Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ VÙNG VỊNH ĐÀ NẴNG. ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ ĐẾN HỆ SINH THÁI RẠN SAN HÔ VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH BIỂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 53 trang )

1

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển từ bao đời nay đã gắn liền với hoạt động sống của con người cũng như các
hoạt động kinh tế - xã hội khác. Đó là nơi cung cấp nguồn thủy sản dồi dào, các luồng
không khí trong lành để hít thở, bên cạnh đó còn giúp ta dễ dàng giao lưu với các nước
trong khu vực cũng như trên thế giới.
Đà Nẵng là một thành phố trẻ, năng động có nhiều tiềm năng để vươn lên cùng
với thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh trở thành một trong những trung tâm kinh tế - xã
hội lớn của đất nước. Tuy nhiên bên cạnh sự phát triển đó môi trường của Đà Nẵng
hiện nay đang có những vấn đề khiến cho người dân cũng như các cấp chính quyền ở
đây hết sức quan tâm đó chính là hiện trạng môi trường bị xuống cấp với hàng loạt
những vụ xả thải ra môi trường bị phát hiện, nhiều nguồn nước ngầm không thể sử
dụng được, môi trường không khí bị ô nhiễm nặng mà hầu hết là tập trung ở những
khu vực có các nhà máy sản xuất đang hoạt động. Và còn một vấn đề nghiêm trọng
hơn là Đà Nẵng lâu nay được biết đến như một thành phố biển, với những nguồn lợi
thủy hải sản to lớn, những bãi tắm, những hệ sinh thái ven bờ vô cùng độc đáo…
nhưng trong những năm gần đây hiện tượng suy thoái hệ san hô vùng bán đảo Sơn
Trà, nước biển chuyển màu đã làm cho các địa điểm này không còn mang lại sự hấp
dẫn đối với du khách cũng như nhân dân địa phương sống ở đây. Điều này bắt nguồn
từ việc xả thải quá mức của các hộ dân, khu công nghiệp ra biển đã làm cho nước biển
bị ô nhiễm nặng nề.
Xuất phát từ vấn đề này, nhóm chúng tôi đã chọn vấn đề “ Đánh giá chất lượng
nước biển ven vùng vịnh Đà Nẵng. Ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái rạn san hô và
hoạt động du lịch biển” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng nước biển ven vờ vùng vịnh Đà Nẵng.
- Nghiên cứu ảnh hưởng chất lượng nước biển ven bờ đến hệ sinh thái rạn san hô vùng
biển ven bờ và hoạt động du lịch của vịnh Đà Nẵng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Tìm hiểu về hệ sinh thái rạn san hô ven bờ của vùng vịnh Đà Nẵng.


2

- Nghiên cứu đánh giá hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ vùng vịnh Đà Nẵng,
xem xét sự khác nhau về nồng độ các chất trong nước biển qua các mùa.
- Đánh giá về mức độ ô nhiễm đó đến sự tồn tại của hệ sinh thái rạn san hô vùng biển
ven bờ và hoạt động du lịch của vịnh Đà Nẵng.
- Đề xuất các biện pháp sơ bộ về quản lý nhằm hạn chế sự ô nhiễm của nước biển ven
bờ vùng vịnh Đà Nẵng.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Do điều kiện không cho phép nên chúng tôi chỉ tiến hành đánh giá chất lượng nước
vùng biển ven bờ của vịnh Đà Nẵng từ đó tìm hiểu ảnh hưởng của nó đến hệ sinh thái
rạn san hô ven bờ và hoạt động du lịch của vùng biển này.
5. Lịch sử vấn đề
Vấn đề ô nhiễm chất lượng nước biển cũng như ảnh hưởng của nó đến các hoạt
động tự nhiên, kinh tế - xã hội đã được nhiều cơ quan, cá nhân cũng như các phương
tiện truyền thông quan tâm rất nhiều. Vì vậy trên cơ sở những vấn đề dưới đây đã
nghiên cứu, chúng tôi lấy đó làm căn cứ cũng như là tài liệu tham khảo để hoàn chỉnh,
bổ sung cho vấn đề mà mình đang tìm hiểu:
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên của vũng Đà Nẵng và ảnh hưởng của nó đến hoạt động
của của cảng, khóa luận tốt nghiệp của Trần Văn Trọng - Khoa Địa Lý – Trường Đại
Học Sư Phạm – Đại Học Đà Nẵng, năm 2008
- Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên vùng biển Đà Nẵng, ảnh hưởng của nó đến phát triển du
lịch địa phương, khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Hoài – Khoa Địa Lý - Đại Học Sư
Phạm Đà Nẵng, năm 2006
- Đánh giá ô nhiễm kim loại nặng trong trầm tích vịnh Đà Nẵng, kiến nghị và giải
pháp phòng ngừa. Theo Tạp chí Địa Chất số 315/ tháng 11 – 12/ năm 2009. Tác giả
Phạm Thị Nga, Lê Văn Đức, Nguyễn Duy Duyến, Lê Việt Thần

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, thu thập số liệu
Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng trong
nghiên cứu khoa học nói chung và trong nghiên cứu Địa lý – Môi trường nói riêng.
Khoa học không thể phân tích được nếu thiếu tính kế thừa sự tích lũy các thành tựu
trong quá khứ. Các nguồn tài liệu thu thập tương đối phong phú đa dạng, bao gồm các


3

tài liệu đã được xuất bản, tài liệu của các cơ quan lưu trữ và các cơ quan khác nhau
theo chương trình hay đề án nghiên cứu hoặc theo những vấn đề nghiên cứu riêng
cũng như các tài liệu trên thực địa và trên mạng internet trong những năm gần đây.
6.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa
- Lấy mẫu và bảo quản mẫu nước với mục tiêu chính là nhằm chuyển mẫu đến nơi
phân tích và đảm bảo sự biến đổi thành phần của mẫu là tối thiểu, chất phân tích sẽ
không có sự thay đổi đáng kể về hàm lượng.
- Dụng cụ chứa mẫu là bình PE (500ml), bình và chai được rửa sạch, đem phơi khô,
sau đó tráng lại bằng nước cất rồi mới đem đi thu mẫu.
- Phương pháp thu mẫu: chọn khu vực mang tính đặc trưng của vùng nghiên cứu mà
cụ thể là chọn 4 khu vực được ký hiệu (KV1, KV2, KV3, KV4) tương đương với các
cửa sông Kim Liên, sông Cu Đê, sông Phú Lộc, sông Hàn. Ở mỗi khu vực lấy mẫu
chúng tôi tiến hành lấy 3 vị trí, mỗi vị trí lấy 2 mẫu bằng bình PE (500ml). Như vậy,
đợt 1 chúng tôi tiến hành lấy 24 chai PE và đợt 2 cũng lấy nguyên số lượng giống như
đợt 1. Nơi chúng tôi lấy mẫu cách bờ khoảng 100m và lấy ở độ sâu 05m. Phương tiện
chính dùng để đi lấy mẫu là thuyền.
6.3. Phương pháp điều tra xã hội học
Đây là một phương pháp hiện đại được sử dụng nhiều trong các đề tài gần đây vì
nó thể hiện một cách khái quát những gì mà lý thuyết chưa thể hiện đủ. Tiến hành lấy
ý kiến người dân để thu thập thông tin cho vấn đề mà chúng tôi đang nghiên cứu.

6.4. Phương pháp trong phòng thí nghiệm
Sau khi lấy mẫu, chúng tôi đưa về Trung tâm Khí tượng Thủy văn khu vực Trung
trung bộ để phân tích. Sau khi có kết quả thì tiến hành xử lý và phân tích số liệu.
6.5. Phương pháp phân tích, so sánh và tổng hợp
Từ những số liệu được thu thập, tiến hành tổng hợp, phân tích, so sánh. Thông
qua phương pháp này nguồn tài liệu sẽ được xử lý sao cho phù hợp với thực tế khách
quan. Tiếp theo là tài liệu được phân tích, tổng hợp, đối chiếu để từng bước biến chúng
thành cơ sở cho những nhận định hoặc kết luận khoa học của công trình nghiên cứu.
6.6. Phương pháp sử dụng bản đồ.
Đây là phương pháp truyền thống và đặc trưng của khoa học Địa lý. Dựa vào
phương pháp bản đồ để xác định vị trí lấy mẫu tại các khu vực nghiên cứu.


