Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Thực trạng pháp luật cạnh trạnh Việt Nam về bán hàng đa cấp bất chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.45 KB, 33 trang )

Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về bán hàng đa cấp bất
chính - Bài tập học kỳ Luật Cạnh tranh
Như là một xu thế tất yếu của quá trình đổi mới nền kinh tế đất nước, cùng với việc
hàng hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam thì các phương thức bán hàng “phi truyền
thống” rất mới lạ cũng nhanh chóng được du nhập vào nước ta. Bắt đầu xuất hiện ở
Việt Nam vào khoảng năm 1998 phát triển mạnh bắt đầu từ năm 2000, sự xuất hiện
và bùng nổ của phương thức bán hàng đa cấp trên thực tế đã tạo ra sự hoang mang
cho người tiêu dùng và sự lúng túng trong xử lý của các cơ quan quản lý. Hoạt động
của đa số các công ty sử dụng phương thức bán hàng đa cấp đã phát sinh nhiều quan
hệ phức tạp giữa Doanh nghiệp và người tham gia bán hàng đa cấp. Đồng thời vấn
đề chất lượng cũng như giá cả của sản phẩm được cung cấp thông qua phương thức
bán hàng đa cấp có nguy cơ gây tổn hại lớn tới quyền và lợi ích của người tiêu
dùng. Trước thực trạng cấp bách trên, Luật cạnh tranh được quốc hội thông qua
ngày 3/12/2004 (có hiệu lực ngày 1/7/2005) đã quy định về việc ngăn cấm bán hàng
đa cấp bất chính. Để hiểu rõ hơn về những quy định của pháp luật về vấn đề này em
xin đi sâu làm sáng tỏ đề tài “Thực trạng pháp luật cạnh tranh Việt Nam về bán
hàng đa cấp bất chính”
NỘI DUNG
I, Một số vấn đề lý luận về bán hàng đa cấp bất chính
1. Khái niệm và đặc trưng của bán hàng đa cấp
1.1. Khái niệm bán hàng đa cấp
Ở Việt Nam, bán hàng đa cấp là một khái niệm mới và lần đầu tiên được chính thức
ghi nhận trong Luật Cạnh tranh năm 2004. Trước đó, kiểu kinh doanh này thường
được gọi dưới tên là “truyền tiêu đa cấp”,“kinh doanh theo mạng”,“tiếp thị đa tầng”.
Trên thế giới phương thức này thường được sử dụng dưới tên gọi “kinh doanh đa


cấp” (Multi- Level -Marketing), đây là phương thức tiêu thụ sản phẩm do nhà hóa
học người Mỹ Karl Ranborg(1887 – 1973) sáng tạo ra trong khoảng thời gian từ
năm 1927 đến năm 1934.
Pháp luật Việt Nam đã không định nghĩa trực tiếp bán hàng đa cấp là gì mà thay vào


đó là đưa ra các điều kiện để xác định ranh giới “chân chính” hay, tức là xác
địnhtính hợp pháp hay bất hợp pháp của hoạt động bán hàng này. Nếu hoạt động
bán hàng đa cấp đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 11, Điều 3 Luật cạnh
tranh năm 2004 nêu trên thì các thương nhân được phép sử dụng để áp dụng vào
chiến lược kinh doanh của mình và nhà nước sẽ bảo hộ hoạt động đó. Dựa trên các
điều kiện đã được pháp luật quy định có thể định nghĩa bán hàng đa cấp như sau:
Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng trực tiếp,theo đó doanh nghiệp bán
hàng hoá thông qua mạng lưới những người tham gia ở nhiều cấp, nhiều nhánh khác
nhau, trong đó người tham gia sẽ nhận được tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi
ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của người tham gia khác do mình
tổ chức ra và được doanh nghiệp chấp nhận.
1.2.Các đặc trưng của bán hàng đa cấp
Dựa theo nội hàm quy định của Luật Cạnh tranh năm 2004 về bán hàng đa cấp, có
thể chỉ ra những đặc trưng sau đây:
- Một là, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị để bán lẻ hàng hóa;
- Hai là, doanh nghiệp bán hàng đa cấp tiếp thị và tiêu thụ hàng hóa thông qua
những người tham gia được tổ chức ở nhiều cấp khác nhau (đa cấp);
- Ba là, người tham gia bán hàng đa cấp được hưởng tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi
ích kinh tế khác từ kết quả bán hàng của mình và của người tham gia khác trong
mạng lưới do họ tổ chức ra.


2, Khái niệm và bản chấtcủa bán hàng đa cấp bất chính
2.1. Khái niệm bán hàng đa cấp bất chính
Trong những năm gần đây, cùng với quá trình hộp nhập kinh tế khu vực và thế giới,
nhiều phương thức kinh doanh đã du nhập vào nước ta và phát triển một cách nhanh
chóng, trong đó có bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, bên cạnh bán hàng đa cấp chân
chính – một phương thức kinh doanh thực thụ, còn có một mô hình lừa đảo dạng
tháp mà nhiều người lầm tưởng đó là bán hàng đa cấp (ở phương Tây thường gọi là
pyramid Scheme)

- Dưới góc độ kinh doanh, bán hàng đa cấp bất chính được hiểu theo hiệp hội bán
hàng trực tiếp Hoa Kỳ thì “ Kinh doanh đa cấp bất chính là một chuỗi người (bao
gồm nhiều tầng) mà trong đó những người thuộc tầng cuối cùng trả tiền cho một vài
người ở tầng cao nhất ”
Như vậy, định nghĩa của hiệp hội bán hàng trực tiếp Hoa Kỳ cho thấy cấu trúc của
mô hình kinh doanh đa cấp bất chính cũng giống như kinh doanh đa cấp chân chính,
phân phối viên tham gia mạng lưới có quyền tuyển thêm phân phối viên mới và nhờ
đó quy mô mạng lưới ngày càng mở rộng. Tuy nhiên trong kinh doanh đa cấp bất
chính, những người cấp dưới sẽ trả tiền cho những người thuộc cấp trên dưới hình
thức các khoản đóng góp phát sinh từ việc tham gia mạng lưới.
- Dưới góc độ pháp lý, pháp luật Việt Nam không đưa ra một định nghĩa chính thức
nào về bán hàng đa cấp bất chính mà liệt kê những hành vi nào sẽ được coi là bán
hàng đa cấp bất chính tại Điều 48 Luật cạnh tranh năm 2004. Cụ thể là: “ Bán hàng
đa cấp bất chính: Cấm doanh nghiệp thực hiện các hành vi sau đây nhằm thu lợi từ
việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp:


