Tải bản đầy đủ (.docx) (74 trang)

PHÂN TÍCH mối QUAN hệ GIỮA CHI PHÍ sản LƯỢNG lợi NHUẬN (CVP) TRONG sản XUẤT KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (422.8 KB, 74 trang )

DANH MỤC VIẾT TẮT
TSCĐ

Tài sản cố định

NVL

Nguyên vật liệu

CCDC

Công cụ dụng cụ

SX

Sản xuất

CP NVLTT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CP NCTT

Chi phí nhân công trực tiếp

CP SXC

Chi phí sản xuất chung

NVQLPX


Nhân viên quản lý phân xưởng

BHYT

Bảo hiểm y tế

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

SL

Số lượng

SP

Sản phẩm

SDĐP

Số dư đảm phí


LN

Lợi nhuận

ĐP

Định phí

BP

Biến phí

CP

Chi phí

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NQT

Nhà quản trị

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang1


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN
LỜI NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
LỜI NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang2


DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH VẼ

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang3


LỜI MỞ ĐẦU
Theo TS Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Chiến lược phát triển
thận trọng cho rằng, kinh tế năm 2014 “có thể khá hơn, song cũng có khả năng
kém hơn, tùy thuộc rất lớn vào chính sách và công tác điều hành.1
Tại Hội thảo kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế (Quốc hội) tổ chức tại
Huế, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên cho rằng, bức tranh
chung của nền kinh tế trong suốt 2 năm qua vẫn “nằm bẹp dưới đáy”.2
Đứng trước những thử thách và khó khăn, việc quản lý cũng như những
chính sách của nhà nước là động lực đòn bẩy tích cực trong việc phát triển và
ổn định nền kinh tế. Mọi biện pháp khắc phục cũng như các cơ chế quản lý tài
chính có sự đổi mới đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp sản xuất kinh

doanh. Hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường đòi hỏi các
doanh nghiệp phải đứng trước sự cạnh tranh hết sức gay gắt, chịu sự điều tiết
chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như các quy luật cạnh tranh, quy
luật giá trị, quy luật cung cầu. Để đứng vững và tồn tại điều kiện cần đủ hội tụ
trong chính mỗi doanh nghiệp đó là làm sao sản xuất kinh doanh có hiệu quả,
sản phẩm đáp ứng yêu cầu với thị trường trong nước cũng như thị trường quốc
tế vì thế mà vấn đề lợi nhuận luôn đặt lên hàng đầu và cũng chính từ lợi nhuận
là điểm mạnh duy nhất để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường.
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Sẽ rất tuyệt vời nếu chúng ta có khả năng biết trước được mọi sự việc
trong tương lai để đưa ra quyết định hoàn hảo ở thời điểm hiện tại. Lấy một
nhà hàng làm ví dụ: Nếu chủ quán có thể biết được tối nay sẽ có bao nhiêu
khách tới ăn những món gì, với số lượng bao nhiêu, thì ông ta hẳn sẽ chuẩn bị
lượng thức ăn và nhân công đầy đủ nhất, thậm chí không dư thừa chút nào.
1

/>ttp://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/TT_TINLAPPHAP/View_Detail.aspx?ItemID=1537 ch

2

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang4


Nhưng thực tế thì không được như vậy. Hầu hết các chủ quán nhà hàng
sẽ chuẩn bị lượng thức ăn hoặc nhân công dựa trên những kinh nghiệm trong
quá khứ hoặc ít nhất là dựa trên một sự ước tính có căn cứ nào đó.
Áp dụng điều này với doanh nghiệp, việc biết trước chắc chắn số lượng
hàng hóa sẽ bán được là điều không tưởng, vì thế chúng ta cần có những biện

