Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

On tap thuc hanh sinh ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.99 KB, 16 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP THI THỰC HÀNH SINH LÝ
1/ Định nghĩa xác định nhóm máu?
2/ Có mấy cách xác định nhóm máu? Kể ra?
3/ Nguyên tắc xác định nhóm máu? Xác định nhóm máu? Giải thích? (ABO hoặc
Rhesus)
4/ Nguyên tắc truyền máu? Sơ đồ truyền máu? Cách thực hiện phản ứng chéo?
5/ Nhóm máu có mấy loại (ABO)? Rhesus?
6/ Hai giọt Anti A và Anti AB có hiện tượng ngưng kết, Anti B không ngưng kết,
kết luận nhóm máu nào?
7/ Hai giọt Anti B và Anti AB có hiện tượng ngưng kết, Anti A không ngưng kết,
kết luận nhóm máu nào?
8/ Cả 3 giọt Anti A, AntiB, AntiAB có hiện tượng ngưng kết, kết luận nhóm máu
nào?
9/ Cả 3 giọt Anti A, Anti B, Anti AB không có hiện tượng ngưng kết, kết luận
nhóm máu nào?
10/ Trộn Anti D với máu, có hiện tượng ngưng kết, kết luận gì? Và ngược lại?
11/ Người ta thường lấy máu ở đâu (trừ TS)?, Thời điểm nào là tốt nhất?
12/ Định nghĩa TS, TC là gì? Chỉ số bình thường của TS và TC ? Giá trị trung bình
của TS, TC là bao nhiêu ?
13/ Nguyên tắc làm thí nghiệm TS, TC ? Máu hình thoi ∀ nhận xét ? Giải thích ? ∀
thời gian ?
14/ TC, TS khác nhau chỗ nào ? Kể ra ?
15/ Ý nghĩa của TS, TC ? Nguyên tắc firin ?
16/ Hãy đưa ra nhận xét về hình dạng của các giọt máu ở thí nghiệm TS ?
17/ Có mấy yếu tố sai số khi làm thí nghiệm ? Kể tên ?
18/ Nêu cơ chế đông máu ?( ngắn gọn)
19/ Máu đông trên lam bằng con đường nào (nội sinh, ngoại sinh)
20/ Hãy nêu yêu cầu và làm thực nghiệm thí nghiệm TS, TC ?
21/ Tại sao phải đặt 2 giọt máu lên 2 lam khác nhau ( 1 cái ngoài không khí, 1 cái
lấy nắp petri đậy lam lại) ?
22/ Hồng cầu là gì ? Chức năng của hồng cầu ? Đếm số lượng hồng cầu ở ô A


23/ Số lượng hồng cầu ở người bình thường bao nhiêu ( Nam, nữ, trẻ em) ?
24/ Số lượng hồng cầu thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
25/ Thay đổi về bệnh lý hồng cầu ( Tăng, giảm trong trường hợp nào) ?
26/ Bạch cầu là gì ? Chức năng ? Mấy loại ? Kể tên ? Đếm số lượng bạch cầu ?
27/ Quan sát BC ∀ tên gì ? Loại BC nào có đường kính lớn nhất ?
28/ Số lượng BC ở người bình thường là bao nhiêu ( Nam, nữ, trẻ em) ?
29/ Số lượng BC thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
30/ Thay đổi bệnh lý về số lượng BC (tăng, giảm trong trường hợp nào) ?
1


31/ Tiểu cầu là gì ? Chức năng tiểu cầu ?
32/ Số lượng tiểu cầu thay đổi phụ thuộc yếu tố nào ?
33/ Thay đổi bệnh lý về số lượng tiểu cầu (tăng giảm trong trường hợp nào) ?
34/ Đếm số lượng HC, BC ?
35/ Nguyên tắc đếm số lượng HC, BC, TC ?
36/ Viết công thức tính số lượng BC, TC, HC ?
37/ Định nghĩa công thức BC ? ý nghĩa ?
38/ Nêu trị số bình thường của Neutrophil, Eosinophil, Basophil, Lymphocyte,
Monocyte ?
39/ Thay đổi của các con Neutrophil, Eosinophil, Basophil, Lymphocyte,
Monocyte như thế nào trong bệnh lý ?
40/ Nguyên tắc xác định công thức BC ?
41/ Nhận biết các con BC Neutrophil, Eosinophil, Basophil, Lymphocyte,
Monocyte ?
42/ Định nghĩa áp suất thẩm thấu ? dd ưu trương, nhược trương, đẳng trương là
gì ?
43/ Nguyên tắc làm thí nghiệm về hiện tượng thẩm thấu ?
44/ Định nghĩa ống tiêu huyết tối đa, tối thiểu là gì ?
45/ Định nghĩa Hematocrit rate là gì ? Ý nghĩa của Hematorit rate? Trị số bình

