Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sự tích một số thành ngữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.35 KB, 8 trang )

Ebook made by: Nguyn Trung Hiu
(mystery_kid1412)
Email:

Sửù tớch thaứnh ngửừ
Chc trong cỏc bn ai cng ó tng nghe v ớt nht mt vi ln s dng cỏc cõu
thnh ng nh: tho kinh x, Hu sinh kh ỳy, Danh chớnh ngụn thun
nhng li khụng bit gỡ v xut x v cng khụng hiu lm v ý ngha ca chỳng.
Vy thỡ cũn chn ch gỡ na, hóy c ngay Ebook ny!

THO KINH X
PHI IU KINH X
QUA IN Lí H
NH NG C THY
QU H CHIT KIU
NGOI CNG TRUNG CN
MANG THCH TI BI
HU CH GI S CNH THNH
ST TR GIO T
ST Kấ H HU
NGUY NH LY NON
VONG DNG B LAO
HU SINH KH Y
DANH CHNH NGễN THUN


ĐA HÀNH BẤT NGHĨA TỰ TỆ
THIÊN KINH ĐỊA NGHĨA
ĐỐI NGƯU ĐÀN CẦM
1/ ĐẢ THẢO KINH XÀ (Động cỏ làm rắn sợ ; Rút dây động rừng):
Thời Thập Quốc Ngũ Đại, Nam Đường có một người tên là Vương Lỗ, giữ chức huyện


lệnh ở huyện Đương Đô. Vương Lỗ lòng tham không đáy, tham ô nhận hối lộ khắp
vùng. Một hôm, một toán đông bà con kéo đến trước cửa huyện. Vương Lỗ ngầm giật
mình cho là bà con đến tìm ông để tính nợ. Vốn là bà con cùng kí tên đệ đơn tố cáo
Trưởng Bạ thuộc tay chân của ông ta.
Vương Lỗ nhận tờ đơn tố cáo và chỉ thấy trên giấy liệt kê rất nhiều tội trạng của tên
Trưởng Bạ này. Bà con kiên quyết yêu cầu Vương Lỗ nghiêm xử theo pháp luật tên
Trưởng Bạ. Tội trạng của tên này dường như hoàn toàn giống với những việc mà
Vương Lỗ cũng đã làm. Ông ta vừa xem, toàn thân run lên, không biết nên xử vụ án
này thế nào. Một cách không tự chủ, Vương Lỗ đã phê lên tờ đơn tố cáo “NHỮ TUY
ĐẢ THẢO, NGÔ DĨ XÀ KINH”. (Nghĩa là: Các người tuy khua trên cỏ nhưng ta như
con rắn trong cỏ nên đã kinh sợ). Bà con làm sao mà biết được rằng họ tố cáo
Trưởng Bạ cũng là đã cảnh cáo Vương Lỗ rồi.
Thành ngữ ĐẢ THẢO KINH XÀ được rút gọn từ câu NHỮ TUY ĐẢ THẢO, NGÔ DĨ XÀ
KINH. Nay dùng để ví làm việc không cẩn thận, để đối phương phòng bị. Cũng dùng
để chỉ làm một việc dẫn đến ảnh hưởng động chạm việc khác có liên quan.
2/ PHI ĐIỂU KINH XÀ (Chim bay rắn sợ ; Rồng bay phượng múa):
Thích Á Lâu là một vị hòa thượng đời Đường. Ông ta bao năm sống trong chùa thắp
hương niệm Phật. Khi rỗi rãi, các hòa thượng khác thì lén lút đánh cờ, đi ngủ nhưng
Thích Á Lâu thì lại mua sẵn nghiên bút, giấy mực để luyện thư pháp. Có khi nửa đêm
ông vẫn cứ cắm cúi luyện tập.
Năm tháng trôi đi, công luyện tập viết chữ của ông ngày càng đạt đến độ tinh xảo.
Nhiều người đến thắp hương bái Phật cũng đã nhờ ông viết chữ và ông đều đồng ý
giúp đỡ.
THAO THƯ (chữ thao) của ông đặc biệt bay bướm. Có người hỏi ông THAO THƯ như
thế nào thì được coi là đẹp? Ông liền viết chín chữ: CHIM BAY VÀO RỪNG, RẮN SỢ
CHUI VÀO CỎ.
PHI ĐIỂU KINH XÀ hình dung chữ viết bay bướm, nét bút đẹp, khỏe khoắn.
3/ QUA ĐIỀN LÝ HẠ (Ở ruộng dưa, dưới gốc mận ; Nhặt dép ruộng dưa ; Sửa mũ
dưới mận):
Ngày xưa, có một thư sinh đi thăm bạn. Trên đường đi, cảnh sắc núi sông khiến lòng

