Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.97 KB, 25 trang )

Đề:
Đoạn trích “Hai chị em Thuý Kiều” nằm ở phần đàu của câu chuyện. Trong đoạn trích này, Nguyễn Du
tập trung miêu tả hai chân dung tuyệt mỹ của chị em Thuý Kiều. Đằng sau những nét bút miêu tả tinh tế
và độc đáo, người đọc có thể nhận thấy tấm lòng ưu ái, trân trọng đặc biệt của Nguyễn Du đối với nhân
vật của mình. Qua ngòi bút của Nguyễn Du, hai chị em Thuý Kiều đều xinh đẹp, nhưng “mỗi người (tài
tình) mỗi vẻ” với dự báo trước số phận, tính cách, cuộc đời của mỗi nhân vật, đặc biệt là Thuý Kiều, nhân
vật của truyện.
Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du giới thiệu vẻ đẹp chung về hai chị em với bốn câu thơ:
“Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười”
Cả hai chị em đều có vẻ đẹp toàn mỹ, từ hình thức bên ngoài “Mai cốt cách” đến vẻ đẹp bên trong
tâm hồn “Tuyết tinh thần”. Vẻ đẹp của Thuý Vân được miêu tả ở bốn câu thơ tiếp:
“Vân xen trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”
Vẻ đẹp của Thuý Vân được Nguyễn Du miêu tả một cách toàn vẹn từ khuôn mặt, nét ngài, màu da, mái
tóc đến tiếng nói, nụ cười và cốt cách. Thuý Vân hiện ra qua những hình ảnh, những tính chất ước lệ của
văn học cổ trung đại. Nguyễn Du tập trung tô đậm vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang của Thuý Vân. Vẫn là
cách thức quen thuộc của văn học cổ, lấy vẻ đẹp của thiên nhiên làm chuẩn mực cho vẻ đẹp con người,
nhưng bức chân dung của Thuý Vân, qua nét vẻ thân tình của Nguyễn du bổng rở nên sống động là nhờ
đã chứa đựng trong đó quan niệm về tài sá của chính nhà thơ. Gương mặt xinh đẹp đầy đặn, vẻ đẹp đoan
trang phúc hậu của Thuý Vân-một vẻ đẹp và thiên nhiên sẵn lòng nhường nhịn “Mây thua nước tóc tuyết
nhường màu da”-như dự báo trước một cuộc đời, một số phận êm đềm, tròn trịa, bình yên của nàng.
Quả thật, với những từ ngữ trau chuốt, những hình ảnh ước lệ tượng trưng vẻ đẹp và giàu sức gợi tả, được
lọc qua tâm hồn mẫn cảm, tinh tế, Ng.Du đã khắc hoạ khá sống động vẻ đẹp đài các, đoan trang viên mãn,
mơn mởn sức sống của Thuý Vân, biểu hiện một tâm hồn vô tư, dự báo trước một cuộc đời yên ổn, vinh
hoa, phú quý sẽ mỉm cười, vui vẻ rước đón nàng.
Song, việc miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân, không phải là chủ đích nghệ thuật của tác giả. Đó thực chất chỉ


là việc tạo tiền đề, tao ra một điểm tựa nghệ thuật “tả khách hình chủ” để làm nổi bật hơn tài sắc của Thuý
Kiều, nhân vật trung tâm của tác phẩm.
Khác với Thuý Vân, Th Kiều có một vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” cả tài lẫn sắc đạt tới mức tuyệt vời.Cũng
những từ ngữ, hình ảnh ước lệ tượng trưng, qua ngòi bút miêu tả tài hoa của Ng Du, hình ảnh nàng Kiều
hiện lên lộng lẫy, sắc nước hương trời đến hoa phải “ghen”, liễu phải “hờn”.
Đôi mắt đẹp của nàng trong như nước mùa thu, lông mày xin xắn, tươi non như sắc núi mùa xuân “làn thu
thuỷ, nét xuân sơn”. Nếu như vẻ đẹp của Thuý Vân trời xanh còn có thể nhường nhịn, thì trước sắc đẹp
của Thuý Kiều, thiên nhiên tạo hoá cũng trở nên đố kị ghen ghét
“ Kiều càng sắc sảo mặn mà,……
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh”
Thiên nhiên đố kị, ghen ghét với nàng. Hồng nhan bạc mệnh, cái sắc đẹp “sắc sảo mặn mà” khiến thiên
nhiên cũng phải đố kị, ghen ghét ấy đã dự báo trước một cuộc đời đầy sóng gió sẽ ập đến với nàng. Ng
Du đã không tiếc lời ca ngợi sắc đẹp và tài nghệ của nàng Kiều. Khác hẳn Thuý Vân, Th Kiều thông


minh, đa tài, đa cảm, một con người nhất mực tài hoa: Tài thơ, tài hoạ, tài đàn của Th Kiều đạt tới mức
tuyệt diệu:
“ Thông minh vốn sẳn tính trời…………
Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương”.
Cả diện mạo bên ngoài và diên mạo tâm hồn cũng hé mở dần tính cách số phận của nàng Kiều.
Rõ ràng, Ng.Du khi miêu tả sắc đẹp của nàng Kiều đã gửi gắm quan niệm “Tài hoa bạc mệnh” vào đấy –
dự báo trước cuộc đời, số phận long đong, lận đận, đầy bất hạnh của nàng.
Sử dụng bút pháp miêu tả ước lệ tượng trưng của văn học cổ điển, với ngòi bút tài hoa, chắt lọc, trau
chuốt ngôn từ, Ng.Du đã khắc hoạ thật sinh động hai bức chân dung Th.Vân và Th.Kiều, mỗi người một
vẻ đẹp riêng, toát lên từ tính cách, từng số phận riêng, không lẫn vào nhau, không thể phai nhạt trong tâm
hồn người đọc. Đây là thành công trong bút pháp nghệ thuật miêu tả người của Ng.Du. Đã hơn hai thế kỉ
rồi, với truyện Kiều và nghẹ thuật tả người đặc sắc, tinh tế của Ng.Du, đẫ là bậc thầy làm rung động và sự
cảm phục, trân trọng của bao thế hệ đối với đại thi hào dân tộc Ng.Du.
Đáp án_Đề 1_Trang 104 (Tài liệu)
- Giới thiệu vài nét về Nguyễn Du và tác phẩm Đoạn trường tân thanh (truyện Kiều).

- Giới thiệu đoạn thơ được dẫn trong đề bài.
- Giới thiệu vị trí của đoạn thơ: 10 câu không liên tiếp trong đoạn trích Cảnh ngày xuân thuộc phần đầu
của tác phẩm truyện Kiều. Đoạn thơ miêu tả cảnh mùa xuân trong ngày hội Đạp Thanh.
- Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 4 câu thơ đầu: đó là quang cảnh tháng thứ ba
của mùa xuân với nét đẹp xanh tươi, thanh khiết và phóng khoáng của: cỏ non xanh tận chân trời, cành lê
trắng điểm một vài bông hoa. Chú ý các chi tiết: hình ảnh con én gợi đến mùa xuân; hình ảnh cỏ non
xanh tận chân trời, cành lê trắng, từ “điểm” mang lại sức sống cho bức tranh cảnh mùa xuân. Thí sinh có
thể liên hệ so sánh với một vài câu thơ miêu tả về mùa xuân (sóng cỏ tươi xanh gợn đến trời – Hàn Mặc
Tử; Mọc giữa dòng sông xanh / Một bông hoa tím biếc – Thanh Hải) để làm nổi bật nét độc đáo trong
nghệ thuật miêu tả của Nguyễn Du.
- Phân tích để trình bày cảm nhận về cảnh mùa xuân trong 6 câu thơ cuối của đoạn thơ: đó là cảnh buổi
chiều lúc chị em Thúy Kiều trở về. Bức tranh buổi chiều được miêu tả với nét đẹp dịu dàng, thanh nhẹ,
nhuốm màu tâm trạng, bâng khuâng, xao xuyến mà con người thường có sau một cuộc vui và trong một
buổi chiều tà. Cảnh được miêu tả bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình. Thí sinh cần khai thác những từ láy
được sử dụng một cách khéo léo trong đoạn thơ: tà tà, thơ thẩn, thanh thanh, nao nao, nho nhỏ. Những từ
láy nói trên vừa có tác dụng miêu tả cảnh vật, vừa gợi tới tâm trạng của con người trong cảnh vật. Thí
sinh cũng có thể liên hệ so sánh với một vài câu thơ khác (Trước xóm sau thôn tựa khói lồng / Bóng chiều
man mác có dường không / Theo hồi còi mục trâu về hết / Cỏ trắng từng đôi liệng xuống đồng – Trần
Nhân Tông) để làm nổi bật nét riêng của buổi chiều mùa xuân trong 6 câu thơ này.
- Nhận xét đánh giá chung về đoạn thơ ở nghệ thuật, nội dung và ý nghĩa: nghệ thuật miêu tả đặc sắc, hệ
thống từ giàu chất tạo hình; bức tranh mùa xuân đẹp, thanh khiết, dịu nhẹ và đầy tâm trạng; thể hiện tài
năng nghệ thuật của Nguyễn Du.
Mở đầu khổ thơ, tác giả sử dụng từ ngày xuân để làm nổi bật không khí xuân đang lan toả không gian.
Hình ảnh con én đưa thoi đã làm hiện lên khung cảnh những con én đang chao liệng trên nền trời xanh
nhanh như thoi dệt vải. Miêu tả cảnh én là để nhà thơ gửi gắm một điều: ngày xuân tươi đẹp đang trôi qua
rất nhanh. Tứ thiều quanh là chỉ ánh mây đẹp của mùa xuân nhưng những ngày xuân đẹp đẽ ấy đã trôi qua
hơn sáu mươi ngày. Lời thơ phả phất âm điệu trầm buồn, nuối tiếc. Khung cảnh mùa xuân ấy còn được
Nguyễn Du miêu tả qua hình ảnh “ cỏ non xanh tận chân trời”. Dưới ánh sáng rực rỡ màu xanh của cỏ
như trải dài lên tới trời xanh. Sắc xanh tràn đầy sức sống của cỏ cùng với sắc xanh hiền hoà của trời đã



tạo nên một bức tranh thiên nhiên hết sức tươi sáng: thảm cỏ xanh mướt như trải dài đến vô tận. Bức tranh
thiên nhiên mùa xuân của Nguy n Du không chỉ có màu sắc tươi sáng, mà còn có đường nét thanh thoát.
Câu thơ “ Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” đã thể hiện rõ điều đó. Về nghệ thuật, tác giả đã sử dụng
thành công nghệ thuật đảo ngữ trong từ trắng điểm. Nổi bật trên nền xanh thanh thoát của một vài bông
hoa lê. Màu sắc tươi mát ấy không hề khiến bức tranh thiên nhiên trở nên đối lập mà ngược lại còn rất hài
hoà. Sắc xanh của cỏ, của trời khiến màu trắng của hoa lê rõ ràng hơn bao giờ hết. Dường như tất cả vẻ
đẹp của mùa xuân đang hội tụ về đông đủ trong những ngày cuối mùa. Khung cảnh thiên nhiên mùa xuân
đã được nhà thơ Nguyễn Du khắc hoạ đậm nét qua bốn câu thơ đầu trong văn bản “ Cảnh ngày xuân”.
Sáu câu thơ cuối đoạn trích miêu tả 1 bức tranh chiều xuân thật nên thơ, đượm buồn và cảnh chị em TK
du xuân trở về. Bức tranh buổi chiều được miêu tả với nét đẹp dịu dàng, thanh nhẹ, nhuốm màu tâm
trạng, bâng khuâng, xao xuyến mà con người thường có sau một cuộc vui và trong một buổi chiều tà

