Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Đề tài hệ THỐNG ĐÁNH lửa tự ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.4 KB, 12 trang )

TRƯỜNG CĐKT LÝ TỰ TRỌNG TPHCM
KHOA ĐỘNG LỰC

LỚP 14CĐ-Ô4
*****************

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
NHẬP MÔN NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ
ĐỀ TÀI
HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TỰ ĐỘNG

Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Dũng
Nguyễn Minh Đạo
Người hướng dẫn: THS. Nguyễn Ngọc Phương

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015


Lời cám ơn!
Trong thời gian học tập học phần Nhập môn ngành Công nghệ Ôtô tại khoa
Động Lực trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh,
chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo khoa
Động Lực trong suốt thời gian học tập. Xin cám ơn sự tận tình trong giảng dạy
của các Thầy cô giáo và sự tổ chức sắp xếp, chu đáo của Khoa Động Lực
trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh.
Qua thời gian làm tiểu luận học phần, chúng em xin bày tỏ sự biết ơn sự tận
tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình hình thành và hoàn chỉnh tiểu
luận của THS. Nguyễn Ngọc Phương.
Chúng em cũng xin cám ơn Ban Giám Hiệu cũng như các đồng nghiệp đang
công tác tại trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng - Tp Hồ Chí Minh đã động
viên, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho chúng em trong quá trình làm tiểu luận.


Xin cám ơn sự động viên và chia sẻ của gia đình trong thời gian qua.
Chắc rằng tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự nhận xét
đánh giá, góp ý của Hội đồng khoa học khoa Động Lực, để chúng em hoàn
chỉnh và cũng cố thêm các vấn đề mà mình tìm hiểu trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Xuân Dũng
Nguyễn Minh Đạo

3


MỤC LỤC
Trang
I.

MỞ ĐẦU:

- Giới thiệu về hệ thống đánh lựa tự động

II. CẤU TẠO:
1. Bugi
- Khái niệm
- Hình ảnh

2. Bôbin
- Khái niệm
- Hình ảnh

3. Bộ chia điện

- Khái niệm
- Hình ảnh

III.
-

IV.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG
Nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa thủ công
Nguyên lý hoạt động của bộ đánh lửa sớm ly tâm
nguyên lý hoạt động của bộ đánh lửa sớm chân không
Nguyên lý hoạt động của hệ thống dánh lửa ESA

KẾT LUẬN.

3

3
4
4
4
5
5
5
5
6
6
6
7

7
8

9
10
11


I. MỞ ĐẦU:
Trên ô tô ngoài các hệ thống khởi động, hệ thống cung cấp điện, hệ thống
điều khiển lập trình, hệ thống làm mát, hệ thống truyền lực… thì hệ thống
đánh lửa cũng không thể thiếu trong động cơ xăng. Hệ thống đánh lửa có
nhiệm vụ tạo ra tia lửa để đốt cháy hỗn hộp nhiên liệu trong buồng đốt của
động cơ. Nó phải tạo ra sự đánh lửa chính xác trong hàng nghìn tấn/phút trên
mỗi xi lanh của động cơ. Nếu sự đánh lửa bị ngưng trễ chỉ trong khoảng 1
giây, động cơ sẽ hoạt động yếu đi hoặc thậm chí sẽ ngừng hoạt động. Qua đó
ta thấy được tầm quan trọng của hệ thống đánh lửa trong động cơ xăng.
Ngày nay các hệ thống đánh lửa tiên tiến được đưa vào thực tế phục vụ cho
nhu cầu nâng cao năng suất của động cơ và giảm khí độc hại ra ngoài môi
trường. Đó cũng là lí do mà nhóm em muốn thuyết trình về hệ thống đánh
lửa trên động cơ xăng.

3


II. CẤU TẠO

1. Bugi:
Nó là công cụ để nguồn điện phát ra hồ quang qua một khoảng trống (giống
như tia sét). Nguồn điện này phải có điện áp rất cao để tia lửa có thể phóng

qua khoảng trống và tia lửa mạnh. Thông thường, điện áp giữa hai cực của
bugi khoảng từ 40.000 đến 100.000 vôn.