pháp mang tính thực tiễn hơn để doanh nghiệp tối đa hóa được lợi nhuận trong
phạm vi cho phép. Có một câu hỏi tối quan trọng được đặt ra với tất cả các
doanh nghiệp từ ngày khởi nghiệp: “Chúng ta cần bán được bao nhiêu hàng để
hòa vốn?”, tức là đủ chi trả được tất cả các khoản chi phí, không tính đến lời
lãi.
Một kỹ thuật phân tích khá hữu hiệu trong ktqt được đa số các nhà
quản trị hiện nay áp dụng để giải quyết vấn đề trên, tìm ra phương án kinh
doanh tốt nhất đó là phương pháp phân tích mối quan hệ giữa chi phí- khối
lượng- lợi nhuận (C-V-P)
Phân tích mối quan hệ giữa và chi phí khối lượng lợi nhuận là báo cáo
lập kế hoạch tương lai, là cách cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin về
khối lượng sản phẩm cần phải bán để đạt lợi nhuận mong muốn. Việc phân
tích thông qua mô hình CVP không chỉ giúp việc lựa chọn dây chuyền sản
xuất, định giá bán sản phẩm, xây dựng chiên lược tiêu thụ, chiến lược
maketing nhằm khai thác có hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
mà còn giúp cho việc xem xét rủi ỏ của doanh nghiệp.
Do tính hữu dụng lớn như vậy, việc phân tích mối quan hệ CVP là công
cụ hữu hiệu của người quản lý để khai khác khả năng tiềm tàng trong các
doanh nghiệp, giúp nhà quản trị doanh nghiệp nhận định và đề ra các quyết
định kinh doanh một cách hợp lý.
Với đặc điểm trên, việc vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng lợi nhuận vào mối DN là vô cùng cần thiết, tuy nhiên vận dụng nó là vấn đề
rất mới mẻ. Xuất phát từ những lý do này mà em quyết định chọn đề tài “VẬN
DỤNG VIỆC PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ - SẢN

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang5


LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

THÀNH THÁI”. Qua đề tài này, em sẽ có cơ hội nghiên cứu các lý thuyết đã
học, so sánh với các điều kiện kinh doanh thực tế để rút ra những kiến thức
cần thiết cho việc tổ chức, điều hành và ra quyết đinh kinh doanh trong tương
lai nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho công ty, đặc biệt là trong bối cảnh
nền kinh tế hiện nay.
2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 Tìm hiểu về công tác kế toán tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Thái.
 Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận của công ty để thấy
được sự ảnh hưởng của kết cấu chi phí đối với lợi nhuận của công ty, đánh giá
sự hiệu quả đối với cơ cấu chi phí đó và đưa ra những biện pháp giải quyết
nhằm nâng cao hơn nữa lợi nhuận của công ty.
 Làm cho nhà quản lý thấy được tầm quan trọng của công tác kế toán quản trị
để từ đó áp dụng vào điều kiện thực tế tại doanh nghiệp.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp nghiên cứu chung
Phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn một cách khoa học và logic kết
hợp giữa diễn giải với quy nạp, giữa lời văn và bảng biểu, sơ đồ minh họa.
 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty căn cứ trên các sổ nhật ký bán
hàng, nhật ký mua hàng, nhật ký chi tiền, các sổ chi tiết, các báo cáo tổng hợp
trong kỳ, bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh,…
 .Phương pháp phân tích số liệu: sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh,
tổng hợp, phân tích,…

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang6


4.ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU



Đối tượng nghiên cứu

Tìm hiểu chi phí phát sinh, doanh số thực hiện, lợi nhận đạt được và mối
quan hệ giữa các nhân tố này trong quá trình sản xuất kinh doanh tại công ty
trách nhiệm hữu hạn Thành Thái.


Phạm vi nghiên cứu
Do công ty sản xuất kinh doanh nhiều các mặt hàng, tính chất phức tạp
cao nên phạm vi nghiên cứu của đề tài này chỉ giới hạn trong việc phân tích
chi phí – sản lượng – lợi nhuận các mặt hàng chiến lược (sản xuất và doanh
thu) chiếm tỷ trọng lớn của công ty trong quý IV năm 2013.
Nguồn tài liệu sử dụng là các thông tin và số liệu thực tế tại Công ty trách
nhiệm hữu hạn tại địa chỉ đường Nguyễn Chí Thanh, Phường Hiệp An, TP
Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương trong quý IV năm 2013, nguồn tài liệu này
được làm luận cứ để làm đề tài Vận dụng việc phân tích mối quan hệ giữa chi
phí – sản lượng – lợi nhuận tại Công ty TNHH Thành Thái.
5. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Ngoài lời mở đầu, kết luận, đề tài nghiên cứu được chia bố cục thành 4
chương như sau:



Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích mối quan hệ chi phí sản lượng lợi nhuận



Chương 2: Giới thiệuchung về Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Thái




Chương 3: Vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận tại
Công ty trách nhiệm hữu hạn Thành Thái.