CẢNH NGÀY XUÂN
Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân
Dập dìu tài tử giai nhân
Ngựa xe như nước áo quần như nêm
Ngổn ngang gò đống kéo lên
Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về
Bước dần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh

Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang...
(Trích "Truyện Kiều" - Nguyễn Du)
Đề 1:Viết đoạn văn T-P-H trình bày cảm nhận về 4 câu thơ đầu
BÀI LÀM
Qua 4 câu thơ đầu trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" (Trích "Truyện Kiều") đại thi hào Nguyễn Du đã
hoạ nên một bức tranh xuân tuyệt đẹp. Thật vậy, mùa xuân thường gắn liền với hình ảnh những cánh
chim én chao liệng trên bầu trời như thoi đưa tưởng rằng muốn hát gọi xuân ("Ngày xuân con én đưa
thoi"), nhưng ở câu thơ này chúng ta có thể hiểu rằng những chú chim én là hình ảnh thời gian đã trôi đi
rất nhanh ("Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi") như con thoi đưa trên khung vải vậy, mùa xuân
chỉ có chín mươi ngày thôi mà đã qua sáu mươi ngày. Nhưng dù là xuân có sắp qua đi thì cảnh vật vẫn rất
đẹp. Thảm cỏ xanh non trải dài tới tận chân trời làm gam màu nền cho bức tranh xuân ("Cỏ non xanh tận
chân trời"). Trên nền màu xanh ấy điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Từ "điểm" đã làm cho cảnh vật


trở nên có hồn so với hai câu thơ cổ nghe rất tĩnh tại của Trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích./ Lê
chi sổ điểm hoa." (Câu ghép có lời dẫn trực tiếp) Đặc biệt, ở câu thơ có kết cấu đảo ngữ "trắng điểm",
bình thường chúng ta hoàn toàn có thể viết là "điểm trắng" nhưng Nguyễn Du đã không viết như vậy mà
đảo ngược lại, chỉ một sự thay đổi nho nhỏ thôi cũng đủ cho thấy sự khác biệt rõ rệt, lúc này đây màu
trắng hoa lê như được bừng lên, nổi bật lên chứ không phải cành lê tự "điểm trắng" cho mình nữa, màu
sắc mùa xuân càng được tô đậm thêm. Quả thật với ngòi bút tả thực mà cũng đầy sinh động, Nguyễn Du
đã từ một thi sĩ trở thành hoạ sĩ khi vẽ nên một bức tranh xuân trong trẻo, tinh khôi, tràn đầy sức sống.
 Đề 2: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh
BÀI LÀM
Sau khi vẽ nên bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp qua 4 câu thơ đầu của đoạn trích "Cảnh ngày xuân" trong
kiệt tác "Truyện Kiều", đại thi hào dân tộc Nguyễn Du tiếp tục gợi tả khung cảnh lễ hội mùa xuân tưng
bừng, rộn rã qua 8 câu tiếp theo. Trong tiết Thanh minh khí trời mát mẻ mọi người sắm sửa lễ vật đi "lễ
tảo mộ", viếng mộ, quét tước cho người thân rồi lại sắm sửa áo quần đi vui "hội đạp thanh" (hội giẫm lên
cỏ), như vậy đã có hai hoạt động diễn ra trong ngày xuân ấy, có cả lễ, cả hội. Không khí lúc này thật náo
nhiệt, ai cũng đi hội "nô nức" như "yến anh" - cách nói ẩn dụ của Nguyễn Du đã cho thấy mọi người đến

lễ hội đông vui như đàn chim yến, chim oanh ríu rít. Sự đông vui ấy đã được đại thi hào gợi tả qua hệ
thống từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm mà đa phần là từ láy (Câu bị động).Những từ láy lồng ghép cùng
phép đối hoà nhập hài hoà tạo được ấn tượng khôn nguôi (Câu sử dụng phép nối, lặp lại "từ láy"). Nhờ
những từ láy danh từ mà chúng ta thấy được trong lễ hội có rất nhiều người, có "tài tử", "giai nhân" và có
cả "chị em" Thuý Kiều nữa. Những từ láy động từ lại gợi tả sự náo nhiệt, hăm hở của những người đi lễ
trẩy hội, chính vì hăm hở, đầy sức sống, hết mình cho mùa xuân mà họ mới "sắm sửa", "dập dìu" để cho
kịp đến với ngày xuân hoà mình vào cái rộn ràng vui vẻ. Những từ láy tính từ lại gợi thêm tâm trạng của
họ như "gần xa", "ngổn ngang",...Cũng nhân đây Nguyễn Du đã giới thiệu một truyền thống văn hoá một cổ tục từ xưa đó là đốt vàng vó: khi gò đống "ngổn ngang" kéo lên thì người ta đốt "vàng vó", "tiền
giấy" ("Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay). Có lẽ giờ đây cổ tục mê tín đó đã ít nhiều đổi thay trong cuộc
sống của chúng ta nhưng nó vẫn tưởng như sống lại trong ngòi bút của Nguyễn Du, làm tô điểm cho cảnh
mùa xuân tuyệt đẹp tưởng rằng đang ở ngay trước mắt chúng ta mà thực tình là cảnh của hai trăm năm về
trước...
 Đề 3: Viết đoạn văn cảm nhận về 6 câu thơ cuối
BÀI LÀM
Lễ hội mùa xuân dù thật vui, thật tưng bừng náo nhiệt nhưng cuối cùng thì cũng phải tàn khi mặt trời đã
"tà tà" xuống bóng. Trong ánh sáng nhạt nhoà ấy, chị em Thuý Kiều "thơ thẩn", tiếc nuối cho cảnh "ngày
vui ngắn chẳng tày gang" mà giờ chỉ biết "dan tay ra về". Cảnh giờ đây vẫn mang cái thanh, cái dịu của
mùa xuân nhưng đã nhuốm màu tâm trạng con người. Ba chị em cứ thế đi, "bước dần theo ngọn tiểu khê"
để tìm cái "thanh thanh" của phong cảnh, như muốn những thứ êm dịu của mùa xuân sẽ tạm lấp đi cảm
giác bâng khuâng, luyến tiếc, nỗi buồn khi phải rời ngày lễ hội xuân vui tươi rộn rã. Lúc này Nguyễn Du
đã đưa họ đi tới cảnh dòng nước và cây cầu: "Nao nao dòng nước uống quanh./Dịp cầu nho nhỏ cuối
ghềnh bắc ngang." (Câu sử dụng lời dẫn trực tiếp). Chúng ta tự hỏi rằng "nao nao" là từ láy chỉ tâm trạng
con người nhưng sao lại được ông dùng để tả một dòng nước? (phép thế, thay "Nguyễn Du" bằng
"ông")Bởi vì lúc này đây câu thơ không đơn thuần là miêu tả cảnh vật nữa mà đã có bút pháp tả cảnh ngụ
tình, dòng nước kia cũng giống như người, có cảm giác "nao nao", ngậm ngùi, tiếc nuối, cũng biết tâm
tình sẻ chia với người, và cả nhịp cầu nên thơ kia cũng như muốn vỗ dịu đi tâm trạng người còn đang
bâng khuâng xao xuyến. Cảnh xuân trầm buồn giờ đây cũng là sự linh cảm rằng chỉ ngay sau lúc này thôi
Thuý Kiều sẽ nhìn thấy nấm mộ Đạm Tiên, gặp chàng Kim Trọng "phong lưu tài mạo tót vời" để rồi hạnh



phúc và cả bi kịch cùng đến với nàng chỉ từ một ngày xuân tiết Thanh minh, Quả thật qua sáu câu thơ
cuối của đoạn trích "Cảnh ngày xuân" vị đại thi hào dân tộc đã khắc hoạ phong cảnh xuân thật đẹp nhưng
buồn man mác, gợi lên tâm trạng của con người, đồng thời cũng cho thấy nghệ thuật dùng từ tinh tế và
đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình vô cùng đặc sắc - một trong những bút pháp làm nên thành công lớn
cho kiệt tác "Truyện Kiều".
 Đề bài: Chứng tỏ tài năng tả cảnh ngụ tình của Nguyễn Du thông qua hai tác phẩm "Cảnh ngày
xuân" và "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Bài làm:
Nhắc đến tài năng của đại thi hào Nguyễn Du, mỗi người đã từng đọc truyện Kiều đều không thể không
khâm phục tài năng của ông với những nét riêng truyền thống và cá tính sáng tạo trong lối viết đậm chất
trữ tình. Những rung động trong tâm hồn được khơi dậy khi đọc truyện Kiều hẳn là một điều không ai
trong chúng ta có thể phủ nhận bởi vì chúng ta đã từng có những cảm giác này. Truyện Kiều vì thế đã
sống mãi với thời gian và không gian, từ thế hệ này qua thế hệ khác, lúc nào cũng được mọi người trân
trọng và yêu mến. Dưới ngòi bút của ông, những bức tranh về cảnh đời số phận của từng nhân vật đều
hiện lên sống động, đều khiến độc giả cảm thông, giận hờn, yêu ghét theo từng vần thơ..Nghệ thuật miêu
tả của Nguyễn Du nói chung rất đa dạng, tài tình và phong phú, nhất là tả cảnh ngụ tình. Chính nghệ thuật
này đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho truyện Kiều.
Lối tả cảnh ngụ tình mang tính cách chủ quan , man mác khắp trong truyện Kiều. Cảnh vật bao giờ cũng
bao hàm một nỗi niềm tâm sự của nhân vật phụ ẩn chứa trong đó, như trong tám câu thơ cuối của đoạn
trích: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.
“Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh’
Ầm ầm tiếng sống kếu quanh ghế ngồi.”
Nếu đọc trên những dòng chữ, ta có thể thấy đây là đoạn thơ chỉ tả cảnh. Nhưng nếu dùng cảm xúc và suy
nghĩ của mình, đọc giữa nhưng dòng chữ thì ta lại nhìn thấu tâm trạng của Kiều mà Nguyễn Du gửi gắm

