Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Nhóm 27.hopdongtuonglai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.5 KB, 4 trang )

Môn Học:Các Công Cụ Phái Sinh
Nhóm học viên: Vũ Quang Chung, Nguyễn Anh Dũng
Bài tập nhóm:Phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai.
BÀI LÀM
Trong lĩnh vực tài chính, hợp đồng tương lai (futures contract) là một hợp đồng chuẩn hóa giữa hai
bên nhằm trao đổi một tài sản cụ thể có chất lượng và khối lượng chuẩn hóa với giá thỏa thuận hôm
nay(gọi là giá tương lai (futures price) hay giá xuất phát) nhưng lại giao hàng vào một thời điểm cụ thể
trong tương lai, ngày giao hàng). Các hợp đồng này được giao dịch thông qua sàn giao dịch tương
lai (futures exchange). Một bên đồng ý mua tài sản cơ sở trong tương lai, hay "bên mua" trong hợp
đồng, gọi là "trường vị" (long), còn một bên đồng ý bán trong tương lai, hay "bên bán" trong hợp đồng,
gọi là "đoản vị" (short). Thuật ngữ trên phản ánh kỳ vọng của các bên - người bán hy vọng giá hàng
hóa sẽ giảm, còn người mua hy vọng giá hàng hóa sẽ tăng. Lưu ý rằng tự bản thân hợp đồng không tốn
phí khi ký kết; thuật ngữ mua/bán chỉ là công cụ ngôn ngữ thuận tiện để phản ánh vị thế của các bên
Trong nhiều trường hợp, tài sản cơ sở trong hợp đồng tương lai có thể hoàn toàn không phải là
"hàng hóa" truyền thống - nghĩa là, đối với hợp đồng tài chính tương lai, tài sản hoặc mặt hàng cơ sở có
thể là các loại tiền tệ, chứng khoán hay công cụ tài chínhvà tài sản vô hình hoặc các khoản mục tham
chiếu như chỉ số chứng khoán và lãi suất.
Trong khi hợp đồng tương lai nói đến việc mua bán trong tương lai thì mục đích của sở giao dịch
tương lai là giảm thiểu rủi ro phá vỡ hợp đồng giữa hai bên. Do đó, việc mua bán đòi hỏi cả hai bên đặt
cọc một khoản tiền ban đầu, gọi là tiền ký quỹ (hay "biên", margin). Ngoài ra, thông thường do giá
tương lai thay đổi hàng ngày nên mức chênh lệch giữa giá đã ấn định trước và giá tương lai mỗi ngày
cũng được tính toán lại mỗi ngày. Trung tâm giao dịch sẽ rút tiền trong tài khoản ký quỹ của một bên
và chuyển vào tài khoản của bên kia, sao cho mỗi bên sẽ nhận được khoản lãi hay lỗ thích hợp mỗi
ngày. Nếu tài khoản ký quỹ xuống thấp hơn một giá trị nào đó thì người ta sẽ yêu cầu thêm khoản ký
quỹ (gọi là "gọi vốn biên") và chủ sở hữu sẽ phải bổ sung thêm tiền vào tài khoản này. Quy trình này
gọi là neo giá thị trường (marking to the market). Do đó, vào ngày giao hàng, số tiền mua bán không
1


phải theo giá ghi trong hợp đồng mà là giá trị giao ngay (do mọi khoản lãi và lỗ trước đó đã được thanh
quyết toán thông qua quá trình neo giá thị trường).


