Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Ảnh hưởng của dịch chiết từ nấm linh chi lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông giai đoạn cá giống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (461.27 KB, 41 trang )

TRƯỜNG ÐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ÐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 52620301

ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT
TỪ NẤM LINH CHI LÊN TĂNG TRƯỞNG
VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA CÁ RÔ ĐẦU VUÔNG
GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG

Cán bộ hướng dẫn
ThS. NGUYỄN THÀNH TÂM

Sinh viên thực hiện
HỒ THỊ BẢO NGỌC
MSSV: 0853040076
Lớp: NTTS K3

Cần Thơ, 2012
1


LỜI CẢM TẠ
Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn đến ba mẹ và gia đình tôi đã tạo điều kiện cho
tôi có thể học tập như ngày hôm nay.
Xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Thành Tâm đã tận tình hướng dẫn
trong suốt thời gian thực hiện đề tài, để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn của mình.
Xin chân thành cảm ơn thầy cô, đã dạy và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức bổ ích
trong suốt những năm học vừa qua.


Cảm ơn các bạn lớp Nuôi Trồng Thủy Sản 3, đã cùng tôi vượt qua những khó khăn
trong học tập trong suốt thời gian qua.
Đề tài đựợc hoàn thành với nhiều tâm huyết nhưng không tránh khỏi sự thiếu sót.
Kính mong sự đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn, xin chân thành cảm ơn.

2


TÓM TẮT
Đề tài ảnh hưởng của dịch chiết từ nấm Linh Chi lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của
cá rô đầu vuông giai đoạn cá giống được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của
dịch chiết từ nấm Linh Chi lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông giai
đoạn giống. Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên có bổ sung dịch chiết
nấm Linh Chi với liều lượng khác nhau: 2 ml/kg thức ăn (NT2), 4 ml/kg thức ăn
(NT3), 6 ml/kg thức ăn (NT4), 8 ml/kg thức ăn (NT5), 10 ml/kg thức ăn (NT6), mỗi
nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả thu được, tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông ở
nghiệm thức đối chứng bằng (48,3%) thấp hơn so với NT2 (60,8%), NT3 (58,3%),
NT4 (75%), NT5 (85%), NT6 (76,6%). Tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông ở NT5
bằng (85%) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với nghiệm thức đối chứng,
NT2, NT3. Như vậy, khi bổ sung dịch chiết từ nấm Lịnh chi vào thức ăn với liều
lượng 8 ml/kg thức ăn có tác dụng làm tăng tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của cá
rô đầu vuông giai đoạn cá giống là tốt nhất.
Từ khóa: cá Rô đầu vuông (Anabas sp), nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum), tỷ lệ sống, tốc độ
tăng trưởng.

3


MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM TẠ .................................................................................................................... i
TÓM TẮT ........................................................................................................................ ii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... iii
DANH SÁCH BẢNG ....................................................................................................... v
DANH SÁCH HÌNH ....................................................................................................... vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................................... vii
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................ 1
1.1 Giới thiệu ................................................................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................. 1
1.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................................ 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ......................................................................... 3
2.1 Đặc điểm sinh học của cá rô đầu vuông .................................................................... 3
2.1.1 Phân loại ........................................................................................................... 3
2.1.2 Hình thái ........................................................................................................... 3
2.1.3 Phân bố ............................................................................................................. 4
2.1.4 Dinh dưỡng ....................................................................................................... 4
2.1.5 Sinh trưởng........................................................................................................ 4
2.1.6 Đặc điểm sinh sản.............................................................................................. 5
2.2 Các yếu tố môi trường nước ..................................................................................... 5
2.2.1 Độ trong ............................................................................................................ 5
2.2.2 Nhiệt độ............................................................................................................. 5
2.2.3 pH nước ............................................................................................................ 5
2.2.4 N – NH4+ (mg/l) ................................................................................................. 6
2.2.5 Oxy (mg/l) ......................................................................................................... 6
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về ương và nuôi thương phẩm cá rô đồng ở
Việt Nam ...................................................................................................................... 6
2.4 Tình hình dịch bệnh trên cá rô đồng ......................................................................... 9
2.5 Sơ lược về nấm Linh Chi ........................................................................................ 11
2.5.1 Hình thái phân loại .......................................................................................... 11
2.5.2 Dược tính của nấm Linh Chi ............................................................................ 12

2.5.3 Tình hình sử dụng thảo dược ........................................................................... 13
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 17
3.2 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 17
3.3 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................ 17
3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm ............................................................................... 17
3.4.1 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm .......................................................................... 17
3.4.2 Bố trí thí nghiệm.............................................................................................. 18
3.5 Các chỉ tiêu cần theo dõi ......................................................................................... 19
3.5.1 Các chỉ tiêu môi trường ................................................................................... 19
3.5.2 Các chỉ tiêu của cá ........................................................................................... 19
3.6 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................................ 21
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................. 22
4.1 Khảo sát các yếu tố môi trường .............................................................................. 22
4.2 Ảnh hưởng của dịch chiết nấm Linh Chi lên tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông ........... 23
4.3 Ảnh hưởng của dịch chiết nấm Linh Chi lên tăng trưởng khối lượngcủa cá
rô đầu vuông ......................................................................................................... 24
4


4.4 Ảnh hưởng của dịch chiết nấm Linh Chi lên tăng trưởng chiều dài của cá
rô đầu vuông .......................................................................................................... 27
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..................................................................... 29
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 29
5.2 Đề xuất................................................................................................................... 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 26
PHỤ LỤC A .................................................................................................................... A
PHỤ LỤC B......................................................................................................................E
PHỤ LỤC C .................................................................................................................... H


5


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Thành phần dinh dưỡng thức ăn ........................................................... 18
Bảng 3.2. Mô tả cách bố trí thí nghiệm ................................................................. 19
Bảng 4.1. Sự biến động của các yếu tố môi trường ............................................... 22
Bảng 4.2. Tỷ lệ sống của cá rô đầu vuông ............................................................ 23
Bảng 4.3. Tăng trưởng khối lượng của cá rô đầu vuông........................................ 25
Bảng 4.4. Tăng trưởng chiều dài của cá rô đầu vuông .......................................... 27

6


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 2.1. Hình dạng ngoài của cá rô đầu vuông ................................................... 3
Hình 2.2. Hình thái nấm Linh Chi ........................................................................ 12
Hình 3.1. Hệ thống giai ương cá........................................................................... 18
Hình 4.1. Tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông ........................................................... 24
Hình 4.2. Trọng lượng theo ngày của cá Rô đầu vuông ........................................ 26
Hình 4.3. Chiều dài theo ngày của cá Rô đầu vuông ............................................. 28

7


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL: Đồng bằng song Cửu Long
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
KCN: Khu công nghiệp
DHA: Docosahexaenoic acid
EPA: Eicosapentaenoic acid
h: giờ

