Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

HƯỚNG DẪN Thực hiện công tác kiểm tra năm học 2015 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.73 KB, 14 trang )

UBND HUYỆN THÁP MƯỜI
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Số: 596 /HD-PGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Tháp Mười, ngày 11 tháng 9 năm 2015

HƯỚNG DẪN
Thực hiện công tác kiểm tra năm học 2015 - 2016
Căn cứ công văn số 109/HD-SGDĐT ngày 27 tháng 8 năm 2015 của Sở
GDĐT về việc Hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2015-2016 ;
Căn cứ Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2015 - 2016 của Phòng GDĐT,
Phòng GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra năm học 2015 2016 như sau:
I. NHIỆM VỤ CHUNG
1. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bổ sung lực lượng kiểm tra; bồi dưỡng
nghiệp vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra giáo dục.
2. Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật
Tố cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng, Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày
09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, Thông tư
39/2013/TT-BGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ GDĐT hướng dẫn về thanh tra
chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục và các văn bản luật khác có liên quan để
nâng cao nhận thức trong đội ngũ nhà giáo và nâng cao hiệu quả công tác kiểm
tra, tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
3. Tập trung kiểm tra chuyên ngành các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu
học, THCS, các trường TH&THCS, kiểm tra thẩm định năng lực giáo viên.
4. Phối hợp với Thanh tra Huyện thực hiện thanh tra, kiểm tra hành chính
các đơn vị trực thuộc và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Kiểm tra trách nhiệm được giao của các bộ phận cơ quan Phòng GDĐT.
II. NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Công tác kiện toàn tổ chức


1.1. Đối với Phòng GDĐT
a) Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt Nghị định số 42/2013/NĐ-CP ngày
09/5/2013 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, Thông tư
39/2013/TT-BGDĐT ngày 05/12/2013 của Bộ GDĐT hướng dẫn về thanh tra
chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục; Luật Thanh tra, Luật Khiếu nại, Luật Tố
cáo, Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật khác có liên quan
để nâng cao nhận thức trong đội ngũ nhà giáo và nâng cao hiệu quả công tác tiếp
công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
b) Thay đổi, bổ sung đội ngũ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đủ số lượng và
chất lượng; in ấn tài liệu hướng dẫn nhiệm vụ kiểm tra; tổ chức tập huấn nghiệp
vụ cho đội ngũ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra.
1


c) Bố trí một chuyên viên kiêm nhiệm tham mưu Trưởng phòng tổ chức
điều hành công tác kiểm tra và tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
d) Phối hợp thanh tra huyện về hoạt động thanh tra, kiểm tra hành chính
đối với các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP.
e) Xây dựng kế hoạch kiểm tra hành chính, kiểm tra chuyên ngành đối với
các trường trực thuộc theo Nghị định số 42/2013/NĐ-CP.
1.2. Đối với các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS, TH&THCS.
Hiệu trưởng chọn lọc lực lượng nòng cốt để giúp Hiệu trưởng thực hiện
nhiệm vụ kiểm tra nội bộ thường xuyên và đột xuất.
2. Hoạt động kiểm tra
2.1. Kiểm tra hành chính
a) Nội dung kiểm tra
Phối hợp với Thanh tra huyện kiểm tra trách nhiệm của thủ trưởng các cơ
sở giáo dục trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về giáo dục, pháp
luật về giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo, tiếp công dân, phòng chống tham
nhũng; Kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức, viên

chức và người học; Kiểm tra công tác xây dựng, sửa chữa cơ sở vật chất; công
tác quản lý tài chính, tài sản; thực hiện về công khai trong các cơ sở giáo dục.
b) Đối tượng kiểm tra
Các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS và các trường
TH&THCS trên địa bàn huyện.
c) Chỉ tiêu: Thực hiện theo kế hoạch phối hợp giữa Phòng GDĐT và
Thanh tra huyện.
2.2. Kiểm tra trường học
2.2.1. Nội dung kiểm tra
Phòng GDĐT thực hiện công tác kiểm tra các trường trực thuộc theo chức
năng quản lý của Phòng, trong đó, tập trung kiểm tra các nội dung sau:
a) Tổ chức, phân công lao động, trong đó có chú ý việc phân công nhiệm
vụ bổ sung đối với các giáo viên dạy chưa đủ tiết chuẩn theo quy định;
Ví dụ tiết chuẩn giáo viên THCS là 19 tiết (dạy và kiêm nhiệm có tiết chuẩn).
Nếu giáo viên dạy và kiêm nhiệm chưa đủ 19 tiết thì phân công bổ sung một số việc
hành chính. Khi phân công việc hành chính thì quy đổi giờ hành chính ra tiết dạy
bằng tỉ lệ số tiết chuẩn phải dạy trong tuần (19t) so với giờ làm hành chính trong
tuần (40g). Kết quả 2.10 giờ hành chính bằng 1 tiết dạy.
b) Quản lý tài chính : ngân sách, học phí, các khoản thu hộ, xã hội hóa ;
bảo quản, sử dụng hiệu quả tài sản và trang thiết bị dạy học.
c) Việc duy trì sĩ số, phổ cập giáo dục; thực hiện kế hoạch giáo dục đạo
đức hạnh kiểm, kỹ năng sống ; phòng, chống bạo lực học đường.
d) Việc đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra, đánh giá học
sinh theo hướng phát triển năng lực của học sinh đối với giáo viên dạy lớp ;
2


