Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Đề tài NGUỒN NĂNG LƯỢNG mới KHÍ LPG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.43 KB, 20 trang )

TRƯỜNG CĐKT LÝ TỰ TRỌNG TPHCM
KHOA ĐỘNG LỰC

LỚP 14CĐ-Ô4
*****************


2

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN
NHẬP MÔN NGÀNH KỸ THUẬT Ô TÔ
ĐỀ TÀI
NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI KHÍ LPG

Nhóm sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoài Yên
Nguyễn Hải Nam
Người hướng dẫn: THS. Nguyễn Ngọc Phương

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 01 năm 2015

2

2


Nguồn năng lượng mới
Khí LPG


Lời cám ơn
Trong thời gian học tập học phần Nhập môn ngành Công nghệ Ôtô tại


khoa Động Lực trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng thành phố Hồ
Chí Minh, chúng em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tạo điều kiện của
lãnh đạo khoa Động Lực trong suốt thời gian học tập. Xin cám ơn sự tận
tình trong giảng dạy của các Thầy cô giáo và sự tổ chức sắp xếp, chu đáo
của Khoa Động Lực trường Cao Đẳng Kỹ Thuật Lý Tự Trọng thành phố
Hồ Chí Minh.
Qua thời gian làm tiểu luận học phần, chúng em xin bày tỏ sự biết ơn sự
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ trong suốt quá trình hình thành và hoàn
chỉnh tiểu luận của THS. Nguyễn Ngọc Phương.
Chúng em cũng xin cám ơn Ban Giám Hiệu cũng như các đồng nghiệp
đang công tác tại trường Cao đẳng kỹ thuật Lý Tự Trọng - Tp Hồ Chí
Minh đã động viên, giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho chúng em trong
quá trình làm tiểu luận.
Xin cám ơn sự động viên và chia sẻ của gia đình trong thời gian qua.
Chắc rằng tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong sự
nhận xét đánh giá, góp ý của Hội đồng khoa học khoa Động Lực, để
chúng em hoàn chỉnh và cũng cố thêm các vấn đề mà mình tìm hiểu
trong thời gian tới.
Xin chân thành cảm ơn!
Nhóm thực hiện: Nguyễn Hoài Yên
Nguyễn Hải Nam


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cảm ơn
Mục lục
I) LPG LÀ GÌ?
II) CÁCH SẢN SUẤT LPG

III) ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA LPG
1.

Ưu điểm của gas R410A:

1
2
3
4
5
7
7

2.

Nhược điểm của gas R410A:

7

3. Ưu điểm của ga lạnh R22:
4. Nhược điểm của ga lạnh R22
IV) So sánh khí gas với các khí tự nhiên khác
1. Tiết kiệm nhiên liệu

2. Sử dụng LPG/CNG an toàn hơn xăng hay diezen
3. Giảm chi phí bảo dưỡng
4. Luôn sẵn có những ưu đãi của chính phủ
5. Miễn giảm phí lưu thông vùng trung tâm Luân Đôn
6. Không có sự ảnh hưởng về hoạt động của động cơ
7. Giảm ô nhiễm môi trường


8
8
9
9
9
9
10
10
10
10

V) Ứng dụng LPG

11

VI) Thị trường việt nam và thế giới

13

Thị trường LPG Việt Nam

13

Thị trường LPG Thế giới

15

VII) Các vấn đề thường gặp trong sử dụng GAS và khắc phục


17

Lời cảm ơn

18

I)

LPG LÀ GÌ ?
(Hóa học ngày nay-H2N2)-Hình ảnh những cột lửa cháy đỏ rực
in trên nền trời tại các nhà máy lọc dầu trong những năm gần
đây là một trong những hình ảnh ấn tượng, đã phần nào phản
ánh được tiềm năng phát triển tuy vẫn còn non trẻ của công


