Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

MÔI TRƯỜNG đầu tư tại VIỆT NAM JETRO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (732.9 KB, 6 trang )

MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM - JETRO
1. Đóng góp của FDI đối với kinh tế-xã hội Việt Nam:
Dưới đây là những đóng góp của FDI đối với kinh tế-xã hội Việt Nam.Trong
đó, việc mở rộng xúc tiến vào Việt Nam của các ngành công nghiệp chế tạo
Nhật Bản có đóng góp rất lớn.
Thứ nhất, đóng góp vào việc xuất khẩu.Tỉ lệ kim ngạch xuất khẩu của các
doanh nghiêp nước ngoài chiếm 34%(32.4 tỉ $)tổng kim ngạch xuất khẩu
năm 2005 và đến năm 2011 tăng lên 49.4%(96.9 tỉ $). Các doanh nghiêp
nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiêp lắp ráp cho ra sản phẩm cuối cùng thì sự
tăng xuất khẩu của họ không chỉ đóng góp cho việc thu được ngoại tệ mà còn có
hiệu quả rất lớn đối với việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành công nghiệp
phụ trợ cũng như việc chuyển giao công nghệ tới các doanh nghiêp địa phương.
Kim ngạch xuất khẩu của riêng công ty Canon Vietnam sản xuất thiết bị văn
phòng cũng đã chiếm 1~2% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, đồng
thời Công ty cũng thu hút được rất nhiều nhà cung cấp cũng như sự đóng góp
trong việc đào tạo đối với các doanh nghiêp địa phương.Tính riêng Công ty
Canon Vietnam cũng đã có tới 100 Công ty cung cấp.
Thứ hai, hiệu quả của việc thuê mướn nhân công nhờ vào sự xúc tiến đầu tư
nước ngoài của các doanh nghiêp chế xuất.Trường hợp các doanh nghiêp có vốn
đầu tư nước ngoài thành lập Công ty bán hàng thì việc thuê nhân công chỉ hạn
chế ở mức khoảng 10 người, nhưng nếu là doanh nghiêp chế xuất thì ngay cả ở
các nhà máy có quy mô vừa và nhỏ thì số lượng nhân công cũng khoảng vài
trăm cho đến vài ngàn người, và ở nhà máy quy mô lớn thì cũng có những doanh
nghiêp Nhật Bản có số lượng nhân công lên đến hơn 1 vạn người. Năm 1997
khu Công nghiệp Thăng Long gần ngoài ô thành phố Hà Nội được thành lập,
đến tháng 8 năm 2012 thì số lượng nhân công được tuyển dụng ở khu Công
nghiệp này đã lên đến gần 6 vạn người. Hơn 10 năm về trước thì đó là đồng
ruộng, sau đó được san lấp mặt bằng, các doanh nghiêp chuyển đến và số lao
động ngày một gia tăng, kéo theo đó là khu vực xung quanh khu Công nghiệp đã
hình thành khu chợ, tiếp theo là các hàng ăn, quán café, khu ký túc xá ngày một
gia tăng làm cho khu vực đó ngày càng náo nhiệt đầy sức sống.


Thứ ba, đóng góp vào sự nghiệp Công nghiệp hóa của Việt Nam.Năm 2010
kim ngạch sản xuất công nghiệp của khối doanh nghiêp có vốn đầu tư nước
ngoài là 1.245,5 tỉ đồng, gấp 32 lần so với năm 1996 và gấp 9 lần so với năm
2000. Nếu phân tích nguyên nhân chủ yếu của việc tăng kim ngạch sản xuất
công nghiệp thì đó là bởi vì sự gia tăng xúc tiến của các doanh nghiêp chế xuất
sản xuất ra sản phẩm cuối có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó bao gồm sự phát
triển của các ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ra linh kiện và các thành phần
cấu thành, từ đó có thể đưa ra kết luận về sự đóng góp đối với sự phát triển Công
nghiệp hóa của Việt Nam. Ở Việt Nam nguyên liệu thô cho sản phẩm công
192


nghiệp, sản phẩm hóa học cơ bản, nguyên liệu nhựa và sắt thép hầu hết dựa vào
nhập khẩu, tuy nhiên nhờ vào sự xúc tiến của các doanh nghiêp có vốn đầu tư
nước ngoài mà sản phẩm Made in Vietnam có giá trị gia tăng của nguyên liệu
nhập khẩu được thâm nhập vào thị trường Thế giới.
2. Đánh giá tình hình FDI của Việt Nam
2-1 Thực trạng FDI đối với Việt Nam của Thế giới
Năm 2011, tổng số dự án được cấp mới có vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam
của Thế giới là 1091 dự án, Sau sự sụp đổ của Lehman thì số dự án đầu tư đã
giảm dù có khuynh hướng hồi phục thì kim ngạch đầu tư vẫn đang giảm dần. Từ
nửa đầu năm 2012 cũng vậy, kim ngạch của các dự án được đầu tư trực tiếp
được cấp mới là 4.76 tỉ $, và số dự án đầu tư là 452 dự án, điều này cho thấy đầu
tư nước ngoài đã giảm rõ rệt.

