Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

TÌM HIỂU về KIM LOẠI VÀNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 28 trang )

TRƯỜNG CAO ĐĂNG KỸ THUẬT LÝ TỰ TRỌNG
TP.HCM
KHOA ĐÔNG LỰC
LỚP 13CĐ_Ô3

TÌM HIỂU VỀ KIM
LOẠI VÀNG

SVTH: NGUYỄN THÀNH TRUNG
NGUYỄN MẬU NHẬT

TPHCM NGÀY….. THÁNG…..

NHẬN XÉT


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………

`


MỤC LỤC
Tên mục

Trang

Lịch sử và xuất hiện của vàng

1

Các tính chất đặc trưng


2

Các đặc tính

4

Sử dụng và ứng dụng

5

Sự phổ biến và phân bố

11

Sản xuất và khai thác

15

Tiêu thụ

17

Giá cả

18

Tính biểu tượng

20


Tóm lại

22

`


Tài liệu tham khảo
Tác giả

Moore, Mark A

Tác phẩm

“Reed Gold Mine State Historic Site”

Nhà xuất bản

North Carolina Office of Archives and History

Năm xuất bản

2006

`


I.LỊCH SỬ VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA VÀNG
Vàng đã được biết tới và sử dụng bởi các nghệ nhân từ thời đồng đá. Các đồ

tạo tác bằng vàng ở Balkan xuất hiện từ thiên niên kỷ 4 trước Công Nguyên, như
những đồ vật được tìm thấy tại Varna Necropolis. Các đồ tạo tác bằng vàng
như những chiếc mũ vàng và đĩa Nebra xuất hiện ở Trung Âu từ thiên niên kỷ 2
trước Công Nguyên tại Thời đồ đồng.
Chữ tượng hình Ai Cập ngay từ năm 2600 TCN đã miêu tả vàng, mà
vua Tushratta của Mitanni tuyên bố là "nhiều hơn cát bụi" tại Ai Cập. Ai Cập và
đặc biệt là Nubia có các nguồn tài nguyên để biến họ trở thành các trung tâm chế
tạo vàng trong hầu hết lịch sử. Bản đồ sớm nhất được biết tới là Bản đồ giấy cói
Turin và thể hiện sơ đồ của một mỏ vàng tại Nubia cùng với những chỉ dẫn địa
lý địa phương. Các phương thức chế biến ban đầu đã được Strabo miêu tả và
gồm cả việc nung chảy. Những mỏ lớn cũng hiện diện trên khắp Biển Đỏ ở nơi
hiện là Ả Rập Saudi.
Truyền thuyết về bộ lông cừu vàng có thể để cập tới việc dùng lông cừu để
khai thác bụi vàng từ trầm tích cát vàng ở thế giới cổ đại. Vàng thường được đề
cập tới trong Cựu ước, bắt đầu với Khải huyền (tại Havilah) và gồm trong với
các quà tặng của magi trong những chương đầu tiên của Tân ước của
Matthew. Sách Khải huyền đã miêu tả thành phố Jerusalem Mới có các đường
phố "làm bằng vàng nguyên chất, sáng như pha lê". Góc tây nam của Biển
Đen nổi tiếng với vàng. Việc khai thác được cho là đã bắt đầu từ thời Midas, và
vàng ở đây đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành cái có thể là đồng tiền
đúc đầu tiên tại Lydia khoảng năm 610 trước Công Nguyên .Từ thế kỷ 6 hay 5
trước Công Nguyên,nhà Chu đã cho sử dụng dĩnh viên, một kiểu đồng tiền xu
vàng.
Người La Mã đã phát triển các kỹ thuật mới để khai thác vàng ở quy mô lớn
bằng các phương pháp khai mỏ thuỷ lực, đặc biệt tại Hispania từ năm 25 trước
Công Nguyên trở đi và tại Dacia từ năm 150 trở đi. Một trong những mỏ lớn
nhất nằm tại Las Medulas ở León (Tây Ban Nha), nơi bảycống dẫn nước cho
phép tháo hầu hết trầm tích bồi tích lớn. Các mỏ tại Roşia
Montană ở Transilvania cũng rất lớn, và cho tới tận gần đây, vẫn được khai thác
bằng các phương thức khai mỏ lộ thiên. Các mỏ nhỏ hơn tại Anh cũng được

khai thác, như các sa khoáng cát vàng và khoáng sàng đá cứng tại Dolaucothi.
Nhiều phương pháp họ sử dụng đã được Pliny Già miêu tả kỹ lưỡng trong bách
khoa toàn thư của mình (Naturalis Historia) được viết vào khoảng cuối thế kỷ 1
Đế quốc Mali tại châu Phi nổi tiếng khắp Cựu thế giới về trữ lượng vàng lớn
của mình. Mansa Musa, nhà cai trị đế chế (1312–1337) trở nên nổi tiếng khắp
`