8


CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới Thiệu
Nước Việt Nam có đường bờ biển dài từ Bắc vào Nam, hệ thống sông ngòi chằng
chịt tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, trong đó
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lại là vùng chiếm một vị trí rất quan trọng về
mặt sản lượng thủy sản nước ngọt với nhiều đối tượng có giá trị kinh tế cao như: cá
tra, cá Ba sa, cá Lóc, cá Rô đồng, cá Thát lát… đã góp một phần đáng kể vào nền
kinh tế quốc dân.
Đặc biệt những năm gần đây phong trào nuôi thâm canh các loài cá nước ngọt phát
triển một cách mạnh mẽ ở nhiều nơi của vùng ĐBSCL. Năm 2008, ông Nguyễn
Văn Khải (ngụ ấp 5, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) tình cờ
phát hiện trong ao cá Rô đồng nhà mình có khoảng 70 cá thể có tốc độ tăng trưởng
nhanh hơn các cá thể khác trong ao và đầu cá có dạng hình khá vuông nên được gọi
là cá Rô đầu vuông. Khối lượng mỗi con từ 400 – 700g, lớn hơn gấp 3 – 4 lần cá
Rô bình thường trong ao. Do thấy đây là loại cá lạ, lại có nhiều ưu điểm như phẩm
chất thịt ngon, kích cỡ tương đối lớn, không có xương dăm, tốc độ tăng trưởng
nhanh, kỹ thuật nuôi giống với cá Rô đồng nên ông Khải tiếp tục nhân giống bán
cho những người hàng xóm cùng nuôi. Năm 2008 diện tích nuôi cá Rô đồng trên
địa bàn xã Vĩnh Thuận Tây, Huyện Vị Thủy chỉ có vài chục ha, nhưng hiện nay đã

tăng lên 225 ha, chủ yếu là nuôi cá Rô đầu vuông (Lương Phúc, 2010). Chính vì thế
nên trong một thời gian ngắn cá Rô đầu vuông được nuôi rộng rãi ở nhiều tĩnh trong
ĐBSCL và cũng đem lại lợi nhuận khá cao cho nhiều hộ nuôi. Vì thế cá Rô đầu
vuông là đối tượng quan tâm của người nuôi trong thời gian qua.
Tuy nhiên, phát triển nuôi cá Rô đầu vuông thâm canh hóa sẽ làm gia tăng lượng
chất thải hữu cơ, gây ô nhiễm cho vùng nước xung quanh vì thế tình hình dịch bệnh
xảy ra là không tránh khỏi. Việc sử dụng thuốc, hóa chất trong phòng trị bệnh
không hiệu quả góp phần gia tăng mầm bệnh và gia tăng chi phí sản xuất. vì thế để
khắc phục tình trạng trên, nghiên cứu sử dụng cây cỏ, thảo dược thay thế thuốc
kháng sinh, bổ sung vào thức ăn cho động vật thủy sản đang rất được quan tâm. Và
cũng vì lý do trên nên đề tài “Ảnh hưởng của dịch chiết từ nấm Linh Chi lên
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đầu vuông giai đoạn cá giống” được tiến
hành nhằm góp phần nâng cao năng suất cho người nuôi.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá ảnh hưởng của dịch chiết từ nấm Linh Chi lên tăng trưởng và tỷ lệ sống
của cá Rô đầu vuông.

9


1.3 Nội dung nghiên cứu
Theo dõi khả năng tăng trưởng và tỷ lệ sống cá Rô đầu vuông trong quá trình ương.

10


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của cá Rô đầu vuông
Năm 2008, trong ao nuôi cá Rô đồng nhà ông Nguyễn Văn Khải (ngụ ấp 5, xã Vĩnh

Thuận Tây, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) xuất hiện 70 cá thể có tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn các cá thể khác trong ao, khi trưởng thành phần đầu của các cá
thể này có dạng hình khá vuông nên dược gọi là cá Rô đầu vuông. Cá Rô đầu vuông
xuất hiện từ ao nuôi cá Rô đồng, có các đặc điểm hình thái và điều kiện môi trường
sống tương tự như cá Rô đồng.
2.1.1 Phân loại
Theo Trần Kiều Lan Phương (2011). Cá Rô đầu vuông và cá Rô đồng có đặc điểm
sinh học tương đồng nhau có hệ thống phân loại được xếp như sau:
Ngành: Vertebrata
Lớp: Osteichthyes
Bộ: Perciformes
Họ: Anabantidae
Giống: Anabas
Loài: Anabas sp
Tên địa phương: Cá Rô đầu vuông
Tên tiếng anh: Climbing perch

Hình 2.1. Hình dạng ngoài của cá Rô đầu vuông
(Nguồn: Longan.gov.vn)

2.1.2 Hình thái
Cá Rô đầu vuông lúc nhỏ có hình dạng giống như cá Rô đồng bình thường có hình
bầu dục, dẹp bên, cứng chắc, chiều dài gấp 3 – 4 lần chiều cao thân, đầu lớn, mắt to

11


tròn nằm lệch về hai bên nữa trên đầu, miệng giữa hơi cận trên, răng nhỏ nhọn, mỗi
bên đầu có hai lỗ mũi, nắp mang cứng, cạnh sau xương nắp mang có nhiều gai nhỏ
tạo thành răng cưa, giúp cá di chuyển tốt trên cạn, gai vây cứng và chắc, gốc vây

đuôi có đốm đen tròn vẩy lược phủ toàn thân. Cá có cơ quan hô hấp phụ nằm ở trên
cung mang thứ nhất gọi là hoa khế, cơ quan này giúp cá sống được trong môi
trường thiếu oxy. Ngoài việc lấy oxy trong nước, chúng còn lấy oxy trong không
khí để thở (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993).
Ngoài ra, khi cá có kích thước lớn, đầu cá có hình hơi vuông, môi trề, bụng sệ, đuôi
dài, vây dưới dày. Thân cá dài có hai chấm đen ở gần đuôi và mang cá. Đặc điểm
khác của cá Rô đầu vuông và cá Rô đồng bình thường là cá Rô đực và cá Rô cái có
tốc độ tăng trưởng tương đương.
2.1.3 Phân bố
Cá Rô đầu vuông là loài cá nước ngọt, hiện đang được nuôi ở một số tỉnh vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Cá Rô đầu vuông được nuôi trong ao chưa phát hiện
ngoài tự nhiên.
2.1.4 Dinh dưỡng
Đặc điểm dinh dưỡng tương tự như cá Rô đồng. Có ruột dày và ngắn so với chiều
dài thân, là loài cá ăn tạp thiên về động vật. Thành phần thức ăn rất đa dạng, giai
đoạn còn nhỏ cá ăn chủ yếu là động vật, thực vật phù du, mùn bã hữu cơ. Khi lớn
lên ngoài những thức ăn trên chúng còn ăn cả những mầm lúa, hạt cỏ, lá bèo,
rong… và cả nhóm động vật như tép, giáp xác, cá nhỏ, nòng nọc… khi nuôi trong
ao chúng có thể ăn cả phụ phế phẩm nông nghiệp, từ các nhà máy như: phân gia
súc, gia cầm, đầu tôm, đầu cá… ngoài những loại thức ăn trên cá còn có thể ăn cả
thức ăn tự chế, thức ăn công nghiệp (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương,
1993)
2.1.5 Sinh trưởng
Cá Rô đồng là loài cá có kích thước nhỏ, thể trọng thường gặp 50 – 100 g/con. Tuy
cá Rô đồng có tính ăn rộng nhưng là loài có tốc độ tăng trưởng chậm hơn nhiều so
với loài khác (Phạm Văn Khánh và ctv, 2002). Trong tự nhiên, tuổi thọ của ca Rô
đồng có thể đạt 5 – 6 năm. Năm đầu tiên, chiều dài của cá 9 – 10 cm, khối lượng đạt
50 – 60g đối với cá đực và 50 – 80g đối với cá cái, năm thứ hai: 12 – 13 cm, năm
thứ ba: 14 – 15 cm, năm thứ tư: 16 – 17 cm (Hồ Mỹ Hạnh, 2003). Khác với cá Rô
đồng, cá Rô đầu vuông có kích thước tương đối lớn, tốc độ sinh trưởng nhanh hơn

cá Rô đồng. Sau hơn 3 tháng nuôi cá đạt khối lượng 100 – 120 g/con (Phương
Thanh, 2010). Cá Rô đầu vuông có ưu điểm lớn nhanh, con đực và con cái có kích
thước như nhau. Thời gian nuôi 4 tháng đầu có thể đạt khối lượng 6 con/kg. Nếu

