Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề tài hệ THỐNG KHỞI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.71 KB, 10 trang )

TRƯỜNG CĐKT LÝ TỰ TRỌNG TPHCM
KHOA ĐỘNG LỰC

LỚP 14CĐ-Ô4
*****************

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
NHẬP MÔN NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ
ĐỀ TÀI
HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG
Nhóm sinh viên thực hiện: Vương Phan Hoàng Triều
Trần Thanh Tùng
Người hướng dẫn: THS. Nguyễn Ngọc Phương

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015


Hệ thống khởi động

2


Lời cám ơn
Trong thời gian học tập học phần Nhập môn ngành Công nghệ Ôtô tại khoa
Động Lực trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh, chúng
em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của lãnh đạo khoa Động Lực
trong suốt thời gian học tập. Xin cám ơn sự tận tình trong giảng dạy của các Thầy cô
giáo và sự tổ chức sắp xếp, chu đáo của Khoa Động Lực trường Cao Đẳng Kỹ Thuật
Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh.
Qua thời gian làm tiểu luận học phần, chúng em xin bày tỏ sự biết ơn sự tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình hình thành và hoàn chỉnh tiểu luận của


THS. Nguyễn Ngọc Phương.
Chúng em cũng xin cám ơn Ban Giám Hiệu cũng như các đồng nghiệp đang công
tác tại trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng - Tp Hồ Chí Minh đã động viên, giúp
đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho chúng em trong quá trình làm tiểu luận.
Xin cám ơn sự động viên và chia sẻ của gia đình trong thời gian qua.
Chắc rằng tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự nhận xét đánh
giá, góp ý của Hội đồng khoa học khoa Động Lực, để chúng em hoàn chỉnh và
cũng cố thêm các vấn đề mà mình tìm hiểu trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện: Vương Phan Hoàng Triều
Trần Thanh Tùng

3


MỞ ĐẦU.
Hệ thống khởi động (Starting System)
Khởi động ở đây hiểu một cách đơn sơ nhất là mở máy xe. Hệ thống khởi
động như chúng ta thấy trong hình liên kết những thành phần sử dụng điện
hoặc phát ra điện. Các thành phần chính bao gồm:
- Công tắc máy (Ignition Switch): Là chỗ để chúng ta cắm chìa khóa, xoay
một vòng, chờ nghe tiếng xình xịch nổi lên
- Bình điện (Battery): Là nơi chứa điện, có hai cực âm dương. Khi hai cực âm
dương được nối liền, là lúc chúng ta xoay chìa khóa công tắc, bình điện sẽ
phát ra một dòng điện, chuyển đến Starter – nhiều người gọi bộ phận này là xì
tắc te, nghe như tiếng Khờ-me

4



5


- Starter: Là động cơ, được dòng điện kích thích trong tiến trình khởi động.
Nhưng Starter không nhận trực tiếp dòng điện phát ra từ Battery mà nó nhận
qua trung gian một bộ phận khác gọi là Starter Solenoid.

6


Việc tra chìa khóa vào công tắc máy và xoay như thế nào để chờ nghe tiếng
xình xịch, mọi người đều đã biết. Nhưng tiếng xình xịch đó có nổi lên không là
do sự tác động của Battery và Starter. Chúng ta sẽ nói thêm về 2 bộ phận này.

7


Battery (bình điện) trông như một cái “hộp” lớn nằm sù sù trong góc trước
mặt ngay khi chúng ta vừa lật nắp xe (hood) lên. Bên trong Battery là một
dung dịch acid hòa với nước cất, và 2 bản kim loại dán vào những khoang
nhỏ, gọi là “tế bào”. Đây là chỗ chứa điện lượng của xe. Xin nhớ chữ “chứa
điện”, tức là để dành điện sẵn trong đó để xài dần, trước hết là xài lúc mở
máy xe; và khi xe lăn bánh rồi thì xài cho các bộ phận phụ thuộc như đèn,
kèn, máy hát….
Bình điện, nhìn từ ngoài vào, nổi lên 2 cục, gọi là hai cực, một là cực dương
(đánh dấu màu đỏ) và đối diện là cực âm (đánh dấu màu xanh hoặc màu đen).
Một đường dây dẫn điện màu đỏ nối cực dương với starter; Một đường dây
màu đen nối cực âm với…. mặt đất; xin đừng hiểu mặt đất theo nghĩa đen,
nhưng là nối vào khung xe, tiếng chuyên môn gọi là “ground” nên mới phát
sinh cái tên “mặt đất.”

Khi xoay công tắc máy, chúng ta nối 2 dây đối cực này lại với nhau để điện
lượng tích lũy trong bình phát ra, khởi động máy xe.

8


Starter
Bộ phận tiếptheo trong hệ thống khởi động là cặp đôi Starter và Starter
Solenoid. Dòng điện từ Battery sẽ đi vào solenoid trước, rồi từ đó sẽ được
khuyếch đại để kích động Starter. Được kích động, starter sẽ làm xoay chuyển
vòng bánh răng gọi là Starter Drive, từ đó tác dụng vào một bánh răng khác
gọi là Ring Gear trên Flywheel. Flywheel xoay, kéo theo trục máy
(crankshaft), đẩy Piston lên xuống trong xi lanh.
Một điều cần để ý là khi tra chìa khóa vào công tắc mở máy, chúng ta xoay
chìa khóa theo chiều quay đồng hồ cho đến vị trí Start, và máy sẽ nổ. Máy nổ
là phải bỏ tay ra ngay, và chìa khóa quay ngược lại một bậc và dừng lại ở chữ
“ON”, đó là lúc Starter Drive đã chuyển vận được Flywheel rồi.

9


Dù máy không nổ, tài xế cũng phải buông tay ra ngay, không thể cố giữ ép
chìa khóa ở vị trí Start. Rồi chờ chừng 2 phút cho Starter nguội lại trước khi
thử vặn chìa một lần nữa. Không làm như vậy, hoặc cố ép chìa khóa quá lâu
tại vị trí “start” trên công tắc máy, chúng ta sẽ làm hại hệ thống bánh răng
(gear) trên starter và trên flywheel.

Nếu máy không nổ, nguyên nhân có thể là:
Dây nối bình điện bị lỏng: Cần kiểm tra để nối dây lại.
Bình điện đã “chết”, không còn khả năng giữ năng lượng, cần phải câu bình

(jumpstart)
Hoặc Solenoid hư, không tiếp điện: Trường hợp này ít khi xảy ra. Nhưng nếu
xảy ra, phải có thợ chuyên môn tháo gỡ và thay thế.
….the end….

10



×