Cựu thế giới về cuộc hành hương của mình tới Mecca năm 1324. Ông đã đi
qua Cairo tháng 7 năm 1324, và được mô tả là đã được tháp tùng bởi một đoàn
lạc đà với hàng nghìn người và gần một trăm con lạc đà. Ông đã cho đi rất nhiều
vàng tới mức vàng giảm giá ở Ai Cập trong hơn một thập niên.
Cuộc thám hiểm châu Mỹ của người châu Âu đã được kích thích một phần
lớn bởi những báo cáo về các đồ trang sức bằng vàng được trưng bày khắp nơi
bởi người bản xứ châu Mỹ, đặc biệt tại Trung Mỹ, Peru, Ecuador và Colombia.
Người Aztec coi vàng theo nghĩa đen là sản phẩm của thần thánh, gọi nó là
"phân của thánh"
Trong thế kỷ 19, những cuộc đổ xô đi tìm vàng đã xảy ra bất kỳ khi nào
những trầm tích vàng lớn được phát hiện. Lần khám phá đầu tiên ra vàng tại Hoa
Kỳ được ghi lại là tại Mỏ Vàng Reed gần Georgeville, Bắc Carolina năm 1803.
Cuộc đổ xô đi tìm vàng đầu tiên ở Hoa Kỳ diễn ra tại một thị trấn nhỏ phía bắc
Georgia tên là Dahlonega. Những cuộc đổ xô đi tìm vàng khác diễn ra
tại California, Colorado, Black
Hills, Otago, Australia, Witwatersrand,
và Klondike.
Bởi giá trị cao từ trong lịch sử của nó, đa số vàng đã được khai thác trong suốt
lịch sử vẫn đang được lưu chuyển dưới hình thức này hay hình thức khác.
II.CÁC TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG
1.Tính chất chung
Vàng là tên nguyên tố hoá học có kí hiệu Au (L. aurum) và số nguyên

tử 79 trong bảng tuần hoàn. Là kim loại chuyển tiếp (hoá trị 3 và 1)
mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, màu vàng và chiếu sáng, vàng không phản
ứng với hầu hết các hoá chất nhưng lại chịu tác dụng của nước cường
toan (aqua regia) để tạo thành axit cloroauric cũng như chịu tác động
của dung dịch xyanua của các kim loại kiềm. Kim loại này có ở
dạng quặng hoặc hạt trong đá và trong các mỏ bồi tích và là một trVàng
là nguyên tố kim loại có màu vàng khi thành khối, khi dạng bột vàng
nguyên chất 100% có màu đen, hồng ngọc hay tía khi được cắt nhuyễn.
Nó là kim loại dễ uốn dát nhất được biết. Là kim loại mềm, vàng thường
tạo hợp kim với các kim loại khác để làm cho nó cứng thêm.
`


2.Tính chất vật lý
Màu sắc: ánh kim vàng
Trạng thái vật chất:chất rắn
Nhiệt độ nóng chảy: 1337,33 K (1064,18 °C, 1947,52 °F)
Nhiệt độ sôi: 3129 K (2856 °C, 5173 °F)
Nhiệt lượng nóng chảy: 12,55 kJ·mol−1
Nhiệt lượng bay hơi: 324 kJ·mol−1
Nhiệt dung: 25,418 J·mol−1·K−1
3.Tính chất nguyên tử
Trạng thái oxi hóa: -1, 1, 2, 3, 4, 5 Lưỡng tín
Độ âm điện: 2,54 (Thang Pauling)
Năng lượng ion hóa: Thứ nhất: 890,1 kJ·mol−1 ,thứ hai: 1980 kJ·mol−1
Bán kính cộng hóa trị: empirical: 144 pm
Độ dài liên kết cộng hóa trị: 136±6 pm
4.Thông tin khác
Cấu trúc tinh thể:lập phương tâm mặt
Độ giãn nỡ nhiệt: 14,2 µm·m−1·K−1(at 25 °C)


`


Độ dẫn điện: 318 W·m−1·K−1
Độ trở xuất: at 20 °C: 22,14 n Ω·m
Tính chất từ:nghịch từ
Hệ số Poisson:0,44
Độ cứng theo thang Mohs:2,5
Độ cứng theo thang Vickers:216 Mpa
Độ cứng theo thang Beinell:25HP Mpa
5.Đồng vị
Vàng trong tự nhiên có một đồng vị ổn định là

197

Au

III.CÁC ĐẶC TÍNH CỦA VÀNG
Vàng có tính dẫn nhiệt và điện tốt, không bị tác động bởi không khí và
phần lớn hoá chất (chỉ có bạc và đồng là những chất dẫn điện tốt hơn). Nó
không bị ảnh hưởng về mặt hoá học bởi nhiệt, độ ẩm, ôxy và hầu hết chất ăn
mòn; vì vậy nó thích hợp để tạo tiền kim loại và trang sức. Các halogen có
tác dụng hoá học với vàng, còn nước cường toan thì hoà tan nó. Tuy
nhiên, axit selenicđậm đặc nóng ăn mòn vàng tạo thành vàng selenat.
Màu của vàng rắn cũng như của dung dịch keo từ vàng (có màu đậm,
thường tía) được tạo ra bởi tần số plasmon của nguyên tố này nằm trong
khoảng thấy được, tạo ra ánh sáng vàng và đỏ khi phản xạ và ánh sang xanh
khi hấp thụ. Vàng tự nhiên có chứa khoảng 8 đến 10% bạc, nhưng thường
`



nhiều hơn thế. Hợp kim tự nhiên với thành phần bạc cao (hơn 20%) được
gọi là electrum. Khi lượng bạc tăng, màu trở nên trắng hơn và trọng lượng
riêng giảm.Vàng tạo hợp kim với nhiều kim loại khác; hợp kim với đồng cho
màu đỏ hơn, hợp kim với sắt màu xanh lá, hợp kim với nhôm cho màu tía,
với bạch kim cho màu trắng, bitmut tự nhiên với hợp kim bạc cho màu đen.
Đồ trang sức được làm bằng các kết hợp vàng nhiều màu được bán cho du
khách ở miền Tây nước Mĩ được gọi là "vàng Black Hills".
Trạng thái ôxi hoá thường gặp của vàng gồm +1 (vàng (I) hay hợp chất
aurơ) và +3 (vàng (III) hay hợp chất auric). Ion vàng trong dung dịch sẵn
sàng được khử và kết tủa thành vàng kim loại nếu thêm hầu như bất cứ kim
loại nào khác làm tác nhân khử. Kim loại thêm vào được ôxi hoá và hoà tan
cho phép vàng có thể được lấy khỏi dung dịch và được khôi phục ở dạng kết
tủa rắn.