12


nuôi kéo dài 7 tháng, khối lượng của cá có thể đạt từ 500 – 800 g/con
(www.khuyennongvn.gov.vn).
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Cá sinh sản tự nhiên vào đầu mùa mưa. Cá di chuyển từ nơi sinh sống đến nơi vừa
ngập nước sau những đám mưa lớn đầu mùa như ruộng, ao, đìa,… nơi có chiều cao
cột nước 30 – 40 cm để sinh sản. Cá không có tập tính giữ con. Sức sinh sản dao
động từ 300.000 – 700.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá thuộc loại trứng nổi (Dương
Nhựt Long, 2006).
2.2 Các yếu tố môi trường nước
2.2.1 Độ trong
Độ trong của nước được quyết định bởi các sinh vật, những hạt sét lơ lửng trong
nước, màu nước, ngoài ra nó còn biến đổi do sóng gió thủy triều, tốc độ dòng chảy,
đối tượng nuôi và tác động của con người.
Trong ao nuôi thì độ trong thích hợp cho sự phát triển của cá từ 20 – 30 cm, khi độ
trong thấp cá khó hô hấp, cường độ bắt mồi giảm. Nhưng độ trong quá cao nước
nghèo dinh dưỡng, sinh vật phù du phát triển kém, hạn chế thành phần thức ăn tự
nhiên của cá, năng suất của cá giảm (Trương Quốc Phú, 2006).
2.2.2 Nhiệt độ (oC)
Cá là loài biến nhiệt, nhiệt độ của cơ thể cá thay đổi theo nhiệt độ nước. Khi nhiệt
độ quá lạnh hay quá nóng, cá bị sốc, ít ăn và chậm lớn. Nhiệt độ thích hợp cho cá,
tôm vùng nhiệt đới nằm trong khoảng 25 – 32oC. Tuy nhiên, cá có thể chịu đựng
nhiệt độ trong khoảng 20 – 35 oC.
Nhiệt độ trong ao là yếu tố cần thiết không thể thiếu đối với đời sống của thủy sinh

vật, đặc biệt là các loài cá, nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của sinh vật, quá
trình sinh học xảy ra trong cơ thể cá như trao đổi chất, hô hấp, sinh trưởng, cường
độ bắt mồi. Nhiệt độ biến động theo vùng địa lý, mùa, thời tiết và ngày đêm. Nhiệt
độ thấp nhất vào khoảng 5 giờ đến 6 giờ sáng và cao nhất vào khoảng 14 giờ đến
15 giờ chiều, nhiệt độ cũng biến động theo độ sâu tạo nên phân tầng nhiệt độ
(Trương Quốc Phú, 2006).
2.2.3 pH
Nếu xây dựng ao trên vùng đất phèn, nước có thể bị nhiễm phèn vào mùa mưa khi
nước mưa rửa tRôi phèn từ trên bờ xuống ao. Nước phèn có độ pH thấp (nhỏ hơn
7), thường rất trong và rất ít loài sinh vật có thể sống trong nước phèn.
Khi pH biến động lớn sẽ làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỉ lệ sống, sinh sản, dinh
dưỡng và quá trình hô hấp của cá. Một số yếu tố làm cho pH thay đổi như quá trình
13


phân hủy các chất hữu cơ, quá trình quang hợp của thực vật, quá trình hô hấp của
thủy sinh vật (Trương Quốc Phú, 2006).
Tránh đào lớp đất phèn lên khi xây dựng ao, trên vùng đất phèn tốt nhất là xây dựng
ao nổi. Nếu phải đào lớp đất phèn lên trong quá trình xây dựng ao thì cần cải tạo ao
đến khi nước có độ pH thích hợp mới thả cá.
Nếu nước bị phèn, dùng vôi nông nghiệp hoặc đá vôi đen (Dolomite) với liều lượng
0,5 – 1 kg/100m2 ao hoặc bờ. Vôi nông nghiệp hoặc đá vôi đen chỉ có tác dụng hạ
phèn từ từ, do đó nên phải bón 2 – 3 ngày một lần đến khi nước có pH thích hợp
2.2.4 N – NH4+ (mg/l)
Đạm trong nước là nguồn dinh dưỡng cho thực vật, là một trong những chất dinh
dưỡng đối với đời sống thủy sinh vật. Trong các thủy vực đạm liên kết trong các
protein. Nếu nồng độ trong thủy vực cao, gây ảnh hưởng đến đời sống động vật
thủy sản.
Trong ao nuôi thì đạm tồn tại ở nhiều dạng khác nhau như ammonia (NH3) và đạm
amon (NH4). Trong các thủy vực hàm lượng NH4+ rất cần thiết cho sự phát triển của

vi sinh vật, vì đây là nguồn thức ăn trong thủy vực, tuy nhiên nếu hàm lượng này
trong nước quá cao sẽ làm cho thực vật phù du phát triển quá mức sẽ gây hại đên
cá. Hàm lượng này dao động từ 0,2 – 2 ppm trong ao nuôi.
Khi cho ăn dư thừa và phân bón quá liều chất thải sẽ tích tụ ở đáy ao sinh ra nhiều
chất khí độc. Nước có mùi hôi thối, nhiều bọt khí và lớp bùn đen ở đáy ao cho biết
trong ao có nhiều khí độc, đặc biệt là khí Metan và khí H2S.
Chất độc NH3 và Nitrite sinh ra từ qua trình phân hủy các chất hữu cơ trong nước.
Hàm lượng NH3 thấp thì có tác dụng tốt giống như phân bón nhưng nếu hàm lượng
NH3 cao sẽ gây độc cho cá (Trương Quốc Phú, 2006).
2.2.5 Oxy (mg/l)
Oxy là một chất khí quan trọng đối với đời sống sinh vật đặc biệt là đối với thủy
sinh vật vì hệ số khuếch tán của oxy ở trong nước nhỏ hơn nhiều so với hệ số
khuếch tán của không khí. Oxy thấp nhất vào lúc sang sớm (6 giờ) và cao nhất vào
buổi chiều (14 giờ). Hàm lượng oxy hòa tan trong nước cao hay thấp đều ảnh hưởng
đến đời sống thủy sinh vật, nồng độ oxy thích hợp cho nuôi cá từ 6 – 8 mg/l, oxy có
hàm lượng từ 1 – 5 mg/l cá sống nhưng phát triển chậm, từ 0,3 – 1 mg/l cá có thể
chết nếu nhiệt độ cao (Trương Quốc Phú, 2006).
2.3 Một số kết quả nghiên cứu về ương và nuôi thương phẩm cá Rô đồng ở Việt
Nam.

14


Hồ Mỹ Hạnh (2003), đã nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thức ăn lên tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá Rô đồng giai đoạn cá bột lên cá hương. Thí nghiệm
tiến hành trên bể xi măng có thể tích 1 x 1 x 0,8m. Trong quá trình ương không thay
nước, chỉ cấp thêm nước khi nước trong bể cạn bớt do bốc hơi, thí nghiệm gồm 2
nghiệm thức: nghiệm thức 1 ương với 3 mật độ khác nhau (500 con/m2, 1.000
con/m2, 1.500 con/m2); nghiệm thức 2 sử dụng 2 loại thức ăn (bón phân và thức ăn
chế biến). Kết quả cho thấy tăng trưởng của cá khác biệt không có ý nghĩa giữa

