Mọi người thường nghĩ cầm trong tay một tấm bằng THPT hay tấm bằng
Đại học là việc học của bản thân coi như hoàn thành. Vậy trong chúng ta các bạn
nghĩ rằng bao giờ mình sẽ kết thúc việc học không?
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về việc học. Riêng với Kalinin,ông cho
rằng : "Học tập là cuốn vở không trang cuối cùng".
1. Học là gì?
Trước tiên chúng ta cần hiểu học là gì.
Theo từ điển Tiếng Việt thì học là thu nhận kiến thức, luyện tập kĩ năng do người
khác truyền lại.
Học tập là một quá trình phức tạp bao gồm nhiều giai đoạn như nhìn nhận, tiếp thu,
vận dụng, sáng tạo, tìm tòi,….nhằm mục đích là tích lũy tri thức về thiên nhiên, xã
hội, con người, tôn giáo, tâm linh.
Đã từ bao thế kỉ nay, trên thế giới cũng như ở Việt Nam, học tập là một quyền lợi
chính đáng của mỗi con người được sinh ra, lớn lên và tồn tại trên mặt đất này.
Nhất là trong thế kỉ 21, thế kỉ của tri thức, thì sự học chẳng những là quyền lợi của
mỗi con người để họ sinh tồn mà còn là trách nhiệm của họ với sự phát triển của
một quốc gia hay của cả nhân loại.
2. “ Học tập là cuốn vở không có trang cuốn cùng”
Ta nói “Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” tức là ta đã khẳng định rằng
sự học không hề có một giới hạn nào để cho ta đạt đến cả. Ta có thể ví sự học như
một con đường không có đích đến mà ta chỉ có thể cho người khác biết ta đang ở
đâu trên con đường này qua những dấu chân mà ta đã để lại.
Ta không thể đến được cái đích ấy bởi đó là một cái đích xa vời vợi với những tinh
hoa tri thức của nhân loại về xã hội, thiên nhiên, con người, vũ trụ,…được tích lũy
qua hàng vạn năm và cái đích đó, mỗi ngày một xa hơn với một khối lượng tri thức
khổng lồ được tìm ra trong mỗi một ngày trôi qua. Và nhất là, dù ta đã thấy được
cái đích ấy thì ta vẫn không bao giờ có thể bước qua được nó, bởi những gì mà
nhân loại, mà con người biết đến trong vũ trụ này chỉ như một hạt cát giữa sa mạc
mênh mông với những điều chưa biết. Vì thế, đó là một con đường mà không bao
giờ đến được cái đích.
Thế nhưng, nhiều người đã lầm tưởng rằng họ đã đến được cái đích ấy hay cho
rằng, đi đến một điểm nào đó trên con đường ấy là đã đủ rồi. Nhưng những người
đó nào biết rằng, mỗi phút giây họ dừng lại là hàng triệu người phát đã, đang và sẽ
vượt lên trên họ. Đến một lúc nào đó, khi họ đã tụt lại ở quá xa với những người
khác thì họ sẽ phải bị đào thải khỏi xã hội mà họ đang sống.
Thế nên, đừng bao giờ cho rằng học như thế là đủ và cũng đừng bao giờ tự hỏi
rằng học bao nhiêu là đủ, mà hãy luôn luôn nhớ rằng “Học, học nữa, học mãi” (Lênin) và “Nhà bác học ko có nghĩa là ngừng học”(Darwin). Bác Hồ kính yêu của
chúng ta cũng từng dạy rằng “Học tập là một việc phải tiếp tục suốt đời”. Học kiến
thức, học cái hay, cái đẹp,…để tồn tại, để chung sống và để phát triển.
“Học tập là một cuốn vở không có trang cuối” và nếu ta ngừng đọc những trang vở
đó thì cũng chính là tự “đào mồ chôn mình”, nhất là trong một thế kỉ của tri thức
như hiện nay. Vì thế, hãy cùng tôi và mọi người tiếp tục bước đi trên con đường
mà đích đến là không hề tồn tại.
3. Tại sao phải học tập suốt đời?
Việc học không phải lên lớp nghe giảng bài thì mới được gọi là học, mà việc
học được tổ chức mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm, chúng ta có thể học khi ta đang
làm, học trong khi đang vui chơi. Học không kén chọn ai, ai cũng có thể học, học
nhiều hơn nữa. Việc học không có nghĩa là có người hướng dẫn mà người học có
thể tự tổ chức việc học cho mình. Vai trò tự học rất quan trọng, người học mà
không có tính tự học thì học không đến nơi, không giỏi, còn người học mà có tính
tự học thì học nhiều hơn dự tính của mình.
Việc học không chỉ giúp chúng ta tìm cho mình một nghề mà còn giúp
chúng ta nhận biết thế giới, phân tích và giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Vì trong
cuộc sống mỗi bước ta đi tới luôn có những khó khăn và thách thức, làm thế nào
vượt qua nó, đó là do thái độ của ta nhìn nhận nó và giải quyết nó theo hướng khoa
học, mà chính việc học vạch ra cho ta.
Vậy khi chúng ta càng học rộng con đường chúng ta đi càng dài, càng rộng,
càng đi tới càng thu nhiều kết quả tốt. Do đó chúng ta cần vượt qua nhiều gian khó,
thử thách dùng chiếc khóa học tập để mở ra cho mình nhiều cánh cửa, nhiều cơ hội
và nhiều con đường rộng mở cho ta đi tới thành công. Sau này, dù ở cương vị nào,
chúng ta nhìn nhận lại cuộc sống của mình và tự hào rằng “việc học là vô giá”.
Nhưng có mấy ai hiểu hết giá trị của việc học, do đó mà có nhiều người xem
việc học như trò đùa, cưỡi ngựa xem hoa, thích hưởng thụ mà không lao động, nên
có nhiều thanh thiếu niên lơ là việc học tập và nhất là lơ là tương lai của mình.
Thực trạng hiện nay đang diễn ra vấn nạn, nhiều thanh thiếu niên lơ là việc học,
học không nhiệt tình, xem việc học như là hàng hóa, học để lấy bằng đối phó
không vì tay nghề vững chắc, nên các em bỏ qua việc học thậm chí còn xem
thường người dạy mình.
4.Lời kết
Chắc hẳn, ở thời điểm này, bạn đã khẳng định đc việc học, việc trau dồi
thêm kiến thức là một việc vô hạn giống như chân trời không thể với tới. Sinh viên
chúng ta hãy không nừng học để cuốn sách tri thức của mình ngày một dày lên cho
dù cuốn sách ấy không có trang cuối cùng. Làm một ít việc làm tử tế, hoà cùng
dòng chảy của xã hội chúng ta sẽ biến quả đất này thành vườn địa đang giống như
thiên đường kia. Mọi người học thì chúng ta cũng học, đừng lùi bước khi thời gian
không ngừng chạy, đừng lún chân khi trái đất không ngừng quay, đừng dừng việc
học khi kiến thức ngày một tràn trề!