1) Yêu cầu người mua muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hànghóa
banđầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng
đa cấp;
2) Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho
người tham gia để bán lại;
3) Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ
dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
4) Cung cấp thông tin gian d ối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa
cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác
tham gia”.
Những quy định trên cho thấy, việc bán hàng đa cấp được coi là bất chính khi đáp
ứng đủ hai điều kiện: một là thực hiện một trong các hành vi mà luật liệt kê; hai là
nhằm thu lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới. Như vậy, dấu

hiệu khách quan của hành vi bán hàng đa cấp bất chính là việc thực hiện một trong
bốn hành vi trên; và dấu hiệu chủ quan của nó là mục đích thu lợi bất chính mà
doanh nghiệp bán hàng đa cấp mong muốn thụ hưởng. Luật Cạnh tranh của chúng
ta đã sử dụng đồng thời cả hai dấu hiệu này để làm cơ sở cấu thành hành vi vi
phạm. Dưới góc độ so sánh, Luật Cạnh tranh của Việt Nam có những quy định khá
tương đồng với các nước trong việc mô tả dấu hiệu khách quan của hành vi bán
hàng đa cấp bất chính . Tuy nhiên, khi xác định các dấu hiệu chủ quan để kết luận
về tính bất chính của sự vi phạm, các nhà làm luật Việt Nam có cách tiếp cận rất đặc
thù. Pháp luật của chúng ta xác định sự bất chính dựa vào mục đích của các hành vi
vi phạm là nhằm thu lợi bất chính.Trong khi đó, pháp luật của một số nước khác
như Canada, Đài Loan tập trung phân tích về bản chất gian dối của hành vi vi phạm.
Trong đó các nhà làm luật ở những quốc gia này tập trung mô tả các thủ đoạn gian
dối của doanh nghiệp khi đưa ra thông tin về (i) lợi ích mà những người đang tham
gia được hưởng, hoặc (ii) lợi ích sẽ được hưởng khi tham gia vào mạng lưới, để từ


đó thiêt lập được hệ thống phân phối đa cấp . Trở lại với các quy định của Luật
Cạnh tranh Việt Nam, mặc dù Luật đã xác định tương đối rõ ràng về hành vi vi
phạm và bản chất bất chính của nó, song lại chưa làm rõ được thế nào là “nhằm thu
lợi bất chính từ việc tuyển dụng người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp”.Tóm
lại, dù hiểu ở góc độ nào thì bán hàng đa cấp bất chính cũng là một kế hoạch, một
âm mưu mà trong đó doanh nghiệp và những người thuộc tầng trên trong mạng lưới
người tham gia được hưởng các khoản lợi ích kinh tế chủ yếu từ tiền đóng góp của
những người mới tham gia chứ không phải lợi nhuận của việc bán lẻ sản phẩm cho
người tiêu dùng.
2.2. Bản chấtcủa bán hàng đa cấp bất chính
Nếu như bản chất của bản hàng đa cấp chân chính là phương thức tiêu thụ sản phẩm
dựa trên phương pháp quảng cáo truyền khẩu và các mối quan hệ thân quen giữa
các phân phối viên với người tiêu dùng. Mục đích của bản hàng đa cấp chân chính
là bán sản phẩm cho người tiêu dùng để thu lợi nhuận do đó bản lẻ sản phẩm là

công việc cốt lõi của mọi phân phối viên. Trái lại, hoạt động chủ yếu của người
tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp bất chinh là nhằm chiêu dụ, tuyển dụng người
khác tham gia mạng lưới. Mặc dù trong bán hàng đa cấp bất chính cũng có việc
tuyển người nhưng việc tuyển người này là nhằm mục đích đào tạo họ thành những
phân phối viên có khả năng tổ chức bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng. Trong khi
đó,ở bán hàng đa cấp bất chính cũng có việc bán lẻ sản phẩm, nhưng thực chất việc
bán lẻ sản phẩm chỉ nhằm vào những người muốn tham gia mạng lưới chứ không
hướng tới tiêu thụ thuần túy. Và thu nhập của người tham gia mạng lưới bán hàng
đa cấp bất chính có nguồn gốc chủ yếu từ tiền đóng góp của người mới tham gia
mạng lưới.
Có thể nêu ra một số đặc điểm mang tính bản chất của bán hàng đa cấp bất chính
như sau:


- Thứ nhất, bán hàng đa cấp bất chính mang bản chất của sự chiếm dụng vốn. Xét
về bản chất, bán hàng đa cấp bất chính là một mô hình gây quỹ trong một nhóm
người được tổ chức thành nhiều cấp, theo đó thành viên cấp dưới với số lượng đông
hơn sẽ góp tài chính cho các thành viên cấp trên. Những người tại cấp dưới cùng,
cũng là những thành viên mới gia nhập nhóm thực chất sẽ phải gánh chịu toàn bộ
khoản tiền mà tất cả các cấp trên được hưởng. Để thu lại khoản tiền đã mất và thu
được lợi nhuận từ mô hình, những người buộc phải tìm kiếm, lôi kéo thêm những
người mới trở thành thành viên cấp dưới đóng tiền cho họ. Tức là lúc này, doanh
nghiệp không hề chú trọng đến việc bán lẻ sản phẩm nữa và hoa hồng mà người
tham gia được hưởng cũng không phải từ bán lẻ hàng hóa mà là từ tuyển dụng thêm
người vào mạng lưới. Và tiền sẽ đổ về những người thuộc tầng cao nhất. Khi bản
chất chiếm dụng ốn dần bộc lộ cũng là lúc những kẻ “cầm đầu” sẽ ôm trọn toàn bộ
tiền mà mạng lưới tầng dưới góp vào và bỏ trốn.
- Thứ hai, bán hàng đa cấp bất chính phản ánh chiến lược dồn hàng cho người tham
gia. Theo Luật Cạnh tranh năm 2004, việc dồn hàng cho người tham gia được thực
hiện thông qua các hành vi: doanh nghiệp(DN) bán hàng đa cấp yêu cầu người

muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu để được quyền tham gia
mạng lưới bán hàng đa cấp;hoặc không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90%
giá hàng hoá đã bán cho người tham gia để bán lại. Các hàng hóa, dịch vụ kinh
doanh mà DN kinh doanh không có giá trị thực, hoặc giá trị thấp hơn nhiều so với
bán hàng. Cũng vì lý do đó sản phẩm bán ra với giá trị cao hơn rất nhiều giá trị thực
tế và chất lượng sản phẩm cũng không cao nên doanh nghiệp chỉ có thể tiêu thụ sản
phẩm trong mạng lưới, không thể tìm kiếm khách hàng, bán hàng như các phương
pháp bán lẻ truyền thống khác.
- Thứ ba, bán hàng đa cấp bất chính tập trung chủ yếu vào việc lôi kéo, dụ dỗ người
tham gia. Luật cạnh tranh quy định cấm các doanh nghiệp không được thực hiện
hành vi cho người tham gia được nhận hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác
chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp.


Theo hệ thống bán hàng đa cấp truyền thống, những người tham gia được hưởng
hoa hồng, tiền thưởng hoặc các lợi ích kinh tế khác từ hai nguồn:
+ Từ kết quả tiếp thị, bán lẻ sản phẩm của họ
+ Từ kết quả tiếp thị, bán hàng hóa của người tham gia bán hàng đa cấp dưới dạng
mạng lưới do họ đã xây dựng và bảo trợ trong một phạm vi nhất định (có một giới
hạn về cấp nhất định)
Điều này giúp cho DN đồng thời đạt được hai mục đích:
+ Một là, kích thích người tham gia nỗ lực tiếp thị hàng hóa
+ Hai là, thúc đẩy người tham gia xây dựng, tổ chức và vận hành một mạng lưới cấp
dưới
Còn đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính, với lợi ích được hưởng từ việc lôi
kéo người mới tham gia mạng lưới, người tham gia sẽ chỉ chú trọng đến việc dụ dỗ
người khác tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp mà không nỗ lực tiến hành các
hoạt động tiếp thị và bán hàng hóa.
- Thứ tư, bán hàng đa cấp bất chính mang tính lừa dối. Luật cạnh tranh cấm doanh
nghiệp bán hàng đa cấp cung cấp những thông tin gian dối về lợi ích của việc tham

gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của
hàng hóa .Việc đưa ra các thông tin gian dối có thể nhằm mục đích sau đây:
+ Dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia bằng cách tác động vào bản tính hám lợi của
con

người

thông

quanhữngthôngtinvềlợiíchcủangườithamgiađangđượchưởnghoặcsẽđượchưởng nếu
tham gia;


+ Thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm với những thông tin vềtínhchấtcông dụnggâyra
sự nhầm lẫn để những người tham gia tiếp thị, bán hàng hóa cho người tiêu dùng.
Sự lừa dối này không chỉ làm giảm uy tín của người tham gia trước người tiêu dùng
mà còn đe dọa đến lợi ích chính đáng của khách hàng, của xã hội, nhất là khi những
sản phẩm được tiêu thụ là sản phẩm kém chất lượng.
3. Sự biến tướng từ bán hàng đa cấp sang bán hàng đa cấp bất chính và sự cần thiết
trong việc điều chỉnh pháp luật đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính.
Bán hàng đa cấp là một phương thức kinh doanh phức tạp nhưng có nhiều ưu điểm
nhất định như làm giảm chi phí quảng cáo sản phẩm, góp phần tạo nên việc làm cho
xã hội…Tuy nhiên, chính từ mô hình bán hàng đa cấp lại dễ phát sinh những biến
tướng, vi phạm, gây mất ổn định môi trường kinh doanh và thiệt hại cho người tiêu
dùng. Trong thời gian qua, thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh đa
cấp cho thấy một số những dấu hiệu của sự biến tưởng từ mô hình bán hàng đa cấp
chân chính sang bán hàng đa cấp bất chính. Lý giải cho việc này đó là lợi nhuận mà
những người cấp trên của mô hình bán hàng đa cấp bất chính này thu được là cao
hơn rất nhiều lần so với bán hàng đa cấp chân chính. Lợi ích thu được của họ không
phải xuất phát từ việc bán lẻ sản phẩm cho người tiêu dùng mà chủ yếu từ việc

tuyển người mới tham gia vào mạng lưới. Và khi báo chí đưa tin nhiều người đã có
quan điểm sai lầm rằng tất cả các doanh nghiệp bán hàng đa cấp thực chất là trò lừa
đảo và tẩy chay cách bán hàng này. Như vậy, bán hàng đ
a cấp bất chính với biểu hiện bên ngoài rất giống bán hàng đa cấp chân chính đã
làm cho người tiêu dùng có cái nhìn sai lệch về mô hình này, đồng thời gây bất ổn
cho thị trường kinh doanh nói chung. Điều đó cũng gây phương hại đến hai lợi ích
quan trọng mà nhà nước luôn có trách nhiệm bảo vệ đó là: lợi ích của người tham
gia mạng lưới, lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của các chủ thể bán hàng đa
cấp chân chính. Chính vì vậy mà nhà nước cần phải can thiệp vào quá trình áp dụng
phương thức kinh doanh đa cấp, phải đặt ra pháp luật bảo vệ mô hình kinh doanh đa
cấp chân chính, ngăn chặn sự biến tướng từ bán hàng đa cấp chân chính sang bán
hàng đa cấp bất chính và chống lại một cách quyết liệt với hình thức bán hàng đa


cấp bất chính. Vì những lý do này mà hành vi bán hàng đa cấp bất chính được xếp
vào một dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
II, Pháp luật cạnh tranh về bán hàng đa cấp bất chính
1, Một số quy định của pháp luật về hoạt động bán hàng đa cấp bất chính ở Việt
Nam
Trước ngày 01 tháng 7 năm 2014, bên cạnh Luật Cạnh tranh 2004,bán hàng đa cấp
được điều chỉnh bởi Nghị định số 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng
đa cấp, Nghị định số 120/2005/NĐ-CP về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
cạnh tranh, Thông tư số 19/2005/TT-BTM hướng dẫn một số nội dung quy định tại
Nghị định số 110/2005/NĐ-CP và Thông tư số 35/2011/TT-BCT sửa đổi bổ sung
Thông tư số 19/2005/TT-BTM.Mặc dù là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên và
cao nhất điều chỉnh đối với hoạt động bán hàng đa cấp nhưng Luật Cạnh tranh chỉ
đưa ra khái niệm về bán hàng đa cấp và quy định cấm một số hành vi bán hàng đa
cấp bất chính bị cấm mà chưa đưa ra cơ chế quản lý đối với hoạt động này.
Nghị định 110/2005/NĐ-CP chính thức thiết lập một cơ chế quản lý đối với hoạt
động bán hàng đa cấp từ trung ương đến địa phương với sự tham gia của Bộ Công

Thương (thông qua Cục Quản lý cạnh tranh) và Ủy ban nhân dân các tỉnh (thông
qua các Sở Công Thương). Theo Nghị định 110/2005/NĐ-CP, các doanh nghiệp
muốn tổ chức bán hàng đa cấp thì phải đăng ký với Sở Công Thương và sau đó mở
rộng hoạt động ra địa bàn nào thì thông báo với Sở Công Thương tỉnh đó. Một trong
những điều kiện quan trọng để doanh nghiệp được đăng ký hoạt động bán hàng đa
cấp đó là phải ký quỹ tối thiểu 5% vốn điều lệ nhưng không thấp hơn một tỷ đồng.
Để đảm bảo hiệu quả của cơ chế quản lý tại Nghị định 110/2005/NĐ-CP, Nghị định
120/2005/NĐ-CP quy định chế tài xử lý đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính
với mức tiền phạt cao nhất là 100 triệu đồng. Thủ tục hành chính liên quan đến hoạt
động bán hàng đa cấp và các vấn đề cụ thể chưa được quy định tại Luật Cạnh tranh


và các Nghị định nêu trên được quy định tại Thông tư số 19/2005/TT-BTM và
Thông tư số 35/2011/TT-BCT.
Sau gần 10 năm thực hiện, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý bán hàng đa
cấp đã bộc lộ một số bất cập, hoạt động bán hàng đa cấp xuất hiện nhiều biến tướng
theo chiều hướng tiêu cực, nhiều chủ thể lợi dụng các khe hở của pháp luật để thực
hiện các hành vi bất chính khiến cho hoạt động bán hàng đa cấp ngày càng trở nên
xấu đi trong mắt cộng đồng xã hội và gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước
đối với hoạt động này. Từ thực tiễn đó, năm 2014, Chính phủ đã ban hành các văn
bản quy phạm pháp luật mới thay thế cho hệ thống văn bản cũ để tăng cường hiệu
quả quản lý hoạt động bán hàng đa cấp. Ngoại trừ Luật Cạnh tranh, các Nghị định
và Thông tư cũ điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp đều bị thay thế với cơ chế
quản lý chặt chẽ hơn, chế tài xử lý nghiêm khắc hơn.
Nghị định số 42/2014/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, được ký ban
hành ngày 14 tháng 5 năm 2014, chính thức có hiệu lực từ 01 tháng 7 năm 2014.
Nghị định này thay thế cho Nghị định 110/2005/NĐ-CP về quản lý hoạt động bán
hàng đa cấp với những thay đổi cơ bản, quan trọng theo hướng thắt chặt quản lý đối
với hoạt động bán hàng đa cấp như nâng cao điều kiện gia nhập, nâng cao trách
nhiệm của doanh nghiệp đối với hoạt động của người tham gia, bổ sung nhiều quy

