Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

DIA LI 11 BAI 10 tiet 2 TRUNG QUOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.32 KB, 12 trang )

Ngày dạy: 15/03/2016 tại lớp: 11D
Họ và tên SV: Phạm Hữu Quý
MSSV: DDL121095
TIẾT 26 - BÀI 10. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA (TRUNG QUỐC)
Tiết 2. KINH TẾ
1. Mục tiêu
Sau bài thực hành, HS cần:
a. Về kiến thức
Biết và giải thích kết quả phát triển kinh tế, sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung
Quốc trong thời gian tiến hành hiện đại hóa đất nước.
b. Về kĩ năng
Nhận xét, phân tích bảng số liệu, lược đồ (bản đồ) để có được những hiểu biết trên.
c. Về thái độ
Tôn trọng và có ý thức tham gia xây dựng mối quan hệ bình đẳng, quan hệ cùng có lợi
giữa Việt Nam và Trung Quốc.
d. Định hướng phát triển năng lực
- Các năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán ,
năng lực hợp tác.
- Các năng lực chuyên biệt: năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh, năng lực sử dụng tranh
ảnh, năng lực sử dụng số liệu thống kê.
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
- SGK, SGV, giáo án.
- Giáo án điện tử
b. Chuẩn bị của HS
- Đọc, tìm hiểu và soạn bài trước ở nhà.
- SGK, vở ghi.
3. Tiến trình bài dạy
a. Ổn định lớp
b. Kiểm tra bài cũ (4 phút)
Câu hỏi: Dựa vào bản đồ tự nhiên Trung Quốc, em hãy trình bày sự khác biệt về đặc


điểm tự nhiên giữa miền Đông và miền Tây Trung Quốc. Phân tích những thuận lợi và khó
khăn về tự nhiên đối với phát triển kinh tế Trung Quốc.

1


c. Dạy nội dung bài mới (36 phút)
Vào bài mới (1 phút)
- GV mở bài: Với những tiềm năng to lớn về tự nhiên và kinh tế - xã hội, ngày nay Trung
Quốc đã là nước có quy mô nền kinh tế đứng thứ hai trên thế giới. GDP nền kinh tế tăng liên
tục và chiếm tỉ trọng ngày càng cao so với thế giới, công nghiệp và nông nghiệp là hai ngành
kinh tế quan trọng tạo nên sức mạnh cho nền kinh tế Trung Quốc. Để hiểu rõ hơn về điều này,
lớp chúng ta tiếp Bài 10. Trung Quốc. Tiết 2. Kinh tế.
- GV giới thiệu cho HS nội dung bài thực hành gồm 3 phần:
+ I. Khái quát
+ II. Các ngành kinh tế
+ III. Mối quan hệ Trung Quốc – Việt Nam

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Nội dung chính

Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm, nguyên nhân phát triển I. KHÁI QUÁT
kinh tế Trung Quốc (5 phút)

2



Bước 1. Cá nhân
- GV đặt CH cho HS: Dựa
vào SGK, em hãy chứng minh
nền kinh tế Trung Quốc phát
triển mạnh, liên tục trong
nhiều năm.

- HS dựa vào mục I SGK tr91
dẫn chứng các số liệu để
chứng minh: tốc độ tăng
trưởng GDP cao nhất thế giới
(trung bình 8%). Năm 2004,
GDP đạt 1649,3 tỉ USD đứng
thứ 7 thế giới, thu nhập bình
quân đầu người tăng từ 276
USD (1985) lên 1269 USD
(2004), tăng khoảng 5 lần.

- GV bổ sung kiến thức:
2010, GDP Trung Quốc là 5,4
nghìn tỷ USD vượt Nhật Bản
5,3 nghìn tỷ USD. Hiện nay
(2015) GDP Trung Quốc
đứng hàng thứ hai trên thế
giới sau Mỹ, đạt 9,4 nghìn tỷ
USD.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

Bước 2. Cả lớp

- GV đặt CH cho HS: Những
nguyên nhân nào làm cho
nền kinh tế Trung Quốc phát
triển mạnh, liên tục nhiều
năm?