IV.SỬ SỤNG VÀ ỨNG DỤNG
Vàng nguyên chất quá mềm không thể dùng cho việc thông thường nên
chúng thường được làm cứng bằng cách tạo hợp kim với bạc, đồng và các
kim loại khác. Vàng và hợp kim của nó thường được dùng nhiều nhất trong
ngành trang sức, tiền kim loại và là một chuẩn cho trao đổi tiền tệ ở nhiều
nước. Vì tính dẫn điện tuyệt vời, tính kháng ăn mòn và các kết hợp lí tính
vàhóa tính mong muốn khác, vàng nổi bật vào cuối thế kỷ 20 như là một kim
loại công nghiệp thiết yếu
1.Trao đổi tiền tệ
Vàng đã được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới như một phương tiện
chuyển đổi tiền tệ, hoặc bằng cách phát hành và công nhận các đồng xu
vàng hay các số lượng kim loại khác, hay thông qua các công cụ tiền giấy có
thể quy đổi thành vàng bằng cách lập ra bản vị vàng theo đó tổng giá trị tiền
được phát hành được đại diện bởi một lượng vàng dự trữ.Tuy nhiên, số lượng

vàng trên thế giới là hữu hạn và việc sản xuất không gia tăng so với nền kinh tế
thế giới. Ngày nay, sản lượngkhai thác vàng đang sụt giảm. Với sự tăng trưởng
mạnh của các nền kinh tế trong thế kỉ 20 và sự gia tăng trao đổi quốc tếdự trữ
vàng thế giới và thị trường của nó đã trở thành một nhánh nhỏ của toàn bộ các
thị trường và các tỷ lệ trao đổi tiền tệ cố định với vàng đã trở nên không thể
`


duy trì. Ở đầu Thế chiến I các quốc gia tham gia chiến tranh đã chuyển sang
một bản vị vàng nhỏ, gây lạm phát cho đồng tiền tệ của mình để có tiền phục
vụ chiến tranh. Sau Thế chiến II vàng bị thay thế bởi một hệ thống tiền tệ có
thể chuyển đổi theo hệ thống Bretton Woods. Bản vị vàng và tính chuyển đổi
trực tiếp của các đồng tiền sang vàng đã bị các chính phủ trên thế giới huỷ bỏ,
bị thay thế bằng tiền giấy. Thụy Sĩ là quốc gia cuối cùng gắn đồng tiền của
mình với vàng; vàng hỗ trợ 40% giá trị của tiền cho tới khi Thụy Sĩ gia
nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế năm 1999. Hàm lượng vàng trong hợp kim được xác
định bằng kara (k). Vàng nguyên chất được định danh là 24k. Các đồng xu
vàng được đưa vào lưu thông từ năm 1526 tới thập niên 1930 đều là hợp chất
vàng tiêu chuẩn 22k được gọi là vàng hoàng gia, vì độ cứng
2.Đầu tư
Nhiều người sở hữu vàng và giữ chúng dưới hình thức các thỏi nén
hay thanh như một công cụ chống lại lạm phát hay những đợt khủng hoảng
kinh tế. Tuy nhiên, một số nhà kinh tế không tin việc giữ vàng là một công cụ
chống lạm phát hay mất giá tiền tệ. Mã tiền tệ ISO 4217 của vàng
là XAU.Các thỏi vàng hiện đại cho mục đích đầu tư hay cất trữ không yêu cầu
các tính chất cơ khí tốt; chúng thường là vàng nguyên chất 24k, dù American
Gold Eagle của Mỹ, gold sovereign của Anh, và Krugerrand của Nam Phi tiếp
tục được đúc theo chất lượng 22k theo truyền thống. Đồng xu Canadian Gold
Maple Leaf phát hành đặc biệt có chứa lượng vàng nguyên chất cao nhất so với
bất kỳ thỏi vàng nào, ở mức 99,999% hay 0,99999, trong khi đồng xu

Canadian Gold Maple Leaf phát hành phổ thông có độ nguyên chất 99,99%.
Nhiều đồng xu vàng nguyên chất 99,99% khác cũng có trên thị trường.
Australian Gold Kangaroos lần đầu tiên được đúc năm 1986 như là Australian
Gold Nuggetnhưng đã thay đổi thiết kế mặt trái vào năm 1989. Ngoài ra, có
nhiều đồng xu thuộc loạt Australian Lunar Calendar và Austrian Philharmonic.
3.Nữ trang

Vòng cổ vàng Moche, bộ sưu tập bảo tàng Larco,Lima,Peru

Vì tính mềm của vàng nguyên chất (24k), nó thường được pha trộn với các
kim loại căn bản khác để sử dụng trong công nghiệp nữ trang, làm biến đổi độ
cứng và tính mềm, điểm nóng chảy, màu sắc và các đặc tính khác. Các hợp kim
`


với độ cara thấp, thường là 22k, 18k, 14k hay 10k, có chứa nhiều đồng, hay các
kim loại cơ bản khác, hay bạc hoặc paladi hơn trong hỗn hợp. Đồng là kim loại
cơ sở thường được dùng nhất, khiến vàng có màu đỏ hơn. Vàng 18k chứa 25%
đồng đã xuất hiện ở đồ trang sức thời cổ đại và đồ trang sức Nga và có kiểu
đúc đồng riêng biệt, dù không phải là đa số, tạo ra vàng hồng. Hợp kim vàngđồng 14k có màu sắc gần giống một số hợp kim đồng, và cả hai đều có thể
được dùng để chế tạo các biểu trưng cho cảnh sát và các ngành khác. Vàng
xanh có thể được chế tạo bởi một hợp kim vớisắt và vàng tía có thể làm bằng
một hợp kim với nhôm, dù hiếm khi được thực hiện trừ khi trong trường hợp
đồ trang sức đặc biệt. Vàng xanh giòn hơn và vì thế khó chế tác hơn trong
ngành trang sức. Các hợp kim vàng 18 và 14 carat chỉ pha trộn với bạc có màu
xanh-vàng nhất và thường được gọi là vàng xanh. Các hợp kim vàng trắng có
thể được làm với paladi hay niken. Vàng trắng 18 carat chứa 17,3% niken,
5,5% kẽm và 2,2% đồng có màu bạc. Tuy nhiên, niken là chất độc, và độ giải
phóng của nó bị luật pháp quản lý ở châu Âu. Các loại hợp kim vàng trắng
khác cũng có thể thực hiện với paladi, bạc và các kim loại trắng khác, nhưng

