Tải bản đầy đủ (.doc) (102 trang)

Luận văn thạc sỹ nông nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.93 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
---------------

NGUYỄN THỊ HUYÊN

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG Cu, Pb, Zn TRONG ĐẤT
SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HUYỆN MỸ HÀO,
TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành
Mã số

: KHOA HỌC ĐẤT
: 60.62.15

Người hướng dẫn khoa học: TS. CAO VIỆT HÀ

HÀ NỘI – 2011


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
Tôi cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày



tháng năm 2011

Tác giả

Nguyễn Thị Huyên

2


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, ngoài sự nỗ lực của
bản thân tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ tận tình của nhiều cá nhân
và tập thể. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới cô giáo TS.
Cao Việt Hà đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn tốt nghiệp. Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các
thầy cô giáo, cán bộ trong bộ môn Khoa Học Đất, khoa Tài nguyên & Môi
trường – Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cán bộ huyện Mỹ Hào
– tỉnh Hưng Yên đã luôn tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình
thực tập tại địa phương để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
Nhân dịp này tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình,
người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày

tháng năm 2011

Tác giả


Nguyễn Thị Huyên

3


MỤC LỤC
Lời cam đoan

Error: Reference source not found

Lời cảm ơn

Error: Reference source not found

Mục lục

Error: Reference source not found

Danh mục các từ viết tắt

Error: Reference source not found

Danh mục bảng

Error: Reference source not found

Danh mục hình

Error: Reference source not found


LỜI CAM ĐOAN............................................................................................
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................
MỤC LỤC........................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT................................................................
DANH MỤC BẢNG........................................................................................
DANH MỤC HÌNH.........................................................................................
1. MỞ ĐẦU......................................................................................................
1.1 Tính cấp thiết của đề tài..........................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu nghiên cứu.............................................................2
1.2.1 Mục đích...........................................................................................2
1.2.2 Yêu cầu.............................................................................................2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU................................................
2.1 Khái quát chung về ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất...........3
2.1.1 Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất.......................3
2.1.2 Các dạng tồn tại của kim loại nặng trong đất...................................3
2.1.3 Nguồn gốc ô nhiễm Cu, Pb, Zn trong đất.........................................4
2.2 Nghiên cứu về quá trình chuyển hoá của Cu, Pb, Zn trong đất...............6
2.2.1 Nghiên cứu đặc tính của Cu, Pb, Zn trong đất.................................6
2.2.2 Quá trình chuyển hoá các kim loại nặng trong đất.........................11
2.3 Tình hình ô nhiễm Cu, Pb, Zn trong đất trên thế giới và ở Việt Nam...14
2.3.1 Nghiên cứu ô nhiễm Cu, Pb, Zn trên thế giới.................................14
2.3.2 Ô nhiễm kim loại nặng trong đất ở Việt Nam................................18
2.4 Các phương pháp xử lý ô nhiễm kim loại nặng trong đất.....................24
2.4.1 Phương pháp lý – hoá.....................................................................24

4


2.4.2 Phương pháp sinh học....................................................................26

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................
3.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................28
3.2 Nội dung nghiên cứu.............................................................................28
3.3 Phương pháp nghiên cứu.......................................................................28
3.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp............................................28
3.3.2 Phương pháp lấy mẫu.....................................................................28
3.3.3 Phương pháp phân tích một số tính chất cơ bản của mẫu đất........29
3.3.4 Phương pháp phân tích hàm lượng tổng số của các kim loại Cu, Pb,
Zn trong đất.............................................................................................29
3.3.5 Phân tích hàm lượng Cu, Pb, Zn dễ tiêu trong đất.........................29
3.3.6 Đánh giá mức độ ô nhiễm kim loại nặng Cu, Pb, Zn trong đất......29
3.3.7 Phương pháp tổng hợp thống kê và xử lý số liệu...........................29
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU........................................................................
4.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Mỹ Hào................................33
4.1.1 Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện...................33
4.1.2 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Hào.............37
4.1.3 Dân số, lao động và việc làm.........................................................41
4.2 Nguồn gây ô nhiễm Kim loại nặng Cu, Pb, Zn trên địa bàn huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên....................................................................................42
4.3 Một số tính chất cơ bản của đất sản xuất nông nghiệp huyện Mỹ Hào,
tỉnh Hưng Yên.............................................................................................44
4.3.1 Thành phần cơ giới của đất khu vực nghiên cứu............................45
4.3.2 Một số chỉ tiêu hoá học cơ bản của đất khu vực nghiên cứu.........46
4.4 Hàm lượng Cu, Pb, Zn trong đất huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên........52
4.4.1 Hàm lượng Cu trong đất.................................................................52
4.4.2 Hàm lượng Zn trong đất.................................................................58
4.4.3 Hàm lượng Pb trong đất.................................................................63
4.5 Một số giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất
sản xuất nông nghiệp huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên................................68
4.5.1 Giải pháp chính sách......................................................................68

4.5.2 Giải pháp kỹ thuật..........................................................................70
4.5.3 Giải pháp công nghệ.......................................................................70
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................
5.1 Kết luận.................................................................................................72
5.2 Kiến nghị...............................................................................................73
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................
PHỤ LỤC.......................................................................................................

5


PHỤ LỤC 1....................................................................................................
PHỤ LỤC 2....................................................................................................
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................
LỜI CẢM ƠN..................................................................................................
MỤC LỤC.......................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................
DANH MỤC BẢNG......................................................................................
DANH MỤC HÌNH......................................................................................