định cấm, tăng cường sự tương tác giữa doanh nghiệp với cơ quan quản lý cũng như
giữa các cơ quan quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn công tác đào tạo người tham gia
của doanh nghiệp.
Cùng quan điểm thắt chặt quản lý hoạt động bán hàng đa cấp của Nghị định
42/2014/NĐ-CP, Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử
lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (thay thế Nghị định số
120/2005/NĐ-CP) cũng nâng cao mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật
trong hoạt động bán hàng đa cấp lên tối đa 200 triệu đồng và bổ sung quy định xử
lý đối với nhiều hành vi mới được quy định tại Nghị định 42/2014/NĐ-CP. Thủ tục
hành chính trong hoạt động bán hàng đa cấp được quy định chặt chẽ tại Thông tư


24/2014/TT-BCT, thay thế cho các quy định tại Thông tư 19/2005/TT-BTM và
35/2011/TT-BCT.
2, Các dạng hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo quy định của pháp luật Việt
Nam
Như đã trình bày ở trên, pháp luật Việt Nam không đưa ra một định nghĩa cụ thể
nào về bán hàng đa cấp bất chính mà chỉ liệt kê những hành vi được coi là bán hàng
đa cấp bất chính. Theo quy định tại Điều 48 Luật cạnh tranh 2004 và Điều 5 Nghị
định số 42/2014/ NĐ – CP của chính phủ về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, ta
có thể khái quát lại các dạng hành vi sau đây được coi là bán hàng đa cấp bất chính
và bị cấm tại Việt Nam:
2.1. Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa
ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng
đa cấp
Những hành vi này được quy định cụ thể tại Điểm a, b,c Khoản 1 Điều 5 Nghị đinh
số 42/2014/ NĐ- CP về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp, cấm các Doanh nghiệp
có các hành vi sau đây:
“a) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một
khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới

bán hàng đa cấp;
b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số lượng hàng hóa
dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
c) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản tiền dưới bất
kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng lưới bán
hàng đa cấp của mình;”


Các khoản tiền DN yêu cầu người muốn tham gia đặt cọc hoặc phải trả sẽ là chi phí
mà người tham gia phải trả để được quyền tham gia mạng lưới. Các DN bán hàng
đa cấp này đưa ra lập luận để bảo vệ cho những yêu cầu trên của mình là các nghĩa
vụ đặt cọc hat trả tiền của người tham gia được coi như một biện pháp bảo đảm an
toàn, uy tín, bình đẳng trong kinh doanh; rằng đó là ràng buộc vật chất để đảm bảo
chắc chắn một điều người tham gia phải tôn trọng uy tín của DN và của sản phẩm.
Thoạt nghe thì có vẻ như những lập luận này hợp lý bởi lẽ bất kỳ một DN nào khi
tham gia vào thị trường kinh doanh đều muốn đảm bảo được thứ quan trọng nhất đó
là “uy tín” và khi đánh vào “kinh tế” của những người tham gia thì đồng nghĩa với
việc sẽ buộc họ phải giữ uy tín cho DN mình nếu như không muốn bị mất khoản
tiền đặt cọc kia. Nhưng nếu nhìn nhận một cách sâu sắc thì việc đặt cọc này là bất
hợp lý bởi lẽ: Người tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp chỉ đơn thuần là một
người tiếp thị để bán lẻ sản phẩm trực tiếp từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng
giúp DN. Khi người tham gia trực tiếp bán lẻ sản phẩm hàng hóa cho khách hàng,
họ phải thực hiện hình thức “mua vào bán lại” sản phẩm để hưởng chênh lệch chứ
DN không hề ký gửi hàng hóa cho người tham gia. Chính vì vậy, nghĩ vụ đặt cọc trả
tiền cho việc tham gia là không có căn cứ. Mặt khác, chủ các DN hướng tới mục
đích mở rộng mạng lưới là nhằm bán hàng hóa cho nên về nguyên tắc, chủ DN kinh
doanh đa cấp phải là người đầu tư mạng lưới, đầu tư tuyển dụng và đào tạo phân
phối viên. Do đó, chủ DN kinh doanh đa cấp sẽ không tìm kiếm lợi nhuận từ khâu
kết nạp phân phối viên.
Dạng hành vi này có thể coi là vi phạm cơ bản của hành vi bán hàng đa cấp bất

chính, theo đó thu tiền từ các thành viên mới tham gia ở cấp thấp nhất để trả cho
cấp cao hơn. Trên thực tế, các DN kinh doanh đa cấp bất chính luôn “ngụy trang”
một cách khéo léo và đưa ra những lý lẽ để giải thích cho hành vi vi phạm pháp luật
này của mình, thậm chí, một số DN còn tìm cách “lách” luật bằng việc chấp nhận
người tham gia vào mạng lưới một cách tự do, nhưng sự tham gia này chỉ mang tính
hình thức. Và chỉ khi họ đáng ứng được điều kiện đặt cọc, mua hàng hay đóng tiền


thì họ mới có đủ các quyền kinh doanh và được hưởng lợi nhuận từ việc tham gia
mạng lưới.
2.2. Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho
người tham gia để bán lại
Chúng ta cần hiểu chính xác một điều rằng, bán hàng đa cấp là phương thức tiếp thị
để bán lẻ sản phẩm đến tay người tiêu dùng, những người tham gia chỉ là những
người giúp DN tiếp thị và tiêu thụ sản phẩm mà không phải đại lý bao tiêu hay
người tiêu thụ sản phẩm của DN. Vì thế, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp có tính
chất của hợp đồng hợp tác giữa DN và người tham gia. Người tham gia không phải
là người tiêu dùng trong trường hợp này. Trong quá trình tiếp thị người tham gia sẽ
tìm kiếm khách hàng sau đó mua sản phẩm từ DN để bán lẻ cho người tiêu dùng với
mong muốn được hưởng hoa hồng, tiền thưởng…Họ tìm kiếm khách hàng rồi mới
mua sản phẩm từ DN. Đương nhiên, khi người tham gia không bán được hoặc bán
không hết số sản phẩm đã mua, thì DN phải có nghĩa vụ mua lại với mức giá hợp lý
(90%) để không gây thiệt hại quá lớn cho người tham gia. Dạng hành vi này không
biểu hiện bản chất vi phạm về bán hàng đa cấp bất chính, mà thực chất là một biện
pháp quản lý mà pháp luật đặt ra để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại cho người tham
gia. Quy định này cho phép người tham gia có thể rút khỏi mạng lưới và lấy lại
được khoản tiền đã đóng. Khi được bảo đảm quyền này, họ sẽ không bị thúc ép phải
lôi kéo những người khác tham gia, đóng tiền để bù đắp vào khoản tiền mà họ đã
nộp, từ đó “tiếp tay” cho DN mở rộng hành vi vi phạm. Tuy nhiên, khi yêu cầu DN
cam kết mua lại hàng hóa đã bán cho người tiêu dùng, pháp luật cũng đặt ra những