các hợp kim paladi đắt hơn các hợp kim dùng niken. Các hợp kim vàng trắng
có độ nguyên chất cao có khả năng chống ăn mòn hơn cả bạc nguyên chất
hay bạc sterling
4.Y học
Thời Trung Cổ, vàng thường được xem là chất có lợi cho sức khoẻ, với niềm
tin rằng một thứ hiếm và đẹp phải là thứ tốt cho sức khoẻ. Thậm chí một
số người theo chủ nghĩa bí truyền và một số hình thức y tế thay thế khác coi
kim loại vàng có sức mạnh với sức khoẻ. Một số loại muối thực sự có tính
chất chống viêm và đang được sử dụng trong y tế để điều trị chứng viêm khớp
và các loại bệnh tương tự khác. Tuy nhiên, chỉ các muối và đồng vị của vàng
mới có giá trị y tế, còn khi là nguyên tố (kim loại) vàng trơ với mọi hoá chất nó
gặp trong cơ thể. Ở thời hiện đại, tiêm vàng đã được chứng minh là giúp làm
giảm đau và sưng do thấp khớp và lao

`


Chày và cối vàng được dùng trong y học

Các hợp kim vàng đã được sử dụng trong việc phục hồi nha khoa, đặc biệt là
răng, như thân răng và cầu răng vĩnh viễn. Tính dễ uốn của các hợp kim vàng
tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo bề mặt kết nối răng và có được các kết quả
nói chung tốt hơn các loại khác làm bằng sứ. Việc sử dụng thân răng vàng với
các răng có số lượng nhiều như răng cửa đã được ưa chuộng
Sự pha chế vàng keo (chất lỏng gồm các phân tử nano vàng) trong nước có
màu rất đỏ, và có thể được thực hiện với việc kiểm soát kích cỡ các phân tử lên
tới một vài phần chục nghìn nanomét bằng cách giảm vàng clorua với các
ion citrat hay ascorbat. Vàng keo được sử dụng trong nghiên cứu y khoa, sinh
học và khoa học vật liệu.
Vàng, hay các hợp kim của vàng và paladi, được áp dụng làm lớp dẫn cho các

mẫu sinh học và các vật liệu phi dẫn khác như nhựa dẻo tổng hợp và thủy tinh
để được quan sát trong một kính hiển vi electron quét. Lớp phủ, thường được
tạo bởi cách phun tia bằng một luồng plasma agon, có ba vai trò theo cách ứng
dụng này. Tính dẫn điện rất cao của vàng dẫn điện tích xuống đất, và mật độ
rất cao của nó cung cấp năng lượng chặn cho các electron trong chùm electron,
giúp hạn chế chiều sâu chùm electron xâm nhập vào trong mẫu. Điều này cải
thiện độ nét của điểm và địa hình bề mặt mẫu và tăng độ phân giải không
gian của hình ảnh.
Đồng vị vàng 198(bán rã 2,7 ngày) được dùng trong một số phương pháp
điều trị ung thư và một số loại bệnh.
5.Công nghiệp


`

Hàn vàng được dùng để gắn kết các thành phần vàng trang sức bằng hàn
cứng nhiệt độ cao hay hàn vảy cứng. Nếu tác phẩm nghệ thuật đòi hỏi dấu
xác nhận tiêu chuẩn chất lượng, tuổi của vàng hàn phải trùng khớp với tuổi
vàng của tác phẩm, và công thức hợp kim hầu hết được chế tạo theo tiêu







chuẩn tuổi vàng công nghiệp để màu sắc phù hợp với vàng vàng và vàng
trắng. Hàn vàng thường được thực hiện ở ít nhất ba khoảng nhiệt độ nóng
chảy được gọi là Dễ, Trung bình và Khó. Bằng cách đầu tiên sử dụng vàng
hàn khó có điểm nóng chảy cao, sau đó là các loại vàng hàn có điểm nóng

chảy thấp dần, thợ vàng có thể lắp ráp các đồ vật phức tạp với nhiều điểm
hàn tách biệt.
Vàng có thể được chế tạo thành sợi chỉ và được dùng trong thêu thùa.
Vàng mềm và có thể uốn, có nghĩa nó có thể được chế tạo thành sợi dây rất
mỏng và có thể được dát thành tấm rất mỏng gọi là lá vàng.
Vàng tạo màu đỏ sâu khi được dùng làm tác nhân màu trong sản xuất thủy
tinh nam việt quất (hay thủy tinh rubi vàng).
Trong nhiếp ảnh, các chất liệu màu bằng vàng được dùng để chuyển đổi màu
của các điểm trắng và đen trên giấy ảnh thành màu xám và xanh, hay để tăng
sự ổn định của chúng. Được dùng trong in tông nâu đỏ, chất màu vàng tạo ra
các tông đỏ. Kodak đã công bố các công thức cho nhiều kiểu tông màu từ
vàng, trong đó sử dụng vàng như một loại muối clorua.

