Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI ĐIỀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.46 MB, 87 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN

PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI ĐIỀU
Mã số: MĐ04
NGHỀ TRỒNG ĐIỀU
Trình độ: Sơ cấp nghề


TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được
phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh
thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ04


LỜI GIỚI THIỆU
Cây điều thuộc nhóm cây công nghiệp có dầu, sống lâu năm. Các sản phẩm
thu hoạch và chế biến từ cây điều rất phong phú, đa dạng và trên hết là nhân hạt
điều là mặt hàng xuất khẩu lớn của đất nước. Từ năm 1996 đến nay Việt Nam luôn
là nước đứng đầu về xuất khẩu điều nhân. Tuy nhiên nguyên liệu đầu vào cho các
nhà máy chế biến điều luôn thiếu hụt và phải nhập điều thô hàng năm từ các nước
khác.
Cây điều là loại cây có thể trồng được trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau
và được coi là cây “xóa đói giảm nghèo” cho nhiều vùng sản xuất nông nghiệp.
Nhưng để sản xuất bền vững và có hiệu quả kinh tế cao hơn người trồng điều cần
được đào tạo dạy nghề theo các chương trình phù hợp.
Chương trình đào tạo nghề “Trồng điều” cùng với bộ giáo trình được biên
soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến


bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất tại vườn điều các địa phương có khí
hậu nhiệt đới hai mùa mưa nắng có thể coi là cẩm nang cho người đã, đang và sẽ
tiếp tục hành nghề trồng điều.
Bộ giáo trình gồm 5 quyển:
1) Nhân giống điều
2) Trồng mới điều
3) Chăm sóc điều
4) Phòng trừ sâu bệnh hại điều
5) Thu hoạch và bảo quản hạt điều
Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận sự hợp tác, giúp đỡ của
Phòng Nghiên cứu Cây Công nghiệp thuộc Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp
Miền Nam, đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà
khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Trường khối nông nghiệp, Ban Giám Hiệu và các
thầy cô giáo Trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc. Chúng tôi xin được
gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy
nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các
cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo
điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này.
Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu
nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Trồng điều”. Các thông tin trong bộ
giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun
một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh
thực tế trong quá trình dạy học.


Giáo trình mô đun“Phòng trừ sâu bệnh hại điều” giới thiệu các kiến thức về
các loại sâu, bệnh hại điều, biện pháp phòng trừ từng loại sâu bệnh và phòng trừ
tổng hợp; bên cạnh đó giáo trình sẽ giúp người học rèn luyện các kỹ năng nhận biết
các loại sâu bệnh hại trong vườn điều, quyết định và thực hiện các biện pháp phòng
trừ hiệu quả, an toàn cho người động vật và môi trường.

Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi
mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật,
các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn
1. Phan Quốc Hoàn (chủ biên): giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo
Lộc
2. Đỗ Nguyễn Hương Thảo: giảng Trường Cao Đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo
Lộc


MỤC LỤC
ĐỀ MỤC

TRANG

TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN: .............................................. Error! Bookmark not defined.
LỜI GIỚI THIỆU ............................................................... Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 4
BÀI 1: SÂU HẠI ĐIỀU ....................................................................................................... 9
A. Nội dung: ......................................................................................................................... 9
1. Bọ xít muỗi ....................................................................................................................... 9
1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học ..................................................................................... 9
1.2. Triệu chứng gây hại và tác hại .................................................................................... 10
1.3. Biện pháp phòng trừ .................................................................................................... 12
2. Bọ đục chồi ..................................................................................................................... 13
2.1 Đặc điểm hình thái và sinh học .................................................................................... 13
2.2 Triệu chứng gây hại và tác hại...................................................................................... 15
2.3 Phòng trừ ...................................................................................................................... 16
3. Xén tóc nâu ..................................................................................................................... 17