thường của Hematorit rate?
46/ Viết công thức tính Hematorit rate? Cx ∀ đổi đơn vị ?
47/ Nguyên tắc xác định Hematorit rate ?
48/ Định nghĩa VS? Ý nghĩa? Nguyên tắc xác định VS? Trị số bình thường VS?
49/ Khái niệm hệ số thanh lọc? Viết công thức tính và chú thích các đại lượng?
50/ Khái niệm đo mức độ lọc của cầu thận? Viết công thức tính và chú thích các
đại lượng?
51/ Khái niệm đo lưu lượng huyết tương hay lưu lượng máu qua thận? Viết công
thức tính và chú thích các đại lượng?
52/ Khái niệm đo tỉ lệ lọc? Viết công thức tính và chú thích các đại lượng?
53/ Khái niệm tính khả năng vận chuyển tối đa của ống thận (tái hấp thu hay bài
tiết tối đa)? Viết công thức tính và chú thích các đại lượng?
54/ Ống potain gồm mấy loại? kể tên? So sánh 2 loại?

TRẢ LỜI
1. Là xác định kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu của người thử dựa trên các PƯ
ngưng kết KN-KT tương ứng.
2


2. Có 2 cách xác định nhóm máu: trực tiếp (dùng HT mẫu) và gián tiếp (dùng HC
mẫu).
3. Trộn máu/huyết thanh người thử với huyết thanh mẫu/hồng cầu mẫu khác nhau,
HC ở giọt nào bị ngưng kết chứng tỏ có PƯ KN-KT tương ứng. Từ đó suy ra nhóm
máu.
4. Nguyên tắc truyền máu:
- Cùng nhóm: không để cho KN và KT tương ứng gặp nhau trong máu người nhận.
- Khác nhóm: KN trên màng HC người cho không bị ngưng kết bởi KT tương ứng
trên HT người nhận.
* Cách thực hiện PƯ chéo:

- Lấy 1 giọt máu người cho và 1 ít HT người nhận trộn đều với nhau, quan sát kỹ
xem có hiện tượng ngưng kết xảy ra ko rồi trộn lẫn dịch HC của người nhận với
HT người cho, quan sát xem có ngưng kết không. Nếu không có ngưng kết có thể
xem như 2 máu cùng nhóm (truyền đc) và ngược lại.
5. Các loại nhóm máu:
- Hệ ABO: A, B, AB, O (4 loại)
- Hệ Rhesús: Rh+, Rh- (2 loại)
6. Máu A
7. Máu B
8. Máu AB
9. Máu O
10. Máu Rh+ (có yếu tố D trong máu) và ngược lại.
11. Trừ TS, người ta thường lấy máu mao mạch ở đầu ngón 3, 4 (trẻ nhỏ thì ở đầu
ngón chân cái hoặc gót chân). Thời điểm tốt nhất là vào buổi sáng lúc đói.
12. Định nghĩa:
- TS: là thời gian tính từ khi thành mạch máu nhỏ bị tổn thương, máu chảy ra ngoài
cho tới khi ngừng chảy. Trị số bt: 2-5’ (TB: 3’)
- TC: là thời gian tính từ khi máu rời khỏi thành mạch đến khi đông lại (xuất hiện
sợi fibrin). Trị số bt: 5-10’ (TB: 7’)
13. Nguyên tắc:
- TS: Tạo một vết thương nhỏ ở sóng trái tai, rồi tính thời gian đến khi máu ngưng
chảy.
- TC: Lấy máu để trên phiến kính và xác định thời gian xuất hiện những sợi huyết
fibrin.
* Máu hình thoi: khả năng cầm máu của mao mạch và TC◊ Giải thích: ban đầu co
3


mạch mạnh, máu chảy ít, sau 1 thời gian thành mạch co ít lại trong khi nút chặn TC
còn bé nên máu chảy ra nhiều hơn, sau đó nút chặn lớn hơn và máu chảy ít đi ◊