trách nhiệm của Hiệu trưởng trong việc nâng cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn
của các Tổ chuyên môn, việc tổ chức kiểm tra chung ; việc nâng cao đạo đức
nhà giáo ; đánh giá chuẩn nghề nghiệp năng lực của giáo viên ; những giải pháp

đã thực hiện để nâng cao chất lượng giáo dục ; công tác kiểm tra nội bộ của
Hiệu trưởng.
e) Công tác quản lý theo dõi cấp phát văn bằng chứng chỉ;
f) Quản lý dạy 02 buổi/ngày và dạy thêm học thêm (DTHT) trong và
ngoài nhà trường.
2.2.2. Chỉ tiêu : kiểm tra khoảng 15% đơn vị.
Riêng kiểm tra dạy 02 buổi/ngày và DTHT 100% đơn vị để tư vấn ; đối
với các điểm nóng thì tăng cường kiểm tra đột xuất để chấn chỉnh.
2.3. Kiểm tra chuyên môn giáo viên
2.3.1. Nội dung kiểm tra
a) Năng lực nghiệp vụ sư phạm : Dự giờ tiết dạy, mức độ nắm mục đích,
yêu cầu nội dung, chương trình, vị trí bài dạy trong chương trình môn học,
chuẩn kiến thức kỹ năng, xác định trọng tâm nội dung bài dạy. Việc đổi mới
phương pháp, hình thức dạy học (chăm sóc, giáo dục), dạy học theo hướng tập
trung vào học sinh, đổi mới kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển
năng lực của học sinh đối với giáo viên dạy lớp, kỹ năng xử lý tình huống sư
phạm.
b) Việc thực hiện quy chế chuyên môn : Xây dựng kế hoạch dạy học
(chăm sóc, giáo dục), thực hiện nội dung, chương trình giảng dạy (chủ đề chăm
sóc, giáo dục), dạy học tích hợp, thực hiện các loại hồ sơ sổ sách, việc soạn
giảng (giáo án), ra đề kiểm tra, chấm và chữa bài kiểm tra, sinh hoạt Tổ chuyên
môn (bộ môn), dự giờ rút kinh nghiệm lẫn nhau, tự làm làm đồ dùng dạy học, có
sáng kiến kinh nghiệm trong giảng dạy (chăm sóc, giáo dục), thực hiện bồi
dưỡng học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh có học lực yếu kém, chưa hoàn thành
hoặc còn hạn chế một số lĩnh vực kiến thức, kỹ năng.
c) Kết quả giảng dạy : Chất lượng kiểm tra định kỳ, kết quả rèn luyện và
học tập của học sinh (kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ) thời điểm liền kề và thời
điểm hiện tại, khảo sát chất lượng học sinh, quan sát các hoạt động học tập và
các hoạt động giáo dục khác của học sinh.
d) Nề nếp dạy và học : Kiểm tra việc chuẩn bị của giáo viên trước khi lên

lớp, tổ chức lớp học, sắp xếp, sử dụng đồ dùng dạy học và dụng cụ học tập, tinh
thần, thái độ học tập và các hoạt động khác của học sinh, ngôn tác phong của
giáo viên và học sinh trên lớp, chấp hành nội quy lớp học, nội quy của trường,
thực hiện công tác chủ nhiệm (nếu là GVCN).
e) Việc giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống và phòng, chống bạo lực
học đường.
f) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng phân công.
2.3.2. Chỉ tiêu : kiểm tra khoảng 15% giáo viên các trường trực thuộc.
3