3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học ................................................................................... 17
3.2. Triệu chứng gây hại và tác hại .................................................................................... 20
3.3. Biện pháp phòng trừ .................................................................................................... 20
4. Sâu đục trái và hạt .......................................................................................................... 23
4.1. Đặc điểm hình thái và sinh học ................................................................................... 23
4.2. Triệu chứng gây hại và tác hại .................................................................................... 24
4.3. Biện pháp phòng trừ .................................................................................................... 25
5. Sâu róm đỏ ăn lá ............................................................................................................. 27
5.1 Đặc điểm hình thái, sinh học ........................................................................................ 27
5.2
Triệu chứng gây hại và tác hại ................................................................................ 29
5.3 Biện pháp phòng trừ ..................................................................................................... 29
6. Sâu phỏng lá .................................................................................................................. 30
6.1 Đặc điểm hình thái và sinh học ................................................................................... 30
6.2. Triệu chứng gây hại và tác hại .................................................................................... 30
6.3. Biện pháp phòng trừ .................................................................................................... 31
7. Sâu hại ít phổ biến trên cây điều .................................................................................... 32
7.1 Câu cấu xanh Hypomeces sp. ....................................................................................... 32
7.2 Sâu kết lá và hoa .......................................................................................................... 32
7.3 Sâu bao ......................................................................................................................... 34
7.4 Rệp mềm ....................................................................................................................... 34
B. Câu hỏi và bài tập thực hành ......................................................................................... 34
1. Câu hỏi ............................................................................................................................ 34
2. Bài tập thực hành ............................................................................................................ 35
Bài thực hành số 1: ............................................................................................................. 35
Bài 2: BỆNH HẠI ĐIỀU .................................................................................................... 36
Mã bài: MĐ04-02 ............................................................................................................... 36
A. Nội dung ........................................................................................................................ 36



1. Bệnh lở cổ rễ ở cây con .................................................................................................. 36
1.1. Điều kiện phát triển bệnh ............................................................................................ 36
1.2. Triệu chứng gây hại và tác hại .................................................................................... 36
1.3. Biện pháp phòng trừ .................................................................................................... 37
2. Bệnh thán thư.................................................................................................................. 37
2.1. Điều kiện phát triển bệnh ............................................................................................ 37
2.2 Triệu chứng gây hại và tác hại...................................................................................... 38
2.3 Biện pháp phòng trừ ..................................................................................................... 41
3. Bệnh nấm hồng ............................................................................................................... 42
3.1 Điều kiện phát triển bệnh ............................................................................................. 42
3.2 Triệu chứng gây hại và tác hại...................................................................................... 42
3.3 Biện pháp phòng trừ ..................................................................................................... 43
4. Bệnh nứt thân xì mủ ....................................................................................................... 44
4.1 Điều kiện phát triển bệnh ............................................................................................. 44
4.2 Triệu chứng gây hại và tác hại...................................................................................... 45
4.3 Biện pháp phòng trừ ..................................................................................................... 45
5. Bệnh đốm lá .................................................................................................................... 46
5.1. Điều kiện phát triển bệnh ............................................................................................ 46
5.2. Triệu chứng gây hại và tác hại .................................................................................... 46
5.3. Biện pháp phòng trừ .................................................................................................... 47
B. Câu hỏi và bài thực hành .............................................................................................. 49
1. Câu hỏi ............................................................................................................................ 49
2. Bài tập thực hành ............................................................................................................ 49
Bài thực hành số 2: ............................................................................................................. 49
BÀI 3: QUẢN LÝ DỊCH HẠI TỔNG HỢP ..................................................................... 50
A. Nội dung ........................................................................................................................ 50
1. Sự ra đời của biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp ..................................................... 50
2. Định nghĩa về quản lý dịch hại tổng hợp IPM ............................................................ 50
3. Những nguyên tắc của IPM......................................................................................... 50
4. Các biện pháp trong quản lý dịch hại tổng hợp .......................................................... 51

4.1
Giống ....................................................................................................................... 51
4.2 Biện pháp canh tác........................................................................................................ 51
4.2
Biện pháp vật lý, cơ giới ......................................................................................... 55
4.3
Biện pháp sinh học .................................................................................................. 55
4.4 Biện pháp hóa học ........................................................................................................ 71
5. Các giai đoạn cần chú ý trong phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại điều ........................... 75
5.1
Giai đoạn kiến thiết cơ bản ...................................................................................... 75
5.2
Giai đoạn cây cho trái .............................................................................................. 75
5.3
Thời kỳ điều ra hoa đậu trái (tháng 1 – 4) ............................................................... 75
B. Câu hỏi và bài thực hành ............................................................................................... 75
1. Câu hỏi ............................................................................................................................ 75
2. Bài tập thực hành ............................................................................................................ 76
Bài thực hành số 3: ............................................................. Error! Bookmark not defined.


HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................................... 77
I. Vị trí, tính chất của mô đun:............................................................................................ 77
II. Mục tiêu: ........................................................................................................................ 77
III. Nội dung chính của mô đun: ........................................................................................ 77
IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ................................................................ 78
VI. Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 86
DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO
TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ....................... Error! Bookmark not defined.
DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU ...................... Error! Bookmark not defined.



MÔ ĐUN: PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI ĐIỀU
Mã mô đun: MĐ04
Mô đun Phòng trừ sâu bệnh hại điều cung cấp những thông tin kiến thức về
một số sâu bệnh hại chính cũng như các phương pháp phòng trừ từng đối tượng sâu
bệnh hại. Mô đun được trình bày thành 3 bài gồm Sâu hại điều, Bệnh hại điều và
Quản lý dịch hại tổng hợp.
Mỗi một phần sẽ được trình bày với ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu kèm theo
hình ảnh minh hoạ rõ ràng với mong muốn giúp người học nhận biết và trình bày
được một số đặc điểm của các loại sâu bệnh hại chính; Nhận diện được triệu chứng
gây hại trên cây từ đó quyết định lựa chọn và áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng
hợp thích hợp, an toàn và có hiệu quả.
Để đạt kết quả cao, người học cần đọc kỹ giáo trình kết hợp quan sát hình
ảnh, nhận diện sâu bệnh hại chính, quan sát thêm đối tượng gây hại cũng như triệu
chứng trên đồng ruộng để cũng cố lại phần kiến thức đã học. Người học cần tham
gia đầy đủ và thực hiện tốt các yêu cầu trong các bài thực hành để tăng cường thêm
kiến thức thực tế


BÀI 1: SÂU HẠI ĐIỀU
Mã bài: MĐ04-01
Giới thiệu:
Cây điều nguồn gốc từ loài cây hoang dã vùng nhiệt đới trong tự nhiên rất ít
sâu bệnh; nhưng khi đem trồng tập trung với mục đích kinh tế thì sự phá hại của
sâu bệnh là không nhỏ. Những khảo sát gần đây cho thấy có trên 32 loài sâu gây
hại phổ biến trên cây điều; mức độ năng nhẹ tùy theo đặc điểm khí hậu đất đai và
tập quán canh tác từng khu vực. Từ đó, người trồng điều phải có khả năng nhận
diện được các loài sâu hạp phổ biến ở địa phương, triệu chứng gây hại để có thể
xác định biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả cao, an toàn cho người, cây điều và môi

trường và mang lại hiệu quả kinh tế cho sản xuất.
Mục tiêu:
- Mô tả được đặc điểm các loại sâu hại trên cây điều;
- Nhận diện được các loại sâu gây hại chính.
- Thực hiện được các biện pháp phòng trừ đạt hiệu quả, an toàn và bảo vệ môi
trường.
A. Nội dung:
Trên cây điều hiện nay có rất nhiều loại côn trùng phá hoại. Trong khuôn khổ
tài liệu này chỉ đề cập đến một số sâu hại chủ yếu, có mức độ gây hại lớn và thường
xuyên xuất hiện.
1. Bọ xít muỗi
1.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

- Trưởng thành:
+ Giống con muỗi, cơ thể
màu nâu, đầu đen, bụng màu
xanh.
+ Cơ thể dài từ 6 – 8mm.


Hình 1.1: Bọ xít trưởng thành

- Bọ xít muỗi non: có hình
dạng giống bọ xít muỗi
trưởng thành nhưng kích
thước nhỏ hơn và cánh ngắn
và nhỏ hơn.