Chương 4: Nhận xét và kiến nghị

Ngoài ra báo cáo nghiên cứu còn có các danh mục tài liệu tham khảo và
phụ lục đính kèm.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang7


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA
CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN (CVP) TRONG SẢN XUẤT
KINH DOANH
1.1 Khái niệm phân tích mối quan hệ giữa chi phí - sản lượng - lợi nhuận
Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận hay còn gọi
là phân tích mối quan hệ C-V-P là một trong những nội dung quan trọng của
kế toán quản trị. Việc nghiên cứu này sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn bản
chất hơn về tình hình kinh doanh thực tế, từ đó có các quyết định đúng đắn.
Cơ sở của việc phân tích này chính là phân loại chi phí thành biến phí,
định phí và lập báo cáo kết quả kinh doanh theo cách ứng xử của chi phí.
1.2 Lợi ích của phân tích mối quan hệ chi phí - sản lượng - lợi nhuận



Mục tiêu của các nhà quản trị kinh doanh là tối đa hóa lợi nhuận của mọi hoạt
động. Do vậy trong kinh doanh các nhà quản trị thường có biện pháp sử dụng
hữu hiệu tài sản để đạt chi phí thấp nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Trong các hoạt động kinh doanh hằng ngày, các nhà quản trị thường phải đưa
ra các quyết định cho mọi hoạt động. Do vậy, phân tích mối quan hệ giữa chi
phí, sản lượng lợi nhuận chính là cơ sở khoa học để ra các quyết định như:



Định giá bán đơn vị sản phẩm để phù hợp với thu nhập của khách hàng, thị
trường tiêu thụ và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.



Tăng, giảm chi phí khả biến đơn vị sản phẩm để nâng cao chất lượng sản
phẩmm dịch vụ nhằm thích nghi với nhu cầu của khách hàng,



Đầu tư chi phí cố định để tăng nhanh công suất, chất lượng sản phẩm thỏa
mãn nhu cầu thị trường.



Xác định sản lượng sản phẩm tiêu thu như thế nào để đạt lợi nhuận tối đa và
khai thác hết công suất của máy móc, thiết bị và các tài sản đã đầu tư nhằm
giảm chi phí đầu tư thấp nhất.




Xác định cơ cấu sản xuất sản phẩm và tiêu thụ phù hợp nhằm khai thác khả
năng tiềm tàng của các yếu tố sản xuất và nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Từ
việc phân tích trên giúp nhà quản trị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang8


doanh nghiệp, nhằm phát huy những mặt tích cực, từ đó sử dụng và huy động
tối đa các yếu tố của quá trình sản xuất nhằm đạt lợi nhuận cao nhất. Thông
qua đó, đưa ra các biện pháp khắc phục những tồn tại nhằm nâng cao kết quả,
hiệu quả của quá trình sản xuất, đạt được mục tiêu tối ưu của các nhà quản trị.


Một lợi ích quan trọng của phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi
nhuận là lập ra các báo cáo hoạt động theo số dư đảm phí. Báo cáo này phân
chi phí theo cách ứng xử của chi phí ra thành hai loại là biến phí và định phí.
Điều này giúp nhà quản trị có thể hiểu rõ hơn, chi tiết hơn về bản chất của chi
phí. Từ đó có các biện pháp để tăng cường, hoặc cắt giảm chi phí một cách
thích hợp nhằm mang lại hiệu quả sản xuất kinh doanh là tốt nhất. Đồng thời
cũng giúp nhà quản trị có thể xác định được các điểm hoà vốn, các mức doanh
thu, sản lượng để đạt lợi nhuận mong muốn. Đây là ưu điểm lớn của phân tích
CVP mà các báo cáo truyền thống của kế toán tài chính không làm được.



Mô hình CVP dự báo lợi nhuận trong tương lai của doanh nghiệp. Do đó nó có
thể đánh giá mức độ rủi ro, an toàn của DN thông qua các công cụ như số dư
an toàn, tỷ lệ số dư an toàn, đòn bẩy kinh doanh.


1

”Giáo trình kế tóan quản trị”, PGS.TS Nguyễn Ngọc Quang,, NXB Gíao dục Việt Nam

1.3 Công cụ trong phân tích CVP
1.3.1 Xác định kết cấu chi phí
Chi phí của một doanh nghiệp có nhiều cách tiếp cận, tùy theo mục tiêu
nghiên cứu khác nhau như định phí và biến phí; chi phí sản xuất và chi phí
ngoài sản xuất; chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp… Do vậy có nhiều cách
SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang9


xác định cơ cấu chi phí của doanh nghiệp, song ở góc độ của kế toán quản trị
chủ yếu nghiên cứu cơ cấu chi phí qua định phí và biến phí.
Cơ cấu chi phí là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh quan hệ chi phí khả
bíến và chi phí bất biến trong tổng chi phí của doanh nghiệp ở một phạm vi
hoạt động xác định.
Có nhiều cách xác định cơ cấu chi phí khác nhau, tùy theo yêu cầu của
các đôi tượng sử dụng thông tin cụ thể:
Trường hợp 1:
Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp =
Trường hợp 2:
Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp =
Trường hợp 3:
Cơ cấu chi phí của doanh nghiệp =
Không có mô hình cơ cấu chi phí nào chuẩn cho mọi doanh nghiệp. Vì
vậy, để xác định cơ cấu chi phí hợp lý cho một doanh nghiệp, ta căn cứ vào

