Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Ứng dụng chế phẩm sinh học (probiotics) trong ương tôm sú (penaeus monodon) từ giai đoạn ấu trùng đến PL10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (536.08 KB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
MÃ MÔN HỌC: 52620301

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG ƯƠNG
TÔM SÚ TỪ GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG ĐẾN PL12

Sinh viên thực hiện:
Lê Hoàng Minh
MSSV:0853040089
LỚP: NTTS3

Cần Thơ, 2012

1


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM SINH HỌC TRONG ƯƠNG
TÔM SÚ TỪ GIAI ĐOẠN ẤU TRÙNG ĐẾN PL12

Cán bộ hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:


Th.s: TẠ VĂN PHƯƠNG

LÊ HOÀNG MINH
MSSV:0853040089
LỚP: NTTS3

Cần Thơ, 2012

2


XÁC NHẬN
Đề tài: Ứng dụng chế phẩm sinh học trong ương tôn sú từ giai đoạn ấu trùng đến
PL2
Sinh viên thực hiện: Lê Hoàng Minh
Lớp: Nuôi Trồng Thủy Sản 3
Đề cương được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo
vệ đề cương khóa luận tốt nghiệp Đại Học, Khoa Sinh Học Ứng Dụng – trường
Đại Học Tây Đô.
Cần Thơ, ngày…..tháng…..năm 2012
Cán bộ hướng dẫn

Sinh viên thực hiện

Th.s Tạ Văn Phương

Lê Hoàng Minh

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


.………………………………..

3


TÓM TẮT
Nghiên cứu đã được thực hiện tại Khoa Sinh học ứng dụng, trường Đại học Tây Đô
với 2 thí nghiệm khác nhau nhằm xác định liều lượng và thời gian tốt nhất của chế
phẩm sinh học Proboots trong ương tôm sú, nhằm đánh giá sự sinh trưởng, tỷ lệ sống
và chất lượng Postlarvae của tôm sú (Penaeus monodon). Ấu trùng được ương thử
nghiệm với 2 thí nghiệm theo qui trình không thay nước trong xô nhựa 60 lít.
Thí nghiệm 1: được tiến hành nhằm xác định liều lượng tốt nhất của chế phẩm sinh
học lên sự sinh trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng Postlarvae. Thí nghiệm gồm 4
nghiệm thức: NT1 không sử dụng chế phẩm sinh học, NT2 xử dụng 5g/m3, NT3 sử
dụng 10g/m3, NT4 sử dụng 15g/m3. Kết quả cho thấy liều lượng 5g/m3 của NT2 cho
tỷ lệ sống 51,85±2,49% khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT1
(26,12±4,80%), NT3 (37,35±8,99%) và NT4 (32,93±6,31). Chiều dài giai đoạn PL12
ở NT1 (11,57±0,38 mm) thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với NT2
(12,03±0,31mm) và NT3 (11,83±0,85mm) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống
kê (p>0,05) với NT4 (11,57±0,38mm) chất lượng PL 12 của các nghiệm thức đều có
chất lượng tốt NT1 86 điểm, NT2 98 điểm, NT3 97 điểm, NT4 97 điểm (theo công
thức của Watchana Sunthom (1996)).
Thí nghiệm 2: được tiến hành nhằm Xác định thời gian bổ sung chế phẩm sinh học
lên tỷ lệ sống tăng trưởng của ấu trùng từ liều lượng tốt nhất (5g/m3) của thí nghiệm
1. Thí nghiệm cũng gồm 4 nghiệm thức: NT1 được bổ sung chế phẩm sinh học với
chu kì 1 ngày/lần, NT2 bổ sung 3 ngày/lần, NT3 bổ sung 5 ngày/lần và NT4 bổ sung
7 ngày/lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy với chu kỳ bổ sung chế phẩm sinh học 1
ngay/lần ở NT1 cho tỷ lệ sống ở PL2 sống cao nhất (65,55±8,40%) khác biệt có ý
nghĩa thống kê NT2 (49,54±4,22%), NT3 (47,06±4,47%) và NT4 (41,56±7,73%). Ở
PL12 thì chiều dài của NT1 (12,40±0,36mm) cao nhất cũng khác biệt có ý nghĩa

thống kê (p<0,05) so với NT2 (12,23±0,42mm), NT3 (12,23±0,42mm) và NT4
(11,50±0,53mm). Postlarvae 12 của các nghiệm thức đều có chất lượng tốt NT1 98
điểm, NT2 97 điểm, NT3 97 điểm, NT4 96 điểm (theo công thức của Watchana
Sunthom (1996)).
Từ khóa: Penaeus monodon, chế phẩm sinh học, Postlarvae12, Proboots

4


LỜI CẢM TẠ
Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng đào tạo, Ban chủ nhiệm
khoa Sinh Học Ứng Dụng Trường Đại Học Tây Đô đã tạo điều kiện cho em được học
tập trong suốt khóa học.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Ths. Tạ Văn Phườg đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo, động viên và giúp em hoàn thành luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Ths. Nguyễn Lê Hoàng Yến cố vấn lớp nuôi trồng
thủy sản khóa 3 đã tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập.
Em xin chân thành cảm ơn tất cả các quý thầy, cô bộ môn Khoa Sinh Học Ứng Dụng
– Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức chuyên
môn trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các bạn lớp Nuôi trồng thủy sản 3 đã giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng con xin chân thành cảm ơn cha mẹ đã có công nuôi dưỡng và dạy dỗ con
thành tài, luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho con ăn học.

Lê Hoàng Minh

5



CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
Nghề nuôi tôm biển ở Việt Nam là một hoạt động quan trọng và là mục tiêu chủ yếu
của kế hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 1999-2010 (224/1999/QĐTTg). Theo báo cáo của Tổng cục thống kê năm 2009, diện tích nuôi trồng thủy sản
cả nước là 1.044.700 ha. Trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ mặn đạt khoảng
704.500 ha, chiếm 66% tổng diện tích nuôi thủy sản cả nước. Tổng sản lượng nuôi
trồng thủy sản cả nước khoảng 2.589.800 tấn. Riêng sản lượng tôm nuôi khoảng sản
419.400 tấn chiếm 16,2% tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước. Ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long (ĐBSCL) sản lượng tôm được nuôi 318.586 tấn, chiếm 12,3% tổng
sản lượng nuôi trồng thủy sản (NTTS) cả nước. Năm 2010, diện tích nuôi trồng thủy
sản cả nước là 1.066.000 ha. Diện tích nuôi tôm nước lợ mặn đạt khoảng 728.500 ha,
Chiếm 68,33% tổng diện tích. Tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản cả nước khoảng
2.706.800 tấn. Sản lượng tôm nuôi khoảng sản 450.300 tấn chiếm 16,6% tổng sản
lượng nuôi trồng thủy sản cả nước. Riêng ở ĐBSCL sản lượng tôm được nuôi
341.117 tấn, chiếm 12,6% tổng sản lượng NTTS cả nước .
Các hình thức thâm canh hóa trong nuôi trồng thủy sản như mở rộng diện tích, tăng
vụ, tăng năng suất từ đó dẫn đến mức độ thâm canh hóa trong nuôi nuôi tôm sú hiện
nay, đã làm tăng về nhu cầu sử dụng hóa chất và chế phẩm sinh học trong nuôi tôm
nhằm để kiểm soát dịch bệnh, nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro trong hoạt động
sản xuất (Tạ Văn Phương, 2006). Trong thực tế, việc sử dụng thuốc và hóa chất rất
phổ ở các quốc Châu Á trong đó có Việt Nam (Graslund, 2001).
Trước những yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong và ngoài nước đối với
các mặt hàng thực phẩm thủy sản là “An toàn - Chất lượng” nên đòi hỏi người nuôi
phải tăng cường các biện pháp phòng bệnh cho các mô hình nuôi để hạn chế bệnh
phát sinh. Trong những năm gần đây, để giảm thiểu những bất lợi do sử dụng hoá
chất trong nuôi trồng thuỷ sản, việc nghiên cứu và sử dụng các chế phẩm sinh học để
phòng bệnh và cải thiện môi trường trong nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang được
chú trọng.
Sử dụng chế phẩm sinh học trong qui trình ương nuôi thủy sản được xem là một tiến
bộ khoa học-kỹ thuật, tạo ra được sản phẩm sạch bệnh, an toàn ,chất lượng, cũng như

về bảo vệ môi trường, giúp cho nghề nuôi tôm phát triển ổn định và bền vững. Đây
cũng là một biện pháp nhằm hạn chế dư lượng các loại hóa chất và kháng sinh cấm sử
dụng trong sản phẩm thủy sản vượt quá giới hạn cho phép theo các quy định của thị
trường quốc tế.

