Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

ĐẦU tư TRỰC TIẾP nước NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH tế xã hội địa PHƯƠNG và CÔNG tác QUẢN lý NHÀ nước về đầu tư nước NGOÀI dưới góc độ địa PHƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (221.69 KB, 5 trang )

ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI ĐỊA PHƯƠNG VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI DƯỚI GÓC ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG
(UBND tỉnh Ninh Thuận)
1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội địa
phương:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã được xem như chìa khóa của sự tăng
trưởng kinh tế của mỗi quốc gia và các địa phương, nhất là đối với các tỉnh có
điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn như Ninh Thuận.
Ninh Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung bộ, nằm cách xa các trung
tâm kinh tế lớn của cả nước, cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, nguồn thu ngân
sách còn hạn chế. Để thực hiện thắng lợi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh, một trong những giải pháp quan trọng đối với tỉnh là thu hút các nguồn
vốn đầu tư, nhất là vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được tỉnh đặc biệt coi
trọng.
Khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành năm 1987 và nhất là sau khi
Luật Đầu tư chung ban hành 2005, cùng với các văn bản dưới luật, việc áp dụng
các chính sách khuyến khích đầu tư của Chính phủ, tỉnh Ninh Thuận đã ban
hành nhiều chính sách thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; thuê tư
vấn nước ngoài lập chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến
năm 2020; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thông qua việc thành lập và
đưa vào hoạt động Văn phòng phát triển kinh tế (EDO) vào tháng 3/2010, đây là
mô hình mới duy nhất cả nước được thành lập theo mô hình Ban phát triển kinh
tế (EDB) của Singapore làm nhiệm vụ đầu mối “một cửa liên thông” trong lĩnh
vực đầu tư trên địa bàn tỉnh. Công tác xúc tiến đầu tư được tăng cường thông
qua tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong và ngoài nước, trọng tâm là Hội
nghị xúc tiến đầu tư cấp quốc gia tại tỉnh (ngày 17/10/2009), Hội nghị công bố
quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và xúc tiến
đầu tư vào Ninh Thuận vào tháng 12/2011.
Với sự nỗ lực của tỉnh trong việc cải thiện môi trường đầu tư, thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài, theo đó nhiều tập đoàn, công ty nước ngoài đã đầu tư và
tiếp tục tìm kiếm cơ hội đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận trên các lĩnh vực như năng


lượng sạch, du lịch, sản xuất công nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản… là những lĩnh
vực tỉnh có thế mạnh, phù hợp với định hướng thu hút đầu tư của tỉnh.
153


Đến nay, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có 21 dự án đầu tư trực tiếp nước
ngoài được cấp Giấy chứng nhận đầu tư (trong đó, lĩnh vực công nghiệp chiếm
47%; nông lâm nghiệp chiếm 43%; lĩnh vực thương mại du lịch chiếm 10%),
với tổng vốn đăng ký đầu tư 582,81 triệu USD (tương đương 11.640 tỷ đồng).
Riêng giai đoạn 2005 đến nay (sau khi Luật Đầu tư được ban hành), có 18
dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn 579,81 triệu USD (tương
đương khoảng 11.596 tỷ đồng), chiếm 85,7% số dự án và 99,5% tổng vốn đăng
ký.
Ngoài ra, UBND tỉnh đã chấp thuận chủ trương địa điểm đầu tư 05 dự án
với tổng vốn khoảng 1.146 triệu USD (tương đương khoảng 22.292 tỷ đồng),
hiện đang hoàn thiện thủ tục cấp chứng nhận đầu tư trên các lĩnh vực điện gió,
du lịch…; đồng thời tỉnh cũng đã ký Biên bản ghi nhớ với nhiều dự án lớn như
Dự án xây dựng khu du lịch phức hợp cao cấp của Tập đoàn Federal Owens
(Mỹ) tại Vĩnh Hy, tổng vốn 2,5 tỷ USD; Biên bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư với
Công ty Asia New Generation (Hồng Kông) về dự án đầu tư khu phức hợp Vĩnh
Hy - Núi Chúa (tổng vốn khoảng 500 triệu USD)...
Tổng vốn FDI đã giải ngân 69,3 triệu USD, đạt khoảng 12% vốn đăng ký;
đến nay đã có 09 dự án hoàn thành đi vào hoạt động (chiếm 42,9 %); 07 dự án
đang trong giai đoạn triển khai thi công (chiếm 33,3%), các dự án khác đang
trong giai đoạn hoàn tất thủ tục để khởi công.
Các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đi vào hoạt động đã góp phần tích
cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, đóng góp đáng kể cho nguồn thu
ngân sách tỉnh. Riêng năm 2011, nộp ngân sách 145 tỷ, chiếm 12% tổng thu
ngân sách của tỉnh, giải quyết việc làm cho 1.533 lao động địa phương. Thông
qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với các doanh

nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực quản lý, kinh doanh được chuyển
giao từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp trong nước trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Ninh Thuận vẫn chưa tận dụng tối ưu
các cơ hội thu hút FDI, số lượng dự án FDI thu hút còn khiêm tốn và quy mô
nhỏ chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh; tỷ lệ dự án FDI thực
hiện so với vốn đăng ký còn thấp và chỉ tập trung ở một số lĩnh vực; việc thu
hút các dự án đầu tư công nghệ cao còn hạn chế, khả năng tuyển dụng lao động
còn khiêm tốn, hiệu quả tổng thể về kinh tế - xã hội của hoạt động FDI còn chưa
cao và chưa tối đa được lợi ích mà đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể mang lại.
154


Xác định đầu tư trực tiếp nước ngoài là một yếu tố hết sức quan trọng để
thu hút nguồn lực, mở rộng hợp tác quốc tế, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, trong thời gian tới để thu hút đầu tư nước ngoài, tỉnh Ninh Thuận sẽ đẩy
mạnh quảng bá hình ảnh của tỉnh ; đồng thời tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính
sách vận động, xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư vào tỉnh. Tăng cường các đoàn
vận động đầu tư theo phương thức làm việc trực tiếp với các nhà đầu tư lớn, chủ
động tiếp cận và hỗ trợ trong điều kiện có thể đối với các nhà đầu tư tiềm năng
có nhu cầu đầu tư vào Ninh Thuận.
2. Công tác quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài dưới góc độ địa
phương:
Công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài được tỉnh đặc biệt chú trọng,
bên cạnh công khai hoá quy hoạch, xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư
trực tiếp nước ngoài, thực hiện nghiêm túc quy trình thủ tục cấp Giấy chứng
nhận đầu tư và đồng hành, hỗ trợ các nhà đầu tư kịp thời tháo gỡ khó khăn
vướng mắc, tạo điều kiện thuận để chủ đầu tư triển khai dự án; đồng thời cũng
kiên quyết thu hồi chủ trương, Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án chậm
tiến độ, nhà đầu tư không có khả năng triển khai dự án.
Về quy hoạch, tỉnh Ninh Thuận thuê tư vấn nước ngoài (Tập đoàn Monitor

