Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

BỘ ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN TIẾNG ANH CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (201.07 KB, 12 trang )

1 trao duyen

Trong cuộc sống, đôi khi chúng ta phải đứng trước những sự lựa chọn khắc
nghiệt :Chữ Tình và chữ Hiếu. Tuy nhiên công đức sinh thành bao giờ cũng cao cả ,bởi vậy nếu
là một người con hiếu thảo yêu thương cha mẹ thì dẫu cho tình yêu kia có đẹp đến mấy, người
ta vẫn quyết định chọn chữ Hiếu để trả ơn bố mẹ. Kiều trong Truyện Kiều của Nguyễn Du đã
chọn chữ Hiếu lớn lao ấy. Thế nhưng nàng vẫn muốn bù đắp cho tình yêu dang dở của mình. Vì
thế nàng quyết định trao duyên cho em gái là Thúy Vân. Đoạn trích “trao duyên” thể hiện được
tất cả những tâm trạng của Thúy Kiều khi trao duyên của mình cho nàng Thúy Vân
…..
Thuý Kiều đã mở đầu câu chuyện mà đáng lí ra chẳng ai nói đến bao giờ :

Cậy em em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Nghe xong Thuý Vân chắc sẽ rất bất ngờ. Lời chị khẩn khoản, thiết tha chắc không thể chỉ là
chuyện bình thường. Trong nhóm các từ biểu đạt sự nhờ vả, Nguyễn Du đã chọn được hai từ đắt
nhất và cũng hợp với hoàn cảnh nhất : cậy và chịu. Cậy không chỉ là nhờ. Cậy còn là trông đợi
và tin tưởng. Cũng vậy, chịu không chỉ là nhận lời, chịu còn là nài ép. Chuyện chưa nói ra
nhưng Kiều biết người nhận không dễ dàng chịu nhận nên nàng đã chủ động đưa Vân vào thế
khó xử, tiến thoái lưỡng nan. Lời xưng hô nghiêm cẩn và trang trọng của Thuý Kiều lại càng có
tác dụng gây áp lực đối với Thuý Vân.
“Chọn” và “đặt vấn đề” một cách nhanh chóng và kĩ càng, Thuý Kiều dường như ngay lập tức
tiếp lời như nếu để lâu sẽ không thể nào nói được :
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Vậy là cái điều tưởng như khó nhất, Thuý Kiều đã nói. Thuý Vân hết sức ngỡ ngàng nhưng cũng
nhanh chóng hiểu nỗi niềm của chị. Đoạn thơ ngắn gọn, hướng vào những chuyện riêng tư. Tình
yêu dở dang, tan vỡ được thông tin ngắn gọn trong một thành ngữ nặng nề, chắc nịch (đứt
gánh tương tư). Câu thơ thứ 4 lại hay ở hai chữ tơ thừa. Với Thuý Kiều, tình yêu trao cho em
chỉ là sự nối tiếp, chỉ là chắp mối tơ thừa mà thôi. Mặc em ở đây có thể hiểu là Kiều phó thác
cho em, gắn trách nhiệm ở em phải cứu vãn tình yêu đó. Lời Kiều sâu sắc và cũng thật xót xa.


Những câu thơ tiếp điểm qua những biến cố đời Kiều. Những biến cố ấy, Thuý Vân đều chứng
kiến, thấu hiểu và cảm thông “khi gặp gỡ chàng Kim” và cả “khi sóng gió bất kì”.
Tám câu thơ đầu, ngoài lời trao duyên, Thuý Kiều chủ yếu nói về những bất hạnh của mình.
Nhưng để trao duyên, Thuý Kiều còn phải chọn những lời lẽ thuyết phục :
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Đoạn thơ sử dụng nhiều thành ngữ, lời lẽ ý vị, kín đáo, vẹn tình. Người “nhận” có ba lí do để
không thể khước từ. Trước hết, không cách nhau nhiều về tuổi tác nhưng phải nhắc đến hai


chữ ngày xuân với Kiều sao giờ quá nặng nề. Rõ ràng xét về ngày xuân (hiểu là sự trong trắng
tinh khôi) thì giờ đây Thuý Kiều đâu thể xứng đáng với Kim Trọng bằng Thuý Vân. Kiều dù sao
cũng mang danh là đã có chồng. Lí do thứ hai lại càng thuyết phục hơn. Kiều đang nhờ Vân một
điều mà chẳng ai nhờ vả bao giờ. Đã khó nhờ, khó nhận thì vả chăng chỉ có là tình chị em máu
mủ mới dễ đồng cảm, để rồi “chấp nhận” cho nhau. Lí do thứ ba nghe sao như một lời khẩn cầu
đầy chua xót :
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Không hẳn là lí do nhưng lại hoàn toàn hợp lí. Câu thơ khẩn cầu như một lời trăng trối. Và có ai
lại đang tâm từ chối ước nguyện của người thân sắp phải thuộc về hoàn cảnh bấp bênh, khôn
lường bất trắc ? Người ta nói Nguyễn Du là người sâu sắc nước đời là ở những chỗ như vậy.
Duyên đã được trao, người “nhận” cũng không có lí do gì để từ chối. Thuý Kiều trao kỉ vật cho
em :
Chiếc vành với bức tờ mây,
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Thuý Kiều mất bao công sức để thuyết phục Thuý Vân nhưng chính lúc Thuý Vân chấp nhận thì
cũng là lúc Thuý Kiều bắt đầu chới với để cố níu mình lại với tình yêu. Duyên đã khó trao, tình
làm sao trao được ? Tìm về với những kỉ vật thiêng liêng (chiếc vành, bức tờ mây, mảnh hương

