Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Đánh giá một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động và ergonomics ở một số công ty may công nghiệp tại một số tỉnh phía nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.92 KB, 7 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÂM SINH LÝ LAO ĐỘNG
VÀ ERGONOMICS Ở MỘT SỐ CÔNG TY MAY CÔNG NGHIỆP
TẠI MỘT SỐ TỈNH PHÍA NAM
Trịnh Hồng Lân*

TÓM TẮT
Đặt vấn đề: Đánh giá các chỉ tiêu tâm sinh lý lao động và Écgônômi các vị trí lao động để xác định các
yếu tố nguy cơ và tác hại nghề nghiệp là hết sức cần thiết khi thực hiện công tác đo môi trường lao động
(MTLĐ) tại các doanh nghiệp.Điều này đã được qui định trong Thông tư 19/2011 của Bộ Y tế. Tuy vậy, hiện
nay ở Việt Nam việc triển khai đánh giá các chỉ tiêu hầu như chưa được thực hiện. Do vậy, việc nghiên cứu
ứng dụng đánh giá các chỉ tiêu tâm sinh lý lao động và Écgônômi các vị trí lao động là một vấn đề rất mới và
cần thiết hiện nay.
Mục tiêu đề tài: Xác định một số chỉ tiêu tâm sinh lý lao động và Écgônômi các vị trí lao động tại một số
công ty may ở khu vực phía Nam trong giai đoạn 2007 – 2008.
Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
Kết quả nghiên cứu: Ghế ngồi cho công nhân may chưa phù hợp với các nguyên tắc của Écgônômi : ghế
bằng gỗ cứng, không có tựa lưng, không điều chỉnh được chiều cao. Các bàn máy may công nghiệp đều được
thiết kế có khoảng trống cho chân của công nhân may khá phù hợp với chiều sâu khoảng 40 ± 1 cm và với chiều
cao 63 ± 2 cm hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn vệ sinh lao động (TCVSLĐ) trong việc thiết kế không gian để
chân. Vùng thao tác của công nhân may được thiết kế khá phù hợp với thiết kế vùng hoạt động thường xuyên,
vùng thao tác chính ở ngay trước mặt (vùng 1, 2), vùng ít vận động (vùng 3), hoàn toàn phù hợp với tính chất
công việc của nghề may công nghiệp và cũng rất phù hợp với TCVSLĐ. Các chỉ số nhân trắc của công nhân
may nằm trong giới hạn trung bình của ngưỡng 95% của nữ Việt Nam. Góc nhìn được thiết kế phù hợp. Có sự
tăng rõ rệt của tần số nhịp tim (TSNT), tăng huyết áp (HA) tối đa và tối thiểu, tăng thời gian thực hiện và số
lỗi mắc khi thực hiện nghiệm pháp Platonop vào thời điểm sau lao động (SLĐ) so với trước lao động (TLĐ),
Nghiệm pháp Bourdon cho thấy số lượng chữ cái tìm được vào thời điểm SLĐ giảm khá nhiều so với TLĐ. Tất
cả những thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p <0.05). Cơ lực bàn tay của cả 2 nhóm đối tượng khảo sát cho thấy


đều có sự suy giảm rõ vào thời điểm SLĐ so với TLĐ. Sự thay đổi khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p
<0.05.
Khuyến nghị : Công ty nên trang bị loại ghế ngồi mềm, có điều chỉnh được chiều cao và có tựa lưng cho
công nhân may công nghiệp để hạn chế đau thắt lưng cho công nhân. Để giảm mức độ căng thẳng, mệt mỏi và
phòng chống rối loạn cơ xương cho người lao động, các công ty nên tạo điều kiện cho công nhân thường xuyên
thay đổi tư thế làm việc (không ngồi quá lâu), xem xét áp dụng chế độ nghỉ ngắn khoảng 5 - 10 phút (4 – 5
lần/ca lao động), kết hợp với các bài tập thể dục/vận động ngay tại vị trí lao động.
Từ khóa : Môi trường lao động, tâm sinh lý lao động, Écgônômi, các yếu tố nguy cơ, tác hại nghề nghiệp