người rộn niềm vui.
Sáng sớm hôm sau, chàng đi qua một ruộng dưa đầy quả. Bỗng nhiên, thư sinh
không cẩn thận đã để dép rơi xuống ruộng dưa. Chàng định cúi xuống nhặt nhưng lại


sợ người ta nghĩ mình ăn trộm dưa. Chàng đành chân đất ra đi và quyết “Ở ruộng
dưa không nhặt giày” (QUA ĐIỀN BẤT NẠP LÝ).
Đi một đoạn đường, chàng lại đến gốc cây mận. Chàng thư sinh ngẩng đầu nhìn lên,
không chú ý nên đã để mũ lệch sang một bên. Chàng đưa tay định sửa mũ cho thẳng
nhưng lại sợ người ta nghi mình hái trộm mận. Chàng đành cứ thế đội mũ lệch và
quyết “Không sửa mũ dưới gốc mận” (LÝ HẠ BẤT CHỈNH QUAN). Bọn trẻ trong thôn
nhìn thấy chàng với hình dáng rất kỳ, vừa gọi vừa cười đằng sau.
QUA ĐIỀN BẤT NẠP LÝ, LÝ HẠ BẤT CHỈNH QUAN (Nghĩa là: Ở ruộng dưa không nhặt
giày. Dưới gốc mận không sửa mũ) nói tắt thành QUAN ĐIỀN LÝ HẠ để ví tránh mọi
hiềm nghi, nghi ngờ.
4/ NHƯ NGƯ ĐẮC THỦY (Như cá được nước ; Cá mừng gặp nước):
Thời Tam Quốc, Lưu Bị tiến đánh Tào Tháo bị thất bại, phải chạy về với Lưu Biểu ở
Kinh Châu, tạm thời không được như ý.
Muốn ngày sau có thể thành nghiệp lớn, ông thiết tha cầu hiền tài, xin danh sĩ Kinh
Châu Tu Mã Huy chỉ bảo. Tu Mã Huy báo cho Lưu Bị biết đất này có Phục Long (Rồng
Phục), Phượng Sồ (Phượng hoàng), hai người cùng có thể làm yên thiên hạ.
Qua mưu sĩ Từ Giá ở đó, Lưu Bị được biết “Phục Long” chính là Gia Cát Lượng. Ông là
người chịu khó với việc ruộng đồng, nghiền ngẫm sử sách, đích thực là một nhân tài.
Lưu Bị khát khao có được nhân tài, đã cất công đi tìm đến nơi nhưng Gia Cát Lượng
có việc vừa đi khỏi. Lần thứ hai, biết tin Gia Cát Lượng đã trở về nhà, Lưu Bị đến
Long Trung bái kiến nhưng tiếc thay chỉ gặp được anh em của Gia Cát Lượng.
Hai em kết nghĩa của Lưu Bị là Quan Vũ và Trương Phi thấy anh mình mấy lần lên
núi đều không gặp, liền khuyên ông đừng đi nữa. Lưu Bị nói: “Đi lần này, lần sau, lại
lần thứ ba tìm gặp bằng được Gia Cát Lượng, mong Gia rời khỏi núi cùng chúng ta
tiến đánh thiên hạ. Đây là hạnh phúc của chúng ta.