ương cá bằng bón phân và thức ăn chế biến. Tuy nhiên, tỷ lệ sống trung bình của cá
ở các nghiệm thức bón phân (6,85%) cho kết quả thấp hơn có ý nghĩa so với nghiệm
thức thức ăn chế biến (17,44%). Tỷ lệ sống trung bình của cá ở 3 mức mật độ ương
500 con/m2, 1000 con/m2 và 1500 con/m2 lần lượt là 22,07%, 7,67% và 6,71%. Ở
nghiệm thức mật độ ương 500 con/m2 sử dụng thức ăn chế biến cho tỷ lệ sống cao
nhất 31,47±11,47% và đây là mật độ được khuyến cáo để ương cá Rô đồng giai
đoạn cá hương.
Trần Lê Cẩm Tú và Trần Thị Thanh Hiền (2006) đã nghiên cứu khả năng chia sẽ
năng lượng của lipid cho protein trong thức ăn của cá Rô đồng thông qua sự tăng
trưởng, hiệu quả sử dụng thức ăn và thành phần sinh hóa của cá ở giai đoạn giống
cỡ 2 – 2,5 g/con. Thí nghiệm được bố trí vào hệ thống bể nhựa có thể tích 100
lít/bể. Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, thời gian bố trí là 40 ngày, cá được bố trí 15
con/bể và được cho ăn với khẩu phần 6 – 7% khối lượng thân. Thức ăn thí nghiệm
được phối chế có cùng mức năng lượng (4,2 kcal/g) và mức protein – lipid lần lượt
là 32% – 6% ; 26% – 9% và 23% – 12%. Kết quả cho thấy cá tăng trưởng tốt nhất ở
nghiệm thức 32% protein và 6% lipid. Tăng trưởng của cá ở nghiệm thức 26%
protein – 9% lipid và 23% protein – 12% lipid khác biệt không có ý nghĩa.
Đặng Khánh Hồng, Đỗ Trung và Nguyễn Tường Anh (2006) đã nghiên cứu kỹ
thuật sản xuất giống cá Rô đồng toàn cái. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm tạo
ra cá giống toàn cái nhằm đáp ứng nhu cầu thả nuôi. Nghiên cứu được tiến hành
bằng cách cho cá bột 2 ngày tuổi ăn thức ăn có trộn hormone 17α-methyltestosteron
(MT) với 3 mức khác nhau 40 mg/kg, 60 mg/kg và 80 mg/kg thức ăn trong 14, 21
và 28 ngày. Kết quả cho thấy với mức 40 mg/kg thức ăn và sau 14 ngày cho ăn đã
tạo được 97,5±1,43% cá đực và có tỷ lệ sống cao hơn so với nghiệm thức cho ăn 60
mg/kg và 80 mg/kg thức ăn.
Theo nghiên cứu của Dương Nhựt Long và ctv. (2006) thực nghiệm nuôi cá Rô
đồng thâm canh trong ao đất tại tỉnh Long An, nguồn cá bột cung cấp cho nghiên
cứu được sản xuất tại Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công
nghệ tỉnh Long An. Sau đó cá Rô đồng bột được ương nuôi ở 8 hộ nông dân tại các
huyện Thạnh Hóa, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Thủ Thừa, Châu Thành. Cá Rô đồng bột

được ương trong ao đất, mật độ ương 1.000 con/m2, thức ăn ban đầu gồm thức ăn tự
15


nhiên và 2 lòng đỏ trứng gà kết hợp với 100g bột đậu nành cho 10.000 cá bột hòa
tan với nước tạt đều khắp ao. Sau tuần tuổi đầu tiên, cá được cho ăn bổ sung bằng
thức ăn viên Cargill (0,4 x 0,4 mm) hàm lượng đạm từ 32 – 36%. Khẩu phần ăn dao
động 20 – 30% khối lượng thân/ngày, sau 1,5 tháng ương tỷ lệ sống của cá Rô dao
động từ 3,7 – 15,6%. Năng suất cá ương bình quân đạt 1,653 kg cá giống/ha.
Theo nghiên cứu của Dương Nhựt Long và ctv. (2006) thực nghiệm nuôi cá Rô
đồng trong ao đất. Nhằm xác lập cơ sở khoa học để xây dựng qui trình công nghệ
nuôi thương phẩm cá Rô đồng, thực nghiệm nuôi cá trong ao đất. Thí nghiệm tiến
hành với 2 nghiệm thức mật độ khác nhau (30 và 40 con/m2) được thực hiện tại
Long An từ tháng 7/2004 đến 7/2005. Sau chu kỳ 6 tháng nuôi, khối lượng bình
quân của cá nuôi ở nghiệm thức I (49,7±6,1 g/con) lớn hơn so với cá nuôi ở nghiệm
thức II (46 ±9,4 g/con). Tăng trọng bình quân của cá nuôi ở nghiệm thức I đạt
0,28±0,1 g/ngày và ở nghiệm thức II là 0,25±0,08 g/ngày. Năng suất cá ở nghiệm
thức I đạt (10490 kg/ha) thấp hơn so với nghiệm thức II (12.640 kg/ha) nhưng lợi
nhuận ở nghiện thức I là (42.190.000 đồng/ha) cao hơn so với nghiện thức II
(31.260.000 đồng/ha). Nuôi thâm canh cá Rô đồng bằng giống nhân tạo với mật độ
30 con/m2 đã đạt chất lượng tốt, hệ thống nuôi đạt hiệu quả và góp phần cải thiện
thu nhập cho nông hộ vùng nông thôn tỉnh Long An.
Ngoài ra còn một số nghiên cứu về việc sử dụng thức ăn công nghiệp cho cá Rô
đồng như nghiên cứu của Trần Minh Phú và ctv. (2006) đã thực nghiệm nuôi thâm
canh cá Rô đồng bằng thức ăn viên với các hàm lượng đạm khác nhau. Thí nghiệm
được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong 9 ao đất (100 m2) tại Ô Môn – Cần thơ từ
tháng 5 – 11 năm 2004. Mật độ thả nuôi là 25 con/m2, thức ăn viên với 3 hàm lượng
đạm khác nhau (23% CP, 26% CP, 32% CP). Kết quả thí nghiệm cho thấy trong
quá trình nuôi tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống của cá sau 4 tháng nuôi khác nhau
không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) và trong lượng của cá đạt 54 – 56 g/con khi

kết thúc thí nghiệm. Thức ăn viên thích hợp cho từng giai đoạn được ghi nhận như
sau 2 tháng đầu tiên nên cho ăn thức ăn có hàm lượng đạm 32%, tháng thứ 3 là thức
ăn 26% và thời gian con lại sử dụng thức ăn có hàm lượng đạm 23%. Trong thực tế
sản xuất cá Rô đồng thương phẩm, với mật độ thả 25 con/m2, người nuôi có thể ứng
dụng cho ăn thức ăn viên 23% CP cho mô hình nuôi với hiệu quả lợi nhuận được
khẳng định.
Năm 2010, trạm thủy sản Huyện Tam Nông đã hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá Rô đầu
vuông bằng thức ăn công nghiệp cho chủ hộ Lại Thị Thương, ngụ tại xã Phú Thọ,
Huyện Tam Nông, Tỉnh Đồng Tháp. Diện tích ao nuôi cá Rô đầu vuông 5.000 m2,
trong cả vụ nuôi cho cá ăn thức ăn công nghiệp hiệu AFIEX – An Giang (loại 240V
– 230V) với nhiều độ đạm khác nhau, cho cá ăn 2 lần/ngày. Theo chủ hộ Lại Thị
Thương cho biết, khi sử dụng thức ăn công nghiệp hiệu AFIEX – An Giang để nuôi
16


cá Rô đầu vuông thì hệ số FCR khoảng 1,3. Sau gần 4 tháng nuôi cá đạt khối lượng
6 con/kg, sau khi trừ các khoảng chi phí phần lợi nhuận thu được từ mô hình
khoảng 250 triệu đồng (Trần Trọng Trung, 2010).
Năm 2010, Trung tâm thủy sản tỉnh Long An đã triển khai trình diễn mô hình nuôi
cá Rô đầu vuông tại nhà ông Nguyễn Thanh Hồng, ấp Bình Trung 2, xã Bình Trung,
Huyện Mộc Hóa, mật độ thả ban đầu là 15 con/m2 và khối lượng giống lúc thả nuôi
là 170 con/m2. Sau 36 ngày nuôi, qua kiểm tra cá đạt khối lượng bình quân 12
con/kg. Với kết quả ban đầu đạt được tại hộ ông Hồng, Trung tâm thủy sản tiếp tục
theo dõi mô hình cho đến khi thu hoạch và định hướng sẽ nhân rộng mô hình ra các
huyện khác trong tỉnh. Trung tâm thủy sản tỉnh Long An đã chuẩn bị đàn cá Rô đầu
vuông bố mẹ chất lượng cao để sản xuất giống nhằm cung cấp cá bột và cá giống từ
năm 2011, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu nuôi trong và ngoài tỉnh (Văn Dũng, 2010).
2.4 Tình hình dịch bệnh trên cá Rô đồng
Cá Rô đồng dể nuôi, thịt thơm ngon, không có xương dâm, giá trị thương phẩm cao.
Hiện nay, cá Rô đồng đang là một trong những đối tượng phổ biến ở ĐBSCL và các