Tháp được phủ vàng






`

Bởi vàng là một chất phản xạ tốt với bức xạ điện từ như hồng ngoại và ánh
sáng nhìn thấy được cũng như các sóng radio, nó được dùng làm lớp phủ bảo
vệ cho nhiều vệ tinh nhân tạo, trong các tấm bảo vệ nhiệt hồng ngoại và mũ
của các nhà du hành vũ trụ và trên các máy bay chiến tranh điện tử như EA6B Prowler.
Vàng được dùng như lớp phản xạ trên một số đĩa CD công nghệ cao.
Ô tô có thể sử dụng vàng để tản nhiệt. McLaren sử dụng vàng lá trong
khoang động cơ model F1 của mình.
Vàng có thể được sản xuất mỏng tới mức nó dường như trong suốt. Nó được

dùng trong một số cửa sổ buồng lái máy bay để làm tan băng hay chống đóng
băng bằng cách cho một dòng điện chạy qua đó. Nhiệt tạo ra bởi kháng trở
của vàng đủ để khiến băng




Ngoài ra,người ta còn sử dụng vàng để xi mạ các đồ vật…để cho thấy sự
giàu có,đẳng cấp của mình

Vệ tinh được phủ lớp vàng để phản xạ nhiệt tốt

6.Điện tử
Mật độ electron tự do trong vàng kim loại là 5,90×10 22 cm−3. Vàng có tính dẫn
điện rất cao, và đã được dùng làm dây dẫn điện trong một số thiết bị tiêu thụ
nhiều điện năng (bạc thậm chí có độ dẫn điện trên thể tích cao hơn, nhưng vàng
có ưu điểm chống ăn mòn)
Dù vàng bị clo tự do tấn công, tính dẫn điện tốt của nó và khả năng chống ôxi
hoá và ăn mòn nói chung trong các môi trường khác (gồm cả khả năng kháng
axít không clo) đã khiến nó được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp điện tử
bởi chỉ một lớp phủ vàng mỏng có thể đảm bảo kết nối điện mọi dạng, vì thế
đảm bảo độ kết nối tốt. Ví dụ, vàng được dùng làm thiết bị nối của các dây dẫn
điện đắt đỏ, như audio, video và cáp USB. Lợi ích của việc sử dụng vàng làm
kim loại kết nối so với kim loại khác như thiếc đang bị tranh luận dữ dội. Các
kết nối vàng thường bị các chuyên gia nghe nhìn chỉ trích là không cần thiết
với hầu hết khách hàng và bị coi chỉ đơn giản là một trò marketing. Tuy nhiên,
việc sử dụng vàng trong các thiết bị điện tử kiểu trượt khác trong các môi
trường rất ẩm ướt và ăn mòn, và cho các tiếp xúc với chi phí hư hỏng lớn (một
số máy tính,thiết bị thong tin,tàu vũ trụ…) vẫn rất phổ biến.
Bên cạnh tiếp xúc điện kiểu trượt, vàng cũng được dùng trong tiếp xúc điện bởi

nó có khả năng chống ăn mòn, độ dẫn điện, mềm và không độc Các công tắc
kiểu bấm nói chung dễ bị ăn mòn hơn công tắc trượt. Các dây dẫn bằng vàng
mỏng được dùng kết nối các thiết bị bán dẫn với gói thiết bị của chúng qua quá
trình được gọi là kết nối dây.

`


Dây truyền dẫn thông tin lõi vàng

7.Hóa học
Vàng bị tấn công và hoà tan trong các dung dịch kiềm hay natri xyanua, và
xyanua vàng là chất điện phân được dùng trong kỹ thuật mạ điện vàng lên các
kim loại cơ sở và kết tủa điện. Các dung dịch vàng clorua (axit cloroauric) được
dùng để chế tạo vàng keo bằng cách khử với các ion citrat hay ascorbat. Vàng
clorua và vàng oxit được dùng để chế tạo thuỷ tinh màu đỏ hay thuỷ tinh nam
việt quất, mà giống như huyền phù vàng keo, có chứa các hạt vàng nano hình
cầu với kích cỡ đồng đều.
8.Đơn vị đo lường
Trong ngành kim hoàn ở Việt Nam, khối lượng của vàng được tính theo đơn vị
là lượng (lượng hay lạng) hoặc chỉ. Một lượng vàng nặng 37,50 g. Một chỉ bằng
1/10 lượng vàng.
Trên thị trường thế giới, vàng thường được đo lường theo hệ thống khối lượng
troy, trong đó 1 troy ounce (ozt) tương đương 31,1034768 gam.
Tuổi (hay hàm lượng) vàng được tính theo thang độ K (kara). Một kara tương
đương 1/24 vàng nguyên chất. Vàng 99,99% tương đương với 24K. Khi ta nói
tuổi vàng là 18K thì nó tương đương với hàm lượng vàng trong mẫu xấp xỉ 75%.
Hiện nay ở Việt Nam người ta thường kinh doanh vàng dưới dạng các bánh,
thỏi, nhẫn, dây chuyền, vòng, lắc với hàm lượng vàng chủ yếu là 99,999%;
99,99%; 99,9%; 99% hay 98%. Vàng dùng trong ngành trang sức thông thường

còn gọi là vàng tây có tuổi khoảng 18K.
V.Sự phổ biến và phân bố của vàng
79 của vàng khiến nó là một trong những nguyên tố có số nguyên tử lớn nhất có
mặt trong tự nhiên. Giống mọi nguyên tố với các số nguyên tử lớn hơn sắt, vàng
được cho là đã hình thành từ một quá trình tổng hợp hạt nhân sao siêu mới.
`


Những vụ nổ sao siêu mới tung bụi có chứa kim loại (gồm cả các nguyên tố
nặng như vàng) vào trong vùng không gian sau này đặc lại thành hệ mặt trời và
Trái Đất của chúng ta.
Trên Trái Đất, vàng thường xuất hiện như là kim loại tự nhiên, thường là
trong dung dịch đặc của vàng và bạc (nghĩa là hợp kim của vàng với bạc). Các
hợp kim này thường có hàm lượng bạc 8–10%. Electrum là vàng nguyên tố với
hơn 20% bạc. Màu sắc của quặng vàng bạc thay đổi từ màu vàng-bạc tới bạc,
phụ thuộc vào hàm lượng bạc. Càng nhiều bạc, nó càng có trọng lượng
riêng thấp.