nghệ hóa dầu Việt Nam. Và từ dầu mỏ, dòng khí gas đã len lỏi
vào sản xuất và sinh hoạt hàng ngày. Đó chính là một phần của
nền công nghiệp khí hóa lỏng LPG
LPG là từ viết tắt của Liquefied Petroleum Gas, là hỗn hợp
hydrocarbon nhẹ, ở thể khí. LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các
mỏ dầu hoặc mỏ khí dầu và cũng có thể sản xuất ở các nhà máy
lọc dầu trong quá trình trưng cất dầu thô.LPG trong dân dụng
và công nghiệp chủ yếu có thành phần gồm Propane (C3H8) và
Butane (C4H10). LPG là chất không màu, không mùi, không vị
và không có độc tố. ....
Bình thường thì propan và butan là các chất ở dạng khí, nhưng
để dễ vận chuyển và sử dụng, người ta cho chúng tồn tại ở dạng
lỏng. LPG không màu, không mùi (nhưng chúng ta vẫn thấy gas
có mùi vì chúng đã được cho thêm chất tạo mùi trước khi cung
cấp cho người tiêu dùng để dễ dàng phát hiện ra khi có sự cố rò

rỉ gas). Mỗi kg LPG cung cấp khoảng 12.000 kcal năng lượng,
tương đương nhiệt năng của 2 kg than củi hay 1,3 lít dầu hỏa
hoặc 1,5 lít xăng. Việc sản sinh ra các loại chất khí NOx, khí độc
và tạp chất trong quá trình cháy thấp đã làm cho LPG trở
thành một trong những nguồn nhiên liệu thân thiện với môi
trường.

Cách sản xuất khí LPG
LPG tồn tại trong thiên nhiên ở các giếng dầu hoặc giếng gas và cũng có
thể sản xuất ở các nhà máy lọc dầu. Nguyên liệu ban đầu dùng để sản
xuất LPG là dòng khí thiên nhiên khai thác từ các mỏ dầu hoặc qua quá
II)


trình xử lý dầu thô để thu được LPG. Về cơ bản, quy trình sản xuất LPG
gồm các bước sau:
• Làm sạch khí: loại bỏ các tạp chất bằng phương pháp lắng, lọc... Sau
khi loại bỏ các tạp chất, khí nguyên liệu còn lại chủ yếu là các
hydrocarbon như etan, propan, butan…
• Tách khí: hỗn hợp khí nguyên liệu cần được tách riêng từng khí để sử
dụng và pha trộn cho từng mục đích sử dụng khác nhau. Có thể dùng các
phương pháp tách khí như phương pháp nén, hấp thụ, làm lạnh từng
bậc, làm lạnh bằng giãn nở khí…Qua hệ thống các dây chuyền tách khí
có thể thu được propan và butan tương đối tinh khiết với nồng độ từ 9698%.
• Pha trộn: các khí thu được riêng biệt lại được pha trộn theo các tỷ lệ
thể tích khác nhau tùy theo yêu cầu. Hiện nay trên thị trường Việt Nam
có khá nhiều loại LPG khác nhau do các hãng cung cấp với các tỷ lệ
propan: butan là 30:70, 40:60, 50:50… Đối với LPG có tỷ lệ là 30:70,
40:60 thường được sử dụng trong sinh hoạt. Còn tỷ lệ pha trộn 50:50
thường được sử dụng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp như

nấu thủy tinh, sản xuất ắc quy, cơ khí đóng tàu...

Khi chuyển từ thể lỏng sang thể khí, LPG có tỷ lệ giãn nở rất lớn. 1
lít LPG lỏng sẽ tạo ra khoảng 250 lít khí.
Do vậy trong các bồn chứa LPG không bao giờ được nạp đầy,
chúng được quy định chỉ chứa từ 80% - 85% dung tích.


Sản xuất LPG không khó nhưng có lẽ vấn đề tồn trữ LPG luôn là
một trở ngại vì chi phí xây dựng các bồn chứa LPG khá cao. Để có
được một kho chứa LPG 1.000 tấn theo đúng tiêu chuẩn, cần
khoảng 60 tỷ đồng. Vì là bồn chứa chịu áp lực cao nên phải tuân
thủ các quy định trong tiêu chuẩn TCVN 6486-1999 hay TCVN
7441-2004. Kho LPG của PVGas Việt Nam hiện có sức chứa lớn
nhất nước nhưng cũng chứa được tối đa 7.000 tấn. Với số lượng
này, chỉ hai tàu bơm trong vài ngày là hết. Do không có kho chứa
đủ lớn nên các doanh nghiệp thường không dám ký hợp đồng nhập
khẩu dài hạn với số lượng lớn; hoặc ký hợp đồng nhưng không thể
cùng lúc chuyển về với khối lượng lớn. Vì vậy các doanh nghiệp
thường bị động trong việc bình ổn thị trường, và đó cũng là lý do
khiến thị trường LPG trong nước thường có nhiều biến động về giá
so với thế giới.