6


Đề tài “Ứng dụng chế phẩm sinh học (Probiotics) trong ương tôm sú (Penaeus
monodon) từ giai đoạn ấu trùng đến PL10” được thực hiện tại khoa Sinh Học Ứng
Dụng trường Đại học Tây Đô.
Mục tiêu của đề tài nhằm:
­ Cải thiện môi trường nước ương cũng như nâng cao chất lượng con giống.
­ Góp phần nâng cao năng suất và tỉ lệ sống của ấu trùng tôm sú.
Nội dung :
­ Xác định liều lượng thích hợp của chế phẩm sinh học lên sự sinh trưởng và tỉ
lệ sống của ấu trùng tôm sú.
­ Xác định nhịp độ sử dụng tốt nhất của chế phẩm lên sự phát triển và tỉ lệ sống
của ấu trùng tôm sú.
.

7


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về tôm Sú
2.1.1 Đặc điểm sinh học và sinh thái của tôm Sú
2.1.1.1 Phân loại
Theo Nguyễn Văn thường và csv., 2010 thì tôm Sú được phân loại như sau:

Ngành: Arthropoda
Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca
Lớp phụ: Eumalacostraca
Tổng bộ: Eucarida
Bộ: Decapoda
Bộ phụ: Dendrobranchiata Bate, (1888)
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài : Penaeus monodon (Fabricus,1798)
Tên tiếng Anh: Black Tiger Shrimp
Tên tiếng Việt: Tôm sú
2.1.1.2 Đặc điểm hình thái

8


hình 2.1 hình dạng tôm sú

2.1.1.3 Phân bố và môi trường sống
Tôm sú phân bố ở độ sâu từ 0-162 m, đáy cát bùn hay bùn hoặc cát, thích hợp nhất ở
thủy vực có độ trong cao. Giai đoạn ấu trùng, tôm giống và tôm tiền trưởng thành có
tập tính sống ở vùng cử sông nước cạn. Khi tôm trưởng thành di chuyển xa bờ sống
vùng nước sâu hơn. Tôm Sú thuộc loài rộng muối, nên chúng có mặt rộng từ Ấn Ðộ
Dương sang Tây Thái Bình Dương: từ Đông và Đông nam Châu Phi, Pakistan đến
Nhật Bản Xuống Indonesia và phía Bắc Châu Úc (Jory and Cabrera, 2003).
2.1.1.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Bailey-Brock and Moss (1992) nhận thấy rằng thức ăn của tôm Sú bao gồm
giáp xác, giun nhiều tơ, nhuyễn thể, côn trùng, các loài giáp xác và các mảnh vụn hữu
cơ trong nước. Tính ăn của tôm thay đổi theo từng giai đoạn: Ở giai đoạn tôm bột và

tôm giống chúng ăn nhiều loại động, thực vật bao gồm ấu trùng nhuyễn thể ấu trùng
giáp xác, giun, copepode, thực vật lớn, chất vẫn, lab lab,vi tảo,... Khi tôm lớn chúng
ăn tạp nhưng nghiêng về động vật, ở tôm thành thục trong mùa sinh sản tôm Sú ăn
nhiều nhuyễn thể để cung cấp dinh dưỡng cho buồng trứng.
Hiện tượng tôm ăn lẫn nhau xảy ra khi tôm thiếu thức ăn, thức ăn thiếu chất dinh
dưỡng hay mất cân bằng dinh dưỡng và khi nuôi ở mật độ quá dày. Tôm khỏe thường
tấn công tôm yếu, tôm lớn ăn tôm nhỏ và tôm vỏ cứng ăn tôm vỏ mềm.Tôm Sú ăn
suốt ngày và đêm tuy nhiên ăn nhiều vào ban đêm. Tôm cũng ăn nhiều vào lúc thủy
triều cao Tôm thích ăn đáy và ven bờ, tôm Sú phát hiện mồi và bắt mồi chủ yếu là
nhờ vào các cơ quan xúc giác nằm ở đầu như mút của râu, chân râu, phụ bộ miệng và
càng. Thị giác của tôm dường như không quan trọng trong việc phát hiện và định
hướng mồi. Các yếu tố môi trường cũng ảnh hưởng rất lớn đối với khả năng bắt mồi
9


của tôm. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp, oxy quá thấp làm tôm giảm ăn. Các yếu tố
khác thay đổi bất ngờ thường gây sốc cho tôm cũng làm tôm giảm ăn (Trần Ngọc Hải
và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
Bảng 2.1: Tần số xuất hiện (%) các loại thức ăn của các giai đoạn khác nhau của tôm
sú (Dall, 1990)
Giai đoạn

Chất vẫn (%)

Động vật (%)

Thực vật (%)

Tác giả


Ấu niên

0

0

100

EL Hag, 1984

Trưởng thành

8-20

5-26

6-24

EL Hag, 1984

0

78

26

Luna-Marte, 1982

78


78

39

Subrahmanyum, 1974

2.1.1.5. Đặc điểm sinh sản
Tôm đẻ trứng vào ban đêm từ 22:00 đến 3 giờ sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, tùy
từng loài từng mùa mà thời gian đẻ trứng của tôm khác nhau (Dall el al., 1990).
Trong tự nhiên tôm thường đẻ một lần trong mỗi chu kỳ lột xác, trong điều kiện nuôi
vỗ tôm có thể đẻ nhiều lần, có thể đến 6 lần (Lưu Hoàng Ly, 1991). Trước khi đẻ
trứng, tôm cái nằm yên trên đáy bể. Khi bắt đầu đẻ trứng, tôm cái bơi tới và thỉnh
thoảng búng nhanh, sau đó bơi chậm lại và đẻ trứng, trứng rơi vào nước, các chân
bụng hoạt động nhanh để phân tán trứng đều trong nước và rơi xuống đáy bể. Tùy
loài, kích cỡ và tình trạng sinh lý mà tôm có sức sinh sản khác nhau. Đối với những
loài tôm có kích cỡ lớn như thuộc giống Penaeus, sức sinh sản từ 100.000-1.200.000
trứng/con (thường 150-300g/con đối với tôm Sú). Trong điều kiện nuôi sức sinh sản
của các loài này thường từ 50.000-300.000 trứng/con (Nguyễn Thanh Phương và csv.,
1999).
2.1.1.6 Chu kỳ sống
Tôm sú thuờng từ 8 - 10 tháng đã có thể tham gia sinh sản. Chúng đẻ quanh năm
nhưng chủ yếu tập trung ở 2 thời kỳ chính là tháng 3-4 và tháng 7-10 hàng năm
(Phạm Văn Tình, 2004). Vòng đời của tôm sú được chia ra làm các giai đoạn: phôi,
ấu trùng (Nauplius – Zoae – Mysis), hậu ấu trùng, tôm giống, tôm tiền trưởng thành
và trưởng thành (Kungvankij et al., 1986; Dall et al., 1990).
Giai đoạn phôi: giai đoạn này bắt đầu từ khi trứng thụ tinh và phân cắt thành 2, 4, 8,
16, 32, 64 tế bào, phôi dâu, phôi nang, phôi vị đến khi nở. Thời gian hoàn tất giai
đoạn này khoảng 12 đến 15 giờ tùy thuộc điều kiện nhiệt độ nước.
Nauplius: chia làm 6 giai đoạn phụ (N1 - N6) kéo dài 2 đến 3 ngày, dinh dưỡng bằng
noãn hoàng.