2.4. Kiểm tra thẩm định năng lực giáo viên:
Tiến hành kiểm tra thẩm định năng lực giáo viên theo Kế hoạch số 07/KHUBND ngày 08 tháng 01 năm 2013 của Ủy ban nhân dân huyện về việc nâng
cao chuẩn năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục huyện Tháp Mười giai
đoạn 2012-2015.
2.5. Kiểm tra, giám sát các kỳ kiểm tra, các kỳ thi chọn học sinh giỏi, giáo
viên dạy giỏi và các kỳ thi khác theo quy định.
* Chỉ tiêu: Kiểm tra 100%.
3. Tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo
Phòng GDĐT và Hiệu trưởng các trường trực thuộc phải:
a) Bố trí địa điểm tiếp công dân, phụ huynh học sinh, học sinh cũ đến liên
hệ các vấn đề có liên quan đến việc học tập và các vấn đề khác; niêm yết nội
quy tiếp công dân; mở sổ theo dõi tiếp công dân; giải quyết các thủ tục hành
chính nhanh, gọn, chính xác.
b) Xây dựng quy trình, thủ tục giải quyết các thủ tục hành chính như: Rút
hồ sơ, cấp giấy chứng nhận, chuyển trường.. ; xây dựng quy trình xử lý hoặc
phối hợp với cha mẹ học sinh giáo dục, xử lý học sinh chưa ngoan, chậm tiến
thân thiện, hiệu quả.
c) Thực hiện tốt việc công khai hóa các hoạt động, nhất là công khai tài
chính. Khi có khiếu nại, tố cáo thì khẩn trương xác minh và giải quyết đúng theo

luật, công khai kết quả và lưu hồ sơ theo quy định.
d) Đặc biệt tổ chức thu thập thông tin, xin ý cấp trên để xử lý thật nhanh
các vụ việc giáo viên có hành vi, lời nói, xúc phạm thân thể, nhân phẩm học
sinh; chủ động nắm thông tin, ngăn chặn kịp thời các vụ đánh nhau giữa học
sinh trong và ngoài nhà trường.
4. Đối với các trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, THCS và các
trường TH&THCS
a) Hiệu trưởng các trường xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học
2015-2016.
b) Nội dung cần tập trung kiểm tra
Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ về tài chính, các khoản thu hộ, xã
hội hóa, sử dụng, bảo quản hiệu quả tài sản và trang thiết bị dạy học; việc nâng
cao hiệu quả sinh hoạt chuyên môn của các Tổ chuyên môn (bộ môn); việc đổi
mới giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá; việc kiểm tra chung; việc nâng cao
đạo đức nhà giáo; đánh giá, xếp loại chuẩn nghề nghiệp giáo viên có chuyển đổi
vị trí hoặc đề xuất tinh giảm biên chế theo quy định đối với giáo viên chưa đáp
ứng yêu cầu.
c) Chỉ tiêu kiểm tra
- Các trường hạng ba: kiểm tra 100% các tổ và bộ phận và 100% giáo viên.
- Các trường hạng hai: kiểm tra 100% các tổ và bộ phận và 70% giáo viên.
- Các trường hạng một: kiểm tra 100% các tổ và bộ phận và 50% giáo viên.
Hiệu trưởng các trường chú ý kiểm tra 100% giáo viên tham gia DTHT
trong và ngoài nhà trường, ít nhất 01 lần/học kỳ và khẩn cấp kiểm tra đối với
4


những điểm nóng thường xuyên hơn nhằm kiểm soát và chấn chỉnh. Qua kiểm
tra nếu phát hiện cá nhân vi phạm DTHT thì đề xuất với Phòng GDĐT xử lý
theo quy định.
5. Hình thức kiểm tra

- Kiểm tra có thông báo trước.
- Kiểm tra đột xuất
- Kết hợp kiểm tra thông báo trước với kiểm tra đột xuất.
6. Đánh giá qua kiểm tra
a) Từ năm học 2015-2016 việc đánh giá qua kiểm tra được thể hiện bằng
nhận xét về mức độ hoàn thành công việc; nêu rõ ưu điểm, hạn chế cần khắc
phục, thời gian khắc phục; đối với các cá nhân sai sót đề nghị xử phạt hành
chính trong lĩnh vực giáo dục hoặc xử lý hành chính; đối với các cá nhân sai
phạm thì chuyển cơ quan pháp luật để truy tố theo quy định.
Không thực hiện đánh giá, xếp loại đơn vị và giáo viên qua kiểm tra theo
hướng dẫn: 186/HD-SGDĐT-TTr ngày 11/9/2013 về thanh tra, kiểm tra đơn vị,
giáo viên mầm non, hướng dẫn 93/HD-SGDĐT-TTr ngày 15/5/2014 về thanh
tra, kiểm tra đơn vị, giáo viên tiểu học, hướng dẫn 94/HD-SGDĐT-TTr ngày
19/5/2014 về thanh tra, kiểm tra đơn vị, giáo viên trung học.
b) Việc đánh giá, xếp loại giáo viên từ năm học 2015-2016 thuộc trách
nhiệm của Hiệu trưởng và thực hiện định kỳ theo năm học. Nội dung và quy
trình đánh giá, xếp loại giáo viên thực hiện theo Quy định chuẩn nghề nghiệp
giáo viên của Bộ GDĐT ban hành cho từng cấp học, ngành học.
c) Dự giờ tiết dạy của giáo viên, tùy theo tính chất và mục đích mà xếp
loại tiết dạy hoặc không xếp loại tiết dạy, dự giờ rút kinh nghiệm lẫn nhau và
thao hội giảng thì không xếp loại tiết dạy (chủ yếu tập trung nhận xét những ưu
điểm, hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục, trao đổi và
chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy). Riêng đối với thực hiện nhiệm vụ kiểm tra thì
dự giờ tiết dạy của giáo viên vẫn thực hiện xếp loại tiết dạy theo quy định Phiếu
dự giờ tiết dạy của Bộ GDĐT được quy định cho từng cấp học, ngành học.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra năm học và tổ chức thực hiện.
2. Hiệu trưởng các trường trực thuộc xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ
năm học 2015-2016 theo hướng dẫn, quán triệt trong toàn thể viên chức để biết
và thực hiện (có gợi ý cấu trúc, nội dung kế hoạch kiểm tra nội bộ đính kèm).