6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
KLN

Kim loại nặng

KCN


Khu công nghiệp

CEC – cation exchange capacity
TCVN

Dung tích hấp phụ trao đổi cation
Tiêu chuẩn Việt Nam

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

NXB

Nhà xuất bản

CNH – HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

UBND

Uỷ ban nhân dân

HCBVTV

Hoá chất bảo vệ thực vật

EEC


Cộng đồng kinh tế Châu Âu

UNICEP

Quỹ nhi đồng Liên Hiệp Quốc

CCME

Hội đồng Bộ trưởng Canada về Môi trường

VSV

Vi sinh vật

CT

Công ty

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

MAC

Hàm lượng tối đa cho phép

TPCG

Thành phần cơ giới


7


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng
Trang
Bảng 2.1 Các nguồn phát thải kim loại.............................................5
Bảng 2.2 Hàm lượng Cu trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam......8
Bảng 2.3 Hàm lượng Zn trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam....10
Bảng 2.4 Ước tính hàm lượng kim loại Cu, Pb, Zn đưa vào đất vùng
Valencia (Tây Ban Nha) từ phân bón..............................................17
Bảng 2.5 Hàm lượng tối đa cho phép (MAC) của Cu, Pb, Zn trong
đất nông nghiệp ở một số nước phát triển (mg/kg).........................18
Bảng 2.6 Hàm lượng kim loại nặng ở tầng đất mặt trong một số loại
đất ở Việt Nam (mg/kg)..................................................................19
Bảng 2.7 Các thực vật có khả năng tích luỹ cao KLN....................27
Bảng 3.1 Một số thông tin về các mẫu đất khu vực nghiên cứu.....31
Bảng 3.1 Một số thông tin về các mẫu đất khu vực nghiên cứu (tiếp)
.........................................................................................................32
Bảng 4.1 Tài nguyên đất nông nghiệp của huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên........................................................................................36
Bảng 4.2 Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên........................................................................................39
Bảng 4.3 Các ngành sản xuất của các cơ sở trong huyện Mỹ Hào,
tỉnh Hưng Yên.................................................................................44
Bảng 4.4 Thành phần cơ giới của đất khu vực nghiên cứu.............45
Bảng 4.5 Một số chỉ tiêu hoá học cơ bản của đất khu vực nghiên
cứu...................................................................................................48

Bảng 4.5 Một số chỉ tiêu hoá học cơ bản của đất khu vực nghiên
cứu (tiếp).........................................................................................49
Bảng 4.6 Hàm lượng Cu trong đất khu vực nghiên cứu..................53
Bảng 4.7 Hàm lượng Zn trong đất khu vực nghiên cứu..................59
Bảng 4.8 Hàm lượng Pb trong đất khu vực nghiên cứu..................64

8


DANH MỤC HÌNH
STT

Tên hình
Hình 3.1 Sơ đồ lấy mẫu

Trang
30
32

Hình 4.1 Sơ đồ huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên

34

Hình 4.2 Cơ cấu kinh tế của huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2002 - 2008

38

Hình 4.3 Biến động đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
huyện Mỹ Hào giai đoạn 2002 - 2010


40

Hình 4.4 Cơ cấu lao động huyện Mỹ Hào năm 2010

42

Hình 4.5 Hàm lượng Cu tổng số trong đất tầng mặt huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên

54

Hình 4.6 Hàm lượng Cu tổng số trong các mẫu đất gần KCN

55

Hình 4.7 Hàm lượng Cu dễ tiêu trong đất tầng mặt khu vực
nghiên cứu

57

Hình 4.8 Hàm lượng Zn tổng số trong đất tầng mặt huyện Mỹ
Hào

60

Hình 4.9 Hàm lượng Zn tổng số trong các mẫu đất lấy gần KCN
61
Hình 4.10 Hàm lượng Zn dễ tiêu trong đất tầng mặt huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên


62

Hình 4.11 Hàm lượng Pb tổng số trong đất tầng mặt huyện Mỹ
Hào tỉnh Hưng Yên

65

Hình 4.12 Hàm lượng Pb tổng số trong đất nghiên cứu ở khu vực
gần KCN

66

9


Hình 4.13 Hàm lượng Pb dễ tiêu trong đất tầng mặt huyện Mỹ
Hào, tỉnh Hưng Yên

67

10


1. MỞ ĐẦU
1.1

Tính cấp thiết của đề tài
Đất là một bộ phận hợp thành của môi trường. Việc sử dụng hợp lý đất


sẽ góp phần điều hoà mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài
nguyên thiên nhiên, đồng thời mang lại lợi ích lớn về mặt kinh tế - xã hội
cũng như bảo vệ môi trường.
Trong quá trình sinh hoạt, sản xuất hầu hết các phế thải đều quay trở lại
môi trường đất, nước dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở các nước phát triển
như các nước Tây Âu, Mỹ, Nhật Bản, ... quá trình sản xuất công nghiệp nặng,
công nghiệp chế biến và các hoạt động khác được kiểm soát chặt chẽ và tuân
thủ theo những quy định nghiêm ngặt về chất thải. Do đó ảnh hưởng của các
chất thải vào nguồn đất và nước được hạn chế tối đa.
Việt Nam là nước đang phát triển, với sự phát triển của nền kinh tế
nhiều thành phần. Quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, sự hoạt động của
các cơ sở sản xuất ... đang phát triển rất mạnh. Ngành công nghiệp nước ta
đang hình thành theo xu thế phát triển các khu công nghiệp lớn, khu chế xuất,
khu công nghệ cao và tập trung thành 3 vùng kinh tế trọng điểm: phía Bắc,
miền Trung và phía Nam.
Cho đến nay cả nước ta có khoảng 60 khu công nghiệp tập trung được
hình thành với hàng trăm nhà máy đi vào hoạt động. Tuy nhiên, ngoại trừ các
nhà máy mới được xây dựng gần đây, phần lớn các thiết bị trong ngành công
nghiệp đã lạc hậu, nhiều nhà máy không có thiết bị xử lý hoặc xử lý chưa triệt
để các chất thải trước khi thải ra ngoài, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường
trong đó có môi trường đất. Sự tích luỹ kim loại nặng trong đất nông nghiệp
nói chung, đặc biệt là đất nông nghiệp gần các khu công nghiệp và các làng
nghề đã và đang là mối quan tâm của nhiều nhà khoa học.
Mỹ Hào là một huyện của tỉnh Hưng Yên có đường quốc lộ 5 chạy qua.
Huyện nằm giữa thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Dương và thành phố Hưng Yên.

