Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Đánh giá triển vọng của việc hình thành đồng tiền chung ASEAN”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.55 KB, 60 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian em bắt đầu làm bài luận văn, từ việc chọn đề tài đến
việc trình bày và nghiên cứu các vấn đề xung quanh bài, em đã nhận được rất
nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của cô Bùi Thị Thanh Nga.
Em xin chân thành cảm ơn cô đã tận tâm hướng dẫn em qua từng buổi nói
chuyện, thảo luận về nội dung trong bài luận văn. Nếu không có những lời
hướng dẫn, dạy bảo của cô thì em nghĩ bài này của em rất khó có thể hoàn thiện
được. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô. Bài luận văn này được thực
hiện trong khoảng thời gian gần 2 tháng. Do vậy, bài của em sẽ không tránh khỏi
những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
các thầy các cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang

1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
-

Những nội dung trong luận văn này do tôi thực hiện dưới sự hướng

-

dẫn trực tiếp của Th.s Bùi Thị Thanh Nga.
Mọi tham khảo dùng trong luận văn này đều được trích dẫn rõ ràng tên

-



tác giả, tên công trình, thời gian, địa điểm công bố.
Mọi sao chép không hợp lệ, vi phạm quy chế đào tạo, hay gian trá tôi
xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Sinh viên
Nguyễn Thị Thu Trang

MỤC LỤC

2


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
2. Tình hình nghiên cứu
3. Mục đích nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Nội dung nghiên cứu
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1.1.

Lịch sử hình thành ASEAN.....................................................................

1.2. Liên kết kinh tế khu vực ASEAN
1.2.1. Mục tiêu hoạt động của ASEAN
1.2.2. Hiệp định thành lập khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA)
1.2.3. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
1.2.4. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
1.3. Kinh tế ASEAN trong giai đoạn 2005 - 2015
CHƯƠNG 2. LÝ THUYẾT VỀ ĐỒNG TIỀN CHUNG

2.1. Tiền tệ
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Chức năng
2.1.3. Vai trò
2.2. Đồng tiền chung
2.2.1. Khái niệm đồng tiền chung
2.2.2. Những lợi ích trong việc sử dụng đồng tiền chung
2.2.3. Những khó khăn trong việc sử dụng đồng tiền chung.
2.3. Một số liên minh tiền tệ trên thế giới
2.3.1. Liên minh châu Âu (EU) – Đồng tiền chung châu Âu (EURO)
2.3.2. SDR
2.3.3. ACU
2.4. Các quy tắc khi thực hiện đồng tiền chung
3


2.4.1. Thuyết khu vực đồng tiền tối ưu
2.4.2. Các quy tắc khi thực hiện đồng tiền chung
CHƯƠNG 3. TRIỂN VỌNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH ĐỒNG TIỀN
CHUNG ASEAN
3.1. Tính tất yếu của việc hình thành đồng tiền chung ASEAN
3.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực
3.1.2. Tác động của AFTA.
3.1.3. Kế hoạch thành lập khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc
(AC - FTA).
3.1.4. Quan hệ kinh tế ASEAN và một số nước.
3.2. Đánh giá tính khả thi và triển vọng của việc hình thành đồng tiền
chung ASEAN.
3.2.1. Tính khả thi trong việc hình thành đồng tiền chung ASEAN.
3.2.2. Những triển vọng của việc hình thành đồng tiền chung ASEAN

3.3. Hành động của Việt Nam trước việc mong muốn hình thành đồng tiền
chung ASEAN
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
ĐÁNH GIÁ CỦA NGƯỜI PHẢN BIỆN

DANH MỤC VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

4


ACE
ACU
AFTA
ASEAN
ATIGA
EU
IMF
NAFTA
SDR

ASEAN Economic Community
Asian Currency Units
ASEAN Free Trade Area

Association of Southeast Asian
Nations
ASEAN Trade in Goods
Agreement
European Union
International Monetary Fund
North American Free Trade
Agreement
Special Drawing Right

Cộng đồng kinh tế ASEAN
Đơn vị tiền tệ chung ASEAN
Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN
Liên minh châu Âu
Quỹ tiền tệ quốc tế
Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ
Quỹ rút vốn đặc biệt (đồng tiền
chung của IMF)

DANH MỤC BẢNG
Số bảng

Tên bảng

Trang

1


Một số thông tin cơ bản về các nước thành viên ASEAN

5

2

Khoảng cách thu nhập tính theo PPP giữa các nước ASEAN

14

3

Chỉ số HDI của các nước ASEAN

15

4

Tăng trưởng GDP bình quân các nước ASEAN các thời kỳ

16

5

Đầu tư nội khối ASEAN, 2000-2011

18

5



6

Tỷ giá hối đoái đồng EURO/USD những năm gần đây

28

7

Tỷ lệ EURO trong dự ngoại hối toàn cầu

28

8

Tỷ lệ phát triển kinh tế của các quốc gia trong ASEAN

45

6


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hợp tác khu vực đang là vấn đề đáng quan tâm, là một trong những xu thế
phổ biến trong nền kinh tế thế giới hiện nay, nhất là từ những năm 90 trở lại đây.
Trong vòng 5 năm gần đây, trên thế giới có khoảng 66 khu vực mậu dịch tự do
được thành lập. Theo thống kê của WTO hiện nay đang có hơn 150 hiệp định
hợp tác khu vực có hiệu lực trên thế giới. Và đại bộ phận của những hiệp định