10


Zoae: chia làm 3 giai đoạn (Z1 - Z3) kéo dài 4 - 5 ngày, dinh dưỡng chủ yếu bằng tảo
khuê.
Mysis: chia làm 3 giai đoạn (M1 - M3) kéo dài 3 - 4 ngày, tôm ăn chủ yếu là phiêu
sinh động vật như ấu trùng Artemia, Branchionus plicatilis...
Hầu hết giai đoạn ấu trùng mất khoảng 9 - 10 ngày, sau đó biến thái sang giai đoạn
hậu ấu trùng (Postlarvae). Giai đoạn này tôm bám thành bể, sống đáy, có hình dạng
giống như tôm trưởng thành. Ngoài động vật phù du tôm ăn cả mùn bã hữu cơ, sinh
vật đáy: Polychaeta, Bivalvia, ... 5 - 6 tuần sau trở thành tôm giống.
Tôm giống 6 - 8 tháng sau đạt tiêu chuẩn tôm trưởng thành và có thể tham gia sinh
sản (Nguyễn Thanh Phương và csv., 1999).

Hình 2.2 Vòng đời của tôm sú (Nguồn: Motoh, 1981)

2.2 Tổng quan về tình hình sản xuất giống và nuôi thương phẩm
2.2.1 Tình hình Sản xuất giống trên thế giới và Việt Nam
Trong lịch sử phát triển của nghề sản xuất giống và nuôi tôm Sú, một trong những
mốc quan trọng là trong thập kỷ 60-70, mô hình Galveston đã được ứng dụng rộng rãi
ở châu Á cho nhiều loài tôm nước mặn trong đó có tôm Sú (P. monodon). Trong thập
kỷ 80 mô hình tuần hoàn cũng được nghiên cứu và ứng dụng thành công trong sản
xuất tôm biển ở Tahiti và Polynesia (Pháp) (AQUACOP, 1983 và 1985). Chương
trình sản xuất tôm sạch bệnh và tiếp theo đó là sản xuất tôm giống miễn nhiễm một số
bệnh đặc thù ở tôm Sú vào năm 1999.
Năm 1934, Fujinaga được thế giới công nhận là ông tổ của nghề nuôi tôm, đã cho
sinh sản thành công và ương nuôi được một phần ấu trùng tôm He (Penaeus
japonicus) ở Nhật Bản (được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Chung, 2000). Năm 1943,
11



Panouse đã phát hiện ra phương pháp nuôi vỗ tôm thành thục bằng cách cắt mắt. Từ
đó đến nay phương pháp này đã được hoàn thiện dần và được áp dụng trên nhiều
nước trên thế giới (được trích dẫn bởi Ngô Anh Tuấn, 1995).
Năm 1963, phòng thí nghiệm Galveston ở Texas (Mỹ) đã thành công trong việc cho
sinh sản và ương nuôi hai loài ấu trùng tôm He của Mỹ (P. setiferus và P. aztecus)
(được trích dẫn bởi Nguyễn Quốc Việt, 2001). Sau đó, kỹ thuật trên đã được ứng
dụng cho các loài tôm Sú (P. monodon), tôm Thẻ (P. merguiensis), tôm thẻ Ấn Độ
(P. indicus) ở nhiều trại giống ở Châu Á như Đài Loan, Philippin, Thái Lan và
Malaysia.... Từ đó, nhiều công trình nghiên cứu sản xuất giống tôm Sú đã được tiến
hành với những cải tiến khác nhau như việc kết hợp những ưu điểm trong các hệ
thống bể lớn của Nhật Bản, hệ thống bể nhỏ của Mỹ.
Theo Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương năm 2009, với sự phát triển của nghề
nuôi tôm Sú thì nghề sản xuất giống đóng một vai trò hàng đầu rất quan trọng, nếu
không có nghề sản xuất giống ra đời thì không thể phát triển nghề nuôi tôm sú. Vì
vậy, nghề sản xuất giống tôm Sú trên thế giới rất phát triển và đặc biệt là Thái Lan.
Sở dĩ Châu Á có nghề nuôi và sản xuất giống tôm Sú phát triển mạnh mẽ là do điều
kiện tự nhiên thuận lợi như: khí hậu, đất đai,… cùng với sự tiến bộ vượt bậc trong
công nghệ sản xuất giống, thức ăn, sự giúp đỡ của Chính Phủ trong việc lập chương
trình, kế hoạch chuyển giao công nghê, hợp tác đầu tư,…Tuy nhiên, nghề sản xuất
giống đang bị ngưng trệ ở một số nước do tình hình nuôi tôm đang dịch bệnh làm
giảm sức tiêu thụ con giống, đặc biệt Đài Loan là nơi dịch bệnh bùng phát và lây lan
sang các nước trong khu vực. Nguyên nhân là nguồn nước nuôi tôm bị ô nhiễm nặng
nề bởi chất thải công nghiệp và nuôi tôm thâm canh gây ra.
Từ 1984-1985, tôm Sú đã được sinh sản nhân tạo thành công ở Nha Trang và dần trở
thành đối tượng chủ yếu trong sản xuất giống và nuôi tôm biển ở nước ta (Vu Do
Quynh, 1992; Nguyen Minh Nien và Lin, 1996).
Hiện tại, ở Việt Nam, có hai qui trình sản xuất giống tôm Sú là qui trình thay nước và
qui trình nước tuần hoàn. Qui trình thay nước là qui trình được ứng dụng phổ biến ở
Việt Nam từ những năm 1990, trong khi đó qui trình nước tuần hoàn được nghiên cứu

và công bố vào năm 1999 (Thạch Thanh và csv, 1999).
Từ những năm đầu thành lập cả nước chỉ có 16 trại tôm với năng xuất 3,3 triệu tôm
bột vào 1986. Đến năm 1990 cả nước có 215 trại và khoảng 250 triệu tôm bột, năm
1995 đạt 675 trại và sản lượng trên 2,3 tỷ con, năm 1999 số trại giống của cả nước là
2.125 trại (Bộ Thủy Sản, 1999). Đặc biệt, số lượng trại và sản lượng tăng lên nhanh
chóng từ 2000 đến nay.

12


Năm 2002 cả nước có 4.774 trại đã sản xuất được 19 tỷ con giống. Các trại này tập
trung chủ yếu ở các tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận và Cà Mau với số trại tương ứng là
1.260, 1.196 và 821 (Bộ Thủy Sản, 2003). Năm 2004, sản lượng tôm Sú của Việt
Nam là 290.000 tấn, trong đó ĐBSCL là 200.000 tấn. Cả nước sản xuất được 26,1 tỉ
tôm giống, trong đó ĐBSCL chỉ sản xuất được 7 tỉ con (Bộ Thủy sản, 2005).
Ở Thành phố Cần Thơ thì từ năm 2001 Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ
bắt đầu chuyển giao công nghệ sản xuất tôm Sú giống ứng dụng qui trình tuần hoàn
cho một số trại và sau đó số trại tăng dần. Năm 2003 các trại tôm tại Thành phố Cần
Thơ đã cung cấp được 40 triệu tôm giống và đến năm 2004 thì tăng lên 70 triệu con
cho các tỉnh ĐBSCL (Chi cục Thủy sản Cần Thơ, 2005).
Năm 2005 cả nước có 4.280 trại và sản lượng ước đạt trên 28,8 tỷ tôm bột (Trần
Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009). Hiện các trại sản xuất giống ở nước ta
tập trung ở các tỉnh Khành Hòa, Ninh Thuận, Bạc Liêu và Cà Mau.
Theo Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thủy sản Cà Mau, 2005 ở Cà Mau có gần 900 trại
sản xuất với 65.000 m3 bể ương trong đó huyện Ngọc Hiển và Năm Căn chiếm 68%
số lượng trại giống toàn tỉnh. Sản lượng tôm bột (PL15) của tỉnh Cà Mau khoảng 4,1
tỉ con/năm. Cà Mau còn có hơn 500 cơ sở nhập giống di nhập từ các tỉnh khác về bán.
Nguồn tôm giống sản xuất được cung cấp chủ yếu cho diện tích nuôi tại địa phương.
Từ năm 2004, các trại đang đối mặt với nguy cơ phá sản do chất lượng giống không
ổn định, giá con giống thấp và thị trường tiêu thụ khó khăn. Hiện tại, huyện Ngọc