Hình 1.2: Ấu trùng bọ xít muỗi


- Trứng:
+ Kích thước nhỏ và có hai
sợi tơ mành.
+ Trứng có màu trắng kem.
-

Hình 1.3: Trứng bọ xít muỗi
1.2. Triệu chứng gây hại và tác hại
Bọ xít muỗi non và trưởng thành gây hại trên các bộ phận non của cây như
lá non, chồi non, cánh hoa và cả trái non của cây điều.
Bọ xít muỗi dùng vòi châm vào phần mô mềm của cây, ban đầu vết chích
giống như vết thương bị mọng nước, sau đó bị khô và thâm đen lại.


Bọ xít muỗi chích hút nhựa của cây vào sáng sớm và chiều tối.
Trong năm, gây hại từ tháng 10 đến tháng 5, giảm hoạt động trong mùa mưa.
Hại nặng vào tháng 12 – 2: cây điều ra hoa rộ và có quả non.
Vườn điều non: có thể xuất hiện gây hại quanh năm.
Ngòai hại điều còn hại chè, cacao, mận, ổi….

- Gây hại lá non: vết chích là
những vết chấm màu nâu đen
có góc cạnh, hại nặng sẽ làm
phiến lá bị cong và có hình
dáng khác thường.

Hình 1.4: Triệu chứng gây hại trên lá non
- Gây hại hoa: các chùm hoa
sẽ bị thối khô, các hạt điều
mới tượng sẽ bị rụng.

- Gây hại hạt điều non: làm
cho hạt nhăn nheo và khô ngay
trên cuống quả hoặc quả sẽ bị
dị dạng và có nhiều vết đốm
nâu đen trên bề mặt hạt.


Hình 1.5: Bọ xít gây hại trên hạt điều non
1.3. Biện pháp phòng trừ

Vệ sinh đồng ruộng để vườn điều thông thoáng, đặc biệt các vườn điều
ở mép rừng hoặc vườn điều trồng xen với cacao, mận, ổi…

Bón phân N.P.K cân đối, không bón qúa nhiều phân đạm, tăng phân
kali vào thời kì cây điều ra đọt non, chồi hoa và quả non.


Tạo điều kiện cho các thiên địch sinh trưởng và phát triển.

Phòng trừ bằng thuốc hóa học:
- Chưa mang lại kết quả theo mong muốn. Nên phun thuốc theo hình xoáy
trôn ốc, sử dụng bơm tay hoặc bơm phun mù ULV vào lúc sáng sớm hoặc chiều
mát.
- Có thể dung các lọai thuốc: Trebon 10EC 0,5-0,7 lít/ha, Bassa 50EC 0,10,15%, Aplaud - Mipc 25WP 1,5-2 kg/ha, Fenbis 25EC - 0,2%, Fastac 5EC 1
lít/ha., Sherpa 25EC.

Hình 1.6: Thuốc Fenbis 25EC

Hình 1.7: Thuốc Sherpa 25EC



2. Bọ đục chồi
2.1 Đặc điểm hình thái và sinh học

- Bọ đục ngọn trưởng
thành: có cơ thể thon dài 8
- 12 mm, màu nâu đen, vòi
dài hơi cong. Cơ thể có
những u lồi hoặc lõm rất
đặc biệt.

Hình 1.8: Thành trùng bọ đục chồi

- Trứng có dạng bầu dục,
màu trắng sữa, hình bầu
dục.

Hình 1.9: Trứng bọ đục chồi


- Sâu non:
+ Sâu non không chân có
đầu và bụng phát triển.
+ Sâu non màu vàng kem.

Hình 1.10: Sâu non bọ đục chồi

- Nhộng :
+ Sâu đẫy sức hóa nhộng
ngay trong chồi non.

+ Nhộng dạng nhộng trần,
màu vàng kem


Hình 1.11: Nhộng bọ đục chồi
2.2 Triệu chứng gây hại và tác hại

- Trưởng thành
dùng vòi đục
nhiều lỗ liên tiếp
nhau vào thân
chồi non để đẻ
trứng.
- Lỗ đục mới có
dịch màu trắng
sữa sau chuyển
sang màu vàng
nâu.