Cục vàng tự nhiên 156-ounce (4,85 kg) này được một người tìm quặng tìm thấy ở Sa mạc
Nam California bằng một máy dò kim loại.

Vàng được tìm thấy trong quặng được tạo ra từ đá với các phần từ vàng rất nhỏ
hay cực nhỏ. Quặng vàng này thường được tìm thấy cùngthạch anh hay
các khoáng chất sulfua, như Fool's Gold (vàng của thằng ngốc), vốn là
một pyrit. Chúng được gọi là khoáng sản "mạch". Vàng tự nhiên cũng có dưới
hình thức các bông tự do, các hạt hay những quặng vàng lớn đã bị ăn mòn khỏi
đá và kết thúc trong các trầm tích phù sa (được gọi là trầm tích cát vàng). Những
loại vàng tự do đó luôn nhiều hơn tại bề mặt các mạch có vàng do ôxi hoá các
khoáng chất kèm theo bởi thời tiết, và việc rửa trôi bụi vào các con suối và dòng
sông, nơi nó tụ tập lại và có thể được hoạt động của nước liên kết lại với nhau để

hình thành nên các cục vàng.

`


Vàng thỉnh thoảng được tìm thấy cùng telua như là các khoáng
vật calaverit, krennerit, nagyagit, petzit và sylvanit, và như khoáng vật bitmutua
hiếm maldonit (Au2Bi) và antimonua aurostibit (AuSb2). Vàng cũng phát sinh
trong các hợp kim hiếm với đồng, chì, và thủy ngân: các khoáng
vật auricuprid (Cu3Au), novodneprit (AuPb3) và weishanit ((Au, Ag)3Hg2).
Nghiên cứu gần đây gợi ý rằng các vi sinh vật đôi khi có thể đóng vai trò quan
trọng trong việc hình thành các trầm tích vàng, vận chuyển và kết tủa vàng để
hình thành các hạt và cục được thu thập trong các trầm tích phù sa
Các đại dương trên Trái Đất có chứa vàng. Hàm lượng vàng ước tính trong Đại
Tây Dương và Đông Bắc Thái Bình Dương là 50–150 fmol/L hay 10-30 phần
trên triệu luỹ thừa bốn. Nói chung, hàm lượng vàng trong các mẫu ở nam Đại
Tây Dương và trung Thái Bình Dương là tương đương (~50 fmol/L) nhưng ít
chắc chắn hơn. Những vùng nước sâu Địa Trung Hải có hàm lượng vàng lớn
hơn (100–150 fmol/L) do bụi do gió thổi và/hoặc do các con sông. Ở mức 10
phần trên triệu luỹ thừa bốn các đại dương của Trái Đất sẽ chứa 15.000 tấn
vàng.Những con số này nhỏ bằng một phần ba số ước tính trong tài liệu trước
năm 1988, cho thấy các vấn đề với dữ liệu trước đó.

Kích thước so sánh của một khối quặng vàng 860 kg và 30 g vàng có thể lấy được từ
nó. Mỏ vàng Toi, Nhật Bản.
`


Một số người đã tuyên bố có khả năng khai thác vàng một cách kinh tế từ nước
biển, nhưng tất cả họ đều hoặc gặp sai lầm hoặc là có ý đồ lừa gạt. Prescott

Jernegan đã cho hoạt động một chiếc máy khai thác vàng ở Hoa Kỳ trong những
năm 1890. Một kẻ bịp bợm người Anh cũng có một chiếc máy tương tự
ở Anhđầu những năm 1900. Fritz Haber (nhà phát minh người Đức với quy
trình Haber) đã nghiên cứu việc tách vàng từ nước biển trong một nỗ lực giúp
nước Đức bồi thường chiến phí sau Thế chiến I. Dựa trên các giá trị được công
bố là 2 tới 64 ppb vàng trong nước biển thì sự tách vàng thành công về mặt
thương mại ra khỏi nước biển dường như là có thể. Sau những phân tích 4.000
mẫu nước biển với hàm lượng trung bình 0,004 ppb mọi việc trở nên rõ ràng
rằng việc tách vàng sẽ không thể trở thành hiện thực và ông đã dừng dự
án. Không một cơ cấu thương mại thực sự nào cho việc tách chiết vàng từ nước
biển đã từng được xác nhận. Tổng hợp vàng không có tính kinh tế và dường như
cũng sẽ luôn như vậy trong tương lai.
Các mẫu vàng tự nhiên

"Dây vàng" từ Sông Lena, Cộng hoà Sakha, Nga.

Vàng kết tinh từ Mina Zapata, Santa Elena de Uairen, Venezuela.

`


Vàng lá từ Mỏ Harvard, Jamestown, Hoa Kỳ.

VI.Sản xuất và khai thác
Khai thác vàng có tính kinh tế nhất khi thực hiện tại các mỏ lớn, có trầm tích dễ
khai thác. Các cấp quặng thấp ở mức 0,5 mg/kg (0,5 phần trên triệu, ppm) có thể
có tính kinh tế. Các cấp quặng thông thường tại các mỏ lộ thiên là 1–5 mg/kg
(1–5 ppm); các cấp quặng ngầm dưới đất hay mỏ đá cứng thường ít nhất đạt
3 mg/kg (3 ppm). Bởi phải có các cấp quặng 30 mg/kg (30 ppm) để vàng có thể
được quan sát bằng mắt thường, tại hầu hết các mỏ thì vàng không thể nhìn thấy

được.