Ba người lại đến Long Trung, Gia Cát Lượng đích thân từ lều cỏ ra đón tiếp và xin lỗi
vì để Lưu Bị đi lại nhiều lần. Lưu Bị thẳng thắn xin Gia Cát Lượng chỉ bảo. Gia Cát
Lượng thấy Lưu Bị chân thành, liền nói ra cách nhìn nhận thời cuộc của mình. Đây là
cuộc đối Long Trung nổi tiếng trong lịch sử. Nghe xong, Lưu Bị cảm phục nói: “Tôi có
Khổng Minh như cá có nước vậy” (CỐ HỮU KHỔNG MINH, NGỮ CHI HỮU THỦY DÃ).
NHƯ NGƯ ĐẮC THỦY ví có được người tri kỷ cùng chí hướng với mình giống như là cá
gặp được nước vậy.
5/ QUÁ HÀ CHIẾT KIỀU (Qua sông bẻ (làm gãy) cầu ; Qua cầu rút ván):
Đại thần triều Nguyên là Triệt Lí Thiết Mộc Nhi nhận chức trưởng quan hành chính ở
Triết Giang. Lúc ấy vừa đúng dịp tỉnh mở khoa thi. Triệt thấy khoa cử có rất nhiều
tiêu cực nên rắp tâm bãi bỏ nó.
Những năm đầu đời Thuận Đế, Triết Lí Thiết Mộc Nhi đảm nhiệm việc chính sự Bình
Chưởng Trung Thư, tương đương với chức phó Tể Tướng. Sau khi vừa nhậm chức,
việc đầu tiên của ông là dâng thư đề nghị hủy bỏ chế độ khoa cử. Thái sư Bá Nhan
tán thành ngay nhưng người phản đối ông cũng không ít. Tham Chính Hữa Hữu


Nhậm cực lực phản đối đã tranh luận với Bá Nhan. Hai người tranh cãi gay gắt nhưng
không ai thuyết phục nổi ai.
Ngày thứ hai, Thuận Đế hạ chỉ, triệu đầy đủ đại thần văn võ trong triều đến Sùng
Thiên Môn nghe đọc chiếu lệnh bãi khoa cử. Hoàng thượng chỉ thị riêng cho Hứa Hữu
Nhậm nghe lệnh trước ban thư. Sau khi nghe xong chiếu lệnh, một viên đại thần cười
mỉa Hứa Hữu Nhậm nói: “Ông Tham Chính này, lần này ông đã trở thành người qua
sông rồi thì làm gãy cầu (QUÁ HÀ CHIẾT KIỀU). Hứa Hữu Nhậm vốn xuất thân từ
khoa cử nhưng bây giờ lại quỳ trước mặt để nghe đọc chiếu lệnh bãi khoa cử giống
như là qua sông rồi làm gãy cầu.
Thành ngữ QUÁ HÀ CHIẾT KIỀU, cũng nói quá là KIỀU CHIẾT KIỀU dùng để ví sau khi
lợi dụng người khác để đạt được mục đích nào đó rồi thì hất bỏ người đó, cũng để chỉ
hành động ngăn cản bước tiến người khác.
6/ NGOẠI CƯỜNG TRUNG CẠN (Bên ngoài thì mạnh mẽ, bên trong thì trống rỗng