Thời gian co mạch: ~1’30s, thời gian t.lập nút chặn TC: ~2’
14. So sánh:
- TS: xác định thời gian chảy máu. (đo khi nào máu ngừng chảy, dùng 1 mẫu thí
nghiệm, máu được thí nghiệm ngay tại miệng vết thương)
- TC: xác định thời gian đông máu. (đo khi nào máu bắt đầu xuất hiện sợi fibrin,
dùng 2 mẫu thí nghiệm, máu lấy ra khỏi vết thương)
15. Ý nghĩa:
- TS: -Xác định các rối loạn do tiểu cầu và sức bền mao mạch.
- TC: - Xác định các rối loạn do các yếu tố đông máu.
16. Các giọt máu đầu nhỏ, sau đó lớn dần lên và từ từ nhỏ lại theo dạng hình thoi.
17. Các yếu tố sai số khi làm thí nghiệm TC:
- Không khí bên ngoài.
- Do nặn máu (kích hoạt con đường đông máu ngoại sinh do tăng lượng dịch mô).
- Do chúng ta xác định sợi fibrin bằng cách tác động vật lý (dùng mũi kim) nhiều
vào giọt máu.
18. Cơ chế đông máu:
- Thành lập phức hợp Prothromiase (theo 2 con đưởng nội sinh và ngoại sinh)
- Thành lập Thrombin.
- Thành lập Fibrin
19. Máu trên lam đông bằng con đưởng nội sinh.
20. Các bước thao tác:
- TS: chích tạo vết thương > thấm máu lên giấy (đo thời gian) > giải thích KQ >
KL
- TC: chích lấy máu > đặt máu lên lam > xác định sự xuất hiện sợi tơ huyết > ghi
nhận TG > giải thích KQ > KL

21/ Tại sao phải đặt 2 giọt máu lên 2 lam khác nhau ( 1 cái ngoài không khí, 1 cái
lấy nắp Petri đậy lam lại) ?
- Vì trong cơ thể có hai quá trình đông máu ngoại sinh và nội sinh. Thí nghiệm trên
lam ngoài không khí để biết thời gian đông máu con đường ngoại sinh và lam đậy

nắp Petri để biết thời gian máu đông con đường nội sinh.
4


22/ Hồng cầu là gì ? Chức năng của hồng cầu ? Đếm số lượng hồng cầu ở ô A?
- Hồng cầu là một tế bào máu chủ yếu làm nhiệm vụ vận chuyển khí.
- Đếm hồng cầu ở ô A:
+ Chỉnh vi trường với vật kính 10 vào ô A.
+ Xoay qua vật kính 40.
+ Đếm số lượng hồng cầu (N1) có trong ô A theo nguyên tắc đếm.
+ Ghi số hồng cầu đếm được.
23/ Số lượng hồng cầu ở người bình thường bao nhiêu ( Nam, nữ, trẻ em) ?
- Người lớn:
+ Nữ: 4.600.000 ± 250.000/mm3 máu.
+ Nam: 5.110.000 ± 300.000/mm3 máu.
- Trẻ sơ sinh: 5.000.000 – 7.000.000/mm3 máu.
24/ Số lượng hồng cầu thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- Lượng Oxy.
- Mức độ hoạt động.
- Lứa tuổi, giới.
- Lượng erythropoietin…
25/ Thay đổi về bệnh lý hồng cầu ( Tăng, giảm trong trường hợp nào) ?
+ Giảm hồng cầu gây thiếu máu do nhiều nguyên nhân như: xuất huyết, tán huyết,
thiếu sắt, suy tủy,…
+ Tăng hồng cầu gặp trong trường hợp mất nước, thiếu oxy, bệnh Vaquez, ung thư
hồng cầu,…
26/ Bạch cầu là gì ? Chức năng ? Mấy loại ? Kể tên ? Đếm số lượng bạch cầu ?
- Bạch cầu là một tế bào máu chủ yếu làm nhiệm vụ bảo vệ cở thể.
- Năm loại bạch cầu:
+ Bạch cầu trung tính (neutrophil).

+ Bạch cầu ưa acid (eosinophil).
+ Bạch cầu ưa kiềm (báophil).
+ Mono bào (monocyte).
+ Lympho bào (lymphocyte).
- Dùng vật kính 10 để tìm và kiểm tra buồng đếm, đêm bạch cầu trên các ô theo
qui định trên kính hiển vi ở 4 ô vuông lớn ở bốn góc theo nguyên tắc đếm.
+ Ghi số bạch cầu trong mỗi ô lớn
27/ Quan sát bạch cầu tên gì ? Loại bạch cầu nào có đường kính lớn nhất ?
5