- HS dựa vào kiến thức đã
học, hiểu biết của bản thân để
suy nghĩ trả lời. 1 HS trả lời,
các HS khác góp ý, bổ sung:
Do sự đa dạng, giàu có về tài
nguyên đất, nước khí hậu,
khoáng sản, dân cư đông nhất
thế giới, người lao động cần
cù, sáng tạo; chính sách phát
triển kinh tế hợp lí.

- GV nhận xét và chuẩn kiến
thức cho HS.
3


- GV cho HS xem một số
hình ảnh để thấy rõ thành tựu
của quá trình hiện đại hóa ở
Trung Quốc.
- GV chuyển ý: Nền kinh tế
Trung Quốc phát triển mạnh,
trong đó Công nghiệp là
ngành kinh tế quan trọng và

chủ chốt, tạo ra sức mạnh
cho nền kinh tế. Tiếp theo lớp
chúng ta sẽ tìm hiểu về sự
phát triển công nghiệp Trung
Quốc
Hoạt động 2. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển, sự phân bố
công nghiệp Trung Quốc và nguyên nhân (15 phút)
Bước 1. Hoạt động theo cặp
- GV chia lớp làm 4 tổ, yêu
cầu HS hoạt động theo cặp
trong 3 phút, dựa vào mục 1
SGK tr92-93, để hoàn thành
câu hỏi theo 4 tổ:

- 2 HS của mỗi tổ hoạt động
theo sự hướng dẫn của GV.
HS dựa vào mục 1 SGK tr92,
kiến thức đã học và hiểu biết
của bản thân để trả lời. Sau
thời gian thảo luận, 1 HS trả
lời, các HS khác góp ý, bổ
sung. Yêu cầu nêu được:

+ Tổ 1: Trung Quốc đã khai + Về khai thác các điều kiện
thác những điều kiện thuận để phát triển công nghiệp:
lợi nào để phát triển công
. Cơ chế thị trường được thiết
nghiệp?
lập, các nhà máy được chủ
động hơn trong việc lập kế

hoạch sản xuất và tìm thị
trường tiêu thụ.
. Thực hiện chính sách mở
cửa, xây dựng các khu chế
xuất nên có vốn đầu tư lớn.
. Trang thiết bị được hiện đại
hóa, ứng dụng thành tựu khoa
học – công nghệ.
+ Tồ 2: Hiện đại hóa công + Về kết quả:
4


nghiệp của Trung Quốc đã . Tập trung phát triển một số
đưa lại những kết quả gì?
ngành công nghiệp có thể tăng
nhanh năng suất và đón đầu,
đáp ứng nhu cầu người dân.
. Phát triển những ngành công
nghiệp đòi hỏi kĩ thuật cao.
. Lượng hàng hóa sản xuất
lớn, nhiều mặt hàng đứng đầu
thế giới về sản lượng.
. Phát triển công nghiệp địa
phương, sản xuất hàng tiêu
dùng.
+ Tổ 3: Dựa vào bảng 10.1,
nhận xét chung sự tăng
trưởng của một số sản phẩm
công nghiệp và sự tăng
trưởng của sản phẩm than,

điện của Trung Quốc.

+ Các sản phẩm công nghiệp
của Trung Quốc tăng liên tục
từ 1985 – 2004 và xếp thứ
hạng đứng đầu thế giới. Từ
1985 – 2004:
. Than tăng 1,7 lần, đạt 1634,9
triệu tấn năm 2004.
. Điện tăng 5,6 lần, đạt 2187 tỉ
kWh năm 2004.