của Mỹ và Arup của Anh) đã lập chiến lược, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế-xã hội đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030, Quy hoạch chung xây dựng thành
phố Phan Rang và phát triển dãi ven biển. Với chiến lược, quy hoạch bài bản đã
thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến với Ninh
Thuận, mà trọng tâm là các lĩnh vực tỉnh có lợi thế.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự
án đầu tư tại tỉnh, Ninh Thuận đã thành lập và đưa vào hoạt động Văn phòng
Phát triển kinh tế (EDO) đây là mô hình mới được thành lập theo mô hình Ban
phát triển kinh tế (EDB) của Singapore làm nhiệm vụ đầu mối “một cửa liên
thông” trong lĩnh vực đầu tư trên địa bàn tỉnh; nhà đầu tư đến Ninh Thuận chỉ
cần tiếp xúc với EDO để hoàn tất các thủ tục đầu tư từ khâu đầu đến khâu cuối
để triển khai dự án, thời gian thực hiện các thủ tục được rút ngắn từ 30-50% so
với quy định, các vấn đề khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình
triển khai dự án được EDO tham mưu xử lý kịp thời, được các nhà đầu tư đánh
giá cao.
- Một trong những nguyên nhân các dự án chậm tiến độ là do nhà đầu tư
hạn chế về năng lực tài chính; tuy nhiên theo Luật Đầu tư chưa có quy định cụ
thể về yêu cầu và phương thức thẩm tra năng lực tài chính của chủ đầu tư trong
155


cấp Giấy chứng nhận đầu tư dẫn đến một số nhà đầu tư đăng ký dự án nhưng
không có khả năng triển khai hoặc triển khai cầm chừng. Để hạn chế tình trạng
trên, UBND tỉnh đã ban bành Quyết định số 40/2008/QĐ-UBND về tiêu chí lựa
chọn dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, đồng thời ban hành quy định ký quỹ đảm
bảo thực hiện dự án, qua đó đã góp phần lựa chọn các nhà đầu tư có thực lực tài
chính trong quá trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Về tình hình rà soát, hỗ trợ khó khăn vướng mắc các dự án đầu tư trực
tiếp nước ngoài: UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành theo dõi, kịp thời giải
quyết khó khăn vướng mắc của dự án; đồng thời tham mưu chấm dứt hoạt động

dự án, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư đối với
các dự án không triển khai hoặc chậm tiến độ đã cam kết. Tuy nhiên, trên thực
tế, việc kiểm tra, giám sát các dự án đầu tư sau khi cấp phép còn nhiều hạn chế
do hiện nay chưa có hướng dẫn cụ thể về cơ chế báo cáo, giám sát, quy trình xử
lý thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, nên
địa phương còn gặp một số khó khăn trong việc xử lý đối với các dự án vi phạm
tiến độ triển khai.
- Nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên địa bàn tỉnh trong thời gian đến theo tinh thần Nghị quyết số 13/NQCP ngày 07/4/2009 của Chính phủ về định hướng, giải pháp thu hút và quản lý
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Chỉ thị số 1617/CT-TTg ngày ngày 19/9/2011
của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản
lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới, UBND tỉnh Ninh Thuận đã
ban hành văn bản 2438/UBND-TH ngày 28/5/2012 chỉ đạo các Sở ngành, địa
phương tăng cường hơn nữa công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
địa bàn tỉnh.
Theo đó, khuyến khích thu hút các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài phù
hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020 đã
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5
năm (2011-2015) của tỉnh; ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, thân
thiện với môi trường, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản, đất
đai, tạo điều kiện và liên kết với các doanh nghiệp trong tỉnh, tập trung thu hút
vào các lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, dịch vụ có lợi thế, có hàm lượng tri thức
cao...
Bên cạnh đó, tập trung nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tăng cường công tác
quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là việc
156


thanh tra, kiểm tra, giám sát dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư và pháp
luật chuyên ngành, nhất là các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều đất và các dự

án tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường; rà soát và xử lý theo quy định của
pháp luật đối với các dự án chậm triển khai hoặc không triển khai. Tăng cường
sự phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong quá trình thẩm tra dự án, cấp
và điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư phải tuân thủ quy hoạch được duyệt và
đảm bảo trình tự thủ tục hồ sơ theo quy định của pháp luật; đồng thời, đẩy nhanh
việc triển khai xây dựng và phê duyệt các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tếxã hội các huyện, thành phố; các quy hoạch phát triển ngành và các sản phẩm
chủ yếu đến năm 2020 làm cơ sở cho định hướng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài giai đoạn đến năm 2015 và 2020./.

157



×