nguyền) cũng là để được về với tình yêu của nàng. Những kỉ vật đẹp đẽ đó gắn liền với những
ngày đẹp nhất đời Kiều. Nó thiêng liêng khi nó chỉ là của riêng nàng và Kim Trọng. Tình yêu
không có người thứ ba, khi có người thứ ba, sự thiêng liêng bắt đầu đổ vỡ. Câu thơ “Duyên này
thì giữ vật này của chung” thể hiện tâm trạng của Kiều xiết bao đau đớn. Tình yêu và niềm tin đối
với Thuý Kiều giờ đây đã hoàn toàn trượt mất.
Cố níu kéo tình yêu bằng kỉ vật (dù chỉ trong tâm tưởng), Thuý Kiều đành ngậm ngùi đau xót nghĩ
về tương lai :
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ lá cây,
Thấy hiu hiu gió thì hay chị về.
Thuý Kiều như chìm trong tê dại, mê man trong cảm giác xót xa. Nhưng ngay trong lúc tưởng
chừng như đã hoàn toàn cách biệt âm dương thì lời thề vàng đá của Kiều vẫn không hề thay đổi
:Hồn còn mang nặng lời thề,Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai. Tìm về tình yêu
bằng cảm giác từ cõi tâm linh, Thuý Kiều vẫn không quên nghĩ về sự tủi hổ, bất hạnh của mình
:Dạ đài cách mặt khuất lời,Rảy xin chén nước cho người thác oan.


(8 câu cuối):Kiều trở về với thực tại đau xót khi nhớ tới Kim Trọng
Hướng đến tương lai đã không cho Kiều một sự giải thoát, quay về thực tại Kiều càng đau đớn
bội phần. Tiếng nói thành tiếng than khóc, nói với em mà như nói với chính mình, rời quên hẳn
xung quanh chỉ còn hướng đến người yêu đang vắng mặt:
« Bây giờ trâm gãy gương tan
Kể làm sao xiết muôn vài ái ân !
Trăm nghìn gửi lạy tình quân,
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi !
Phận sao phận bạc như vôi !
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng
Ôi Kim lang hỡi Kim lang
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây »

“Bây giờ” của Kiều là “trâm gãy gương tan”, “tơ duyên ngắn ngủi”, là“phận bạc như vôi”, là“nước
chảy hoa trôi”. Hình ảnh ước lệ “trâm gãy gương tan” và một loạt những thành ngữ, từ ngữ dân
gian cho thấy sự ý thức sâu sắc về bi kịch hiện tại của Thuý Kiều. Thực tại đó hoàn toàn đối lập
với quá khứ hạnh phúc, đẹp đẽ không sao kể xiết mà nàng đã có “muôn vàn ái ân”. Quá khứ giờ
đây đã trở thành niềm khát khao mãnh liệt của Kiều. Bi kịch vì vậy càng sâu sắc.
– Câu thơ “Trăm nghìn gửi lại tình quân” thể hiện sự day dứt, giày vò, biểu hiện tình yêu cao đẹp
Kiều dành cho Kim Trọng, đồng thời cũng cho thấy một nhân cách vị tha trong sáng.
– Khi bi kịch tình yêu lên đến đỉnh điểm, Kiều thốt lên tiếng kêu xé lòng: “Ôi Kim lang! hỡi Kim
lang / Thôi thôi tiếp đã phụ chàng từ đây.”+ Thán từ “ôi, hỡi” như một tiếng nấc đau thương.+ Lời
gọi được lặp lại một cách trang trọng “Kim lang” như một lời kêu cứu tuyệt vọng.
+ Nhịp thơ 3/3 ở câu trên như một tiếng nấc nghẹn ngào, trong khi đó, điệp từ “thôi” vừa thể hiện
sự dằn vặt, vừa xác nhận sự phụ bạc, nhịp thơ ngân dài như một tiếng than vọng mãi không lời
đáp, tiếng kêu cứu trong tuyệt vọng.
Đoạn trích kết lại bằng tiếng kêu xé lòng trong tột cùng đau đớn của Thúy Kiều khi nàng ý thức
sâu sắc bi kịch tình yêu tan vỡ của mình. Kiều thương mình thì ít, thương cho chàng Kim thì
nhiều. Nàng đã nhận hết mọi trách nhiệm của sự tan vỡ tình duyên về mình. Có thể nói, trong
đau khổ tột cùng Kiều vẫn sáng lên vẻ đẹp của một nhân cách cao thượng: ân cần, chu đáo với
Kim Trọng mà vẫn tự trách, nàng quên đi bất hạnh của mình để cảm thông cho người khác. Đây
là giây phút độc thoại thật nhất, nhân bản nhất.
Tổng kết:
– Trao duyênlà âm hưởng mở đầu cho cung đàn bạc mệnh của Thuý Kiều. Đoạn trích khắc hoạ
những phẩm chất cao đẹp của Thúy Kiều: son sắt, thuỷ chung, giàu đức hi sinh, giàu lòng vị tha,
quên mình vì hạnh phúc của người khác. Qua đoạn trích, Nguyễn Du đã tỏ ra thấu hiểu, cảm
thông với những khổ đau và khát vọng tình yêu của nàng Kiều – một con người vừa cao cả về
mặt đạo đức, vừa nhân bản về mặt con người.
– Tài năng bậc thầy của Nguyễn Du trong việc miêu tả nội tâm nhân vật (vừa sâu sắc, vừa phức
tạp, vừa tinh tế), sử dụng ngôn từ chọn lọc, hàm súc đã được khẳng định qua đoạn trích.