+ Tổ 3: Dựa vào bảng 10.1,
nhận xét sự tăng trưởng của . Thép tăng 5,8 lần, đạt 272,8
sản phẩm thép, xi măng, triệu tấn năm 2004.
. Xi măng tăng 6,6 lần, đạt
phân đạm của Trung Quốc.
970 triệu tấn năm 2004.
. Phân đạm tăng 2,2 lần, đạt
- GV nhận xét, cho HS xem 28,1 triệu tấn năm 2004.
hình 10.7 tuyến đường sắt
mới xây dựng ở Trung Quốc
để thấy được sự đổi mới và
hiện đại hóa.
- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

5



Bước 2. Cả lớp
- GV cho HS quan sát bản đồ
hình 10.8 các trung tâm công
nghiệp chính của Trung Quốc
và đặt CH cho HS: Quan sát
bản đồ hình 10.8, nhận xét sự
phân bố một số ngành công
nghiệp của Trung Quốc.
Phân tích những điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội tác
động đến sự phân bố này.

- HS dựa vào bảng chú giải để
nhận biết các ngành công
nghiệp và sự phân bố của
chúng trên bản đồ, HS lên xác
định trên bản đồ sự phân bố
và giải thích. 1 HS trả lời, các
HS khác góp ý, bổ sung. Yêu
cầu nêu được:
+ Luyện kim đen, luyện kim
màu, hóa chất, hóa dầu phân
bố chủ yếu ở miền Đông do
gần các nguồn tài nguyên
khoáng sản dầu mỏ, sắt, than..
+ Dệt may phân bố ở miền
Đông, nhất là ở các thành phố
lớn để thu hút nhiều lao động
như Bắc Kinh, Vũ Hán,
Thành Đô (khoảng 100 triệu

lao động).
+ Đóng tàu biển phân bố ở các
thành phố cảng ở ven biển
như Thượng Hải, Phúc Châu,
Quảng Châu.

- GV đặt CH cho HS: Em hãy
xác định trên bản đồ sự phân
bố các trung tâm công nghiệp
ở Trung Quốc và giải thích.

- HS lên xác định trên bản đồ
sự phân bố và giải thích. 1 HS
trả lời, các HS khác góp ý, bổ
sung. Yêu cầu nêu được: Các
trung tâm công nghiệp rất lớn
như Bắc Kinh, Thượng Hải,
Hồng Công, … tập trung ở
miền Đông do tài nguyên
khoáng sản phong phú, dân số
tập trung đông, lao động dồi
dào, cơ sở hạ tầng phát triển.

6


- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

- GV chuyển ý: Cùng với

công nghiệp thì nông nghiệp
cũng là ngành kinh tế quan
trọng của Trung Quốc với
nhiều sản phẩm đứng đầu thế
giới. Tiếp theo, lớp chúng ta
sẽ tìm hiểu sự phát triển nông
nghiệp.
Hoạt động 3. Tìm hiểu về đặc điểm phát triển, sự phân bố
nông nghiệp Trung Quốc và nguyên nhân. (10 phút)
Bước 1. Hoạt động theo cặp
- GV chia lớp làm 4 tổ, yêu
cầu HS hoạt động theo cặp
trong 3 phút, dựa vào mục 2
SGK tr95, để hoàn thành 2
câu hỏi theo 4 tổ:

- 2 HS của mỗi tổ hoạt động
theo sự hướng dẫn của GV.
HS dựa vào mục 2 SGK tr95,
kiến thức đã học và hiểu biết
của bản thân để trả lời. Sau
thời gian thảo luận, 1 HS trả
lời, các HS khác góp ý, bổ
sung. Yêu cầu nêu được:

+ Tổ 1, 2: Trung Quốc đã + Về khai thác các điều kiện
khai thác những điều kiện để phát triển nông nghiệp:
thuận lợi nào để phát triển
. Diện tích đất nông nghiệp
nông nghiệp?