ABSTRACT
ASSESSMENT OF SOME INDICATORS OF LABOUR PSYCHOPHYSIOLOGY AND ERGONOMICS
AT SOME GARMENT INDUSTRIAL COMPANIES IN THE SOUTHERN PROVINCES
Trinh Hong Lan * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 16 - Supplement of No 3 - 2012: 600 - 605

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012

Nghiên cứu Y học

Background: Assessment of labour psychophysiology and ergonomic indicators at workplaces to determine
* Viện Vệ sinh – Y tế Công cộng thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả liên lạc: TS. Trịnh Hồng Lân
ĐT: 0903736894

Email:

the risk factors and occupational hazards is essential for measuring the performance of the working environment
at the companies. This was stipulated in the Circular 19 issued in 2011 of the Ministry of Health. Therefore, the

research and applications assessment of labour psychophysiology and ergonomics indicators at workplaces is
necessary at present.
Objectives: Determine some indicators of labour psychophysiology and Ergonomics at workplaces in some
garment companies in the Southern during the period 2007 – 2008.
Method: Cross-sectional study.
Results: Seats for workers may not conform to the principles of ergonomics. Hard wooden seats have no
backrest, height unadjustable. The industrial sewing machines are designed with space for garment workers'
feet quite suitable the depth of about 40 ± 1 cm and with a height of 63 ± 2 cm entirely consistent with labor
hygiene standards. Manipulate sector of garment workers are quite consistent with the design for regular
activities, the main manipulate in front (sector 1, 2), the sector of less active (sector 3) completely consistent with
features of the work of industrial sewing and also consistent with labor hygiene standards. The anthropometric
indicators of garment workers in the average limited threshold 95% of female Vietnam. Viewing angle is
properly designed. There was a significantly increased frequency of heart rate, high blood pressure, increase
implementation duration and mistakes when performing Platonop test at the time after working compared with
previous working. Bourdon test that measures the number of letters found at the after working dropped in
comparison with the previous working. All these changes are statistically significant (p <0.05). Strength muscle
of hand at the two groups of respondents that have a clear decline compared with the after working and the
previous working. The change of this difference was statistically significant with p <0.05.
Recommendations: Companies should equip soft-seat, with adjustable height and backrest for garment
workers to minimize occupational back pain for workers. Order to reduce stress levels, fatigue and prevention of
musculoskeletal disorders for workers, companies should facilitate workers change working posture frequently
(not sitting too long), consider application of a short break for about 5-10 minutes (4-5 times / shift) associated
with the exercise at work place.
Keywords: Workplace Environment, labour psychophysiology, ergonomics, risk factors, occupational
hazards

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên thế giới, những nghiên cứu, đánh giá
các chỉ tiêu về tâm sinh lý lao động và
Écgônômi để đánh giá các vị trí lao động nhằm

xác định các yếu tố nguy cơ và tác hại nghề
nghiệp được triển khai rất rộng rãi ở nhiều
nước trên Thế giới. Tuy vậy, ở Việt Nam việc
triển khai đánh giá các chỉ tiêu tâm sinh lý lao
động và Écgônômi khi đo đạc MTLĐ tại các
doanh nghiệp, đơn vị hầu như chưa được thực
hiện tại tất cả các tỉnh thành do năng lực các cán

bộ y tế lao động của các tỉnh trong lĩnh vực này
lại rất hạn chế. Mặt khác, theo qui định hiện
hành của Bộ Y tế, các chỉ tiêu tâm sinh lý lao
động và Écgônômi phải được khảo sát đo đạc
đồng thời với các chỉ tiêu MTLĐ khác (các chỉ
tiêu lý học, hóa học, bụi và chỉ tiêu sinh học) khi
tiến hành đo đạc môi trường ở tất cả các loại
hình doanh nghiệp, đơn vị. Do vậy, việc nghiên
cứu và sử dụng các nghiệm pháp tâm sinh lý
lao động để thăm dò chức năng và đánh giá
các yếu tố nguy cơ tại các vị trí lao động của

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
ngành may là rất cần thiết đối với tất cả các tỉnh
thành phía Nam.
Đề tài nghiên cứu khoa học này được thực
hiện với mục tiêu: Xác định một số chỉ tiêu tâm
sinh lý lao động và Écgônômi các vị trí lao động
tại một số công ty may ở khu vực phía Nam.


ÐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Ðối tượng nghiên cứu
Người lao động: Các phân xưởng may, qui
trình công nghệ, và thiết bị lao động.

Ðịa điểm và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu tại 03 công ty may công nghiệp
trên địa bàn khu vực Tp. Hồ Chí Minh, Đồng
Nai và Bình Dương trong khoảng thời gian
2007 – 2008.

Thiết kế nghiên cứu
Mô tả cắt ngang.

Cỡ mẫu và cách chọn mẫu
Cỡ mẫu chọn làm thử nghiệm đánh giá
tâm sinh lý lao động : 180 nữ công nhân
Cỡ mẫu chọn làm đánh giá Écgônômi vị
trí lao động : 30 vị trí lao động.

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Xử lý số liệu
:Sử dụng phần mềm EPI-2000
STATISTICA để nhập và xử lý số liệu.



Phương pháp phân tích

Các phương pháp thống kê:
Trung bình và độ lệch chuẩn với các biến
định lượng.
Xác định sự khác biệt giữa hai mẫu nghiên
cứu trước lao động (đầu ca) và sau lao động
(cuối ca) của công nhân bằng phép kiểm t-test
bắt cặp sau khi kiểm định tính đồng nhất
phương sai hai nhóm nghiên cứu. Các sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0,05

Nghiên cứu Y học

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Kết quả đánh giá các thành phần chính của
vị trí lao động
Bảng1: Kích thước các thành phần vị trí lao động
(±SD), n= 30
Các thành phần
Kích thước (cm)
vị trí lao động Chiều dài Chiều rộng Chiều cao
1. Bàn may
108 ±1
55 ±1
75 ±1
2. Ghế ngồi

100 ±2

30 ±1


45 ±3

Kích thước bàn máy may công nghiệp của
hầu hết các công ty may hiện nay là tương đối
chuẩn hóa theo nguyên tắc Écgônômi trong
thiết kế. Tuy nhiên, với ghế ngồi của công nhân
may lại đa số không được chuẩn hóa theo các
nguyên tắc của Écgônômi VTLĐ. Các nghế ngồi
cho công nhân may làm bằng gỗ cứng, không
có tựa lưng. Chiều dài ghế khoảng 108 ±1 cm,
chiều rộng 55 ±1 cm, chiều cao cố định khoảng
75 ±1 cm. Các mép nghế nhìn chung cũng đều
được bo tròn, không có cạnh sắc.. Như vậy, các
bàn máy may đã được thiết kế hoàn toàn phù
hợp với tiêu chuẩn VSLĐ trong thiết kế chiều
cao bề mặt làm việc cho công việc ngồi may của
cả nam và nữ công nhân may (1).
Bảng 2: Khoảng trống cho chân của công nhân may
(± SD), n= 30
Các khoảng trống

Kích thước
(cm)

1. Khoảng trống cho đầu gối (theo chiều sâu)

40 ± 1
20 ± 2

2. Khoảng trống cho đùi (mặt ghế - mép dưới

bàn)
3. Chiều cao không gian chân

63 ± 2

Các bàn máy may công nghiệp đều được
thiết kế có khoảng trống cho chân của công
nhân may khá phù hợp với chiều sâu khoảng
40 ± 1 cm và với chiều cao 63 ± 2 cm. Nhìn
chung là tạo cho công nhân có thể cử động và
di chuyển chân khá thoải mái khi ngồi. Nhìn
chung là tạo cho công nhân có thể cử động và
di chuyển chân khá thoải mái khi ngồi và hoàn
toàn phù hợp với tiêu chuẩn VSLĐ trong việc
thiết kế không gian để chân (1). Những kết quả
điều tra về bàn ghế làm việc của công nhân
may trong nghiên cứu này cũng rất phù hợp

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
với các nghiên cứu gần đây của Nguyễn Thu
Hà (1998)(4) và nghiên cứu Nguyễn Trinh
Hương (2001) (5) về điều kiện làm việc của một
số công ty may ở phía Bắc.
Bảng 3: Vùng thao tác của công nhân may (± SD), n=
30
Vùng thao tác
Vùng 1 : vùng hoạt động thường xuyên

Vùng 2 : vùng hoạt động chính
Vùng 3: vùng với xa nhất (vùng ít vận
động)

Sâu (cm)
30 ± 4
40 ± 10 (trước)
70 ± 5 (ra sau)