2 nỗi thương mình

ruyện Kiều là một kiệt tác văn học mà Nguyễn Du đã để lại cho kho tàng văn học Việt Nam.
Đoạn trích “Nỗi thương mình” kể về nỗi đau đớn tủi nhục trong quãng đời của Kiều khi bị Sở
Khanh lừa gạt, Tú Bà đầy vào chốn lầu xanh.
Cảnh Kiều phải nếm trải trong chốn lầu xanh của mụ Tú Bà thật đau đớn, cùng cực:
“Biết bao bướm lả ong lơi;
Cuộc say đầy tháng trận cười suốt đêm
Dập dìu lá gió cành chim
Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh”.
Các ẩn dụ: “Bướm lả ong lơi”, “cuộc say”, “trận cười”, các thi liệu, điển tích: “lá gió cành
chim”, Tống Ngọc, Trường Khanh đã được sử dụng để diễn tả hiện thực chốn lầu xanh.
“Biết bao” là không đếm được, “suốt đêm” là sự triền miên vô tận. Kiều bị ném vào bùn nhơ,
bị chà đạp không thương tiếc. Kiều thương cho số phận mình phải đem tài sắc làm thú vui
cho những khách làng chơi:

Phân tích “Nỗi thương mình” – văn lớp 10
“Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh
Giật mình mình lại thương mình xót xa”
Từ một cô gái khuê các, Kiều bị xã hội nhơ bẩn, vì tiền đẩy vào cảnh cùng cực. Nhớ lại
những năm tháng êm đềm bên cha mẹ càng làm Kiều thêm tủi nhục:
“Khi sao phong gấm rủ là
Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.
Mặt sao dày gió dạn sương,
Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!”.
Sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ kết hợp thủ pháp phân hợp từ ngữ: “dày gió dạn sương”,
“bướm chán ong chường”, nhà thơ đã cực tả nỗi tụi nhục của một người con gái bị đẩy vào


vũng bùn hôi tanh nhơ nhớp. Nhưng Kiều vẫn ý thức được nhân phẩm của mình:
“Mặc người mưa Sở mây Tần
Những mình nào biết có xuân là gì?

Trong chốn lầu xanh, cuộc sống của nàng Kiều không hề thiếu thốn điều gì. Cảnh thì có:
Đòi phen gió tựa hoa kề,
Nửa rèn tuyết ngậm bốn bề trăng thâu”.
cầm kì thi họa – những thứ Kiều thích và đam mê thì đầy đủ:
“Đòi phen nét vẽ câu thơ
Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa”.
nhưng Kiều hoàn toàn dửng dưng, thờ ơ:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?”.
Phong cảnh mang màu tâm cảnh. Cảnh mang tình người. Nàng cảm thấy đau khổ, tê tái vì
thấy nhục nhã ê chề khiến cho mọi cảnh vật đều nhuốm màu đau thương như nàng đang
chịu đựng. Bất kẻ lúc nào, dấu đắng cay hay sung túc, nàng vẫn luôn ý thức được nhân
phẩm của bản thân.
Giữa chốn lầu xanh, Kiều vẫn cảm thấy cô đơn, lạc lõng. Nàng không thể tìm lấy cho riêng
mình một người tri âm, tri kỉ để tâm sự. Trong mọi cuộc vui, nàng chỉ có thể “vui gượng”:
“Vui là vui gượng kẻo là,
Ai tri âm đó mặn mà với ai?”
Dẫu sống trong cảnh lầu xanh nhơ bẩn, Kiều vẫn giữ cho mình những phẩm chất cao quý
của người con gái: Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. Bơi thê, người đọc càng thấy
thương cảm và trân trọng nàng.

4 chi khi anh hung Nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ta không thể nào không
nhắc đến “Truyện Kiều” – một tác phẩm chứa đựng tinh thần nhân đạo sâu sắc, đề cao giá
trị con người và lên tiếng tố cáo xã hội phong kiến thối nát. Truyện Kiều xuất sắc không chỉ
vì ngôn ngữ nghệ thuật, mà còn vì ý nghĩa nội dung độc đáo, sâu sắc. Nguyễn Du phản ánh
một hiện thực xã hội phong kiến đương thời – cái xã hội hủ nát đã vùi dập chính ông – hay
vùi dập số phận nàng Kiều và vô vàn những số phận tài hoa khác. Đi ều ấy khiến Truyện
Kiều thấm đẫm tinh thần nhân đạo. Và khi đưa Từ Hải vào như một nét sáng tạo trong cốt
truyện, Nguyễn Du đã làm sáng cái ý chí và hoài bão lớn lao của những bậc anh hùng thời
bấy giờ. Hình ảnh nhân vật Từ Hải được thể hiện rõ nét nhất qua đoạn trích Chí khí anh