Hiển có trên 40% tổng số trại đã ngưng hoạt động, trong số đó có 10% số trại chính
thức giải thể.
Năm 2009, ĐBSCL có 1.105 trại sản xuất giống tôm nước lợ đang hoạt động, trong
đó có 1.100 trại sản xuất giống tôm sú và 05 trại sản xuất giống tôm chân trắng. Toàn
vùng đã sản xuất hơn 9 tỷ con giống tôm sú trong năm 2009. Cuối năm 2009, giá tôm
sú giống PL15 đã qua xét nghiệm dao động từ 30 - 40đ/con, cao hơn so với cùng kỳ
năm 2008 (cục Nuôi trồng thủy sản, 2009).
Hiện nay, sản xuất giống tôm sú đang phát triển rộng rãi do nhu cầu tôm giống ngày
càng tăng để đáp ứng nhu cầu nuôi tôm thịt đang phát triển mạnh ở ĐBSCL. Nghề
sản xuất giống đang phát triển cả về hình thức, số lượng lẫn chất lượng, người sản
xuất đã áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật đã dần tăng năng suất cũng như chất lượng
con giống.
Những nghiên cứu về sản xuất giống tôm sú cho thấy tình hình sản xuất tôm sạch
bệnh đang được chú trọng. Theo Thạch Thanh và csv., (2004) nghiên cứu sử dụng

13


nước biển nhân tạo trong sản xuất giống tôm sú thay một phần hoặc hoàn toàn cho
nước biển và nước ót, tuy nhiên nguồn nước này vẫn chưa được ứng dụng nhiều.
Các nghiên cứu gần đây đã nghiên cứu ứng dụng ozone để xử lý nước và vi khuẩn có
hại trong bể ương ấu trùng tôm sú. Nghiên cứu của Trần Thị Kiều Trang vá csv.,
(2006) đã đưa ra các nồng độ xử lý ozone thích hợp cho từng giai đoạn ấu trùng và
hậu ấu trùng. Theo nghiên cứu của Tạ Văn Phương (2006) cho thấy ozone có khả
năng cải thiện chất lượng nước trong ương nuôi thủy sản (Ở nồng độ 0,37 ppm làm
kết tủa hoàn toàn sắt, ngăn chặn sự tích lũy hữu cơ (30%), làm giảm 67% lượng H2S
có trong nước và nitrat hóa hoàn toàn nitrite, ở nồng độ 0,045 ppm có thể làm giảm
mật độ tổng vi khuẩn 91,7% và 81% vi khuẩn Vibrio). Kết quả cho thấy tỷ lệ sống
của ấu trùng là rất tốt khi ương ở hệ thống có xử lý ozone với nồng độ thay đổi theo
từng giai đoạn (Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2008), ngoài ra xử dụng ozone để rửa trứng

còn ngăn chặn sự lây lan bệnh đốm trắng từ tôm mẹ sang tôm con (Tăng Minh Khoa,
2008). Những nghiên cứu này góp phần hạn chế việc xử dụng các loại hóa chất,
kháng sinh trong quá trình ương tôm giống, giúp nâng cao năng suất chất lượng tôm
sú giống và góp phần trong việc quản lý dịch bệnh xảy ra trên tôm giống.
2.2.2 Tình hình nuôi tôm thương phẩm trên thế giới và Việt Nam
Đối với nuôi tôm thương phẩm, theo nhiều tác giả thì nghề nuôi tôm được hình thành
từ rất sớm ở các nước Đông Nam Á với hình thức quản canh (Primavera, Fast, 1992;
Jory and Carbrera, 2003 và Briggs et al.2005).
Theo Vũ Thế Trụ (2003), trên thế giới có khoảng 50 quốc gia ít nhiều có khả năng
sản xuất tôm giống. Những nước có tiềm năng sản xuất với số lượng lớn hơn cả là các
quốc gia ở Đông Bán Cầu, nhất là cá quốc gia ở Châu Á nơi có tổng sản lượng tôm
chiếm 80% toàn thế giới gồm Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Ấn Độ, Philippines,
Việt Nam,... Tại các quốc gia Tây Bán Cầu sản xuất chỉ 20% lượng tôm còn lại chủ
yếu ở Mỹ-LaTinh, đứng đầu là Ecurado, Colombia,...
Theo thống kê của FAO (2008), năm 1997 sản lượng tôm Sú giảm đáng kể chỉ còn
480.000 tấn. Những năm tiếp theo, sản lượng tôm Sú tăng đáng kể và đạt 676.000 tấn
năm 2001. Năm 2002 sản lượng tiếp tục giảm chỉ còn 630.000 tấn do có sự cạnh
tranh của tôm Thẻ chân trắng từ Thái Lan và Indonesia và tăng nhanh đạt ngưỡng gần
740.000 tấn năm 2003. Từ năm 2004 sản lượng tôm Sú giảm dần còn khoảng 670.000
tấn.
Năm 2005, Châu Á sản xuất được 2.112.167 tấn tôm, chiếm 88,5% sản lượng tôm
toàn cầu, 11,5% lượng tôm còn lại thuộc về Châu Mỹ (273.709 tấn), tốc độ tăng
trưởng sản lượng tôm toàn cầu đạt trung bình 25%/năm giai đoạn 1996-2005
(Kongkeo, 2007).
14


Năm 2007, sản lượng tôm nuôi của thế giới là 3,193 triệu tấn, châu Á đóng góp 2,74
triệu tấn, chiếm 85,81%. Sang năm 2008, sản lượng tôm có chiều hướng giảm xuống,
sản lượng tôm thế giới là 3,065 triệu tấn và châu Á là 2,611 triệu tấn. Như vậy, sản