Vùng thao tác của công nhân may cũng
được thiết kế khá phù hợp với thiết kế vùng
hoạt động thường xuyên, vùng thao tác chính ở
ngay trước mặt (vùng 1, 2), vùng ít vận động
(vùng 3). Vùng thao tác của công nhân may
cũng được thiết kế khá phù hợp với thiết kế
vùng hoạt động thường xuyên, vùng thao tác
chính ở ngay trước mặt (vùng 1, 2), vùng ít vận
động (vùng 3), hoàn toàn phù hợp với tính chất
công việc của nghề may công nghiệp và cũng
rất phù hợp với TCVSLĐ của Bộ Y tế(1).
Bảng 4: Trị số góc giữa các đoạn cơ thể ở tư thế ngồi
may (±SD) n = 90
Tên các góc

1. Góc giữa đầu - mình
2. Góc giữa đầu - đường thẳng
đứng
3. Góc dạng cánh tay khi may
4. Góc khuỷu tay


Trị số góc Trị số góc
thực tế tối ưu (độ)
(độ)
35
35,0 ± 4,6
26,5 ± 3,2

25

21,4 ± 7,9

0
95

90,5 ± 6,2
22,5 ± 1,5

5. Góc giữa cẳng tay và bàn tay
(gấp cổ tay)
6. Góc giữa cẳng tay - bàn tay
25,2 ± 5,1
(duỗi cổ tay)
7. Góc thân - đùi
110,5 ± 5,7
8. Góc đùi - cẳng chân
102,0 ± 7,8
9. Góc giữa cẳng chân - bàn chân 84,5 ± 18
10. Góc nhìn
35,5 ± 3,0


0
0
115
115
118
15 – 45

Kết quả phân tích và đánh giá tư thế lao
động của các công nhân may cho thấy, nhìn
chung người công nhân có tư thế ngồi khá
thoải mái. Chỉ có cổ tay của người công nhân là
thường xuyên phải gấp – duỗi để thực hiện các
thao tác cần thiết khi may các chi tiết áo với một
góc trong khoảng từ 22 – 25o và góc dạng cánh

Nghiên cứu Y học

tay thường duy trì với một góc 21,4 ± 7,9, gây ra
gánh nặng cơ tĩnh cho vùng vai gáy. Góc nhìn
của người công nhân may cũng được thiết kế
khá phù hợp đảm bảo cho người lao động
quan sát dễ dàng (khoảng 35,5o), cũng rất phù
hợp với TCVSLĐ của Bộ Y tế(1).
Bảng 5: Trị số nhân trắc một số đoạn cơ thể nữ công
nhân may ở tư thế ngồi (±SD);n = 90
Tên kích thước

Trị số đo
Trị số đo
thực tế (cm) ngưỡng 95%*

1. Chiều cao ngồi (đất – nếp
40,6
42 ± 1
khoeo)
2. Chiều cao sàn nhà – đỉnh
118,8
115 ± 3
đầu
3. Cao đất – đầu gối
48,1
47 ± 1
21 ± 1

4. Cao mặt ghế - mào chậu
5. Chiều rộng mông

37 ± 1
25 ± 1

6. Cao ghế - khủyu tay
7. Khoảng cách với tối đa ra
trước (nắm tay)
8. Khoảng cách từ lưng –
với tối đa ra trước
9. Dài mông – đầu gối
10. Chiều dài mông - khoeo

* (theo Bùi Thụ và CTV, 1983

21,6

38,0

70 ± 2

25,6
69,4

77 ± 2

78,5

54 ± 2
47 ± 2

55,7
47,6

(2)

Do công nhân may chiếm hầu hết (khoảng
90%) nên chúng tôi chỉ chọn các nữ công nhân
may để đánh giá. Phân tích nhân trắc người
công nhân may công nghiệp cho thấy các chỉ số
nhân trắc của họ cũng nằm trong giới hạn
trung bình của ngưỡng 95% của nữ Việt Nam.
Các kết quả nghiên cứu này cũng hoàn toàn
phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thu Hà,
Trần Thanh Hà (1998)(4), Trịnh Hồng Lân (1998)
(6)
.