III)

ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA LPG
Dưới đây là ưu và nhược điểm của 2 loại khí gas R410A và R22


1.


Ưu điểm của gas R410A:

- Điểm khác biệt của Gas R410A so với Gas R22 là áp suất ngưng tụ
của nó cao gấp 1.6 lần so với Gas R22. Do đó các dịch vụ kỹ thuật và
các dụng cụ dịch vụ của nó cũng khác hẳn các loại máy dùng Gas R22.
Năng suất lạnh riêng thể tích của nó cao hơn loại Gas R22 gấp 1.6 lần.
Điều này có nghĩa là kích thước máy nén của tất cả các máy lạnh dùng
Gas R401A nhỏ hơn máy nén của máy lạnh dùng Gas R22 rất nhiều.
- So với Gas R22 thì máy lạnh sử dụng Gas 410A sẽ cho độ lạnh sâu
hơn, tiết kiệm điện hơn nếu được lắp đặt đúng kĩ thuật và sử dụng vật
tư ống đồng đúng tiêu chuẩn khi thi công.
- Bảo vệ môi trường, ko phá hủy tần zôn.
2.

Nhược điểm của gas R410A:

- Máy lạnh sử dụng môi chất Gas R410A rất khó chịu trong quá trình
bảo trì và lắp đặt điều hòa. Không có khả năng chịu được tạp chất.
Nếu trong trường hợp máy lạnh bị thiếu Gas nhiều thì không thể bơm
nhồi thêm gas mới như máy lạnh sử dụng Gas R22 được mà phải xả
hết Gas trong máy, dùng máy hút chân không hút toàn bộ gas cũ, rồi
bơm Gas mới vào.
- Gas R410A là môi chất không đồng sôi nên phải nạp lỏng và nếu máy
lạnh nào dùng gas R410A mà có rò rỉ Gas làm máy thiếu lạnh thì phải
xả bỏ toàn bộ gas lạnh trong hệ thống máy để nạp lại hoàn toàn. Vì
khi rò rỉ thành phần dễ bay hơi thể khí bị tổn thất nhiều hơn thể lỏng
và tỉ lệ đã bị thay đổi cho nên loại Gas còn tồn lại trong máy không
phải là loại gas R410A nữa;
- Chi phí sạc gas và bơm gas rất đắt. Khi sạc gas cần phải có đồng hồ

đo chuyên dụng và có máy hút chân không.

3.

Ưu điểm của ga lạnh R22:
- Vì dòng Gas R22 có khả năng chịu được tạp chất có không khí lẫn
vào nên việc lắp đặt dễ dàng, không yêu cầu khắc khe như lắp dòng
máy lạnh sử dụng Gas R410A là phải có máy hút chân không hoặc


kĩ thuật viên lắp máy có tay nghề kinh nghiệm cao trong việc đuổi
sạch không khí ra khỏi hệ thống ống dẫn Gas và máy nén;
- Gas R22 có áp suất ngưng tụ tương đối cao. Áp suất bay hơi của
nó lớn hơn áp suất của khí quyển. Đối với máy lạnh dùng Gas R22
thì nguy cơ tắc ẩm kết tủa thường ít xảy ra. Tính an toàn đối với
loại Gas R22 cũng cao vì nó không cháy và cũng không nổ, cũng
không độc hại với cơ thể sống;
- Việc sử dụng Gas 22 nên chi phí sạc gas bổ sung định kì và sửa
chữa cũng rẻ hơn so với các dòng máy lạnh sử dụng Gas R410A.
Máy lạnh sử dụng Gas 22 có áp suất thấp hơn máy lạnh sử dụng
Gas R410A nên cũng an toàn hơn khi sử dụng, lắp đặt.
4.

