Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 10 HKII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.29 KB, 8 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÝ 10 HKII – 2015-2016
BÀI 31: VAI TRÒ VÀ ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
TỚI PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP
I. Vai trò và đặc điểm của công nghiệp
 Vai trò
Có vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân:
- Cung cấp tư liệu sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất, kĩ thuật cho tất cả các ngành
kinh tế, tạo ra sản phẩm tiêu dùng có giá trị, nâng cao trình độ văn minh của toàn
xã hội.
- Thúc dẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác như: công nghiệp, giao
thông vận tải, thương mại, dịch vụ và củng cố an ninh quốc phòng.
- Tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các vùng
khác nhau.
-Thay đổi sự phân công lao động và giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển
giữa các vùng lãnh thổ.
- Tạo khả năng mở rộng sản xuất , mở rộng thị trường lao động , tạo ra nhiều việc
làm mới, tăng thu nhập.
 Đặc điểm
 Sản xuất công nghiệp bao gồm 2 giai đoạn:
Tác động vào đối tượng lao động
Giai đoạn 1

Giai đoạn 2

Nguyên liệu

Chế biến nguyên liệu

Sản xuất
bằng máy
móc



Tư liệu sản
xuất và vật
phẩm tiêu dùng

 Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ: tập trung tư liệu sản
xuất, phân công và sản phẩm
 Sản xuất công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp , được phân công tỉ mỉ
và có sự phối hợp giữa nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

1


Các hình thức chuyên môn hóa, hợp tác hóa, liên hợp hóa có vai trò đặc biệt
trong sản xuất công nghiệp.
II. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp:
+ Vị trí địa lí: gồm tự nhiên, kinh tế, chính trị.
+ Tự nhiên:gồm khoáng sản, đất, rừng, biển, khí hậu-nước.
+ KT-XH:gồm dân cư-lao động, tiến bộ khoa học kĩ thuật, thị trường, cơ sở hạ tầng
cơ sở vật chất-kĩ thuật, đường lối chính sách.

BÀI 36: VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN, PHÂN BỐ NGÀNH
GIAO THÔNG VẬN TẢI
I.

Vai trò và đặc diểm ngành giao thông vận tải
 Vai trò:
- Phục vụ nhu cầu đi lại, hoạt động sinh hoạt được tuận tiện .
- Tham gia và cung ứng vật tư kĩ thuật, nguyên liệu, năng lượng cho các cơ sơ

sản xuất và đưa sản phẩm đến thị trường tiêu thụ.
- Tạo mối liên hệ kinh tế-xã hội giữa các địa phương.
- Thúc đẩy hoạt động kinh tế-văn hóa ở các vùng xa xôi.
- Tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước, tạo mối giao lưu kinh tế
giữa các nước trên thế giới.
 Đặc điểm:
- Sản phẩm của ngành giao thông vận tải là sự chuyên chở người và hàng hóa.
- Chất lượng của sản phẩm dịch vụ này được đo bằng tốc độ chuyên chở, sự
tiện nghi, sự an toàn cho hành khách và hàng hóa.
- Khối lượng vận tải được đánh giá qua 3 tiêu chí:
+ Khối lượng vận chuyển (số hành khách và số tấn hàng hóa được vận chuyển).
+ Khối lượng luân chuyển ( tính bằng người.km và tấn.km)
+ Cự li vận chuyển trung bình (tính bằng km)
Cự li vận chuyển trung bình = KL luân chuyển/ KL vận chuyển (km)

II.

Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố giao thông vận tải.
 Điều kiện tự nhiên:
- Quyết định sự có mặt và vai trò của 1 số loại hình vận tải.
- Ảnh hưởng đến công tác thiết kế và khai thác các công trình giao thông vận
tải.
2


- Khí hậu và thời tiết ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động của phương tiện vận
tải.
 Điều kiện kinh tế- xã hội:
- Sự phát triển, phân bố các ngành kinh tế quyết định đến sự phát triển và
phân bố hoạt động của ngành giao thông vận tải.

- Phân bố dân cư (các thành phố lớn và chùm đô thị) có ảnh hưởng đến vận tải
hành khách, nhất là vận tải bằng ô tô.
- Các thành phố lớn, các chùm đô thị đã hình thành một loại hình vận tải đặc
biệt là giao thông vận tải thành phố.
Tác động của các ngành kinh tế
đến ngành GTVT

Khách hàng

Yêu cầu về
khối lượng
vận tải.

Yêu cầu về
cự li, thời
gian giao
nhận...

Trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật

Yêu cầu về
tốc độ vận
chuyển.
Các yêu
cầu khác.

Lựa chọn loại hình vận tải phù hợp,
hướng và cường độ vận chuyển.

Đường sá,

cầu cống...

Các
phương
tiện vận
tải.