đến người đọc bằng lối kể chuyện nửa trực tiếp. Nghệ thuật của ông là mang cái gì rộng lớn mênh mông,
để rồi đem vào hàm chứa trong một cái gì nhỏ bé. Khi Kiều ở lầu Ngưng Bích, nhìn qua song cửa thấy
cảnh biển chiều hôm, với những cánh buồm xa xa lại tưởng nhớ tới quê hương, tới thân phận bọt bèo
không định hướng, tới tương lai u tối, đáng sợ với đầy rẫy những cạm bẫy rình rập của mình. Nói chung,
Nguyễn Du chú trọng nhiều đến màu sắc của thiên nhiên, đặc biệt là của hoàng hôn, của cây cỏ, của trăng
và của nước. Đó là những màu sắc thi vị, nhưng lại gieo ấn tượng cho một nỗi buồn xa xăm, cũng chỉ vì
truyện Kiều mang bản chất nhiều nỗi buồn hơn vui.
Nghệ thuật tả cảnh bằng thơ của Nguyễn Du cũng dùng rất nhiều màu sắc như bức tranh của một người
họa sĩ. Trước tiên phải là ánh sáng, một yếu tố nhấn cơ bản, rồi sau đó mới tới các màu sắc với sự pha chế
sao cho làm nổi được mảng chính và mảng phụ. Hãy xem một cảnh xuân tươi mát trên đồng quê qua ngòi
bút tả cảnh đầy màu sắc của Nguyễn Du trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”:
”Cỏ non xanh tận chân trời


Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.”
Thật là một bức tranh màu sắc thanh nhã tuyệt hảo: trên thảm cỏ xanh mướt bao la- màu xanh non mới
mẻ, tinh khôi, đầy sức sống; dưới bầu trời mênh mông với màu xanh khoáng đạt, trong trẻo; nổi những
bông hoa lê trắng tinh- màu trắng nhẹ nhàng, thanh khiết. Chỉ có hai màu xanh và trắng, Nguyễn Du đã vẽ
nên một bức tranh hài hoà đến tuyệt diệu, dù không rực rỡ nhưng vẫn hết sức vui tươi, thể hiện tâm trạng
của chị em Thuý Kiều trong buổi du xuân. Ở đây cũng cần để ý tới lối đảo chữ tài tình của Nguyễn Du.
Thay vì “ cành lê điểm một vài bông hoa trắng” thì Nguyễn Du đã viết:”cành lê trắng điểm một vài bông
hoa”. Tất nhiên có thể Nguyễn Du đã phải đảo chữ chỉ vì tôn trọng luật “bằng trắc” của thơ lục bát ,
nhưng cũng phải công nhận đó là một lối đảo chữ tài tình mà không phải ai cũng làm được. Chữ điểm làm
cảnh vật có hồn chứ không tĩnh tại.
Cũng trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân” là một lối tả cảnh ngụ tình khác nữa. Nguyễn Du vừa đưa cảnh
đến tâm hồn con người, lại đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh, tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai
chiều giữa cảnh và người, giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai mà một, tuy một mà hai. Nói một cách
khác , Nguyễn Du tả cảnh mà thâm ý luôn luôn đem cái cảm xúc của người đối cảnh cho chi phối lên
cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc cảm riêng
tư nào đó. Ví dụ như đoạn thơ cuối trong “cảnh ngày xuân”:

“Tà tà bóng ngả về tây,
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.
Bước lần theo ngọn tiểu khê
Lần xem phong cảnh có bề thanh thanh.
Nao nao dòng nước uốn quanh,
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.”
Nguyễn Du không chỉ miêu tả cảnh sắc thiên nhiên theo bước đi của thơi gian mà còn nhuộm màu tâm
trạng đó là tâm trạng của chị em Kiều lúc này, tất cả đều lắng xuống, chơi vơi trong một trạng thái mơ hồ
nhưng có thực. Nó là nỗi bâng khuâng, man mác nuối tiếc. Ngay ở câu đầu thôi, chúng ta đã nhìn thấy
được cảnh vật trở nên trầm buồn hơn vào buổi chiều tà. Chị em Kiều du xuân ra về thì trời vừa ngả bóng
hoàng hôn. Nguyễn Du dùng hai chữ “tà tà “ chỉ một hành động chậm rãi, có thể là chị em Kiều thong thả
bước chân ra về, mà cũng có thể chỉ sự xuống chầm chậm của mặt trời chiều. Đây không chỉ là hoàng hôn
của cảnh vật. Dường như con người cũng chìm trong một cảm xúc bâng khuâng khó tả. Ở câu thơ tiếp đó,
tác giả miêu tả hành động, tâm trạng của hai chị em cũng bần thần, nuối tiếc, lặng buồn. Hai chữ “thơ
thẩn” có sức gợi rất lớn, “dan tay” tưởng là vui nhưng thực chất là chia sẻ cái buồn không nói hết. Không
gian không còn cái bát ngát, trong sáng mà đang nhẹ dần, lặng dần. “Nao nao” chỉ tâm sự con người,
nhưng cũng chỉ sự ngập ngừng lãng đãng của dòng nước trôi dưới chân cầu. Thực sự tác giả đã làm nhịp
thơ dường như chậm hẳn lại. Cách dùng từ như thế này biểu hiện tài hoa và khéo léo của Nguyễn Du khi
lấy đà để chuyển ý của câu chuyện sang một cảnh mới với mối tâm trạng mới của nhân vật: Cảnh chị em
Kiều sẽ gặp nấm mồ Đạm Tiên sau đó.
Tóm lại, nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du thật là muôn hình vạn trạng. Nghệ thuật ấy chẳng khác gì
nghệ thuật vẽ một bức tranh thủy mạc, nhiều khi chỉ một mảnh trời, một ánh trăng, một cánh hoa, một
dòng nước hay một áng mây hoàng hôn. Chỉ thế thôi, nhưng chữ dùng về màu sắc và cách sắp đặt cảnh
gần xa thật tài tình đã đủ lôi cuốn tâm hồn người đọc, như để cùng chung hòa vào cảnh vật. Một điều
không thể chối cãi được là Nguyễn Du rất yêu cảnh thiên nhiên nên đã ban cho cảnh thiên nhiên một “hồn
người”. Giá trị văn chương tả cảnh của Nguyễn Du đã đạt tới mức tinh diệu để chỉ riêng một lãnh vực tả
cảnh không thôi, cũng đủ truyện Kiều không hổ thẹn để xứng đáng là một tác phẩm truyện thơ nôm hay
nhất trong kho tàng văn học của nước ta.



 Phân tích đoạn trích "Cảnh ngày xuân":
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc Việt Nam. Tên tuổi của nhà thơ không chỉ nổi tiếng trong nước
mà còn vang xa trên thi đàn thế giới. Sở dĩ tác giả đạt được niềm vinh quang đó là vì ông đã có một sự
nghiệp sáng tác giá trị, trong đó xuất sắc nhất là Truyện Kiều - tác phẩm lớn nhất của nền văn học Việt
Nam. Cảm hứng nhân đạo và vẻ đẹp ngôn từ của truyện thơ này đã chinh phục trái tim bao thế hệ bạn đọc
trong gần hai trăm năm qua. Đọc đoạn trích "Cảnh ngày xuân", chúng ta càng cảm phục bút pháp miêu tả
cảnh vật giàu chất tạo hình và man mác xúc cảm của tác giả:
Ngày xuân con én đưa thoi,
.........
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Bên cạnh nghệ thuật tả người, nghệ thật tả cảnh là một thành công đặc biệt của "Truyện Kiều". Bút pháp
ước lệ tuy nghiêng về sự gợi tả, kích thích trí tưởng tượng của người đọc nhưng vẫn giú ta hình dung rất
rõ về bức tranh thiên nhiên mùa xuân tười đẹp và tâm trạng của người du xuân trong giây phút trở về.
Đoạn thơ có kết cấu theo trình tự thời gian của một cuộc du xuân. Bốn dòng thơ đầu là khung cảnh mùa
xuân. Tám dòng thơ tiếp theo là cảnh lễ hội trong tiết Thanh minh. Và sáu dòng thơ cuối là cảnh và nỗi
lòng của chị em Thúy Kiều lúc bóng chiều buông xuống.
Mở đầu, Nguyễn Du đã phác họa một bức tranh mùa xuân thật ấn tượng. Không gian, thời gian hiện ra
trong hai dòng thơ khơi gợi trí tưởng tượng của người đọc:
Ngày xuân con én đưa thoi,
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.
Khung cảnh thiên nhiên mang vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Giữa bầu trời cao rộng, từng đàn chim én rộn
ràng bay lượn như chiếc thoi trên khung dệt vải. Hình ảnh "con én đưa thoi" gợi bước đi của mùa xuân
tương tự cách nói trong dân gian "Thời giờ thấm thoắt thoi đưa / Hết mưa lại nắng, hết ngày lại đêm".
Xung quanh tràn ngập "ánh thiều quang" - ánh sáng tươi đẹp - đang rọi chiếu lên toàn cảnh vật. Ánh nắng
mùa xuân có nét riêng, không nóng bức như mùa hè cũng không dịu buồn như mùa thu mà trái lại, tạo
một cảm giác tươi vui, trẻ trung, mới mẻ trong sự nồng ấm của những ngay đầu năm. Thời gian đầu năm
trôi qua thạt nhanh làm sao! Cho nên cả hai câu thơ vừa miêu tả cảnh thiên nhiên tươi sáng đồng thời thể
hiện niềm tiêc nuối trước sự trôi nhanh của thời gian. Thoắt một cái đã cuối xuân rồi, cái đẹp của mùa mở
đầu một năm sắp hết.
Chỉ bằng một câu thơ lục bát, bức họa xuân hiện ra đẹp đến không ngờ:

Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
Cách viết của Nguyễn Du khiến ta không phân biệt được đâu là thơ, đâu là họa nữa. Thảm cỏ xanh non
trải ra mênh mang đến "tận chân trời" là gam màu nền cho bức tranh xuân. Trên nền xanh mượt mà ấy
được điểm xuyết một vài bông hoa lê trắng. Đây chính là cái hồn, cái thần, là nét vẽ trung tâm của bức
tranh. Tiếp thu từ câu thơ cổ trung Quốc: "Phương thảo liên thiên bích / Lê chi sổ điểm hoa" (Cỏ thơm
liền với trời xanh / Trên cành lê có mấy bông hoa), Nguyễn Du đã vận dụng sáng tạo khi thêm màu trắng
vào câu thơ. Cả một không gian xuân hiện lên khoáng đạt, trong trẻo vô cùng. Màu sắc có sự hài hòa đến
mức tuyệt diệu. Chỉ hai màu thôi mà có thể gợi nên vẻ mới mẻ, tinh khôi, tươi sáng, trẻ trung đầy thanh
khiết đến như vậy. Tính từ "trắng" kết hợp với động từ "điểm" đã thể hiện được cái đẹp, cái sống động
của câu thơ lẫn bức tranh xuân, gợi hình ảnh lay động của hoa làm cho cảnh vật trở nên sinh động, có hồn
chứ không tĩnh lại. Những đường nét mềm mại, thanh nhẹ, sắc màu không sặc sỡ mà hài hòa, không tả
nhiều mà vẫn gợi được vẻ đẹp riêng của mùa xuân. Phải là người sống chan hòa với thiên nhiên, cỏ cây


và nhất là có tâm hồn rung động tinh tế, thi nhân mới có thể viết được những câu thơ nhẹ nhàng mà đầy
biểu cảm tuyệt vời đến thế. Dường như Nguyễn Du đã thay mặt tạo hóa dùng ngòi bút để chấm phá bức
tranh nghệ thuật cho riêng mình. Nhà thơ Hàn Mặc Tử trong bài "Mùa xuân chín" cũng đã ít nhiều ảnh
hưởng Nguyễn Du khi vẽ cảnh mùa xuân:
Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời,
Bao cô thiếu nữ hát trên đồi.
Đoạn thơ có sự chuyển tiếp nhịp nhàng, tự nhiên. Từ khung cảnh mùa xuân tươi mới, êm đềm ấy, nét bút
của Nguyễn Du bắt đầu tập trung khắc họa những hoạt động của con người. Họ là những người đi tảo mộ,
đi chơi xuân ở miền quê kiểng. Và trong lễ hội dập dìu đó có những nhân vật của Nguyễn Du - chị em
Thúy Kiều - đang thong thả chơi xuân:
Thanh minh trong tiết tráng ba
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh.
Tiết Thanh minh vào đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo. Người người đi viếng, quét dọn, sửa sang
và lễ bái, khấn nguyện trước phần mộ tổ tiên. Sau "lễ tảo mộ" là đến "hội đạp thanh", khách du xuân giẫm
lên cỏ xanh - một hình ảnh quen thuộc trong các cuộc chơi xuân đầy vui thú ở chốn làng quê. Cách sử

dụng điệp từ "lễ là", "hội là" gợi ấn tượng về sự diễn ra liên tiếp của các lễ hội dân gian, niềm vui tiếp nối
niềm vui.
Không khí lễ hội rộn ràng, huyên náo bỗng hiện ra thật sinh động trong từng dòng thơ giàu hình ảnh và
nhạc điệu:
Gần xa nô nức yến anh,
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Dập dìu tài tử giai nhân,
Ngừa xe như nước áo quần như nêm.
Tài năng của Nguyễn Du được thể hiện qua cahs sử dụng ngôn từ. Sự xuất hiện của hàng loạt các từ ngữ
hai âm tiết bao gồm danh từ, động từ, tính từ như: gần xa, yến anh, chị em, tài tử, giai nhân, nô nức, sắm
sửa, dập dìu,... đã gợi lên bầu không khí rộn ràng của lễ hội đồng thời làm rõ hơn tâm trạng của người đi
trẩy hội. Hầu hết các câu thơ đều được ngắt nhịp đôi (2/2) cũng góp phần gợi tả không khí nhộn nhịp,
đông vui của lễ hội. Cách nói ẩn dụ "nô nức yến anh" gợi hình ảnh từng đoàn người náo nức du xuân như
chim én, chim oanh bay ríu rít. Câu thơ "Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân", Nguyễn Du không chỉ nói
lên một lờithoong báo mà còn giúp người đọc cảm nhận được những trông mong, chờ đợi của chị em
Kiều. Trong lễ hội mùa xuân, nhộn nhịp nhát là những am thanh nữ tú, trai thanh gái lịch vai sánh vai,
chận nối chân nhịp bước. Họ chính là linh hồn của ngày hội. Cặp tiểu đối "tài tử"/"giai nhân", "ngựa xe
như nước"/"áo quần như nêm" đã khắc họa rõ nét sự hăm hở của tuổi trẻ. Họ đến với hội xuân bằng tất cả
niềm vui sống của tuổi xuân. Trong đám tài tử giai nhân ấy có ba chị em Thúy Kiều. Có lẽ, Nguyễn Du đã
miêu tả cảnh lễ hội bằng đôi mắt và tâm trạng của hai cô gái "đến tuổi cập kê" trước cánh cửa cuộc đời
rộng mở nên cái náo nức, dập diu từ đó mà ra. Toàn bộ dòng người đông vui, tưng bừng đó tấp nập ngựa
xe như dòng nước cuốn, áo quần đẹp đẽ, thướt tha đống đúc "như nêm" trên các nẻo đường. Thật là một
lễ hội tưng bừng, sang trọng và phong lưu.
Cái hay, cái khéo của Nguyễn Du còn được thể hiện ở chỗ chỉ bằng vài nét phác thảo, nhà thơ đã làm
sống lại những nét đẹp văn hóa ngàn đời của người Phương Đông nói chung và dân tộc Việt Nam nói
riêng. Lễ tảo mộ, hội đạp thanh không chỉ là biểu hiện đẹp của lòng biết ơn tổ tiên, của tình yêu con người
trước cảnh sắc quê hương, đất nước mà còn gợi lên một vẻ đẹp của đời sống tâm linh với phong tục dân
gian cổ truyền:
ngổn ngang gò đống kéo lên,



Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay.
Người đã khuất và người đang sống, quá khứ và hiện tại như được kéo gần lại. Ta nhận ra một niềm cảm
thông sâu sắc mà Nguyễn Du đã gởi vào những dòng thơ: có thể hôm nay, sau hơn hai trăm năm, suy nghĩ
của chúng ta có ít nhiều thay đổi trước cảnh: "Thoi vàng vó rắc tro tiền giấy bay" thế nhưng giá trị nhân
đạo được gửi gắm vào những vần thơ của Nguyễn Du vẫn làm ta thực sự xúc động.
"Ngày vui ngắn chẳng tày gang". Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc tàn. Buổi du xuân vui vẻ cũng dã tới chỗ
phải nói lời tạm biệt. Vẫn là cảnh mùa xuân, vẫn là không khí của ngày hội lễ, nhưng bây giờ là giây phút
cuối ngày:
Tà tà bóng ngả về tây,
............
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
Nếu câu thơ mở đầu của "Cảnh ngày xuân" chan hòa ánh sáng "thiều quang" thì đến đây, hoàng hôn
dường như bắt đầu nhuốm dần xuống phong cảnh và con người. Hội đã hết, ngày đã tàn nên nhịp thơ
không còn cái rộn ràng, giục giã mà trái lại thật chậm rãi, khoan thai. Cảnh vật vì thế mang cái vẻ nên thơ,
diu êm, vắng lặng trong ánh nắng nhạt dần. Dòng khe có chiếc cầu nho nhỏ cuối ghềnh tạo thành đường
nét thể hiện linh hồn của bức tranh một buổi chiều xuân. Nhịp chân có chút tâm tình man mác nên "thơ
thẩn" và đến đây là "bước dần", chẳng có gì nao nức, vội vàng. Các từ láy "tà tà", "thanh thanh", "nho
nhỏ", "nao nao" góp phần làm nên sự yên ắng và nỗi buồn của cảnh vật, của con người. Cảnh vật và thời
gian được miêu tả bằng bút phá ước lệ cổ điển nhưng vẫn gợi cho người đọc cảm giác gần gũi, thân quen
vì nó đã thấm hồn dân tộc, mang bóng dáng cảnh sắc quê hương Việt Nam.
Rõ ràng, cảnh ở đây được nhìn qua tâm trạng nhân vật tham gia vào lễ hội. Hai chữ "nao nao" (Nao nao
dòng nước uốn quanh) đã nhuốm màu tâm trạng lên cảnh vật. Dòng nước nao nao, trôi chậm lưu luyến
bên chân cầu nho nhỏ, phải chăng cũng là nỗi lưu luyến, tiếc nuối của lòng người khi ngày vui chóng
qua? Nguyễn Du đã từng viết: "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?". Vì vậy, khi vào lễ hội, người vui
thì cảnh sắc rộn ràng tười mới. Lúc lễ hội tan rồi, người về sao tránh khỏi sự xao xuyến, cảnh sắc sao
tránh khỏi màu ảm đạm! Dường như có một nỗi niềm man mác, bâng khuâng thấm sâu, lan tỏa trong tâm
hồn vốn đa tình, đa cảm như Thúy Kiều. Và ở sáu dòng cuối này, Nguyễn Du không chỉ nhằm nói tâm
trạng buồn tiếc khi lễ hội vừa tàn, mà hình như, ông chuẩn bị đưa nhân vật của mình vào một cuộc gặp gỡ
khác, một thế giới khác. Như ta đã biết, ngay sau buổi Thanh minh, Nguyễn Du đã sắp đặt để Thúy Kiều

gặp Đạm Tiên và Kim Trọng. Vì thế, cảnh vật trong hoàng hôn này cũng là một dự báo, một linh cảm cho
đoạn trường mà đời kiều sắp phải bước qua. Tả cảnh, tả tình như thế thật khéo, cách chuyển ý cũng thật
tinh tế, tự nhiên.
Đoạn thơ tuy miêu tả cảnh vật nhưng lại thể hiện tài năng nghệ thuật bậc thầy của Nguyễn Du. Dưới bàn
tay tài hoa của nhà thơ, ngôn ngữ như chạm khắc, như thoát khỏi khuôn khổ trói buộc của công thức, ước
lệ để làm sống lại bức tranh xuân và tâm trạng con người. Cả một khung cảnh xuân thơ mộng, tràn đầy ấy
như hiện ra trước mắt. Ta bỗng nhớ đến những ngày ngây thơ, trong sáng của kiều rồi ngẫm lại chẵng
đường trôi dạt mười lăm năm của người phụ nữ tài sắc ấy mà cảm thương cho số phận một con người.
Bỗng nhớ tới lời thơ của Chế Lan Viên đến nao lòng:
Ta yêu những Hịch, những Bình Ngô gọi lòng ra hỏa tuyến,

 Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”:
Khi khẳng định giá trị của “Truyện Kiều”, nhà thơ Chế Lan Viên đã từng ca ngợi: “Nguyễn Du viết Kiều
đất nước hóa thành văn”. Có thể nói, Đoạn Trường Tân Thanh với những dòng lục bát tuyệt diệu là niềm


tự hào cho nền văn chương Việt Nam. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, những phong cảnh tuyệt vời
trong thiên nhiên, cỏ cây, những bức tranh tâm trạng đã hiện ra tạo thành một thế giới thơ đầy quyến rũ.
Bằng tấm lòng và sự nâng niu, trân trọng, mến yêu nhân vật chân thành, ông đã để lại cho đời những rung
cảm nghệ thuật trước cái đẹp thật sâu sắc.Đến với đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, một lần nữa ta hiểu
thêm về nghệ thuật miêu tả của Tố Như thần tình ra sao và trái tim Nguyễn chan chứa yêu thương biết
nhường nào!
Đầu lòng hai ả tố nga,
………
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Song song với nghệ thuật tả cảnh, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật dã đạt dến trình độ điêu luyện và là
một thành công đặc biệt ở Truyện Kiều. Tuy sử dụng bút pháp ước lệ mà vẫ giúp người đọc hình dung rõ
bức chân dung tuyệt mĩ của hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều, gây một ấn tượng khó phai trong lòng mỗi
chúng ta.
Đoạn trích có kết cấu chặt chẽ như một truyện ngắn cổ điển. Mở đầu là bốn câu giới thiệu chung về hai

chị em Thúy Vân, Thúy Kiều:
Đầu lòng hai ả tố nga
………
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.
Hai cô con gái đầu lòng của ông bà Vương viên ngoại đi vào trang viết của Nguyễn Du đều xinh đẹp, tươi
tắn cả hai, hệt như những nàng “tố nga”. Lời giới thiệu chng về hai chị em đã khắc họa vẻ thanh cao,
trong trắng từ hình dáng bên ngoài cho đến tam hồn bên trong. Thứ bậc trong gia đình cũng đã được
Nguyễn Du thể hiên qua lời giới thiệu khá giản dị: “Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân”. Đặc biệt, ông
chú trọng gây ấn tượng ở tinh thần, cốt cách của hai Kiều: cốt cách thanh tao, duyên dáng như mai và tâm
hồn, phẩm hạnh trắng trong, thuần khiết như tuyết. Hình ảnh ẩn dụ nằm trong phép tiểu đối không chỉ đặc
tả được cái thần của bức tranh thiếu nữ: cả hai đều trinh trắng, sáng trong mà còn khơi gợi xúc cảm thẩm
mỹ cho người đọc về vẻ kiều diễm của hai chị em. Hai người họ với những vẻ đẹp không hoàn toàn như
nhau mà là mỗi người đẹp theo một vẻ nhưng đều là những vẻ đẹp hoàn mỹ. Từ vóc dáng cho đến tâm
hồn, Thúy Kiều và Thúy Vân đều đạt đến mức vẹn toàn thật là tuyệt đối như tác giả đã nhận định: “mười
phân vẹn mười”. Mấy chữ ấy cho thấy ý thức lí tưởng hóa cao đọ của nhà thơ. Bởi lẽ, ở đời mấy ai được
“mười phân vẹn mười”. Câu thơ không chỉ nhằm thống báo vẻ đẹp hoàn thiện của Thúy Vân, Thúy Kiều
mà còn chất chứa niềm ngưỡng mộ trước cái đẹp rất riêng của mỗi người.
Những ước lệ của văn chương cổ đi vào câu chữ của Nguyễn Du với biết bao tình cảm mến yêu, trân
trọng. Lời khen chia đều cho cả hai, nét bút muốn đặc tả “mỗi người một vẻ”. Chính vì thế mà liền sau
đó, thi sĩ tập trung khắc họa từng người. Đầu tiên, chân dung Thúy Vân hiện ra với bốn câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời,
………
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Vẻn vẹn bốn dòng thơ, Nguyễn Du đã thể hiện thật tài hoa vẻ đẹp tươi tắn, trẻ trung của một cô gái đang
độ trăng tròn. Ở Vân cũng khẳng định ngay từ câu thơ đầu cái điểm hơn người: vẻ đẹp của Vân là vẻ đẹp
phúc hậu, đoan trang nhưng cũng là sự “trang trọng khác vời”. Để rồi, sau đó là sự cụ thể hóa ở khuôn
mặt tròn đầy, ngời sáng như vầng trăng đêm rằm, đôi lông mày cân đối, sắc nét như con ngài. Hiện diện
trên khuôn mặt tươi sáng ấy là nụ cười tươi thắm như hoa, giọng nói trong trẻo như ngọc. Hay là phải
chăng “ngọc thốt” ở đây là để chỉ những lời nói của nàng quý giá và đáng trân trọng như ngọc ngà? Một
từ “thốt “ thôi mà có thể giúp ta nhận ra vẻ dịu dàng , hiền thục hiếm thấy của Thúy Vân. Thật là tài tình!



Không những thế, nàng còn sở hữu cả một mái tóc đen óng, nhẹ hơn mây và làn da mịn màng, trắng hơn
cả tuyết. Quả là một vẻ đẹp hoàn hảo, cao sang, quý phái! Sắc đẹp của Thúy Vân sánh ngang với những
nét kiều diễm, sáng trong của trăng hoa, ngọc vàng, mây tuyết,… toàn những báu vật tinh khôi, trong trẻo
của đất trời. Chỉ thoáng nhìn hình dáng, thoáng nghe Vân chuyện trò, chũng ta cũng dễ dàng cảm nhận
được tất cả sự dịu dàng, đoan trang của một cô gái khuê các. Có lẽ, Nguyễn Du cũng đã rất có dụng ý khi
sử dụng những tính từ chỉ độ tròn đầy, viên mãn để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân: “đầy đặn”, “nở nang”.
Một vẻ đẹp căng tròn của tuổi trẻ! Chắc chắn, Thúy Vân sẽ làm tròn thiên chức một người mẹ, người vợ
sau này. Về mặt này, con mắt nhìn của Nguyễn Du cũng thật “tinh đời”! Dựng lên hình ảnh của Thúy Vân
với một vẻ đẹp phúc hậu, quý phái khiến thiên nhiên, tạo vật cũng phải “thua”, “nhường”, nhà thơ đã giúp
ta nhận ra đấy là một vẻ đẹp có được sự hòa hợp, êm đềm với thế giới chung quanh. Thêm vào đó là
giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu nên Thúy Vân là hiện thân của cuộc đời yên ả, ấm êm. Từ những thông điệp
nghệ thuật trên, phải chăng đó là dự cảm về một cuộc sống bình lặng, suôn sẻ, hạnh phúc trong tương lai?
Nếu Nguyễn Du dành đôi nét tài hoa cho Thúy Vân thì với Thúy Kiều, tác giả dùng hết tâm lực để có
những nét vẽ thần kì, công phu hơn:
Kiều càng sắc sảo, mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn.
Câu chuyển tiếp cho ta thấy từ sắc đến tài, Kiều hơn hẳn Thúy Vân, đó không phải là cái đẹp hiền lành,
phúc hậu mà trái lại vừa sắc sảo, lộng lẫy, vừa mặn mà, duyên dáng, yêu kiều. Thì ra, Thúy Vân đã sắc
nước hương trời, Thúy Kiều còn rực rỡ hơn thế nữa. Bằng thủ pháp đòn bẩy, Nguyễn Du đã mượn vẻ đẹp
của Thúy Vân làm nền để nêu bật vẻ đẹp, tài năng của Thúy Kiều, giúp người đọc hình dung rõ hơn về
bức chân dung của nàng bằng cái nhìn của riêng mình. Thực tế, đến Thúy Kiều, ta thấy Nguyễn Du rất ít
tả mà chỉ gợi. Ông lại thêm một lần nữa chứng tỏ cốt cách nghệ thuật của một nghệ sĩ bậc thầy. Bởi, nếu
bây giờ nhà thơ cũng lặp lại trình tự tả y hệt như tả Thúy Vân thì hóa ra quá đỗi vụng về.
Đặc biệt, sức gợi của vẻ đẹp Thúy Kiều toát lên từ đôi mắt:
Làn thu thủy, nét xuân sơn,
Nguyễn Du dường như chỉ nói về đôi mắt của nàng. Đôi mắt trong, sáng ngời, gợi tình như sóng nước
mùa thu và đôi mày cong cong mềm mại, thanh tú như dáng núi mua xuân. Cách mieu tả khiến khi đọc
lên, ta như thấy có ánh áng và làn sóng xao động bên trong. Chỉ vậy thôi mà bao ẩn ý. Đôi mắt nhìn đời,