4

B. NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm vùng ven bờ
Theo IUCN (1986), vùng ven bờ được định nghĩa như sau: "là vùng ở đó đất
và biển tương tác với nhau, trong đó ranh giới về đất liền được xác định bởi giới
hạn các ảnh hưởng của biển đến đất và ranh giới về biển được xác định bởi giới
hạn các ảnh hưởng của đất và nước ngọt đến biển."
1.2. Khái quát chung về chất lượng nước biển
1.2.1. Tính chất vật lý và thành phần hóa học của nước biển
a. Thành phần hóa học và độ muối của nước biển
Trong nước biển ngoài nước tinh khiết còn có các muối hòa tan, các chất khí
quyển hòa tan, các hợp chất hữu cơ và các hạt lơ lửng không hòa tan. Nhờ bốc hơi và
giáng thủy mà nước trên bề mặt Trái Đất ở trong trạng thái tuần hoàn liên tục. Trên
đường hành trình từ lục địa vào đại dương thế giới nước được bổ sung mỗi năm 5,4
tỷ tấn các chất tan, các muối từ đất đá lục địa. Trong quá trình lịch sử địa chất lâu dài

càng làm cho đại dương thêm phong phú về muối.
Trung bình trong 1kg nước biển có 35g m u ố i (trong nước sông khoảng 0,17
g), tức khoảng 35‰ và chỉ một số biển với những điều kiện đặc biệt khối lượng muối
trong 1 kg nước biển mới đạt đến 40 g (40 ‰).
Bảng 1.1. Thành phần muối cơ bản của nước biển
Các anion

g/kg

Các cation

g/kg

Clo

19,345

Natri

10,752

Brom

0,066

Cali

0,39

Flo


0,0014

Manhê

1,295

Sunphat

2,701

Canxin

0,416

Bicacbonat

0,145

Strônxi

0,013

Axit bo

0,027
“Nguồn: Giáo trình Cơ sở Hải Dương học, 1991”

Như vậy, kể cả oxy và hydro, trong nước biển tồn tại 13 nguyên tố với khối
lượng đáng kể nhất, chúng được gọi là những nguyên tố cơ bản trong thành phần hóa



5

học của nước biển. Những nguyên tố khác – người ta cho rằng đó hầu hết là các
nguyên tố còn lại của bảng tuần hoàn Mendeleev – có mặt trong nước biển với khối
lượng nhỏ hơn 3mg trong 1kg nước biển, tức nhỏ hơn 1 ‰ tổng độ muối.[2]
Dòng chảy ngang và thẳng đứng trong các biển và đại dương, làm cho nước biển
bị xáo trộn mạnh, đã dẫn tới một đặc điểm nữa rất quan trọng là thành phần hóa học
của nước đại dương có tính ổn định, thay đổi không đáng kể trong quá trình lịch sử và
giữa những phần khác nhau của Đại dương thế giới. Tính ổn định về tỷ lệ các ion chủ
yếu nhất trong nước biển được gọi là quy luật bảo tồn thành phần muối biển.
Hệ quả của quy luật này có thể tính được độ muối và các đặc trưng khác của
nước biển theo hàm lượng Clo là một nguyên tố chứa trong nước biển với hàm lượng
lớn hơn cả. Trong bảng hải dương học hiện đại hàm lượng Clo hay độ Clo ‰, tương
đương với tổng lượng các Halogien chứa trong 1 kg nước biển. Còn độ muối được
định nghĩa là trọng lượng tính bằng gam của tất cả các chất rắn hòa tan trong 1 kg
nước biển với điều kiện Brom và Iot được thay bằng lượng Clo, đồng thời tất cả các
cacbonat biến thành oxit và các chất hữu cơ bị đốt cháy.[3]
b. Tính chất vật lý
Một trong những đặc trưng quan trọng nhất của nước biển là mật độ cùng với
những đại lượng liên quan trực tiếp tới nó như trọng lượng riêng, thể tích riêng. Phân
bố mật độ nước trong biển quyết định hoàn lưu ngang và thẳng đứng trong nó. [10]
- Mật độ nước biển là tỷ số S = t/4 của trọng lượng một đơn vị thể tích nước ở nhiệt độ
quan trắc t°C trên trọng lượng một đơn vị thể tích nước cất 4°C
- Đại lượng nghịch đảo với mật độ là thể tích riêng của nước biển và thể tích riêng của
nước biển luôn lớn hơn 0,9.
- Tỷ số giữa biến đổi thể tích riêng do tác dụng của áp suất dα/dp trên giá trị thể tích
riêng α gọi là hệ số nén thực k của nước biển.
- Nhiệt dung riêng của nước biển là lượng cần thiết để làm nóng 1g nước biển lên 1°C.

- Độ dẫn nhiệt của nước biển là lượng nhiệt truyền trong một đơn vị thời gian qua một
đơn vị diện tích đặt vuông góc với hướng của gradient nhiệt độ khi gradient nhiệt độ
bằng 1 đơn vị. Độ dẫn nhiệt được đặc trưng bởi hệ số dẫn nhiệt. Trong nước biển, nếu
sự truyền nhiệt là do chuyển động hỗn loạn của các phân tử gây nên thì hệ số dẫn nhiệt
được gọi là hệ số dẫn nhiệt phân tử, nếu sự truyền nhiệt được thực hiện nhờ chuyển


6

động cuộn xoáy của phân tử khối nước lớn, thì hệ số dẫn nhiệt được gọi là hệ số dẫn
nhiệt rối.
- Nhiệt ẩn bay hơi là lượng nhiệt tính bằng calo cần để biến 1g nước thành hơi nước ở
cùng nhiệt độ. Cũng một lượng nhiệt như vậy sẽ tỏa ra khi làm ngưng tụ 1g hơi nước
được gọi là nhiệt ẩn ngưng tụ.
1.2.2. Một số thông số đánh giá chất lượng nước biển
a. pH
Nguồn nước có pH > 7 thường chứa nhiều ion gốc acid. Trong môi trường pH
thấp (pH < 7) khả năng khử trùng của Cl sẽ mạnh hơn, pH liên quan đến tính ăn mòn
thiết bị, dụng cụ chứa nước, đường ống dẫn nước, làm hỏng men răng. Khi pH > 8,5
nếu trong nước có hợp chất trihalomethane gây ung thư.
Theo QCVN 10:2008/BTNMT quy định giới hạn cho phép của độ pH trong nước
là 6,5 – 8,5.
b. Chì (Pb)
Pb có nguồn gốc từ sự xả khí thải của các phương tiện giao thông vào trong khí
quyển, hoạt động sản xuất pin, khai thác quặng. Độ độc mãn tính của Pb là làm cho cá
bị stress, đen vây. Độ độc cấp tính ảnh hưởng lên hệ thống mang, làm tôm cá không hô
hấp được. Đối với cá, khi độ cứng nhỏ hơn 50mg CaCO3/L thì hàm lượng Pb phải nhỏ
hơn 4,0mg/l. Trong nước lợ/mặn thì độ độc của Pb lên thủy sinh vật sẽ giảm so với
trong nước ngọt. Theo QCVN 10:2008/BTNMT quy định giới hạn cho phép của chì
(Pb) trong nước dành cho KVBTTS là 0,05mg/l, còn KVBTTTDL là 0,02mg/l.[13]

c. Oxy hòa tan (DO)
DO (Dessolved Oxygen) là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp
của các thủy sinh. Trong các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa tan đóng một vai trò
rất quan trọng. Oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật thủy sinh phát triển, nó là điều kiện
không thể thiếu của quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật. Khi nước bị ô nhiễm
do các chất hữu cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì lượng oxy hòa tan trong nước sẽ
bị tiêu thụ bớt, do đó giá trị DO sẽ thấp hơn so với DO bảo hòa tại điều kiện đó. Vì
vậy DO được sử dụng như một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của
các nguồn nước. DO có ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của sông. Đơn vị tính
của DO thường dùng làm g/l.