này được kí kết giữa các nước đang phát triển.
Được thành lập vào năm 1967, tính đến nay, Hiệp hội các nước Đông
Nam Á (ASEAN) đã được gần 50 tuổi. So với lịch sử phát triển của các tổ chức
khác, lịch sử ASEAN không phải quá dài song cũng không quá ngắn. Đến độ
tuổi này, ASEAN trở thành một cơ cấu hợp tác kinh tế mạnh mẽ, tương xứng với
các nước trong khu vực và có thể cạnh tranh với các khu vực khác trên thế giới.
Nhằm thực hiện mục tiêu hội nhập kinh tế sâu sắc hơn nữa, ASEAN đang
hướng tới việc mở rộng thị trường, tự do hóa thương mại với các nước láng
giềng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản…hay xa hơn nữa là Australia,
Newzealand…Bên cạnh đó ASEAN cũng củng cố thêm vững chắc về khu vực
mậu dịch tự do AFTA và cũng lập các diễn đàn nhằm tăng cường đối ngoại giải
quyết các vấn đề chính trị, thương mại, an ninh khu vực…
Trong bối cảnh các nước khu vực Đông Nam Á đang ngày càng phát triển
theo hướng tích cực như vậy có một câu hỏi đặt ra: “Đến khi nào ASEAN sẽ
thúc đẩy tiến trình hội nhập khu vực sang bước tiếp theo là hình thành đồng tiền
chung ASEAN và liệu khả năng nay có tính khả thi hay không, nó có tác động
như thế nào đến nền kinh tế các quốc gia trong khu vực ASEAN?”
Vấn đề này lại càng trở nên cấp thiết hơn khi mà nhận thức về tầm quan
trọng của đồng tiền chung ASEAN đối với các quốc gia trong khu vực trong các
lĩnh vực chính trị, kinh tế, đối ngoại… ngày càng được nâng cao. Đồng thời, sự
ra đời của đồng tiền chung ASEAN sẽ đem lại sức mạnh và vị thế cho các nước
7


Đông Nam Á trong cuộc cạnh tranh khốc liệt của thế kỉ này. Tuy nhiên để thực
hiện được mục tiêu này, ASEAN phải vượt qua một chặng đường dài với nhiều
khó khăn và thách thức phía trước. Liệu trong vòng 10 năm, 20 năm tới ASEAN
có thể thực hiện mục tiêu này hay không? Do vậy, bài luận văn của em sẽ nghiên
cứu đề tài: “Đánh giá triển vọng của việc hình thành đồng tiền chung
ASEAN”

2. Tình hình nghiên cứu
Đã có nhiều người nghiên cứu về khả năng hình thành đồng tiền chung
ASEAN và tính tất yếu của việc hình thành đó. Tuy nhiên chưa ai nghiên cứu
sâu về triển vọng và cơ hội cũng như những thách thức do đồng tiền chung
ASEAN mang lại cho nền kinh tế các nước trong khu vực Đông Nam Á.
3.

Mục đích nghiên cứu
Sự ra đời của đồng tiền chung là đỉnh cao của quá trình phát triển của hệ

thống tiền tệ quốc tế nhằm thích ứng với những giao lưu kinh tế ngày càng mở
rộng. Một đồng tiền chung, thông qua những tác động tích cực của nó sẽ góp
phần xóa nhòa ranh giới và rào cản giữa các quốc gia, củng cố các mối liên kết
đã có đồng thời cũng khuyến khích các liên kết khu vực phát triển lên những
phạm vi và cấp độ cao hơn. Với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào
năm 2015 theo hiến chương ASEAN thì đồng tiền chung sẽ không những trở
thành trung tâm hợp tác của cộng đồng kinh tế ASEAN mà còn có ý nghĩa mật
thiết trong việc củng cố tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước thành viên
trong hai trụ cột Cộng đồng an ninh-chính trị ASEAN và Cộng đồng văn hóa-xã
hội ASEAN thông qua những lợi ích chung, những vấn đề chung cùng tồn tại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đồng tiền chung ASEAN
Phạm vi nghiên cứu: Trong khu vực ASEAN trong giai đoạn từ năm
2005-2015

8


5.


Nội dung nghiên cứu
Bài luận văn này bao gồm có 3 chương:
Chương 1: Khái quát về hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Chương 2: Lý thuyết về đồng tiền chung
Chương 3: Triển vọng của việc hình thành đồng tiền chung ASEAN

9


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
1.1.Lịch sử hình thành ASEAN
Đông Nam Á là khu vực có vị trí địa lý và văn hóa nhân văn thống nhất.
Vào thế kỉ XIX các nước ở khu vực Đông Nam Á đều bị các nước thực dân ở
phương Tây xâm lược. Sự xâm lược đó đã để lại rất nhiều ảnh hưởng đến sự
phát triển về mọi mặt ở các nước tại đây như kinh tế, chính trị, văn hóa…và
những ảnh hưởng này đã để lại hậu quả tác động ít nhiều đến sự hợp tác sau này
của các nước Đông Nam Á.
Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày
8/8/1967 bằng sự kiện các Bộ trưởng Ngoại Giao của các nước Indonesia,
Malaysia, Philippin, Singapore và Thái Lan kí vào bản tuyên bố ASEAN (tuyên
bố Bangkok). Khi mới thành lập ASEAN có 5 thành viên. Năm 1984, có thêm
Brunei gia nhập ASEAN. 11 năm sau, tháng 7 năm 1995, Việt Nam gia nhập
ASEAN và là thành viên thứ 7. Tháng 7 năm 1997, ASEAN kết nạp thêm hai
thành viên mới đó là CHDCND Lào và Myanmar. Ngày 30/4/1999, ASEAN kết
nạp Vương quốc Campuchia làm thành viên chính thức. Tháng 3/2011, Đông
Timor đã đệ đơn xin gia nhập vào tổ chức ASEAN, và đến nay vẫn chưa được
gia nhập chính thức.
ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km 2 với dân số khoảng 625 triệu người,
lớn hơn Liên minh châu Âu (500 triệu người) và Bắc Mỹ (444 triệu người);