- Đại thực bào có đường kính lớn nhất.
28/ Số lượng bạch cầu ở người bình thường là bao nhiêu ( Nam, nữ, trẻ em) ?
- Người lớn: 4000 – 10.000/mm3 máu (4 – 10 x 109/L).
- Trẻ em thay đổi theo độ tuổi, trẻ sơ sinh khoảng 10.000 – 15.000/mm3 máu.
29/ Số lượng bạch cầu thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào ?
- Sinh lý: thời ký thai nghén, kinh nguyệt, hoạt động mạnh, sau ăn.
- Bệnh lý.
30/ Thay đổi bệnh lý về số lượng bạch cầu (tăng, giảm trong trường hợp nào) ?
- Tăng bạch cầu: nhiễm trùng sinh mủ, ngộ độc, ung thư dòng bạch cầu…
- Giảm bạch cầu: thương hàn, sốt rét, cúm, sởi, suy tủy,…
31/ Tiểu cầu là gì ? Chức năng tiểu cầu ?
- Tiểu cầu là tế bào máu.
- Chức năng: cầm máu và đông máu, bảo vệ các tế bào nội mô thành mạch…
32/ Số lượng tiểu cầu thay đổi phụ thuộc yếu tố nào ?\
- Kiểm soát bởi yếu tố thể dịch là thrombopoietin.
33/ Thay đổi bệnh lý về số lượng tiểu cầu (tăng giảm trong trường hợp nào) ?
- Tăng tiểu cầu:
- Giảm tiểu cầu: suy tủy,sơ gan ,sốt xuất huyết, xuất huyết do miễn dịch.
34/ Đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu ?

- Đếm hồng cầu:
+ Chỉnh vi trường với vật kính 10.
+ Xoay qua vật kính 40.
+ Đếm số lượng hồng cầu (N1) có trong 5 ô quy định: A, B, C, D, E theo nguyên
tắc đếm.
- Đếm bạch cầu:
+ Dùng vật kính 10 để tìm và kiểm tra buồng đếm, đêm bạch cầu trên các ô theo
qui định trên kính hiển vi ở 4 ô vuông lớn ở bốn góc theo nguyên tắc đếm.
+ Ghi số bạch cầu trong mỗi ô lớn
35/ Nguyên tắc đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ?
- Đếm các ô quy định theo hình chữ Z, bắt đầu từ ô trái trên đi dần sang phải cho
đến hết các ô hang ngang. Sau đó xuống 1 ô phía bìa bên phải và đi dần ngược lại
6


về bên trái cho hết các ô hàng ngang rồi lại xuống 1 ô… tiếp tục nhu thế cho đến
hết ô cuối cùng là ô phải dưới.
- Đếm 2 canh lien tiếp: đếm tất cả các tế bào nằm trong long ô kẽ, đối với các tế
bào nằm trên cạnh của ô thì chỉ đếm những tế bào nằm trên hai cạnh lien tiếp (tùy
chọn thường là cạnh trên và cạnh trái) và bỏ những tế bào nằm trên 2 cạnh còn lại.
36/ Viết công thức tính số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu ?
- Tính số lượng hồng cầu trong 1 mm3 máu theo công thức:
N¬1 hoặc N2 x 10.000 (N1: số hồng cầu, N2: tiều cầu đếm được trong 5 ô trung
bình).
- Tính số lượng bạch cầu trong 1 mm3 máu theo công thức:
N2 x 50 (N2: số lượng bạch cầu trong 4 ô vuông lớn).
37/ Định nghĩa công thức bạch cầu ? ý nghĩa ?
- Công thức bạch cầu thông thường là tỷ lệ % bạch cầu trong máu ngoại vi, sau khi
đã đếm ít nhất 100 bạch cầu, để so sánh và tìm hiểu thay đổi của chúng trong bệnh
lý.

- Ý nghĩa trong lâm sang: sự tăng giảm của một số loại bạch cầu giúp theo dõi và
chẩn đoán diễn biến của một số bệnh.
38. trị số bình thường của các loại bạch cầu:
- bạch cầu trung tính(Neutrophil): 60 - 66%
- bạch cầu ưa acid (Eosinophil) : 9 - 11%
- bạc cầu ưa kiềm (Basophil) : 0 -1%
- bạch huyết bào (Lymphocyte) : 20 - 25%
- bạch cầu đơn nhân (Monocyte) :2 - 2,5%
39. Thay đổi trong bệnh lý:
Neutrophil:
- Tăng: thường gặp nhất trong bệnh nhiễm trùng cấp, viêm khớp, sau mổ, hoại tử
mô, bệnh bạch huyết.
- Giảm: trong sốt rét nặng, thương hàn, lách to, suy tủy,, bại liệt, quai bị, cúm sởi,
….
Eosinophil:
- Tăng: trong bệnh kí sinh trùng, bệnh ngoài da, tình trạng dị ứng, hen suyễn
- Giảm: nhiễm khuẩn toàn thân, dùng thuốc ACTH, cortisol
Basophil:
- Tăng trong bệnh bạch cầu tủy(Leucemie)
Lymphocyte:
- Tăng: trong bệnh Leucemie, ho gà, lao, sởi….
- Giảm: trong thương hàn nặng, sốt phát ban.
7