nhìn người sâu thẳm. Đôi mắt dạt dào, ẩn chứa bao tình cảm lai láng: biết yêu thương, căm hận, nhức
nhối, sẻ chia,… Đôi mắt thể hiện một đời sống nội tâm phong phú. Đôi mắt “tinh đời” chứ không như đôi
mắt đẹp mà vô hồn, vô cảm của Thúy Vân. Thì ra, cụ Nguyễn Du cố tình bỏ sót đôi mắt nàng Vân là vì lẽ
đó. Một lần nữa, ta lại thấy nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật ẩn dụ và tiểu đối trong thơ cổ điển cũng với
ý nghĩa tượng trưng để tô đạm, tạo ấn tượng về nhan sắc của Kiều nhưng không gây rườm rà, phức tạp
mà trái lại giá trị diễn đạt vẫn hay và tự nhiên. Nhan sắc nàng tuyệt mĩ đến nỗi:
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
Thêm một lần nữa thiên nhiên được sử dụng để nói về vẻ đẹp của người thiếu nữ. Thiên nhiên vốn là vẻ
đẹp vĩnh cửu vậy mà cũng phải “ghen”, “hờn” trước một nàng Kiều “sắc sảo mặn mà”. Hoa không tươi
thắm bằng dung nhan của nàng, liễu kém phần tươi non so với sức sống, tuổi trẻ mơn mởn của Kiều.
Nguyễn Du đã sử dụng biện pháp nhân hóa để thổi linh hồn vào câu thơ làm ý thơ thêm phần sống động
và trước mắt ta hiện ra một náng Kiều trẻ trung với tuổi xuân tràn đầy như hoa vừa đang độ nở, liễu đến
kì xanh tươi. Mà cũng vì thế mà ta càng thấp thỏm hơn khi nghĩ tới tương lai của đời Kiều. Liệu với vẻ
đẹp “nghiêng nước nghiêng thành” ấy, Kiều sẽ phải sống thế nào trong bể đời vốn “Thiên địa phong trần,
hồng nhan đa truân”.
Bút pháp miêu tả của Nguyễn Du tài hoa ở chỗ: không chỉ miêu tả ngoại hình để thể hiện tính cách, mà


còn thông qua đó dự đoán số phận, cuộc đời nhân vật. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Du dùng cặp từ
“thua, nhường” để miêu tả Thúy Vân và cặp từ “ghen, hờn” để miêu tả Thúy Kiều. Ảnh hưởng, tác động
của nét đẹp hai Kiều với tạo hóa lại đi theo hai hướng khác nhau. Tả Vân, câu thơ Kiều thanh thản bao
nhiêu thì khi tả Kiều, câu chữ Tố Như lại trăn trở bấy nhiêu. Như vậy đó, chỉ mới mươi câu Kiều mà đã
giúp ta thấu hiểu tấm lòng ưu ái sâu sắc, bao la của nhà thơ nhân đạo Nguyễn Du: ông yêu thương, nâng
niu tất cả. Có điều, với Thúy Kiều là cả một sự yêu thương, nâng niu đầy băn khoăn, lo lắng so với Thúy
Vân. Thật vậy, trong Truyện Kiều, có lúc Nguyễn Du đã để sư bà Tam Hợp đạo cô đoán định tương lai
bất ổn của Kiều qua lời thơ:
Thúy Kiều sắc sảo khôn ngoan,
Vô duyên là phận hồng nhan đã đành.
Lại mang lấy một chữ tình,
Khư khư mình buộc lấy mình vào trong.

Vậy nên những chốn thong dong,
Ở không yên chỗ, ngồi không vững vàng.
Chuyện thế thái, nhân tình cũng thật sâu sắc trong cách nhìn, cách cảm của Nguyễn Du.
Miêu tả Thúy Kiều, Nguyễn Du còn đề cao trí tuệ và tài năng của nàng, cho thấy rằng Kiều không phải
chỉ có nhan sắc tuyệt trần mà còn là người con gái vốn có thiên tư thông minh bẩm sinh và rất mực tài
hoa:
Thông minh vốn sẵn tính trời,
………
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân.
Tài năng của Kiều đã đạt tới mức lí tưởng. Làm thơ, vẽ tranh, ca ngâm, âm nhac, mọi thứ Kiều đều tỏ ra
thành thạo. Đặc biệt, nàng rất sành chơi Hồ cầm. Nguyễn Du một lần nữa lại rất công phu khi dành cho
Kiều các chữ: “vốn sẵn tính trời”, “đủ mùi” “làu bậc”, “ăn đứt” làm cho cái gìcũng đầy đủ và toàn vẹn.
Tài năng của Thúy Kiều qua cách khắc họa của Nguyễn Du họa chăng chỉ có thể so sánh với tài thơ vè
xuất sắc của cung nữ tròn tác phẩm “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia thiều:
Câu cẩm tú đàn anh họ Lý,
Nét đan thanh bậc chị chàng Vương.
Quả là “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”! Lại thêm một lần nữa ta hiểu tại sao Nguyễn Du không miêu
tả cái tài của Thúy vân. Tạo hóa đã dành cả cho Thúy Kiều, để rồi lại tỏ ra đố kị mà đan tâm chơi trò nhỏ
nhen:
Lạ gì bỉ sắc tư phong,
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen.
Ông bà ta xưa cũng đã từng nói: “Một vừa hai phải ai ơi / Tài tình chi lắm cho trời đất ghen”. Vậy mà,
Thúy Kiều của Nguyễn Du tột đỉnh hơn người. Câu chữ, lời thơ chất chứa sự ngợi ca, ngưỡng mộ mà nỗi
băn khoăn, lo lắng cứ xốn xang trê mỗi chữ dùng của Tố Như. Nguyễn Du biết thế. Bởi, có lúc ông đã
phải thốt lên rằng:
Có tài mà cậy chi tài,
Chữ tài liền với chữ tai một vần.
Nhưng là sao khác được. “Thiên bạc mệnh” ai oán đã vận vào Kiều mất rồi. Trái tim yêu thương mênh
mông của Nguyễn Du cũng chẳng thể nào bảo vệ được Kiều trước vòng xoáy nghiệt ngã cuẩ định mệnh.
Đoạn trích khép lại trong bốn câu miêu tả cuộc sống phong lưu, khuôn phép trong đức hạnh, mẫu mực

của hai chị em Kiều:
Phong lưu rất mực hồng quần,


………
Tường đông ong bướm đi về mặc ai.
Vẻ đẹp chung của hai chị em được đúc kết lại trong cuộc sống nhung lụa, phú quí. Hai cô gái họ Vương
đang ở vào giai đoạn đẹp nhất, thơ mộng nhất của đời người, đó là tuổi dậy thì vô tư, trong trắng. Đã đến
tuổi cài trâm nhưng hai thiếu nữ không hề quan tâm đến những chuyện “ong bướm”, tâm hồn như băng
tuyết, họ đang sống trong cảnh êm đềm của một gia đình gia phong, nề nếp. Một lần nữa, Nguyễn Du
khẳng định lại nếp sống phong lưu, đài các của hai chị em Kiều. “Êm đềm”, “mặc ai” là phong thái cao
giá của người đẹp chứ nào phải sự vô cảm trước những rạo rực của tuổi trẻ. Chữ dùng của Nguyễn Du
tinh tế lắm chứ đâu phải buông lơi hờ hững, vô tình!
Chỉ với hai mươi bốn câu thơ lục bát, chúng ta cũng đủ thấy tài năng, sáng tạo bậc thầy của đại thi hào
dân tộc Nguyễn Du. Ngòi bút của ông linh hoạt vô cùng, khi vẽ chi tiết, khi chỉ lướt qua; khi tả, khi gợi,
kết hợp nhuần nhuyễn tính ước lệ của sách vở và cách nói dân gian; vừa làm nghệ thuật, vừa gởi gắm tâm
tư, tình cảm. Để người đời yêu mến Tố Như và nhân vật của ông khi đến với Truyên Kiều, đều cảm nhận
được một ẩn ý sâu sắc: ẩn sau bức chân dung mĩ nữ là tiếng lòng chan chứa yêu thương của đại thi hào
dân tộc Nguyễn Du.
 Phân tích đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"
Từ một thiếu nữ tài sắc sống trong cảnh "êm đềm trước rủ màn che". Kiều đã trở thành món hàng trong
màn mua bán của Mã Giám Sinh và giờ nàng đang sống trong cô đơn, nhớ thương đau buồn, lo âu nơi lầu
Ngưng Bích. Hai mươi hai câu thơ trong đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã thể hiện rõ bức tranh tâm
cảnh của kiều.
Sống nơi lầu Ngưng Bích là kiểu sống trong sự cô đơn tuyệt đối:
"Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya

Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng."
Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích, hai chữ "khóa xuân" đã nói lên điều đó. "Khóa xuân" ở đây không
phải nói tới những cô gái còn cấm cung mà là sự mỉa mai, chua xót cho thân phận nàng kiều. Nàng trơ
trọi giữa thời gian mênh mông, không gian hoang vắng trong hoàn cảnh tha hương, cô đơn, giờ lại bị đầy
vào chốn lầu xanh ô nhục. Trong cảnh ngộ như thế. Kiều chỉ còn biết lắng nghe tiếng nói từ sâu thẳm
lòng mình. Tâm trạng Kiều trải ra theo cái nhìn cảnh vật. Nhìn lên trên là vầng trăng đơn côi, nhìn xuống
mặt đất thì bên là cồn cát nhấp nhô lượng sóng bên là bụi hồng cuốn xa hàng vạn dặm. Lầu Ngưng Bích
là một chấm nhỏ giữa thiên nhiên trơ trọi, giữa mênh mang trời nước. Cái lầu cao ngất nghểu, trơ trọi ấy
giam hãm một thân phận trơ trọi. Không một bóng người, không một sự chia sẻ, chỉ có một thiên nhiên
câm lặng làm bạn. Kiều chỉ có một mình để tâm sự, để đối diện với chính mình. Trong cái không gian rợn
ngợp và thời gian dài dặc, quẩn quanh "mây sớm đèn khuya" gợi vòng tuần hoàn khép kín của thời gian,
tất cả như giam hãm con người, như khắc sâu thêm nỗi đơn côi khiến Kiều càng thấy "bẽ bàng" chán
ngắn, buồn tủi. Sớm và khuya, ngày và đêm Kiểu thui thủi một mình nơi đất khách quê người, nàng chỉ
còn biết làm bạn với mây và đêm. Trong nỗi cô đơn tuyệt đối ấy, lòng Kiều dồn tới lớp lớp những chua
xót. Buồn vì cảnh hoang vu, rợn ngợp và buồn vì ái tình riêng khiến lòng như bị xé:
"Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng"