1


Vị trí địa lý của huyện Mỹ Hào đã tạo nhiều thuận lợi về giao lưu kinh tế - văn

hóa, xã hội với các huyện trong tỉnh và với các tỉnh, thành phố trong cả nước, có
nhiều cơ hội để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Trong giai đoạn từ 2003-2010 huyện Mỹ Hào đã có tốc độ công nghiệp
hóa rất mạnh. Hàng loạt khu công nghiệp (KCN) được thành lập trong giai
đoạn này như: Khu công nghiệp Phố Nối A, Phố Nối B, khu công nghiệp
Minh Đức... Ngoài các KCN tập trung trên địa phận huyện Mỹ Hào còn có rất
nhiều các nhà máy và các cơ sở sản xuất nằm rải rác. Hoạt động sản xuất ở
các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất này dù ở hình thức hay quy mô
nào cũng đều liên quan ít hoặc nhiều đến việc khai thác và sử dụng các nguồn
tài nguyên thiên nhiên và phát sinh chất thải, trong đó có rất nhiều chất thải
chứa các kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng nghiêm trọng tới
chất lượng môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên, dưới sự hướng dẫn của TS.
Cao Việt Hà, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá hiện trạng Cu, Pb, Zn trong đất sản xuất nông nghiệp của
huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên”.
1.2

Mục đích và yêu cầu nghiên cứu

1.2.1 Mục đích
- Xác định hiện trạng Cu, Pb, Zn trong đất sản xuất nông nghiệp của
huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên.
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của KCN đến hàm lượng Cu, Pb, Zn
trong đất sản xuất nông nghiệp của huyện Mỹ Hào - tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm kim loại nặng trong
đất nông nghiệp của huyện.
1.2.2 Yêu cầu
- Xác định hàm lượng Cu, Pb, Zn trong đất nông nghiệp theo phương
pháp quy định trong QCVN 03: 2008/BTNMT.

- Đề xuất giải pháp có tính khả thi, phù hợp với tình hình địa phương.

2


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1

Khái quát chung về ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất

2.1.1 Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất
Thuật ngữ kim loại nặng dùng để chỉ bất kỳ nguyên tố kim loại nào có
khối lượng riêng lớn (d ≥ 5g/cm3) và thể hiện độc tính ở nồng độ thấp. Các
nguyên tố KLN là thành phần tự nhiên của vỏ trái đất. Các nguyên tố này không
thể bị thoát biến hay phá huỷ. Một lượng nhỏ các nguyên tố KLN này đi vào cơ
thể thông qua thức ăn, nước uống và không khí. Một vài nguyên tố KLN đóng
vai trò như các nguyên tố cần thiết cho việc duy trì quá trình trao đổi chất của cơ
thể con người chẳng hạn như kẽm (Zn), đồng (Cu) và selen (Se). Tuy nhiên ở
nồng độ cao chúng vẫn có thể gây độc cho cơ thể người và sinh vật [5].
Như vậy, ô nhiễm môi trường đất do KLN được xem là tất cả các hiện
tượng nhiễm bẩn môi trường đất bởi các KLN và hợp chất của chúng, gây ảnh
hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật và con người.
2.1.2 Các dạng tồn tại của kim loại nặng trong đất
Khi nghiên cứu sự tích luỹ của KLN trong đất mà chỉ xem xét hàm
lượng tổng số thì chưa thể đánh giá đúng độ độc của chúng đối với cây trồng
cũng như chiều hướng biến đổi của chúng ở trong đất. A.Tessier, P.G.C
Campbel và M. Bisson (1979) [45] đã chia kim loại nặng trong đất thành các
dạng chính sau:
- Dạng trao đổi: Các KLN được hấp phụ trên bề mặt các hạt đất (hạt
sét, các oxit sắt và oxit mangan bị solvat hoá, các axit mùn). Đây là dạng mà

cây trồng dễ hấp thu trong quá trình hút dinh dưỡng và nước vào cơ thể.
- Dạng liên kết cacbonat: Các KLN tồn tại dưới dạng các muối
cacbonat (CO32-) trong đất. Sự tồn tại và liên kết của các dạng này phụ thuộc
rất nhiều vào pH của đất cũng như lượng cacbonat trong đất.

3


- Dạng liên kết oxit sắt, oxit mangan: Dạng này dễ dàng hình thành do
các oxit sắt và oxit mangan tồn tại trong đất như kết von đá ong, vật liệu gắn
kết giữa các hạt đất. Các oxit này là những chất loại bỏ rất tốt các KLN nhờ
quá trình nhiệt động học không ổn định dưới điều kiện khử.
- Dạng liên kết với chất hữu cơ: KLN liên kết với các chất hữu cơ khác
nhau trong đất như: sinh vật đất, sản phẩm phân giải của chất hữu cơ, chất hữu
cơ bao phủ bên ngoài hạt đất,…
Do đặc tính tạo phức và peptiz hoá của các chất hữu cơ trong đất (đặc
biệt các axit humic, axit fulvic) đã được công nhận giống như hiện tượng tích
luỹ sinh học trong các sinh vật đất. Trong điều kiện oxi hoá các chất hữu cơ
có thể bị phân giải dẫn đến sự giải phóng các kim loại nặng này vào đất.
- Dạng còn lại: Bao gồm các KLN nằm trong cấu trúc tinh thể của các
khoáng vật nguyên sinh và thứ sinh. Dạng này rất khó giải phóng ra môi
trường dưới các điều kiện tự nhiên bình thường. Do tác dụng của các quá
trình phong hoá, đặc biệt là phong hoá hoá học và phong hoá sinh học mà các
KLN dần dần được giải phóng ra môi trường đất.
2.1.3 Nguồn gốc ô nhiễm Cu, Pb, Zn trong đất
2.1.3.1 Nguồn gốc tự nhiên
Đá mẹ là nguồn cung cấp đầu tiên các nguyên tố khoáng và có vai trò
quan trọng trong việc tích luỹ các KLN trong đất. Trong những điều kiện xác
định, tuỳ thuộc vào các loại đá mẹ khác nhau mà các đất được hình thành có
chứa hàm lượng các KLN khác nhau.