lượng tôm của châu Á giảm 129.000 tấn nhưng đến năm 2009 thì sản lượng tôm nuôi
của châu Á đã tăng lên khoảng 2,83 triệu tấn, trong đó có 2,307 tôm chân trắng và
522.000 tấn tôm sú (AQUA Cuture AsiaPacific, 2010)
Bên cạnh sự gia tăng nhanh chóng về sản lượng tôm nói chung, nghề nuôi cũng đang
phát triển đa dạng, từ hình thức quảng canh đến bán thâm canh, thâm canh và siêu
thâm canh, đến mật độ 300 – 400 con/m2 (Jory and Briggs et al. 2005). Cùng với quá
trình thâm canh hóa nghề nuôi tôm, nhiều tác động tiêu cực đã xuất hiện, nhất là
những tác động về môi trường như ô nhiễm do chất thải giàu dinh dưỡng từ ao nuôi,
cạn kiệt nước ngầm, mặn hóa đất và nước…
Năm 2001, với chương trình phát triển Nuôi trồng thủy sản và chủ trương chuyển
dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp của Chính Phủ đã tạo ra sự chuyển đổi một
phần lớn diện tích đất, đặc biệt là đất ven biển được khai khẩn vào mục đích nuôi
trồng và sản xuất nuôi trồng thủy sản, đưa diện tích đất nuôi trồng thủy sản trong
những năm gần đây tăng gần gấp đôi và hiện nay ở mức một triệu ha trong phạm vi
cả nước. Hàng vạn gia đình có công ăn việc làm và thu nhập ổn định.
Tuy nhiên, một số nơi qui hoạch vùng nuôi tôm chưa đáp ứng nhu cầu phát triển nuôi
tôm bền vững, hiệu quả. Việc chuyển đổi diện tích nuôi tôm ồ ạt trong khi các điều
kiện cần thiết như hạ tầng thủy lợi cấp thoát nước, trang bị kỹ thuật, kiểm dịch, kiểm
soát môi trường chưa đáp ứng kịp thời dẫn đến hiện tượng tôm nuôi bị chết hàng loạt
ở nhiều nơi như: Bạc Liêu, Sóc Trăng, Ninh Thuận,…
Theo thống kê của Bộ Thuỷ sản (2003, 2005), diện tích và sản lượng tôm nuôi ở Việt
Nam tăng ngày càng nhanh. Năm 1990, ước tính khoảng 185.000 ha, sản lượng đạt
35.000 tấn và năm 1993 khoảng 200.000ha với năng suất 45.000 tấn. Theo thống kê
của cục thống kê Việt Nam năm (2008), diện tích nuôi tôm ở Việt Nam tăng nhanh ở
năm 2000 (340.500ha) đến năm 2004 là (604.400ha) nhưng diện tích nuôi tôm giảm ở
năm 2005 (533.200ha) và tăng trở lại năm 2006 (616.700ha) và 2007 ước đạt
(630.300ha).
Theo Bộ Thủy sản năm 2007, sáu tháng đầu năm 2007, toàn ngành vẫn duy trì được
tốc độ tăng trưởng nhanh về sản lượng thủy sản nuôi trồng và giá trị kim ngạch thủy
sản xuất khẩu. Tính đến hết tháng 6, tổng sản lượng của Ngành Thủy sản ước đạt

1.863.485 tấn, đạt 49,04% kế hoạch năm và tăng 9,79% so với cùng kỳ năm 2006.
Trong đó, sản lượng khai thác tăng 3,09%, đạt 1.081.900 tấn; sản lượng nuôi trồng

15


đạt 781.585 tấn, tăng 20,63%. Ước giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu
năm đạt 1.648 triệu USD, bằng 45,78% kế hoạch và tăng 16,78% so với cùng kỳ.
Theo cục Nuôi trồng Thủy sản trong năm 2009, diện tích nuôi trồng thủy sản ở các
tỉnh, thành phía Nam (từ Đà Nẵng trở vào) là 926.770ha, chiếm 79% diện tích NTTS
cả nước, đạt 111% so với năm 2008 nhưng chỉ bằng 92% kế hoạch năm. Sản lượng
NTTS đạt 2.123.162 tấn, chiếm 80% tổng sản lượng cả nước, bằng 99% sản lượng
2008 và chỉ đạt 97% kế hoạch năm.
Theo thống kê từ các tỉnh ĐBSCL của Lê Xuân Sinh và csv., (2008), Viện Kinh Tế
và Huy hoạch thủy sản (2009), Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cho thấy, từ
năm 2007-2010 diện tích nuôi tôm vùng ĐBSCL tăng 102.143 ha, từ 462.337 ha năm
2007 lên 564.480 ha năm 2010.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, Trà Vinh có 18.170 hộ thả nuôi tôm Sú với trên 1.2 tỉ
con giống, diện tích nuôi gần 19.000 ha mặt nước. Cà Mau, địa phương dẫn đầu cả
nước về diện tích nuôi tôm ( khoảng 260.000ha), mục tiêu phấn đấu của tỉnh đến năm
2011, nâng diện tích nuôi tôm công nghiệp lên 10.000ha. Tại Kiên Giang, diện tích
thả đạt 76.982ha( đạt 90.5% kế hoạch và bằng 99,85% so với cùng kỳ), trong đó nuôi
tôm công nghiệp và bán công nghiệp 789ha. Bến Tre, diện tích tôm Sú thâm canh và
bán thâm canh khoảng 3.600ha (theo Bộ NN&PTNT, 2009).
Theo tổng cục thủy sản (Bộ NN&PTNT) năm 2011, cả nước đã có gần 66.600 ha
(64.800 ha tôm sú và 1.800 ha tôm thẻ chân trắng) bị thiệt hại, tăng gấp 2,3 lần so với
năm 2010. Riêng khu vực ĐBSCL, nhiều địa phương có diện tích nuôi tôm thiệt hại
nặng như Sóc Trăng trên 20.500 ha, Bạc Liêu trên 13.500 ha, Kiên Giang 11.250 ha,
Cà Mau trên 9.900 ha, Trà Vinh trên 7.600 ha, Long An trên 2.000 ha... Tình trạng
buông lỏng quản lý con giống tại ĐBSCL dẫn đến nhiều đàn tôm Sú giống kém chất

lượng, thậm chí nhiễm bệnh đã được nhập vào, dẫn đến hàng trăm ngàn ha nuôi
không hiệu quả và chết hành loạt.
2.2.3 Định hướng phát triển NTTS
Theo quyết định phê duyệt phát triển NTTS đến năm 2020 của thủ tướng chính phủ
năm 2011:
Phát triển nhanh NTTS theo hướng thâm canh hía, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao về
phát triển bền vững; trở thành ngành xuất khẩu chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế
biến xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, đồng thời tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập
cho ngư dân, đảm bảo an sinh xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo. Đến năm 2015
sản lượng NTTS đạt 3,60 triệu tấn, trên diện tích 1,10 triệu ha; giá trị kim ngạch xuất
khẩu đạt 3,5-4 ,0 tỷ USD, giải quyết việc làm cho khoảng 3,0 triệu lao động. Đến
năm 2020 sản lượng NTTD đạt 4,5 triệu tấn, trên diện tích 1,2 triệu ha; giá trị kim
16


ngạch xuất khẩu đạt 5,0-5,5 tỷ giải quyết việc làm cho khoảng 3,5 triệu lao động.
Tôm Nước lợ đạt 700.00 tấn, tăng trưởng trung bình 5,76%/năm.
2.3 Chế phẩm sinh học
2.3.1 Sơ lược về chế phẩm sinh học
Chế phẩm sinh học được Roy Fuller (1989) định nghĩa như sau: thành phần thức ăn
có cấu tạo từ những vi khuẩn sống và có tác động hữu ích lên vật chủ qua việc làm
cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột của nó. Định nghĩa này có thể mở rộng
thêm như sau: sự nuôi dưỡng các vi sinh vật hoàn toàn tự nhiên và có tác động tích
cực khi được đưa vào điều kiện ao nuôi. Từ chế phẩm sinh học (probiotics) có nguồn
gốc từ tiếng Hy Lạp bao gồm hai từ pro có nghĩa là dành cho và biosis có nghĩa là sự
sống. Thay cho việc tiêu diệt các bào tử vi khuẩn, chế phẩm sinh học được sản xuất
với mục đích kích thích sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong ao.
Tuy nhiên, theo Verschuere et al., (2000), thì probiotics là hỗn hợp bổ sung các vi
sinh vật sống tác động có lợi đối với vật chủ nhờ cải thiện hệ vi sinh vật trong ruột
của vật chủ hoặc sống tự do trong môi trường, cải thiện việc sử dụng thức ăn hoặc