; Thùng rỗng kêu to):
Thời Xuân Thu, Tần Mục Công đích thân dẫn đại quân đi đánh nước Tấn. Quân Tần
đánh đâu thắng đó, rất nhanh đã đánh đến Hàn Nguyên của nước Tấn.
Đối mặt với kẻ thù mạnh, Tấn Huệ Công quyết định đích thân lãnh binh chống lại.
Đại thần Khánh Trịnh nhìn thấy ngựa được lồng vào xe chiến là ngựa của nước Trịnh
liền đi gặp Tấn Huệ Công. Khánh Trịnh thưa: “Đánh trận phải dùng ngựa của chính
nước đó!”. Huệ Công hỏi: “Thế là cớ làm sao?”. Khánh Trịnh đáp: “Ngựa của chính
nước thuộc đường đi, nghe theo chỉ huy. Mấy con ngựa to cao cổ này bên ngoài thì
mạnh nhưng thực chất bên trong chẳng ra gì (NGOẠI CƯỜNG TRUNG CẠN), chẳng
đáng dùng. Tấn Huệ Công không theo lời khuyên của Khánh Trịnh ra lệnh đóng xe
xuất phát.
Tấn Huệ Công dẫn quân vội đến Hàn Nguyên, binh mã hai nước bắt đầu giáp chiến.
Mới đánh nhau chưa được bao lâu, những con ngựa của nước Tấn lồng lộn lên, kéo cả
xe chiến vào vũng bùn. Quân Tấn đại bại, Huệ Công trở thành tù binh của quân Tần.
Đây chính là sự tích của thành ngữ NGOẠI CƯỜNG TRUNG CẠN. Thành ngữ dùng để
ví bên ngoài mạnh mẽ những bên trong thì trống rỗng.
7/ MANG THÍCH TẠI BỐI (Gai đâm ở lưng ; Đứng ngồi không yên):
Hoắc Quang là đại tướng quân có tiếng triều Hán. Trước lúc nhắm mắt, Hán Vũ Đế đã
trao riêng đứa con tám tuổi là Hán Chiêu Đế cho Hoắc Quang.
Từ đó, Hoắc Quang có quyền phế bỏ hoặc lập hoàng đế. Không ngờ khi Hán Chiêu Đế
21 tuổi thì bị chết. Hoắc Quang bàn bạc với các quần thần, để cháu của Hán Vũ Đế là
Lưu Hạ kế vị. Không lâu, Hoắc Quang quan sát thấy Lưu Hạ không có chí lớn, lòng
đầy ưu tư. Vì để trị nước, an dân, Hoắc Quang đành phế truất Lưu Hạ bất tài này.
Hoắc Quang lập chắt của Hán Vũ Đế là Lưu Tuần lên làm hoàng đế (Hán Tuyên Đế).
Lưu Tuần nghe nói Hoắc Quang quyền lực to, danh vọng lớn cảm thấy rất lo sợ. Một
lần, Lưu Tuần ngồi xe đi triều bái miếu cao tổ, có Hoắc Quang đi cùng. Hoắc Quang
ánh mắt uy nghiêm, Lưu Tuần cảm thấy như có gai ở lưng (MANG THÍCH TẠI BỐI)
toàn thân không tự chủ được.