Monocyte:
- Tăng trong các bệnh nhiễm virus, sốt rét, suy tủy….
40. Nguyên tắc xác định công thức bạch cầu:
Lấy máu làm tiêu bản cố định, nhuộm giemsa rồi quan sát dưới kính hiển vi với vật
kính dầu, nhận dạng và xác định tỉ lệ từng loại bạch cầu dựa vào hình dạng kích

thước, sự có mặt hay không của các hạt trong bào tương và cách bắt màu của các
hạt. để nhận dạng từng loại bạch cầu.
41. Ba loại bạch cầu có hạt trong bào tương: kích thước khoảng 10 – 14um
- Bạch cầu trung tính Neutrophil: Nhân chưa chia múi hoặc chia nhiều múi màu
tím đen. Bào tương có nhiều hạt rất nhỏ, mịn đều nhau, bắt màu hồng tím. Bạch
cầu càng già càng nhiều múi. Có loại bạch cầu đa nhân trung tính nhưng nhân được
chia thùy có hình hạt đậu.
- Bạch cầu hạt ưa acid Eosinophil: nhân thường chia hai múi như hình mắt kính,
bào tương có những hạt to tròn đều nhau bắt màu đỏ cam.
- Bạch cầu hạt ưa kiềm Basophil: Loại này rất hiếm. Bào tương có những hạt to
nhỏ không đều nằm cả lên nhân, bắt màu xanh đen. Nhân thường có giới hạn
không rõ đôi khi cho ta hình tế bào bị vở nát
Hai loại bạch cầu không hạt
- Bạch huyết bào Lymphocyte
+ Loại nhỏ: nhân to tròn, nhiễm màu sắc tím sẫm thô, đồng nhất hoặc tụ đám lớn
chiếm gần hết tế bào. Bào tương có màu xanh lơ bao quanh nhân, không có hạt
+ Loại to: nhân vừa đồng nhất đôi khi thấy vết mờ của hạt nhân, bào tương rộng
hơn có thể chứa vài hạt azur.
- Bạch cầu đơn nhân Monocyte: là bạch cầu lớn nhân hình hạt đậu nằm lệch về một
phía bào tương bắt màu xanh xám không hạt hoặc có ít hạt azur.
42. áp suất thẩm thấu là áp suất thủy tỉnh trên một đơn vị diện tích của màng bán
thấm.
- ưu trương: là môi trường mà nồng độ chất tan lớn hơn so với môi trường nội bào.
- đẳng trương: là môi trường mà nồng độ chất tan bằng với môi trường nội bào.
- nhược trương: là môi trường mà nồng độ chất tan nhỏ hơn so với môi trường nội
bào.
43. Nguyên tắc làm thí nghiệm về hiện tượng thẩm thấu.
Trộn máu vào dung dịch NaCl có nồng độ giảm dần, để yên. Sau 2 giờ, quan sát
xác định nồng độ hồng cầu bắt đầu vở( dung dịch có màu hồng nhạt), biểu thị sức
bền tối thiểu và nồng độ làm cho toàn bộ hồng cầu đều vở( dung dịch đỏ đều) biểu

thị sức bền tối đa của hồng cầu.
44. Ống tiêu huyết giới hạn( tối thiểu): ở nồng độ NaCl mà số hồng cầu chưa vỡ
bằng với số hồng cầu vỡ ta có nồng độ tiêu huyết giới hạn(tối thiểu).
Ống tiêu huyết tối đa: ở nồng độ NaCL mà số hồng cầu đã vỡ hoàn toàn(dung dịch
đỏ đều).
8


45. Định nghĩa: Thể tích hồng cầu lắng đọng (hematocrit rate) là tỷ lệ bách phân
hồng cầu lắng đọng trong thể tích máu toàn phần sau khi máu được đem quay ly
tâm với một tốc độ nhất định trong một thời gian nhất định.
Ý nghĩa: là một xét nghiệm ứng dụng trong lâm sàng giúp chẩn đoán và xử lý của
một số bệnh.
Trị số bình thường:
Trẻ sơ sinh : 44 – 64% trung bình 54%
Người lớn: Nam 42 – 52% trung bình 47%
Nữ 37 – 47% trung bình 42%
46.
wintrobe = red cell volume *100/ whole blood volume
hematocrit%
47. Nguyên tắc: là máu trộn với chất kháng đông cô, cho vào ống Microhematocrit
đem quay ly tâm để lắng HC và đọc kết quả với những số ghi trên bảng đọc kết quả
Hematocrit. Chiều cao cột HC được xác định và ghi kết quả bằng % với chiều cao
của cột máu toàn phần trong ống Microhematocrit. Kết quả đọc trên bảng đọc
Microhematocrit.
48. VS là tốc độ lắng của hồng cầu trong máu đã được kháng đông và được hút vào
một ống mao quản có đường kính nhất định.
Ý nghĩa: VS hướng ta chẩn đoán và theo dõi diễn biến điều trị của một số bệnh.
Nguyên tắc: trộn lượng máu nhất định với tỉ lệ chất kháng đông nhất định cho vào
ống Westergreen và đặt thẳng đứng. Hồng cầu sẽ lắng xuống đáy ống sau một thời