tĩnh miền Đông Nam Bộ. Cá Rô đồng được nuôi ở nhiều nơi đã là tăng tính cạnh
tranh của loài thủy sản này, mật độ nuôi dã được tăng tối đa nhằm mục đích tăng
năng suất và lợi nhuận vụ nuôi. Cá Rô đồng cũng như các loài cá khác, khi sống
trong điều kiện môi trường xấu sẽ làm ảnh hưởng đến các chức năng sinh lý, hoạt
động các cơ quan, tổ chức trong cơ thể.
Bệnh do hóa chất độc hại
Một số nghiên cứu cho thấy độc tố nước thải làm phá hủy chức năng mang của cá
Rô đồng (Narian et al., 1990). Các chất độc từ nước thải làm biểu mô mang bất đầu
trương phòng sau 2 ngày tiếp xúc, các phiến mang phình to thấy rõ ở ngày thứ 6
tiếp xúc với chất thải và cuối cùng là các mô bị vỡ, tổ chức mang bị hủy hoại sau 7
– 10 ngày tiếp xúc với nước thải. Ngoài ra loại hóa chất công nghiệp bisphenol – A
(BPA) dùng trong sản xuất nhựa cũng gây ảnh hưởng hệ sinh dục, gan bị hoại tử,
mang mất cân bằng áp suất thẩm thấu (Aruna et al., 2010 ).
Bệnh do nấm
Một thí nghiệm cảm nhiễm 3 giống nấm Achlya, Aphanomyces và Saprolegnia phân
lập từ 21 loài cá lên cá Rô đồng, trong vòng 3 – 7 ngày kể từ thời điểm cảm nhiễm
các sợi nấm phát triển nhanh chống tại các vết thương và làm cá chết trong vòng 5 –
12 ngày (Srivastava, 1980). Bệnh “nấm nhớt” xảy ra trên cá Rô đồng thương phẩm
sau 3 tháng nuôi đã được báo cáo xuất hiện tại 2 tỉnh Cần Thơ và Hậu Giang (Trần
Ngọc Tuấn, 2010). Bệnh “nấm nhớt” xuất hiện cùng với sự giảm sút của chất lượng

17


nước ao nuôi và các tháng cuối vụ, làm giảm giá trị thương phẩm của cá và làm
giảm năng suất cũng như ảnh hưởng đến kinh tế của người nuôi.
Bệnh do vi khuẩn
Vi khuẩn cũng là một tác nhân gây thiệt hại nghiêm trọng trên cá Rô đồng. Năm
1990, đã phân lập được 4 chủng vi khuẩn, 2 chủng thuộc giống Pseudomonas với
các chỉ tiêu hóa, lý gần với Pseudomonas fluorescens và P. aeruginosa, một chủng

Aeromonas hyrophila anaerogens (biotype II) và chủng Micrococcus variance trên
129 mẫu cá Rô đồng có dấu hiệu lâm sàng với các đốm đỏ trên cơ thể và vết loét
trên da (Pal và Pradhan, 1990). Đến năm 2005, vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa
cũng đã được phân lập từ ruột cá Rô đồng bị bệnh với các biểu hiện lâm sàng những
tổn thương ở da, cơ (Das et al., 2006).
Đặt biệt, nghiên cứu gần đây đã chứng minh với sự biểu hiện của vi khuẩn
Edwardsiella tarda trên loài cá này cùng với sự suy giảm chất lượng nước, hàm
lượng chất hữu cơ cao, nhiệt độ môi trường thay đổi làm cá bị stress, nuôi với mật
độ cao (Mohanty và Sahoo, 2007). Một thí nghiệm cảm nhiễm trước đó cũng đã
chứng minh khả năng gây bệnh của vi khuẩn E. tarda trên cá Rô đồng, kết quả gây
cảm nhiễm ở nhiệt độ nước 20 – 22 oC cho thấy cá mẫn cảm với mầm bệnh E. tarda
ở mật độ 107 và 108 tế bào, cá bệnh có biểu hiện bỏ ăn, lờ đờ, bụng cá trương to có
màu vàng ánh đến hơi đỏ, xuất huyết bề mặt cơ thể và các vây. Cá chết 100% ở mật
đội là 109 tế bào trong vòng 3 ngày (Sahoo et al., 2000).
Một loài vi khuẩn gram âm khác cũng đã được công bố là gây bệnh trên cá Rô
đồng. Vi khuẩn Flavobacterium columnare hình que, di động trượt đã được phân
lập trên cá Rô đồng (Sarker et al., 2002; Dash et al., 2009). Kết quả cảm nhiễm cho
thấy ở mật độ 107 và 108 CFU/ml cá mẫn cảm nhanh với mầm bệnh và chết 50 –
100% trong vòng 7 ngày, riêng ở mật độ F. columnare 106 CFU/ml sau 7 ngày cá
chết 10 – 30%. Các điều kiện bất lợi như thiếu thức ăn cùng với độc lực của vi
khuẩn gây bệnh đủ mạnh thì bệnh sẽ xảy ra với tốc độ nhanh và các tổn thương khá
đặc trưng (Sarker et al., 2002; Sahoo et al., 2010). Bên cạnh đó tại Bangladesh,
Rahman et al., (2010) đã phân lập vi khuẩn F. columnare trên các vết loét cá Rô
đồng nuôi trong ao với tỉ lệ hao hụt được ghi nhận 40% tại các nông trại và 40 –
100% khi gây cảm nhiễm 3 – 5 x 108 CFU/ml.
Nhóm vi khuẩn Aeromonas ssp. cũng đã được phân lập từ cá Rô đồng bệnh ở các
nước Bangladesh (Rahman et al., 2004), Nhật, Malaysia, Philippines và Thái Lan
(FAO và NACA, 2006). Năm 2004, Yesmin et at. đã phân lập Aeromonas
hyrophila từ thận cá Rô đồng bệnh và Afza et al., (2007) đã phân lập A. sobria từ
gan, thận, tỳ tạng và các vết loét của cá Rô đồng. Nhóm Aeromonas ssp. còn được