điều kiện hợp lý nhằm đảm bảo quyền lợi cho DN kinh doanh hợp pháp đó là:
Người tham gia phải trả lại khoản hoa hồng và các lợi ích nhận được kèm theo việc
mua hàng, các hàng hóa trả lại phải trong tình trạng có thể bán lại được và DN được
quyền chiết khấu trừ một số chi phí hợp lý phát sinh (chỉnh sửa sổ sách, chứng từ,
lưu kho…) nhưng không quá 10% giá trị hàng hóa. Trên thực tế có nhiều DN yêu
cầu thậm chí là ép buộc người tham gia cam kết từ bỏ quyền bán lại hàng hóa nói
trên. Đây có thể coi là một thỏa thuận có nội dung trái với quy định của pháp luật


do đó mà nó là một giao dịch dân sự bị đương nhiên vô hiệu. Trong trường hợp này,
DN cố tình lẩn tránh những nghĩa vụ luật quy định cũng có thể bị xem xét động cơ
bán hàng đa cấp bất chính vi phạm khoản 2 Điều 48 Luật cạnh tranh. Điều khoản
này cũng có thể áp dụng trong trường hợp DN cam kết mua lại hàng hóa nhưng
không thực hiện trên thực tế, gây trở ngại, khó khăn cho người tham gia khi họ thực
hiện quyền hợp pháp của mình
2.3. Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ
yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp.
Đây là hành vi DN cho người tham gia được nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi
ích kinh tế khác chủ yếu từ việc giới thiệu người khác tham gia vào mạng lưới bán
hàng đa cấp mà không quan tâm đến kết quả kinh doanh của họ. Với lợi ích như
vậy, người tham gia sẽ chỉ chú trọng đến việc lôi kéo người khác tham gia vào
mạng lưới bán hàng đa cấp để hưởng lợi từ hoạt động này mà không nỗ lực tiếp thị
sản phẩm. Thu nhập của DN sẽ chủ yếu từ mạng lưới bán hàng chứ không phải từ
hoạt động bán hàng hóa, sản phẩm. Càng lôi kéo được nhiều người tham gia thì số
tiền hoa hồng sẽ càng lớn. Số tiền đó thực chất là một phần số tiền mà những người
bị dụ dỗ nộp cho DN. Suy cho cùng, người được hưởng lợi nhất chính là DN với
khoản lợi thu được từ số hàng bán cho người mới tham gia và số tiền đặt cọc họ bỏ
ra để mua quyền tham gia. Điều này đi ngược lại với nguyên tắc tự nguyện khi tham
gia bán hàng đa cấp. Dạng hành vi này thực tế không xuất hiện một cách độc lập mà
là một biểu hiện của việc DN yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc và mua

một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham
gia mạng lưới bán hàng đa cấp. Chỉ sau khi thu được tiền từ những người mới tham
gia, DN mới có thể trích một phần cho cấp tuyển dụng và thu lợi từ phần còn lại.
Việc pháp luật quy định hành vi này tại một điều khoản riêng nhằm ngăn chặn tác
động lan truyền của hành vi vi phạm thông qua sự tiếp tay của những người tham
gia mạng lưới


2.4. Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa
cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác
tham gia
Việc tham gia vào mạng lưới bán hàng đa cấp là hoàn toàn do sự tự nguyện của
người tham gia. Tuy vậy, nhằm lôi kéo được nhiều người tham gia vào mạng lưới
mà không ít DN đã đưa ra các thông tin sai sự thật, những khoản lợi ích vô cùng
hấp dẫn mà người tham gia sẽ được hưởng khi tham gia vào hệ thống. Những thông
tin này thường là nhưng mức thu nhập khổng lồ mà công sức bỏ ra thì rất ít hoặc là
những chuyến du lịch, những danh hiệu “bạch kim” những chức vụ “ảo”...Những
DN bán hàng đa cấp bất chính đánh vòng lòng tin của nhiều người, phần lợi ích
nhận được quá lớn nên nhiều người sẽ không thể “khước từ”. Ngoài ra đó còn là
những thông tin thiếu chính xác và sai sự thật và công dụng, tính năng của sản
phẩm. Hai hành vi này đều sử dụng thông tin sai sự thật nhằm tác động, lôi kéo
những thành viên mới tham gia mạng lưới và đóng tiền cho cấp cao hơn. Tuy nhiên
mục đích của hai hành vi đó lại khách nhau
Hành vi cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia nhằm tác động đến
động cơ lợi nhuận để hấp dẫn người tham gia, thường là đề cập đến những ưu đãi
“hậu hĩnh” mà các thành viên có thể nhận được, đồng thời mô tả công việc đó làm
không mất sức, không mất quá nhiều thời gian và được hướng dẫn vận dụng các kỹ
năng mềm thông thạo…Còn đối với hành vi đưa thông tin sai lệch về tính chất,
công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia là hình vi nhằm che đậy bản
chất bất chính của mô hình kim tự tháp, khiến người tiêu dùng tin tưởng vào vỏ bọc

hào nhoáng của hoạt động kinh doanh của các DN từ đó chấp nhận tham gia. Những
quy định về đưa thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của sản phẩm nhằm mục
đích bán hàng cần được điều chỉnh theo quy định về Quảng cáo gian dối hoặc gây
nhầm lẫn theo Khoản 3 Điều 45
Ngoài những dạng hành vi phổ biến và mang tính đặc thù như trên thì hiện nay dưới
sự biến tướng tinh vi và đa dạng thì các DN bán hàng đa cấp bất chính còn đưa ra


hàng loạt những “chiêu trò” nhằm lôi kéo những người cả tin đặc biệt là những học
sinh, sinh viên chưa có nhiều vốn hiểu biết vào mạng lưới của mình thông qua các
cuộc họp, cuộc hội thảo gắn mác là những cuộc trò chuyện, truyền đạt kinh nghiệm
của những bạn trẻ mỗi tháng kiếm được vài chục triệu đồng một cách đơn giả, hay
việc thu phí để nâng cấp chức vụ trong mạng lưới…Do đó mà pháp luật đã quy định
thêm nhiều dạng hành vi vị cấm đối với các DN bán hàng đa cấp tại Điều 5 NĐ
42/2014/ NĐ – CP.
3, Trình tự, thủ tục xử lý đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo Luật cạnh
tranh
Trên thực tế, việc xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính theo quy định của pháp
luật Việt Nam có thể xử lý theo thủ tục cạnh tranh, hành chính, dân sự…nhưng
trong khuôn khổ đề bài này em chỉ đi sâu làm rõ xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất
chính theo thủ tục cạnh tranh. Quy trình điều tra, xử lý một vụ việc hạn chế cạnh
tranh nói chung và hành vi bán hàng đa cấp bất chính nói riêng được bắt đầu bằng
việc Cục QLCT tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc khi: (1) Hồ sơ khiếu nại vụ việc
cạnh tranh đã được Cục QLCT thụ lý; hoặc (2) Cục QLCT phát hiện có dấu hiệu vi
phạm quy định của Luật Cạnh tranh.
Theo điều 87 Luật cạnh tranh, sau khi tiếp nhận đơn khiếu nại của tổ chức, cá nhân
hoặc khi phát hiện DN đã hoặc đang thực hiện hành vi bán hàng đa cấp bất chính,
cục quản lý cạnh tranh sẽ tiến hành điều tra sơ bộ vụ việc trong thời hạn 30 ngày
(kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ) để quyết định đình chỉ điều tra hoặc điều
tra chính thức. Nếu kết quả điều tra sơ bộ cho thấy có dấu hiệu của bán hàng đa cấp