Nhược điểm của ga lạnh R22:
- Độ nhớt của nó lớn và tính lưu động của nó kém nên các đường
ống, cửa van đều phải lớn hơn. Nhiệt độ -20 oC đến -40 oC môi
chất không hòa tan dầu. Dầu có nguy cơ bám lại trên bề mặt dàn
bay hơi làm cho máy nén thiếu dầu nên người ta tránh không cho
máy lạnh dùng gas R22 làm việc ở nhiệt độ này;
- Tuy rằng không độc hại đối với cơ thể sống nhưng khi nồng độ lên

quá cao có thể bị ngạt thở do thiếu dưỡng khí.
- Hiện nay Gas R22 dùng nhiều trong ngành điện lạnh. Gas R22 có
mức độ gây thủng tầng Ozon và gây hiệu ứng lồng kính làm nóng
địa cầu. Do đó, loại Gas R22 này được sử dụng đến năm 2040 mà
thôi.

IV)

So sánh khí gas với các khí tự nhiên khác
1. Tiết kiệm nhiên liệu
Khi so sánh với xăng thì không thể phủ nhận là LPG/CNG


giúp tiết kiệm được một khoản tiền lớn. Tuy nhiên, nếu tính
một galông đi được bao nhiêu dặm thì nhiên liệu LPG không
hiệu quả như xăng. Vì thế, cách tốt nhất để tính được sự tiết
kiệm là ước tính xem chi phí đi 1000 dặm bằng xăng so với
1000 dặm bằng nhiên liệu LPG như thế nào.
Sự tiết kiệm nhiên liệu cho lái xe của các phương tiện kinh
doanh vận tải có thể rất lớn. Với tổng số quãng đường đi là
50.000 dặm thì một phương tiện kinh doanh vận tải hàng
năm có thể tốn 6.500 bảng Anh (nếu sử dụng xăng) hoặc
5.356 bảng Anh (nếu sử dụng diezen). Chi phí trung bình để
đi một quãng đường như vậy chỉ là 3.744 bảng Anh đối với
LPG và 3.183 bảng Anh đối với CNG
Tại Việt Nam trong gần 6 năm thực tế sử dụng (2007-2013),
so với xăng/dầu mức tiết kiệm chi phí nhiên liệu trên cùng
một quãng đường là từ 20-30% đối với LPG và 30-40% đối
với CNG.
2.


Sử dụng LPG/CNG an toàn hơn xăng hay diezen.

3.

Hệ thống sử dụng LPG/CNG làm việc theo chu trình kín, tất
cả các thiết bị chuyên dụng đều được kiểm nghiệm nghiêm
ngặt trước khi xuất xưởng, được kiểm định an toàn lần đầu
bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa vào sử
dụng và kiểm định định kỳ theo quy định. Ngoài ra, riêng
bình chứa LPG/CNG luôn được kiểm định kỹ thuật an toàn
định kỳ tối thiểu 5 năm 1 lần. Các bình chứa LPG/CNG được
trang bị thiết bị dừng khẩn cấp khi xe gặp sự cố.
Giảm chi phí bảo dưỡng
Xe ô tô sử dụng LPG/CNG cho thấy các động cơ của xe bền
hơn và khí LPG/CNG cháy sạch, không thải ra các chất độc
hại, dầu bôi trơn ít bị bẩn. Chi phí bảo dưỡng buzi, pit-tông,
… cũng giảm xuống.

4.

Luôn sẵn có những ưu đãi của chính phủ
Chính phủ đưa ra những ưu đãi đối với các chủ xe ô tô, tàu
biển, và những doanh nghiệp chuyển sang sử dụng LPG hay
những nhiên liệu thân thiện với môi trường khác.


5.

Miễn giảm phí lưu thông vùng trung tâm Luân Đôn


6.

Chủ của các phương tiện chạy bằng LPG có thể đủ tiêu
chuẩn để miễn 100% phí lưu thông vùng cao điểm ở trung
tâm Luân Đôn.. Ô tô của bạn phải là loại xe đã được thông
qua thuộc nhóm 4 của Transport Energy Powershift Register.
Xe của bạn cũng phải được cung cấp hoặc được chuyển đổi
bởi một nhà cung cấp đã được Hiệp hội khí dầu mỏ hoá lỏng
thông qua. Cuối cùng, xe của bạn phải đáp ứng được những
tiêu chuẩn về khí thải do Transport Energy CleanUp
Register đưa ra.
Không có sự ảnh hưởng về hoạt động của động cơ

7.