Một dạng hợp đồng gần gũi với hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn. Hợp đồng kỳ hạn giống
như hợp đồng tương lai ở chỗ trong đó nêu rõ cuộc mua bán hàng hóa với mức giá cụ thể tại một thời
điểm cụ thể trong tương lai. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn không giao dịch thông qua một sàn giao dịch
nên không nhất thiết phải tạm thời thanh toán từng phần thông qua neo giá thị trường. Hợp đồng cũng
không cần chuẩn hóa như trên sàn giao dịch nhưng phải rõ hai đối tác mua bán trong khi hợp đồng
tương lai được giao dịch thông qua sở giao dịch nên bên bán không nhất thiết cần phải biết bên mua là
ai và ngược lại.
Không giống như hợp đồng quyền chọn, cả hai bên trong hợp đồng tương lai đều phải thực hiện
hợp đồng vào ngày giao hàng. Người bán giao hàng hóa hữu quan cho người mua, hoặc nếu đó là một
hợp đồng tương lai thanh toán bằng tiền thì tiền sẽ được chuyển từ thương nhân chịu lỗ đến thương
nhân có lãi. Để thoát khỏi giao kết trước ngày thanh toán, người giữ một vị thế tương lai có thể kết thúc
các nghĩa vụ hợp đồng của mình bằng cách nắm lấy vị thế ngược lại trong một hợp đồng tương lai khác
đối với cùng tài sản đó vào cùng một ngày thanh toán. Chênh lệch trong các mức giá tương lai khi đó là
lãi hay lỗ.
Khi sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro cho một vị thế đối với tài sản cơ sở, nhà đầu
tư có thể giảm được những thiệt hại hay thua lỗ có thể xảy ra với vị thế cơ sở của mình khi giá trên thị
trường diễn biến theo chiều hướng bất lợi. Kết quả này có được nhờ sự đối lập giữa vị thế tài sản cơ sở
và vị thế hợp đồng tương lai mà nhà đầu tư nắm giữ đồng thời khiến cho lãi/lỗ phát sinh từ hai vị thế
này bù trừ (và có thể triệt tiêu) lẫn nhau.
Tuy nhiên, khi thị trường diễn biến theo xu hướng có lợi, nhà đầu tư sử dụng hợp đồng tương lai
không có khả năng tận dụng biến động có lợi đó để gia tăng lợi nhuận hay thu nhập cho mình do hiện
tượng bù trừ (lãi/lỗ) giữa các vị thế đối lập vẫn tiếp tục diễn ra. Đây là một điểm hạn chế của việc sử
dụng hợp đồng tương lai trong phòng ngừa rủi ro.

2


Hợp đồng tương lai đem lại cho những người muốn quản lý rủi ro biến động giá cơ hội chuyển rủi
ro đó sang cho những người sẵn sàng chấp nhận rủi ro với hy vọng không ngừng gia tăng lợi nhuận –
Quá trình chuyển rủi ro này được gọi là phòng ngừa rủi ro. Trên thực tế, việc phòng ngừa rủi ro được