gian. Đo chiều cao cột huyết tương và ghi kết quẩ sau 1 và 2h (đơn vị mm)
Trị số bình thường:
Nam Nữ
Sau 1h 3 -5 mm 4 – 7mm
Sau 2h 7 – 10mm 12 -16mm
Bình thường sau 1h :
Nam :<= 15mm
Nữ :<= 20mm
49. Khái niệm: hệ số thanh lọc (clearance) huyết tương của một chất là thể tích
huyết tương tính bằng ml trong một đơn vị (phút) thời gian mà được thận lọc sạch
chất đó.
Cx=Ux.V/Px
Trong đó: Cx= hệ số thanh lọc của chất x
Ux= Nồng độ x trong nước tiểu (mg/ml)
9


V= Thể tích nước tiểu trong một phút(mg/phút)
Px= Nồng độ chất x trong huyết tương(mg/ml)
50. Định nghĩa: Hệ số thanh lọc của một chất được lọc hoàn toàn qua cầu thận mà
không được tái hấp thu hay bài tiết bởi ống thận gọi là mức lọc cầu thận. (GFR:
Glomerular Filtration Rate).
- Hệ số thanh lọc của inulin (Cin) → tiêu chuẩn vàng để đo GFR → khó thực hiện
- Lâm sàng → dùng hê số thanh lọc creatinin (Ccr) để đo GFR.
- Creatinin trong máu:
. Thay đổi theo khối lượng cơ → Ccr phải được hiệu chỉnh theo diện tích da
CCr(ml/phút/1,73m2)=Ccr quan sát x 1.73/ diện tích da
1.73 là diện tích da của một người 25 tuổi cao 1.70 m và nặng 70 kg.
GFR.P=U.V
51. Định nghĩa:

Một chất được lọc hoàn toàn qua cầu thận:
+ Được bài tiết hoàn toàn bởi ống thận
+ Không bị hấp thu bởi ống thận
→ Hệ số thanh lọc của nó được dùng để đo lưu lượng huyết tương có hiệu quả của
thận
(ERPF: effective renal plasma flow)
Khi biết được ERPF và dung tích hồng cầu (Hct: hematocrit) có thể tính lưu lượng
máu có hiệu quả của thận (ERBF: effective renal blood flow)
ERBF= ERPF / (1 - Hct)
- PAH (Para amino hippuric acid):
+ là chất được lọc qua tiểu cầu thận
+ được bài tiết hoàn toàn bởi ống thận
+ không bị tái hấp thu
→ CPAH được dùng để đo ERPF tức đo dòng huyết tương qua vỏ thận.
- Bình thường CPAH (mL/phút/1.73m2) ở:
Nam 654 ± 163
Nữ 592 ± 153
52. Khi biết được mức lọc cầu thận và lưu lượng huyết tương qua thận, ta có thể
tính được tỉ lệ lọc:
10


FF= GFR/ ERPF = Cin/ Cpah
Bình thường tỉ lệ lọc ở:
Nam 0.192 ± 0.035
Nữ 0.194 ± 0.039
53. khi biết mức lọc cầu thận và nồng độ của một chất trong huyết tương, ta có thể
xác dịnh được lượng chất đó được lọc qua cầu thận. khi so sánh lượng lọc qua cầu
thận với lượng bài xuất của chất đó trong nước tiểu có thể tính được bài tiết hay
hấp thu ở ống thận.

Công thức để tính khả năng bài tiết tối đa
Tmx=Ux.P – k.PxCF
Công thức để tính khả năng tái hấp thu tối đa
Tmx=PxCF – Ux.V
Trong đó
Tmx= độ bài tiết hay hấp thu tối đa của chất x (mg/phut)
Ux= Nồng độ chất x trong nước tiểu (mg/ml)
Px= Nồng độ chất x trong huyết tương (mg/ml)
CF= lượng lọc cầu thận ( thường là hệ số thanh lọc Cin hay Ccr)
V= Thể tích nước tiểu trong một phút (ml/ phút)
K= Hằng số, tương ứng với khuếch tán tự do của chất x.
54. có 2 loại ống potain.
+ ống Potain để pha loãng máu đếm hồng cầu và tiểu cầu: bầu trộn lớn, mao quản
nhỏ, hạt thủy tinh để trộn máu màu xanh hoặc đỏ trên ống có khắc các vạch số
0,5;1 và 101
+ ống Potain để pha loãng máu đếm bạch cầu: bầu trộn nhỏ, mao quản lớn, hạt
thủy tinh để trộn máu màu trắng, trên ống có khắc các vạch số 0,5;1 và 11