coi là một trong tác nhân hình thành epizootic ulcerative syndrome (EUS) trên

18


nhiều loài cá nước ngọt ở nhiều quốc gia trong đó có cá Rô đồng. Nhóm Aeromonas
ssp. nói chung và A. hyrophila nói riêng thường xuyên tồn tại trong môi trường
nước, gây nguy hiểm cho các loài cá nước ngọt và làm ảnh hưởng lớn đến nền kinh
tế của nhiều nước (Torres et al., 1992). Trong sổ tay chuẩn đoán bệnh động vật thủy
sản của OIE (2009) liệt kê cá Rô đồng vào danh sách nhạy cảm với EUS. EUS đặc
trưng bởi sự hiện diện của một loại nấm Aphanomyces invadans (A. piscicida) trong
các vết nhiễm trùng, lỡ loét (Lilley et al., 1988; Humphrey và Pearce, 2004; OIE,
2009). Ngoài ra, kí sinh trùng, rhabdovirus và các vi khuẩn gram âm cũng được
phát hiện trong EUS. Dịch bệnh thường xảy ra khi môi trường thay đổi đột ngột,
nhiệt độ hạ thấp, và mưa kéo dài (OIE, 2009).
Bệnh do ký sinh trùng
Trong một cuộc khảo sát về sự hiện diện của ấu trùng giun Gnathostoma ký sinh
trên các loài cá nước ngọt gây ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng tại tỉnh
Nakhon Nayok, Thái Lan cho thấy 8 trong tổng số 73 loài cá được kiểm tra đã bị ấu
trùng giun Gnathostoma ký sinh trong đó có cá Rô đồng (Rojekittikhun et al.,
2004). Bên cạnh đó trùng mỏ neo Lernaea lophaira cũng được ghi nhận ký sinh
trên cá Rô đồng ở Thái Lan (Hà Ký và Bùi Quang Tề, 2007). Năm 2008, Hemanand
et al. (2008) tìm thấy Henneguya manipure sp. nov. ký sinh trên các vết loét cá Rô
bị Ulcerative Disease Syndrome. Điều tra sự xuất hiện theo mùa của 3 loài giun sán
Cammallanus anabantis, Paraquimperia manipurensis và Astiotrema reniferum
trên cá Rô đồng tại Awangsoi Lake, Manipur cho thấy tỷ lệ và cường độ cảm nhiễm
của 3 loài giun khác nhau theo từng tháng kiểm tra. Astiotrema reniferum có tần số
xuất hiện thấp nhất nguyên nhân có thể bị chi phối bởi vật chủ trung gian, trong khi
đó Cammallanus anabantis có tần số xuất hiện thường xuyên nhất ở các tháng. Tần
số xuất hiện của chúng có thể bị chi phối bởi loại thức ăn theo mùa, độ tuổi vật chủ

và vòng đời của giun sán (Puinyabati et al., 2010). Ngoài ra các loài ký sinh trùng
Tripartiella sp., Dactylogyrus sp., Contracaecum sp., Paragendria wallagonia,
Gnathostoma spinigerum, Allocreadium minutum, Neopecoelina saharanpuriensis,
Camallanus pearsei, Stellantchasmus falcatus, Centrocestus caninus, Procerovum
caninus, P.Calderoni, Lernaea cyprinacea cũng được ghi nhận trong Biology
reviews of important Cambodian fish species, base on Fishbase 2004 (Vann et al.,
2006).
Riêng ở Việt Nam, Hà Ký và Bùi Quang Tề (2007) đã liệt kê các loài ký sinh trùng
sau ký sinh trên cá Rô đồng Zschkkella sp., Henneguya schulmani, Trichodina
nigra, Tripartiella bulbosa, Trianchoratus gussevi, Caryophylaeus fimbriceps,
Polyonchobothrium ophiocephalinum, ấu trùng Euclinostomum multicaecum,
Asymphylodora markewitschi, Coitocaecum Plageorchis, ấu trùng Echinochasmus
sp., ấu trùng Haplorchis taichui, ấu trùng H. pumilio, ấu trùng Procerovum sp., ấu
19


trùng Exorchis sp., ấu trùng Clonorchis sinensis, ấu trùng Posthodiplostomum
cuticola, Camallamus anabantis, Contracaecum spiculigerum, Pallisentis
ophiocephali, Ergasilus sp., Lamproglena chinensis.
2.5 Sơ lược về nấm Linh Chi
2.5.1 Hình thái phân loại
Theo Lê Xuân Thám, 2011. Nấm Linh Chi được phân loại khoa học như sau:
Giới: Mycetalia
Ngành: Basidiomycota
Lớp: Basidiomycetes
Bộ: Aphyllophorales
Họ: Ganodermataceae
Chi: Ganoderma
Loài: Ganoderma lucidum


Hình 2.2. Hình thái nấm Linh Chi
()

2.5.2 Dược tính của nấm Linh Chi
Linh Chi có chứa các ergosterol và các enzym phenoloxydase, peroxydase,... ở G.
Lucidum (Krebs, 1911, Subramanian, 1961; được trích từ Ngô Anh, 2008). Một số
kết quả phân tích khác cho thấy, nấm Linh Chi có chứa các loại đường (cả đường
nguyên và đa đường), axit amin, protein, sterol, triterpenoid, phenol, chất béo bay
hơi, dầu thực vật và một ít ion vô cơ.
Theo kết quả phân tích định lượng, hàm lượng nước của nấm Linh Chi khô là 12 –
13%, chất xenlulo 54 – 56%, lingnin 13 – 14%, chất tro 0,022%, mỡ thô 1,9 – 2,0%,
đa đường 1,0 – 1,2%, sterol 0,14 – 0,16%, phenol 0,08 – 0,12%. Kết quả phân tích
bằng quang phổ chứng tỏ trong nấm Linh Chi chỉ có các nguyên tố Ag, B, Ca, Fe,
K, Nấm ăn, Mg, Mn, Pb, Sn, Zn, tất cả là 13 nguyên tố (Nguyễn Thượng Dong,
2007).

20


Hiệu quả kìm hãm quá trình kết tụ tiểu cầu bởi chất tiết của G. Lucidum được chứng
minh rõ ràng invitro bởi nhiều công trình công phu, đến năm 1990 lại được Tao và
Feng khẳng định. Họ chứng minh invitro với 15 người tình nguyện khỏe mạnh với
33 bệnh nhân bị sơ cứng động mạch, trong đó hiệu quả chống nghẽn mạch máu
cũng tỏ ra khả quan. Thực nghiệm ở Việt Nam trên chuột cho thấy hiệu quả giảm
tới 50% lượng Cholesterol khi áp dụng liều lượng 0,4 g/kg thể trọng trong vòng 30
ngày (Bùi Chí Hiếu và ctv, 1993). Từ đó xác định kết quả trị liệu trên bệnh nhân.
Sau một vài tuần bệnh nhân có chuyển biến tốt, huyết áp ổn định dần, các cơn cao
huyết áp nếu có tái phát cũng nhẹ hơn, ngắn hơn, thưa hơn. Dùng thuốc hạ huyết áp
kinh điển kết hợp với Linh Chi, tác dụng điều chỉnh huyết áp tăng rõ rệt, hạn chế tác
dụng phụ của tây dược (Kanmatsuse et al., 1985), đó là một ưu điểm lớn của nấm

Linh Chi. Hàm lượng Ge trong các dược phẩm từ Linh Chi được coi như một chỉ
tiêu quan trọng, có giá trị trong điều trị bệnh tim mạch và giảm đau trong điều trị
ung thư (Chen, 1994).
Ở Trung Quốc đã kiểm tra hiệu quả đối kháng của chế phẩm từ Linh Chi (chủ yếu
là polysaccharide – protein) với morphine trên các đại thực bào, trên hoạt tính hệ
Interleukine 1 và 2, các tế bào T... Nhờ đó tăng cường khả năng miễn dịch của cơ
thể nói chung, đặc biệt có hiệu quả trong việc chống suy thoái miễn dịch. Loài cổ
Linh Chi (Ganoderma applanatum) và Xích Chi (Ganoderma lucidum) với các
polysaccharide có tác dụng chống khối u, tăng khả năng miễn dịch và ngăn chặn sự
phát triển của virut trong tế bào (Stamets và Chilton, 1983, được trích từ Ngô Anh,
2008).
Theo Yin et al., (2008) khi nuôi cá chép kết hợp tiêm vắc – xin và cho ăn 2 loại thảo
dược: Hoàng Kỳ (Astragalus radis) và nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) làm
kích thích hoạt động hô hấp, sự thực bào của bạch cầu trong máu. Cá chép được gây
cãm nhiễm với vi khuẩn A. hydrophila có tỷ lệ sống cao. Tỷ lệ sống cao nhất (60%)
là nhóm cá có tiêm vắc – xin và được nuôi bằng cả hai loại thảo dược, trong khi đó
hầu như 90% cá đối chứng (kiểm soát âm tính) và 60% cá chỉ tiêm vắc-xin (kiểm
soát dương tính) đã chết.
2.5.3 Tình hình sử dụng dược thảo
Đối với nuôi trồng thủy sản (NTTS) việc sử dụng các hoạt chất có nguồn gốc từ
thực vật trong việc phòng bệnh đã được người dân áp dụng từ rất lâu theo kinh
nghiệm. Một số thảo mộc có hoạt chất sinh học có thể sử dụng trong NTTS như:
Hành (Allium fistulosum), tỏi (Allium sativum L.) có chất alixin có tác dụng kháng
khuẩn mạnh (Đỗ Tất Lợi, 2004; Bùi Quang Tề và ctv, 2006a), hẹ (Allium odorum
L.) có chất odorin có tác dụng ức chế vi trùng Staphyllo coccus aureus và Bacillus
coli và một số cây dùng trong diệt tạp như dây thuốc cá (Deris elliptica) có chất
rotenone, có nhiều trong rễ cây, cỏ sữa lá nhỏ (Euphorbia thymifolia Burm) trong
toàn bộ cây có chứa cosmosilin, taraxerol, tirucallol và myrixylacohol có tác dụng
21