7

Theo QCVN 10:2008/BTNMT quy định giới hạn cho phép của DO trong nước
dành cho KVBTTS là ≥ 5mg/l, còn KVBTTTDL là ≥ 4mg/l.
d. Nhu cầu oxy hóa học (COD – Chemical oxygen Demand)
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa
học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O.
COD là một thông số quan trọng được sử dụng rộng rãi để đánh giá hàm lượng
chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên. COD càng cao thì mức độ
ô nhiễm chất hữu cơ càng nặng nề.
Chất hữu cơ trong nước bị oxy hóa càng nhiều thì lượng oxy hóa cần thiết cho
quá trình oxy hóa các chất hữu trong mẫu thành CO2 và H2O càng cao. Lượng oxy
tương ứng với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa và được xác định bằng cách
sử dụng chất oxy hóa mạnh như KMnO4, K2Cr2O7 trong môi trường axit. Theo QCVN
10:2008/BTNMT quy định giới hạn cho phép của COD trong nước dành cho
KVBTTS là 3mg/l, còn KVBTTTDL là 4mg/l.
e. Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD)
Nhu cầu sinh hóa (BOD) là lượng oxi cần thiết để oxy hóa sinh học ở trong

nước (đặc biệt là nước thải) bằng vi sinh vật
Chất hữu cơ + O2

CO2 + H2O + tế bào mới

Trong môi trường nước khi oxy hóa sinh học xảy ra thì các vi sinh vật hiếu khí
sử dụng oxy hòa tan cần thiết cho quá trình phân hủy sinh học.
BOD là thông số cơ bản đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải sinh hoạt,
nước công nghiệp. Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy hòa tan mà vi khuẩn tiêu thụ trong
quá trình phản ứng oxy hóa các chất hữu cơ, BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu
cơ có khả năng phân hủy sinh học trong nước càng lớn, nước có mức độ ô nhiễm càng
cao.
1.3. Khái quát về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội vùng ven biển Đà Nẵng
1.3.1. Đặc điểm tự nhiên
a. Vị trí địa lý và địa hình


8

Hình 1.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu
* Vị trí địa lý
Thành phố Đà Nẵng nằm từ 15o55' đến 16o14' vĩ Bắc, 107o18' đến 108o20' kinh
Đông, với diện tích khoảng 1.248,4km2 (trong đó, huyện đảo Hoàng Sa là 305km2),
phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, Đông giáp
Biển Đông.
* Địa hình
Phía Bắc thành phố là dãy núi Bạch Mã với độ cao trung bình trên 700m với
nhiều ngọn núi cao trên 1000m, như Hòn Ông (1072m), đỉnh núi Bạch Mã (1444m), là
ranh giới tự nhiên giữa thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên - Huế. Về phía Tây
Bắc có ngọn núi Mang cao 1712m là ngã ba ranh giới của 3 tỉnh thành Thừa Thiên

Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng, nối liền với những ngọn núi hùng vĩ của dãy Trường
Sơn. Phía Tây Nam có núi Bà Nà với đỉnh núi Chúa cao 1487m. Phía Tây giáp với
huyện Hiên, phía Nam giáp với huyện Đại Lộc và Điện Bàn tỉnh Quảng Nam. Phía
Đông là biển Đông có dãy núi Sơn Trà án ngữ. Như vậy, cả phía Bắc, phía Tây và


9

Đông Bắc đều có núi cao bao bọc. Giữa vùng núi cao và đồng bằng ven biển là vùng
trung gian với nhiều gò đồi dạng trung du, dọc ven biển là các cồn cát.
Vùng đồng bằng ven biển và đồng bằng phía Nam của thành phố bị chia cắt bởi
các sông của hệ thống sông Hàn. Vùng đồng bằng phía Nam thuộc đồng bằng Xứ
Quảng (Tam giác châu thổ sông Vu Gia - Thu Bồn).
b. Khí hậu
Đà Nẵng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nhiệt độ cao và ít
biến động. Khí hậu Đà Nẵng là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và
miền Nam, với tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam. Mỗi năm có 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7,
thỉnh thoảng có những đợt rét mùa đông nhưng không đậm và không kéo dài.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 25,9°C; cao nhất vào các tháng 6, 7, 8,
trung bình từ 28 – 30°C; thấp nhất vào các tháng 12, 1, 2, trung bình từ 18 – 23°C.
Riêng vùng rừng núi Bà Nà ở độ cao gần 1.500m, nhiệt độ trung bình khoảng 20°C.
Độ ẩm không khí trung bình là 83,4%; cao nhất vào các tháng 10, 11, trung bình
từ 85,67 – 87,67%; thấp nhất vào các tháng 6, 7, trung bình từ 76,67 – 77,33%.
Lượng mưa trung bình hàng năm là 2.504,57mm/năm; lượng mưa cao nhất vào
các tháng 10, 11, trung bình từ 550 – 1000mm/tháng; thấp nhất vào các tháng 1, 2, 3,
4, trung bình từ 23 – 40mm/tháng.
Số giờ nắng bình quân trong năm là 2.156,2 giờ; nhiều nhất là vào tháng 5, 6,
trung bình từ 234 đến 277 giờ/tháng; ít nhất là vào tháng 11, 12, trung bình từ 69 đến
165 giờ/tháng.

c. Đặc điểm thủy hải văn
* Thủy văn
Sông ngòi của thành phố Đà Nẵng đều bắt nguồn từ phía Tây, Tây Bắc thành phố
và tỉnh Quảng Nam, hầu hết các sông ở Đà Nẵng đều ngắn và dốc. Có 4 sông đổ nước
ra vịnh Đà Nẵng là Sông Hàn (chiều dài khoảng 204km, tổng diện tích lưu vực khoảng
5.180km2), sông Cu Đê (chiều dài khoảng 38km, lưu vực khoảng 426km2), sông Phú
Lộc là sông nhỏ (có diện tích lưu vực 29km2, bắt nguồn từ núi Phước Tường đổ ra
vịnh Đà Nẵng tại phường Thanh Lộc Đán, quận Thanh Khê) và sông Kim Liên (là
sông nhỏ bắt nguồn từ núi Bạch Mã gần đèo Hải Vân đổ vào vịnh Đà Nẵng).