MANG THÍCH TẠI BỐI ví trong lòng lo sợ không yên.
8/ HỮU CHÍ GIẢ SỰ CÁNH THÀNH (Người có chí thì việc ắt thành công ; Có chí thì
nên):
Thời kỳ đầu Đông Hán, một cường hào địa phương là Trương Bộ chiếm 13 quận
Thanh Châu. Đại tướng của Lưu Tú là Cảnh Yểm hăng hái đề nghị đi dẹp Trương Bộ.
Cảnh Yểm tấn công thẳng vào sào huyệt của Trương Bộ là huyện kịch. Trương Bộ
điều động 20 vạn đại quân, sẵn sàng một trận quyết chiến. Trong trận kịch chiến,
một bên đùi của Cảnh Yểm bị trúng một mũi tên. Ông cắn răng vung đao chặt đứt
phần cán của mũi tên. Sau đó ông xông vào trận địa của địch, tiếp tục quyết chiến
với kẻ thù.
Ngày thứ hai, Bộ tướng Trần Tuấn đề nghị ông nghỉ trận nhưng Cảnh Yểm không
nghe. Ông khích lệ tướng sĩ tiếp tục chiến đấu. Qua một ngày kịch chiến, ông đã
đánh bại quân Trương Bộ. Lưu Tú đến thăm hỏi ông và nói: “Cảnh tướng quân, ông
thắng lợi rồi. Đúng là người có chí thì cuối cùng sự việc sẽ thành công” (HỮU CHÍ GIẢ
SỰ CÁNH THÀNH).
HỮU CHÍ GIẢ SỰ CÁNH THÀNH - thành ngữ này nói rõ ai có ý chí và quyết tâm kiên
cường, cuối cùng nhất định thành công.
9/ SÁT TRỆ GIÁO TỬ (Giết lợn dạy con):
Thời Xuân Thu, nước Lỗ có một người tên là Tăng Sâm. Một hôm, vợ của Tăng Sâm
đi chợ, đứa con nhỏ khóc đòi đi theo. Vợ Tăng Sâm đành dỗ dành con, nói: “Con về
nhà trước đi, khi nào mẹ về mẹ sẽ giết lợn cho con ăn”. Đứa trẻ nghe xong, liền cười
đi về nhà.
Vợ của Tăng Sâm đi chợ về thấy chồng đang chuẩn bị giết lợn. Chị vợ vội vàng ngăn
lại nói: “Bố nó giết lợn làm gì vậy?”. Tăng Sâm nói: “Chẳng phải là em đã đồng ý với
con, giết lợn cho con ăn là gì?”. Cô vợ vỗ tay cười nói: “Đó là dỗ trẻ thôi, bố nó tin là
thật à?”. Tăng Sâm nghiêm túc nói: “Cô lừa con trẻ để rồi chúng đi lừa người khác
à?”. Người vợ chịu cứng, không nói vào đâu được, đành giúp Tăng Sâm giết lợn. Hai
vợ chồng cho con ăn thịt lợn để chứng tỏ rằng không phải là lừa dối trẻ.
SÁT TRỆ GIÁO TỬ ví cha mẹ hoặc người lớn phải lấy mình làm gương giáo dục con
cái và thế hệ sau trung thực, không lừa dối.

10/ SÁT KÊ HẠ HẦU (Giết gà dọa khỉ):
Có một nghệ nhân xiếc mới mua về một chú khỉ đã được huấn luyện. Chú khỉ này rất
nhanh nhẹn, khôn, biết múa và biết cả nhào lộn nhưng cũng có lúc nó không chụi
nghe sự chỉ huy của chủ nhân. Khi tiếng trống bốn bề nổi lên, con khỉ này như không
hề nghe thấy, ngồi đó nhìn ngược ngó xuôi, không hề nhúc nhích.
Chủ nhân tức lắm bèn nghĩ ra một cách. Ông ta bắt về một con gà trống rồi vừa
đánh trống vừa gõ la trước mặt con gà. Con gà nào có biết diễn gì đâu, nó sợ cứng
người lại. Chủ nhân cầm con dao thịt luôn con gà. Chú khỉ ngồi bên cạnh quan sát,
sợ run người. Về sau, chỉ cần chủ nhân vừa mới đánh trống, khỉ liền múa; vừa mới
đánh la, khỉ liền nhào lộn hết sức rõ ràng. Người xem ai cũng khâm phục phương
pháp huấn luyện của nghệ nhân.


Thành ngữ SÁT KÊ HẠ HẦU dùng để ví trừng phạt một người để răn đe kẻ khác.
11/ NGUY NHƯ LŨY NOÃN (Nguy như chồng trứng lên nhau ; Trứng để đầu đẳng):
Thời Xuân Thu, Tấn Linh Công đã xây một lâu đài chín tầng cho bản thân hưởng lạc.
Ông ta đã hạ lệnh không cho phép bất cứ ai triều kiến khuyên can.
Tuần Tức biết được liền đi triều kiến Tấn Linh Công. Để đề phòng Tuần Tức khuyên
ngăn, Tấn Linh Công hạ lệnh vệ binh giương cung đặt tên, chỉ cần Tuần Tức có một
lời khuyên ngăn thì lập tức bắn chết ngay. Tuần Tức thấy được sự tình như thế, rất
bình tĩnh thưa: “Thần muốn biểu diễn một kỹ nghệ nhỏ để đại vương xem!”. Lúc này,
Tấn Linh Công mới bình tâm hỏi: “Nhà ngươi định biểu diễn kỹ nghệ gì?”. Tuần Tức
nói: “Thần có thể chồng 12 quân cờ lên nhau và trên đó đặt mấy quả trứng”. Tấn
Linh Công cảm thấy thú vị liền ra lệnh vệ sĩ cất cung tên, kêu Tuần Tức biểu diễn cho
ông ta xem.
Tuần Tức cặm cụi chồng xếp quân cờ lại và trên lại đặt thêm quả trứng. Người xem
kêu lên: “Nguy hiểm!”. Tuần Tức nói: “Có gì mà nguy hiểm hơn thế này!”. Linh Công
nói: “Nguy hiểm thế nào nhà ngươi nói ta nghe!”. Tuần Tức nói: “Để có thể xây được
lâu đài chín tầng, người dân thì mệt mỏi, của cải thì tốn kém, các nước láng giềng
đều muốn nhân cơ hội này tiến công xâm lược, nước ta đang rơi vào tình thế rất