Kết quả đánh giá ảnh hưởng của điều kiện
lao động tới tâm sinh lý lao động của công
nhân
Bảng 6.: Biến đổi huyết áp (HA) của các đối tượng
nghiên cứu trước lao động và sau lao động, n = 180
Đối tượng
khảo sát
Công nhân may
Nhân viên VP

Huyết áp tối đa
p
TLĐ
SLĐ
Trung
Trung
ĐLC
ĐLC
bình
bình
103.8
1,11
110.1
1,31 < 0.05
107.5
1,27
112.4
1,38 < 0.05
Huyết áp tối thiểu


Chuyên Đề Y Tế Công Cộng


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
Đối tượng
khảo sát

Công nhân may
Nhân viên VP

Huyết áp tối đa
p
TLĐ
SLĐ
Trung
Trung
ĐLC
ĐLC
bình
bình
68.6
0,98
73.6
0,86 < 0.05
69.2
0,98
73.6
0,89 < 0.05


Công nhân may
Nhân viên VP
Công nhân may
Nhân viên VP

Nghiên cứu Y học
bình
bình
27.1
0,58
23.8
32.4
1,23
30.9
Cơ lực bàn tay trái
24.1
0,52
21
28.9
1,15
27.6

0,51 < 0.05
1,23 < 0.05
0,45 < 0.05
1,14 < 0.05

Khảo sát, đánh giá về những thay đổi của
huyết áp (HA) của 2 nhóm công nhân may và
nhân viên văn phòng trước lao động (TLĐ)

và sau lao động (SLĐ) cho thấy : ở cả 2 nhóm
SLĐ đều có HA tối đa và tối thiểu đều nằm
trong giới hạn bình thường. Điều này thể
hiện ngành may mặc là một ngành không đòi
hỏi gắng sức nhiều tới mức làm tăng cao chỉ
số HA ở người lao động. Tuy nhiên, ở cả 2
nhóm đối tượng nghiên cứu đều có HA tối đa
và tối thiểu SLĐ đều tăng cao hơn so với TLĐ.
Sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê với p
<0.05. (Thể hiện tính chất công việc khác nhau
nhưng đều có sự căng thẳng nhất định).

Kết quả khảo sát biến đổi cơ lực bàn tay của
cả 2 nhóm đối tượng khảo sát cho thấy đều có
sự suy giảm rõ vào thời điểm SLĐ so với TLĐ.
Sự thay đổi khác biệt này có ý nghĩa thống kê
với p <0.05. Những điều này chứng tỏ mặc dù
ngành may không đòi hỏi cơ lực nhiều, nhưng
mức độ gắng sức của công nhân may vẫn cao
hơn so với các lao động gián tiếp. Nó được thể
hiện bằng mức độ suy giảm cơ lực vào thời
điểm SLĐ của công nhân may hơn hẳn so với
nhân viên văn phòng. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Trịnh Hồng Lân (1998) (6) và Nguyễn Bạch Ngọc
(1994)(3).

Bảng 7: Biến đổi tần số nhịp tim (TSNT) của các đối
tượng nghiên cứu TLĐ và SLĐ (n = 180)


Bảng 9: Biến đổi thời gian thực hiện thử nghiệm
chú ý Platonop TLĐ và SLĐ (n = 180)

Đối tượng khảo
sát
Công nhân may
Nhân viên VP

Tần số nhịp tim
p
TLĐ
SLĐ
Trung
Trung
ĐLC
ĐLC
bình
bình
74.5
0,58
85.9
0,70 < 0.05
75.6
0,48
80.6
0,40 < 0.05

Khảo sát sự thay đổi của TSNT của công
nhân may và nhân viên văn phòng cho thấy tại
thời điểm SLĐ đều thấy có sự tăng rõ rệt của

TSNT so với TLĐ. Sự thay đổi này có ý nghĩa
thống kê với p <0.05. Theo Thường qui kỹ thuật
của Bộ Y tế, 2002 thì công việc làm cho TSNT
trong lao động khoảng 90 nhịp/phút chỉ được
xếp loại gánh nặng thể lực loại I (trong 6 loại) (7).
Như vậy, chúng ta có thể thấy với mức tăng
của TSNT của công nhân ngành may vẫn nằm
trong giới hạn tối đa cho phép, thậm trí là trong
vùng trị số tối ưu. Điều này chứng tỏ nghề may
công nghiệp không đòi hỏi nhiều về thể lực.
Bảng 8: Biến đổi cơ lực bàn tay tối đa của các đối
tượng nghiên cứu TLĐ và SLĐ (n = 180)
Đối tượng khảo
sát