3. Các bộ phận Phòng GDĐT xây dựng kế hoạch kiểm tra theo nội dung quản
lý của mình, chuyển cho Tổ Nghiệp vụ - Kiểm tra CM tổng hợp làm đầu mối tổ chức
kiểm tra lồng ghép, tránh chồng chéo, mất thời gian và tốn kém cho cơ sở.
4. Giao cho Tổ Nghiệp vụ - Kiểm tra CM hướng dẫn tổ chức tự đánh giá,
cho điểm công tác kiểm tra của các đơn vị hàng năm; cuối năm học thành lập
các đoàn kiểm tra chéo để thẩm định tự đánh giá, cho điểm công tác kiểm tra
giữa các đơn vị, trao đổi học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

5


5. Chế độ thông tin báo cáo:
5.1. Báo cáo định kỳ:
Hiệu trưởng các trường trực thuộc thực hiện báo cáo định kỳ gửi về
Phòng GDĐT (gửi cho thầy Giang, Tổ Nghiệp vụ) như sau:
+ Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 2015 - 2016, trước ngày 06/10/2015.
+ Sơ kết kiểm tra nội bộ học kỳ 1, trước ngày 05/01/2016.
+ Tổng kết, đánh giá cho điểm công tác kiểm tra, trước ngày 31/5/2016.
Hình thức báo cáo gửi qua địa chỉ email: và
bằng văn bản chính thức.
5.2. Báo cáo đột xuất: khi được yêu cầu hoặc có việc bất thường xảy ra.
6. Chế độ kiểm tra:
- Kiểm tra của phòng GDĐT: theo chế độ công tác phí hiện hành.
- Kiểm tra nội bộ của các trường: theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
Trên đây là hướng dẫn công tác kiểm tra năm học 2015 - 2016. Phòng
GDĐT yêu cầu các trường trực thuộc triển khai thực hiện đúng theo công văn
này. Trong quá trình thực hiện, có vấn đề nảy sinh, vướng mắc, báo cáo kịp thời
về Phòng GDĐT (qua Tổ Nghiệp vụ) để thống nhất, thực hiện ./.
Nơi nhận:
- Các trường trực thuộc (thực hiện);

- Thanh tra Sở GDĐT (thay báo cáo);
- UBND huyện (thay báo cáo);
- Thanh tra huyện (báo cáo);
- LĐ Phòng (chỉ đạo);
- CĐGD huyện (phối hợp);
- Tổ trưởng các Tổ PGD (phối hợp);
- Lưu: HC, NV(G, H, Kh, Ch, Tr, Ng, Ph).

TRƯỞNG PHÒNG

Lê Ngọc Ảnh

6


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Trường ………………………………
______________

Số:

/KH-………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
____________________________________

Tháp Mười, ngày

tháng 9 năm 2015


GỢI Ý

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
KẾ HOẠCH
Công tác kiểm tra nội bộ năm học 20… - 20….
_________
Phần I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
I. Đối tượng kiểm tra:
1. Các tổ chuyên môn; bộ phận thư viện, thiết bị dạy học, thực hành, đồ chơi.
2. Tổ văn phòng.
3. Cán bộ, giáo viên, nhân viên.
4. Các lớp học và học sinh.
II. Yêu cầu và nội dung kiểm tra:
1. Quy trình thực hiện và kết quả đạt được của HT, PHT, các tổ, các bộ
phận theo các nội dung, chỉ tiêu đề ra tại kế hoạch của trường.
2. Quy trình thực hiện và kết quả đạt được của cá nhân cán bộ, giáo viên,
nhân viên theo các nội dung, chỉ tiêu đề ra tại kế hoạch của trường.
3. Tinh thần, thái độ và kết quả học tập, rèn luyện của các lớp và học sinh
toàn trường tại kế hoạch của trường.
Phần II
NỘI DUNG KIỂM TRA CỤ THỂ
I. Kiểm tra hoạt động chuyên môn và thư viện, thiết bị, đồ chơi:
1. Đối tượng và nội dung kiểm tra:
a. Kiểm tra tổ chuyên môn, gồm :
+ Xây dựng kế hoạch năm, tháng của tổ chuyên môn (cấu trúc; nội
dung ; chỉ tiêu ; các giải pháp thực hiện theo tài liệu tập huấn của Bộ, Sở,
Phòng).
Nội dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của trường. Nội dung kế