Nhiều chủ ô tô cho rằng chuyển sang sử dụng LPG/CNG sẽ
làm giảm hoạt động của ô tô - đây là một quan niệm sai khá
phổ biến. Sự thật là sử dụng LPG/CNG thì nó sẽ ảnh hưởng
không đáng kể và hầu hết không nhận thấy sự khác biệt.
Giảm ô nhiễm môi trường
Nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng không khí thấp ở
Anh thường bị chính phủ đổ lên đầu những nhiên liệu truyền
thống như xăng hay diezen. Các phương tiện đi lại thải ra
một hỗn hợp các khí độc hại bao gồm Sulphur Dioxide
Hydrocarbons, các hạt bụi nhỏ và một ít Nitric Oxides.
Chất lượng không khí kém do mức khí độc cao sẽ đánh vào
các chi phí xã hội mà chủ yếu liên quan tới chi phí chăm sóc
sức khoẻ. Những vấn đề sức khoẻ do các khí độc hại này thải
vào môi trường gây ra bao gồm bệnh suy tim, các vấn đề về

hô hấp, viêm phế quản.

Theo nghiên cứu của Hội đồng quản lý tỉnh Norfolk, về căn
bản, những ô tô sử dụng LPG ít thải ra chất độc hơn. Các cá
nhân và tổ chức sử dụng những nhiên liệu và công nghệ ô tô
thân thiện với môi trường không chỉ tiết kiệm chi phí cho
bản thân họ mà còn cho cả xã hội
V)
Ứng dụng LPG
Lĩnh vực Dân dụng - Thương mại :
- Dân dụng : nấu ăn gia đình, đun nước nóng
- Thương mại : nhà hàng , khách sạn


Lĩnh vực công nghiệp :
- Ngành gạch men - gạch ceramic : Chúng tôi hiện đang cung cấp cho
hầu hết cáccông ty sản xuất gạch men lớn tại Việt Nam như Bạch Mã,
Hoàng Gia, Ý Mỹ, Hung Lee, Nhà Ý, Shijar, Vitaly, Kim Phong, Cotto,
Đồng Tâm, Thắng Lợi, Thanh Thanh và một số công ty khác trên thị
trường
- Ngành gốm sứ : Ngoài gạch men, gốm sứ cũng là một lĩnh vực mà
Petrolimex Gas Sài Gòn đã và đang cung cấp LPG với số lượng khá lớn.
- Công nghiệp giấy
- Công nghiệp cơ khí luyện kim
- Dịch vụ vận tải : những năm gần đây loài người đang đứng trước
những thách thức to lớn mang tính toàn cầu. Đó là nạn ô nhiễm môi
trường, mất cân bằng sinh thái.. Việc bảo vệ môi trường, giữ cho môi
trường xanh hơn và sạch hơn không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của
các tổ chức và nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong
bối cảnh đó việc Công ty TNHH Taxi Petrolimex Sài Gòn cho ra đời loại

taxi chạy bằng LPG thay thế cho nhiên liệu xăng hiện nay sẽ là bước phát
triển quan trọng cho lĩnh vực giao thông vận tải và bảo vệ môi trường.
Trong LPG không có chì, không sử dụng các loại phụ gia nên ít tạo ra khí
thải động cơ. Nhiên lliệu LPG có một số ưu điểm hơn các loại nhiên liệu
hiện nay như chỉ số Octane cao (trên 100) nên tốc độ bắt cháy tốt, không
tạo ra cặn acid và carbon làm tăng tuổi thọ của động cơ. Bên cạnh đó
động cơ hoạt động không tạo ra nhiều tiếng ồn...