Nếu xét về từng Quốc gia riêng biệt thì đầu tư của Hàn Quốc, Đài Loan bắt
đầu giảm kim ngạch được cấp phép từ năm 2010. Đài Loan ngành giày dép và
may mặc, Hàn Quốc ngành bất động sản và may măc, từ năm 2008 được cho
rằng do liên tục lạm phát, tăng giá nhân công nên hạn chế đầu tư. Ngược lại, đầu
tư vào Việt Nam của Nhật Bản thì vẫn duy trì ở xu thế gia tăng, do vậy, kết quả

là tháng 2 năm 2012 Nhật Bản giữ vị trí hàng đầu thay Hàn Quốc về lũy kế kim
ngạch được cấp phép đầu tư trực tiếp, tại thời điểm tháng 6 năm 2012 đã vượt xa
các nước khác về đầu tư trực tiếp vào Việt Nam.
Trong bối cảnh do tỉ giá tiền Yên Nhật tăng làm cho Doanh nghiêp Nhật Bản
có dư nguồn lực để đầu tư, các doanh nghiêp Nhật Bản đang xúc tiến chiến lược
nâng cao tỉ lệ kinh doanh cũng như sản xuất ở nước ngoài một cách kế hoạch, và
đánh giá Việt Nam là nơi mà Nhật Bản muốn đầu tư, đây cũng chính là nguyên
nhân có thể chỉ trích về việc bất an đối với việc cung cấp nguồn điện trong chính
nước Nhật.

193


※Note: Ghi chú cho biểu dưới
No

Tên quốc gia

13. Canada
15. Trung Quốc

Số dự án

Tỉ lệ
thành

cấu

Tổng kim ngạch đầu tư


Tỉ lệ
thành

cấu

Vốn đầu tư

Tỉ lệ
thành

1.

Nhật Bản

2.

Hàn Quốc

cấu

3.

Đài Loan

4.

Singapore

5.


Nước Anh,

6.

Hồng Kông

7.

Malaysia

19. Thụy điển

8.

Nước Mỹ

20. Luxembourg

9.

14. Pháp
16. Samoan
17. Anh
18. Đảo Sip

CácđảoCayma
n Lan
10. Hà
11. Thái
12. Brunei


2-2 Thực trạng FDI vào Việt Nam của Nhật Bản
Năm 2011, số dự án được cấp phép mới đầu tư trực tiếp vào Việt Nam của
các doanh nghiêp Nhật Bản lên đến 208 dự án nhiều nhất từ trước đến nay. Năm
2012 tiếp tục duy trì một cách tích cực về thành tích thực tế vượt hơn năm trước
(từ tháng 1 – tháng 6 kim ngạch được cấp phép mới ước chừng khoảng 3.5 tỉ $),
tổng lũy kế được cấp phép đầu tư là 28.035 tỉ $ và như vậy Nhật Bản là Quốc
gia đầu tư lớn nhất tại vào Việt Nam.

Từ sau chính sách đổi mới năm 1986, sự bùng nổ của đầu tư vào Việt Nam của
Nhật Bản đã xảy ra 2 lần.Lần thứ nhất là từ năm 1994 – 1997. Do nước Mỹ thực
hiện chính sách mở cửa kinh tế đối với Việt Nam (năm 1994), bình thường hóa
quan hệ ngoại giao với nước Mỹ, đây cũng là thời kỳ Việt Nam hoàn thành việc
ra nhập ASEAN (năm 1995).
194


Sự bùng nổ lần thứ 2 là từ năm 2005-2009. Với tư cách là「China plusone」các doanh nghiêp Nhật Bản ngoài việc đầu tư vào khu vực phía nam
Trung Quốc đã chọn thêm 1 địa điểm nữa là tập trung vào phía bắc Việt Nam.
Đầu tư của doanh nghiêp chế xuất của Nhật Bản thì đã có nhiều doanh nghiêp có
quy mô hơn 10,000 ㎡ đất với số tiền đầu tư hơn 100 triệu Yên.
Phía bắc Việt Nam thì nổi bật là các nhà cung cấp linh kiện liên quan đến việc
phụ trợ cho các doanh nghiêp lớn sản xuất ra sản phẩm cuối mà đại diện như là
các hãng xe hai bánh, hãng máy móc điện tử lớn.Tiếp nữa là các hãng đã có nhà
máy sản xuất ở phía nam Trung Quốc hoặc ở Đông Nam Á rồi nhưng muốn xúc
tiến vào Việt Nam với tư cách là địa điểm sản xuất thứ 2.
Do ảnh hưởng của Lehman mà năm 2009 rất nhiều doanh nghiêp quyết định
không đầu tư mới dẫn đến việc số dự án và kim nghạch đầu tư giảm mạnh, sang
năm 2010 tình hình đã được khôi phục.Từ đó trở đi số doanh nghiêp vừa và nhỏ
xúc tiến ra nước ngoài ngày càng gia tăng. Trong số các doanh nghiêp đang cân