Hình 1.12: Lổ đục trên ngọn chồi

- Trứng được đẻ
theo từng ngăn,
có nhiều
trứng/chồi.


Hình 1.13: Trứng được đẻ vào trong các lổ đục

- Ấu trùng nở ra

và đục vào thân
cây cắn phá làm
phần trên của
ngọn bị héo
xanh sau đó
chuyển màu nâu
đen và ngọn bị
khô chết.

Hình 1.14: Ngọn điều bị héo xanh

Hình 1.15: Ngọn điêu bị hại chuyển nâu và khô
2.3 Phòng trừ
Cắt bỏ phần bị hại và tiêu hủy.
Sử dụng thiên địch để hạn chế sự xuất hiện gây hại của bọ cánh cứng. Thiên
địch chủ yếu của bọ cánh cứng đục ngọn điều là kiến vàng và ong ký sinh.
Phun thuốc Sherpa 25EC, Fenbis 25EC với nồng độ 3% . Phun kĩ vào phần
ngọn cây, ngọn cành khi thấy trưởng thành xuất hiện


- Bắt trưởng
thành bằng tay
hoặc vợt.

Hình 1.16: Vợt bắt thành trùng
3. Xén tóc nâu
3.1. Đặc điểm hình thái và sinh học
Xén tóc nâu có 2 loài: 1 loài gây hại phần gần gốc (xén tóc nâu lớn) và 1 loài gây
hại cành (xén tóc nâu nhỏ)
- Trưởng thành:


A

+ Thông thường có 1 thế hệ
trong một năm.
+ Trưởng thành là một loại xén
tóc, màu nâu hạt dẻ, dài khoảng
40 mm.
+ Hàng năm trưởng thành xuất
hiện từ tháng 1 đến tháng 5.
+ Trưởng thành hoạt động vào
ban đêm để giao phối và đẻ
trứng.

A

B

Hình 1.17:
Trưởng thành
xén tóc nâu
lớn(A)
Xén tóc nâu nhỏ


(B)
Trứng:
+ Thường được đẻ trên những
cây điều lâu năm (> 4- 5 năm
tuổi) những kẽ nứt hoặc vết

thương ở vỏ cây.
+ Trứng thường được đẻ trên
thân cây trong khoảng 1m tính
từ mặt đất.
+ Trứng hình bầu dục, kích
thước 4 x 1,4mm, màu kem.

Hình 1.18: Trứng

- Sâu non:
+ Không có
chân.
+ Kích thước:
0,4 – 6cm

Hình 1.19: Sâu non

- Nhộng:
+ Giai đoạn
nhộng kéo dài
18 – 22 ngày,
nhộng nằm nằm
trong bọc kén ở
gần gốc.


Hình 1.20: Kén và Nhộng bên trong


3.2. Triệu chứng gây hại và tác hại

- Rất thích gây hại cây điều
trên 5 năm tuổi.
- Cây điều bị hại có những lỗ
nhỏ ở vùng gốc thân cây, sùi
nhựa dẻo và mùn cưa qua các
lỗ đục, bộ lá có màu úa vàng,
dễ rụng, cành thường bị khô rất
nhanh, có thể làm chết cây
hoàn toàn.
- Sâu non nở ra đục vào phần
mô vỏ cây, ăn các mô gỗ, tạo
thành những đường hầm nhiều
ngóc ngách không theo định
hướng trong thân cây. Sâu non
phát dục được trong cả những
cây khô.

Hình 1.21: Triệu chứng gây hại của xén tóc giai
đoạn đâu

- Xén tóc ưa thích tấn công
phần cây trong khoảng 1m tính
từ mặt đất.
- Cây điều có tuổi trên 10 năm
bị nhiễm nặng hơn cây điều
tuổi nhỏ.