BÀI TẬP
Bài 1:
Ucr=196mg/dL
Pcr=1,4mg/dL
V=1500ml/24h=1,042ml/phút
=>Ccr=Ucr*V/Pcr=196*1,042/1,4=145,88 ml/phút
=> Ccr(ml/phút/1.73m2)=Ccr quan sát *1,73/1,63=154,83 ml/phút
Hệ số thanh lọc cao hơn bình thường
11


Bài 2:

Px=10mg/dL
Ux= 100mg/dL
V=2ml/phút
=>Cx= Ux*V/Px=100*2/10=20 ml/phút
Bài 3:
Pcr=1,2mg/dL
Ucr=1,4g/dL=1400mg/dL
V=1,7l/24h=1,18ml/phút
=>Cr(ml/phút/1,73m2)= Ucr*V/Pcr *1,73/1,28= 1860,65 ml/phút
(đề cho sao thì làm z nhưng chỗ Ucr đề cho 1,4g/dL là chưa hợp lí lắm)
Bài 4:
Pcr=1mg/dL
Ucr=125mg/dL
V=1440ml/24h=1ml/phút
=>Ccr=Ucr*V/Pcr= 125*1/1=125 ml/phút
=>Cr(ml/phút/1.73m2)= 125*1.73/1.63=132.67 ml/phút
=>Hệ số thanh lọc bình thường

MỘT SỐ ĐỀ THI THAM KHẢO
Đề thi sinh lý buổi sáng của YAK36
1/ Nguyên tắc xác định nhóm máu nghiệm pháp xuôi
2/ giải thích dạng hình thoi của xét nghiệm TS
3/ Trị số bình thường của VS
4/ Nguyên tắc làm VS
5/ yếu làm ảnh hưởng đến sự tăng giảm HCT
6/ Sơ đồ truyền máu
7/ Cơ chế đông cầm máu
8/ Xem kính xác định bạch cầu loại nào?
9/ xác định giá trị VS trên ống mao quản
10/ còn 1 câu nữa mà quên rồi..


12


Đề I.
Lý thuyết:
Trạm 1: Giảm Neutrophil trong trường hợp nào
Trạm 2: Trị số tiêu huyết tối đa, tiêu huyết tối thiểu
Trạm 3: Nguyên tắc Hematocrit
Trạm 4: Nguyên tắc xác định nhóm máu
Trạm 5: Trị số TS - TC
Bài tập:
Trạm 6: Một bài toán về Hệ số thanh lọc. Tính mức lọc cầu thận của Creatinin
Thực hành:
Trạm 7: Đếm hồng cầu
Trạm 8: Xác định tên Bạch cầu dưới kính hiển vi
Trạm 9: Đọc thể tích hồng cầu lắng đọng trên trên bảng đọc Hematocrit
Trạm 10: Nhìn hình xác định nhóm máu và giải thích
Đề II.
Lý thuyết:
Trạm 1: Nguyên tắc Hematocrit
Trạm 2: Chức năng của Hồng cầu, nguyên nhân thay đổi số lượng hồng cầu
Trạm 3: Định nghĩa thời gian máu đông. Máu đông trên lam là con đường đông
máu gì
Trạm 4: Nồng độ tiêu huyết tối đa? Trị số bình thường
Trạm 5: Nguyên tắc xác định nhóm máu hệ Rhesus
Bài tập:
Trạm 6: Một bài toán về Hệ số thanh lọc. Tính mức lọc cầu thận của Creatinin
Thực hành:
Trạm 7: Đếm Bạch cầu

Trạm 8: Xác định tên Bạch cầu dưới kính hiển vi
Trạm 9: Xác định VS và nhận xét
Trạm 10: Nhìn hình xác định nhóm máu và giải thích
Đề III.
Lý thuyết:
Trạm 1: Nêu cách nhận biết sợi Fibrin
Trạm 2: Yếu tố ảnh hưởng đến số lượng Hồng cầu, nguyên nhân thay đổi số lượng
Hồng cầu
Trạm 3: Cho trước một công thức Bạch cầu:
Vd:
13


Neutrophil: 50%
Eosinophil: 20%
Basophil: 1%
Lymphocyte: 22%
Monocyte: 7%
Hãy nêu nhận xét công thức Bạch cầu trên
Trạm 4: Nêu công thức Hệ số thanh lọc
Trạm 5: Hãy nêu các thành phần của nhóm máu hệ ABO
Trạm 6: Nhìn hình máu chảy và giải thích hiện tượng
Bài tập:
Trạm 7: Một bài toán về Hệ số thanh lọc. Tính mức lọc cầu thận của Creatinin
Thực hành:
Trạm 8: Xác định ống tiêu huyết tối thiểu và tối đa trong 10 ống NaCl cho trước
Trạm 9: Xác định tên bạch cầu dưới kính hiển vi
Trạm 10: Đếm Bạch cầu

