Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.21 KB, 2 trang )
Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp
Công ước này được ký tại Paris năm 1883, tính đến ngày 22.06.1999 đã có tới 155
nước thành viên. Việt Nam trở thành thành viên của Công ước Paris về bảo hộ sở hữu
công nghiệp kể từ ngày 08.03.1949. Những điều khoản chủ yếu của Công ước này tập
trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
Đối xử quốc gia: Mỗi nước thành viên của Công ước phải bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp cho công dân của các nước thành viên khác như bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp cho chính công dân nước mình.
Quyền ưu tiên: Nếu người nộp đơn yêu cầu bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp nộp đơn
đầu tiên của mình ở một nước thành viên của Công ước thì trong thời hạn nhất định
sau ngày nộp đơn đầu tiên (12 tháng đối với sáng chế và mẫu hữu ích, 6 tháng đối với
nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp) có thể nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở bất kỳ nước
thành viên nào và những đơn nộp sau được xem như có ngày nộp đơn cùng với ngày
nộp đơn của đơn đầu tiên.
Ngoài ra, Công ước còn quy định một số điều khoản bắt buộc mà các nước thành viên
tuân thủ như tính độc lập của Bằng độc quyền sáng chế do nhiều nước cấp cho cùng
một sáng chế, quyền được ghi tên vào Văn bằng bảo hộ của tác giả.
Khái quát về Công ước Paris, hệ thống Madrid và Hiệp định TRIPS
Công ước Paris tạo lập cơ sở chung nhất cho các thỏa thuận đa phương và song
phương khác về bảo hộ quyền SHCN. Công ước đề ra nguyên tắc “đối xử quốc gia”
(Điều 2) mà theo đó, công dân Việt Nam có quyền được hưởng các điều kiện thuận lợi
như công dân của bất kỳ một nước thành viên nào khác trong việc bảo hộ nhãn hiệu
(NH) tại nước đó, miễn là tuân thủ các điều kiện và thủ tục quy định đối với công dân
của nước tương ứng.
Công ước cũng đề ra nguyên tắc được hưởng quyền ưu tiên trong việc đăng ký mở
rộng thị trường quốc tế (các Khoản A,B,C Điều 4) theo đó, nếu một công dân Việt
Nam đã nộp đơn đầu tiên để đăng ký NH tại bất kỳ một trong các nước thành viên nào
của Công ước, trong thời hạn 6 tháng tiếp theo, nếu tiếp tục nộp đơn đăng ký NH đó
vào các nước thành viên khác, sẽ có quyền yêu cầu các quốc gia liên quan xem ngày
ưu tiên của các đơn nộp tiếp sau này sẽ là ngày đã nộp đơn đầu tiên. Đặc biệt, Công
ước quan tâm đến việc bảo hộ các NH nổi tiếng (Điều 6 bis), theo đó, các nước thành