Các KLN xâm nhập vào đất theo con đường tự nhiên từ quá trình
phong hoá đá thường có hàm lượng rất thấp. Một số vùng còn thiếu các KLN
đặc biệt là các kim loại cần thiết cho cây trồng. Hàm lượng các KLN trong đá
mẹ được coi là hàm lượng nền và nếu đất có hàm lượng KLN vượt quá hàm
lượng nền thì được xem là đất bị ô nhiễm KLN. Thông thường lượng KLN

4


trong đá macma cao hơn trong đá trầm tích. Cu và Zn có nhiều nhất trong mọi
loại đá. Chì được tích luỹ nhiều trong đá macma axit và các trầm tích sét, có ít
trong các đá siêu bazơ, các trầm tích đá vôi. [7]
2.1.3.2 Nguồn gốc nhân tạo
Các hoạt động sản xuất của con người như: luyện kim, khai mỏ,
nhuộm, tái chế kim loại … và hoạt động giao thông đã đưa một lượng lớn kim
loại vào đất, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường đất. Khoảng 50% chất
thải trong công nghiệp là dạng rắn (than, bụi, chất hữu cơ, xỉ quặng …) và
trong đó 15% có khả năng gây độc nguy hiểm, thường khó có khả năng phân
huỷ trong đất, điển hình là các kim loại nặng: Pb, Zn … [8]. Kết quả so sánh
của Campell (1983) cho thấy lượng kim loại phát thải vào khí quyển do hoạt
động nhân tạo với quá trình tự nhiên có sự khác biệt rất lớn: Pb nhiều hơn 100
lần, Cu nhiều hơn 13 lần và Zn hơn 21 lần. [41]
Bảng 2.1 Các nguồn phát thải kim loại
KLN
Cu
Pb
Zn

Nguồn gây ô nhiễm
Khai khoáng, luyện kim, công nghiệp vi điện tử, bảo quản gỗ, lắng

đọng từ khí quyển, phân bón , hoá học, bùn thải
Luyện kim, khai khoáng, lọc dầu, lắng đọng từ khí quyển, vôi, bùn thải
Khai khoáng, luyện kim, dệt, công nghiệp vi điện tử, lắng đọng từ
khí quyển, bùn thải
Nguồn: Campell, 1983 [41]

Bên cạnh đó, hoạt động nông nghiệp đã đưa một lượng đáng kể KLN vào
đất do sử dụng các loại phân bón hoá học không tinh khiết, các thuốc trừ sâu cơ
– kim, bùn thải, trầm tích sông hồ và các nguồn nước tưới bị ô nhiễm KLN.
Nguồn bổ sung qua các hoạt động nông nghiệp đáng kể nhất là đối với
các KLN như Zn, Pb. Hàm lượng Cu bổ sung vào đất (9kg/ha/năm) gần với

5


giới hạn được xác định bởi luật của Cộng đồng Châu Âu (12 kg/ha/năm). [7]
Việc sử dụng bùn thải làm phân bón cũng có thể gây ra ô nhiễm đất
nông nghiệp. Bùn thải là sản phẩm phụ của xử lý nước thải đô thị, có chứa
nhiều các chất dinh dưỡng như Nitơ, Lân, Kali … và vì thế được xem là phân
bón tốt, rẻ tiền, chất điều hoà đất. Nhưng theo Lê Đức (2004) bùn thải có
chứa đáng kể hàm lượng Pb từ 13 – 2.600 ppm chất khô [7]. Trong khi đó tốc
độ loại bỏ KLN trong đất là rất chậm nên nếu ta sử dụng bùn thải làm phân
bón lâu dài sẽ gây ô nhiễm đất. Các nghiên cứu của Mc. Grath (1987) và Jane
(1989) về sử dụng cây trồng để hấp thu KLN cho thấy sau 20 năm chỉ có <0,5%
lượng KLN có trong bùn thải là được cây trồng sử dụng. Do đó, tập quán dùng
bùn thải bón ruộng ở nhiều nước sau một thời gian nhất định đã gây nhiễm bẩn
đất và nảy sinh các vấn đề về kinh tế và sức khoẻ cộng đồng [7].
Sử dụng nước thải bao gồm: nước thải công nghiệp, nước mưa, nước
chảy tràn đô thị và trên đất nông nghiệp, nước thải từ mỏ có chứa hàm lượng
KLN khá cao đã cung cấp một lượng lớn KLN vào đất. Cũng như bùn thải,

việc dùng các loại nước thải nói trên để tưới ruộng lâu ngày sẽ gây ô nhiễm
đất bởi các KLN. Hội đồng Châu Âu đã khuyến nghị khi sử dụng nước cống
đối với đất nông nghiệp phải hạn chế nồng độ KLN tới 4.000 ppb (bắt buộc)
và 2.500 ppb (khuyến cáo) [5].
2.2

Nghiên cứu về quá trình chuyển hoá của Cu, Pb, Zn trong đất

2.2.1 Nghiên cứu đặc tính của Cu, Pb, Zn trong đất
 Đặc tính của nguyên tố đồng (Cu)
Đồng là kim loại thuộc nhóm 1B trong bảng tuần hoàn các nguyên tố
hoá học, có thể gặp đồng dưới 4 mức oxi hoá (Cu, Cu +, Cu2+, Cu3+) nhưng
thông thường là đồng có hoá trị II, Cu 2+. Đồng có thể bị thải vào môi trường
do công nghiệp, nhuộm, ngành điện, luyện chì, kim hoàn. Công nghiệp hoá
chất, thuốc chống nấm, phân bón động vật cũng thải ra môi trường rất nhiều