Sự phân bố và hoạt động của
các loại hình vận tải.

3


BÀI 37: ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
Đường sắt
 Ưu điểm: vận chuyển được hành nặng trên những tuyến đường xa với tốc độ
nhanh, ổn định và giá rẻ.
 Nhược điểm: chỉ hoạt động trên những tuyến cố định có đặt sẵn đường ray.
 Sự phát triển:
- Tốc độ và sức vận tải tăng lên nhờ vào những đầu máy chạy bằng dầu (điezen)
và bằng điện.
- Các toa tàu khách ngày càng tiện nghi, các toa chuyên dụng ngày càng phát
triển đa dạng.
- Đường ray khổ tiêu chuẩn và khổ rộng (rộng từ 1,4m đến 1,6m) thay thế các
đường ray khổ hẹp (dưới 1m và hẹp hơn).
- Phân bố mạng lưới đường sắt trên thế giới phản ánh khá rõ sự phân bố công
nghiệp ở các nước, các châu lục.
II. Đường ô tô
 Ưu điểm:
- Sự tiện nghi, tính cơ động và thích nghi cao với các điều kiện địa hình mang

lại hiệu quả kinh tế cao
- Có thể phối hợp với nhiều loại hình vận tải khác, đáp ứng nhu cầu vận chuyển
đa dạng của khách hàng.
 Nhược điểm: gây ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, gây tai nạn
giao thông, sử dụng nhiều nhiên liệu.
 Sự phát triển: trên TG có khoảng 700 triệu đầu ô tô (4/5 là xe du lịch các
loại), ở Hoa Kì và Tây Âu cứ 2 dến 3 người có 1 xe du lịch.
III. Đường ống
- Là loại hình vận tải rất trẻ, xây dựng vào thế kỉ XX.
- Gắn liền với nhu cầu vận chuyển dầu và khí (Trung Đông, Hoa Kì, Liên
Bang Nga,Trung Quốc,...)
- Hoa Kì là nước có đường ống dài và dày đặc nhất thế giới.
IV. Đường sông, hồ
 Ưu điểm: rẻ, thích hợp với việc chuyên chở các hàng hóa nặng, cồng
kềnh, không cần nhanh.
 Nhược điểm: tốn chi phí xây dựng cao (cải tạo sông ngòi, đào kênh).
Ba nước phát triển mạnh : Hoa Kì, Liên Bang Nga, Canađa.
V. Đường biển
 Ưu điểm: khối lượng luân chuyển rất lớn, vận chuyển được hành nặng,
cồng kềnh, giá rẻ.
I.

4


VI.

-

 Nhược điểm: gây ô nhiễm môi trường biển, đại dương.

 Tình hình phát triển:
Khoảng 2/3 hải cảng nằm dối diện ở hai bên bờ Đại Tây Dương nối liền hai
trung tâm kinh tế lớn là Tây Âu và Bắc Mĩ.
Cảng lớn nhất thế giới là: Rôt-tec-đam (Hà Lan)
Những cảng lớn khác: Mác-xây (Pháp), Niu Iooc và Phi-la-đen-phi-a (Hoa
Kì).
Xin-ga-po là cảng quá cảnh lớn nhất thế giới
Để rút ngắn các khoảng cách vận tải trên biển người ta đào các kênh như:
Xuy-ê nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ, kênh Pa-na-ma nối Đại Tây
Dương và Thái Bình Dương.
Nhật Bản là nước có đội tàu buôn lớn nhất TG.
Đường hàng không
 Ưu điểm: tốc dộ vận chuyển nhanh.
 Nhược điểm: cước phí đắt, trọng tải thấp, gây ô nhiễm không khí, làm
thủng tầng ôdôn.
 Sự phát triển:
Trên thế giới có khoảng 5000 sân bay dân dụng và ½ nằm ở Hoa Kì và Tây
Âu.
Các cường quốc hàng không: Hoa Kì, Anh, Pháp, Liên Bang Nga.

BÀI 40: ĐỊA LÍ NGÀNH THƯƠNG MẠI
Khái niệm về thị trường
- Thị trường là nơi gặp gỡ, trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và
người mua.
Sơ đồ hoạt động của thị trường:
I.

Hàng hóa, dịch vụ được trao đổi
BÊN MUA


BÊN BÁN
Vật ngang giá (tiền, vàng,...)