10

* Thủy triều vùng biển
Bờ biển Đà Nẵng kéo dài khoảng 80km, chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều
không đều. Triều ở vùng biển Đà Nẵng thuộc loại triều yếu, theo số liệu quan trắc tại các
trạm cho thấy biên độ triều ở biển dao động khoảng 0,6m, vùng cửa sông biên độ triều
trung bình khoảng 0,8-1,2m, lớn nhất đạt đến 1,5m.[4]
Do bị ảnh hưởng của chế độ triều phức tạp bao gồm chế độ bán nhật triều và nhật
triều, xen giữa có thời gian chuyển chế độ triều cho nên thời gian triều lên và thời gian
triều xuống cũng biến đổi phức tạp, phần lớn các ngày trong tháng có 2 lần nước lên
và 2 lần nước xuống và không đều về pha và biên độ. Số ngày nhật triều nhiều nhất
trong tháng là 8 ngày, ít nhất là 1 ngày, trung bình là 3 ngày.
* Chế độ sóng vùng biển
Phân bố sóng theo độ cao và hướng tại vùng biển ngoài khơi phù hợp theo phân
bố tốc độ và hướng gió, đặc biệt là các tháng mùa đông (tháng 1) và mùa hè (tháng 7).
Chế độ sóng hướng Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, sóng Tây
Nam chiếm ưu thế vào các tháng mùa hè từ tháng 5 đến tháng 8.
Kết quả thu thập cho thấy độ cao sóng vùng cửa biển lớn nhất không vượt quá
0,8m trừ những trường hợp có bão đổ bộ hoặc ảnh hưởng trực tiếp vào Đà Nẵng, có

gió mạnh trên cấp 12, sóng lớn đạt độ cao đến 1,0m, chiều dài bước sóng lớn nhất
15÷18m với hướng Đông hoặc Đông Bắc.
* Hải lưu
Dòng chảy trong khu vực nghiên cứu có tính chất thuận nghịch do chịu ảnh hưởng
mạnh của dòng triều từ ngoài biển và dòng chảy theo mùa (khô, mưa). Theo các kết quả
khảo sát và nghiên cứu trước đây cho thấy: mùa đông dòng chảy vào vịnh Đà Nẵng có
tốc độ trung bình 10 – 36cm/s hướng thịnh hành là Đông và Đông Nam. Tại cảng Tiên
Sa dòng chảy chủ yếu có hướng Nam và Tây Nam. Tốc độ dòng lớn nhất trong mùa
đông đạt 71cm/s, tốc độ dòng lớn nhất trong mùa hè tương đương với 36cm/s.
1.3.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
a. Hoạt động kinh tế
* Nông, lâm nghiệp, thủy sản
Trong cơ cấu, ngành nông – lâm nghiệp có tỷ trọng giảm dần và chuyển dịch theo
hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa cây trồng và vật nuôi. Trong nội bộ ngành nông


11

nghiệp đã chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi.
Ngành lâm nghiệp đã chuyển đổi mạnh mẽ từ khai thác gỗ sang bảo vệ, khoanh nuôi,
tái sinh và trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tỷ trọng ngành nông, lâm thủy
sản chiếm 4 – 5 % tổng giá trị GDP của thành phố.
* Công nghiệp
Đến nay, công nghiệp chiếm 47,16% tổng giá trị GDP của thành phố, ngành công
nghiệp đã vượt qua được giai đoạn khó khăn của thời kỳ đầu chuyển qua nền kinh tế
thị trường, lực lượng sản xuất được tăng cường, cơ cấu quản lý, phương thức kinh
doanh đổi mới, chú trọng đầu tư khoa học kỹ thuật và công nghệ mới để nâng cao chất
lượng sản phẩm.
* Du lịch, dịch vụ
Các ngành dịch vụ bao gồm: các ngành thương mại, vận tải, bưu điện và các loại

hình dịch vụ khác. Với những ưu thế về tài nguyên – môi trường có vị thế thuận lợi
thúc đẩy ngành dịch vụ phát triển mạnh trong những năm qua. Điển hình là sự phát
triển về dịch vụ du lịch. Đà Nẵng được thiên nhiên ban tặng nhiều cảnh quan thiên
nhiên đẹp như bán đảo Sơn Trà, các bãi biển cát vàng còn hoang sơ chạy dài hàng
chục cây số, nước trong suốt và ấm áp quanh năm cùng các di tích lịch sử tại khu vực
đã tạo nên những thế mạnh về du lịch của thành phố.
b. Dân số
Đà Nẵng là đô thị có dân số thành thị lớn nhất nước trên 89%. Tính đến năm
2009 dân số thành phố trên 887 nghìn người.
Tốc độ đô thị hóa nhanh nên tỷ lệ tăng dân số cao và mật độ dân số cũng tăng
theo, từ 535 người/km2/1997 lên 691 người/km2/2009. Dân số phân bố không đồng
đều giữa các quận (huyện); quận tập trung đông dân cư gồm quận Hải Châu, Sơn Trà,
đặc biệt quận Thanh Khê có mật độ dân số 18,05 nghìn người/km2 cao nhất thành phố.
Các quận (huyện) còn lại mật độ dân số thấp hơn nhiều so với khu vực nội thành.
1.4. Khái quát chung về hệ sinh thái biển ven bờ Đà Nẵng
1.4.1. Rạn san hô
Chúng là những cá thể hình trụ rất nhỏ có hàng xúc tu ở trên đầu để bắt mồi trong
môi trường nước và được sắp xếp vào lớp San Hô (Anthozoa). Đây là những sinh vật
trung gian tương đối đơn giản, tồn tại ở khắp các vùng biển nông cũng như sâu.


12

Rạn san hô là một trong những hệ sinh thái đặc sắc của biển Việt Nam, nơi có đa
dạng sinh học rất cao, năng suất sơ cấp lớn, cảnh quan kỳ thú. Các rạn san hô của Việt
Nam phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam trên diện tích khoảng 1.222km2, tập trung
nhiều ở vùng biển Nam Trung Bộ, Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. San hô Việt Nam
rất đa dạng và phong phú với khoảng 350 loài tạo rạn kèm theo khoảng 3.000 loài sinh
vật khác có đời sống liên quan và gắn bó với vùng rạn san hô.[12]
Trong đó, có khoảng 2.000 loài sinh vật đáy, cá (500 loài) và nhiều loài có giá trị

kinh tế cao như tôm hùm (Panulirus), bào ngư (Haliotis diversicolor), trai ngọc
(Pteriamartensi), hải sâm (Holothuria),…sống gắn bó trực tiếp với san hô.
Bảng 1.2. Sự suy giảm độ che phủ san hô ở một số vùng ven biển Việt Nam
TT

Vùng nghiên cứu

Độ phủ san hô bị suy giảm (%)

Thời gian

1

Hạ Long – Cát Bà

- 7,1

1993 – 1998

2

Cù Lao Chàm

- 1,9

1994 – 2002

3

Vịnh Nha Trang


-21,2

1994 – 2002

4

Côn Đảo

-32,3

1994 – 2004

5

Phú Quốc

-3,3

-

“Nguồn: Viện Hải dương học Nha Trang, 2003”
Hệ sinh thái rạn san hô có cấu trúc phức tạp, rất nhạy cảm với sự đe dọa của môi
trường, đặc biệt là những đe dọa từ con người như đánh bắt cá bằng thuốc nổ, hóa
chất, khai thác san hô bừa bãi, hoạt động du lịch và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội khác.[17]
Ở thành phố Đà Nẵng san hô phân bố hẹp từ vùng triều đến độ sâu không quá
12m. Theo số liệu khảo sát cho thấy, chất lượng các san hô chỉ xếp vào mức độ trung
bình hoặc xấu, với độ phủ của san hô cứng dao động từ 1 - 30% chiếm ưu thế và rất ít
nơi có độ phủ đạt trên 30%. Theo kết quả điều tra ban đầu của viện Hải Dương học
Nha Trang, rạn san hô ở thành phố Đà Nẵng hiện có 191 loài san hô cứng thuộc 47

giống 15 họ và 3 giống san hô mềm; 162 loài cá sống trong rạn san hô thuộc 77 giống