đặc điểm hoạt động kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và mục tiêu kinh
doanh của doanh nghiệp đó. Ngoài ra cũng còn phải căn cứ vào các ảnh hưởng
khác nhau. Xu hướng phát triển của doanh nghiệp, tình hình biến động doanh
thu hằng năm, tình hình thị trường với từng loại sản phẩm.
Phân tích cơ cấu chi phí để làm rõ vấn đề cơ cấu chi phí của doanh
nghiệp đã hợp lý chưa, nhiều biến phí, ít định phí hay ngược lại. Thông qua
việc phân tích để có các biện pháp đầu tư chi phí cho phù hợp nhằm khai thác
tối đa hiệu quả sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Việc phân tích cơ
cấu chi phí nhằm ổn định các mục tiêu phát triển trước mắt và lâu dài của
doanh nghiệp, đồng thời thấy được tình hình biến động doanh thu hằng năm
của doanh nghiệp.
Cơ cấu chi phí cũng tác động đến mức độ an toàn hay rủi ro hoạt động
của doanh nghiệp.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang10


Nhìn chung doanh nghiệp nào có tỷ lệ biến phí cao hơn so với định phí
thì tỷ lệ số dư đảm phí sẽ thấp hơn so với doanh nghiệp có cơ cấu chi phí
ngược lại.
Phân tích cơ cấu chi phí là nội dung quan trọng của hoạt động kinh
doanh. Cơ cấu chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận khi mức độ hoạt
đông (khối lượng kinh doanh) thay đổi.
Thực tế cho thấy không có một cơ cấu chi phí nào là tối ưu cho tất cả các
DN. Do đó các nhà quản trị cần phải biết kết hợp những tiềm lực kinh tế, tình
hình kinh tế, điều kiện, quy mô cụ thể của từng DN để đầu tư vào tài sản, máy
móc trang thiết bị, hoặc cắt giảm chi phí đầu vào thích hợp để lựa chọn và xây
dựng một kết cấu chi phí thích hợp, linh hoạt theo từng thời kỳ để mang lại

hiệu quả hoạt động SXKD tốt nhất.
1.3.2Số dư đảm phí (SDĐP).
Trong kế toán quản trị, khi nói đến phân tích C-V-P (phân tích chi phísản lượng- lợi nhuận) là nói đến khái niệm số dư đảm phí. Số dư đảm phí đóng
vai trò rất quan trọng và cần thiết trong các quyết định quản trị.
Số dư đảm phí (SDĐP): là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả
biến. Nó được dùng để bủ đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính
là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại
sản phẩm và một đơn vị sản phẩm.
Dựa vào số dư đảm phí ta có thể lập được báo cáo thu nhập theo hình
thức số dư đảm phí nhanh chóng và tiện lợi.
Nếu gọi
x: là số lượng sản phẩm tiêu thụ
g: là giá bán
a: là chi phí khả biến đơn vị
b : là tổng chi phí bất biến
p : là lợi nhuận
Ta có báo cáo thu nhập theo số dư đảm phí như sau :

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang11


Tổng số

Tính cho một sản phẩm

Doanh thu

gx


g

Chi phí khả biến

ax

a

Số dư đảm phí

(g-a)x

g-a

Chi phí bất biến

b

Lợi nhuận

(g-a)x-b

Từ báo cáo thu nhập trên ta xét các trường hợp sau:
Khi doanh nghiệp không hoạt động, thì số lượng sản phẩm tiêu thụ x=0

1.

thì lợi nhuậnp= (-b), nghĩa là doanh nghiệp bị lỗ một khoảng đúng bằng
với chi phí bất biến.

Khi số lượng sản phẩm tiêu thụ x=xh (số lượng sản phẩm tiêu thụ tại

2.