Cơ lực bàn tay phải
TLĐ
SLĐ
Trung
ĐLC Trung ĐLC

P

Thời gian thực hiện
Đối
TLĐ
SLĐ
tượng
khảo sát Trung ĐLC Trung ĐLC
bình

bình
Công nhân
3,61
4,92
135.3
175.5
may
Nhân viên
3,31
3,44
150.8
161.8
VP
Số lỗi khi khi thực hiên
Công nhân
1.3
0,04
3.3
0,2
may
Nhân viên
1.08 0,01
3.2
0,2
VP

P

Thời
gian thử

nghiệm
tăng (%)

< 0.001

29.7

< 0.05

7.3

<0.001
<0.001

Khảo sát về khả năng chú ý thông qua
thử nghiệm Platonop cho thấy, thời gian thực
hiện nghiệm pháp ở cả 2 nhóm công nhân
may và nhân viên văn phòng ở thời điểm
SLĐ đều tăng khá nhiều so với thời điểm
khảo sát TLĐ. Trong đó, đáng chú ý là ở
nhóm công nhân may có thời gian thực hiện
nghiệm pháp SLĐ tăng cao hơn so với TLĐ
tơi 29,7 %. Đạt mức căng thẳng loại III theo
hướng dẫn của Thường qui kỹ thuật của Bộ Y
tế, 2002 (mức căng thẳng cao nhất là loại IV) (7)
(mức căng thẳng cao nhất là loại IV). Những

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
sự khác biệt về thời gian thực hiện thử
nghiệm chú ý Platonop là có ý nghĩa thống kê
với p < 0.001 và p < 0.05. Những sự khác biệt
về thời gian thực hiện và số lỗi thực hiện vào
thời điểm SLĐ này có thể được hiểu là có thể
do mức độ căng thẳng của nhóm công nhân
may có phần nào cao hơn so với nhóm nhân
viên văn phòng.
Bảng 10 : Biến đổi số lượng chữ cái trong ba phút
của nghiệp pháp Bourdon TLĐ và SLĐ
Số lượng chữ cái tìm được
p
TLĐ
SLĐ
Trung
Trung
ĐLC
ĐLC
bình
bình
Công nhân may 98.0
2,47
88.5
1,99 <0.05
Nhân viên VP
102.2 2,19
95.6
2,20 <0.05
Số lỗi khi khi thực hiên

Công nhân may
1.9
0,18
5.6
0,39 <0.001
Nhân viên VP
2.28
0,18
5.02
0,38 <0.001

Đối tượng khảo
sát

Kết quả khảo sát đánh giá mức độ căng
thẳng thần kinh của hai nhóm công nhân may
công nghiệp và nhân viên văn phòng thông
qua nghiệm pháp Bourdon cho thấy : số lượng
chữ cái tìm được vào thời điểm SLĐ giảm khá
nhiều so với TLĐ của cả 2 nhóm công nhân
may và nhân viên văn phòng. Sự khác biệt này
là có ý nghĩa thống kê (p < 0.05). Mặt khác,
nhóm nhân viên văn phòng dò tìm được nhiều
chữ cái hơn so với nhóm công nhân may ở cả
thời điểm TLĐ và SLĐ. Về mức độ mắc lỗi khi
thực hiện nghiệm pháp Bourdon cho thấy, vào
thời điểm SLĐ, công nhân ở cả 2 nhóm đối
tượng khảo sát đều mắc nhiều lỗi hơn so với
thời điểm TLĐ. Sự khác biệt này là có ý nghĩa
thống kê với p < 0.001.


KẾT LUẬN
Qua các kết quả nghiên cứu, chúng tôi có
một số kết luận sau :
Ghế ngồi cho công nhân may chưa phù hợp
với các nguyên tắc của Écgônômi : ghế bằng gỗ
cứng, không có tựa lưng, không điều chỉnh
được chiều cao. Tạo ra nguy cơ cao đau thắt
lưng cho công nhân khi phải ngồi liên tục, kéo
dài.