Lối vào mỏ vàng ngầm dưới đất tạiVictoria, Úc

`


Vàng nguyên chất kết tủa được sản xuất bởi quá trình luyện nước cường toan

Từ những năm 1880, Nam Phi đã là một nguồn chiếm tỷ lệ lớn nguồn cung
vàng thế giới, với khoảng 50% tất cả lượng vàng từng được sản xuất có nguồn
gốc từ Nam Phi. Sản lượng năm 1970 chiếm 79% nguồn cung thế giới, sản xuất
khoảng 1.480 tấn. Sản lượng toàn thế giới năm 2008 là 2.260 tấn và năm 2011 là
2.700 tấn. Năm 2007 Trung Quốc (với 276 tấn) đã vượt qua Nam Phi trở thành
nước sản xuất vàng lớn nhất, lần đầu tiên từ năm 1905 mất ngôi vị số một.
Thành phố Johannesburg ở Nam Phi đã được thành lập sau Cuộc đổ xô đi tìm
vàng Witwatersrand dẫn tới sự phát hiện một trong những trầm tích vàng lớn
nhất thế giới từng có. Các mỏ vàng nằm trong châu thổ các tỉnh Free
State và Gauteng rộng về strike and dip đòi hỏi một trong những mỏ sâu nhất thế
giới, với các mỏ Savuka và TauTona hiện là những mỏ vàng sâu nhất thế giới
với độ sâu 3.777 m. Cuộc chiến tranh Boer lần thứ hai giai đoạn 1899–1901
giữa Đế chế Anh và người Boer Afrikaner ít nhất một phần vì các quyền khai
mỏ và sở hữu các mỏ vàng ở Nam Phi.

`


Kh
uynh hướng khai thác vàng của thế giới


Các nhà sản xuất vàng lớn khác gồm Hoa Kỳ, Australia, Nga và Peru. Các
mỏ ở Nam Dakota và Nevada cung cấp hai phần ba lượng vàng sử dụng tại
Hoa Kỳ. Ở Nam Mỹ, dự án Pascua Lama gây tranh cãi có mục tiêu khai thác
các mỏ vàng giàu trữ lượng tại những dãy núi cao ở Sa mạc Atacama, tại
biên giới giữa Chile và Argentina. Ngày nay một phần tư sản lượng vàng thế
giới ước tính có nguồn gốc từ các mỏ vàng khai thác thủ công hay mỏ cỡ
nhỏ.
Sau khi sản xuất ban đầu, vàng thường được tinh chế theo cách công nghiệp
bằng quá trình Wohlwill dựa trên điện phân hay bằng quá trình Miller, khử
clo cho dung dịch. Quá trình Wohlwill mang lại độ tinh khiết cao hơn,
nhưng phức tạp hơn và thường áp dụng cho các cơ sở quy mô nhỏ. Các
phương pháp khác để phân tích và tinh luyện vàng gồm thủy phân và tách
bạc cũng như phương pháp cupell, hay các phương pháp tinh luyện dựa trên
việc hoà tan vàng trong aqua regia.
Ở thời điểm cuối năm 2006, ước tính tất cả lượng vàng từng được khai thác
là 158.000 tấn và trong ấn bản tháng 1 năm 2009 của mình, National
Geographic viết: "Trong toàn bộ lịch sử, chỉ 161.000 tấn vàng đã được khai
thác, chỉ đủ để lấp đầy hai bể bơi dùng trong Olympic." Nó có thể được thể
hiện bằng một khối với chiều dài cạnh khoảng 20,28 mét. Giá trị của nó rất
hạn chế; với giá $1.000 trên ounce, 161.000 tấn vàng sẽ chỉ có giá trị 5,2
nghìn tỷ dollar.
`


Trung bình chi phí để khai thác vàng khoảng US$317/oz năm 2007, nhưng
nó có thể khác biệt rất lớn phụ thuộc vào kiểu mỏ và chất lượng quặng; sản
lượng sản xuất tại các mỏ toàn cầu đạt 2.471,1 tấn.
Vàng rất ổn định và có giá trị tới mức nó luôn được thu lại và tái sử dụng.
Không có việc tiêu thụ vàng thực sự theo nghĩa kinh tế; việc lưu giữ vàng
vẫn là điều thiết yếu khi quyền sở hữu chuyển từ bên này qua bên khác.


Sả
n lượng vàng năm 2005

VII.Tiêu thụ
Tỷ lệ tiêu thụ vàng được sản xuất trên thế giới ước khoảng 50% trong lĩnh
vực trang sức, 40% để đầu tư và 10% trong công nghiệp
Cho tới năm 2013, Ấn Độ là nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới.
Người Ấn Độ mua khoảng 25% lượng vàng của thế giới xấp xỉ 800 tấn mỗi
năm. Ấn Độ cũng là nhà nhập khẩu kim loại vàng. Năm 2008 Ấn Độ nhập
khẩu khoảng 400 tấn vàng.
Theo Hội đồng Vàng Thế giới (World Gold Council), Trung Quốc là
nước tiêu thụ vàng nhiều nhất thế giới vào năm 2013 và lần đầu tiên vượt
qua Ấn Độ, với mức tiêu thụ của Trung Quốc tăng 32% chỉ trong một năm,
trong khi Ấn Độ chỉ tăng 13% và toàn thế giới tăng 21%. Không giống như
Ấn Độ, nơi vàng được sử dụng chủ yếu trong ngành kim hoàn, Trung Quốc
chủ yếu sử dụng vàng để sản xuất và bán lẻ.