+Hàng hóa dịch vụ là vật được trao đổi giữa người bán và người mua trên thị
trường.
+Vật ngang giá (tiền, vàng,...) là thước đo giá trị hàng hóa, dịch vụ.
 Qui luật hoạt động của thị trường:
+Cung > cầu: giá giảm, hàng hóa nhiều, sản xuất bị đình đốn.
5


+ Cung < cầu: giá tăng, hàng hóa khan hiếm, sản xuất mở rộng.
+ Cung = cầu : giá ổn định.
=> Hoạt động tiếp thị (maketing) giúp bình ổn giá thị trường.
II. Ngành thương mại
1. Vai trò
 Khái niệm:
Thương mại là khâu nối liền sản xuất với tiêu dùng thông qua việc luân
chuyển hàng hóa, dịch vụ giữa người bán và người mua.
 Vai trò:
+Điều tiết sản xuất.
+Thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa .
+Tạo ra tập quán tiêu dùng mới.
 Phân loại: gồm 2 ngành lớn là nội thương và ngoại thương.
+Nội thương: mua bán hàng hóa trong một nước.
+ Ngoại thương: trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia với nhau.
2. Cán cân xuất nhập khẩu và cơ cấu xuất nhập khẩu
a) Cán cân xuất nhập khẩu: là quan hệ so sánh giữa giá trị hàng xuất khẩu
(kim ngạch xuất khẩu) với giá trị hàng nhập khẩu (kim ngạch nhập khẩu).
+ Xuất > nhập: xuất siêu.

+ Nhập > xuất: nhập siêu.
b) Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu:
+ Hàng xuất khẩu chia thành các nhóm: nguyên liệu chưa qua chế biến và các
sản phẩm đã qua chế biến.
+ Hàng nhập khẩu chia thành các nhóm: tư liệu sản xuất (nguyên liệu, máy móc,
thiết bị…) và sản phẩm tiêu dùng.
III. Đặc điểm của thị trường thế giới
- Thị trường thế giới hiện nay là một hệ thống toàn cầu:
+ Sự ra đời của tổ chức thương mại thế giới (WTO).
+Tổ chức kinh tế khác: EU, ASEAN, NAFTA.
- Tỉ trọng buôn bán hàng hóa tăng liên tục
+ Khu vực có tỉ trọng buôn bán hàng hóa lớn nhất thế giới là Châu Âu, Châu Á,
Bắc Mĩ.
+ Các trung tâm buôn bán lớn nhất: Hoa Kì, Tây Âu, Nhật Bản.
+ Cường quốc xuất nhập khẩu: Hoa Kì, CHLB Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản chi
phối mạnh nền kinh tế thế giới, đồng thời là những ngoại tệ mạnh trong hệ
thống tiền tệ thế giới.

6


BÀI 41: MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Môi trường
 Môi trường sống của con người chia thành 3 loại:
+Môi trường tự nhiên: địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật.
+Môi trường xã hội bao gồm các quan hệ xã hội trong sản xuất, trong phân phối,
trong giao tiếp.
+Môi trường nhân tạo bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra
và chịu sự chi phối của con người (các nhà ở, nhà máy, thành phố,…).
 Khác nhau giữa môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo:

+Môi trường tự nhiên không phụ thuộc vào con người, con người tác động làm
nó thay đổi nhưng nó vẫn phát triển theo qui luật tự nhiên.
+Môi trường nhân tạo hoàn toàn phụ thuộc vào con người, con người không
chăm sóc sẽ bị hủy hoại theo thời gian.
II. Chức năng của môi trường. Vai trò của môi trường đối với sự phát triển của
xã hội loài người
1. Chức năng:
+Là không gian sống của con người.
+Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên.
+Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra.
2. Vai trò:
Môi trường nhân tạo quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người
III. Tài nguyên thiên nhiên
Là các thành phần của tự nhiên có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sản xuất
của con người: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản
 Phân loại:
+Theo thuộc tính tự nhiên: đất, nước, khí hậu, sinh vật, khoáng sản (lại chia ra than,
dầu, khí,...)
+Theo công dụng kinh tế: tài nguyên nông nghiệp, tài nguyên công nghiệp, tài
nguyên du lịch.
+Theo khả năng có thể bị hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người.
I.

7


Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên có thể bị
hao kiệt


Tài nguyên
không khôi
phục được
(đất, sinh
vật)

Tài nguyên không bị
hao kiệt
(năng lượng MT,
nước, khí hậu)

Tài nguyên
khôi phục
được
(khoáng sản)

+ Tài nguyên không khôi phục được: khoáng sản
 Biện pháp: phải sử dụng thật tiết kiệm, sử dụng tổng hợp và cần sản xuất
các loại vật liệu thay thế (VD: sản xuất các chất dẻo tổng hợp để thay thế các
chi tiết bằng kim loại)
+ Tài nguyên khôi phục được: đất
 Biện pháp: sử dụng hợp lí thì độ phì nhiêu của đất không những được phục
hồi mà đất còn có thể màu mỡ hơn, sinh vật cũng có thể được tái tạo và phát
triển.
+ Tài nguyên không hao kiệt: năng lượng mặt trời, không khí, nước. Không khí
và nước đang bị ô nhiễm cần có biện pháp bảo vệ

8




×