tăng cường giá trị dinh dưỡng của thức ăn, nhờ vào sự gia tăng khả năng đề kháng
của vật chủ đối với mầm bệnh hoặc nhờ vào sự cải thiện chất lượng nước của môi
trường sống. Ngoài các yêu cầu của probiotics là một hệ vi sinh vật sống, Irianto and
Austin (2002a) còn đưa ra một định nghĩa ngắn gọn về probiotics, đó là toàn bộ hoặc
các thành phần của vi sinh vật có lợi cho sức khỏe vật chủ.
Chế phẩm sinh học được sử dụng trong bể ương nhằm nâng cao sức khỏe và có lợi
đối với ấu trùng nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của vi tảo. Gomez-gil et
al., (2002), đã tiến hành thí nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học cùng với tảo
Chaetoceros muelleri trong ương tôm nhưng không ảnh hưởng đến sự phát triển của
tảo này trong bể ương.
Chế phẩm sinh học dùng trong nuôi tôm gồm các nhóm: Thức ăn bổ sung, tăng
cường miễn dịch, gây màu, phân hủy mùn bã hữu cơ. Chế phẩm sinh học dùng trong
nuôi tôm rất đa dạng và phong phú về dòng loại, thành phần của chế phẩm là vi sinh
vật sống có lợi cho tôm, cải thiện giá trị dinh dưỡng của nguồn thức ăn cung cấp, hổ
trợ tiêu hóa, nâng cao khả năng kháng bệnh, ngoài ra còn tăng cường hệ miễn dịch
cho tôm (Bùi Quang Tề, 2003).
2.3.2 Cơ chế tác động của chế phẩm sinh học
Tăng cường phản ứng miễn dịch: Hỗn hợp của dòng vi khuẩn Bacillus và vibrio sp.
có ảnh hưởng tích cực đến sự tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng và có
tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại những ảnh hưởng của vi khuẩn Vibrio harveyi và vi

17


rút đốm trắng. Sự bảo vệ này được kích thích bởi hệ thống miễn dịch bằng cách gia
tăng thực bào và sự hoạt động của kháng khuẩn (Balcazar, 2003).
Cung cấp dinh dưỡng đa lượng và vi lượng: Một số nghiên cứu cho rằng vi sinh vật
có tác động có lợi trong quá trình tiêu hóa của động vật thủy sản. Một số vi sinh vật
có thể hổ trợ như nguồn thực phẩm bổ sung và hoạt động của hệ vi sinh trong đường
tiêu hóa, có thể là nguồn cung cấp vitamin hoặc những acid thiết yếu cần thiết (Dall

and Moriarty, 1983) (được trích dẫn bởi Balcazar et al., 2006).
Tiết ra chất ức chế: Theo Gatesoup (1997), một số vi khuẩn có lợi có thể sản xuất ra
siderophores được ứng dụng trong chế phẩm sinh học để cạnh tranh với mầm bệnh
bằng cách sản sinh ra siderophores và cạnh tranh sắt với tất cả các sinh vật cần sắt
trong môi trường. Trong nuôi thủy sản, Thalassobacter utilis có tác dụng ức chế
chống lại vi khuẩn Vibrio anguillarum, giảm lượng vi khuẩn Vibrio sp. trong nước
ương, làm tăng tỷ lệ sống của ấu trùng (Nogami and Maeda, 1992).
Cạnh tranh dinh dưỡng và năng lượng: Nhiều quần thể vi sinh vật cùng tồn tại trong
cùng một hệ sinh thái thì sẽ có sự cạnh tranh về dinh dưỡng và năng lượng chủ yếu
xảy ra ở nhóm dị dưỡng như cạnh tranh các chất hữu cơ. Theo Rico-Mora (1988), đã
cho dòng vi khuẩn được chọn lọc có khả năng phát triển trên môi trường nghèo hữu
cơ vào bể nuôi tảo khuê cùng với vi khuẩn Vibrio alginolyticus thì vi khuẩn Vibrio
này không phát triển và thử nghiệm in-vitro không thấy có sự ức chế. Chứng tỏ vi
khuẩn được chọn lọc cạnh tranh lấn át vi khuẩn Vibrio trong điều kiện nghèo chất
hữu cơ.
Tương tác với thực vật thủy sinh: Theo các nghiên cứu gần đây một số dòng vi khuẩn
có khả năng tiêu diệt một số loài tảo, đặc biệt là tảo gây ra hồng triều. Những dòng vi
khuẩn này có thể không tốt với bể ương ấu trùng bằng nước xanh, tuy nhiên nó sẽ có
lợi cho sự phát triển quá mức của tảo trong ao nuôi. Nhiều dòng vi khuẩn khác cũng
có khả năng kích thích sự phát triển của tảo (Fukami et al., 1997).
Cải thiện chất lượng nước: Trong thí nghiệm Dalmin et al., (2001), chất lượng nước
bể ương được cải thiện khi bổ sung vi khuẩn Bacillus sp., vi khuẩn gram dương
chuyển hóa các vật chất hữu cơ thành CO2 tốt hơn vi khuẩn gram âm. Trong chu kỳ
sản xuất, mật độ vi khuẩn gram dương cao, nó có thể làm giảm lượng cacbon hữu cơ
trong bể ương. Việc sử dụng vi khuẩn Bacillus sp. đã cải thiện chất lượng nước, gia
tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng, bên cạnh đó làm giảm đáng kể
lượng vi khuẩn gây bệnh.
Một số loài thuộc nhóm vi khuẩn Bacillus (Bacillus subtilis, Bacillus licheniformis,
Bacillus sp.,..) dùng để làm sạch môi trường nhờ khả năng sinh các enzyme (proteaza,
amylaza, xenlulaza) phân hủy các hợp chất hữu cơ và kiểm soát sự phát triển quá


18


mức của vi sinh vật gây bệnh do cơ chế cạnh tranh nguồn dinh dưỡng giữ cho môi
trường luôn ở trạng thái cân bằng sinh học (Tăng Thị chính và csv., 2006).
Nhóm vi khuẩn Bacillus có thể sản xuất ra hàng loạt enzyme-exo, nó rất có hiệu quả
đối với việc phá vỡ các phân tử lớn như protein và chất béo. Khi các dòng vi khuẩn
Bacillus được thêm vào ao nuôi thường xuyên và ở mật độ cao, nó sẽ phân hủy các
chất hữu cơ nhanh hơn những ao tự nhiên không có bổ sung vi khuẩn. Vi khuẩn
Bacillus sẽ khử đạm, làm giảm chất thải hữu cơ và sử dụng nitrate khi thiếu oxi, đặc
biệt vi khuẩn phát huy hiệu quả đáng kể trên đáy ao (Moriarty et al., 2005).
2.3.3 Ứng dụng của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản
Nuôi trồng thuỷ sản là một trong những nghề sử dụng tài nguyên thiên nhiên là đất và
nước, luôn gắn bó với môi trường sinh thái vì vậy đòi hỏi vừa phải tăng năng suất,
nâng cao giá trị sản lượng giá trị tiêu thụ lại vừa phát triển một cách bền vững, lâu
dài. Việc sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nước môi trường nuôi trồng thuỷ sản
là một phương án tối ưu đang được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Việc sử dụng chế
phẩm sinh học sẽ hạn chế sử dụng hoá chất và kháng sinh, yếu tố gây ra hậu quả của
việc nuôi trồng thuỷ sản kém bền vững, tạo điều kiện thuận lợi nước ta bước vào thị
trường khó tính một cách thuận lợi mà không phải gặp rào cản gì.
Theo viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 1, 2005 thì các chế phẩm sinh học sử dụng
trong nuôi trồng thủy sản hiện nay có thể chia làm 3 loại:
Loại 1: gồm các chế phẩm có tính chất Probiotic, gồm những vi sinh vật sống, chủ
yếu là các vi khuẩn thuộc giống Bacillus, Lactobacillus, Saccharomyces, thường
được trộn vào thức ăn cho Atemia, rotifer ăn trước khi cho các loại động vật thủy sản
ăn.
Loại 2: gồm các vi sinh vật có tính đối kháng hoặc cạnh tranh với vi sinh vật gây
bệnh như vi khuẩn Bacillus licheniformis, Bacillus sp, Vibrio alginolyticus.
Loại 3: gồm các vi sinh vật cải tạo môi trường nước như vi khuẩn Nitrosomonas,

Nitrobacter, Actinomyces, các loài Bacillus khac nhau, các loài tảo, các vi khuẩn tía,
không lưu huỳnh như Rhodobacter sp., Rhodospirillum, Rhodomicrobium vanneiell,
R. Palutris, Rhodopseudomonas viridis, các loại nấm Aspergillus orezae, Aspergillus
niger, Rhizopus sp.