`


Tiêu thụ vàng trang sức theo quốc gia, tính bằng tấn

Quốc gia

Ai Cập

200
9


201
0

56,68 53,43

201
1

2
0
1
3

201
2
36

47,8 57,3
450
,7

Các quốc gia khác

251,6 254,0 390,4 393,5

Các quốc gia khác vùng vịnh Ba Tư

24,10 21,97

22


19,9 24,6

Các Tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất

67,60 63,37

60,9

58,1 77,1

128,6
199,5
1

161 190

Hoa Kỳ
Hàn Quốc

18,83 15,87

15,5

Indonesia

41,00 32,75

55


Nga

60,12 67,50

76,7

81,9 73,3

Nhật Bản

21,85 18,50 −30,1

7,6 21,3

Thái Lan
Thổ Nhĩ Kỳ
Toàn thế giới
Trung Quốc
Tổng cộng

`

150,28

7,33

6,28 107,4

75,16 74,07


143

12,1 17,5
52,3

68

80,9

140,
1

118

175,
2

1.760, 2.059, 3.487, 3.163, 3.86
3
6
5
6 3,5
376,96

428,0
1.12
921,5 817,5
0
0,1


1.508, 1.805, 3.097, 2.770, 3.41
70
6
1
1 2,8

Việt Nam

15,08 14,36 100,8

77 92,2

Vương quốc Anh

31,75 27,35

22,6

21,1 23,4

Ả Rập Saudi

77,75 72,95

69,1

58,5 72,2



Tiêu thụ vàng trang sức theo quốc gia, tính bằng tấn

Quốc gia

Ấn Độ

200
9

201
0

201
1

442,37

745,7
986,3
0

201
2

2
0
1
3

864 974


Độc tính
Kim loại (nguyên tố) vàng nguyên chất không độc và không gây kích thích
khi ăn vào và thỉnh thoảng được dùng để trang trí thực phẩm dưới dạng vàng
lá. Vàng kim loại cũng là một thành phần của các loại đồ uống có
cồn Goldschläger, Gold Strike, và Goldwasser. Vàng kim loại đã được cho
phép như một phụ gia thực phẩm tại EU (E175 trong Codex Alimentarius).
Dù ion vàng độc, việc chấp nhận kim loại vàng như một phụ gia thực phẩm
bởi tính chất trơ tương đối với hoá học của nó, và khả năng chống ăn mòn
hay biến thành một loại muối hoà tan (các hợp chất vàng) bởi bất kỳ một quá
trình hoá học nào đã được biết có thể xảy ra bên trong cơ thể người.
Các hợp chất hoà tan (các muối vàng) như gold chloride độc hại với gan và
thận. Các muối cyanide thông thường của vàng như vàng cyanide kali, được
dùng trong việc mạ điện, độc hại cả về tình chất cyanide cả về hàm lượng
vàng có trong nó. Đó là những trường hợp hiếm về ngộ độc vàng nguy hiểm
từ vàng cyanide kali. Ngộ độc vàng có thể được chữa trị bằng một liệu pháp
chelation với một tác nhân như Dimercaprol.
Vàng kim loại đã được bầu là Chất gây dị ứng của Năm năm 2001 bởi
American Contact Dermatitis Society. Dị ứng do tiếp xúc với vàng hầu hết
ảnh hưởng tới phụ nữ. Dù vậy, vàng là một chất gây dị ứng do tiếp xúc
không mạnh, so với các kim loại như nickel
VIII.Giá cả
Như mọi kim loại quý khác, vàng được tính theo trọng lượng troy và
bằng gam. Khi nó kết hợp với các kim loại khác, thuật
ngữ karahay karat được sử dụng để chỉ hàm lượng vàng có bên trong, với 24
kara là vàng nguyên chất và các tỷ lệ thấp hơn thể hiện bằng các con số thấp
hơn. Độ tinh khiết của một thỏi vàng hay đồng xu vàng cũng có thể được thể
hiện bằng một con số thập phân từ 0 tới 1, được gọi là tuổi vàng theo phần
nghìn, như 0,995 là rất tinh khiết.
`



Giá vàng được xác định qua giao dịch tại các thị trường vàng và phái
sinh, nhưng một quy trình được gọi là Định giá Vàng tại Luân Đôn, bắt đầu
từ tháng 9 năm 1919, cung cấp một giá chuẩn cho ngành công nghiệp. Việc
định giá vào buổi chiều được đưa ra năm 1968 để cung cấp giá vàng khi các
thị trường Mỹ mở cửa.
Trong lịch sử tiền xu vàng được sử dụng rộng rãi làm tiền tệ; khi tiền
giấy xuất hiện, nó thường là một chứng nhận có thể chuyển đổi sang đồng
xu vàng hay nén vàng. Trong một hệ thống kinh tế được gọi là bản vị vàng,
một trọng lượng vàng nào đó sẽ được lấy làm tên đơn vị tiền tệ. Trong một
giai đoạn dài, chính phủ Hoa Kỳ quy định giá trị của đồng dollar Mỹ để
một troy ounce tương đương với $20,67 ($664,56/kg), nhưng vào năm 1934
đồng dollar bị phá giá xuống còn $35,00 trên troy ounce ($1.125,27/kg). Tới
năm 1961, nước Mỹ đã không còn khả năng duy trì giá này nữa, và một
nhóm các ngân hàng Mỹ và châu Âu đồng ý thao túng thị trường để ngăn
chặn sự phá giá tiền tệ hơn nữa trước nhu cầu đang gia tăng với vàng.

Giá vàng trên troy ounce theo USD từ năm 1960 và theo US$ danh nghĩa và có điều chỉnh
lạm phát theo US$ năm 2008

IX.Tính biểu tượng

`


×