Nghiên cứu Y học

Các bàn máy may công nghiệp đều được
thiết kế có khoảng trống cho chân của công
nhân may khá phù hợp với chiều sâu khoảng
40 ± 1 cm và với chiều cao 63 ± 2 cm hoàn toàn
phù hợp với tiêu chuẩn VSLĐ trong việc thiết
kế không gian để chân.
Vùng thao tác của công nhân may được
thiết kế khá phù hợp với thiết kế vùng hoạt
động thường xuyên, vùng thao tác chính ở
ngay trước mặt (vùng 1, 2), vùng ít vận động
(vùng 3), hoàn toàn phù hợp với tính chất công
việc của nghề may công nghiệp và cũng rất phù
hợp với TCVSLĐ.
Các chỉ số nhân trắc của công nhân may
nằm trong giới hạn trung bình của ngưỡng 95%
của nữ Việt Nam. Góc nhìn được thiết kế phù
hợp.

Có sự tăng rõ rệt của tần số nhịp tim, tăng
huyết áp tối đa và tối thiểu, tăng thời gian thực
hiện và số lỗi mắc khi thực hiện nghiệm pháp
Platonop vào thời điểm sau lao động so với
trước lao động, Nghiệm pháp Bourdon cho
thấy số lượng chữ cái tìm được vào thời điểm
SLĐ giảm khá nhiều so với TLĐ. Tất cả những
thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p <0.05).
Cơ lực bàn tay của cả 2 nhóm đối tượng
khảo sát cho thấy đều có sự suy giảm rõ vào
thời điểm SLĐ so với TLĐ. Sự thay đổi khác
biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0.05.

KIẾN NGHỊ
Để cải thiện điều kiện làm việc và nhằm bảo
đảm năng suất, chất lượng sản phẩm đồng thời
giữ gìn sức khỏe lâu dài cho người lao động của
ngành may công nghiệp, chúng tôi xin có một
số đề xuất kiến nghị các công ty nên ưu tiên
thực hiện một số giải pháp cải thiện sau :
Công ty nên trang bị loại ghế ngồi mềm, có
điều chỉnh được chiều cao và có tựa lưng cho
công nhân may công nghiệp để hạn chế đau
thắt lưng cho công nhân.
Để hạn chế gánh nặng cơ tĩnh cho vùng
lưng và vùng vai gáy dễ gây rối loạn cơ

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 16 * Phụ bản của Số 3 * 2012
xương, các Công ty nên cố gắng tạo điều kiện
cho người lao động thường xuyên thay đổi tư
thế trong ca làm việc, tổ chức tập thể dục giữa
giờ, cho người lao động nghỉ ngắn 5 – 10
phút sau mỗi 2 giờ làm việc.

4.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

6.

1.
2.
3.

Bộ Y tế (2003). Tiêu chuẩn Vệ sinh lao động, NXB Y học, 2003.
Bùi Thụ (1983). Nhân trắc Ecgonomi. Nhà xuất bản Y học
Nguyễn Bạch Ngọc và C.S (1994), “Ðánh giá Ecgonomi ÐKLÐ
tại một phòng máy vi tính”, Tập san Viện YHLÐ và VSMT, số
7, tr.35 - 38.

5.

7.

Nghiên cứu Y học

Nguyễn Thu Hà và CS (1998). Tình hình đau thắt lưng của

công nhân làm việc với tư thế bất lợi tại một cơ sở. Báo cáo đề
tài NCKH, Viện YHLÐ.
Nguyễn Trinh Hương (2001), “Đánh giá điều kiện lao động
trong ngành may công nghiệp ở Việt Nam và đề xuất những
biện pháp cải thiện”, Tập san An toàn – Sức khỏe & MTLĐ,
Hà Nội. (Số 1,2), tr. 11 – 16.
Trịnh Hồng Lân (1998). Can thiệp ecgonomi để cải thiện điều
kiện làm việc tại một số Vị trí lao động. Luận văn Thạc sỹ y học
1998. Đại học Y Hà Nội.
Viện YHLÐ và VSMT (2002), Thường qui kỹ thuật YHLÐ
và VSMT, Bộ Y tế. Nhà xuất bản Y học, Hà Nội

Chuyên Đề Y Tế Công Cộng



×