Hướng dẫn giải

ĐỀ I.
Trạm 1.
Giảm: suy tủy, sốt rét, thương hàn, lách to, bại liệt, quai bị, cúm, sởi.
Trạm 2.
...................................Máu toàn phần.............................Hồng cầu rữa:
- Tiêu huyết tối thiểu: ......4.6%o.............................................4.8%o
- Tiêu huyết tối đa:...........3.4%o.............................................3.6%o
Trạm 3: Nguyên tắc Hematorit
- Lấy máu đem trộn với chất kháng đông cô
- Đem quay li tâm để lắng hồng cầu
- Tính chiều cao hồng cầu bằng % chiều cao cột máu toàn phần
- Kết quả đọc trên bảng đọc Hematocrit
Trạm 4: Nguyên tắc xác định nhóm máu
- Trộn máu (huyết thanh) người thử với từng giọt huyết thanh (hồng cầu) mẫu khác
nhau.
- Hồng cầu ở giọt nào bị ngưng kết chứng tỏ có phản ứng kháng nguyên - kháng
thể tương ứng.
- Từ đó suy ra nhóm máu người thử
Trạm 5:
14


- TS: 2 - 5 phút (trung bình 3 phút)
- TC: 5 - 10 phút (trung bình 7 phút)

Đề II.
Trạm 1: ( Tương tự đề 1)
Trạm 2:
- Chức năng của hồng cầu:
+ Hô hấp

+ Miễn dịch
+ Cân bằng toan kiềm
+ Tạo áp suất keo
- Nguyên nhân thay đổi số lượng hồng cầu:
+ Tăng: mất nước, thiếu oxy, bệnh vaquez, ung thư hồng cầu
+ Giảm: xuất huyết, tán huyết, thiếu sắt, suy tủy
Trạm 3: Thời gian máu đông là thời gian được tính từ khi máu chảy ra ngoài thành
mạch cho đến khi xuất hiện sợi huyết fibrin.
- Máu đông trên lam là máu đông chủ yếu theo con đường nội sinh
Trạm 4: Nồng độ tiêu huyết tối đa là nồng độ mà ở đó hồng cầu đều vỡ
Trị số bình thường:
- Máu toàn phần: 3.4%
- Hồng cầu rửa: 3.6%
Trạm 5: Nguyên tắc xác định nhóm máu hệ Rhesus
- Trộn máu người thử với từng giọt huyết thanh mẫu khác nhau
- Hồng cầu ở giọt nào bị phản ứng chứng tỏ có phản ứng kháng nguyên - kháng thể
tương ứng
- Từ đó suy ra nhóm máu người thử
(Lưu ý: Không được ghi là " trộn huyết thanh của người thử", vì trong huyết thanh
của người bình thường không có Anti D để gây phản ứng ngưng kết).

ĐỀ III.
Trạm 1: Cách nhận biết sợi Fibrin
- Đặt mũi kim vào giọt máu
- Kéo nhẹ mũi kim trên mặt lam
Nếu vướng sợi tơ huyết là máu đã đông
Trạm 2:
- Yếu tố ảnh hưởng đến số lượng hồng cầu:
+ Lượng oxy
15



+ Mức độ hoạt động
+ Tuổi, giới tính
+ Lượng Erythropoietin
- Nguyên nhân thay đổi số lượng hồng cầu:
+ Tăng: Mất nước, thiếu oxy, bênh Vaquez, suy tủy..
+ Giảm: xuất huyết, tán huyết, thiếu sắt, suy tủy
Trạm 3: Người này có thể mắc một số bệnh
- Neutrophil giảm: ---> bệnh: suy tủy, sốt rét, thương hàn, lách to, bại liệt, quai bị,
cúm sởi,...
- Eosinophil tăng: ---> bệnh: nhiễm ký sinh trùng, bệnh ngoài da, dị ứng, hen
suyễn,....
- Monocyte tăng: ---> bệnh: nhiễm virus, sốt rét, bệnh u tủy,...
Trạm 4:
Cx= (Ux.Vx)/Px (ml/phút)
Ux: nồng độ chất x trong nước tiểu (mg/ml)
Vx: thể tích nước tiểu trong 1 phút (ml/phút)
Px: nồng độ chất x trong huyết tương (mg/ml)
Trạm 5:
- Máu A: có kháng nguyên A, Anti B
- Máu B: có kháng nguyên B, Anti A
- Máu AB: có kháng nguyên A và B, không có Anti A và Anti B
- Máu O: không có kháng nguyên, có Anti A và Anti B

CHÚC CÁC BẠN THI TỐT!

16




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×