19


CÁC CHẾ PHẨM SINH HỌC

Đối kháng với vi sinh gây bệnh

Cải thiện chất lượng môi trường

Có mặt nhất thời hoặc cư trú
thường xuyên trong đường ruột

Không nhất thiết cư
trú trong đường ruột

Nhất thiết cư trú
trong đường ruột

Kiểm soát sinh
học

Probiotic

Cải thiện sinh
học


Hình 2.3: Sơ đồ ảnh hưởng của chế phẩm sinh học ( viện nghiên cứu nuôi trồng thủy
sản 1, 2005)
Sử dụng chế phẩm sinh học sẽ cải thiện môi trường rất tốt: Giảm các chất độc trong
ao như NH3, H2S…Cải thiện màu nước, ổn định pH, cân bằng hệ sinh thái, phân huỷ
các chất hữu cơ, phòng tảo nở hoa và hấp thu nguồn tảo chết, tăng lượng oxy hoà tan
trong ao; giúp tôm hấp thụ thức ăn tốt, giảm hệ số tiêu thụ thức ăn, kích thích hệ miễn
dịch và đề kháng bệnh; giảm sốc khi môi trường biến đổi. Chế phẩm sinh học có ưu
điểm hơn hẳn các loại hoá chất và kháng sinh ở chỗ hạn chế được tối đa độc tố gây
hại cho tôm (Đoàn Khắc Độ, 2008).
Trong những năm gần đây, phong trào nuôi thủy sản đang phát triển mạnh theo
hướng thâm canh, để bền vững đòi hỏi phải có giải pháp tốt trong quản lý ao và sinh
vật nuôi. Hiện đàn có xu hướng dùng vi sinh vật hay dẫn xuất của chúng trong nuôi
trồng thủy sản để khống chế dịch bệnh, cải thiện dinh dưỡng vật nuôi và cải thiện
chất lượng nước và bùn đáy ao.

20


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.1.1 Thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 02/2012 đến 06/2012
3.1.2 Địa điểm
Thí nghiệm được bố trí tại trại thực nghiệm khoa Sinh Học Ứng Dụng - Trường Đại
Học Tây Đô.
3.2 Vật liệu nghiên cứu
Hệ thống bể gồm 12 bể ương nhựa 60 lít
Bể nuôi tảo 1 bể nhựa 60 lít

Hệ thống sục khí.
Ấu trùng Naupilus: Nguồn ấu trùng được cung cấp từ các trại giống ở Cần Thơ.
Loại thức ăn: Lansy, Fripack 1, Fripack 2, Fripack 150, tảo Chaetoceros sp, Atemia.
Các loại hóa chất cần thiết trong phân tích các chỉ tiêu môi trường: TAN, N-NO2-, NNO3-,
Môi trường Thiosulphate Citrate Bilesalt Sucrose Agar (TCBS), dùng để xác định vi
khuẩn Vibrio.
Chế phẩm sinh học Proboots của công ty Diên Khánh với thành phần: Bacillus
subtillis 3x1012 CFU/gm, Lactobacillus acidophilus 3x1012 CFU/gm, Lactobacillus
Bifidobacterium 3x1012 CFU/gm.
Hóa chất xử lý nước: chlorine, natri thiosulfate
Hóa chất nuôi cấy tảo: dung dịch MAC
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.3.1 Bố trí thí nghiệm
Trước khi bố trí, ấu trùng Naupilus được xử lý bằng fomol 25 ppm trong 5 phút.
Nghiên cứu sẽ chia làm 2 thí nghiệm, mỗi thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức và 3 lần lặp
lại:
Thí nghiệm 1: Xác định lều lượng tốt nhất của chế phẩm sinh học lên sự sinh
trưởng, tỷ lệ sống và chất lượng Postlarvae.

21


Hệ thống thí nghiệm gồm 12 bể nhựa, có thể tích 60 lít/bể. Ấu trùng được bố trí vào
bể với mật độ 150 ấu trùng/L và mức nước ương là 50 lít. Thí nghiệm sẽ được tiến
hành từ giai đoạn ấu trùng Naupilus đến Postlarvae 12.
Hàm lượng chế phẩm được bổ sung hằng ngày vào các bể cụ thể qua bảng sau:
Bảng 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1
Nghiệm thức

Liều lượng chế phẩm (g/m3)


1

Không dùng

2

5

3

10

4

15

Thí nghiệm 2: Xác định thời gian bổ sung chế phẩm lên tỷ lệ sống tăng trưởng của
ấu trùng từ thí nghiệm 1.
Thí nghiệm gồm 12 bể nhựa, có thể tích 60 lít/bể. Dùng liều lượng tốt nhất của thí
nghiệm 1. Liều lượng bố sung vào các nghiệm thức là như nhau nhưng chu kỳ thời
gian bổ sung vào các nghiệm thức là khác nhau.
Bảng 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2.
Nghiệm thức

Thời gian sử dụng chế phẩm

1

1 ngày/lần


2

3 ngày/lần

3

5 ngày/lần

4

7 ngày/lần

Các chỉ tiêu thủy hóa thủy lý được phân tích trong 2 thí nghiệm:
Nhiệt độ và pH được xác định 2 lần/ngày sáng (7 giờ); chiều (14 giờ).
Bảng 3.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu môi trường
Chỉ tiêu

pH
TAN

Phương pháp phân tích
Đọc số liệu trực tiếp từ nhiệt kế, đo trực tiếp tại
bể bố trí thí nghiệm.
Được test bằng bộ Test Kit pH
Được test bằng bộ Test Kit TAN

N-NO2-

Được test bằng bộ Test Kit N-NO2-


Nhiệt độ

22

Thời gian kiểm tra
Hằng ngày

4 ngày/lần
4 ngày/lần
4 ngày/lần


Các chỉ tiêu TAN, N-NO2-, được thu mẫu trước khi bố trí ấu trùng, trước khi bổ sung
chế phẩm và sau khi bổ sung chế phẩm sinh học lần I 12 giờ, sau đó định kỳ thu mẫu
3 ngày/lần.
Vi khuẩn Vibrio được xác định trước khi bổ sung chế phẩm sinh học và sau khi bổ
sung chế phẩm sinh học 24 giờ. Nhịp thu mẫu theo định kỳ bổ sung chế phẩm sinh
học ở các nghiệm thức thí nghiệm.
3.3.2 Mô tả thí nghiệm
3.3.2.1 Ương ấu trùng
Vệ sinh bể và dụng cụ: Trước khi thí nghiệm, bể và dụng cụ được khử trùng bằng
chlorine 200ppm và rửa kỹ bằng nước sạch.
Nguồn nước: Nước ót có độ mặn 80 - 100‰ được lấy từ ruộng muối lọc qua túi lọc
vải 1 µm. Nước lợ 30‰ được pha từ nước ót và nước ngọt là nước sinh hoạt được
cung cấp từ nhà máy nước thành phố. Nước 30‰ được xử lý bằng chlorine với nồng
độ 25ppm. Sau khi hòa chlorine vào nước, để yên 1 đêm, sau đó sục khí thật mạnh
trong 4 ngày để loại bỏ chlorine trước khi sử dụng. Trước khi sử dụng, kiểm tra nồng
độ chlorine còn lại trong nước bằng bộ test chlorine. Nếu nước còn chlorine, dùng
thiosulphate natri với nồng độ thiosulphate natri bằng nồng độ chlorine còn dư trong