Sử dụng LPG thay thế cho các nhiên liệu truyền thống như xăng, dầu; và
“xanh hóa” nhiên liệu. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay việc sử dụng
LPG trong giao thông vận tải còn khiêm tốn. Đi ngoài đường thỉnh
thoảng chúng ta bắt gặp những chiếc taxi “xanh” với nhiên liệu LPG của
hãng Petrolimex. Kết quả thử nghiệm sử dụng bộ chuyển đổi LPG cho xe


taxi sẽ tiết kiệm được khoảng 25-29% chi phí so với chạy xăng. Việt Nam
cũng bắt đầu ứng dụng LPG làm nhiên liệu thay xăng cho xe gắn máy.
Thống kê từ cơ sở dữ liệu sáng chế (SC), trên thế giới, từ năm 1955 đến
nay có 4.259 SC về khí hóa lỏng và các ứng dụng của nó.
Ba nước dẫn đầu số lượng sáng chế LPG là Hàn Quốc (1.181 SC), Trung
Quốc (1.155 SC) và Nhật Bản (834 SC). Các doanh nghiệp châu Á cũng là
những đơn vị sở hữu nhiều sáng chế LPG nhất như Hyundai (371 SC),
Kia (106 SC), Toyota (98 SC)… Tại Việt Nam số lượng sáng chế về LPG
có khoảng hơn 10 SC, chủ yếu là các SC ứng dụng LPG vào làm nhiên
liệu cho động cơ xe, trong đó GS. TSKH. Bùi Văn Ga (Giám đốc Đại học
Đà Nẵng) có 5 SC.
- Công nghiệp ô tô : Sử dụng LPG cho dây chuyền sấy sơn tĩnh điện và
cho xe nâng.
- Công nghiệp sữa chữa và đóng tàu
- Công nghiệp cao su


VI)


Thị trường việt nam và thế giới
Thị trường LPG Việt Nam


Nguồn cung LPG


-

Trong nước, LPG do nhà máy xử lý khí Dinh Cố (Bà Rịa-Vũng
Tàu) sản xuất đáp ứng khoảng 30% nhu cầu thị trường LPG Việt
Nam. Sản lượng LPG dự kiến năm 2009 sẽ đạt khoảng 270.000 tấn.

-

Dự kiến sản lượng LPG Dinh Cố sẽ đạt khoảng 230.000 tấn vào
năm 2010, giảm dần xuống còn 173.000 tấn vào năm 2015, tăng trở
lại mức 279.000 tấn vào năm 2020 và đạt mức 230.000 tấn vào năm
2025 (số liệu báo cáo đầu tư dự án Kho LPG lạnh Thị Vải của
PVGAS). Sản phẩm LPG của nhà máy Dinh Cố đã được Quatest 3
cấp chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ASTM D 1835-03.

-

Kể từ năm 2009, thị trường LPG Việt Nam có thêm nguồn cung
LPG mới từ nhà máy lọc dầu Dung Quất. Từ tháng 7/2009, nhà

máy lọc dầu Dung Quất đã chính thức cung cấp LPG cho thị
trường với sản lượng khoảng 130.000 tấn (năm 2009), các năm tiếp
theo sẽ cung ứng cho thị trường khoảng 340.000 tấn/năm.

-

Sản lượng LPG sản xuất nội địa trong năm 2009 dự kiến sẽ đạt
khoảng 400.000 tấn, đáp ứng khoảng 42% nhu cầu cả nước.

-

Hàng năm, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu thêm LPG từ các quốc
gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Đài Loan, Trung
Quốc. Tuy nhiên trong những năm gần đây, nguồn cung LPG cho
thị trường Việt Nam từ các nước trong khu vực Đông Nam Á ngày
càng trở nên khan hiếm và không ổn định. Dự kiến trong tương lai,
nguồn cung LPG nhập khẩu cho thị trường Việt Nam sẽ chủ yếu từ
các nước thuộc khu vực Trung Đông.

-

Cả nước hiện có khoảng 60 doanh nghiệp tham gia thị trường kinh
doanh LPG, và cũng có chừng ấy thương hiệu. Trong các thương
hiệu LPG ấy, có nhiều thương hiệu cố tình gian lận thương mại
như sang chiết gas trái phép, nhái bao bì mẫu mã, sử dụng vỏ bình
gas không bảo đảm quy chuẩn an toàn và chính người tiêu dùng bị
ảnh hưởng quyền lợi trực tiếp. Cách đây hơn 10 năm, Thái Lan
cũng là nước loạn thương hiệu LPG như Việt Nam. Sau đó, ngành



LPG Thái Lan đã tổ chức quy hoạch sắp xếp lại. Đến nay, ở Thái
Lan chỉ còn 5 thương hiệu dù nhu cầu tiêu thụ LPG của Thái Lan
cao gấp 4 lần Việt Nam.