Hình 1.22: Cây điều bị gây hại nặng
3.3. Biện pháp phòng trừ
Một số thiên địch như ruồi ký sinh họ Tachinidae, ong ký sinh, kiến và bọ

cánh cứng, nấm trắng Metarhizum sp. ký sinh nhộng.
Bắt đầu kiểm tra từ tháng 4 – 6 để phát hiện triệu chứng gây hại ban đầu của
sâu trong khoảng 1m từ gốc cây trở lên để tiến hành các biện pháp phòng ngừa
thích hợp.
Tỉa bỏ, đốt những cành, cây bị hại nặng để hạn chế nơi đẻ trứng của xén tóc.


Hình 1.23: Làm sạch vết thương
- Đối với những cây đã
bị tái nhiễm trong nhiều
năm, dùng dao cạo bỏ
phần vỏ bị hại theo
đường hầm, bắt và giết
ấu trùng. Sau đó cạo
sạch phần vỏ bị hư,
phân của ấu trùng và
quét quanh gốc với
dung dịch đồng – vôi.
Hình 1.24: Nậy bỏ phần vỏ bị hư, bắt giết ấu trùng

Hình 1.25: Xử lý vết thương bằng Bouxdaeux


- Thuốc trừ sâu chỉ có hiệu
quả khi sâu non mới đục
vào cây.
- Dùng Basudin 50EC nồng
độ 0,1% bôi vào thân và
vùng rễ bị hại.


Hình 1.26: Thuốc Regent 800WG

- Ngoài ra có thể dùng các
loại thuốc như Padan 95SP,
Regent 800WG.

Hình 1.27: Thuốc Padan 95SP
Sử dụng dung dịch đồng – vôi (1 phần CuSO4:4 phần CaO: 15 phần nước)
vào gốc cây trong khoảng 1m tính từ mặt đất để giảm sự đẻ trứng của xén tóc.


4. Sâu đục trái và hạt
4.1. Đặc điểm hình thái và sinh học

- Một thế hệ của sâu từ giai
đoạn trứng đến trưởng thành
từ 26 – 31 ngày.
- Trưởng thành thường đẻ
trứng ở những trái được 20
ngày tuổi.

Hình 1.28: Trưởng thành sâu đục trái
- Sâu non màu nâu đậm và
rất linh hoạt, đầu có màu
đen.
- Sâu thường di chuyển đến
trái khác một khi trái đang bị
hại đã bị khô.
- Thời gian sống của sâu non
kéo dài khoảng 20 ngày.


Hình 1.29: Ấu trùng sâu đục trái


- Cuối giai đoạn sâu non rơi
xuống đất và làm nhộng.
- Nhộng màu nâu vàng.

Hình 1.30: Nhộng
4.2. Triệu chứng gây hại và tác hại
Những hạt bị hại không thể tiếp tục phát triển, hạt trở nên nhăn nheo và khô
đi, trái non bị rụng sau đó.
Là loại sâu hại rất phổ biến tại các vùng trồng điều ở Việt Nam. Sâu chỉ xuất
hiện trong thời kỳ tạo trái non và hạt, thường vào khoảng 20 – 35 ngày sau khi hạt
được hình thành và biến mất trong mùa mưa.
- Thành trùng đẻ trứng vào kẻ giữa trái
và hạt.
- Ấu trùng mới nở cắn gặm lớp biểu bì
bên ngoài và đục vào trong trái hoặc hạt
non để ăn phần thịt trái hoặc hạt non
phía bên trong.
- Lỗ đục của sâu thường được che phủ
bởi lớp phân bài tiết của sâu.
Hình 1.31: Triệu chứng gây hại ban đầu


Hình 1.33: Triệu chứng thiệt hại

Hình 1.32: Sâu non cắn phá bên trong
thịt trái


4.3. Biện pháp phòng trừ
- Kiến vàng là tác nhân có hiệu quả cao đối với sâu đục trái và hạt bởi chúng xua
đuổi không cho thành trùng đẻ trứng vào trái và hạt đồng thời săn bắt ấu trùng khi
chúng di chuyển từ trái đã bị hại sang trái khác.
- Có thể sử dụng thuốc Basudin
50EC, Kinalux 25EC, Nycap,
Pyrinex
20EC,
Vibafos
15EC.để diệt


×