nước.
Gây nuôi tảo: Nguồn gốc của tảo Chaetoceros sp. được mang về cấy từ Khoa Thủy
Sản trường Đại học Cần Thơ để nuôi sinh khối dùng làm thức ăn cho ấu trùng tôm ăn.
Trước tiên, pha nước 25‰ để cấy tảo trong bể 60 lít cấp 50 lít nước, dùng 20 ppm
dung dịch MAC để làm môi trường nuôi cấy tảo. Sục khí liên tục trong quá trình nuôi
cấy.
Ấp Artemia: Artemia được cho nở từ Artemia sấy khô đóng hộp của Vĩnh Châu.
Trước khi ấp, trứng đã được ngâm với nước ngọt khoảng 30 phút, ngâm với nước
Javel 5 phút, tiếp tục đem rửa sạch sau đó ta đem ấp với nước có độ mặn từ 15‰
(trong phiểu ấp có sục khí liên tục) lúc 15 giờ hằng ngày. Sau 18 giờ ấp thì Artemia
nở, tiến hành thu, ngâm formol và rửa sạch lại bằng nước máy. Sau đó tiến cho ăn 2
lần/ngày, vào các giờ cố định: 9 giờ, 21 giờ.
Cho ăn: Cho ấu trùng ăn phù hợp theo từng giai đoạn.
Định lượng tảo Chaetoceros sp. cho ăn: dùng lọ thủy tinh thu 10ml nước tảo, dùng
ống nhựa 5ml khuấy đều lọ mẫu nước và hút 1ml cho vào buồng đếm Sedgwick
Rafter. Đưa lên kính hiển vi và đếm số lượng tảo (cá thể/ml) ở vật kính 10X. Sau dó
nhân lên số lượng tảo cho ăn cần thiết.

23


Định lượng Atemia cho ăn: dùng ống hút nhựa hút 1ml nước ấp artemia nhỏ từng giọt
lên lame để điếm số lượng artemia/1ml. Sau đó nhân lên số lượng Atemia cần thiết
cho ăn.
Giai đoạn Nauplius: giai đoạn này chủ yếu dinh dưỡng bằng noãn hoàng, do đó
không cung cấp thức ăn chỉ cần sục khí nhẹ và tránh ấu trùng chìm xuống đáy bể. Khi
quan sát theo dõi thấy ấu trùng chuyển sang giai đoạn Nauplius 6 thì cho ăn đón đầu
giai đoạn Zoea. Sau 20 phút cho ăn thức ăn chế biến. Từ giai đoạn zoae cho ấu trùng
ăn 8 lần/ngày định kì 3 giờ/lần
Bảng 3.4: Bảng cho ấu trùng ăn ( Thạch Thanh, 1999).


Giai
đoạn

Thời
gian
biến
thái
(giờ)

N1-N6

40 - 45

N6-Z1

1-4

Z1
Z2
Z3
Z3-M1
M1
M2
M3
M3PL1
PL1
PL2
PL3
PL4

PL5
PL6
PL7
PL8
PL9
PL10
PL11
PL12

24 - 32
30 - 40
30 - 45
2-6
24 - 28
24 - 30
24 - 30

0,42 0,52
0,52 1,0
1,0 - 1,5
1,8 - 2,0
2,9 - 3,1
3,1 - 3,7
3,7 - 4,1
4,4 - 4,7
4,7 - 4,9

4-8
24
24

24
24
24
24
24
24
24
24
24
24

Kích
thước ấu
trùng
(mm)

Tảo
(10.000
tb/ml)

Fripack
150
(g/m3)

N2
(g/m3)

Artemia
(con/ml)


Lansy
(g/m3)

Fripack 2
(g/m3)

1
1
2
2
3
4
6

2
2
4
4

1
1
2

4,9 - 5,1

10

4

5,2

5,7
6,3
6,8
7,4
7,8
8,1
8,7
9,4
10,2
11,3
12,1

8
6
5
3

30
80
100
150
80
30

3
6
8
11
15
16

17
18
19
17
15
12

3
7
12

4
5
5
4
4
3
3
3
2
2
2
2

Trong quá trình cho ăn thường xuyên kiểm tra khả năng ăn của ấu trùng để điều chỉnh
lượng thức ăn cho phù hợp.
Quản lý bể ương: Mỗi ngày phải kiểm tra giai đoạn của tôm ương dưới kính hiển vi.
Theo dõi bắt mồi của ấu trùng, điều chỉnh lượng thức ăn.
24



3.3.2.2 Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường
Nhiệt độ: được đo vào 6h sáng , 14h chiều mỗi ngày bằng nhiệt kế.
Cách đo: đưa nhiệt kế xuống nước khoảng 15 phút sau ghi nhận số liệu trong nhiệt
kế.
pH: được đo vào 6h sáng , 14h chiều mỗi ngày bằng dụng cụ bộ Test Kist.
Cách đo: Rửa sạch lọ thủy tinh bằng mẫu nước cần kiểm tra nhiều lần, sau đó đổ đầy
5ml nước mẫu vào lọ, lau khô bên ngoài. Nhỏ 2 giọt thuốc từ bộ Test Kit, sau đó lắc
đều so sánh màu của lọ với cột màu của nhà sản xuất và xác định hàm lượng pH.
TAN: Rửa sạch lọ thủy tinh bằng mẫu nước cần kiểm tra nhiều lần, sau đó đổ đầy
10ml nước mẫu vào lọ, lau khô bên ngoài.
- Nhỏ 3 giọt thuốc thử 1 vào lọ, lắc nhẹ cho thuốc phân tán.
- Nhỏ 3 giọt thuốc thử số 2 vào lọ và lắc tiếp
- Nhỏ 3 giọt thuốc thử số 3, tiếp tục lắc nhẹ, sau 5 phút đối chiếu kết quả thử nghiệm
với bảng so màu, đơn vị tính mg/l.
NO2: Rửa sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm
tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.
- Rửa sạch lọ thủy tinh bằng mẫu nước cần kiểm tra nhiều lần, sau đó đổ đầy 10ml
nước mẫu vào lọ, lau khô bên ngoài.
- Nhỏ 5 giọt thuốc thử số 1 và 5 giọt thuốc thử số 2 vào lọ chứa mẫu nước cần kiểm
tra.
- Đóng nắp lọ và lắc nhẹ sau đố mở nắp ra. Chờ 3-5 phút, sau đó đem đối chiếu với
bảng so màu. Thực hiện so màu dưới ánh sáng tự nhiên, tránh ánh sáng mặt trời trực
tiếp chiếu vào.
3.3.2.3 Phương pháp thu nước và đếm mật số vi khuẩn Vibrio sp.
Phương pháp thu mẫu: Sau khi bổ sung chế phẩm sinh học 24 giờ. Mẫu nước dùng
phân tích vi khuẩn được thu bằng ống nghiệm đã tiệt trùng, thu cách mặt nước 20-30
cm. Dùng phương pháp pha loãng và cấy trên môi trường TCBS agar để xác định mật
số vi khuẩn Vibrio sp.
Phương pháp chuẩn bị mẫu nước: Chuẩn bị 3 ống nghiệm chứa 9 ml nước muối

sinh lý (0,85%), thanh trùng 121oC trong thời gian 15 phút để pha loãng mẫu. Dùng
pipet hút 1 ml mẫu nước cho vào ống nghiệm chứa 9 ml nước muối sinh lý đã tiệt
trùng, lắc đều bằng máy Vortex để mẫu có độ pha loãng 10-1. Từ mẫu đó dùng pipet
hút 1 ml cho vào ống nghiệm thứ 2 chứa 9 ml nước muối sinh lý đã tiệt trùng, lắc như
25


×