ức chế sinh sản của nhiều loài vi trùng (Đỗ Tất Lợi, 2004; Phan Xuân Thanh và ctv,
2003).
Ngày nay trong NTTS đã có những nghiên cứu bàn về tiềm năng sử dụng kháng
sinh thảo mộc trong việc phòng và chữa bệnh nhiễm khuẩn mà tác giả Nguyễn Thị
Vân Thái và ctv (2006) đã đề cập. Trong đó các chất như: alixin trong tỏi (Bùi
Quang Tề, 2006a), odorin trong hẹ, brazilin và sappanin trong tô mộc... đã được sử
dụng để trị các bệnh về viêm nhiễm. Bên cạnh đó các chất chiết từ nấm Linh chi,
hoàng kỳ, sài đất, nhọ nồi, tỏi, kim ngân, lá ổi, gừng và cỏ mực... đã được nghiên
cứu sử dụng trong phòng trị bệnh trên động vật thủy sản (Bùi Quang Tề và ctv,
2006a; Ardó et al., 2008; Yin et al., 2006). Ngoài ra còn nêu những nguyên tắc và
phương pháp sưu tầm chất kháng khuẩn dùng trong NTTS như: chọn những thực
vật có tính đối kháng với vi khuẩn dựa vào kinh nghiệm dân gian. Thử hoạt tính
kháng khuẩn một cách hệ thống theo từng họ thực vật, thông qua đó mà chọn ra
những cây có tác dụng tốt nhất. Dũgenci et al. (2003) cho rằng một vài cây thuốc
như: Gừng (Zingiber officinale), cây tầm ma (Viscum album), cây tầm gửi (Urtica
dioica) khi bổ sung vào thức ăn tạo chất kích thích miễn dịch cho cá giúp ngăn ngừa
một số bệnh virut, vi khuẩn và nấm.
Trên tôm sú (8g) bị nhiễm đốm trắng, Citarasu et al. (2006) cho rằng chiết chất
Methanolic từ Cỏ gà (Cyanodon datylon), Aegle marmelos, Dây ký ninh (Tinospora
cordifolia), Picrorhiza kurooa và Cỏ mực (Eclipta alba) có tác dụng nâng cao tỷ lệ
sống. Methanolic được trộn vào thức ăn với hàm lượng 100, 200, 400 và 800 mg/kg
thức ăn và được theo dõi trong 25 ngày. Kết quả đến ngày thứ 7 nghiệm thức không
cho ăn Methanolic đều bị chết. Nghiệm thức cho ăn 800 mg Methanolic/kg thức ăn
có tỷ lệ sống 74% khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cho ăn Methanolic
còn lại (p<0,0001). Với tôm sú bị bệnh mềm vỏ do Vibrio spp, theo Bùi Quang Tề
và ctv (2006a) phối hợp chất chiết từ tỏi (Alltium sativum) và sài đất (Weledia
calendualacea) có thể phòng trị được bệnh này. Immanuel et al. (2004) báo cáo
rằng giàu hóa Artermia bằng butanolic chiết xuất từ thực vật (cây Thầu dầu (Ricinus
communis), Diệp hạ châu (Phyllathus niruri), Húng cay đất (Leucus aspera), Khoai

mì (Manihot esculenta) và rong biển (Rong mơ (Ulva lactuca) và Rong nâu
(Sargassum wightii)) làm tăng tỉ lệ sống của tôm he Ấn Độ (Penaeus indicus) giai
đoạn giống từ 24,4 lên 43,3 - 58,9%, tốc độ tăng trưởng từ 1,1%/ngày lên 1,46 2,15%/ngày và giảm nồng độ vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus trong cơ và gan tụy
từ 3,71 x105 và 3,86 x105 CFU/g xuống 1,36 x105 và 1,47-2,16 x105 CFU/g.
Tại Trung Quốc, Zheng et al. (2009) chứng minh tinh dầu cây lá thơm orengano
(Origanum heracleoticum) thêm vào khẩu phần thức ăn của cá Nheo bị nhiễm
Aeromonas hydrophila thì cá vẫn tăng trưởng khác biệt có ý nghĩa so với đối chứng
(p<0,005) và chức năng gan và các cơ quan nội quan khác được cải thiện (p<0,005).
Hoạt động chống oxy hóa của cá cũng tăng lên. Kết quả của Jeney et al. (2008) cho
thấy trộn thảo dược Hoàng kỳ (Astragalus radix) và Kim ngân (Lonicera japonica)
vào thức ăn có thể tăng cường hệ miễn dịch cá chép và rô phi chống lại vi khuẩn
A.hydrophila. Theo Yin et al. (2006) bổ sung Hoàng kỳ (Astragalus radix) 0,1 0,5% vào thức ăn cho cá Rô phi làm tăng lysozyme sau 1 tuần và sau 3 tuần hoạt
động thực bào của tế bào thực bào tăng nhưng không tăng hoạt động hô hấp của tế
bào thực bào. Còn Hoàng cầm (Scutellaria radix) thì không có tác dụng. Kết quả

22


tương tự trên cá Đỏ dạ (Pseudosciaena crocea), hệ miễn dịch cá được tăng cường
và tỷ lệ sống được cải thiện khi cho cá ăn 1 - 1,5% hỗn hợp Hoàng kỳ (Radix
astragali seu Hedysari) và Đương quy (Radix angelicae sinensis) với tỷ lệ 5 :1 (Jian
và Wu, 2003). Kết quả tương tự khi Jian và Wu (2004) sử dụng 1% hỗn hợp Hoàng
kỳ và Đương quy tỷ lệ 5:1 trên cá chép.
Tại Bangladesh, Muniruzzaman và Chowdhury (2004) nghiên cứu tác dụng của
chất chiết từ 26 loài thảo dược với 3 vi khuẩn Aeromonas hydrophila, Edwardsiella
tarda và Pseudomonas fluoescens gây bệnh trên cá. Kết quả có 21 loài thảo dược
(80,76%) có tác dụng vơi A.hydrophila, 24 loài thảo dược (92,3%) có tác dụng với
P.fluoescens và 12 loài thảo dược (46,15%) có tác dụng chống E.tarda. Trong các
loài thảo dược thì tỏi (Allium satium) có tác dụng chống A.hydrophila và
P.fluoescens tốt nhất và lá cây Bồng bồng (Calotropis gigantea) diệt vi khuẩn