6


đồng. Do đó cùng với kẽm, nguyên tố đồng được đặc biệt chú ý khi đánh giá
chất lượng đất [14].
Đồng được phân bố rộng rãi trong đất và trong khoáng, khoáng chứa
đồng quan trọng nhất là chacolite (Cu2S) chacopyrite (CuFeS2). Trong các
loại đất thiếu đồng, Cu tổng số chỉ có 2 – 3 ppm, có một số đất dư đồng có thể
đến 200 ppm. Trong đất, Cu có trong nhiều loại khoáng khác nhau và có khả
năng được giữ trong các sản phẩm tồn dư của thực vật nhờ quá trình “tạo
phức càng cua”. Cu có khả năng trao đổi trong các loại đất chua và được cố
định dưới dạng phức chất trong đất kiềm. Nếu đất bị ôxi hoá và ẩm ướt lâu,
một số khoáng bị phong hoá, chất hữu cơ bị phân huỷ và các hợp chất có chứa
đồng thường có mức độ hòa tan cao mức độ rửa trôi lớn gây nên hiện tượng

thiếu Cu trong đất. [28]
Trong đất Cu là nguyên tố vi lượng, ở một mức độ vừa phải Cu cũng có
ý nghĩa hết sức quan trọng và đặc biệt trong đời sống thực vật, không có một
nguyên tố nào khác có thể thay thế được đồng. Khi thiếu đồng trong môi
trường dinh dưỡng, cây không phát triển và chết. Tuy nhiên trong môi trường
đất nguyên tố đồng nếu thừa sẽ trở nên rất độc vì nó cản trở rất mạnh hoạt
động dị hoá của tập đoàn vi sinh vật đất, ngăn cản chu trình tuần hoàn hữu cơ.
Đối với thực vật cũng phát hiện được sự nhiễm độc gây ra ngay từ nồng độ 50
mg Cu/kg đất khô đối với các loại rau ăn lá, các loại cây họ kim và một số
loài khác. Đối với động vật các bệnh xuất hiện do bị cho ăn thức ăn chứa
nhiều đồng hoặc được chăn thả ở các bãi cỏ có sử dụng thuốc chống nấm
chứa đồng là: bệnh đường ruột, vàng da, buồn ngủ và có thể bị ngộ độc cấp
tính. Ảnh hưởng của nhiễm độc đồng đối với sức khoẻ con người rất lớn.
Việc dung nạp quá nhiều đồng dẫn đến sự nhiễm độc cấp tính biểu hiện ở cơn
đau dạ dày, cảm giác buồn nôn, ói, tiêu chảy, nhức đầu và cảm giác hoa mắt.
đặc biệt gây ra các bệnh tim mạch [13].

7


Theo Tyler (1976) trong khi các nguyên tố Hg, Cd, As được xếp vào
loại độc nhất đối với vi sinh vật tham gia quá trình khoáng hoá đạm thì đồng
được coi là nguyên tố độc mạnh đối với vi sinh vật tham gia quá trình khoáng
hoá phosphat [46].
Theo Doemam (1986) [31] với hàm lượng khoảng 100 mg Cu/kg trong
một số trường hợp bắt đầu có khả năng ức chế các quá trình hô hấp của vi
sinh vật đất, ức chế quá trình khoáng hoá đạm và quá trình nitrat hoá khi hàm
lượng Cu đạt khoảng 1.000 mg/kg thì các quá trình này sẽ hoàn toàn bị ức
chế. Klobe (1979) [39] và rất nhiều tác giả khác cho rằng hàm lượng 100
mg/kg Cu là ngưỡng độc của nguyên tố này. Tiêu chuẩn môi trường của EEC

quy định ngưỡng tối đa cho phép bón rác thải là 50 mg Cu/kg.
Trong giai đoạn 2001 - 2007, kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Hà
(2009) khi xây dựng chất lượng nền môi trường đất Việt Nam đối với nguyên
tố Cu trong 5 nhóm đất chính cho thấy như sau:
Bảng 2.2 Hàm lượng Cu trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam
Đơn vị: mg/kg đất khô
Loại đất
Đất phù sa
Nhóm đất đỏ
Nhóm đất xám
Nhóm đất cát biển
Nhóm đất mặn

Số mẫu
189
221
198
214
226

Khoảng dao động
Trung bình
12,97 - 31,78
22,37
32,87 - 83,75
58,31
1,07 - 18,05
9,65
2,92 - 9,55
6,24

15,52 - 68,28
41,90
Nguồn: Phạm Quang Hà, 2009 [14]

 Đặc tính của nguyên tố chì (Pb)
Chì là một kim loại nặng màu sáng, chuyển thành xẫm khi tiếp xúc với
không khí. Chì có khối lượng phân tử 207, nóng chảy ở nhiệt độ 327,50 oC và
sôi ở 1.740oC. Chì nguyên chất hoà tan rất kém, trong tự nhiên chì tồn tại dưới
nhiều dạng oxi hoá và thường gặp với kẽm. Trong đất ô nhiễm chì thường cao