hoạch tập trung việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn,
chuẩn nghề nghiệp, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh
giá, giáo dục và chăm sóc học sinh; có lồng ghép việc tổ chức thí nghiệm thực
7


hành, ứng dụng công nghệ thông tin, tự làm đồ dùng dạy học; có lồng ghép việc
xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
+ Số lượng và chất lượng các phiên họp, sinh hoạt tổ và hồ sơ tổ chuyên
môn; tổ chức hội giảng nhằm nâng cao tay nghề; bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ
đạo học sinh yếu kém, giáo dục và chăm sóc trẻ.
+ Việc tổ chức kiểm tra nội bộ của tổ chuyên môn, tổ văn phòng và các
bộ phận khác.
+ Việc soạn giảng, thực hiện chương trình của giáo viên trong tổ chuyên
môn, tổ bộ môn.
+ Việc đánh giá học sinh của tổ chuyên môn, tổ bộ môn qua: kiểm tra miệng,
kiểm tra 15 phút, đề kiểm tra 1 tiết, đề kiểm tra học kỳ kèm hướng dẫn và đáp án
chấm: Cấu trúc, ma trận đề; mức độ nội dung theo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
+ Kết quả giảng dạy, giáo dục và chăm sóc học sinh.
b. Kiểm tra các bộ phận thiết bị, thực hành, vi tính, đồ chơi gồm:
+ Xây dựng kế hoạch năm, tháng phục vụ hoạt động dạy và học các môn
văn hóa, môn tự chọn, các môn năng khiếu và hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu; các giải pháp thực hiện). Nội dung kế hoạch
phải phù hợp với kế hoạch của trường.
+ Việc tổ chức cho mượn đồ dùng dạy học; chuẩn bị thiết bị cho giáo viên
tổ chức thí nghiệm thực hành; thống kê các giáo viên tổ chức thí nghiệm thực
hành (số lượng, tỉ lệ) theo phân phối chương trình.
+ Việc tổ chức cho truy cập mạng internet; thống kê số lượng (tỉ lệ) truy
cập mạng internet hàng tháng, cả năm.
+ Việc bảo quản; vệ sinh, bảo trì các thiết bị, máy tính, đồ dùng, đồ chơi.

+ Kết quả hoạt động của các bộ phận thiết bị, thực hành, vi tính.
c. Kiểm tra bộ phận thư viện, gồm:
+ Xây dựng kế hoạch năm, tháng phục vụ hoạt động dạy và học các bộ
môn có liên quan (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu; các giải pháp thực hiện). Nội
dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của trường.
+ Việc sắp xếp bố trí kho sách, phòng đọc, thư mục.
+ Việc giới thiệu sách; tổ chức cho mượn, đọc; thống kê số lượng (tỉ lệ),
mượn, đọc hàng tháng và cả năm.
+ Việc bảo quản; vệ sinh; mỹ quan thư viện.
+ Kết quả hoạt động, nâng cao chất lượng thư viện.
d. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên, gồm:
+ Xây dựng kế hoạch năm, tháng (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu; các giải
pháp thực hiện).
Nội dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của tổ. Nội dung kế hoạch
tập trung việc nâng cao đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn, chuẩn
nghề nghiệp, đổi mới phương pháp giảng dạy, đổi mới kiểm tra đánh giá học
sinh; có lồng ghép việc tổ chức thí nghiệm thực hành, ứng dụng công nghệ
thông tin, tự làm đồ dùng dạy học, đồ chơi; có lồng ghép việc xây dựng trường
học thân thiện học sinh tích cực.
8


+ Kế hoạch dự giờ hoặc tự dự giờ (dành cho giáo viên trẻ, tự xin dự giờ giáo
viên khác để học tập); việc tham gia hội giảng nhằm nâng cao tay nghề; kế hoạch
bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, giáo dục và chăm sóc trẻ.
+ Việc soạn, giảng dạy theo chương trình khung của Bộ; chương trình của trường.
+ Việc đánh giá học sinh qua thực hiện số lượng và chất lượng đề kiểm
tra: nội dung câu hỏi kiểm tra miệng, đề và đáp kiểm tra 15 phút, đề và đáp kiểm
tra 1 tiết (cấu trúc, ma trận; mức độ nội dung theo chuẩn kiến thức), chăm sóc và
giáo dục trẻ.