hùng.
Đoạn trích Chí khí anh hùng thuộc phần gia biến và lưu lạc trên đoạn trường m ười lăm năm.
Kiều bị lừa và rơi vào lầu xanh lần thứ hai, cuộc đời nàng hầu như bế tắc hoàn toàn thì đột
nhiên Từ Hải xuất hiện đưa Kiều thoát khỏi cảnh ô nhục. Hai người rất tâm đầu ý hợp, sống
hạnh phúc. Nhưng Từ Hải không bằng lòng với cuộc sống êm đềm bên cạnh nàng kiều tài
sắc, chàng muốn có sự nghiệp lớn nên sau nửa năm “Hương lửa đang nồng” đã từ bi ệt Ki ều
ra đi. Đoạn trích này cho thấy chí khí của Từ Hải.


Đoạn trích được viết theo thể thơ lục bát và đạt đến trình độ mẫu mực, vận dụng thành công
các điển cố, điển tích trong văn học Trung Hoa, xây dựng nhân vật sống động, ngôn ngữ
trong sáng, trau chuốt, giàu giá trị biểu cảm.
Thân bài:
4 câu thơ đầu - Khát vọng, tư thế của Từ Hải:
Từ đầu, Từ Hải đã được miêu tả là một anh hùng hảo hán, “đầu đội trời, chân đạp đất”,
nhưng khi kết duyên cùng Kiều, Từ Hải thực sự là một người đa tình. Tuy là đa tình, nh ưng
chàng vẫn không hề quên mình là một tráng sĩ. Trong thời phong kiến, thân nam nhi phải có
chí khí, phải vùng vẫy giữa đất trời cao rộng. Chính vì vậy, dù cho cuộc sống v ới nàng Kiều
đang êm đềm hạnh phúc, thì chàng vẫn nghĩ đến chí hướng của bản thân, thoắt đã lại “rộng
lòng bốn phương”, thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời biển mênh mang, và lập tức một
minh với thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong để tiếp tục sự nghiệp lớn lao đang
còn dang dở:
“Nửa năm hương lửa đương nồng,
Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương.
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa, lên đường thẳng rong.”
Từ Hải không phải là con người của những đam mê thông thường mà là con người của sự
nghiệp anh hùng, là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ “thoắt” thể hiện quy ết định nhanh
chóng, dứt khoát cùa chàng. “Động lòng bốn phương” là thấy trong lòng náo nức cái chí
tung hoành khắp bốn phương trời. Con người phi thường như chàng chẳng thể giam hãm

mình trong một không gian chật hẹp. Chàng nghĩ rất nhanh, quyết định lại càng nhanh. M ột
thanh gươm, một con tuấn mã, chàng hối hả lên đường. Ấy là bởi khát vọng t ự do luôn sôi
sục trong huyết quản của người anh hùng.
12 câu tiếp theo - Cuộc chia li của Từ Hải và Thúy Kiều:
Sau khi nhà thơ viết về tâm trạng và quyết định của người Anh hùng - Từ Hải - là lời đối
thoại của vợ chồng Kiều.
Đầu tiên, khi Từ Hải ra đi, Kiều biết rằng chàng sẽ lâm vào tình cảnh bốn bể không nhà.
Kiều muốn hành động theo luân lí đạo Nho truyền thống nên đã tâm sự với Từ Hải:
“Nàng rằng: “Phận gái chữ tòng,
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.
Đạo Nho quy định người phụ nữ có “tam tòng”: Ở nhà theo cha, lấy chồng theo ch ồng,
chồng chết theo con. Chữ “tòng” trong trong câu này không chỉ có nghĩa “xuất giá tòng phu”
mà còn nói lên được bổn phận làm vợ, muốn theo Từ Hải để trọn đạo vợ chồng. Chữ “tòng”
có ngụ ý Kiều muốn chia sẻ những khó khăn thử thách, đồng lòng tiếp sức, muốn cùng
được gánh vác với Từ Hải – chồng mình. Nàng “một lòng xin đi” theo chàng, thể hi ện sự bịn
rịn, níu kéo, không muốn xa chồng. Thế nhưng, chàng đã đáp lại rằng:
“Từ rằng: “Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?”
Từ Hải đã có ý trách khéo Kiều, lời trách đầy thương yêu trìu mến: Hai ta đã hiểu hết lòng
dạ nhau sâu sắc, thế nhưng dường như nàng vẫn chưa thấu hiểu tâm can của ta, sao lại
phải giữ mãi nếp suy nghĩ của người “nữ nhi” bình thường!?
Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của
một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự


nghiệp vẻ vang rồi mới đón Kiều về nhà trong danh dự:
“Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.”