Nhu cầu LPG

-

Miền Nam vẫn được xem là thị trường lớn nhất và có nhu cầu tiêu
thụ cao nhất, chiếm khoảng 66% nhu cầu LPG của cả nước, miền
Bắc và miền Trung chiếm khoảng 30% và 4%.
Theo số liệu dự báo mới nhất, nhu cầu tiêu thụ LPG của Việt Nam
đến những năm 2010 sẽ đạt khoảng 1,3 triệu tấn với mức tăng
trưởng bình quân mỗi năm là 10%. Đến năm 2015 nhu cầu LPG
khoảng 2 triệu tấn. Với dự báo trên, thị trưong LPG Việt Nam hứa
hẹn tiềm năng phát triển to lớn.



Thị trường thế giới:

-

Hãng Gasprom đang tích cực triển khai hướng xuất khẩu mới –
cung cấp khí gas thiên nhiên hóa lỏng cho người tiêu thụ tại các
nước khác nhau. Cách đây chưa lâu, tập đòan này của Nga đã cùng
với hãng “Gas natural” của Tây Ban Nha thỏa thuận về nội dung



cung cấp mặt hàng nhiên liệu này. Đối với “Gasprom”, đây là cơ
hội thuận lợi để mở rộng buôn bán khí gas thiên nhiên hóa lỏng,
bởi vào thời điểm hiện nay “Gas natural” đang đứng thứ 3 thế giới
về chuyên chở khí gas hóa lỏng.
-

Hiện tại, “Gasprom” chưa có điều kiện để sản xuất công nghiệp về
khí gas hóa lỏng, thế nhưng từ năm 2005, hãng này tiến hành
những thao tác kinh doanh riêng, trao đổi khí đốt dẫn theo đường
ống lấy khí hóa lỏng để bán lại. Trong quá trình những giao dịch
trao đổi này, “Gasprom” đã cung cấp gần 1 tỷ khối khí gas hóa
lỏng cho Mỹ, Anh, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mehico và Ấn Độ. Với
việc đưa nhà máy sản xuất khí gas hóa lỏng tại Sakhalin đi vào
họat động, hãng dự trù gia tăng đáng kể sự hiện diện của mình trên
thị trường này. Sau đây là ý kiến của ông Valery Golubev, Phó
Giám đốc điều hành của hãng “Gasprom”: “Hiện nay thị trường
thế giới về khí gas hóa lỏng đang phát triển rất năng động, và trong
thời điểm này, lượng sản xuất và bán ra đạt chừng 200 tỷ khối gas,
còn trong thời gian chục năm tới, dự kiến sẽ tăng gấp đôi. Rõ ràng
là “Gasprom” cũng cần kịp thời đáp lại những xu thế đòi hỏi đó.
Kế hoạch của chúng tôi là, làm sao để chiếm lĩnh vị trí trên thị
trường khí gas hóa lỏng của thế giới, đó là vị trí xứng đáng bởi trên
thị trường khí đốt theo đường ống, hãng sẵn có thị phần 20-25%.
Đó cũng đã là điều kiện cho bối cảnh để hôm nay “Gasprom” tiến
ra những địa điểm khai thác mới về nguyên tắc, đó là vùng thềm
lục địa biển. Chủ thể đầu tiên trong việc thực thi chiến lược như
vậy, sẽ là nhà máy sản xuất khí hóa lỏng tại Sakhalin. Còn đến năm
2014, sẽ đưa thêm một nhà máy nữa vào họat động, đó là chủ thể
trên cơ sở mỏ Shtokman. Khối lượng to lớn những dự trữ khai thác
được từ thềm lục địa sẽ được vận chuyển bằng các hạm tàu chở

dầu, để đưa ra thị trường khu vực biển Thái Bình dương và Đại
Tây dương”.