nguy hiểm”.
Người đời sau dựa vào câu chuyện này đã dẫn thành ngữ NGUY NHƯ LŨY NOÃN ý nói
nguy hiểm như là xếp chồng trứng lên nhau vậy, hình dung cục diện hoặc tình thế
cực kỳ nguy hiểm.
12/ VONG DƯƠNG BỔ LAO (Mất dê mới lo sửa chuồng ; Mất bò mới lo làm
chuồng):
Thời Chiến Quốc, Sở Tương Vương là một ông vua ngu tối. Nước Tần luôn hy vọng
giành được đất đai nước Sở. Sở Tương Vương chẳng thèm để ý đến, suốt ngày ăn hút
chơi bời. Đại phu Trang Tân thẳng thắn khuyên can ông rằng phải tăng cường đề
phòng. Sở Tương Vương chẳng những không nghe mà còn mắng ông là kẻ hồ đồ.
Không chịu nổi, Trang Tân đành bỏ sang nước Triệu.
Không lâu sau, quả nhiên nước Tần dấy binh xâm chiếm nhiều huyện lỵ của nước Sở.
Lúc đó, Sở Tương Vương mới tỉnh ra rằng lời của Trang Tân trước đây là đúng. Ông
lập tức mời Trang Tân về nước, ông thành tâm xin ý kiến của Trang Tân. Trang Tân
thưa: “Dê mất rồi mới sửa chuồng, muộn mất rồi!”
VONG DƯƠNG BỔ LAO ví đã có sơ suất lại không có biện pháp kịp thời để tránh xảy
ra sai sót tiếp theo, cũng chỉ không biết lo xa, đối phó quá muộn để xảy ra sai sót rồi
mới sửa thì không thể kịp nữa.
13/ HẬU SINH KHẢ ÚY (Thế hệ sinh sau đáng sợ):
Khổng Tử chu du các nước, đánh xe đến mỗi quốc gia. Hai đứa trẻ đang chơi đùa,
còn đứa khác thì đứng ở cạnh. Thấy vậy, Khổng Tử liền hỏi: “Này cháu, sao cháu
không chơi với các bạn?”. Đứa trẻ đáp: “Cãi nhau sẽ làm tổn thương đến tính mệnh,
đùa nghịch cũng có hại cho sức khỏe, cho dù chỉ xé rách quần áo cũng gây phiền
phức”.


Đứa trẻ lấy bùn đắp thành một cái thành bao, nó vui mừng ngồi trong thành và
không ra. Khổng Tử hỏi: “Cháu ngồi trong này. Tại sao lại không tránh xe của ông?”.
Đứa trẻ trả lời: “Chỉ nghe nói xe đi vòng quanh thành, chưa nghe nói thành phải
tránh xe”. Khổng Tử rất kinh ngạc, đứa trẻ tí tuổi mà đã biết nói câu như thế này.