Từ Hải có lý tưởng công danh lớn lao. Những khát vọng của chàng đều phi th ường. Phải có
được “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”. Khi ra đi chỉ có ngựa
và một thanh kiếm, nhưng Từ Hải tin rằng mình sẽ có nhiều “tinh binh”, sẽ trở v ề trong hào
quang chiến thắng, đem lại vẻ vang cho người phụ nữ mà chàng hết lòng yêu mến và trân
trọng. Chàng muốn có công danh, có được sự nghiệp vẻ vang rồi mới tính chuyện rước
Kiều về nhà chồng trong danh dự. Chàng nghĩ rằng, có làm được như vậy thì m ới x ứng
đáng với sự gửi gắm niềm tin, sự trông cậy của người vợ tương lai.
Từ “mặt phi thường” cho thấy sự tự tin, kiêu hãnh của Từ Hải. Đây không chỉ là lời riêng của
Từ Hải mà còn là cái nhìn đầy trân trọng và tự hào của Nguyễn Du.
“Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu?
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Hiện thực trong đời con nhà lính là “bốn bể không nhà”, Từ đã giải thích cho Kiều hiểu. Nàng
đi theo ta chỉ làm ta thêm vướng bận. Gian nan vừa mới bắt đầu, mọi thứ chưa đâu vào đâu.
Từ Hải khuyên Kiều nên hãy chịu khó chờ đợi:
“Chầy chăng là một năm sau vội gì!”
Chàng khẳng định với Kiều bằng một thái độ quyết tâm, tự tin về sự nghiệp trong t ương lai.
Chàng có niềm tin sắt đá rằng chỉ cần trong khoảng một năm, chàng sẽ nhanh chóng lập
được công lớn và trở về thật vẻ vang. Qua đó, ta thấy Từ Hải có lí tưởng cao cả, hoài bão
lớn lao và niềm tin sắt đá vào tài năng của mình.
2 câu cuối - Hình ảnh Từ Hải dứt áo ra đi:
Từ Hải đã “dứt áo ra đi” với một thái độ vô cùng cương quyết. Khẳng định phong thái rất
mạnh mẽ, phi thường của đấng trượng phu trong giây phút li biệt. Không hề dùng dằng,
vương vấn, không bi lụy hay quyến luyến như những cuộc chia tay khác:
“Quyết lời dứt áo ra đi
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”
Nguyễn Du mượn hình ảnh phim bằng (đại bàng) trong văn chương cổ điển, thường t ượng
trưng cho khát vọng của những người anh hùng có bản lĩnh phi thường, mu ốn làm nên sự
nghiệp lớn lao để chỉ Từ Hải. Cuộc ra đi đột ngột, không báo trước, thái độ dứt khoát lúc

chia tay, niềm tin vào thắng lợi... tất cả đều bộc lộ chí khí anh hùng của Từ Hải. Đã đến lúc
chim bằng tung cánh bay lên cùng gió mây chín ngàn dặm trên cao.
Không gian xung quanh – rộng lớn, bao la, khoáng đạt, mênh mang đến cùng trời cuối b ể –
như khắc họa thêm vào bóng lưng quyết liệt, dứt khoát của chàng. Chàng nh ư hòa vào v ới
trời đất, chàng như trở nên khổng lồ – vì ý chí và hoài bão – vươn đến tận vũ trụ xa xôi.
Kết bài:
Đoạn trích ngợi ca chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải. Từ Hải là một vị anh hùng đầy
phóng khoáng, dứt khoát, nhanh nhẹn và oai nghiêm, có lý t ưởng công danh lớn; có s ự r ạch
ròi giữa sự nghiệp và tình cảm cá nhân. Từ Hải là hình ảnh thể hiện mạnh mẽ ước mơ công


lý trong bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Là hiện thân cho giấc mơ tự do, công lý của Nguy ễn Du.
Nguyễn Du đã miêu tả hành động và cử chỉ của Từ Hải mang ý nghĩa mạnh mẽ, dứt khoát
bằng các từ ngữ: thoắt đã, thẳng giong, sao chưa thoát khỏi, dậy đất, phi thường, vội gì,
quyết lời dứt áo ra đi, đã lìa…, các điển cố, điển tích và cả xây dựng thời gian, không gian
mở: nửa năm, bốn phương, trời bể mênh mang, bằng tiện…cùng biện pháp miêu tả có
khuynh hướng lý tưởng hóa để nâng cao tầm vóc của Từ Hải, biến Từ Hải thành một hình
tượng phi thường với những nét tính cách đẹp đẽ và sinh động.

4 mã giam sinh mua kiều
1.Vịtríđoạntrích:
Nằm

đầu
phần
thứ
hai
(“Gia
biến


lưu
lạc”).
- Sau khi bị thằng bán tơ vu oan, gia đình Thúy Kiều lâm vào cảnh tan tác, đau thương. Của
cải bị cướp đoạt, cha và em trai Kiều bị lũ sai nha “đầu trâu mặt ngựa” bắt bớ, khảo tra,
đánh đập dã man. Cái giá mà chúng đưa ra thật là khủng khiếp: “Có ba trăm lạng việc này
mới xong”.Kiều đành gạt nước mắt, gác mối tình đầu đẹp đẽ với Kim Trọng để bán mình
chuộc
cha

em
ra
khỏi
chốn
lao
tù.
- Đoạn này nói về việc Mã Giám Sinh đến mua Kiều. Đoạn trích là nốt nhạc buồn, khởi đầu
cho cung đàn bạc mênh của cuộc đời Kiều kéo dài suốt mười lăm năm.
2.
Bố
cục
đoạn
trích:
2
phần:
- Phần 1: 10 câu đầu: ( Từ đầu đến …”giục nàng kíp ra” ): Sự xuất hiện của Mã Giám Sinh.
- Phần 2: Đoạn còn lại: Cảnh mua bán người.