lớn (100 triệu ha đất canh tác),
lao động dồi dào.
. Giao quyền sử dụng đất cho
nông dân. Người nông dân có
mảnh đất cho riêng mình và
được lựa chọn cây trồng, vật
nuôi theo tính toán có lợi cho
gia đình, vì vậy họ có trách
nhiệm với đất đai và nông
phẩm hơn.
. Cải thiện cơ sở hạ tầng: cải
7


tạo, xây dựng đường giao
thông và hệ thống thủy lợi; cải
thiện giống, đưa kĩ thuật mới
vào sản xuất.
. Nhà nước miễn thuế nông
nghiệp, người nông dân được
bán nông phẩm thừa, để dành
được tiền mua sắm nông cụ,
phân bón và đồ dùng sinh
hoạt, mức sống được nâng
+ Tổ 3, 4: Sản xuất nông lên.
nghiệp đã đạt được những kết + Về kết quả:
quả gì?Tại sao bình quân . Nông nghiệp có năng suất
lương thực trên đầu người lại cao.
thấp?
. Sản lượng một số nông sản

có giá trị lớn, chiếm vị trí
hàng đầu trên thế giới như
lương thực, bông, thịt lợn.
. Bình quân lương thực trên
đầu người thấp do dân số quá
đông (trên 1,3 tỉ người).
- GV nhận xét và chuẩn kiến
thức cho HS.

Bước 2. Cả lớp
- GV cho HS quan sát bản đồ
hình 10.9 phân bố sản xuất
nông nghiệp của Trung Quốc
và đặt CH cho HS: Quan sát
bản đồ hình 10.9 và kiến thức
đã học, nhận xét sự phân bố
cây lương thực, cây công
nghiệp và một số loại gia súc
của Trung Quốc. Vì sao có sự
khác biệt lớn trong phân bố

- HS dựa vào bảng chú giải để
nhận biết các cây trồng, vật
nuôi và sự phân bố của chúng
trên bản đồ, HS lên xác định
trên bản đồ sự phân bố và giải
thích. 1 HS trả lời, các HS
khác góp ý, bổ sung. Yêu cầu
nêu được:
8



nông nghiệp giữa miền Đông
và miền Tây? (GV hướng dẫn
cho HS các gam màu trên
bản đồ chỉ các vùng nông
nghiệp chính VD màu vàng là
vùng trồng lúa gạo…; các kí
hiệu cây trồng, vật nuôi chỉ
sự phân bố của chúng trên
bản đồ).

+ Cây lương thực, cây công
nghiệp, bò, lợn của Trung
Quốc tập trung chủ yếu ở
miền Đông: các đồng bằng
Đông Bắc, Hoa Bắc trồng
nhiều lúa mì, ngô, củ cải
đường. Nông sản chính của
đồng bằng Hoa Trung và Hoa
Nam là lúa gạo, mía, chè,
bông. Do lúa gạo, ngô tập
trung ở miền Đông nên bò,
lợn cũng tập trung tương ứng
để tiêu thụ nguồn thức ăn.
+ Cừu, ngựa tập trung nhiều ở
miền Tây do nơi đây có nhiều
đồng cỏ cung cấp nguồn thức
ăn.


- GV nhận xét.

+ Phân bố nông nghiệp giữa
miền Đông và miền Tây có sự
khác biệt lớn do: Miền Đông
có đồng bằng ở hạ lưu các
sông lớn, núi thấp, lượng mưa
lớn, có vùng biển rộng, ấm
nên phát triển trồng trọt, chăn
nuôi bò, lợn; đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản. Miền Tây có
các đồng cỏ trên núi, cao
nguyên cao nên chủ yếu phát
triển chăn nuôi ngựa, cừu.

- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

- GV Chuyển ý: Trung Quốc
là nước láng giềng ở phía
Bắc Việt Nam, giữa Trung
9


Quốc và Việt Nam có mối
quan hệ lâu đời, phát triển
trên nhiều lĩnh vực. Để hiểu
rõ hơn về điều này, lớp chúng
ta sẽ tìm hiểu mối quan hệ
Trung Quôc – Việt Nam.