nhắc đầu tư vào Việt Nam thì có rất nhiều các nhà máy có quy mô 1,0003,000㎡, 2-3 máy móc và có số lao động là dưới 50 người. Trong đó có cả
trường hợp là doanh nghiêp có quy mô chỉ 500㎡.Trong số các doanh nghiêp đó
thì không ít trường hợp là lần đầu tiên đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, đã có
những doanh nghiệp mà hầu như ít thấy trong các doanh nghiêp của Nhật đã đầu
tư ở phía bắc như ngành mạ (plating), xử lý nhiệt (heat-treatment), đúc (casting),
gia công kim thuộc (mental processing).Là một quốc gia yếu kém về công
nghiệp phụ trợ như Việt Nam thì có thể nói sự đầu tư này giống như hạt nhân để
hình thành sự tích lũy công nghiệp.
3. Các vấn đề về thu hút FDI trong 25 năm qua:
Chính phủ Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài bằng việc soạn luật liên quan
đến đầu tư, cấp phép đầu tư 100% vốn nước ngoài, miễn giảm thuế doanh
nghiệp, thực hiện các chính sách ưu đãi phong phú, đặc biệt, với quan hệ giữa
Nhật Bản và Việt Nam, các cơ chế hướng tới cải thiện môi trường kinh doanh
thông qua sáng kiến chung Việt Nhật đã có từ 10 năm qua được đánh giá cao.
Tháng 7 năm 2012, cuộc họp đánh giá giữa kỳ lần thứ 2 trong giai đoạn 4 sáng
kiến chung này đã được tổ chức, liên quan đến nguồn điện, lao đông, kinh tế vĩ
mô tuy có tiến triển nhưng vẫn còn những vấn đề chưa giải quyết như luật pháp,
hải quan, giao nhận vận chuyển, chế độ thuế, an toàn thực phẩm, vận chuyển
195


bán lẻ, những vấn đề này được kỳ vọng sẽ được cải thiện them một bước trong
sự hợp tác Nhật Việt.
3 điểm mà các doanh nghiêp Nhật Bản quan tâm nhiều hiện nay.
Thứ nhất, việc tăng tiền lương và giữ được nhân tài.Theo “Điều tra thực trạng
hoạt động của các doanh nghiêp Nhật Bản tại Châu Á, châu Đại Dương của
JETRO”, tiền lương lao động của Việt Nam thấp chỉ bằng khoảng 40% tiền
lương của Trung Quốc, Thái Lan. Tuy nhiên, do năm 2010, năm 2011 giá tiêu
dùng tăng mạnh dẫn đến tỉ lệ tăng lương cao hơn các nước khác là 16.8%. Nghe
nói từ ngày 1/1/2013 mức lương tối thiểu sẽ được tăng lên cao chưa từng thấy và

đến năm 2015 thì mức lương tối thiểu sẽ lên tới 3 triệu đồng.
Xét về lâu dài, người ta lo ngại rằng việc giữ chân nhân tài sẽ trở nên khó khăn,
các biện pháp phụ trợ lượng lao động từ các địa phương tới các vùng lân cận
thành thị cũng rất quan trọng. Để giúp người lao động địa phương cảm thấy yên
tâm làm việc như trên quê hương thứ hai của mình, cần chuẩn bị đầy đủ môi
trường sinh hoạt, nhất là nơi cư trú. Tại Việt Nam, sự thiếu hụt kỹ sư, nhân tài
quản lý cấp trung đang ngày càng trầm trọng, cần có hệ thống giáo dục hoàn
chỉnh lao động trong các ngành công nghiệp.
Thứ hai, việc xây dựng cơ sở hạ tầng.Chúng tôi hy vọng cao vào việc các cơ
sở hạ tầng như điện lực, đường xá, cảng…sẽ được chuẩn bị chu đáo theo đúng
kế hoạch. Chính phủ Việt Nam có kế hoạch trang bị cơ sở hạ tầng tận dụng vốn
tư nhân, tập trung chủ yếu là PPP, tuy nhiên, thông thường thì chủ dự án tư nhân
thì bị đánh giá là rất khó đối với cơ cấu dự án có độ rủi do cao. Để có thể làm tốt
kết cấu dự án, cũng như thực hiện hiệu quả nhiều dự án, cần có chỉ thị, phương
châm rõ ràng của chính phủ hướng tới giảm rủi ro của các chủ dự án tư nhân.
Thứ ba, công nghiệp phụ trợ còn chưa phát triển và tỉ lệ nội địa hóa linh kiện
thấp.Theo “Điều tra thực trạng hoạt động của các doanh nghiêp Nhật Bản tại
Châu Á, châu Đại Dương của JETRO”, tỉ lệ nội địa hóa tại Việt Nam của các
doanh nghiêp Nhật Bản dừng lại ở 28.7%, còn thấp so với các nước khác ở châu
Á. Từ nay về sau, có thể nói rằng để duy trì sự phát triển kinh tế thì việc nuôi
dưỡng, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ là nhiệm vụ cấp thiết đối với Việt
Nam. Muốn phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, trước hết, cần thu hút các
doanh nghiêp nước ngoài sản xuất linh kiện, sau đó thúc đẩy việc chuyển giao
công nghệ của các doanh nghiêp nước ngoài cho các doanh nghiêp địa phương.
196