Nguyễn Du từ cảnh vật trước lầu Ngưng Bích đã nói lên những nỗi lòng của Thúy Kiều. Đó là sự cô đơn,
vô vọng đến tuyệt đối và đó là những dư vị của bao tháng ngày gian khổ sưng tấy.
Tạm quên đi những chia xẻ trong lòng. Kiều nhớ về những người thân:
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ".
Đối với những quy định phong kiến. Kiều nhớ về người yêu rồi nhớ đến cha mẹ. Trong lúc này, nỗi đau
đớn tình người yêu nữa còn xa xiết. Kỷ niệm còn mới đây thôi. Hơn thế nữa Kiều lại bị Mã Giám Sinh
mua chuộc, ssớm đó bị đưa vào lầu xanh nên nỗi đau lớn nhất của nàng lúc này là:
"Tấm son gột rửa bao giờ cho phai"
Chính bởi thế mà người đầu tiên nàng nghĩ tới là chàng Kim. Với cha mẹ nàng đã hy sinh bán mình nên
phần nào đã đền đáp được ơn sinh thành. Còn với Kim Trọng, nàng là kẻ phụ tình, tối hẹn. Trong tâm
cảnh như thế, để Kiều Nhớ chàng Kim trước là sự tinh tế của ngòi bút Nguyễn Du. Nhớ tới người yêu là

nhớ tới đêm trăng thề nguyền. Vừa mới hôm nào, nàng cùng chàng uống chén rượu thề nguyền son sắc,
một lòng cùng nhau một đời mà nay mối tình duyên đã chia đột ngột. Câu thơ như có nhịp thổn thức của
trái tim rỉ máu. Kiểu đau đớn hình dung Kim Trọng vẫn ngày ngày hướng về nàng để chờ tin mà uổng
công vô ích. Càng nhớ chàng Kim bao nhiêu thì Kiều lại thương cho thân mình bấy nhiêu. Thương mình
bơ vơ bên trời góc bể, càng nuối tiếc mối tình đầu, càng hiểu rằng tấm son mà nàng dành cho chàng Kim
chẳng bao giờ nguôi ngoai. Không chỉ vậy mà tấm son đã bị hoen ố của nàng đến khi nào mới rửa cho
được. Trong nỗi nhớ còn có cả nỗi xót xã, ân hận, tủi hổ. Đặt trong hoàn cảnh cô đơn. Kiều đã tạm để nỗi
lòng mình lắng xuống và nhớ tới Kim Trọng. Đó là sự vị tha và tấm lòng chung thủy của một con người.
Nếu khi nhớ tới Kim Trọng. Kiều "tưởng" thì khi nghĩ tới cha mẹ Kiều "xót":
"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân lai cách mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm".
Nàng thương cha mẹ từ bấy đến nay vẫn sớm chiều tựa cửa chờ tin đứa con lưu lạc. Nàng xót thương da
diết và day dứt khôn nguôi vì không thể quạt nồng, ấp lạnh, phụng dưỡng song thân khi già yếu. Thành
ngữ "quạt nồng ấp lạnh", điển cố "Sân Lai, gốc tử" đều nói lên tâm trạng nhớ thương, tấm lòng hiếu thảo
của Kiều. Nàng tưởng tượng nơi quê nhà tất cả đã đổi thay. Cha mẹ thì mỗi người thêm một già yếu mà
nàng thì chẳng thể ở bên chăm sóc. Giờ đây khoảng cách không gian giữa nàng và cha mẹ là cách mấy
nắng mưa. Thiên nhiên không chỉ tàn phá cảnh vật mà còn tán phá cả con người. Lần nào khi nhớ tới cha
mẹ. Kiều cũng nhớ ơn chín chữ cao sâu và luôn ân hận mình đã phụ công sinh thành nuôi dưỡng của cha
mẹ. Nỗi nhớ của nàng được gửi vào chiều dài thời gian, vào chiều sâu không gian bởi vậy mà càng thêm
da diết, sâu xa. Dù đau buồn bất hạnh nhưng trái tim Kiều đầy yêu thương, nhân hậu, vị tha. Nàng là
người tình chung thủy, là người con rất mực hiếu thảo, là người có tấm lòng vị tha đáng trọng. Hai nỗi
nhớ được biểu hiện khác nhau đó cũng là sự cảm thông lạ lùng của nhà thơ, tấm lòng nhân đạo của
Nguyễn Du đối với con người.
Vẫn việc sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình quen thuộc, những nỗi buồn khác nhau với lí do buồn khác
nhau, trong lòng Kiều đã buồn tác động lại khiến càng buồn hơn và nỗi buồn ngày một ghê gớm, mãnh
liệt hơn.
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?



Buồn trông ngọn nước mới sa
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ẩm âm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."
Tám câu thơ vừa là bức tranh tâm cảnh mà cũng là thực cảnh. Cảnh được miêu tả theo kiểu tứ bình trong
con mắt trông bốn bề và từ xa tới gần. Cảnh đầu tiên mà Kiều trông thấy là bể lúc chiều hôm:
"Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?"
Không gian mênh mông và thời gian khi chiều tà muôn thuở gợi buồn. Giữa khung cảnh ấy chỉ có một
con thuyền vô định và hiện hữu với cánh buồm thấp thoáng xa xa như một ảo ảnh. Cảnh đã gợi trong lòng
người tha thương nỗi buồn nhớ về cha mẹ, quê nhà xa cách, nỗi cô đơn và khát khao sum họp. Cánh hoa
trôi man mác trên ngọn nước mới sa gợi trong lòng Kiều nỗi buồn về thân phận trôi nổi, không biết rồi sẽ
bị trôi dạt, bị vùi dập ra sao:
"Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu!"
Cách làm Kiều xót xa cho duyên phận, số kiếp của mình. Sau một cửa biển một cách hoa giữa dòng nước
là cảnh của một nội cỏ.
"Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh".
Cả một nội cỏ trải ra mênh mông nhưng khác với cỏ trong ngày Thanh minh. Đó là "cỏ non xanh rợn trân
trời", còn cỏ ở đây "dầu dầu". Một màu vàng úa gợi tới sự héo tàn, buồn bã. Màu xanh nhàn nhạt trải dài
từ mặt đất tới chân mây không phải màu xanh của sự sống của hy vọng mà chỉ gợi nỗi chán ngán vô vọng
vì cuộc sống vô vị, tẻ nhạt, cô quạnh này không biêé bao giờ mới kết thúc. Cảnh mờ mịt cũng giống như
tương lai mờ mịt, thân phận nội cỏ hoa héo của Thúy Kiều. Và cuối cùng là cảnh con sóng nổi lên ầm ầm
sau cơn gió:
"Buồn trông gió cuốn mặt duềnh

Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi."
Tiếng sóng như báo trước sóng gió dữ dội của cuộc đời hay cũng chỉ là tiếng kêu đau đớn của Kiều đồng
vọng với thiên nhiên. Kiều không chỉ buồn mà còn lo sợ, kinh hãi như đang đứng trước sóng gió, bão táp
của cuộc đời này sắp đổ xuống đầu nàng. Cảnh được miêu tả từ xa đến gần, màu sắc từ nhạt đến đậm, âm
thanh từ tĩnh đến động. Cảnh ngày một rõ hơn để diễn tả nỗi buồn từ man mác mông lung đến âu lo kinh
sợ dồn đến bão táp nội tâm. Thiên nhiên chân thực, sinh động nhưng mờ ảo bởi nó được nhìn theo quy
luật "cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu, người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Và đó cũng là hiện thân, là tang
vật của quá khứ khổ đau, hiện tại lẻ loi bất hạnh và báo hiệu một tương lai khủng khiếp. Tất cả đều là
hình ảnh về sự vô định, mong manh, vô vọng, sự trôi dạt, bế tắc. Đoạn thơ gồm bốn cặp câu lục bát cũng
là bốn cảnh và cặp câu được liên kết nhớ điệp ngữ "buồn trông".
"Buồn trông cửa biển chiều hôm
... Buồn trông ngọn nước mới xa
.....Buồn trông nội cỏ dầu dầu
......Buồn trông gió cuốn mặt duềnh".
"Buồn trông" là nhìn xưa mà trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm thay đổi hiện tại nhưng trông mà
vô vọng. "Buồn trông" có cái thoảng thốt lo âu, có cái xa lạ cuốn hút tầm nhìn, có cả sự dự cảm hãi hùng


của người con gái lần đầu lạc bước giữa cuộc đời ngang nửa. Điệp ngữ kết hợp với hình ảnh đứng sau
cùng các từ láy đã diễn tả nỗi buồn với nhiều sắc độ khác nhau, trào dâng lớp lớp như những con sóng
lòng. Điệp ngữ tạo nên những vần bằng, gợi âm hưởng trầm buồn man mác, diễn tả nỗi buồn mênh mang
sâu lắng, vô vọng đến vô tận. "Buồn trông" trở thành điệp khúc của đoạn thơ cũng như điệp khúc của tâm
trạng. Bằng một gam màu nhạt và lạnh, Nguyễn Du đã vẽ lên một bộ tớ bình tâm trạng hết sức độc đáo và
xúc động. Khúc ca khép lại đầy dư âm với hòa tấu phức điều của sóng biển, "sòng lòng", "sóng dời" đang
vang lên những tiếng gầm gào của hiểm họa như muốn hất tung, nhấn chìm người con gái cô đơn, tội
nghiệp trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh. Lúc này Kiều trở nên tuyệt vọng., yếu đuối nhất để rồi sự
bị lừa gạt và dấn thân vào cuộc đời "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Để thể hiện tâm trạng phức tạp
mỗi nỗi buồn ôm trọn ba nỗi buồn: buồn nhớ người yêu, buồn nhớ cha mẹ và buồn cho chính mình.
Nguyễn Du đã chọn cách thể hiện "tình trong cảnh ấy, cảnh trong tình này" thật độc đáo tạo nên đoạn thơ
tuyệt bút với bút pháp tả cảnh ngụ tình.