Đứa trẻ lại nói: “Cháu nghe nói cá nở ba ngày thì biết bơi, thỏ đẻ bảy ngày thì biết
chạy… đâu có nói gì đến ngôi thứ đâu?”. Khổng Tử tỏ vẻ mừng rỡ và nói: “Tuyệt! Hậu
sinh khả úy quả là tài giỏi”.
HẬU SINH KHẢ ÚY thường dùng để ca ngợi người nhỏ tuổi thông minh, nỗ lực, thành
tích nổi bật, cũng dùng để chỉ lớp người sau lại đáng sợ, đáng phục cho nên không
thể coi thường lớp trẻ được.
14/ DANH CHÍNH NGÔN THUẬN (Danh nghĩa chính đáng, lời nói chính trực):
Năm 496 trước Công Nguyên, Khổng Tử đã làm đại tư quan của nước Lỗ (chức quan
pháp cao nhất). Tề Cảnh Công sợ nước Lỗ xưng bá chủ thiên hạ bèn đưa một tốp ca
kĩ sang cho Lỗ Định Công. Từ đấy về sau, Lỗ Định Công chìm đắm trong tửu sắc.
Khổng Tử vô cùng tức giận, ông quyết định đửa Tử Lộ và các học sinh khác của ông
đến nước Vệ. Thoạt đầu, Vệ Linh Công nói đồng ý cấp bổng lộc cho Khổng Tử như
nước Lỗ, mỗi năm là sáu vạn tiểu đấu. Tử Lộ hỏi Khổng Tử: “Đến nước Vệ rồi thì
trước tiên phải làm gì?”. Khổng Tử giảng rằng: “Danh nghĩa phải chính đáng, nói
năng phải hợp lý”. Ai ngờ Vệ Linh Công nói vui mà không thật. Khổng Tử bực tức bỏ
đi, chỉ còn có Tử Lộ ở lại giữ chức quan.
Sau khi Vệ Linh Công chết, Vệ Xuất Công kế vị và yêu cầu Tử Lộ mời Khổng Tử quay
trở lại chủ trì quốc gia đại sự. Tử Lộ truyền đạt lời của Vệ Xuất Công đến Khổng Tử,
lại hỏi về quốc sách cai quản nước Vệ. Khổng Tử ghét lòng tham của Vệ Xuất Công,
trả lời: “Danh nghĩa không chính đáng, lời nói không hợp lý thì không làm nổi đại
sự”. Chu du 14 năm nước Liệt, sau khi về nước Lỗ, Khổng Tử đã đưa ra 8 chữ cho Lễ
Ai Công: Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử (Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha,
con ra con).
DANH CHÍNH NGÔN THUẬN biểu thị sự việc, lý do của việc làm phải chính đáng đàng
hoàng.
15/ ĐA HÀNH BẤT NGHĨA TỰ TỆ (Làm nhiều điều bất nghĩa tất phải bị tiêu diệt ;
Đi đêm có ngày gặp ma):
Thời Đông Chu, vợ của Vũ Công Quốc Vương nước Trịnh là Khương Thị, Khương chỉ
thích cậu con trai nhỏ Thúc Đoạn, không thích người con trai lớn là Ngu Sinh. Khương
Thị nhiều lần đòi Vũ Công phải đưa Thúc Đoạn làm người kế thừa, sau này nối ngôi

vua. Đặng Vũ Công chưa đồng ý.
Sau khi Vũ Công chết, con trai lớn kế vị xưng là Đặng Trang Công. Không đạt được
mục đích, Khương Thị đòi Trang Công troa kinh thành cho Thúc Đoạn. Đại phu Tế
Chủng nhắc Trang Công rằng dã tâm của Khương Thị sẽ ngày càng lớn. Trang Công
nói: “Đa hành bất nghĩa tự tệ, chờ đấy mà xem!”.
Sau khi giành được kinh thành, Thúc Đoạn liền chiêu binh mãi mã, liên hệ ngược
xuôi, mở rộng thêm thế lực của mình. Một đại phu khác là Tử Phong kiến nghị với