bất chính, cục trưởng cục quản lý cạnh tranh sẽ quyết định điều tra chính thức vụ
việc trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định và thời hạn này có thể gia hạn
nhưng không quá 60 ngày. Nội dung điều tra chính thức không nhằm xác định căn
cứ cho rằng DN đang bị điều tra đang thực hiện hành vi bán hàng đa cấp bất chính.
Kết thúc giai đoạn điều tra chính thức, căn cứ vào báo cáo điều tra, cục quản lý
cạnh tranh sẽ quyết định hình thức và biện pháp xử lý hành chính đối với DN bán


hàng đa cấp bất chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy
định chi tiết Luật Cạnh tranh về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh.
Toàn bộ quá trình xử lý vi phạm đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính kéo dài
từ 4 đến 6 tháng. Quá trình điều tra, xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh tiếp sau đó
được thực hiện theo theo sơ đồ giản lược sau
Đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính của DN thì hình thức xử phạt được quy
định cụ thể trong Nghị định 71/2014/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Cạnh tranh về
xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh: Theo quy định tại Điều 36 Nghị
định này thì tùy từng trường hợp cụ thể mà hành vi bán hàng đa cấp bất chính có thể
bị phạt:
“ 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi sau đây:
a) Hoạt động bán hàng đa cấp mà không đảm bảo các điều kiện đăng ký hoạt động
bán hàng đa cấp theo quy định của pháp luật; b) Không thực hiện thủ tục đề nghị
cấp bổ sung, thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp khi có
thay đổi, bổ sung liên quan đến hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động
bán hàng đa cấp; c) Không thực hiện thủ tục đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng
ký hoạt động bán hàng đa cấp khi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa
cấp bị mất hoặc bị rách, nát; d) Cung cấp thông tin gian dối trong hồ sơ xin cấp
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp; đ) Không triển khai hoạt
động bán hàng đa cấp trong thời hạn 12 tháng liên tục kể từ ngày được cấp Giấy
chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc tạm ngừng hoạt động bán

hàng đa cấp quá 12 tháng liên tục; …
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi
sau đây: a) Không thực hiện đúng quy định về đối tượng kinh doanh theo phương
thức đa cấp hoặc kinh doanh theo phương thức đa cấp đối với hàng hóa chưa đăng
ký với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp theo quy


định của pháp luật; b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
các nghĩa vụ được pháp luật quy định khi tạm ngừng hoạt động bán hàng đa cấp
hoặc tiếp tục hoạt động bán hàng đa cấp sau thời gian tạm ngừng; c) Không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thông báo đến cơ quan có
thẩm quyền khi chấm dứt hoạt động bán hàng đa cấp; d) Hoạt động bán hàng đa cấp
ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi doanh nghiệp không có trụ sở chính khi
chưa có xác nhận của Sở Công Thương tỉnh, thành phố đó về việc tiếp nhận hồ sơ
thông báo hoạt động; đ) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ
nghĩa vụ thông báo đến Sở Công Thương nơi tổ chức hội nghị, hội thảo, đào tạo
theo quy định của pháp luật; e) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không
đầy đủ nghĩa vụ mua lại hàng hóa của người tham gia bán hàng đa cấp theo quy
định của pháp luật; g) Trả cho người tham gia bán hàng đa cấp tổng giá trị hoa
hồng, tiền thưởng và các lợi ích kinh tế khác trong một năm vượt quá 40% doanh
thu bán hàng đa cấp trong năm đó của doanh nghiệp bán hàng đa cấp;…..
3. Phạt tiền doanh nghiệp bán hàng đa cấp từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000
đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Kinh doanh theo phương thức đa cấp
mà không đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải đặt cọc hoặc đóng một
khoản tiền nhất định dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới
bán hàng đa cấp; c) Yêu cầu người muốn tham gia bán hàng đa cấp phải mua một số
lượng hàng hóa dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền tham gia mạng lưới bán
hàng đa cấp; d) Yêu cầu người tham gia bán hàng đa cấp phải trả thêm một khoản
tiền dưới bất kỳ hình thức nào để được quyền duy trì, phát triển hoặc mở rộng mạng

lưới bán hàng đa cấp của mình; đ) Hạn chế một cách bất hợp lý quyền phát triển
mạng lưới của người tham gia bán hàng đa cấp dưới bất kỳ hình thức nào; e) Cho
người tham gia bán hàng đa cấp nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế
khác từ việc dụ dỗ người khác tham gia bán hàng đa cấp; g) Từ chối chi trả không
có lý do chính đáng các khoản hoa hồng, tiền thưởng hay các lợi ích kinh t
ế khác mà người tham gia bán hàng đa cấp có quyền hưởng;…..


4. Phạt tiền gấp hai lần mức quy định tại Khoản 3 Điều này đối với các hành vi quy
định tại Khoản 3 Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm được thực hiện trên
phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.”
Khoản 5 Điều 36 Nghị định này cũng quy định một số hình thức xử phạt bổ sung và
biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
“a) Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp đối với hành vi
quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 1 Điều này và hành vi quy định tại Khoản 3
Điều này trừ trường hợp kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không đăng ký
hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm bao
gồm cả tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm;
c) Buộc cải chính công khai.”
III, Thực trạng hành vi bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam hiện nay và một số
giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật
1, Thực trạng bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam
Bán hàng đa cấp là một hình thức bán lẻ xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1998, phát
triển mạnh từ đầu những năm 2000, tính đến hết năm 2007 đã có 29 DN đăng ký tổ
chức hoạt động. Theo báo cáo của Sở công thương, tính đến tháng 6 năm 2001, trên
toàn quốc có 63 DN được cấp giấy đăng ký tổ chức bán hàng đa cấp tại các sở công
thương địa phương. Khi kinh doanh đa cấp bắt đầu bước chân vào thị trường Việt
Nam thì đã đạt tổng doanh thu không ngờ trong 2 đến 3 năm đầu. Bên cạnh các DN
bán hàng đa cấp kinh doanh hợp pháp và minh bạch thì trên thị trường Việt Nam

cũng xuất hiện khá nhiều các tổ chức, cá nhân kinh doanh bán hàng đa cấp có dấu
hiệu kinh doanh bất hợp pháp, lừa đảo người tiêu đung. Mạng lưới bán hàng đa cấp


