Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH học EM TRONG QUẢN lý môi TRƯỜNG AO NUÔI tôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (77.96 KB, 4 trang )

SỬ DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC EM
TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
AO NUÔI TÔM.
Đăng ngày: 20:14 26-05-2010
Thư mục: Tổng hợp
Nghề nuôi tôm ở nước ta đã được hình thành từ lâu, song mãi đến năm
1990 mới được phát triển mạnh. Ở tỉnh ta nghề nuôi tôm sú cũng được
bắt đầu từ thời điểm đó.Với lợi thế về chiều dài bờ biển và diện tích
mặt nước ở các vùng ven biển nên đến những năm 1999, 2000 và đầu
năm 2001, nghề nuôi tôm trong tỉnh phát triển mạnh, tăng nhanh về
diện tích, trình độ kỹ thuật của người nuôi cũng được nâng lên rõ rệt.
Thế nhưng, do phát triển tự phát là chủ yếu không theo đúng quy
hoạch nên chất lượng môi trường dành cho nuôi tôm ở tỉnh ta đang có
nguy cơ bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm cho khả năng rủi ro của nghề
nuôi tôm ngày càng cao. Nếu không có biện pháp đồng bộ, hữu hiệu
kịp thời thì khó có thể lường trước được những hậu qủa xấu về môi
trường.
Theo kết qủa của nhiều công trình nghiên cứu: Một trong những
nguyên nhân quyết định làm tôm tăng trưởng chậm, giảm sức đề
kháng, dễ bị bệnh tấn công là do môi trường từ lớp bùn cặn bã hữu cơ
dơ bẩn tích tụ lâu ngày ở bề mặt đấy ao, bắt nguồn từ thức ăn dư
thừa, từ các chất mùn, vỏ tôm..các cặn bã hữu cơ co sẵn trong nguồn
nước. Chính những lớp bùn dơ bẩn đó là nguồn chứa đủ mọi vi sinh vật
gây bệnh và tạo ra các khí độc. Trong ao nuôi có càng nhiều chất cặn
bã hữu cơ hay thực phẩm dư thừa, cung cấp và tạo điều kiện cho vi
sinh vật gây bệnh như : Vibrio, Aeromonas, E coli.. sinh sôi nảy nở
càng nhanh và sớm giết chất tôm nuôi trong ao. Thực chất là bản thân
các vi sinh vật có trong ao nuôi không giết chết tôm nuôi hàng loạt,
nhưng chúng là nhân tố làm suy yếu hệ thóng miễn dịch của cơ thể
tôm, tạo diều kiện cho virus giết chết tôm trong ao. Mặt khác do lạm
dụng việc sử dụng các loại thuốc và hóa chất ngăn ngừa mầm bệnh,


rong tảo, đã dẫn đến việc tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và cả vi
sinh vật hữu ích. Mất đi sự cân bằng sinh thái, gây ảnh hưởng rất lớn
đến môi trường oa nuôi và dễ gây ra dịch bệnh trên con tôm.
Nhằm từng bước khắt phục và cải thiện dần môi trường phục vụ cho
nghề nuôi tôm, với mục tiêu hướng đến một môi trường nuôi tôm bền
vững, trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã chọn giải
pháp ứng dụng chế phẩm sinh học vào qúa trình quản lý môi trường ao
nuôi tôm và loại chế phẩm sinh học dược sử dụng có hiệu qủa nhất là
Efective Mieroorganis gọi tắt là EM.


Qua một thời gian sử dụng thử nghiệm ban đầu ở nhiều hộ nuôi
tôm cho thấy chế phẩm sinh học EM có khả năng ; Phân giải tốt các
chất thải hữu cơ trong qúa trình nuôi; phân hủy chất thải hữu cơ hòa
tan và không hòa tan, đồng thời duy trì được chất lượng nước, màu
nước cho ao nuôi; ức chế khả năng phát triển của vi sinh vật gây hại
như Vibrio, Aeromonas và những mầm bệnh vi khuẩn khác; làm tăng
lượng ôxy hòa tan trong môi trường nước ao nuôi tôm và giảm thiểu
lượng NH3; điều hòa hàng loạt các yếu tố môi trường kèm theo sự
phát sinh trong quá trình nuôi như pChợ nông nghiệpH, ôxy hòa tan,
cặn lắng, độ trong, phân giải, NH3, H2S, nitric, nitrat.
(Phát biểu của những hộ nuôi tôm về hiệu qủa.)
1/ Ðặc điểm của loại chế phẩm sinh học EM, những nhóm vi
sinh vật hữu hiệu như :
- Nhóm vi khuẩn quang hợp : Rhodopreudomonas.
- Nhóm vi khuẩn lactobacillus.
- Nhóm xạ khuẩn : Strepptomyces.
- Nhóm nấm men : Sacchamyces.
- Nhóm nấm : Aspergillus và Penicillium.
Vai trò của nhóm vi sinh vật này dược thể hiện ở chỗ nó "tiêu thụ" các