GDP khoảng 2400 tỷ USD đứng thứ 7 trên thế giới. Các nước ASEAN có nguồn
tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đi đầu về xuất khẩu một số
nguyên liệu cơ bản như cao su (90% lượng cao su trên thế giới), thiếc, dầu thực
vật (chiếm 90%), gỗ xe (60%), gỗ xúc (50%), bên cạnh đó còn có gạo, đường,
dứa…Nền công nghiệp của các nước thành viên trong khu vực ASEAN cũng
đang trên đà phát triển mạnh mẽ như về dệt, điện tử, các loại hàng tiêu dùng…
Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng lớn, đã và đang thâm nhập
các thị trường trên thế giới một cách nhanh chóng, càng ngày càng nâng cao vị
10


thế và sức cạnh tranh của ASEAN trên thị trường quốc tế. ASEAN là khu vực có
tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới và đã được
coi là một trong những tổ chức thành công nhất của các nước đang phát triển.
Bảng 1: Các nước thành viên ASEAN năm 2015
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Năm
Thủ đô
gia nhập

Indonesia
8/8/1967 Jakarta
Kuala
Malaysia
8/81967
Lumpur
Philippines 8/8/1967 Manila
Singapore
8/8/1967 Singapore
Thailand
8/8/1967 Bankok
Bandar Seri
Brunei
8/1984
Begawan
Việt Nam
7/1995 Hà Nội
Lào
7/1997 Viên Chăn
Myanmar
7/1997 NayPyidaw
Campuchia 30/4/1999 Phnom Penh
Tên nước

Diện tích
(km2)
1.904.569

Dân số
(triệu người)

273

GDP
(tỷ USD)
2840

329.847

30,741

800,169

300.000
718,3
513.120

103,775
5,4
67,4

751,770
452,686
1.031

5.765

0,41

21,907


331.698
236.800
676.577
181.035

91,7
7,1
54,5
15,5

593,6
37
71,772
49,9

Nguồn: Bộ thông tin điện tử - Ban thư kí ASEAN
1.2. Liên kết kinh tế khu vực ASEAN
1.2.1.Mục tiêu hoạt động của ASEAN
Mục tiêu hoạt động của ASEAN bao gồm 7 mục tiêu:
-

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực
thông qua nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường cơ
sở cho một cộng đồng nước Đông Nam Á hòa bình thịnh vượng.

-

Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực bằng việc tôn trọng công lý và nguyên
tắc luật phát trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc
của Hiến chương Liên Hợp Quốc.


-

Thúc đẩy sự cộng tác tích cực và giúp đỡ lẫn nhau trong các vấn đề cùng quan
tâm đến lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học-kinh tế, hành chính.

-

Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên
cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn, kĩ thuật và hành chính.
11


-

Cộng tác có hiệu quả hơn để sử dụng tốt hơn nền nông nghiệp và các ngành
công nghiệp của nhau, mở rộng mậu dịch kể cả việc nghiên cứu các vấn đề buôn
bán hàng hóa giữa các nước, cải thiện các phương tiện giao thông liên lạc và
nâng cao mức sống của nhân dân.

-

Thúc đẩy việc nghiên cứu Đông Nam Á.

-

Duy trì sự hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có
tôn chỉ và mục đích tương tự, tìm kiếm cách thức nhằm đạt được sự hợp tác chặt
chẽ hơn giữa các tổ chức này.
1.2.2.Hiệp định thành lập khu vực tự do thương mại ASEAN (AFTA)

Mặc dù sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước trong
khu vực Đông Nam Á là khá lớn, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước
thành viên trong giai đoạn những năm 1980 đến những năm đầu 1990 là rất cao
và tương đối đồng đều. Chính nó đã tạo điều kiện cơ sở thúc đẩy cho các nước
ASEAN tăng cường hợp tác kinh tế sâu rộng. Và khởi đầu chính là hiệp định
thương mại thuế quan (PTA) tạo cơ chế tự do hóa buôn bán trong khu vực. Tuy
nhiên, xu hướng hội nhập khu vực ngày càng đòi hỏi phải có một cơ chế hợp tác
toàn diện hơn giữa các nước ASEAN và từ đó Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA)
ra đời. Hiệp định thành lập khu vực tự do thương mại (AFTA) được ký kết vào
ngày 28/1/1992 tại Singapore. Mục tiêu của AFTA:

-

Tự do hóa thương mại nội bộ ASEAN bằng cách loại bỏ hàng rào thuế quan và
phi thuế quan. Đây là mục tiêu đầu tiên song không phải là mục tiêu quan trọng
nhất của AFTA vì quy mô của thị trường ASEAN tương đối nhỏ so với các thị

-

trường thương mại khu vực khác trên thế giới như EU hay NAFTA
Thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào khu vực bằng việc tạo dựng một khối thị
trường thống nhất
+ Sự phân công lao động quốc tế được đẩy mạnh trong nội bộ ASEAN.
+ Đầu tư trực tiếp vào các nước ASEAN sẽ tăng do kết quả chuyển hoàn
mậu dịch giữa các quốc gia này tăng theo AFTA do đó kích thích các nước Anh,
Mỹ, Nhật Bản…đầu tư nhiều hơn vào thị trường này.