Hoạt động 4. Tìm hiểu mối quan hệ Trung Quốc – Việt
Nam (5 phút)
- GV bổ sung kiến thức gợi
mở: giữa Trung Quốc và Việt
Nam có mối quan hệ lâu đời
trong lịch sử, nhất là trong
cuộc kháng chiến chống
Pháp, Mỹ; Trung Quốc đã hỗ
trợ, ủng hộ, giúp đỡ Việt
Nam trong quá trình đấu
tranh giành độc lập. Sau khi
nước ta giành độc lập, từ năm
1999 đến nay giữa Trung
Quốc và Việt Nam có quan
hệ hòa bình, hợp tác cùng
phát triển.
Bước 1. Cá nhân
- GV đặt CH cho HS: Em hãy
cho biết phương châm quan
hệ hợp tác giữa Trung Quốc
và Việt Nam. Dẫn chứng số
liệu về quan hệ thương mại
giữa hai nước.

- HS dựa vào SGK mục III
tr95 để trả lời. HS dẫn chứng
kim ngạch thương mại song
phương giữa Trung Quốc và
Việt Nam đang tăng nhanh,
năm 2005 đạt 8739,9 triệu

USD. Các mặt hàng trao đổi
ngày càng đa dạng.

- GV chuẩn kiến thức cho
HS.

Bước 2. Cả lớp
- GV bổ sung kiến thức: Vừa
10


qua Trung Quốc đã đặt giàn
khoan 981 vào vùng đặc
quyền kinh tế của nước ta gây
ảnh hưởng đến mối quan hệ
giữa nhân dân hai nước.
- GV đặt CH cho HS: Vậy
theo các em chúng ta cần làm
gì để cải thiện và tăng cường
mối quan hệ giữa Trung
Quốc và Việt Nam?

- HS suy nghĩ để trả lời. 1 HS
trả lời, các HS khác góp ý, bổ
sung: chúng ta cần kiên quyết
giữa vững hòa bình, ổn định
chính trị và chủ quyền của
Việt Nam, tăng cường đàm
phán giữa hai nước để đi đến
hòa bình, không chiến tranh;

đồng thời tăng cường phòng
vệ chặt chẽ ở vùng biên giới,
biển đảo.

d. Cũng cố bài học (3 phút)
GV đặt CH củng cố bài học cho HS:
Câu 1. Hiện nay, quy mô nền kinh tế Trung Quốc đứng hàng thứ mấy trên thế giới và
sau quốc gia nào?
A. Thứ 2 sau Nhật Bản
B. Thứ 2 sau Hoa Kì
C. Thứ 3 sau Hoa Kì, Nhật Bản
D. Thứ 3 sau Hoa Kì, CHLB Đức
Đáp án: B
Câu 2. Các trung tâm công nghiệp có quy mô rất lớn ở Trung Quốc là?
A. Thiên Tân, Vũ Hán, Hồng Công
B. Bắc Kinh, Thượng Hải, Hồng Công
C. Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu
D. Thượng Hải, Vũ Hán, Thiên Tân
Đáp án: C
Câu 3. Điền vào …..: Nông sản ở Trung Quốc có sản lượng đứng đầu thế giới là………
Đáp án: Lương thực, bông, thịt lợn
Câu 4. Điền vào……: Từ 1999 đến nay, Trung Quốc và Việt Nam phát triển quan hệ hợp
tác theo phương châm “………………..”?
Đáp án: “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương
lai”
e. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1 phút)
Về nhà trả lời câu hỏi và bài tập 1, 2, 3 SGK tr95.
11



Tìm hiểu trước nội dung Bài 10. Trung Quốc: Thực hành: Tìm hiểu sự thay đổi của
nền kinh tế Trung Quốc. Yêu cầu HS chuẩn bị máy tính bỏ túi, thước kẻ, com-pa.
4. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………….
Giáo viên hướng dẫn

Trần Thị Thuận Hải

Long Xuyên, ngày 08 tháng 03 năm 2016
Sinh viên thực tập

Phạm Hữu Quý

12



×