phát triển mạnh mẽ khiến cho lợi nhuận từ việc quảng cáo của các báo, đài và
truyền hình bị ảnh hưởng cộng thêm nhiều công ty lừa đảo núp dưới bóng kinh
doanh đa cấp và một bộ phận không nhỏ nhà phân phối sai trái đã làm cho dư luận
bắt đầu lên tiếng phản đối việc bán hàng đa cấp bất chính. Đến thời điểm cuối năm
2004, tại Việt Nam có khoảng 20 công ty bán hàng đa cấp phân phối sản phẩm chủ
yếu về chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp. Theo thống kê trong báo cáo hoạt động
thường niên của cục quản lý cạnh tranh năm 2010 thì: bán hàng đa cấp bất chính
năm 2007 có 2 vụ, Năm 2008 có 10 vụ, năm 2009 có 3 vụ, năm 2010 có 4 vụ. Để
hòa nhập với xu thế chung của thế giới cũng như đáp ứng nhu cầu thực tế thì hành
lang pháp lý quy định về vấn đề bán hàng đa cấp bắt đầu được hình thành. Thực tế
ta không khó để có thể tìm được hàng loạt các vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động
bán hàng đa cấp tại Việt Nam và cũng không thể phủ nhận rằng chúng diễn ra ngày
càng phổ biến và có những thủ đoạn lôi kéo người tham gia ngày càng tinh vi.
Ví dụ về bán hàng đa cấp bất chính: Công ty Nino Vina phân phối sản phẩm nước
trái nhàu ở Việt Nam
Nino Vina là một công ty phân phối sản phẩm nước trái nhàu ở Việt Nam. Công ty
này qui định : Để có thể trở thành thành viên cấp I của mạng lưới phân phối, các
phân phối viên phải mua 1 thùng 4 chai nước Tahitian Noni Juice với giá gốc là 2,7
triệu đồng, giá phân phối là 3,2 triệu đồng. Nếu thành viên cấp I giới thiệu thêm
được 3 người khác tham gia vào mạng lưới (mỗi người lại đóng 2,7 triệu đồng) thì
sẽ được hoa hồng 20% tổng số tiền những người này mua sản phẩm. 3 người sau
này được coi là thành viên cấp II. Nếu các thành viên cấp II này giới thiệu thêm
được 3 người khác tham gia vào mạng lưới thì thành viên cấp I sẽ tự động được
hưởng thêm 5% tổng số tiền mà 3 thành viên cấp III nộp để mua sản phẩm.
Theo tính toán, khi mạng lưới phát triển đến tầng thứ 8 thì số tiền hoa hồng được
chuyển về tài khoản của “người lôi kéo” ban đầu là 56,2 triệu đồng mặc dù người

này không phải làm gì ngoài việc rủ rê được 3 người mới tham gia vào mạng lưới
phân phối. Như vậy theo mô hình trả hoa hồng này, thu nhập thu được không phải


xuất phát việc bán sản phẩm mà là do chiếm dụng tiền của các thành viên tiếp theo
trong mạng lưới.
Một ví dụ điển hình khác cho trường hợp này là hành vi của các nhân viên công ty
bán hàng đa cấp Thiên Ngọc Minh Uy. Theo đó, Thiên Ngọc Minh Uy hướng tới
đối tượng chủ yếu là các bạn sinh viên năm nhất, năm hai có ham muốn kiếm tiền,
khao khát làm giầu nhưng lại không muốn vất vả. Họ yêu cầu các bạn sinh viên khi
tham gia phải đóng một khoản tiền nhất định để mua của công ty và bán lại cho
người khác. Nếu người đó không bán được thì coi như họ mất toàn bộ số tiền đã bỏ
ra, công ty không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán
cho người tham gia để bán lại. Hơn nữa, họ còn hứa sẽ có tiền hoa hồng, tiền
thưởng, được tăng cấp, bậc nếu rủ được nhiều người vào mạng lưới bán hàng đó....
Từ hai ví dụ rất nhỏ trên ta có thể thấy các DN trên đều đã vi phạm nghiêm trọng
các hành vi mà pháp luật cấm trong bán hàng đa cấp. Có thể thấy các dạng hành vi
chủ yếu và rõ ràng nhất thể hiện hàng vi bán hàng đa cấp bất chính mà các DN này
hay dùng đó là: yêu cầu người tham gia phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu
hoặc phải trả một khoản tiền nhất định để được quyền tham gia vào mạng lưới; Thứ
hai là cho người tham gia nhận hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác nếu dụ
dỗ, lôi kéo được nhiều người khác tham gia vào mạng lưới.
Đặc biệt, đối tượng mà các DN bán hàng đa cấp bất chính này hướng tới lại chủ yếu
là những cô cậu sinh viên năm nhất còn non nớt khi vừa rời khỏi vòng tay che chở
bao bọc của bố mẹ, có ước mơ tự lập và kiếm tiền nhanh chóng. Chính tâm lý này
đã biến những sinh viên năm 1 trở thành “mục tiêu” chính mà các DN bán hàng đa
cấp hướng đến. Khi đã tham gia vào mạng lưới này mới phát hiện ra được tính lừa
đảo thì lại loay hoay tìm lối thoát, tìm cách bù đắp số tiền mà mình đóng góp bằng
cách lôi kéo bạn bè vào mô hình kinh doanh đa cấp bất chính này. Cứ như vậy một
vòng luẩn quẩn kéo dài nhưng người được lợi nhất không phải là các thành viên

tham gia mà là chủ DN thành lập bán hàng đa cấp bất chính còn những thành viên
tham gia thì rơi vào tình trạng “tiền mất tật mang”


Bán hàng đa cấp là vấn đề vẫn chưa được nhìn nhận đúng đắn ở Việt Nam bởi do
nhiều người còn lầm tưởng giữa bán hàng đa cấp bất chính và chân chính. Những
cuộc kiểm tra, thanh tra trong thời gian qua thực ra chỉ là biện pháp tình thế của các
cơ quan nhà nước mà thôi còn vấn đề cốt lõi để hiểu được bản chất của bán hàng đa
cấp thì người dân Việt Nam còn đang rất “mơ hồ”
2,Thực trạng xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính ở Việt Nam
Trong những năm gần đây hành vi bán hàng đa cấp bất chính đã giảm đi nhưng thủ
đoạn ngày một tinh vi và khó phát hiện hơn do hành vi này chủ yếu được thực hiện
thông qua hình thức truyền miệng lôi kéo nhau thậm chí giao kết hợp đồng cũng chỉ
bằng miệng nên khó có chứng cứ chứng minh hành vi vi phạm này. Chính vì những
khó khăn trong công tác thu thập chứng cứ để chứng minh hàng vi phạm tội mà
nhiều vụ việc còn chưa được đem ra xử lý hoặc xử lý chưa thích đáng do quy định
của pháp luật còn chưa thực sự hoàn thiện. Trong quá trình thực thi, Cục QLCT
cũng đang phải đối mặt với nhiều trở ngại xuất phát từ việc hợp tác chưa thật tích
cực và đầy đủ từ phía doanh nghiệp trong quá trình điều tra , thậm chí có trường
hợp doanh nghiệp từ chối hợp tác, từ chối cung cấp thông tin phục vụ điều tra. Điều
này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả điều tra cũng như hạn chế khả năng
điều tra, kết thúc vụ việc một cách nhanh chóng.
3, Một số giải pháp tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật
3.1. Một số hạn chế của pháp luật về bán hàng đa cấp
Thứ nhất, việc quy định bán hàng đa cấp bất chính là một trong những hành vi cạnh
tranh không lành mạnh chịu sự điều chỉnh của pháp luật cạnh tranh là chưa thật sự
hợp lý bởi lẽ thực chất bán hàng đa cấp bất chính không mang tính cạnh tranh. Canh
tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh doang trong việc giành ưu thế
cho mình trên thị trường. Họ có thể ganh đua nhau trên các mặt khác nhau, với các



mưc độ khác nhau thậm chí là sử dụng các hành vi trái với đạo đức và pháp luật.
Tuy nhiên, DN bán hàng đa cấp bất chính không cạnh tranh với ai, hành vi của họ
thực chất là sự lừa đảo, xâm phạm trực tiếp đến lợi ích của người tham gia mà thôi.
Thứ hai, còn có sự chồng chéo trong các quy định của pháp luật
Thứ ba, mức xử lý vi phạm đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính còn quá nhẹ
so với thực tế
Thứ tư, toàn bộ quy trình xử lý hành vi bán hàng đa cấp bất chính nói chung chỉ kéo
dài từ 4 đến 6 tháng là làm giảm đi khả năng phát hiện, không xử lý kịp thời hành vi
này.
3.2. Nhu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật về bán hàng đa cấp bất chính
Nhìn nhận một cách tổng quát, môi trường pháp lý cho hoạt động bán hàng đa cấp ở
Việt Nam về cơ bản đã được hình thành với đầy đủ các bộ phận cần có song điều đó
dường như chưa làm thỏa mãn thị trường. Tâm lý hoài nghi về tính lành mạnh của
hoạt động bán hàng đa cấp cũng như năng lực quản lý của Nhà nước đang thực sự
tồn tại trong đời sống xã hội. Về mặt nhận thức, Luật Cạnh tranh năm 2004 chỉ mới
đưa ra khái niệm của hoạt động này với những nét phác thảo cơ bản. Trong khi thực
tế cho thấy sự đa dạng trong cách thức tổ chức mạng lưới đa cấp, cách thức trả
thưởng,