-

Hạng mục ưu tiên của “Gasprom” là đề án “Sakhalin-2”, nơi các
đối tác của hãng là các cơ sở nổi tiếng như “Shell”, “Mitsui” và
“Mitsubisi”. Ngay trong thời gian gân tới, trên đảo Sakhalin sẽ
hòan thành công trình xây dựng nhà máy đầu tiên của Nga về hóa
lỏng khí gas. Công suất của nhà máy này đạt gần 10 triệu tấn/năm.
Lượng khí hóa lỏng này sẽ được xuất khẩu sang Nhật Bản, cũng
như bán ra thị trường Mỹ và Cộng hòa Triều Tiên. Đặc biệt triển


vọng là thị trường Nhật Bản, bởi đất nước này thường nhập khẩu
đến 85% khí đốt thiên nhiên dưới dạng hóa lỏng.
-

Những thành quả của đề án “Sakhalin-2” sẽ tạo điều kiện để ngay
trong tương lai gần đến, “Gasprom” sẽ mở rộng khối lượng xuất
khẩu khí đốt hóa lỏng, đặc biệt nếu tính đến khả năng xây dựng
thêm nhà máy chế biến thứ ba. Như vậy, hãng “Gasprom” đang trở
thành đấu thủ lớn trên thị trường thế giới về khí gas hóa lỏng

Các vấn đề thường gặp trong sử dụng GAS và khắc phục
Nghi ngờ có rò rỉ gas - Chưa xác định được vị trí
1. Kiểm tra toàn bộ hệ thống để xem có dấu hiệu nào của gas rò rỉ
như mùi, hoặc tiếng xì hơi.
2. Làm động tác thử với nước xà phòng, bôi nước xà phòng vào, bong
bóng sẽ nổi lên ở chỗ xì. KHÔNG DÙNG DIÊM QUẸT HOẶC

MỒI LỬA ĐỂ THỬ.
VII)


Nối lại các chỗ nối và thử. Nếu gas xì ở trong nhà, cần phải quạt
thông gió hoàn toàn cho gas xì thoát hết ra khỏi nhà trước khi bật
bếp nấu ăn.
4. Không được làm hỏng bất kỳ bộ phận nào của hệ thống cố định.
Gas xì - Chưa phát hỏa
1. Nếu có thể, chấm dứt việc xì gas bằng cách đóng van.
2. Thông gió toàn bộ khu vực xì gas cho đến khi không khí trong lành
trở lại.
3. Nếu không thể khống chế việc xì gas, thận trọng đem bình gas đến
chỗ thông thoáng an toàn. Giữ cho chỗ xì hướng lên trên để cho chỉ
có khí gas xì ra mà lỏng không trào ra được.
4. Không để cho gas lỏng dính vào người.
5. Nếu không thể dời được bình gas đi nơi khác, cần phải xua gas đi
bằng vòi xịt hơi nước và làm thông thoáng tối đa.
6. Đặt bình gas cách nguồn lửa ít nhất 20 mét cho tới khi gas thoát hết
ra khỏi bình. Những nguồn lửa này có thể bao gồm các thiết bị điện
không chịu lửa, ánh sáng flash của camera, điện thoại, radio, động
cơ xe, và bất kỳ thiết bị điện nào có thể phát ra tia lửa.
Bình Gas bị đặt vào sức nóng quá mức
1. Đứng càng xa càng tốt, dùng vòi nước xịt để làm mát bình gas.
2. Di dời nguồn lửa nếu có thể.
Thiết bị hoặc bình gas bị rò rỉ - Đã phát hỏa
1. Trường hợp van chưa hỏng, đóng van nếu có thể và để cho lửa
thoát ra ngoài. Không sử dụng lại bình gas hoặc thiết bị cho tới khi
kiểm định lại.
2. Nếu không thể đóng van, gọi đội PCCC.

Cần chú ý:
- Vị trí của bình gas hoặc thiết bị.
- Bạn đang dùng gas.
- Kích cỡ bình gas.
Nếu thấy nguy cơ bình gas bị chìm trong lửa, cần nhanh chóng
thoát ra khu vực khác.
3.

Lời cảm ơn
Nhóm em xin chân thành cảm ơn thầy và các bạn đã đọc cuốn tiểu luận
do nhóm em làm nếu có gì thiếu xót ,em mong thầy và các bạn góp ý
them cho nhóm chúng em để lần sau nhóm chúng em lam được hoàn


chỉnh hơn đầy đủ hơn .Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy và
các bạn..



×