E.tarda tốt nhất.
Tại Thỗ Nhĩ Kỳ, Dũgenci et al. (2003) sử dụng chất chiết từ cây Tầm gửi (Viscum
album), cây Tầm ma (Urtica dioica), cây Gừng (Zingiber officinale) cho cá Hồi
(Oncorhynchus mykiss) ăn với khẩu phần 0,1%, 1% và 5% trọng lượng thân/ngày
liên tục trong 3 tuần. Kết quả cá ăn thảo dược thì hoạt động hô hấp tăng đáng kể
(p<0,0001) so với đối chứng. Đặc biệt khẩu phần cá ăn 1% chất chiết từ cây gừng
cho kết quả tăng cường miễn dịch về hoạt động thực bào, tăng cường hô hấp của tế
bào bạch cầu và tăng mức protein trong huyết tương. Trong tất cả các nồng độ thảo
dược, nồng độ 0,1% của cây gừng là không có tác dụng tăng mức protein trong
huyết tương.
Tại miền Nam Ấn Độ, Crasta et al. (1997) đã chiết Acetone và Ethanol từ 5 loài
rong biển Rong nho (Caulerpa taxifolia), Rong sợi (Chaetomorpha antennina),
Cladophora fascicularis, Rong mơ (Ulva lactuca) và Rong câu (Gracilaria
corticata). Kết quả C.taxifolia, Cantennina và G.corticata có khả năng chống lại vi
khuẩn Bacillus subtilis. Gracilaria corticata còn có tác dụng chống lại nấm
Candida albicans. Nhưng không có chất chiết nào có thể ức chế vi khuẩn
Pseudomonas aeurginosa, nấm Aspergillus flavus và Fusarium oxysporum.
Thí nghiệm cho cá Rô phi (Oreochromis niloticus) ăn 2 loại thảo dược Hoàng kỳ
(Astragalus membranaceus) và Kim ngân (Lonicera japonica) 0,1% trong 4 tuần.
Kết quả cho thấy hệ miễn dịch của cá được tăng cường. Hoạt động đại thực bào, hô
hấp của tế bào máu cũng được tăng cường, tỷ lệ sống tăng lên (Ardó et al., 2008).
Cũng trên cá Rô phi, Pachanawan et al. (2008) chứng minh có thể sử dụng lá ổi
(Psidium guajava) để kiểm soát bệnh do Aeromonas hydrophila gây ra. Vi khuẩn
Aeromonas hydrophila gây bệnh trên cá Trê trắng (Clarias batrachus) cũng sẽ được
kiểm soát chất chiết từ Xuyên tâm liên (Andrographis paniculata) (Balasundaram
và Harikrishnan, 2009). Theo Bùi Quang Tề và ctv. (2006a) phối hợp chất chiết từ
tỏi và sài đất cũng có tác dụng tốt để tăng cường hệ miễn dịch cá Tra với mầm bệnh
xuất huyết (do A.hydrophila) và mủ gan (do Edwardsiella tarda và Hafnia alvei)
gây ra. Theo Harikrishnan et al. (2003) ngâm cá chép đã gây cảm nhiễm
A.hydrophila nồng độ 108 cfu/ml bằng lá Sầu đâu (Azadirachta indica) 1 g/l trong

10 phút suốt 30 ngày để kiểm tra sự thay đổi thành phần sinh hóa. Kết quả tế bào
bạch cầu, tế bào hồng cầu, mức protein huyết thanh tăng có ý nghĩa thống kê so với

23


cá đối chứng. Tuy nhiên mức glucose, cholesterol và calcium trong huyết thanh
giảm dần theo các lần thu mẫu. Trên cá Vàng (Carassius auratus) và cá chép gây
cảm nhiễm nhân tạo bằng A.hydrophila được kết hợp Probiotics (Lactobacillus sp.
và Sporolac sp.) và 3 loại thảo dược. Kết quả cho thấy cả probiotics và thảo dược
đều có tác dụng giúp cá hồi phục tốt sau 24 ngày (Harikrishnan. R và C.
Balasundaram, 2009).
Tại Việt Nam, Phan Xuân Thanh và ctv (2003) đã đánh giá 35 loài cây (tỏi, sài đất,
nghệ, bạc hà…) có hoạt chất tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm có thể sử dụng
trong phòng trị bệnh thủy sản. Kết quả nghiên cứu còn chiết được chất kháng khuẩn
2-hydroxy 6-pentadeca-trienylbenzoat từ các loài thảo dược trên và thí nghiệm trên
tôm sú nuôi, ở nồng độ chất chiết 1 - 3 ppm có hiệu lực trị bệnh phát sáng, đen
mang, vàng mang, đóng rong, hoại tử phụ bộ… và nồng độ 0,5-1 ppm thì có tác
dụng phòng bệnh vi khuẩn, nấm và nguyên sinh động vật gây ra. Bùi Quang Tề
(2006b) đã nghiên cứu thực nghiệm khả năng chống khuẩn của các thảo dược như
tỏi, sài đất, nhọ nồi. Chất tách chiết trên với hoạt chất 10% trộn vào thức ăn phòng
được bệnh xuất huyết, đốm trắng cho cá Tra (Bùi Quang Tề, 2006a). Tỏi có tác
dụng phòng trị bệnh đường ruột cho tôm sú (Bùi Quang Tề, 2006b). Theo Nguyễn
Mạnh Hùng (2008) dịch chiết từ cây Nem (Azdirachta indica) có thể thay thế 50%
kháng sinh trong sản xuất giống cua biển (Scylla paramamosain).
Gần đây nhất là nghiên cứu của Huỳnh Kim Diệu (2010). Đã sử dụng 30 loại thảo
dược thường dùng trong dân gian như: Bán tự mốc (Hemigraphis glaucescens),
Bàng (Terminalia catappa), Ổi (Psidium guajava), Từ bi (Pluchea indica)… để thử
hoạt tính kháng khuẩn trên 3 loại vi khuẩn E.ictaluri, E.tarda và Aeromonas
hydrophila cho thấy các cây thuốc này đều có khả năng kháng khuẩn. Hoạt phổ

mạnh mẽ trên cả 3 loại vi khuẩn là Bàng, ổi, Trầu không, Tràm. Tác động mạnh
nhất trên E.ictaluri là Sâm đại hành, E.tarda là Rau mương, Aeromonas hydrophila
là Bàng.

24


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 12/3/2012 đến ngày 12/4/2012
Địa điểm nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại số 41 – Võ Văn Kiệt, P.Long
hòa, Q.Bình Thủy, TP.Cần Thơ.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các thí nghiệm nghiên cứu sẽ được thực hiện trên cá Rô đầu vuông giai đoạn cá
giống 20 ngày tuổi, có xác định chiều dài và khối lượng ban đầu.
Nguồn cá Rô đầu vuông dùng cho các thí nghiệm được mua tại trại giống Đình
Chiến – H.Long Mỹ – T.Hậu giang.
3.3 Vật liệu nghiên cứu













18 giai diện tích 0,25m3,
Thức ăn cho cá: thức ăn công nghiệp,
Nấm Linh Chi,
Bộ test pH,
Bộ test Oxy,
Nhiệt kế,
Vợt,
Thước,
Cân điện tử 2 số lẻ,
Vôi bột,
Một số dụng cụ và hóa chất khác.

3.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.4.1 Chuẩn bị hệ thống thí nghiệm
3.4.1.1 Chuẩn bị ao
Trước khi bố trí thí nghiệm 10 ngày, tiến hành xử lý ao ương bằng vôi nông nghiệp
với liều lượng 15 kg/100m2. Mục đích của việc bón vôi nhằm ngăn ngừa hay hạn
chế dịch bệnh.
3.4.1.2 Chuẩn bị giai
Chuẩn bị 18 giai lưới cước, mỗi giai có kích thước 0,5 x 0,5 x 0,5m. Giai được bố
trí xuống ao theo hai hàng dọc, được cố định bằng cọc gỗ và dây kẽm.

25


×