13

và 36 họ; cùng nhiều loài sinh vật đáy có kích thước lớn khác như Thân mềm, Da gai,
Giáp xác…[11
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì diện tích rạn san hô
vùng ven biển Đà Nẵng ước tính khoảng 104,6ha, trong đó 2 ha còn trong tình trạng
rất tốt, 8,1ha tốt, 9,2ha trung bình và 85,3 ha trong tình trạng xấu và rất xấu (chiếm
gần 82% tổng diện tích rạn).
Số lượng loài san hô cứng bắt gặp tại các vị trí khảo sát có sự biến thiên khá lớn
giữa các điểm rạn và từng khu vực khác nhau. Nhìn chung, khu vực Nam bán đảo Sơn
Trà có số lượng loài cao nhất, trong đó Bãi Nồm (66 loài), Tây Hòn Sụp (58 loài), Bãi
Bụt và Đông Hòn Sụp (54 loài), Vũng Cây Bàng (52 loài), Hục Lỡ 2 (50 loài), mũi
Giòn (48 loài), Hục lỡ 1 (47 loài), mũi Súng (46 loài), mũi Nghê (42 loài) và các điểm
khác có số lượng loài ít hơn 40 loài. Tiếp theo là khu vực phía Bắc bán đảo Sơn Trà
với số lượng loài tại từng điểm khảo sát dao động từ 19 đến 50 loài, trong đó rạn san
hô Vũng Cây Bàng có số lượng loài cao nhất trong khu vực này (50 loài). Số lượng
loài san hô tại các điểm rạn thuộc khu vực phía Tây bán đảo Sơn Trà dao động 20 –
27 loài.[5]
Xem xét thành phần giống san hô cứng ưu thế trong các rạn san hô vùng ven bờ
Đà Nẵng cho thấy giống Porites phổ biến nhất ở tất cả các vị trí khảo sát với độ phủ
dao động từ 0,0 - 23 % (trung bình 8,3 ± 6,9 %) và chủ yếu ở phía Bắc và Nam bán
đảo Sơn Trà (Đông Bãi Bắc, mũi Nghê, Hục lỡ 2, Bãi Nồm, mũi Giòn, Đông và Tây
Hòn Sụp, mũi Lố. Giống Montipora cũng bắt gặp ở tất cả các điểm có rạn san hô phân
bố với độ phủ dao động từ 0,0 – 24 % (trung bình 5,3 ± 6,7 %) và ưu thế nhất là ở các
điểm Vũng Cây Bàng, mũi Nghê, Vũng Đá, Hục Lỡ 1 và 2, Đông và Tây Hòn Sụp.
Giống Pachyseris ưu thế ở Vũng Đá, Hục Lỡ 1 và Tây Hòn Sụp với độ phủ dao động
từ 0,0 – 13% (trung bình 1,2 ± 3,2 %), trong khi đó giống Acropora lại có ưu thế tại

các điểm Vũng Cây Bàng, Hục Lỡ 1 và Bãi Bụt với độ phủ dao động 0,0 – 8,5 %
(trung bình 1,1 ± 2,0 %).
Hiện nay có khoảng 1,9 % các rạn san hô vùng ven bờ Đà Nẵng đang ở trong tình
trạng rất tốt (76 - 100% độ phủ san hô sống), 7,8 % tốt (51 – 75 %), 8,8 % trung bình
và 39,0 % trong tình trạng xấu và 42,2 % rất xấu với tỷ lệ độ phủ san hô sống từ thấp
đến rất thấp (1 - 30%).


14

Bảng 1.3. Hiện trạng và diện tích rạn san hô vùng biển ven bờ Đà Nẵng 5 - 2005
Các chỉ tiêu
Số lượng rạn theo các
bậc độ phủ (%)
Diện tích (ha)

Bậc độ phủ
1

2

3

4

5

42,4

39,0


8,8

7,8

1,9

44,7

40,6

9,2

8,1

2,0

“Nguồn: Sở Văn hóa Du lịch và Thể thao TP. Đà Nẵng”
Nhìn chung, các rạn san hô ở khu vực phía nam và đông bắc bán đảo Sơn Trà còn
trong tình trạng tương đối tốt với thành phần loài và độ phủ san hô sống có giá trị cao
hơn so với các khu vực khác phía Tây bán đảo Sơn Trà và Nam đèo Hải Vân, trong đó
các điểm rạn Vũng Cây Bàng, Đông Bãi Bắc, Vũng Đá, mũi Nghê, Hục Lỡ và Hòn
Sụp đang còn trong tình trạng tốt nhất.
1.4.2. Thảm rong biển
Trong tổng số 639 loài rong biển đã thống kê được hiện nay trong vùng biển
nước ta có khoảng 90 loài (14%) có giá trị kinh tế, trong đó ngành rong đỏ có tới 51
loài, tiếp đến là rong nâu 27 loài.
Ở vùng biển ven bờ Đà Nẵng, các thảm rong biển được xem là môi trường sống
quan trọng đối với cá, đặc biệt là cá Dìa (Siganidae) và các loài khác. Chúng phân bố
tập trung dọc theo vùng triều các bờ đá hoặc rạn san hô từ mũi Nhồi đến phía Nam

Làng Vân, phía Tây Bắc (Mũi Lố) và Nam bán đảo Sơn Trà. Các khu vực có diện tích
bãi rong phân bố lớn và phong phú bao gồm mũi Nhồi, Bãi Sạn, Làng Vân, nam Làng
Vân, mũi Lố, mũi Ngựa, Vũng Cây Bàng, Vũng Đá, Hục Lỡ, mũi Súng, Bãi Nồm, với
thành phần ưu thế là các giống rong mơ Sargassum và Rosenvingea. Phần lớn các
thảm rong biển phân bố hẹp và chỉ tập trung ở vùng ven bờ ra đến độ sâu 3 - 4m tùy
thuộc vào khu vực và độ trong của nước. Chiều rộng trung bình của các thảm rong dao
động 10 - 20m.[8]
Ngoài ra, dọc theo gành đá thuộc vùng biển Đà Nẵng còn có sự phân bố của các
loài rong biển có giá trị kinh tế cao như Rong câu Rễ tre (Gelediella acerosa), Rong
Câu (Gracilarsia spp), Rong Đông (Hypnea) nhưng trữ lượng không lớn. Ngư dân
thường khai thác các loại này với số lượng ít để bán cho một số chợ hoặc nấu chè vào
mùa hè.


15

Bảng 1.4. Diện tích thảm rong biển ở các khu vực chủ yếu vùng ven bờ Đà Nẵng
STT

KHU VỰC

DIỆN TÍCH (ha)

1

Mũi Nhồi

1,0

2


Bãi Đá

0,5

3

Bãi Sạn

3,3

4

Làng Vân

1,6

5

Nam Làng Vân

2,7

6

Liên Chiểu

6,9

7


Bãi Cát

0,2

8

Bãi Bộ đội

0,2

9

Mũi Ngựa

0,3

10

Mũi Lố

0,2

11

Vũng Cây Bàng

0,4

12


Đông Bãi Bắc

0,2

13

Mũi Nghê

0,3

14

Vũng Đá

0,5

15

Hục Lỡ 1

1,0

16

Hục Lỡ 2

0,2

17


Mũi Súng

0,6

18

Bãi Nồm

1,5

19

Bãi Bụt

2,6

20

Đông Hòn Sụp

0,5

21

Tây Hòn Sụp

1,5

Tổng cộng


26,2
Nguồn: Sở Văn hóa Du lịch và Thể thao TP. Đà Nẵng”


16

“Nguồn: Lê Anh Thắng (2009), Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên thiên nhiên khu vực Đà Nẵng phục vụ phát triển bền vững”

Hình 1.2. Bản đồ phân bố các hệ sinh thái và nguồn lợi sinh vật vùng biển ven bờ khu vực Đà Nẵng