+ Thực hiện hồ sơ giáo viên; việc họp, sinh hoạt chuyên môn theo quy
định của Bộ, Sở, của trường.
+ Kết quả giảng dạy của giáo viên qua kết quả học tập của học sinh, kết
quả giáo dục và chăm sóc trẻ, so sánh với các thời gian trước.
2. Lực lượng kiểm tra:
+ Phụ trách chung: Hiệu trưởng
+ Thành viên: PHT, các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn, tổ văn phòng.
3. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra:
+ Kiểm tra các bộ phận; tỉ lệ 100%/năm học
+ Kiểm tra giáo viên: 100% giáo viên đối với các trường hạng ba, 70% giáo
viên đối với các trường hạng hai, 50% giáo viên đối với các trường hạng một.
+ Kiểm tra chuyên đề hồ sơ tổ, hồ sơ cá nhân: tỉ lệ 100%/năm học
II. Kiểm tra nền nếp học tập, rèn luyện của học sinh, gồm:
A. Đối tượng và nội dung kiểm tra
1. Kiểm tra việc xây dựng các văn bản quy định về nền nếp học tập, rèn
luyện của học sinh, giáo dục và chăm sóc trẻ gồm:
+ Nội quy nhà trường, nội quy lớp học - Cấu trúc nội quy đủ 3 phần: những
điều xấu không nên làm, những điều tốt phải tích cực làm, điều khoản thi hành.
+ Văn bản hướng dẫn việc thực hiện nội quy trường, nội quy lớp học
(mang tính chất giải thích những điều, khoản trong nội quy để học sinh hiểu,
thực hiện).
+ Văn bản quy định về thi đua khen thưởng học sinh thực hiện tốt nội quy
trường, nội quy lớp học.
+ Văn bản hướng dẫn xử lý học sinh không thực hiện nội quy trường, nội
quy lớp học.
+ Văn bản quy định quy trình làm việc của giáo viên chủ nhiệm (GVCN)
thu thập và xử lý thông tin, báo cáo BGH về tình hình lớp chủ nhiệm trong tuần.
Cụ thể :
- Thu thập thông tin qua báo cáo hàng ngày của cán bộ lớp bằng biểu mẫu
văn bản, bằng điện thoại, email.

- Từ kết quả thông tin thu được, GVCN có quyết định bằng nhiều hình
thức: trực tiếp xử lý hay ủy quyền cho lớp trưởng xử lý tạm thời, GVCN sẽ xử
lý tiếp theo khi có mặt tại trường.
+ Văn bản quy định quy trình tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
+ Văn bản quy định quy trình tiết sinh hoạt dưới cờ toàn trường đầu tuần.
9


2. Kiểm tra công tác chỉ đạo điều hành của tổ trưởng tổ chủ nhiệm tác
động các GVCN làm tốt nhiệm vụ.
3. Kiểm tra hoạt động của các giáo viên chủ nhiệm về nền nếp học tập,
rèn luyện của học sinh, kết quả giáo dục và chăm sóc trẻ của lớp phụ trách.
+ Tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn lớp chủ nhiệm thực hiện nghiêm các văn
bản của nhà trường quy định về nền nếp học tập, rèn luyện của học sinh. Chủ
yếu là việc thực hiện nội quy nhà trường, nội quy lớp; chuyên cần, tiếp thu nội
dung bài giảng tốt; thực hiện trường học thân thiện, học sinh tích cực.
+ Thực hiện trách nhiệm của GVCN theo điều lệ nhà trường; trách nhiệm
của GVCN trong thực hiện sổ gọi tên ghi điểm, học bạ.
+ Sổ chủ nhiệm lớp và hồ sơ khác về công tác chủ nhiệm.
+ Kết quả chủ nhiệm, so sánh với thời gian trước.
4. Kiểm tra hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội trong việc phối hợp giáo dục
đạo đức, hạnh kiểm học sinh.
+ Kế hoạch năm, tháng (cấu trúc; nội dung; chỉ tiêu; các giải pháp thực
hiện). Nội dung kế hoạch phải phù hợp với kế hoạch của trường và có lồng ghép
việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.
+ Tổ chức thực hiện các phong trào theo kế hoạch năm, tháng.
+ Kết quả hoạt động của tổ chức Đoàn, Hội.
4. Kiểm tra hoạt động của nhân viên bảo vệ, trực giám sát hành vi đạo
đức, hạnh kiểm học sinh.
+ Phát hiện, ghi nhận các hành vi vi phạm nội quy của học sinh khi vào