3


2.BÔ BIN:
Là bộ phận sinh ra cao áp để tạo ra tia lửa. Điện thế cao được sinh ra do cảm
ứng giữa hai cuộn dây. Một cuộn có ít vòng được gọi là cuộn sơ cấp, cuốn
xung quanh cuộn sơ cấp nhưng nhiều vòng hơn là cuộn thứ cấp. Cuộn thứ
cấp có số vòng lớn gấp hàng trăm lần cuộn sơ cấp.
Dòng điện từ nguồn điện chạy qua cuộn sơ cấp của bôbin, đột ngột, dòng
điện bị ngắt đi tại thời điểm đánh lửa do má vít (đang đóng kín mạch điện thì
đột ngột mở ra). Khi dòng điện ở cuộn sơ cấp bị ngắt đi, từ trường điện do
cuộn sơ cấp sinh ra giảm đột ngột. Theo nguyên tắc cảm ứng điện từ, cuộn
thứ cấp sinh ra một dòng điện để chống lại sự thay đổi từ trường đó. Do số
vòng của cuộn thứ cấp lớn gấp rất nhiều lần số vòng dây cuộn sơ cấp nên
dòng điện ở cuộn thứ cấp có điện áp rất lớn (có thể đến 100.000 vôn). Dòng
điện cao áp này được bộ chia điện đưa đến nến bugi qua dây cao áp.

3


3.BỘ CHIA ĐIỆN:
Chia nguồn điện cao áp từ Bôbin đến các xi lanh. Điều này được thực hiện
bởi trục bộ chia điện và con quay gắn ở đầu. Cuộn thứ cấp của tăng điện
được kết nối với con quay, nắp bộ chia điện có các đầu nối với các dây
cao áp đến các xi lanh. Khi con quay quay vòng tròn nó sẽ chia nguồn điện
cao áp cho các xi lanh theo một tứ tự nhất định.


3


III.

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG:

A) Nguyên lý hoạt động của hệ thông đánh lửa thủ công
1. Bộ phát tín hiệu đánh lửa phát ra tín hiệu đánh lửa
2. Bô đánh lửa (IC đánh lửa) nhận tín hiệu đánh lửa và lập tức cho chạy
dòng sơ cấp.
3. Cuộn đánh lửa, với dòng sơ cấp bị ngắt đột ngột, sinh ra dòng cao áp.
4. Bộ chia điên sẽ phân phối dòng cao áp từ cuộn thứ cấp tới các bugi
5. Bugi nhận dòng cao áp và đánh lửa để đôt cháy hỗn hợp hòa khí

3


B) BỘ ĐÁNH LỬA SỚM
- Thời điểm đánh lửa sớm được điêu khiển bởi bộ đánh lửa sớm li tâm và bộ
đánh lựa sớm chân không.

+BỘ ĐÁNH LỬA SỚM LI TÂM
- Bộ đánh lửa sớm li tâm điều khiển dánh lửa sớm theo tốc độ của động cơ.
Thông thường vị trí các “quả văng” của bộ đánh lửa sớm li tâm được xác
định bằng lò xo của nó . Khi tốc độ của trục bộ chia điện tăng lên cùng tốc
độ của động cơ ,lực li tâm vượt quá lực của lò xo,cho phép quả văng tách ra
xa. Kết quả là vị trí của rôto tín hiệu dịch chuyển vượt quá một góc đã định
và cho phép đánh lửa sớm.


3


C) BỘ ĐÁNH LỬA SỚM CHÂN KHÔNG
-Bộ đánh lửa sớm chân không đánh lửa sớm theo tỉ trọng của động cơ. Màng
được liên kết với tấm ngắt thông qua thanh đẩy. Buồng màng được nối thông
với cửa trước của đường ống nạp. Khi bướm ga hé mở, áp suất chân không
từ cửa trước sẽ hút màng để làm quay tấn ngắt, kết quả là bộ phát tín hiệu
dịch chuyển, vá gây ra đánh lửa sớm.

3


D) NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ĐÁNH
LỬA TỰ ĐỘNG (ESA)
1.ECU nhận tín hiệu từ các cảm biến khác nhau, tính toán thời điểm đánh
lửa sớm tối ưu, và gửi tín hiệu đánh lửa tới IC đánh lửa.(ECU dộng cơ cũng
có tác dụng điều khiển đánh lửa sớm).
2.Bô đánh lửa nhận tín hiệu đánh lửa và lập tức cho chạy dòng sơ cấp.
3.Cuộn đánh lửa, với dòng sơ cấp bị ngắt đột ngột, sinh ra dòng cao áp.
4.Bộ chia điên sẽ phân phối dòng cao áp từ cuộn thứ cấp tới các bugi
5.Bugi nhận dòng cao áp và đánh lửa để đôt cháy hỗn hợp hòa khí

3


IV) KẾT LUẬN:
Hệ thống đánh lửa khá là quan trọng trong các động cơ xe nên vì thế
ngày nay các hệ thống đánh lửa ngày càng được cải thiện hơn để phục
vụ cho nhu cầu sử dụng nhiêu liệu ít tốn kém hơn và cũng làm ít ô

nhiễm môi trường hơn.

3



×