17

1.4.3. Thảm cỏ biển
Cỏ biển là một nhóm thực vật có hoa sống dưới nước ở vùng nhiệt đới và ôn đới.
Chúng phát triển mạnh ở vùng nước nông có khả năng thích nghi với môi trường nước
mặn, chịu được sóng gió và có khả năng thụ phấn nhờ nước. Các thảm cỏ biển bao phủ
một số vùng rộng lớn ở dải ven biển với nhiều chức năng sinh lý học và tạo nên một
hệ sinh thái đặc thù. Hầu hết các thảm cỏ biển xuất hiện ở các vùng nước trũng đến độ
sâu 30m. Cỏ biển là một đặc trưng của các hệ sinh thái vùng nhiệt đới, có năng suất
ngang với các rạn san hô.[9]
Ở nước ta, cỏ biển thường phát triển ở vùng triều ven biển, ven đảo, các vùng cửa
sông, rừng ngập mặn, đầm phá. Số liệu thống kê mặc dù chưa đầy đủ, diện tích phân
bố thảm cỏ biển cho đến hiện nay khoảng 10.000 ha. Các loài cỏ biển phát triển hầu
hết quanh năm, nhưng tốt nhất là vào mùa xuân và đầu mùa hè, phát triển kém vào
mùa mưa bão. Chúng phân bố từ vùng triều đến độ sâu 3 – 15m thậm chí 28m (đảo
Bạch Long Vĩ). Chúng thích nghi với độ muối từ 5 – 34%, chất đáy là bùn nhỏ bột,
bùn cát, cát san hô, cát thô và sỏi.
Hiện nay ở Đà Nẵng thảm cỏ biển phân bố tương đối hẹp. Vùng ven bờ cửa sông

Cu Đê kéo đến cửa sông Hàn đều không có sự hiện diện của các thảm cỏ biển và hiện
nay các thảm cỏ biển chỉ được ghi nhận tại khu vực Bãi Nồm – Nam bán đảo Sơn Trà
với độ phủ trung bình chỉ đạt 16 – 30%. Thảm cỏ biển ở đây phân bố từ vùng bờ cho
đến độ sâu 6 – 7m, phong phú nhất ở vùng nước 3 – 4m.
Theo kết quả khảo sát trước đây thì một số bãi cỏ biển được ghi nhận tại khu vực
Vũng Thùng, Bãi Rạng, Bãi Tre, Bãi Bụt. Theo kết quả thu thập và xác định được 3
loài cỏ biển Halophila decipiens, Halophila avails và Halodule pinifolia được ghi nhận
tại bãi cỏ biển khu vực Bãi Nồm thì loài Halophila ovalis hầu như chiếm ưu thế hoàn
toàn trong thảm cỏ với độ phủ từ 15 - 30 % tùy thuộc vào độ sâu.
1.4.4. Quần xã sinh vật phù du
a. Thực vật – động vật phù du
Theo kết quả khảo sát tại vịnh Đà Nẵng năm 2002 (do Viện Hải dương học Nha
Trang thực hiện) đã xác định tổng cộng có 68 loài trong đó 37 loài tảo Silíc
(Bacillcariophyceae), 28 loài tảo Hai Roi (Dinophyceae) và 1 loài tảo Xương Cát
(Dictyochophyceae), 1 loài tảo Lục (Chlorophyceae) và 1 loài tảo Ebriidae. Số lượng


18

loài cao nhất tại trạm sông Cu Đê và thấp nhất tại trạm Sông Hàn. Tảo Hai Roi chiếm
số lượng loài khá cao và bắt gặp ở hầu hết các trạm (ngoại trừ khu vực cửa Sông
Hàn) vào cả hai lượt triều cao và thấp. Mật độ thực vật phù du (TVPD) cao nhất tại
cửa sông Cu Đê lúc triều cao (12.000 tế bào/lít) nhiều khi triều thấp (4.700 tế
bào/lít). Các trạm phía ngoài sông Hàn và lúc triều cao tại giữa vịnh có mật độ tế bào
xấp xỉ 4.000 tế bào/lít.
Theo Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Đà Nẵng
thì hiện nay vịnh Đà Nẵng có 91 loài động vật phù du đã được ghi nhận tại 4 trạm
khảo sát trong năm 2002, trong đó lớp Chân Mái Chèo (Copepoda) có số lượng loài
phong phú nhất là 43 loài, chiếm 70,5% tổng số loài. Tiếp đến là Thủy Mẫu Hydrozoa
(4 loài), Có Bao Tunicata (4 loài). Mật độ trung bình của động vật phù du thu được tại

20 trạm mặt rộng qua hai đợt điều tra ở vùng ven bờ Đà Nẵng đạt 1.217 cá thể/m3,
trạm có mật độ cao nhất đạt 3.477 cá thể/m3 và thấp nhất là 160 cá thể/m3.
b. Sinh vật đáy mềm
Theo kết quả điều tra về quần xã sinh vật đáy mềm năm 1992 đã xác định 33 loài
trong đó Giun nhiều tơ có 14 loài, Giáp xác (9 loài), Thân mềm (6 loài) và Da gai (4
loài). Mật độ sinh vật đáy khá cao, trung bình 110 cá thể/m2, trong đó Giun nhiều tơ
chiếm giá trị cao nhất là 61 cá thể/m2 và thấp nhất là Thân mềm 2,5 cá thể/m2. Kết quả
cũng cho thấy, mật độ tập trung cao của quần xã sinh vật đáy mềm đều phân bố ở giữa
và gần vịnh. Sinh khối trung bình của quần xã sinh vật đáy mềm vịnh Đà Nẵng đạt
2,68 g/m2, cao nhất là nhóm Giun nhiều tơ 0,61 g/m2 và thấp nhất là Da gai 0,39 g/m2.
Nhìn chung, khối lượng của quần xã sinh vật đáy mềm có giá trị thấp nhưng mật độ cá
thể lại cao.
Bảng 1.5. Mật độ và khối lượng trung bình của sinh vật đáy mềm tại vịnh Đà Nẵng
Nhóm sinh vật

Mật độ (cá thể/m2)

Khối lượng (g/m2)

Giun nhiều tơ

61,25

0,61

2,5

0,28

Giáp xác


33,75

0,54

Da gai

10,00

0,39

2,5

0,86

Thân mềm

Loại khác

“Nguồn: Viện Hải dương học Nha Trang, 2006”


19

1.5. Khái quát về du lịch Đà Nẵng
Đà Nẵng không chỉ được biết đến như là trung tâm kinh tế - văn hóa – chính trị
của khu vực miền Trung và Tây Nguyên mà còn nổi tiếng với những bãi biển thơ
mộng đã được tạp chí Forbes bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành
tinh. Bên cạnh đó, Đà Nẵng còn được biết đến với phong cảnh sông nước hữu tình
nằm trong lòng thành phố, kết hợp với những di tích lịch sử nổi tiếng đã làm say đắm

biết bao du khách trong và ngoài nước khi đến với Đà Nẵng. Chính vì vậy mà trong
nhiều năm liền doanh thu của ngành du lịch đã đóng góp một phần lớn vào ngân sách
của thành phố.
1.5.1. Tài nguyên du lịch của thành phố Đà Nẵng
a. Tài nguyên du lịch nhân văn
Đà Nẵng có nhiều điểm du lịch văn hóa hấp dẫn như: Ngũ Hành Sơn, bảo tàng
Hồ Chí Minh, bảo tàng Chăm, làng cổ Phong Nam, hệ thống các đền chùa, nhà thờ, hệ
thống kiến trúc nhà cổ thời Pháp, làng đá mỹ nghệ, nhà hát, các lễ hội tôn giáo, và đặc
biệt là các khu ẩm thực trên hầu khắp các đường phố Đà Nẵng. Theo thống kê của Bảo
tàng Đà Nẵng thì hiện nay toàn thành phố có 79 di tích được xếp hạng, trong đó có 44
di tích lịch sử, cách mạng, danh thắng (14 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, 30 di
tích được xếp hạng cấp thành phố), đây chính là tiền đề để phát triển du lịch trên địa
bàn thành phố
b. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Đà Nẵng có tài nguyên du lịch tự nhiên rất phong phú và đa dạng. Đó là sự kết
hợp hài hòa giữa địa hình miền núi ở phía Tây với khí hậu ôn hòa mát mẻ và các bãi
biển đẹp bao quanh, đó là con sông Hàn uốn khúc chảy trong lòng thành phố tạo nên
nét quyến rũ riêng mà không nơi nào có được.
Thành phố đã đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở phía Tây tạo thành
một vòng cung liên kết trong đó khu du lịch Bà Nà là trọng tâm với nhiều khách sạn,
khu vui chơi….Ở phía Đông của thành phố là các bãi biển đẹp, cát trắng, mịn, không
lẫn vỏ sò vỏ hến, độ cao sóng vừa phải, bãi biển thoải, hầu như không có vực xoáy là
điều kiện để thành phố phát triển du lịch biển với nhiều loại hình khác nhau như tắm
biển, thể thao, lặn biển ngắm san hô. Các điểm du lịch tự nhiên nổi tiếng của Đà Nẵng
như:


20

* Bãi tắm Thanh Bình – Xuân Thiều – Nam Ô

Khi con đường ven biển Nguyễn Tất Thành được đưa vào sử dụng năm 2003 đã
tạo ra cơ hội để phát triển thế mạnh của 12km bờ biển từ Thanh Bình đến Liên Chiểu.
Những bãi tắm này còn khá hoang sơ, thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du
lịch biển như mô tô nước, dù lượn, tắm biển và lặn biển.
* Bãi tắm Mỹ Khê – Bắc Mỹ An - Non Nước
Đây là những bãi tắm nằm ở phía Đông và Đông Nam của thành phố với làn
nước trong xanh, bờ cát trắng mịn, các khu nhà hàng, Resort 5 sao tạo thuận lợi cho
việc phát triển du lịch biển về nhiều phương diện. Hiện nay ở khu vực này đã phát
triển được nhiều loại hình du lịch biển như lặn biển ngắm san hô, câu cá cùng ngư dân,
tắm biển và các tiện ích được phục vụ từ các Resort nằm trên tuyến đường ven biển
Hoàng Sa – Trường Sa.
* Đèo Hải Vân
Đèo Hải Vân được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” nằm án ngữ ở
phía Bắc thành phố với độ cao 1172m. Ngọn núi này có đỉnh lẫn trong mây và chân
chìm dưới biển tạo nên một nét độc đáo, hoang sơ và thơ mộng. Trên Hải Vân còn có
di tích Đồn Nhất – Hải Vân Quan – “Khải hoàn môn của Đà Nẵng”. Từ đỉnh đèo
phóng tầm mắt ra xa du khách có thể nhìn thấy cảnh non nước hữu tình với một bên là
đầm Lập An, làng chài Lăng Cô đẹp như tranh vẽ, một bên là toàn cảnh thành phố biển
Đà Nẵng, xa xa là đỉnh Sơn Trà mây phủ quanh năm.
* Bán đảo Sơn Trà.
Núi Sơn Trà nằm ở phía Đông Bắc của thành phố còn được gọi với tên khác là
Monkey mountain với 3 ngọn núi chính là Hòn Nghê, Hòn Mỏ Diều và Hòn Ngưu với
ngọn núi cao nhất là 639m. Đây là khu bảo tồn thiên nhiên có hệ sinh thái phong phú
và đa dạng với 985 loài thực vật bậc cao (trong đó có 22 loài quý hiếm), 287 loài động
vật (trong đó có nhiều loài đặc biệt quý hiếm như khỉ đuôi dài, gà mặt đỏ…). Đây là
nơi có thể phát triển nhiều loại hình du lịch biển, du lịch thể thao hấp dẫn
* Khu danh thắng Ngũ Hành Sơn
Ngũ Hành Sơn nằm cách trung tâm thành phố hơn 8km về hướng Đông Nam
gồm 6 ngọn núi nằm kề nhau là Kim Sơn, Mộc Sơn, Thủy Sơn, Hỏa Sơn và Thổ Sơn
(trong đó Hỏa Sơn có 2 ngọn và Thủy Sơn là ngọn lớn nhất).



21

Ở ngọn Thủy Tinh, lên khỏi 156 bậc cấp đá hoa cương là cổng Tam Quan cổ kính
dẫn vào chùa Tam Thai, ở lưng chừng núi thờ Phật Di Lặc và 18 vị La Hán. Sau lưng
chùa là động Huyền Không. Cách đây 10 thế kỷ, động Huyền Không là nơi thờ các vị
thần Ấn Độ giáo, sau đó là Phật giáo. Ở động ngoài có thờ Phật Bà Quan Âm cao 4m,
động trong thờ Phật Thích Ca. Từ chùa Tam Thai sang phía Đông gặp nhiều hang
động nhỏ. Nét độc đáo của Ngũ Hành Sơn là vẻ đẹp hài hòa giữa các hang động, cảnh
quan tự nhiên và hệ thống chùa chiền “Vừa ngẫu nhiên, vừa có ý thức”.
1.5.2. Tình hình phát triển du lịch Đà Nẵng
a. Về khách Du lịch
Tốc độ tăng trưởng về khách du lịch bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010
là 22%. Năm 2006 tổng lượt khách du lịch đạt 774.000 lượt; năm 2007 tổng lượt
khách du lịch đạt 1.024.020 lượt (tăng 32%); năm 2010, tổng lượt khách du lịch đạt
1.770.000 khách, tăng 33% so với năm 2009 và tăng 22% so với kế hoạch, trong đó
khách quốc tế tăng 18%, khách nội địa tăng 38%.
b. Doanh thu Du lịch
Doanh thu chuyên ngành du lịch giai đoạn 2006 - 2010 tăng bình quân hàng năm
đạt 25% (tăng 7% so với kế hoạch). Từ 435 tỷ đồng năm 2006 lên 1.239 tỷ đồng năm
2010. Thu nhập xã hội từ hoạt động du lịch năm 2006 đạt 958 tỉ đồng lên 3.097 tỷ
đồng năm 2010.
c. Đầu tư xây dựng cơ sở chuyên ngành du lịch
Thành phố đã đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị, các công trình để
phục vụ cho dân sinh và tạo thuận lợi cho phát triển du lịch như: đường du lịch ven
biển Hoàng Sa, Trường Sa, đường lên đỉnh Sơn Trà đường lên Khu du lịch Bà Nà Suối Mơ (đường ĐT 602), quy hoạch và mở rộng khu danh thắng Ngũ Hành Sơn,…
Năm 2010, thành phố có 55 dự án đầu tư về du lịch với tổng số vốn đầu tư lên
đến 2.835,7 triệu USD; trong đó có 10 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư
1.212 triệu USD và 45 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư 1.623,7 triệu

USD.
Về cơ sở lưu trú năm 2005 có 85 khách sạn với 2.670 phòng (trong đó có 10
khách sạn 3 – 5 sao với 725 phòng), đến năm 2010 thành phố đã có 181 khách sạn với
tổng số 6.089 phòng; trong đó có 19 khách sạn từ 3 – 5 sao với 1.860 phòng.


22

d. Về phát triển sản phẩm du lịch
Hàng loạt sản phẩm du lịch mới có sức hấp dẫn và thu hút khách du lịch phải kể
đến đó là: KDL sinh thái bán đảo Sơn Trà, điểm du lịch văn hóa tâm linh chùa Linh
Ứng, KDL Bà Nà với hệ thống cáp treo đạt 2 kỷ lục thế giới cùng các dịch vụ lưu trú,
vui chơi giải trí hiện đại, khu giải trí quốc tế đặc biệt Silver Shores, sân golf The
Dunes Hòa Hải, khu công viên giải trí thể thao biển Dana Beach Club, chương trình
citytour khám phá phố biển Đà Nẵng, các show diễn phục vụ du khách định kỳ tại Nhà
hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh vào các tối thứ 4 và thứ 7 hàng tuần, các bãi tắm du lịch
sạch đẹp kiểu mẫu ở Mỹ Khê và T18, an toàn cùng hệ thống phát thanh, nhạc nhẹ rất
riêng của Đà Nẵng…đã thực sự hấp dẫn du khách.
e. Định hướng phát triển ngành du lịch
- Ngày 6/1/2012 Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng vừa chính thức phê
duyệt Đề án quản lý và khai thác các bãi biển du lịch dọc tuyến đường Nguyễn Tất
Thành, giai đoạn 2012 - 2014. Thành phố tập trung đẩy mạnh phát triển các loại hình
du lịch biển mới, giải quyết ô nhiễm quanh các khu vực này nhằm tạo nên môi trường
cảnh quan sạch, thu hút khách du lịch.
- Nghị quyết số 33/NQ-TW ngày 16 tháng 10 năm 2003 của Bộ chính trị về xây dựng
và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
trong đó phương hướng, nhiệm vụ phát triển của thành phố Đà Nẵng đến năm 2020
“Đầu tư phát triển mạnh du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, xây
dựng Đà Nẵng thành trung tâm du lịch lớn của đất nước”. Trong đó tập trung vào 3
hướng chính:

+ Phát triển du lịch biển, nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái;
+ Phát triển du lịch văn hoá, lịch sử, thắng cảnh, làng quê, làng nghề;
+ Phát triển du lịch công vụ mua sắm, hội nghị hội thảo.