điều

hành

hoạt

động

tiếp


thị,

bán

hàng…

của

cácdoanhnghiệpbánhàngđacấp.Tiếptheolà,cùngvớithờigian,hìnhnhưcácdoanh
nghiệp bán hàng đa cấp cũng đã kịp tích lũy kinh nghiệm trong việc đối phó với các
biện pháp quản lý của Nhà nước. Vì thế, đã đến lúc các cơ quan chức năng cần hơn
hết là tiến tới việc hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động bán hàng đa cấp
bất chính, đây là một nhu cầu cấp bách về lý luận cũng như thực tiễn.
3.3. Một số giải pháp giúp hoàn thiện pháp luật vàtăng cường hiệu quả thực thi pháp
luật


Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về xác định hành vi bán hàng đa cấp bất chính.
Dưới góc độlý thuyết vềcạnh tranh, sựkhông lành mạnh của hành vi cạnh tranh
được xác định căn cứ vào khả năng gây thiệt hại của nó đối với thị trường, đối với
đời sống xã hội và bản chất trái đạo đức, tập quán kinh doanh hơn là dựa vào khả
năng thu lợi cho người thực hiện. Mặt khác, tự thân bốn hành vi bị cấm đoán đã bao
hàm trong đó mục đích bất chính của người thực hiện. Pháp luật cạnh tranh không
nên coi mục đích thu lợi bất chính từ việc dụ dỗ tham gia mạng lưới bán hàng đa
cấp là một căn cứ độc lập để xác định về sự vi phạm. Vì vậy, xác định tính không
lành mạnh của bán hàng đa cấp bất chính phải được thực hiện dựa trên việc phân
tích các biểu hiện của các hành vi vi phạm, không cần thiết phải xác định sự bất
chính dựa vào mục đích của các hành vi bán hàng đa cấp bất chính. Cách xác định
này cũng phù hợp với quy định pháp luật của một số nước khác như Canada, Đài
Loan.

Thứ hai, cần phải có quy chế về minh bạch thông tin liên quan đến sản phẩm được
tiêu thụ theo phương thức bán hàng đa cấp và xác định trách nhiệm cụthể của từng
chủthể có liên quan trong việc xây dựng, truyền bá thông tin, bao gồm doanh
nghiệp và người tham gia; Trong đó, tậptrung vào nghĩa vụ bảo hành sản phẩm do
doanh nghiệp bán hàng đa cấp cung cấp đến người tiêu dùng. Các doanh nghiệp bán
hàng đa cấp tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là những doanh nghiệp phân phối sản
phẩm được sản xuất từ nước ngoài. Nói cách khác, các côngty nước ngoài sản xuất
sản phẩm tổ chức mạng lưới đa cấp và thực hiện việc bán hàng đa cấp thông qua
các công ty trong nước. Thông thường, các công ty trong nước sẽ ký các hợp đồng
phân phối độc quyền với công ty nước ngoài, sau đó dưới sự hướng dẫn của chuyên
gia nước ngoài do doanh nghiệp sản xuất gửi đến, công ty phân phối của Việt Nam
sẽ thiết lập mạng lưới đa cấp và đào tạo đội ngũ người tham gia cũng như thúc đẩy
sự vận hành của mạng lưới này. Cách thức tổ chức theo kiểu liên kết như trên đã
giúp cho các nhà sản xuất nước ngoài thoát được mọi trách nhiệm về chất lượng sản
phẩm khi tiêu thụ cũng như các trách nhiệm khác đối với mạng lưới bán hàng đa
cấp. Bên cạnh đó, tính độc lập trong hoạt động của người tham gia đặt ra một vài


vấn đề cho việc xác định trách nhiệm. Trong bán hàng đa cấp, người tham gia tiến
hành tiếp thị để bán lẻ sản phẩm một cách độc lập. Người tiêu dùng cuối cùng sẽ chỉ
biết đến người đã trực tiếp giới thiệu và bán sản phẩm cho họ, là người tham gia.
Do đó, việc đổ trách nhiệm qua lại giữa người tham gia và doanh nghiệp bán hàng
đa cấp rất dễ xảy ra. Vì vậy, việc yêu cầu cần phải có quy chế về minh bạch thông
tin liên quan đến sản phẩm được tiêu thụ theo phương thức bán hàng đa cấp và xác
định trách nhiệm cụ thể của từng chủ thể có liên quanlà hoàn toàn có cơ sở. Trong
đó, tập trung vào nghĩa vụ bảo hành sản phẩm do doanh nghiệp bán hàng đa cấp
cung cấp đến người tiêu dùng.
Thứ ba, đối với những sản phẩm đặc biệt, có khả năng ảnh hưởng lớn đối với đời
sống xã hội như thực phẩm, thuốc chữa bệnh, chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng,…cơ
quan quản lý kỹ thuật (Bộ Y tế) cần có những quy định cụthể vềtiêu chuẩn kỹthuật,

về chất lượng sản phẩm; đồng thời thông tin kịp thời cho xã hội về công dụng, chức
năng, chất lượng và những khả năng gây hại của sản phẩm. Bán hàng đa cấp thường
được sử dụng để tiêu thụ các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như Hoa Kỳ,
Trung Quốc,... là những sản phẩm mà người tiêu dùng Việt Nam chưa từng biết đến
trước đó. Điều đó cho thấy, các thông tin về công dụng, vềthành phần, về nguồn
gốc... của sản phẩm gần như chưa từng được kiểm định trong thói quen sử dụng và
trong các kết luận của giới chuyên môn. Thậm chí, có những sản phẩm mà các cơ
quan chức năng chưa biết xếp vào loại nào, thực phẩm hay thuốc chữa bệnh, hoặc
chưa có một tên gọi thống nhất để có thể nêu rõ được công dụng hoặc tác hại của
nó.
Thứ tư, tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của DN bán hàng đa cấp. Bán hàng
đa cấp du nhập vào nước ta và phát triển một cách mạng mẽ, không ai có thể phủ
nhận được lợi ích mà nó mang lại nếu như phát triển mô hình này đi theo một
hướng “tích cực”. Vấn đề cần đặt ra ở đây đó là làm thế nào để ngăn chặn được sự
biến tướng từ bán hàng đa cấp chân chính sang bán hàng đa cấp bất chính. Để làm
được điều này cần có sự tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám giát của các


×