cổng và bên ngoài lớp học.
+ Báo cáo và đề xuất GVCN hoặc BGH xử lý kịp thời các hành vi vi
phạm nội quy nhà trường của từng học sinh sai phạm.
5. Kiểm tra hoạt động của các Tiểu ban hoạt động ngoài giờ có liên quan:
Ban Vận động học sinh ra lớp, Ban Phòng, chống ma túy; Phòng, chống
các tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường, Ban Vận động an toàn giao thông…
B. Lực lượng kiểm tra:
+ Phụ trách chung: Hiệu trưởng
+ Thành viên: Các PHT; trợ lý Hiệu trưởng về công tác thanh niên, tổ
trưởng tố văn phòng, các GVCN, nhân viên bảo vệ, Ban Đại diện CMHS.
C. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra:
+ Kiểm tra hoạt động tổ chủ nhiệm: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra hoạt động GVCN chủ nhiệm: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra hoạt động thanh niên trường học (Đoàn, Hội, Đội): 2 lần/năm.
+ Kiểm tra hồ sơ lớp (Sổ gọi tên ghi điểm, sổ đầu bài, học bạ và các hồ sơ
khác kèm theo học bạ học sinh) mà GVCN có trách nhiệm thực hiện: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra trách nhiệm nhân viên bảo vệ về quản lý học sinh: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra hoạt động các Tiểu ban hoạt động ngoài giờ: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra đột xuất các vấn đề khác có liên quan đến việc giáo dục đạo
đức, hạnh kiểm học sinh.
III. Kiểm tra tài chính, tài sản và công tác hành chính:
10


1. Đối tượng và nội dung kiểm tra:
a. Công tác kế toán, thủ quỹ:
- Việc lập kế hoạch thu, chi tất cả các nguồn; nội dung thu hộ; các loại phí
theo quy định.
- Việc thực hiện chế độ chính sách cho cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy
định (lương, phụ cấp theo lương; các khoản khác theo quy chế chi tiêu nội bộ).

- Việc thực hiện nguyên tắc thu, chi; hồ sơ quản lý tài chính.
- Việc mua sắm tài sản; nguyên tắc thủ tục mua sắm; cập nhật hao mòn tài
sản và thanh lý tài sản; báo cáo quyết toán và công khai thu, chi định kỳ.
- Việc bảo quản ngân quỹ theo quy định.
b. Công tác hành chính văn phòng:
- Bảo vệ tài sản, tài liệu cơ quan.
- Công tác văn thư: xử lý thông tin hai chiều bên trong nhà trường; nhà
trường với các cơ quan; nhà trường với xã hội, với CMHS; việc sử dụng và bảo
quản con dấu nhà trường.
- Công tác y tế học đường, bảo vệ sức khỏe học sinh.
- Việc tiếp dân, giải quyết các yêu cầu của học sinh, giáo viên, CMHS
(thông tin về kết quả học tập; xin phép nghỉ, chuyển trường, rút hồ sơ học tập;
xin cấp các loại giấy tờ có liên quan).
- Lưu trữ hồ sơ: Hồ sơ nhà trường (giấy chủ quyền đất, sơ đồ thiết kế nhà
trường, quyết định thành lập trường), hồ sơ nhân sự (túi hồ sơ theo quy định, sổ lý lịch
trích ngang tất cả cán bộ giáo viên, nhân viên qua các thời kỳ), hồ sơ học sinh.
2. Lực lượng kiểm tra:
+ Phụ trách chung: Hiệu trưởng
+ Thành viên: PHT; đại diện cấp ủy đảng, công đoàn cơ sở, ban thanh tra
nhân dân; kế toán, thủ quỹ; tổ trưởng tố văn phòng; cán bộ văn thư.
3. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra:
+ Kiểm tra hoạt động kế toán, thủ quỹ: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra hoạt động văn thư lưu trữ: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra hoạt y tế học đường: 2 lần/năm.
+ Kiểm tra trách nhiệm nhân viên bảo vệ, phòng chống cháy nổ: 3
lần/năm.
+ Kiểm tra đột xuất các về công tác hành chính quản trị khác có liên quan.
IV. Kiểm tra dạy thêm học thêm hoặc dạy 2 buổi/ngày, bán trú:
1. Nội dung kiểm tra :
Việc thực hiện quy định dạy thêm học thêm của UBND tỉnh; các văn bản

hướng dẫn về dạy thêm học thêm, dạy 2 buổi/ngày, bán trú của Sở.
2. Lực lượng kiểm tra:
+ Ban điều hành dạy thêm học thêm và dạy 2 buổi/ngày, bán trú.
+ Tổ kiểm tra dạy thêm học thêm và dạy 2 buổi/ngày, bán trú
3. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra:
+ Kiểm tra thường xuyên hàng ngày tại trường.
+ Kiểm tra giáo án, sổ gọi tên ghi điểm ít nhất 4 lần/năm.
11