8


ở tầng mặt do bụi chì rơi từ không khí xuống tạo nên các hợp chất tương đối
bền vững với hữu cơ: Pb = f (pH, CEC, PO43-, hữu cơ). Trong nhiều trường hợp
bón phân hữu cơ, bón lân có tác dụng cố định chì tạm thời. [13]
Chì gây ô nhiễm môi trường do một chất trộn lẫn vào xăng có tên gọi là
Tetraethyl chì Pb(C2H5). Chất này được đốt cháy cùng với xăng tạo thành khí
PbCl2, PbBr2, và một số ít PbO, sau đó thải ra ngoài gây ô nhiễm không khí,
sau khi rơi xuống đất làm ô nhiễm đất. Càng gần đường giao thông thì đất ô
nhiễm chì càng nhiều. Phần lớn chì phóng ra trong phạm vi 33 cm kể từ lề
đường. Càng xuống sâu tỉ lệ chì càng giảm, chứng tỏ độ hoạt hoá của chì rất
kém. Trong môi trường trung tính hoặc kiềm chì tạo thành PbCO 3 hoặc
Pb3(PO4)2 ít hoà tan, cây khó hút vì vậy trong đất có phản ứng cacbonat hoặc
trong đất trung tính vấn đề ô nhiễm chì không đáng kể. Kết quả nghiên cứu
cho thấy khả năng hấp phụ chì của keo sét cao hơn 2 – 3 lần hấp phụ canxi.
Chất hữu cơ cũng hấp phụ chì rất mạnh vì tính linh động của chì kém nên bị ô
nhiễm có lẽ do chì trong không khí là chủ yếu [2].
Chì là một nguyên tố rất độc ở trong môi trường đất, nếu thừa nó sẽ cản
trở rất mạnh đến hoạt động của quần thể sinh vật: Pb2+ có thể gây độc trực tiếp

qua màng tế bào sinh vật. Đối với hoạt động của vi sinh vật: Pb 2+ gây rối loạn
quá trình tuần hoàn nitơ (giảm nitrat hoá, phản nitrat hoá và khoáng hoá đạm
hữu cơ). Đối với cây trồng nhiều tác giả cho rằng Pb bắt đầu gây độc ở mức
100 – 200 mg/kg. Trên thực tế, với đặc tính sinh lý khác nhau, các cây trồng
sẽ phản ứng rất khác nhau tuỳ theo mức độ Pb trong đất, tuy nhiên việc thống
nhất về ngưỡng độc của cây của rất nhiều tác giả là cơ sở rất tốt cho việc đánh
giá mức độ ô nhiễm trong điều kiện quan trắc ở Việt Nam. Một số nghiên cứu
chứng tỏ ảnh hưởng tích cực của chì với hàm lượng nhỏ có tác dụng kích
thích nhưng trong trường hợp bị độc chì sẽ làm giảm quá trình quang hợp, lá
vàng xuất hiện cùng với nhiều chấm đen ở các lá nhỏ, nồng độ 50 mg Pb/kg

9


đất khô, năng suất giảm 11% so với đối chứng. Đối với vật nuôi: bò con hấp
thu 7,7 mg Pb/kg/ngày giảm trọng lượng 13%. Đối với sức khoẻ con người Pb
làm suy giảm trí thông minh, phá huỷ hệ thần kinh ngoại biên làm suy giảm
sự dẫn truyền thần kinh vận động, gây thiếu máu, gây tổn thương gan và thận,
làm xốp xương. [13]
Kết quả nghiên cứu của Phạm Quang Hà (2009) [14] từ 2001 - 2007 để
xây dựng chất lượng nền môi trường đất của Việt Nam cho Zn với 5 nhóm đất
chính, cho thấy như sau:
Bảng 2.3 Hàm lượng Zn trong 5 nhóm đất chính của Việt Nam
Đơn vị: mg/kg đất khô
Loại đất

Số mẫu

Khoảng dao


Trung bình

Đất phù sa

190

động
31,63-121,65

Nhóm đất đỏ

215

7,48-190,63

99,05

Nhóm đất xám

198

4,92-40,78

22,85

Nhóm đất cát biển

211

<47,21


18,99

Nhóm đất mặn

229

76,64

63,73-103,20
83,47
Nguồn: Phạm Quang Hà, 2009 [14]

 Đặc tính của kẽm (Zn)
Theo CCME (1979), nguyên tố kẽm là một kim loại chuyển tiếp thuộc
nhóm II B chu kỳ 4 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, có khối
lượng phân tử 65,38. Ở trạng thái nguyên chất Zn nóng chảy ở nhiệt độ 419 oC
và sôi ở 907oC. Thông thường Zn bị ôxi hoá và mang 2 điện tích dương, ion
Zn có ái lực cao đối với các hợp chất khoáng cũng như hữu cơ đặc biệt là các
axit mùn humic và fulvic trong đất. Các dạng oxit kẽm, hay muối cacbonat,
photphat hay silicat kẽm đều khó hoà tan. Trong khi đó muối với sunphat hay
clo đều rất dễ hoà tan. Thông thường kẽm có trong công nghệ hàn và các công
nghệ luyện kim thiếc và chì, công nghệ pin, công nghệ điện tử và công nghệ

10


cao su. Khi thải trong môi trường đất kẽm trở nên rất linh hoạt dưới dạng ion
kẽm hoá trị II. Ion này có thể nằm trong các thành phần hữu cơ hay hấp phụ
trong các khoáng sét của đất hay các muối photphat. Cân bằng kẽm trong đất

phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó nổi bật là hàm lượng hữu cơ, khả năng
khoáng hoá, điện thế oxi hoá khử và pH của đất [30].
Kẽm trong đất có ở trong các khoáng nguyên sinh và trong sét. Kẽm
được chất hữu cơ và sét hấp phụ chặt, ngoài ra một ít kẽm ở dạng kết tủa dưới
dạng hydroxit hoặc các muối phot phat, cacbonat và silicat ở các loại đất chua
nhẹ đến kiềm. Trong đó có các loại đất lượng kẽm hoà tan trong nước chỉ
khoảng phần tỉ, trong dung dịch amon axetat cũng rất thấp, ngoại trừ trường
hợp các tác nhân như EDTA diphenyl thiocacbazon (dithizone) [28].
Kẽm có trong thành phần của các khoáng vật như: biotit, amphibol.
Phong hoá đá và khoáng vật chuyển kẽm thành hợp chất hoà tan và hấp phụ ở
dạng Zn2+. Trong đất có phản ứng axit thì tính linh động của Zn 2+ tăng và độ
dễ tiêu cũng tăng. Hiện tượng thiếu kẽm biểu hiện ở đất có pH > 6 và nghèo
chất hữu cơ [12].
Theo Kabata – Pendia, Pendias (1991) với hàm lượng khoảng 100
mg/kg trong một số trường hợp Zn có khả năng ức chế quá trình hô hấp của vi
sinh vật (VSV) đất, quá trình khoáng hoá đạm, quá trình nitrat hoá và các quá
trình này sẽ hoàn toàn bị ức chế khi Zn đạt hàm lượng 1.000 mg/kg. So với các
kim loại nặng khác, Zn được coi là nguyên tố ít độc hơn đối với cây trồng [36].
Trong nông nghiệp, kẽm vẫn được coi là nguyên tố dinh dưỡng vi
lượng, thiếu kẽm cũng có thể dẫn đến năng suất, chất lượng nông sản thấp,
khả năng chống chịu sâu bệnh kém. Tuy nhiên ở trong môi trường đất, nếu
thừa nó sẽ cản trở rất mạnh đến chu trình sinh học bình thường của sự sống
trong đất đặc biệt đối với quá trình dị hoá [14].
2.2.2 Quá trình chuyển hoá các kim loại nặng trong đất
2.2.2.1 Sự tương tác giữa KLN với các hợp phần không sống của đất.

11


Các hệ thống đất gồm các thành phần vô cơ, hữu cơ phức tạp và biến

động, tại bất kỳ thời điểm nào trong thể lỏng của đất cũng diễn ra hàng loạt
phản ứng giữa các axit – bazơ; phản ứng oxy hóa – khử; phản ứng tạo phức
với các phối tử hữu cơ – vô cơ; phản ứng kết tủa, hòa tan các chất rắn và cuối
cùng là quá trình hấp phụ, trao đổi ion. Tốc độ phản ứng cũng như tốc độ
phân hủy/hấp phụ sinh học quyết định nồng độ các chất gây ô nhiễm trong
pha lỏng của đất [29].
Các ion kim loại đi vào đất có thể thực hiện nhiều mối liên kết khác
nhau và tương tác với các hợp phần khác nhau của đất. Chúng có thể biến đổi
thành các dạng liên kết và tồn tại ở nhiều dạng tùy thuộc vào các mối liên kết
hình thành.
Tương tác giữa KLN và chất hữu cơ trong đất rất phức tạp, gồm nhiều
cơ chế khác nhau. Các kim loại có thể bị hấp phụ trao đổi do các chất hữu cơ,
tạo phức hệ hoặc bị cố định. Khả năng liên kết của chất hữu cơ với kim loại ở
pH = 5,8 giảm dần theo trật tự sau: Fe = Al = Cr = Hg = Pb = Cu > Cd > Zn >
Ni > Co > Mn (Schmitzer và Khan, 1978). Các phức chất kim loại và chất
hữu cơ bao gồm cả chất nội phức, hình thành bởi sự liên kết giữa các cation
với các nhóm chức năng của các chất hữu cơ. Sự hình thành các liên kết giữa
KLN với chất hữu cơ phụ thuộc vào ion kim loại, nồng độ của chúng và các
chất hữu cơ. Nhìn chung chúng xảy ra rất nhanh chóng. Các chất hữu cơ cũng
có vai trò lớn trong việc tích luỹ chì trong đất do hình thành các phức hệ với
chì (Bunzl và cộng sự, 1976) [29].
Mức độ bền vững của các liên kết phụ thuộc vào bản chất các kim
loại, các chất hữu cơ và phụ thuộc khá mạnh vào pH dung dịch đất. Khi pH
tăng lên, độ bền vững của các phức chất hữu cơ – kim loại cũng tăng do sự
phân ly mạnh của các nhóm chức năng. Độ chua của đất có ảnh hưởng
mạnh đến khả năng hấp phụ KLN vì khi pH tăng làm cho lượng keo âm

12



trong đất cũng tăng, đồng thời sự hình thành các keo dương trong dung
dịch đất cũng tăng theo.
Khả năng hòa tan của KLN chịu tác động đồng thời của pH và Eh, điều
đó làm cho quá trình biến đổi giữa các dạng tồn tại của chúng càng trở nên
phức tạp hơn. Đất có pH thấp kết hợp với thế oxy hóa – khử trung bình hoặc
cao là điều kiện thuận lợi cho quá trình hòa tan của nhiều kim loại. Tuy nhiên,
với các đất có hàm lượng lưu huỳnh thấp (đất glây) thì điều kiện khử làm tăng
sự hòa tan, do đó làm tăng tính độc hại của các cation kim loại [29].
2.2.2.2 Quá trình chuyển hoá KLN nhờ vi sinh vật
VSV có thể tương tác với các KLN theo nhiều phương thức:
- Một vài kim loại có thể được chuyển hóa trong quá trình oxy hóa (Fe
và Mn), quá trình alkyl hóa (Hg).
- Sự tích tụ kim loại có thể xảy ra theo cơ chế bị động hoặc chủ động.
Cả hai quá trình này đều có thể xảy ra trong cùng một cơ thể sinh vật. Khi
kim loại được tích lũy bởi VSV, sự tồn tại của nó phụ thuộc vào hoạt động
của tế bào sinh vật. VSV có thể chuyển hóa kim loại sang dạng di động,
nhưng phần lớn VSV có khả năng cố định và các kim loại được giữ lại.
- VSV có thể sinh sản hay giải phóng một hợp chất hữu cơ làm thay đổi
tính di động của kim loại. Hợp chất này có tác dụng liên kết và giữ lại các kim
loại. Do đó tác động đáng kể vào quá trình di động của chúng. Mặt khác, các
liên kết này có thể làm giảm sự phân hủy các hợp chất hữu cơ của vi khuẩn
(Brinhidsen, 1992; Krantz – Rulcker và cộng sự, 1995) [44]. Quá trình này
diễn ra mạnh hơn trong đất có sự ô nhiễm các chất hữu cơ và KLN, do các
chất hữu cơ không bị phân hủy mà bị tích lũy lại.
- Bên cạnh đó VSV còn có thể ảnh hưởng một cách gián tiếp đến tính
di động của kim loại thông qua giá trị pH, Eh,…