điểm hòa vốn) thì số dư đảm phí bằng với chi phí bất biến, khi đó lợi
nhuận p=0, nghĩa là doanh nghiệp đạt mức hòa vốn.
 (g-a)xh = b
xh=
Sản lượng hòa vốn =

Vậy
3.

Khi x=x1 ( số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x1), x1> xh, thì lợi nhuận

P1=(g-a)x1-b
4.

Khi x=x2( số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm x1), x1> x1, thì lợi nhuận

P2=(g-a)x2-b
Như vậy khi số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng một lượngx= x2 – x1
 Lợi nhuận tăng một lượngP= P2- P1
P=(g-a)x
Kết luận:
Thông qua khái niệm về số dư đảm phí chúng ta có thể thấy được sản lượng
tiêu thụ và lợi nhuận có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nhau. Nếu sản lượng tiêu
thụ tăng (hoặc giảm) một lượng thì lợi nhuận tăng thêm (hoặc giảm xuống)

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT


Trang12


một lượng đúng bằng sản lượng tiêu thụ tăng thêm (hoặc giảm xuống) nhân
với số dư đảm phí đơn vị.
Nếu chi phí bất biến không đổi thì phần số dư đảm phí tăng thêm (hay giảm
xuống) đó là lợi nhuận tăng thêm (hay giảm bớt).
Như vậy, nhờ vào số dư đảm phí ta có thể thấy được mối quan hệ giữa số
lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận, từ đó nhanh chóng xác định được lợi
nhuận tăng lên hay giảm xuống một lượng bao nhiêu.
Nhận xét: Dựa vào số dư đảm phí nhà quản trị có thể dự đoán được lợi nhuận
ở nhiều mức độ hoạt động khác nhau mà không phải lập báo cáo kết quả kinh
doanh. Tuy nhiên việc sử dụng số dư đảm phí có một số nhược điểm sau.
Nhược điểm của việc sử dụng khái niệm SDĐP:
-

Không giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát ở giác độ toàn bộ
doanh nghiệp nếu công ty sản xuất và kinh doanh nhiều loại sản
phẩm, bởi vì sản lượng cho từng sản phẩm không thể tổng hợp ở
toàn doanh nghiệp.

-

Làm cho nhà quản trị dễ nhầm lẫn trong việc ra quyết định, bởi vì
tưởng rằng tăng doanh thu của những sản phẩm có SDĐP lớn thì
lợi nhuận tăng lên, nhưng điều này có khi hoàn toàn ngược lại.

Để khắc phục nhược điểm của SDĐP, ta kết hợp sử dụng khái niệm tỷ lệ
số dư đảm phí.

1.3.3Tỷ lệ số dư đảm phí.
Tỷ lệ số dư đảm phí là tỷ lệ phần trăm của số dư đảm phí tính trên doanh
thu, chỉ tiêu này có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm
(cũng bằng một đơn vị sản phẩm).
Ý nghĩa của tỷ lệ số dư đảm phí: Tỷ lệ SDĐP cho biết, cứ trong 1 đồng
doanh thu, doanh nghiệp có được bao nhiêu đồng SDĐP. Như vậy, nếu mức
tăng doanh thu dự kiến của các loại sản phẩm là như nhau thì sản phẩm nào
có tỷ lệ SDĐP cao hơn thì sẽ tạo thêm nhiều SDĐP hơn và như vậy lợi nhuận
sẽ tăng nhiều hơn.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang13




Công thức tính tỷ lệ số dư đảm phí.

Ta có công thức tính tỷ lệ số dư đảm phí như sau:
Tỷ lệ số dư đảm phí = x 100%

Tại sản lượng x1> xh thì doanh thu là g( x1) => lợi nhuận p1 là:
P1 = (g-a)x1 – b
Tại sản lượng x2> xh thì doanh thu là g( x2) => lợi nhuận p2 là:
P2 = (g-a)x2 – b
Như vậy khi doanh thu tăng một lượng là: g(x2) – g(x1) thì lợi nhuận tăng một
lượng là:
P= P2- P1
P= (g-a)(x2 – x1)

P=[(x2 – x1)g]
Kết luận: Như vậy thông qua khái niệm về tỷ lệ số dư đảm phí, chúng ta thiết
lập mối quan hệ giữa doanh thu và lợi nhuận. Cụ thể nếu doanh thu tăng thêm
một lượng thì lợi nhuận sẽ tăng thêm một lượng bằng doanh thu tăng thêm đó
nhân với tỷ lệ số dư đảm phí.
Hệ quả: Nếu cùng tăng một lượng như nhau ở tất cả các doanh nghiệp, những
sản phẩm, những bộ phận, thì những doanh nghiệp nào, bộ phận nào có tỷ lệ
số dư đảm phí lớn hơn thì lợi nhuận sẽ tăng nhiều hơn.
Sử dụng khái niệm tỷ lệ SDĐP cho thấy được mối quan hệ giữa doanh thu và
lợi nhuận và khắc phục được các nhược điểm của SDĐP, cụ thể:


Giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát toàn doanh nghiệp khi doanh nghiệp
sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, bời vì có thể tổng hợp được doanh
thu tăng thêm của toàn bộ doanh nghiệp cho tất cả các loại sản phẩm tiêu thụ.