+ Kiểm tra đột xuất khi có phản ánh về dạy thêm.
V. Giám sát kiểm tra phòng, chống thanh nhũng:
1. Nội dung giám sát, kiểm tra:
Luật PCTN; các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật PCTN; các văn bản
của cấp trên về việc hướng dẫn công tác phòng, chống tham nhũng...
+ Tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên là đối tượng của giám sát; qua giám
sát có dấu hiệu sai phạm sẽ tiến hành kiểm tra làm rõ.
+ Trách nhiệm của Thủ trưởng đơn vị:
* Lập kế hoạch PCTN hàng năm, nội dung gồm :
- Triển khai kịp thời các văn bản pháp luật, văn bản quy định của ngành.
- Rà soát các văn bản của đơn vị phù hợp tinh thần phòng, chống tham nhũng.
- Việc thực hiện các quy tắc ứng xử nghề nghiệp.
- Cải cách hành chính, hiệu quả để phục vụ nhân dân tốt.
- Thực hiện dân chủ cơ sở và công khai hóa hoạt động của đơn vị; công
khai kết quả kê khai minh bạch tài sản và thu nhập cá nhân các chức danh theo
quy định.
* Tổ chức phối hợp với tổ chức đảng, thanh tra nhân dân giám sát, kiểm
tra làm rõ, xử lý các trường hợp lợi dụng chức quyền để tham nhũng.
* Báo cáo định kỳ công tác PCTN về cấp quản lý trực tiếp.
2. Lực lượng giám sát, kiểm tra:

+ Hiệu trưởng và các PHT.
+ Tổ chức đảng; công đoàn; thanh tra nhân nhân.
+ Những ý kiến của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, CMHS qua
các phiên họp, hội nghị hoặc qua thùng thư góp ý của đơn vị.
3. Hình thức và chỉ tiêu kiểm tra:
+ Giám sát thường xuyên, qua các báo cáo giám sát định kỳ.
+ Kiểm tra khi có dấu hiệu tham nhũng.
Phần III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
A. Trách nhiệm của Hiệu trưởng:
1. Ra quyết định thành lập các tổ kiểm tra; quyết định thành lập các đoàn
kiểm tra phù hợp theo từng nội dung, từng thời gian.
2. Biên soạn các biểu mẫu kiểm tra phù hợp theo từng nội dung.
3. Sử dụng kết quả kiểm tra để xét đề nghị thi đua, khen thưởng, nâng
lương, đề bạt, bố trí cán bộ theo yêu cầu. Lưu trữ hồ sơ kiểm tra lâu dài.
B. Đối tượng và thời gian kiểm tra:
I. Kiểm tra hoạt động chuyên môn và thư viện, thiết bị:
1. Học kỳ 1:
a. Thời gian kiểm tra: từ…….đến……..
b. Các đối tượng được kiểm tra:……….
2. Học kỳ 2:
a. Thời gian kiểm tra: từ…….đến……..
12


b. Các đối tượng được kiểm tra:……….
II. Kiểm tra nền nếp học tập rèn luyện của học sinh:
1. Học kỳ 1:
a. Thời gian kiểm tra: từ…….đến……..
b. Các đối tượng được kiểm tra:………

2. Học kỳ 2:
a. Thời gian kiểm tra: từ…….đến……..
b. Các đối tượng được kiểm tra:………..
III. Kiểm tra tài chính, tài sản và công tác hành chính:
1. Học kỳ 1:
a. Thời gian kiểm tra: từ…….đến……..
b. Các đối tượng được kiểm tra:………
2. Học kỳ 2:
a. Thời gian kiểm tra: từ…….đến……..
b. Các đối tượng được kiểm tra:………
IV. Kiểm tra dạy thêm học thêm và dạy 2 buổi/ngày:
1. Học kỳ 1:
a. Thời gian kiểm tra: từ…….đến……..
b. Các đối tượng được kiểm tra:……….
2. Học kỳ 2:
a. Thời gian kiểm tra: từ…….đến……..
b. Các đối tượng được kiểm tra:………
V. Giám sát kiểm tra phòng, chống thanh nhũng: thường xuyên
C. Kinh phí cho hoạt động thanh tra:
Hiệu trưởng tham khảo ý kiến tập thể để quyết định, đưa vào quy chế chi tiêu
nội bộ; chi theo ngày làm việc theo quyết định thành lập các đoàn kiểm tra.
Nơi nhận:

HIỆU TRƯỞNG

- Phòng GDĐT (báo cáo);
- HT và các PHT (chỉ đạo);

- CB,CĐ, ĐTN, BĐDCMHS (phối hợp);
- Các tổ CM. VP (thực hiện);

- Dán thông báo;
- Lưu: VT.

13


PHỤ LỤC
Kế hoạch kiểm tra nội bộ năm học 20… 20…
__________

Tháng

Nội dung kiểm tra

Đối tượng kiểm tra

Người kiểm tra

8
9
10
11
12
01
02
3
4
5
6
7


14



×