12



+ Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ASEAN tăng nhờ sự lớn mạnh của
-

thị trường nội địa khu vực và tăng sức mua của thị trường ASEAN.
Làm cho ASEAN thích nghi với những điều kiện kinh tế quốc tế đang thay đổi
đặc biệt là trong sự phát triển của xu thế tự do thương mại thế giới.
Nếu xét về lộ trình hội nhập kinh tế theo chiều dọc thì AFTA chính là
chiếc cầu nối để các thành viên ASEAN tham gia một cách đầy đủ và hiệu quả
vào các tổ chức thương mại quốc tế như Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái
Bình Dương (APEC), tổ chức thương mại thế giới (WTO). Còn xét về chính
sách kinh tế đối ngoại, đối tác chủ yếu của các thành viên trong hiệp hội chính là
các nước phát triển và các cường quốc kinh tế trên thế giới. Vì vậy, mục tiêu chủ
yếu của các thành viên ASEAN không chỉ dừng lại ở AFTA, mà còn thông qua
tổ chức này để tạo ra bàn đạp, những lợi thế mới nhằm tham gia vào nền kinh tế
toàn cầu.
1.2.3. Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA)
Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày
17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung
(CEPT/AFTA) ký năm 1992.
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ
thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các
cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng
các hiệp định, nghị định thư có liên quan.
Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện
CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA


-

Các đặc điểm chính của ATIGA:

Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc
thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận
thương mại tự do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+)

13


-

Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như: xóa
bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan,

-

các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
Biểu cam kết cắt giảm thuế quan trong ATIGA của mỗi nước (Phụ lục 2 của
Hiệp định) bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục hài hóa thuế quan
của ASEAN (AHTN) và lộ trình cắt giảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng
năm. Do đó, so với CEPT, cam kết thuế quan trong ATIGA rất rõ ràng và dễ tra


-

cứu.
Các cam kết chính của ATIGA:
Cam kết cắt giảm thuế quan
Nguyên tắc cam kết: tất cả các sản phẩm trong Danh mục hài hòa thuế
quan của ASEAN (AHTN) đều được đưa vào trong biểu cam kết thuế quan của
từng nước trong ATIGA, bao gồm cả những sản phẩm được cắt giảm thuế và cả
những sản phẩm không phải cắt giảm thuế

Lộ trình cắt giảm thuế quan của các nước ASEAN-6 (Brunei, Indonesia,
Malaysia, Thái Lan, Philippines, Singapore) thường ngắn hơn các nước còn lại –
nhóm CLMV bao gồm các nước Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam.

-

Cam kết về Quy tắc xuất xứ và Thủ tục chứng nhận xuất xứ
+ Quy tắc xuất xứ:
Hàng hóa chỉ được hưởng ưu đãi thuế quan theo ATIGA nếu có xuất xứ từ
khu vực ASEAN. Một hàng hóa được coi là có xuất xứ ASEAN nếu hàng hóa đó



thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện sau:
Hàng hóa có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ trong khu vực



ASEAN
Hàng hóa đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy tắc xuất xứ trong Hiệp định.
Có 03 loại quy tắc xuất xứ cụ thể mặt hàng: Hàng hóa phải có hàm lượng
nguyên liệu nội khối (RVC) ít nhất là 40%, hoặc hàng hóa phải trải qua chuyển
đổi HS 4 số, hoặc hàng hóa phải trải qua một quy trình sản xuất nhất định. Các
quy tắc này được áp dụng riêng hoặc kết hợp. Đa số các sản phẩm có quy tắc
xuất xứ kết hợp, cho phép áp dụng đồng thời cả RVC và Chuyển đổi HS/Quy
trình sản xuất.

14



+ Thủ tục chứng nhận xuất xứ:
Để được hưởng ưu đãi thuế quan, theo ATIGA, nhà xuất khẩu phải xin
Chứng nhận xuất xứ form D tại một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu
- ở Việt Nam là 18 Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu thuộc Cục Xuất Nhập khẩu –
Bộ Công Thương và 37 Ban quản lý Khu công nghiệp, Khu chế xuất do Bộ
Công Thương ủy quyền.
Tuy nhiên, hiện tại các nước ASEAN đang hướng tới việc áp dụng cơ chế
Tự chứng nhận xuất xứ, cho phép nhà xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ mà
không cần phải thông qua một cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Hiện
đã có hai dự án thí điểm về Tự chứng nhận xuất xứ đang được các nước ASEAN
thực hiện, theo đó các nhà xuất khẩu đủ điều kiện sẽ được tự chứng nhận xuất
xứ trên hóa đơn thương mại cho hàng xuất khẩu.
Dự án thí điểm 1: Ký ngày 30/8/2010 bởi 3 nước Brunei, Malaysia và
Singapore, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/11/2010. Thái Lan tham gia vào tháng
10/2011.
Dự án thí điểm 2: Ký ngày 29/8/2012 bởi 3 nước Lào, Indonesia và
Philippines, bắt đầu thực hiện từ ngày 1/1/2014. Việt Nam tham gia vào tháng
9/2014
+ Thực thi của Việt Nam:
Để hướng dẫn doanh nghiệp Việt Nam về việc áp dụng các quy tắc xuất
xứ và thủ tục chứng nhận xuất xứ trong ATIGA, Bộ Công Thương đã ban hành
các Thông tư hướng dẫn thực hiện cho doanh nghiệp. Hai thông tư mới nhất về
quy tắc xuất xứ trong ATIGA là:


Thông tư số 42/2014/TT-BCT ngày 18/11/2014 về việc sửa đổi, bổ sung một số
điều của Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17 tháng 5 năm 2010 của Bộ
trưởng Bộ Công Thương thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại
hàng hoá ASEAN


15




Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20/8/2015 về việc quy định việc thực hiện
thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa
ASEAN
1.2.4. Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
1.2.4.1. Quá trình hình thành cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC)
Ngày 31/12/2015 Cộng đồng ASEAN chính thức được thành lập khi bản
tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN được kí bởi 10 lãnh đạo của 10 nước
thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có hiệu lực. Cộng
đồng kinh tế ASEAN (AEC) là một trong ba trụ cột của cộng đồng ASEAN
cùng với cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng văn hóa - xã hội. Hiện nay,
ASEAN được đánh giá là khu vực phát triển sôi động trên thế giới với hơn 640
triệu dân, tổng GDP khoảng 2.480 tỷ USD và kim ngạch thương mại đạt 2.530
tỷ USD vào năm 2014.
“GDP của ASEAN dự kiến sẽ đạt 4.700 tỷ USD vào năm 2020. Theo dự
báo, khu vực có tiềm năng trở thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới vào năm
2030. Có rất nhiều lợi ích kinh tế mà chúng ta sẽ gặt hái được, qua đó mang lại
cuộc sống sung túc hơn cho tất cả người dân ASEAN”, Thủ tướng Malaysia
Najib Razak phát biểu tại lễ ký kết hồi tháng 11/2015.
Theo Hiệp định ưu đãi thuế quan ATIGA, các nước ASEAN-6 (bao gồm
Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Brunei và Philippines) đã xóa bỏ gần
như 100% dòng thuế từ năm 2010, trừ một số sản phẩm được miễn trừ vĩnh viễn
vì lý do an ninh quốc gia, đạo đức và sức khỏe.
1.2.4.2. Các nội dung chính của Cộng đồng Kinh tế ASEAN
Bốn đặc điểm đồng thời là yếu tố cấu thành của AEC:


-

Một thị trường đơn nhất và cơ sở sản xuất thống nhất đã được xây dựng
thông qua: Tự do lưu chuyển hàng hoá, tự do lưu chuyển dịch vụ, tự do lưu
chuyển đầu tư, tự do lưu chuyển vốn, tự do lưu chuyển lao động có tay nghề.
Tự do lưu chuyển hàng hoá (Tự do hóa thương mại): Cho đến nay,
ASEAN đã cơ bản giảm được thuế quan cho các mặt hàng trong danh sách giảm

16


thuế về từ 0-5% từ năm 2010 đối với 6 nước thành viên ban đầu và năm 2015
với 4 nước thành viên mới, hình thành nên một thị trường mở không còn các rào
cản thuế quan đối với hàng hóa. Để hỗ trợ tự do hoá thương mại, ASEAN đã và
đang nỗ lực đưa vào hoạt động cơ chế hải quan 1 cửa ASEAN (ASEAN Single
Window - ASW) và các quy định về áp dụng chứng nhận xuất xứ cho hàng hoá
có nguồn gốc từ ASEAN để đủ điều kiện hưởng các ưu đãi về thuế quan, trong
đó ASEAN đang nghiên cứu tiến tới việc cho phép các doanh nghiệp tự chứng
nhận xuất xứ cùng với việc hài hoà hoá các quy định về hợp chuẩn hàng hoá…
Về tự do hoá dịch vụ: ASEAN đã hoàn tất gói 9 cam kết dịch vụ theo
Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (AFAS) trong năm 2013, tạo thuận lợi cho
việc luân chuyển dịch vụ trong khu vực. Tới nay, các cam kết về tự do hoá dịch
vụ trong ASEAN đã bao trùm nhiều lĩnh vực như: dịch vụ kinh doanh, dịch vụ
chuyên nghiệp, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, vận tải biển, viễn
thông và du lịch. Có 4 gói cam kết về dịch vụ tài chính và 6 gói cam kết về vận
tải hàng không đã được ký kết. Các thoả thuận công nhận lẫn nhau (MRAs) giữa
các nước thành viên ASEAN về tiêu chuẩn, trình độ, kỹ năng nghề nghiệp…là
một công cụ quan trọng giúp tự do hoá dịch vụ chuyên nghiệp trong ASEAN.
Tới nay, các nước ASEAN đã ký các thoả thuận công nhận lẫn nhau đối với các
tiêu chuẩn, kỹ năng các ngành dịch vụ cơ khí, y tá, kiến trúc, kế toán và du lịch.

Về tự do hoá đầu tư: Trong khuôn khổ Hiệp định Đầu tư toàn diện
ASEAN (ACIA), ASEAN hướng tới hình thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn ở
khu vực, với cơ chế đầu tư thông thoáng và mở, bao gồm tự do hoá đầu tư trên
các lĩnh vực chính như sản xuất - chế tạo, nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm nghiệp,
-

khai khoáng và các dịch vụ phụ trợ cho các ngành này.
Một khu vực kinh tế cạnh tranh, được xây dựng thông qua các khuôn khổ
chính sách về cạnh tranh, bảo hộ người tiêu dùng, quyền sở hữu trí tuệ, phát
triển cơ sở hạ tầng, thuế quan và thương mại điện tử.
Nhằm xây dựng một khu vực cạnh tranh về kinh tế, ASEAN thúc đẩy
chính sách cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, phát
triển cơ sở hạ tầng như hệ thống đường bộ, đường sắt, cảng biển, năng lượng,
phát triển thương mại điện tử.
17