23

Chương II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC BIỂN VEN BỜ
VỊNH ĐÀ NẴNG
2.1. Đánh giá cảm quan về hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ vịnh Đà Nẵng
Để đánh giá cảm quan hiện trạng nước biển ven bờ vịnh Đà Nẵng, chúng tôi tiến
hành điều tra hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ Vịnh Đà Nẵng, trong đó chúng
tôi tập trung nghiên cứu các khu vực như: phía ngoài của cửa sông Kim Liên, cửa sông
Cu Đê, cửa sông Phú Lộc, cửa sông Hàn.
Bảng 2.1. Đánh giá cảm quan hiện trạng nước biển ven bờ vịnh Đà Nẵng
KV1

KV2





KV3

KV4

Trong
Màu sắc


Mùi

Có màu



Vàng



Hôi



Có mùi nhẹ







Không hôi
Qua khảo sát và bảng trên cho thấy, ở cả 4 cửa sông đều có nhiều cống thải ra
trực tiếp, điều này ảnh hưởng đến chất lượng nước về mặt cảm quan như màu sắc, mùi
của nước biển ven bờ. Chúng tôi nhận thấy ở cả 4 cửa sông nước đều có độ đục cao,
có mùi nhẹ, đặc biệt là những nơi cửa sông và cống đổ ra. Cụ thể như sau:
- Ở cửa sông Kim Liên: nước có nhiều chất lơ lửng, hơi đục, có mùi tanh và hôi, bắt
nguồn từ các cống xả của khu công nghiệp, hộ dân…
- Ở cửa sông Cu Đê: theo như quan sát chúng tôi nhận thấy tại cửa sông này nước có

trong hơn ở cửa sông Kim Liên nhưng ở đây cặn chất lơ lửng nhiều, xuất hiện một ít
lầy ở chỗ giao nhau giữa nước sông và nước biển, mùi nhẹ, hơi tanh.
- Ở cửa sông Phú Lộc, tại đây quan sát thấy có mùi rất hôi, nước ngả sang màu vàng,
có xuất hiện cặn đen và hàm lượng chất lơ lửng nhiều có lầy ở ngay sát bờ biển.
- Ở cửa sông Hàn, quan sát thấy ở đây có nhiều cặn lơ lửng, có mùi hôi và tanh, nước
có màu đục ngả sang màu hơi đen ở gần bờ. Điều này xuất phát từ đầu cống của khu
chế biến thủy sản Thọ Quang thải ra.


24

2.2. Đánh giá về hiện trạng chất lượng nước biển ven bờ vịnh Đà Nẵng thông qua
các chỉ tiêu lý hóa
2.2.1. Chất lượng nước biển đợt 1 (mùa mưa)
Hiện nay, tình trạng ô nhiễm nước đang ngày càng tăng cao, các hợp chất như
nitrat (N - NO3-), phosphat (P - PO4-), nitrit (N - NO2-) cũng như các chất Chì (Pb),
Asen (As) thường xuất hiện nhiều trong nguồn nước, gây ảnh hưởng xấu đến con
người nói riêng và động thực vật nói chung. Sự gia tăng ô nhiễm trên các dòng sông
cũng đã góp phần làm cho chất lượng nước biển ngày càng xuống cấp, đe dọa nghiêm
trọng đến sự sinh tồn của các loài sinh vật biển, mất mỹ quan và giảm lượng thu hút
khách du lịch.
Do vậy, đề tài tiến hành phân tích một số chỉ tiêu trong 24 mẫu nước biển ven bờ
thu tại 4 khu vực nghiên cứu qua 2 đợt.
Bảng 2.2. Chất lượng nước thông qua các chỉ tiêu lý hóa tại đợt 1 (mùa mưa).
STT

TÊN CHỈ TIÊU

ĐVT


1

pH

2

KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM ĐỢT 1
KV1

KV2

KV3

KV4

-

7,25

7,34

7,42

7,45

TSS

mg/l

36,0


34,0

42,0

38,0

3

COD

mg/l

55

43

52

57

4

NO-3- N

mg/l

KPH

KPH


KPH

KPH

5

Pb

mg/l

0,0685

0,0318

0,0342

0,0595

Ghi chú: - KV1: mẫu nước biển ven bờ khu vực gần Cảng Kim Liên
- KV2: mẫu nước biển ven bờ khu vực gần Cửa sông Cu Đê
- KV3: mẫu nước biển ven bờ khu vực gần Cửa sông Phú Lộc
- KV4: mẫu nước biển ven bờ khu vực gần cửa Sông Hàn
Qua bảng 2.2 thì nhìn chung nước biển ở đây chưa bị ô nhiễm nặng. Nhưng các
chỉ tiêu như Chì (Pb) và COD vượt chỉ tiêu cho phép của QCCLNBVB nhiều lần.
Độ pH trung bình tại khu vực nghiên cứu dao động từ 7,25 - 7,45. Trong đó, thấp
nhất là KV1 với độ pH trung bình là 7,25 và cao nhất là KV4 với độ pH trung bình là


25


7,45. So với QCCLNBVB về giới hạn cho phép pH từ 6,5 – 8,5 thì các khu vực ở đây
đều có độ pH nằm trong giới hạn cho phép. Tương tự, hàm lượng TSS trung bình dao
động từ 34 – 42mg/l. Trong đó, thấp nhất là KV2 với hàm lượng TSS là 34mg/l và cao
nhất là KV3 với hàm lượng TSS trung bình là 42mg/l. Nhìn chung, hàm lượng TSS
tương đối cao nhưng so với QCCLNBVB về giới hạn cho phép TSS trong vùng nuôi
trồng thuỷ sản, bảo tồn thủy sinh và vùng bãi tắm thể thao dưới nước là 50mg/l
thì hàm lượng TSS ở khu vực nghiên cứu vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Hàm lượng NO-3- N trong các khu vực đều không phát hiện, chứng tỏ nước ở cả
4 khu vực nghiên cứu hoàn toàn không bị ô nhiễm NO-3- N.
Đối với các chỉ tiêu COD và Chì (Pb) được so sánh với QCVN 10:2008/BTNMT.
Từ bảng 2.2 cho thấy hàm lượng COD và Chì (Pb) đều vượt các tiêu chuẩn cho phép
nhiều lần, cụ thể như sau:

QCVN
10:2008/BTNMT
(KVBTTS
3mg/l;
KVBTTTDL
4mg/l)

Biểu đồ 2.1. Hàm lượng nhu cầu oxy hóa học (COD) tại các khu vực qua đợt 1
Theo kết quả của bảng 2.2 và biểu đồ 2.1 thì hàm lượng COD trung bình tại các
khu vực nghiên cứu dao động từ 43 - 57mg/l, trong đó cao nhất là KV4 với hàm lượng
COD trung bình là 57mg/l, thấp nhất là KV2 (43mg/l). So sánh với QCVN
10:2008/BTNMT, quy định giới hạn cho phép của COD trong nước biển ven bờ dành


×