên ngành thì còn có nhiều hệ thống văn bản khác
cũng quy định chính sách ưu đãi thuế, tài chính, đầu tư. Vì vậy để khắc phục
tính dàn trải, phức tạp của chính sách ưu đãi thuế đồng thời tăng tính minh bạch
của chính sách thuế thì kiến nghị các cơ quan khi xây dựng chính sách: quy định
về ưu đãi thuế nên được tập trung trong các văn bản qui phạm pháp luật về thuế,
tránh tình trạng qui định ưu đãi thuế được quy định trong nhiều văn bản pháp
luật khác như hiện hành (khoa học công nghệ; chuyển giao công nghệ; giáo dục;
xã hội hoá;...).
- Về định hướng xây dựng lĩnh vực ưu đãi đầu tư trong thời gian tới: như
đã nêu trên, trong thời gian gần đây, khi danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu
tư quy định tại Luật đầu tư chưa được sửa đổi, bổ sung đang diễn ra xu hướng
là: trong các chiến lược và chính sách phát triển ngành, lĩnh vực đầu tư đều quy
định danh mục địa bàn, lĩnh vực ưu đãi riêng; chính sách ưu đãi đầu tư hiện
hành được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật. Trong quá trình tham gia
phối hợp xây dựng chính sách ngành, lĩnh vực với một số Bộ, ngành, Bộ Tài
chính nhận thấy một số văn bản quy định và hướng dẫn chính sách đối với các
ngành/lĩnh vực như nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ … cũng đang

được nghiên cứu theo hướng xây dựng một danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi
riêng. Các quy định này đã và sẽ làm giảm đi vai trò định hướng của chính sách
ưu đãi đầu tư chung, đồng thời chưa thể hiện được tính đồng bộ, nhất quán của
các chính sách ưu đãi đối với các địa bàn có cùng điều kiện về phát triển kinh tế
xã hội.
Vì vậy, để chính sách ưu đãi đầu tư (về thuế, về tài chính, tín dụng, đất đai
...) thực sự có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo đúng định hướng
của Nhà nước trong những năm tới, Bộ Tài chính đề nghị cần rà soát lại toàn bộ
hệ thống ngành kinh tế quốc dân và địa bàn cần khuyến khích đầu tư trong cả
nước, nghiên cứu để xây dựng một danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư áp
dụng chung cho tất cả các ngành/lĩnh vực. Trên cơ sở danh mục này, các văn
bản quy phạm pháp luật chuyên ngành về thuế, tài chính, đất đai, tín dụng ... sẽ
quy định cụ thể mức ưu đãi, hình thức ưu đãi, quy trình thủ tục thực hiện ưu đãi
mà không quy định thêm lĩnh vực, địa bàn ưu đãi.

65



×