-

Phát triển kinh tế cân bằng, được thực hiện thông qua các kế hoạch phát triển
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) và thực hiện sáng kiến hội nhập nhằm thu hẹp
khoảng cách phát triển trong ASEAN.
Hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế đồng đều, ASEAN đã thông qua và
đang triển khai khuôn khổ ASEAN về phát triển kinh tế đồng đều (AFEED).
Trong đó đáng chú ý là các biện pháp hỗ trợ các nước thành viên mới, khuyến
khích sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

-

Hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, được thực hiện thông qua việc tham vấn

chặt chẽ trong đàm phán đối tác và trong tiến trình tham gia vào mạng lưới cung
cấp toàn cầu (WTO).
Để hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu, ASEAN nỗ lực đẩy mạnh việc xây
dựng và triển khai các thoả thuận liên kết kinh tế ở khu vực Đông Á với 6 Hiệp
định Khu vực mậu dịch tự do (FTAs) đã được ký với các Đối tác quan trọng là
Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Australia và New Zealand.
1.3. Kinh tế ASEAN trong giai đoạn 2005 - 2015
Trong thập kỷ qua, ASEAN đã và đang thành công trong việc thu hút đầu
tư và không ngừng tham gia vào các thỏa thuận thương mại tự do với một số đối
tác thương mại lớn đồng thời tiến hành hội nhập khu vực với nền kinh tế toàn
cầu. Nhiều Hiệp định thương mại tự do của ASEAN với các đối tác thương mại
trong khu vực đã có hiệu lực để khai thác tiềm năng lớn về hợp tác, tăng trưởng,
tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động thương mại và đầu tư giữa ASEAN
với các đối tác khác trên thế giới. Điều đó nhắm hướng tới một mục tiêu xây
dựng khu vực ASEAN tự do dịch chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động có kỹ
năng và tự do dịch chuyển dòng vốn. Với việc thành lập AEC, ASEAN sẽ trở
thành một thị trường đơn nhất, độc lập, có một không gian sản xuất chung,
hướng tới một sự phát triển năng động và cạnh tranh với các khu vực khác trên
thế giới, tạo ra những cơ hội mới cho doanh nghiệp các nước trong khu vực như
cơ hội về cắt giảm thuế quan, hưởng lợi ích từ việc áp dụng các thuận lợi hóa
thương mại.

18


AEC được hình thành vào cuối 2015 đã tạo ra một thị trường chung và cơ
sở sản xuất thống nhất cho một khu vực rộng lớn với dân số lên tới 640 triệu
người và GDP hàng năm gần 3000 tỷ USD. Các năm 2014 – 2015 là giai đoạn
nước rút của ASEAN để tiến đến mục tiêu xây dựng AEC. ASEAN đang đứng
trước triển vọng tăng cường hơn nữa vị thế của mình, trở thành khu vực kinh tế

có sức cạnh tranh cao. Ý tưởng hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN đã được
hình thành từ lâu. Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) được thành lập
năm 1993 giữa 6 nước ASEAN-6 bao gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan,
Philippines, Indonesia và Brunei. Lộ trình cắt giảm thuế quan và các rào cản phi
thuế quan trong ASEAN-6 đã hoàn tất. Với việc hình thành AEC, các quốc gia
ASEAN-6 sẽ có cơ hội lớn tăng cường thâm nhập thị trường các nước
Campuchia, Lào, Myanmar, và Việt Nam (hay gọi CLMV-Hội nghị cấp cao :àoCampuchia-Myanmar-Việt Nam), tận dụng lao động và tài nguyên giá rẻ, đồng
thời được hưởng lợi do thuế quan và các rào cản phi thuế quan, cắt giảm đối với
hàng hóa và dịch vụ nội khối tại các thị trường này. Với các nước CLMV việc
tham gia AEC cũng đem lại nhiều lợi ích như mở rộng thị trường, đa dạng hóa
xuất khẩu, gia tăng năng lực cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên để nắm bắt được cơ
hội to lớn này thì đòi hỏi các quốc gia ASEAN, đặc biệt là nhóm nước CLMV
phải thực sự nỗ lực có những bước đi phù hợp, gắn cải cách trong nước với quá
trình hội nhập khu vực và thế giới.
Tháng 12/1997, Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) bắt đầu
thực hiện Tầm nhìn ASEAN năm 2020 với mục tiêu là “chuyển đổi ASEAN
thành một khu vực ổn định, thịnh vượng, khả năng cạnh tranh cao với phát triển
kinh tế công bằng, giảm đói nghèo và bất bình đẳng kinh tế-xã hội sự bất bình
đẳng”. Tháng 11/2011 tại Singapore, lãnh đạo 10 quốc gia ASEAN đã nhất trí
sửa đổi Nghị quyết của Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN năm 2003 ở Bali dự kiến
thành lập AEC vào năm 2020. Theo đó, lãnh đạo các nước đã thống nhất kế
hoạch hình thành AEC vào cuối 2015. Quyết định này nhằm nhanh chóng nâng
cao năng lực cạnh tranh của cả khối ASEAN trước sự lớn mạnh của kinh tế
Trung Quốc.
19


Tuy các nước đã nỗ lực để thúc đẩy thương mại và tự do hóa đầu tư
nhưng khoảng cách phát triển trong ASEAN trong những năm qua còn rất lớn
(đặc biệt là giữa các nước CLMV, và phần còn lại của ASEAN, giữa các nước