Giúp cho nhà quản trị biết được: nếu tăng cùng một lượng doanh thu (do tăng
số lượng sản phẩm tiêu thụ) ở nhiều bộ phận khác nhau, bộ phận nào có tỷ lệ
SDĐP càng lớn thì lợi nhuận sẽ tăng lên càng nhiều.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang14


1.3.4 Đòn bẩy hoạt động
Trong kinh doanh, đòn bẩy hoạt động đo lường độ nhạy cảm trong thu
nhập ròng đối với tỷ lệ phần trăm thay đổi trong doanh thu. Với độ lớn đòn

bẩy cao, thì một sự gia tăng nhỏ trong tỷ lệ phần trăm doanh thu có thể dẫn
đến một sự gia tăng rất lớn trong thu nhập ròng.
Giả định có hai doanh nghiệp có cùng doanh thu và lợi nhuận.Nếu tăng
cùng một lượng doanh thu như nhau thì doanh nghiệp nào có đòn bẩy hoạt
động lớn hơn thì lợi nhuận tăng lên nhiều hơn, vì vậy tốc độ tăng lợi nhuận sẽ
lớn hơn. Điều này cho thấy những doanh nghiệp mà tỷ trọng chi phí bất biến
lớn hơn chi phí khả biến thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn, từ đó đòn bẩy hoạt động
sẽ lớn hơn và lợi nhuận sẽ rất nhạy cảm với sự thay đổi của doanh thu.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang15


Công thức tính độ lớn đòn bẩy hoạt động:
Độ lớn đòn bẩy hoạt động =

Như vậy tại một mức doanh thu nhất định, sẽ xác định được độ lớn đòn
bẩy hoạt động tại mức doanh thu đó, nếu dự kiến được tốc độ tăng doanh thu
thì sẽ dự kiến được tốc độ tăng lợi nhuận và ngược lại.
1.3.5Phân tích điểm hòa vốn
Phân tích điểm hòa vốn là một trường hợp đặc biệt trong phân tích mối
quan hệ chi phí- khối lượng- lợi nhuận khi lợi nhuận bằng không. Nó giúp nhà
quản trị xác định được số lượng sản phẩm tiêu thụ và doanh thu hòa vốn, từ đó
xác định được vùng lãi, lỗ của doanh nghiệp.


Phương pháp xác định điểm hòa vốn.

Dưới đây phân tích điểm hòa vốn theo phương pháp số dư đảm phí.

Gọi:
gx: doanh thu
ax: chi phí khả biến
b: chi phí bất biến
ax + b: tổng chi phí
xh: là sản lượng tại điểm hòa vốn
Tại điểm hòa vốn ta có Tổng doanh thu = Tổng chi phí
 Lợi nhuận P= 0 => số dư đảm phí = chi phí bất biến
Ta có (g-a)xh = b



xh =

 Vậy
Ta có:

Điểm hòa vốn sản lượng =

xh=

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang16


 gxh =x g
 gxh=
Vậy
Điểm hòa vốn doanh thu =

Nhận xét:
Mặc dù điểm hòa vốn không phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp
nhưng điểm hòa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có
những giải pháp nhằm đạt được một doanh số mà kinh doanh không bị lỗ. Như
vậy phân tích hòa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải
đạt được. Ngoài ra phân tích hòa vốn còn cung cấp thông tin có gía trị liên
quan đến cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để
doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn hạn.


Đồ thị mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận.

Để vẽ đồ thị điểm hòa vốn ta vẽ đường biểu diễn mối quan hệ của hai phương
trình:
-

Phương trình doanh thu: ydt= gx

-

Phương trình chi phí: ycp= ax + b
Tại điểm mà hai đường biểu diễn này giao nhau chính là điểm hòa vốn, của
phía bên trái của điểm hòa vốn là vùng lỗ, phía bên phải của điểm hòa vốn là
vùng lãi.