Trang Công xuất quân trừng phạt Thúc Đoạn. Trang Công cho rằng kẻ bất nghĩa
không thể có kết quả tốt được.
Tháng 5 năm 722 trước Công Nguyên, Thúc Đoạn khởi binh giành quyền tiến đánh
thủ đô, Khương Thị làm nội ứng. Kì thực, Đặng Trang Công sớm đã có chuẩn bị. Ông
vượt lên trước chỉ huy binh mã, đánh thẳng vào kinh thành nơi chiếm cứ của Thúc
Đoạn. Hai anh em chém giết lẫn nhau, nổ ra một trận loạn đả nội bộ. Quân của Thúc
Đoạn bị thất bại thảm hại, Thúc bị bức vào đường cùng đành phải tự sát. Các đại phu
đều đến đón Đặng Trang Công thắng lợi trở về.
Thành ngữ ĐA HÀNH BẤT NGHĨA TỰ TỆ ý nói làm điều xấu nhất định bị tiêu diệt.
16/ THIÊN KINH ĐỊA NGHĨA (Đạo nghĩa, khuôn phép của trời đất):
Năm 518 trước Công Nguyên, đại phu của các nước chư hầu như Hạ, Đặng, Tấn,
Tống, Vệ, Tào tụ hội nhau lại ở Hoàng Văn. Các vị đại phu này bàn bạc làm thế nào
để cho vương thất triều Chu được yên ổn. Thời gian hội nghị, các đại phu thăm hỏi
nhau và xin những lời chỉ bảo.
Một hôm, Tử Đại Phúc của nước Trình đi hội kiến Triệu Giản Tử của nước Tấn. Triệu
Giản Tử xin Tử Đại Phúc giảng cho thế nào là “lễ”. Tử Đại Phúc liền giới thiệu học
thuyết của tiền đại phu Tử Sản. Tử Sản đã từng nói: “Lễ là phạm vi trên trời, phép
tắc của mặt đất, chỗ dựa để hành động của muôn dân”. Tử Đại Phúc nói: “Thần cho
rằng lễ là kỷ cương của thiên hạ, chuẩn tắc của trời đất, là chỗ dựa sinh tồn của
muôn dân”. Triệu Giản Tử rất tán thưởng kiến giải của Tử Đại Phúc. Rất nhiều đại
phu đã đến thỉnh giáo Đại Phúc. Tử Đại Phúc nói với các đại phu: “Các bậc vương đều

tôn sùng “lễ” cho nên chúng ta suốt đời phải ghi nhớ, cả cuộc đời phải vâng lệnh thi
hành”.
Thành ngữ THIÊN KINH ĐỊA NGHĨA dùng để chỉ chân lý không thể thay đổi hoặc điều
tất nhiên, đương nhiên.
17/ ĐỐI NGƯU ĐÀN CẦM (Đàn gảy tai trâu):
Thời xưa, có một nhà âm nhạc tên là Công Minh Nghi. Một hôm, ông gảy đàn bên
cửa sổ. Tiếng đàn vui tai đã thu hút bao nhiêu là chim và ong bay đến. Lúc ấy, bên
ngoài cửa sổ, có một con trâu đang ăn cỏ bên bờ sông. Công Minh Nghi nghĩ: “Để ta
gảy mấy khúc nhạc cao nhã cho nó nghe vậy”. Một lúc sau, ông đã chìm đắm trong
tiếng nhạc như kể như khóc. Một khúc vừa xong, ông mở mắt nhìn ra ngoài cửa sổ,
con trâu vẫn cúi đầu gặm cỏ, không chút động lòng. Công Minh Nghi vừa gảy vừa
đếm số khúc nhạc, con trâu ngoe nguẩy đuôi, lắc đầu. Ông cho là trâu phải gần gũi
người nào ngờ nó quay đầu đi thẳng. Công Minh Nghi bất giác thở dài: “Gảy đàn cho
trâu, không lọt nổi!”.
Bàn luận đạo lý cao siêu với người không hề biết gì, tốn công thì gọi là ĐÀN GẢY TAI
TRÂU.

HEÁT

© Copyright Nhà xuất bản Đồng Nai - 1995



×