4. Đề xuất về chính sách:
Từ năm 2011, số dự án đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản đã đạt kỷ lục cao nhất từ
trước đến nay. Số dự án trong nửa đầu năm 2012 có thể vượt qua kỷ lục năm

2011. Tuy nhiên, nếu so sánh với các quốc gia phát triển khác trong ASEAN,
đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam chưa thể nói là nhiều, ví dụ trong những năm
gần đây, các doanh nghiêp Nhật Bản đầu tư vào Thái Lan cao gấp 3 lần Việt
Nam về cả số dự án và vốn đầu tư.
Năm 1987, Việt Nam đã có luật đầu tư nước ngoài và chính thức tiếp nhận đầu
tư từ nước ngoài.Trong khi đó, Thái Lan tiếp nhận đầu tư nước ngoài từ năm
1960, thời điểm có luật khuyến khích đầu tư các ngành công nghiệp mới. Sự
khác nhau về cơ cấu trong gần 30 năm đã mang đến sự khác biệt về tình hình
hiện nay giữa Việt Nam và Thái Lan.Vì vậy, Việt Nam cần học tập cơ chế thu
hút đầu tư nước ngoài của các nước phát triển trong ASEAN và biến thành hành
động. Ví dụ, Ủy ban Đầu tư của Thái Lan (BOI) đã xác định rõ các ngành nghề,
doanh nghiêp là đối tượng để kêu gọi đầu tư, đứng trên quan điểm của doanh
nghiêp nước ngoài, cũng có khi hỗ trợ, đưa ra các sáng kiến đàm phán với các
bộ ngành, cơ quan khác nhau có sự đối lập về lợi ích.
Mặt khác, tuy Việt Nam được cho là một điểm đến hấp dẫn, nhưng do có trường
hợp các doanh nghiêp công nghệ cao gặp khó khăn khi xin cấp phép, hoặc mất
nhiều thời gian, nên đã có những doanh nghiêp lựa chọn điểm đến khác ở nước
thứ 3 chứ không phải Việt Nam. Cho đến nay chưa có ví dụ thực tế nào về việc
doanh nghiêp chọn Việt Nam là điểm đầu tư nhờ vào áp dụng khuyến khích, ưu
đãi trong công nghiệp phụ trợ. Có những doanh nghiêp hoài nghi việc Việt Nam
có thực sự mong muốn mời gọi doanh nghiêp đầu tư hay không.
Để Việt Nam vượt qua trở ngại là nước phát triển sau về mời gọi các doanh
nghiêp, và có thể phát triển kinh tế vượt bậc, hiển nhiên cần phải khích lệ việc
mời gọi các doanh nghiêp, ổn định nhân công, trang bị đầu đủ cơ sở hạ tầng như
cung cấp đủ điện, vận chuyển hàng hóa. Nhằm phát triển kinh tế, cần thể hiện
mạnh mẽ, rõ ràng ý tưởng thúc đẩy mời gọi doanh nghiêp, phát triển các ngành
công nghiệp, sau đó bắt tay vào hành động. Việt Nam trong khoảng 30 năm nữa
vẫn duy trì cơ cấu dân số, độ tuổi thích hợp cho phát triển kinh tế. Để phát huy
tối đa lợi thế này, chính phủ cần đưa ra các phương án và hành động. Cơ chế hỗ
trợ công nghiệp hóa năm 2020 mà hai nước Nhật Việt đang thực hiện chắc chắn

sẽ là cơ chế thúc đẩy việc thể hiện ý tưởng và hành động của Việt Nam
197



×