Đồ thị 1.1 Minh họa đồ thị CVP tổng quát.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang17



Ydt= gx

Vùng lãi
Ycp= ax + b
Điểm hòa vốn

Yđp= b
Vùng lỗ

1.3.6 Phân tích lợi nhuận
Phân tích lợi nhuận để cung cấp cho nhà quản trị biết phải tiêu thụ bao nhiêu
sản phẩm hay doanh thu bao nhiêu thì đạt lợi nhuận đề ra.
Nếu gọi P là lợi nhuận mong muốn, tại điểm lợi nhuận P>0 thì:
Số dư đảm phí =Định phí + Lợi nhuận
Hoặc doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận
Gọi xP: số lượng sản phẩm tiêu thụ tại điểm lợi nhuận P.
Ta có: (g – a)xp=b +P

 xp= (1)
Vậy

Sản lượng tại mức lợi nhuận P =
SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang18


Từ (1) =>xp =

 gxp = x g
gxp = (2)
Từ
(2)

Doanh thu tại mức lợi nhuận P=

Doanh thu tại mức lợi nhuận P =

=>gxp =
Vậy
Kết luận : Như vậy dựa vào công thức trên. Khi đã biết định phí, số dư
đảm phí hoặc tỷ lệ số dư đảm phí, nếu dự kiến được lợi nhuận sẽ xác định
được số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tại điểm lợi nhuận đó và ngược
lại.
Vẽ đồ thị :
Đồ thị lợi nhuận thể hiện rõ mức lãi hoặc lỗ của công ty theo các mức độ
hoạt động tương ứng. Đồ thị lợi nhuận có ưu điểm là dễ vẽ vì chỉ có một
đường duy nhất và phản ánh được mối quan hệ giữa sản lượng với lợi nhuận.
Đồ thị này cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng tổng chi phí bất biến và cắt
trục hoành tại điểm có hoành độ là sản lượng hòa vốn. Ở đây diểm hòa vốn
được biểu diễn bởi đường lợi nhuận y = (g – a)x– b, thể hiện sự ảnh hưởng của
sản lượng đến lợi nhuận. Khi sản lượng thay đổi thì lợi nhuận cũng thay đổi
theo. Sản lượng hòa vốn chính là điểm mà ở đó lợi nhuận bằng 0. Khoảng

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang19



cách từ đồ thị lợi nhuận đến trục hoành tại một mức sản lượng nào đó chính là
mức lãi hoặc lỗ tương ứng với mức sản lượng đó. Ta có đồ thị lợi nhuận sau :
Đường lợi nhuận y = (g – a)x – b
y

y = (g – a)x – b

0

Điểm hòa vốn

x

Sản lượng sản phẩm tiêu thụ
-b

Đồ thị 1.2 Đồ thị đường lợi nhuận y = (g –a)x - b
1.3.7 Số dư an toàn
Số dư an toàn là chênh lệch giữa doanh thu thực hiện (doanh thu dự kiến)
so với doanh thu hòa vốn.
Số dư an toàn = Doanh thu thực hiện - Doanh thu hòa vốn

Doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện đã vượt qua mức
doanh thu hòa vốn như thế nào. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể
hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong
kinh doanh càng thấp và ngược lại.
Để rõ hơn, ta cũng nên hiểu là doanh thu an toàn quyết định bởi cơ cấu
chi phí. Thông thường những doanh nghiệp có chi phí bất biến chiến tỷ trọng
lớn thì tỷ lệ dố dư đảm phí nhỏ, do vậy nếu doanh số giảm thì lỗ sẽ phát sinh
nhanh hơn và những doanh nghiệp đó có doanh thu an toàn thấp hơn.


SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang20


Để đánh giá mức độ an toàn ngoài việc sử dụng số dư an toàn cần phải
kết hợp với chỉ tiêu tỷ lệ số dư an toàn.
Tỷ lệ số dư an toàn là tỷ lệ phần trăm của doanh thu an toàn trên doanh
thu thực hiện.
Từ định nghĩa trên ta có công thức tính tỷ lệ số dư an toàn như sau :
Tỷ lệ số dư an toàn =

Các điều kiện tăng số dư an toàn:
-

Tăng đơn giá bán.

-

Tăng sản lượng tiêu thụ.

-

Giảm đơn giá bán.

-

Giảm biến phí.


-

Giảm định phí.
1.3.8 Một số vận dụng phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng – lợi
nhuận trong việc ra quyết định trong kinh doanh
-

Định phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi.