II – Đọc – hiểu đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều
1.
Chân

dung

Giám
Sinh:
Cái tin Kiều muốn bán mình đã gây xôn xao dư luận cả một vùng rộng lớn vì không ai không
biết đến nàng – người con gái nức tiếng tài sắc vẹn toàn. Mã Giám Sinh đã nhờ người mai
mối
dẫn
đến
nhà
để
cưới
nàng
làm
vợ
lẽ.
Một điều dễ nhận thấy trong bút pháp tả người của Nguyễn Du là khi tả những nhân vật
chính diện ( như chị em Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải…) thì ông dùng bút pháp ước lệ; còn
tả những nhân vật phản diện ( như Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến…) thì ông dùng bút
pháp tả thực. Qua công thức này,người đọc có thể xác định nhân vật thuộc loại nào và thái
độ yêu ghét của nhà thơ ra sao. Mã Giám Sinh cũng không nằm ngoài công thức đó.
a.
Trong
lễ
vấn
danh:
Về
lai
lịch


cách
ăn
nói:
Cái tài của Nguyễn Du là không miêu tả chung chung mà đi sâu vào những chi tiết tiêu biểu,
chọn lọc, thể hiện được thần thái của nhân vật.Không ai biết rõ tung tích Mã Giám Sinh, chỉ
biết hắn là người từ phương xa tới(“viễn khách”). Hỏi hắn thì hắn trả lời cộc lốc, không có
chủ ngữ, không thèm thưa gửi: “Hỏi tên, rằng: “Mã Giám Sinh” – Hỏi quê, rằng: “Huyện
Lâm Thanh cũng gần”. Hai câu mà chỉ cung cấp được một thông tin nhỏ là hắn mang họ Mã.
Còn tất cả đều mập mờ, không rõ ràng. “Giám Sinh” là tên gọi chung của các sinh viên
trường Quốc tử giám chứ không phải là tên riêng. Còn “huyện Lâm Thanh” rộng bao la, ai
biết
hắn

chỗ
nào,
gia
thế
ra
sao?
-> Cách nói năng của Mã đã bộc lộ một phần về con người hắn. Hắn chẳng có chút gì là nho
nhã,
thanh
lịch
của
một
chàng
“giám
sinh”,hạng
người


học.


Về
ngoại
hình,
hành
động:
+ Nguyễn Du chụp cận cảnh làm rõ bộ mặt và trang phục của Mã:
Quá niên trạc ngoại tứ tuần,
Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao.
Bộ mặt mày râu nhẵn nhụi dĩ nhiên là thiếu tự nhiên, râu cạo nhẵn, lông mày tỉa tót rất trai
lơ. Từ “nhẵn nhụi” gợi cảm giác về một sự trơ trẽn, phẳng lì. Áo quần bảnh bao là áo quần
trưng diện, cũng thiếu tự nhiên, “Hai chữ“bảnh bao” thường dùng để khen áo quần trẻ em
chứ ít dùng cho người lớn”(Trần Đình Sử). Phủ một lớp hào nhoáng lên vẻ ngoài nhân vật,
tác giả đã chế giễu, mỉa mai tên buôn người họ Mã.
Quý thầy cô giáo và các em học sinh có thể tham khảo đầy đủ tài liệu này và xem thêm các
tài liệu khác trong bộ sưu tập Soạn bài Mã Giám Sinh mua Kiều trích trong Truyện
Kiều của Nguyễn Du. Hoặc download về làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác dạy
và học ngày càng hiệu quả.
5 kiều ở lầu ngưng bích

Đoạn trích: KIỀU Ở LẦU NGƯNG BÍCH - Truyện Kiều
* Vị trí đoạn trích:
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai Gia biến và lưu lạc. Sau khi bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm
nhục, bị Tú bà mắng nhiếc, Kiều nhất quyết không chịu tiếp khách làng chơi, không ch ịu
chấp nhận cuộc sống lầu xanh. Đau đớn, phẫn uất, tủi nhục nàng định tự vẫn. Tú bà sợ mất
vốn bèn lựa lời khuyên giải, dụ dỗ Kiều. Mụ vờ chăm sóc thuốc thang, hứa hẹn khi nàng
bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế. Tú bà đưa Kiều ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích, thực
chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện hơn, tàn bạo hơn.

* Kết cấu đoạn trích : 3 phần
+ Sáu câu đầu : hoàn cảnh cô đơn, tội nghiệp của Kiều.
+ Tám câu tiếp : nỗi thương nhớ Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của nàng.
+ Tám câu cuối : tâm trạng đau buồn, âu lo của Kiều thể hiện qua cách nhìn cảnh vật.
* Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích :
- Giá trị nội dung "Kiều ở lầu Ngưng Bích": miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi
đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo vị tha của Thuý
Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
- Giá trị nghệ thuật: nghệ thuật miêu tả nội tâm đặc sắc, bút pháp tả cảnh ngụ tình hay nhất
trong "Truyện Kiều".
PHÂN TÍCH:
1/ Hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều thể hiện qua 6 câu thơ đầu:
- Kiều ở lầu Ngưng Bích thực chất là bị giam lỏng (khoá xuân).
- Nàng trơ trợi giữa một không gian mênh mông, hoang vắng: “bốn b ề bát ngát xa trông”.
Cảnh “non xa”, “trăng gần” gợi hình ảnh lầu Ngưng Bích đơn độc, chơi vơi giữa mênh mông
trời nước. Từ trên lầu cao nhìn ra chỉ thấy những dãy núi mờ xa, những cồn cát bụi bay mù