chất hữu cơ phát sinh trong qúa trình sinh trưởng và phát triển vật
nuôi trong ao hồ. Nói cách khác EM có tác dụng phân giải các chất hữu
cơ hòa tan và không hoàn tan từ uế chất của tôm, từ thức ăn thừa tích
tụ ở đấy ao nuôi; tạo được sự ổn định và duy trì chất lượng nước, màu
nước trong ao nuôi. Ngoài ra còn gây ức chế có tác dụng giảm thiểu
các vi sinh v ật gây bệnh như : Vibrio, Aeromonas, E.Coli..Bản chất
sinh-hóa lý của EM còn được thể hiện ở chỗ nó không hoạt động ở môi
trường khô, chỉ hoạt động mạnh trong môi trường nước, khi gặp nước,
các Enzym được kích hoạt và bắt đầu thực sự phân giải rất mạnh.
Chính sự phân giải đó đã tạo ra các cơ chất làm thức ăn cho các chủng
Rhodopreudomonas, lactobacillus.phát triển sinh khối tăng nhanh tạo
ra duy truyền phân hủy các chất thải, các chất lơ lửng rồi kết tụ lắng
xuống đấy ao, giúp môi trường ao nuôi trong sạch, qúa trình này diễn
ra liên tục theo chu kỳ kép kín, chiều hướng tích cực có lợi cho môi
trường nuôi.
2/ Các bước tiến hành:
a/ Nhân giống:
EM trước khi đưa vào sử dụng phải trải qua giai đoạn kích thích tạo
môi trường sống thích hợp làm tăng trưởng sinh khối, nghĩa là các
nhóm vi sinh vật đang ở trạng thái nghĩ, tạo môi trường thuận lợi để vi
sinh vật phát triển mạnh đảm bảo số và chất lượng trước khi đưa vào
môi trường cần phân hủy, giai đoạn này được gọi là giai đoạn nhân
giống.( Thời gian cần cho nhân giống là bao nhiêu)


b / Sử dụng EM để sử lý nước ao:
Sau giai đoạn nhân giống, EM giồng cần được pha loãng với nguồn
nước ngọt sạch ở nồng độ nhất định, đối với tôm thường dùng với tỷ lệ
1/50, 1/60 và 1/100, tuỳ theo độ sâu, nguồn nước nuôi, tỷ lệ nồng độ
EM giống có thể khác nhau. Trong trường hợp ao nuôi bị ô nhiễm thì tỷ

lệ nồng độ có thể dùng 1/20. Căn cứ điều kiện thời tiết, yếu tố mùa vụ
việc sử dụng EM giống có thay đổi nhất định:
- Nếu thời tiết tốt điều kiện môi trường ổn định việc sử dụng EM để rãi
1 tuần/ lần, liều lượng bình quân 0,5 - 1 lít EM giống / sào.
- Nếu thời tiết thất thường, biến động liên tục việc rãi EM giống liên tục
hàng ngày là tốt nhất, liều lượng bình quân là 0,2-0,4 lít / sào
Cách rãi: Nên rãi đều mặt nước vào buổi sáng, tốt nhất là khi mặt
trời vừa hé sáng.
c/ Sử dụng EM để sản xuất thức ăn cho tôm:
Dùng EM giống để lên men thức ăn cho tôm, thành phần thức ăn cho
tôm bao gồm:
- Protein thực vật ( khô)
- Protein động vật ( khô)
- Cám gạo
- Bột vỏ hải sản
- Các khoáng chất.
Mục đích:
Cho lên men để kích thích khả năng tạo Enzyme ngoại bào, hình thành
một số acid amin và cơ chất làm thức ăn cho tôm.
Kích thích tiêu hóa và hạn chế khả nănggây bệnh đường ruột cho tôm
nuôi.
Hạn chế khả năng gây ô nhiễm từ nguồn uế chất do tôm thải ra.
3/ Kết qủa bước đầu:
* Về yếu tố môi trường: Duy trì ổn định một số chỉ tiêu môi trường
PH
Ðộ trong đạt được:
NH3
BOD
COD
N02

N03
Ôxy hòa tan.
* Về khả năng sinh trưởng của tôm: Thời gian theo dõi 40 ngày, đối
với ao nuôi tôm có sử dụng về EM giống, thức ăn lên men từ EM giống,
Sức ăn mạnh hơn, nhanh hơn so với ao đối chứng ( không dùng EM) là
260kg/ 180kg
* Mức tăng trọng: ao sử dụng chế phẩmEM mức tăng trọng đo được:
7,63g/ con, ao đối chứng đạt 5,9g/con.
Kết qủa theo dõi trong 40 ngày nuôi khi sử dụng chế phẩm sinh học


EM môi trường nước ao nuôi hết sức ổn định, không có mùi hôi lạ, mật
độ tảo ổn định, tôm khỏe, ăn nhiều, mức độ tăng trọng bình thường,
hạn chế được tối đa việc sử dụng các hoá chất khác.
PB hộ nuôi tôm những kinh nghiệm khi sử dụng chế phẩm sinh học EM
Việc sử dụng chế phẩm sinh học vào nuôi tôm vốn đã được khuyến
khích từ lâu. Bởi có như vậy, mới hạn chế được việc dùng hoá chất
trong nuôi tôm và đây cũng là điều kiện cần thiết để có được môi
trường nuôi tôm bền vững, phù hợp với quy trình nuôi tôm thâm canh.



×