13



Hoạt động của các VSV làm tăng quá trình chuyển hóa của các kim
loại trong đất gấp rất nhiều lần. Ví dụ, quá trình oxy hóa hóa học các chất
sulfite thành sulfat sẽ được tăng lên 10.000 lần khi có mặt các vi khuẩn
Thiobacillus sp. (Silver và Torm, 1974) [44].
Các hợp chất hữu cơ làm tăng khả năng di động của kim loại có thể
được sinh ra từ quá trình trao đổi chất của VSV. Nghiên cứu của Burekhard và
cộng sự, (1995) của Fox (1995) cho thấy, vi khuẩn và nấm sản sinh các loại
axit hữu cơ khác nhau như: formic, axetic, propionic và butyric, oxalic,
fumaric, succinic, lactic, malnic [44]. Những hợp chất hữu cơ này gây các ảnh
hưởng khác nhau đối với khả năng di động của KLN.
2.2.2.3 Khả năng hút và tích luỹ KLN của thực vật
Công nghệ thực vật xử lý KLN trong đất là một dạng của công nghệ
thực vật xử lý ô nhiễm. Đây là loại công nghệ bao gồm phức hợp các cơ chế
khác nhau của các mối quan hệ giữa thực vật và môi trường đất.
* Cơ chế chiết tách chất ô nhiễm bằng thực vật (Phytoextraction): Quá
trình chiết tách chất ô nhiễm bằng thực vật là quá trình xử lý chất độc, đặc
biệt là KLN, bằng cách sử dụng các loài thực vật hút các chất ô nhiễm qua rễ,
sau đó chuyển hóa lên các cơ quan trên mặt đất của thực vật. Chất ô nhiễm
tích lũy vào thân cây và lá, sau đó thu hoạch và loại bỏ khỏi môi trường [41].
* Cơ chế cố định chất ô nhiễm bằng thực vật (Phytostabilization): Quá
trình xói mòn, rửa trôi và thẩm thấu có thể di chuyển chất ô nhiễm trong đất
vào nước mặt và nước ngầm. Cơ chế cố định chất ô nhiễm nhờ thực vật là
cách mà các chất ô nhiễm tích lũy ở rễ cây và kết tủa trong đất. Quá trình diễn
ra là nhờ chất tiết ở rễ thực vật cố định chất ô nhiễm và làm giảm khả năng
linh động của kim loại trong đất. [41]
2.3

Tình hình ô nhiễm Cu, Pb, Zn trong đất trên thế giới và ở Việt Nam

2.3.1 Nghiên cứu ô nhiễm Cu, Pb, Zn trên thế giới


14


Chất lượng môi trường nói chung, môi trường đất nói riêng đang được cả
thế giới quan tâm. Phát triển xã hội phải đi đôi với bảo vệ môi trường đã, đang và
sẽ là mục tiêu chung của mọi quốc gia. Khoảng 2 tỷ ha đất canh tác và đất trồng
cỏ trên Thế Giới đã và đang bị suy thoái do sử dụng đất thiếu khoa học hoặc
không có quy hoạch. Ở nhiều nơi đất bị xói mòn, sa mạc hoá, phèn hoá, mặn hoá
đã không còn khả năng canh tác. Trước sức ép về gia tăng dân số trên toàn cầu, để
tăng sản lượng lương thực đáp ứng yêu cầu đó người nông dân đã lạm dụng phân
bón hoá học, hoá chất bảo vệ thực vật để tăng năng suất cây trồng là một trong
những nguyên nhân gây ô nhiễm đất và nước. Ngoài ra, sự phát triển công nghiệp,
mạng lưới giao thông và đô thị hoá… đã làm cho đất, nước, không khí nói riêng
và môi trường nói chung của chúng ta bị ô nhiễm KLN.
Theo thống kê của các tổ chức Môi Trường Thế Giới, hàng năm các
con sông của Châu Á đưa ra biển khoảng 50% chất cặn lắng, có tới 70% trong
số đó chảy vào Thái Bình Dương không được xử lý. Hơn 40% ô nhiễm trong
khu vực bắt nguồn từ công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, đô thị và giao
thông vận tải. Tình hình ô nhiễm xảy ra hầu hết ở các nước đang phát triển.
Hơn 90% chất thải, nước thải từ các nước này được trực tiếp đổ vào các con
sông, từ sông vào các cánh đồng mà không qua xử lý [1].
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, hàm lượng của các nguyên tố
Cu, Pb, Zn trong đất cũng phụ thuộc nhiều vào mẫu chất hình thành đất. Kết
quả nghiên cứu của Lindsay (1979) [40], Kabara-pendiac và các cộng sự
(1992) [38] cho thấy rằng: ở trong đất hàm lượng các nguyên tố kim loại nặng
dao động nhiều hơn so với trong đá mẹ. Trong đất, Cu biến động từ 2 - 100
mg/kg, Pb từ 2 – 200 mg/kg và Zn từ 10 – 300 m/kg. Hàm lượng Cu, Pb và
Zn trong đá vôi thường thấp hơn hàm lượng của chúng trong các loại đá
macma và đá trầm tích khác.

Công trình nghiên cứu của Kabata và Henryk (1985) tại 53 thành phố,
thị xã ở nước Anh cho thấy hầu hết đất có hàm lượng Pb tổng số vượt trên

15


×