Campuchia, Lào và Việt Nam (CLV) và ASEAN-6 về chỉ số phát triển con
người – HDI).
Nếu lấy Việt Nam làm điểm mốc để so sánh thì khoảng cách thu nhập tính
theo PPP trong ASEAN là rất đáng kể trong giai đoạn 2005-2014, trong đó, Lào và
Campuchia có mức thu nhập thấp nhất, trong khi Singapore vẫn là nước giàu nhất
Bảng 2: Khoảng cách thu nhập tính theo PPP giữa các nước ASEAN
Campuchia
Indonesia
Lào
Malaysia
Philippines
Singapore
Thái Lan
Việt Nam
Trung Quốc

2005
0,6
1,6
0,8
6,0
1,7
23,7
3,3
1,0
1,7

2008
0,7
1,4

0,8
5,3
1,5
19,9
3,1
1,0
2,0

2012
0,7
1,4
0,8
5,1
1,4
17,8
2,2
1,0
2,2

2014
0,7
1,4
0,8
4,8
1,2
17,9
2,9
1,0
2,6


Nguồn: Trung tâm thông tin-Tư liệu-số 8/2014
Bảng 2 cho ta thấy, khoảng cách giữa các nước CLV và Trung Quốc ngày
càng doãng ra.
Bảng 3: Chỉ số HDI của các nước ASEAN giai đoạn 2007-2013
Năm
Các nước xếp hạng
Điểm số
Việt Nam
Thứ hạng
Điểm số
Brunie
Thứ hạng
Điểm số
Indonesia
Thứ hạng
Điểm số
Malaysia
Thứ hạng
Điểm số
Singapore
Thứ hạng

2007
182
0,725
116
0,920
30
0,734
111

0,829
66
0,944
23
20

2013
0,638
121
0,852
30
0,684
108
0,773
62
0,901
9


Campuchia
Lào
Myanmar
Thái Lan
Philippines

Điểm số
Thứ hạng
Điểm số
Thứ hạng
Điểm số

Thứ hạng
Điểm số
Thứ hạng
Điểm số
Thứ hạng

0,593
137
0,619
133
0,586
138
0,783
87
0,751
105

0,584
136
0,569
139
0,524
150
0,722
89
0,660
117

Nguồn: Trung tâm thông tin – tư liệu – số 8/2014
Các điểm số và xếp hạng chỉ số phát triển con người (HDI) trong Bảng 3

cũng chỉ ra sự khác biệt đáng kể về trình độ phát triển con người giữa các nước
CLMV và phần còn lại của ASEAN (trừ Indonesia). Nhóm nước CLMV và
Indonesia nói chung thường xếp hạng từ 100 trở lên. Các nước ASEAN khác có
chỉ số HDI tốt hơn nhiều, đặc biệt là Singapore. Ngoài ra, trừ Singapore và
Brunei, xếp hạng chỉ số HDI của các nước ASEAN có chiều hướng đi xuống
trong giai đoạn 2005-2015 và thực tế này phản ánh sự thiếu tiến triển trong lĩnh
vực phát triển con người.
Trong những năm gần đây, ASEAN là khu vực kinh tế có mức tăng
trưởng ấn tượng, nhanh thứ nhì Châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Năm 2015, GDP
của ASEAN đạt 2400 tỷ USD đứng thứ 7 thế giới, chiếm 3.3% GDP toàn cầu.
Tính trung bình cả giai đoạn 2007-2015, GDP của các nền kinh tế ASEAN (trừ
Brunei) tăng nhanh hơn mức trung bình của thế giới, điều này cho thấy các quốc
gia ASEAN đã thể hiện khả năng chống chịu khá tốt với các cú sốc từ bên ngoài
sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Năm 2015, tăng trưởng
GDP của ASEAN là 4,9% trong khi tăng trưởng GDP của thế giới là khoảng 3%
(IMF,2015). “Trong mười năm kể từ năm 2003, tổng GDP của ASEAN đã tăng
gấp ba” – tờ Jakarta Globe nêu con số.
Bảng 4: Tăng trưởng GDP bình quân các nước ASEAN các thời kỳ
2001-2008(%)

21

2009-2013(%)


Brunei
Campuchia
Indonesia
Lào
Malaysia

Philippines
Singapore
Thái lan
Việt Nam

1,63
9,31
5,19
6,91
5,07
4,87
5,56
4,77
6,78

0,69
5,58
5,88
8,08
4,27
5,28
5,41
3,00
5,75

Nguồn: Trung tâm thông tin-Tư liệu-Số 8/2014
Trong những năm gần đây, nhóm các nước nghèo như Campuchia, Lào,
Việt Nam nói chung có xu hướng tăng trưởng GDP nhanh hơn các nước giàu
hơn (ASEAN-6) mặc dù tỉ lệ tăng trưởng của tất cả các nước ASEAN đều có
phần giảm sút ở giai đoạn sau khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn

cầu. Tuy nhiên xét về khoảng cách thu nhập thì GDP bình quân đầu người giữa
các nước còn rất lớn.
Nhờ các biện pháp tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực, các
nước ASEAN đạt mức tăng trưởng thương mại rất ấn tượng. Tốc độ tăng trưởng
thương mại ASEAN trung bình đạt 9,2% mỗi năm trong 2 thập kỷ 1993-2013.
Thương mại nội khối ASEAN còn ấn tượng hơn, trung bình 10,5%/năm cùng
kỳ. Tỷ trọng thương mại nội khối ASEAN có xu hướng ngày càng tăng từ 19,2%
năm 1993 lên 22% năm 2000, 24,2% năm 2013, 25% năm 2013 và đóng góp
27% GDP cả khu vực năm 2015. ASEAN là thị trường xuất khẩu rất quan trọng
đối với hầu hết các quốc gia thành viên (thị phần khoảng 15%) đồng thời cũng là
thị trường nhập khẩu rất quan trọng của tất cả 10 thành viên (khoảng 15%thị
phần). Thương mại ASEAN với các nước và vùng lãnh thổ ngoài khối (thương
mại ngoại khối) cũng tăng trưởng bình quân 8,9%/năm giai đoạn 1993-2013.
Một điểm đáng chú ý là một số đối tác thương mại lớn, dù chỉ chiếm một phần
nhỏ trong tổng thương mại của ASEAN nhưng đã đóng vai trò quan trọng trong
một số mặt hàng. Ví dụ như các sản phẩm ASEAN nhập khẩu là thịt và len từ
Úc và New Zealand, quặng Coban từ Canada, Amiang từ Nga. Bên cạnh đó,
22


ASEAN vẫn duy trì vị trí xuất siêu nông sản và sản phẩm chế tác, với thặng dư
thương mại lần lượt đạt 47 tỉ USD và 8,3 tỉ USD trong năm 2015. Cùng với việc
nới lỏng các rào cản thương mại và tự do hóa đầu tư, ASEAN cũng đã khẳng
định mình là khu vực có tiềm năng tăng trưởng lớn hơn và do vậy trở nên hấp
dẫn hơn và thu hút các nhà đầu tư. Theo đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI )
vào khu vực tăng đáng kể trong giai đoạn 2000-2015. Trong đó, FDI nội khối
ASEAN tăng trung bình 26%/năm, trong khi đó FDI từ ngoài vào ASEAN tăng
bình quân 13%/năm (ASEAN, 2014). Năm 2008, FDI nội khối ASEAN là
khoảng 9,7 tỉ USD, tương đương khoảng 18,2 % tổng vốn FDI vào ASEAN, và
con số này đã tăng nhanh chóng gần 3 lần, đạt 26,3 tỉ USD năm 2011. Năm

2013, tổng FDI của ASEAN đạt 122 tỉ USD, trong đó FDI từ ngoài khối chiếm
80%. Các nguồn FDI chính đến từ EU-28 (chiếm tỉ trọng 22%), Nhật Bản
(18,7%), các thành viên ASEAN (17,4%), Trung Quốc (7,1%) và Hồng Kông
(3,7%). Nguồn vốn FDI đầu tư vào ASEAN tập trung nhiều nhất ở khu vực dịch
vụ, chiếm tới hơn 70% trong những năm qua, và tiếp sau là khu vực công nghiệp
chế biến. Cùng với kết quả hoạt động thương mại, quan hệ FDI ngày càng được
củng cố phản ánh mối quan hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ giữa các thành viên
ASEAN.
Bảng 5. Đầu tư nội khối ASEAN giai đoạn 2000-2011
Đơn vị: triệu USD
Năm
ASEAN
Bruneis
Campuchia
Indonesia
Lào
Malaysia
Mianmar
Philippines
Singapore
Thái Lan
Việt Nam

2000
853
10
0
-232
13
258

74
125
12
389
202

2005
4210
19
129
883
7
721
38
3
1143
1101
165
23

2011
26270
67
239
8338
54
2664
0
-107
13213

217
1499


Nguồn: Báo cáo đầu tư ASEAN 2012

24


CHƯƠNG 2
LÝ THUYẾT VỀ ĐỒNG TIỀN CHUNG
2.1. Tiền tệ
2.1.1. Khái niệm
Tiền tệ là một hàng hóa đặc biêt, đóng vai trò là vật ngang giá chung để
đo lường và mang giá trị của tất cả các loại hàng hóa khác. Đồng thời, tiền tệ
cũng thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất.
Bản chất của tiền tệ được xuất phát từ quá trình phát triển lâu dài của các
hình thái giá trị khác nhau:
-

Ở hình thái giá trị giản đơn ngẫu nhiên của giá trị, giá trị của một vật được biểu

-

hiện bằng giá trị sử dụng của một vật khác đóng vai trò là vật ngang giá.
Ở hình thái giá trị đầy đủ hay hình thái giá trị mở rộng, giá trị của một vật được

-

biểu hiện bằng giá trị sử dụng của nhiều vật khác đóng vai trò là vật ngang giá.

Ở hình thái chung của giá trị, giá trị của nhiều vật được biểu hiện bằng giá trị sử
dụng của một vật duy nhất đóng vai trò là vật ngang giá chung (vật ngang giá
chung tùy vào từng vùng miền mà quy định thống nhất lựa chọn ra vật đó như

-

lông thú, da thú, sỏi, vỏ sò…)
Ở hình thái tiền tệ, khi lực lượng sản xuất phát triển, việc tồn tại nhiều vật mang
giá chung sẽ gây khó khăn cản trở đến việc trao đổi hàng hóa trên thị trường. Từ
đó ra đời vật ngang giá chung bằng kim loại thay thế dần cho các vật ngang giá
chung khác, tiêu biểu như vàng, bạc, đá quý…sau đó là tiền tệ.
Như vậy, tiền tệ là một sản phẩm tự phát và tất yếu. Nó gắn liền với sự tồn
tại và phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, nó còn chứa đựng và
biểu hiện nhiều mối quan hệ xã hội giữa người với người.
2.1.2. Chức năng
Tiền tệ có 5 chức năng:

25


×