thực hiện bằng cách bù trừ rủi ro về giá hiện hữu trên thị trường giao ngay thông qua việc giữ một vị
thế trái ngược nhưng có giá trị tương đương trên thị trường hợp đồng tương lai. Bằng cách này, người
phòng ngừa rủi ro sẽ cố định được mức giá hay là mức lãi suất mà họ có thể chấp nhận được và hạn
chế, thậm chí loại bỏ, những thiệt hại do biến động bất lợi của giá gây ra.
Có 2 cách phòng ngừa rủi ro bằng hợp đồng tương lai.
Thứ nhất là short hedge. Điều kiện để thực hiện short hedge như sau: Doanh nghiệp nắm giữ tài
sản và muốn bán nó vào 1 thời điểm trong tương lai, hoặc doanh nghiệp chưa nắm giữ tài sản ở hiện tại
nhưng sẽ có quyền sở hữu đối với tài sản đó trong tương lai. Ví dụ về short hedge: Vào ngày 15/5/2009,
1 doanh nghiệp sản xuất cà phê của Việt Nam đàm phán với đối tác Mỹ và ký hợp đồng xuất khẩu 1
triệu tấn cà phê, trong 3 tháng nữa sẽ giao hàng, tức là đến đúng 15/8/2009 sẽ giao hàng cho đối tác.
Trong đó, giá áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương là giá giao ngay của cà phê tại thời điểm
ngày 15/8/2009. Giả sử giá cà phê giao ngay tại thời điểm 15/5/2009 tại NYMEX là $19/ 1 thùng. Giá
tương lai cà phê 3 tháng được niêm yết tại NYMEX là $18,75. Công ty có thể phòng ngừa rủi ro bằng
cách bán 1 hợp đồng tương lai cà phê với số lượng là 1 triệu tấn và giá thực hiện là X = $18,75 (giá
niêm yết trên NYMEX) Giả sử giá giao ngay tại thời điểm 15/8/2009 là $17,50. Khi đó, đối với hợp
đồng mua bán ngoại thương (ở đây là hợp đồng xuất khẩu) thì doanh thu của doanh nghiệp là: $17,50 x
1 triệu = $17.500.000 Lãi ở hợp đồng tương lai là ($18,75 - $17,50) x 1 triệu = $1.250.000 Vậy tổng
doanh thu là: 17.500.000 + 1.250.000 = $18.750.000 Giả sử như giá giao ngay tại thời điểm 15/8/2009
là $19,50. Khi đó, đối với hợp đồng mua bán ngoại thương thì doanh thu của doanh nghiệp là: $19,50 x
1 triệu = $19.500.000. Đối với hợp đồng tương lai, doanh nghiệp lỗ, và số lỗ là: ($19,50 - $18,75) x 1
triệu = 750.000. Vậy tổng doanh thu của doanh nghiệp là: $19.500.000 - $750.000 = $18.750.000. Như
vậy, nếu sử dụng hợp đồng tương lai thì doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ cố định và biết
trước được doanh thu của mình là bao nhiêu, dù giá của cà phê trên thị trường có biến động như thế nào
đi chăng nữa.
Cách phòng ngừa rủi ro thứ 2 là long hedge, long hedge ngược với short hedge. Điều kiện để thực
hiện long hedge như sau: Trong tương lai doanh nghiệp phải mua 1 số lượng tài sản nào đó. Ví dụ về
3


long hedge: các thông số trên thị trường về giá đồng như sau: Giả sử vào ngày 15/5/2009, giá đồng trên

thị trường lúc này là 140 cents/ 1 pound. Một doanh nghiệp Việt Nam cần nhập khẩu 100.000 pound
đồng vào thời điểm 3 tháng nữa từ Mỹ để sản xuất, tức là ngày 15/8/2009. Doanh nghiệp ký 1 hợp đồng
tương lai mua 100.000 pound đồng với thời hạn 3 tháng và giá thực hiện là: 120 cents/ 1 pound với đối
tác Mỹ. Giả sử rằng giá đồng tại thời điểm 15/8/2009 là 125 cents/1 pound (tương đương với $1,25/ 1
pound). Đối với hợp đồng tương lai thì doanh nghiệp này đã lãi ($1,25 – $1,20) x 100.000 = $5000 Đối
với hợp đồng nhập khẩu thì chi phí của doanh nghiệp là: $1,25 x 100.000 = $125.000 Như vậy tổng chi
phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra là $125.000 - $5000 = $120.000 Giả sử giá đồng tại thời điểm
15/8/2009 là 105 cents/1 pound (tương đương $1,05/ 1 pound). Đối với hợp đồng tương lai thì doanh
nghiệp này đã lỗ ($1,20 – $1,05) x 100.000 = $15.000 Đối với hợp đồng nhập khẩu thì chi phí của
doanh nghiệp là: $1,05 x 100.000 = $105.000 Vậy tổng chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra là $15.000
+ $105.000 = $120.000 Như vậy với hợp đồng tương lai thì doanh nghiệp nhập khẩu này đã cố định
được chi phí cho dù giá đồng có biến động như thế nào chăng nữa. Phòng ngừa tương lai bằng hợp
đồng tương lai đã trở nên rất phổ biến trên thế giới. Cho phép các nhà xuất nhập khẩu an tâm hơn với 1
thị trường đầy biến động. Hiện nay, xuất khẩu cà phê cũng đã áp dụng loại hợp đồng này và mang lại
nhiều hiệu quả.
Tuy nhiên cả 2 trường hợp đều không xét đến biến động tỷ giá VND/USD

4



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×