mịt. Cái lầu trơ trọi ấy giam một thân phận trơ trọi, không một bóng hình thân thu ộc bầu bạn,
không cả bóng người.
- Hình ảnh “non xa” “trăng gần”, “cát vàng”, “bụi hồng” có thể là cảnh th ực mà cũng có thể là
hình ảnh mang tính ước lệ để gợi sự mênh mông, rợn ngợp của không gian, qua đó diễn tả
tâm trạng cô đơn của Kiều.
- Cụm từ “mây sớm đèn khuya” gợi thời gian tuần hoàn, khép kín. Tất cả như giam hãm con
người, như khắc sâu thêm nỗi cô đơn khiến Kiều càng bẽ bàng, chán ngán, buồn tủi “bẽ
bàng mây sớm đèn khuya” sớm và khuya, ngày và đêm, Kiều “thui thủi quê ng ười một thân”
và dồn tới lớp lớp những nỗi niềm chua xót đau thương khiến tấm lòng Kiều như bị chia x ẻ:
“Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”. Vì vậy, dù cảnh có đẹp đến mấy, tâm trạng Kiều
cũng không thể vui được.
2/ Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng và thương nhớ cha mẹ của Kiều qua ngôn ngữ độc

thoại nội tâm (8 câu tt):
* Kiều nhớ Kim Trọng trước nhớ cha mẹ sau. Theo nhiều nhà hủ nho thì như vậy là không
đúng với truyền thống dân tộc, nhưng thật ra lại là rất hợp lý. Kiều bán mình cứu cha và em
là đã đền đáp được một phần công lao cha mẹ, nên nàng cắn rứt khôn nguôi.
* Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lý do khác nhau nên cách thể hi ện
cũng khác nhau:
+ Nhớ Kim Trọng: Kiều “tưởng” như thấy lại kỷ niệm thiêng liêng đêm thề nguyện, đính ước
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng”. Cái đêm ấy hình như mới ngày hôm qua. M ột lần
khác nàng nhớ về Kim Trọng cũng là “Nhớ lời nguyện ước ba sinh”. Kiều xót xa hình dung
người yêu vẫn chưa biết tin nàng bán mình, vẫn ngày đêm mòn mỏi chờ trông chốn Liêu
Dương xa xôi. Nàng nhớ người yêu với tâm trạng đau đớn: “Tấm son gột rửa bao giờ cho
phai”. Có lẽ “tấm son” ấy là tấm lòng Kiều son sắt, thuỷ chung, không nguôi nhớ th ương Kim
Trọng. Cũng có thể là Kiều đang tủi nhục khi tấm lòng son sắt đã bị dập vùi, hoen ố, không
biết bao giờ mới gột rửa cho được. Trong nỗi nhớ chàng Kim có cả nỗi đau đớn vò xé tâm
can.
+ Nhớ cha mẹ: nàng thấy “xót” khi tưởng tượng, ở chốn quê nhà, cha mẹ nàng vẫn tựa c ửa
ngóng chờ tin tức người con gái yêu. Nàng xót thương da diết và day d ứt khôn nguôi vì
không thể “quạt nồng ấp lạnh”, phụng dưỡng song thân, băn khoăn không bi ết hai em có
chăm sóc cha mẹ chu đáo hay không. Nàng tưởng tượng n ơi quê nhà tất cả đã đổi thay,
gốc tử đã vừa người ôm, cha mẹ ngày thêm già yếu. Cụm từ “cách mấy nắng mưa” v ừa cho
thấy sự xa cách bao mùa mưa nắng, vừa gợi được sự tàn phá của thời gian, của thiên
nhiên lên con người và cảnh vật. Lần nào nhớ về cha mẹ, Kiều cũng “nhớ ơn chín chữ cao
sâu” và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành, phụ công nuôi dạy của cha mẹ.
=> Nỗi nhớ thương của Kiều đã nói lên nhân cách đáng trân trọng của nàng. Hoàn cảnh của
nàng lúc này thật xót xa, đau đớn. Nhưng quên đi cảnh ngộ bản thân, nàng đã h ướng yêu
thương vào những người thân yêu nhất. Trái tim nàng thật giàu yêu th ương giàu đức hi
sinh. Nàng thật sự là một người tình thuỷ chung, một người con hiếu thảo, một ng ười có t ấm
lòng vị tha cao cả đáng quý.
3/ Bút pháp tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du trong 8 câu cuối “Kiều ở lầu Ngưng Bích”:
Nghệ thuật tử cảnh ngụ tình:



- Đoạn thơ này được xem là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương c ổ
điển. Để diễn tả tâm trạng Kiều – Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình “tình
trong cảnh ấy, cảnh trong tình này” để khắc hoạ tâm trọng của Kiều lúc bị giam lỏng ở lầu
Ngưng Bích.
- Đây là 8 câu thơ thực cảnh mà cũng là tâm cảnh. Mỗi biểu hiện của cảnh đồng thời là một
ẩn dụ về tâm trạng của người – mỗi một cảnh lại khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác
nhau, với những lý do buồn khác nhau trong khi nỗi buồn đã đầy ắp tâm trạng để rồi tình
buồn lại tác động vào cảnh, khiến cảnh mỗi lúc lại buồn hơn, nỗi buồn mỗi lúc một ghê gớm,
mãnh liệt hơn.
- Cách sử dụng ngôn ngữ độc thoại, điệp ngữ. Bốn bức tranh, bốn nỗi buồn đều được tác
giả khắc hoạ qua điệp từ “buồn trông” đứng đầu mỗi câu có nghĩa là buồn mà trông ra bốn
phía, trông ngáng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại, nhưng trông mà vô vọng.
“Buồn trông” có cái thảng thốt lo âu, có cái xa lạ bút tầm nhìn, có cả d ự cảm hãi hùng của
người con gái ngây thơ lần đầu lại bước giữa cuộc đời ngang ngược. Điệp ngữ “buồn trông”
kết hợp với các hình ảnh đứng sau đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau. Điệp
ngữ lại được kết hợp với các từ láy chủ yếu là những từ láy tượng hình, dồn dập, chỉ có một
từ láy tượng thanh ở câu cuối tạo nên nhịp điệu, diễn tả nỗi buồn ngày một tăng, dâng lên
lớp lớp, nỗi buồn vô vọng, vô tận. Điệp ngữ tạo âm hưởng trầm buồn, trở thành đi ệp khúc
của đoạn thơ cũng là điệp khúc của tâm trạng.
Cảnh 1: Buồn trông cửa bể chiều hôm,
.........Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa.
Một cánh buồm thấp thoáng nơi cửa biển là một hình ảnh rất đắt để thể hiện nội tâm nàng
Kiều. Một cánh buồm nhỏ nhoi, đơn độc giữa biển nước mênh mông trong ánh sáng le lói
cuối cùng của mặt trời sắp tắt; cũng như Kiều trong không gian vắng lặng của hiện tại nhìn
về phương xa với nỗi buồn nhớ da diết về gia đình, quê hương. Con thuyền gần như mất
hút, vẫn còn lênh đênh giữa dòng đời, biết bao giờ mới được trở về sum họp, đoàn tụ với
những người thân yêu.
Cảnh 2: Buồn trông ngọn nước mới ra,

...................Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Những cánh hoa tàn lụi trôi man mác trên ngọn nước mới xa khi Ki ều càng bu ồn hơn b ởi
nàng như nhìn thấy trong đó thân phận mình lênh đênh, vô định, ba chìm bảy nổi gi ữa sóng
nước cuộc đời, không biết rồi sẽ trôi dạt đi đâu, sẽ bị dập vùi ra sao.
Cảnh 3: Buồn trông ngọn cỏ rầu rầu,
........................Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Nội cỏ "rầu rầu", "xanh xanh" - sắc xanh héo úa, mù mịt, nhạt nhoà trải dài từ chân mây đến
mặt đất, còn đâu cái "xanh tận chân trời" như sác cỏ trong tiết Thanh minh khi Ki ều còn
trong cảnh đầm ấm. Màu xanh này gợi cho Kiều một nỗi chán ngán, vô vọng vì cu ộc sống cô
quạnh và những chuỗi ngày vô vị, tẻ nhạt không biết kéo dài đến bao gi ờ.
Cảnh 4: Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
...........................Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Dường như nỗi buồn càng lúc càng tăng, càng dồn dập. Một cơn "gió cuốn mặt du ềnh" làm
cho tiếng sóng bỗng nổi lên ầm ầm như vây quanh ghế Kiều ngồi. Cái âm thanh "ầm ầm


tiếng sóng" ấy chính là âm thanh dữ dội của cuộc đời phong ba bão táp đã, đang ập đổ
xuống đời nàng và còn tiếp tục đè nặng lên kiếp người nhỏ bé ấy trong xã h ội phong ki ến cổ
hủ, bất công. Tất cả là đợt sóng đang gầm thét, rì rào trong lòng nàng. Lúc này Kiều không
chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như rơi dần vào vực thẳm một cách bất lực. Nỗi bu ồn ấy đã
dâng đến tột đỉnh, khiến Kiều thực sự tuyệt vọng. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng
cũng rất ảo. Đó là cảnh được nhìn qua tâm trạng theo quy luật "Cảnh nào cảnh chẳng đeo
sầu - Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ".
- Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm thanh từ tĩnh đến động
để diễn đạt nỗi buồn từ man mác, mông lung đến lo âu, kinh sợ, dồn đến bão táp nội tâm
cực điểm của cảm xúc trong lòng Kiều. Tờt cả là hình ảnh về sự vô định, mong manh, sự
dạt trôi bế tắc, sự chao đảo, nghiêng đổ dữ dội. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng, yếu đuối
nhất. Cũng vì thế mà nàng đã mắc lừa Sở Khanh để rồi dấn thân vào cuộc đời "thanh lâu
hai lượt, thanh y hai lần".
=>Tóm lại:

Cảnh thiên nhiên là cái cớ để tác giả bộc lộ cảm xúc của mình.



×