-

Biến phí, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi.

-

Định phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi.

-

Biến phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi.

-

Biến phí, định phí, giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ thay đổi.

-

Xác định giá bán trong trường hợp đặc biệt.

1.4Hạn chế của phân tích mối quan hệ

Bên cạnh những ưu điểm giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định trong sản
xuất kinh doanh thì mô hình này cũng còn nhiều hạn chế. Hạn chế của mô
hình phân tích mối quan hệ chi phí- sản lượng – lợi nhuận thể hiện ổ chỗ là mô
hình phân tích này thực hiện được phải trong một số điều kiển giả định, mà
những giả định này rất ít xảy ra trong thực tế.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang21


-

Giá bán không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động. Đơn giá bán
của sản phẩm hoặc dịch vụ không thay đổi khi mức độ hoạt động thay đổi.

-

Trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động, chi phí có thể được phân chia
một cách chính xác thành biến phí và định phí. Biến phí đơn vị không đổi và
tổng định phí không đổi trong phạm vi phù hợp của mức độ hoạt động. Tuy
nhiên việc phân tích chi phí hỗn hợp thánh biến phí và định phí là rất phức tạp.
Vì vậy việc phân chia này chỉ mang tính tương đối.

-

Đối với doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, kết cấu sản phẩm bán ra
không đổi nhưng kết cấu hàng bán luôn thay đổi do nhu cầu cạnh tranh trên thị
trường.


-

Đối với doanh nghiệp sản xuất, hàng tồn kho không đổi giữa các kỳ. Số lượng
sản phẩm sản xuất bằng số lượng sản phẩm tiêu thụ. Trong thực tế điều này
khó có thể thực hiện được vì số lượng sản phẩm tiêu thụ không chỉ phụ thuộc
vào số lượng sản phẩm sản xuất mà còn phụ thuộc vào tình hình tiêu thụ sản
phẩm như : chiến dịch quảng cáo, tiếp thị, ký kết hợp đồng, công việc vận
chuyển, thanh toán.

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang22


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN THÀNH THÁI
2.1 Lịch sử hình thành và phát triển


Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thành Thái được thành lập theo Quyết
định số 4602000640 của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh Bình Dương.

 Tên đăng ký củacông ty viết bằng tiếng việt: CÔNG TY TNHH

THÀNH THÁI
 Tên viết tắt: THANH THAI CO., LTD.
 Hình thức: Là công ty trách nhiệm hữu hạn, tổ chức và hoạt động theo

quy định của Luật doanh nghiệp. Công ty có tư cách pháp nhân theo
quy định của pháp luật Việt Nam.

 Địa chỉ trụ sở chính: 21/76 Đường Nguyễn Chí Thanh, xã Tương Bình

Hiệp, Thành Phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
 Điện thoại: 0650.3887280

Fax: 06503887281

 Vốn điều lệ: 15.000.000.000 (mười lăm tỷ đồng)
 Mã số thuế: 3700479023

2.2 Đặc điểm kinh doanh
Sản phẩm của công ty ngày càng đa dạng, với ngành nghề kinh doanh chủ yếu
là: sản xuất, kinh doanh ván ép, ván lạng, ván okan, ván MDF, sản xuất gia
công các sản phẩm trang trí nội thất bằng gỗ, sắt, thép, nệm, da, …
2.3 Quy trình công nghệ
2.3.1 Qui trình sản xuất ván ép xoan vườn
Qui trình công nghệ sản xuất ván ép nhiều lớp bao gồm 5 công
đoạnchính sau:

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang23


Gỗ tròn được bóc vỏ và
cắt theo chiều dài cần
thiết

Gỗ tròn được bóc để tạo
ván mỏng


Ván mỏng được sấy khô
và phân loại

Ván mỏng được tráng
keo và được xếp đặt để
đạt yêu cầu chiều dày
ván và được ép nhiệt

Ván ép nhiều lớp được
cắt theo kích thước yêu
cầu của khách hàng

Sơ đồ 2.1 Quy trình sản xuất ván ép xoan vườn vân bông

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang24


2.5.2 Quy trình sản xuất ván ép oak vân sọc

Gỗ tròn được bóc vỏ và
cắt theo chiều dài cần
thiết

Keo., phụ gia

Bột sợi


Máy ép

Kiểm phẩm

Sơ đồ 2.2 Quy trình sản xuất ván ép oak vân sọc

SVTH: NGUYỄN THỊ KIM NGUYỆT

Trang25


×