Tóm lại, Kiều ở lầu Ngưng Bích là một bức tranh đa dạng, phong phú về ngoại cảnh và tâm cảnh khắc
họa nỗi buồn, sợ hãi mà Kiều đang nếm trải, dự báo sóng gió bão bùng mà nàng phải trải qua trong mười
lăm năm lưu lạc "thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần". Đoạn thơ có giá trị nhân bản sâu sắc đồng thời thể
hiện tấm lòng nhân hậu, cảm thương chia sẻ của Nguyễn Du với nỗi đau của Thúy Kiều.
 Nghệ thuật tả cảnh của đại thi hào Nguyễn Du trong "Truyện Kiều"
Bút pháp của đại thi hào Nguyễn Du được coi là điêu luyện, tuyệt bút trong đó nghệ thuật tả cảnh tả tình
được người đời sau khen ngợi "như máu chảy ở đầu ngọn bút" và "thấu nghìn đời". Xin giới thiệu với các
em bài viết của nhà phê bình Trần Ngọc về Nghệ Thuật Tả Cảnh của Thi Hào Nguyễn Du trong Truyện
Kiều.
Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du là một áng văn chương tuyệt tác trong
lịch sử văn học nước ta. Truyện Kiều có giá trị về mọi mặt : tư tưởng , triết lý , luân lý , tâm lý và văn
chương.
Truyện Kiều vì thế đã trở thành quyển truyện thơ phổ thông nhất nước ta: từ các bậc cao sang quyền quý ,
trí thức khoa bảng , văn nhân thi sĩ , cho đến những người bình dân ít học , ai cũng biết đến truyện Kiều ,
thích đọc truyện Kiều , ngâm Kiều và thậm chí bói Kiều.
Giá trị tuyệt hảo của truyện Kiều là một điều khẳng định mà trong đó giá trị văn chương lại giữ một địa vị
rất cao. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được bàn đến nghệ thuật tả cảnh của thi hào Nguyễn
Du trong tác phẩm Đoạn Trường Tân Thanh hay Truyện Kiều ..
Nghệ thuật tả cảnh của ï Nguyễn Du nói chung rất đa dạng , tài tình và phong phú. Chính Nghệ thuật tả
cảnh này đã làm tăng rất nhiều thi vị và giá trị cho truyện Kiều.
Lối tả cảnh diễm tình . Đây là lối tả cảnh mang tính cách chủ quan , man mác khắp trong truyện Kiều .
Cảnh vật bao giờ cũng bao hàm một nỗi niềm tâm sự của nhân vật chính hoặc phụ ẩn chứa trong đó.Nói
một cách khác , Nguyễn Du tả cảnh mà thâm ý luôn luôn đem cái cảm xúc của người đối cảnh cho chi
phối lên cảnh vật. Điều này khiến cho cảnh vật trở thành linh hoạt như có một tâm hồn hay một nỗi xúc
cảm riêng tư nào đó. Chính Nguyễn Du đã tự thú nhận sự chủ quan của mình trong lúc tả cảnh qua hai
câu thơ:
“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Trong khuynh hướng này , nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du vượt khác hẳn các thi nhân khác , kể cả



những thi sĩ Tây Phương , vốn rất thiện nghệ trong lối tả cảnh ngụ tình . Trong khi các thi sĩ này chỉ đi
một chiều , nghĩa là chỉ tìm những cảnh vật nào phù hợp với tâm trạng của con người thì mới ghi vào ,
còn ï Nguyễn Du thì vừa đưa cảnh đến tâm hồn con người, lại đồng thời vừa đưa tâm hồn đến với cảnh ,
tạo nên một sự giao hòa tuyệt vời hai chiều giữa cảnh và người , giữa cái vô tri và cái tâm thức để tuy hai
mà một, tuy một mà hai..
Ví dụ như khi chị em Kiều đi lễ Thanh Minh về , tới bên chiếc cầu bắc ngang một dòng sông nhỏ gần mả
Đạm Tiên , thì cả người lẫn cảnh đếu cảm thấy nao nao tấc dạ trong buổi chiều tà :
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang”
“Nao nao” chỉ tâm sự con người, nhưng cũng chỉ sự ngập ngừng lãng đãng của dòng nước trôi dưới chân
cầu.
Hình ảnh một mảnh trăng khuyết soi nghiêng nhìn Kim Trọng khi chàng nửa tỉnh nửa mê, chập chờn với
hình ảnh Kiều sau lần gặp gỡ đầu tiên:
‘Chênh chênh bóng Nguyệt xế mành
Tựa ngồi bên triện một mình thiu thiu”
Chàng biếng nhác cả việc sách đèn , để phòng đọc sách lạnh tanh với tiếng gió quạnh hiu phập phồng qua
màn cửa :
Buồng văn hơi giá như đồng
Trúc se ngọn thỏ tơ chùng phím loan
Mành Tương phất phất gió đàn
Hương gây mùi nhớ trà khan giọng tình.
Rồi những giờ phút thề ước ba sinh đã qua, khi phải tạm xa nhau thì dòng sông kia bỗng sao trở thành kẻ
khắt khe để chia rẽ duyên tình:
Sông Tương một giải nông sờ
Bên trông đầu nọ bên chờ cuối kia
Một đoạn tả cảnh khác , tình người ẩn sâu trong cảnh vật . Đó là cảnh Kim Trọng sau khi hộ tang cha , về
tìm lại Kiều nơi vườn Lãm Thúy, nhưng người xưa nay còn thấy đâu , chỉ còn cảnh vườn hoang cỏ dại
lạnh lùng dưới ánh trăng.
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa

Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời
Lần thứ hai , Kim Trọng tìm về nhà Vương Viên Ngoại để hỏi thăm Kiều thì cảnh nhà bây giờ thật sa sút ,
sân ngoài cỏ hoang mocï dại, ướt dầm dưới cơn mưa , tiêu điều như nỗi buồn tênh trong lòng chàng:
Một sân đất cỏ dầm mưa
Càng ngao ngán nỗi càng ngơ ngẩn dường
Khi Kiều ở lầu Ngưng Bích , nhìn qua song cửa thấy cảnh biển chiều hôm , với những cánh buồm xa xa
lại tưởng tới thân phận bọt bèo không định hướng của mình :
Buồn trông cửa biển chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?


Lúc Kiều theo Mã Giám Sinh về Lâm Tri , thì lòng nàng cũng chẳng thực sự là vui mà buồn hiu hắt như
hàng lau bên vệ đường:
Gió chiều như gợi cơn sầu
Vi lô hiu hắt như màu khơi trêu
Và khi theo Sở Khanh để trốn Tú Bà , thì cảnh một đêm thu có trăng sáng , nhưng cũng lạnh lùng cũng
chẳng khác chi tâm sự rối bời của Kiều :
Lối mòn cỏ nhạt màu sương
Lòng quê đi một bước đường một đau
Lúc thất vọng não nề , muốn gieo mình xuông sông Tiền Đường cho rũ nợ trần, tâm sự Kiều cũng như
mảnh trăng sắp tàn , chẳng còn chút gì lưu luyến nơi thế gian:
Mảnh trăng đã gác non đoài
Một mình luống những đứng ngồi chưa xong
Lối tả chân. Ngoài lối tả cảnh diễm tình, Nguyễn Du còn điểm trang cho truyện Kiều bằng nhiều bức
tranh tả chân, tả rất thực, và thuần túy là những họa xinh đẹp, không ngụ tình. Những bức tranh bằng thơ
có khi tươi tắn, có khi sầu mộng được viết theo lối văn tinh xảo .Chỉ cần một vài nét phác họa với những
điểm chính hiện hữu .
Đây là cảnh một túp lều tranh bên sông vắng lúc hoàng hôn , vừa giản dị , mộc mạc nhưng cũng rất nên

thơ:
Đánh tranh chụm nóc thảo đường
Một gian nước biếc mây vàng chia đôi.
Hoặc chỉ một vài nét chấm phá mà người đọc đã hình dung ra cảnh một mái tranh nghèo rách nát tơi tả
theo tháng ngày:
Nhà tranh vách đất tả tơi
Lau treo rèm nát trúc cài phên thưa
Hoặc bức tranh sơn thủy của một khung trời chiều long lanh phản chiếu trên mặt sông êm ả :
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi ánh vàng
Hay bóng liễu rủ bên cầu và thướt tha soi bóng trên sông tạo nên một khung cảnh đẹp mộng thơ :
Dưới cầu nước chảy trong veo
Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha
Khi chị em kiều đi viếng mộ Đạm Tiên, thì cảnh vật cũng theo đó đìu hiu ảm đạm : cơn gió đìu hiu lay
động một vài cành lau trên vùng cỏ mờ nhạt theo sương chiều :
Một vùng cỏ áy bóng tà
Gió hiu hiu thổi một vài bông lau.
Cảnh thanh tịnh của ngôi chùa Giác Duyên nơi Kiều đã được cứu vớt , mà đường tới thì quanh co theo
giải sông ,có khu rừng lau như cách biệt với cuộc sống rộn rã bên ngoài :
Quanh co theo giải giang tân
Khỏi rừng lau đã tới sân Phật Đường
Nghệ thuật tả cảnh của Nguyễn Du tuyệt vời đến nỗi Giáo sư Nghiêm Toản đã có nhận định như sau:
“trong Đoạn Trường tân thanh, luôn luôn có những bức tranh nho nhỏ như những hạt kim cương rải rác
đính trên một tấm thêu nhung” ( Việt Nam văn Học Sử Trích Yếu)


Hãy xem cảnh bóng trăng chênh chếch soi mình trên sóng nước , đẹp lãng đãng như nỗi tưởng nhớ miên
man của Kiều về Kim Trọng sau buổi gặp gỡ lần đầu. Chỉ vài nét đon sơ giữa trăng , nước và sân nhà đã
đủ diễn tả một khung cảnh tuyệt nhã đẹp như một bức tranh :
Gương nga chênh chếch dòm song

Vàng gieo ngấn nước , cây lồng bóng sân
Lối tả cảnh tượng trưng: Nguyễn Du cũng rất nhiều khi phô diễn lối tả cảnh tượng trưng, nghĩa là chỉ
dùng một vài nét chấm phá, thành một nghệ thuật đã đạt đến mức uyển chuyển và tinh tế . Hãy nghe hai
câu thơ :
Vi lô san sát hơi may
Một trời thu để riêng ai lạnh lùng
Đó là một cảnh một rừng vi lô trong mùa thu xám có gió heo may, lành lạnh. Lối tả cảnh này có thể
Nguyễn Du chỉ viết theo nghệ thuật cảm quan của mình chứ không hề nghĩ rằng mình đang tạo ra một lối
vẽ cảnh một cách tượng trưng bằng những vần thơ . Mãi đến hơn một thế kỷ sau ,tức vào thế kỷ 19 , lối tả
cảnh tượng trưng nay mới phát triển thật mau tại Pháp mà các nhà phân tích văn học gọi là “Symbolists”.
Đó là sự nhận định của Giáo sư Hà Như Chi.
Nên để ý nghệ thuật của Nguyễn Du là mang cái gì rộng lớn mênh mông , để rồi đem vào hàm chứa trong
một cái gì nhỏ bé ( luận giải của Giáo Sư Hà Như Chi trong Việt Nam Thi Văn Giảng Luận ) . Trong hai
câu thơ trên, “một trời thu”mang một ý niệm không gian rộng lớn bao la , trong khi bốn chữ “ riêng ai
một mình”lại chỉ một phạm vi nhỏ bé , một tâm tình đơn lẻ cá nhân.
Một vài câu thơ khác cũng mang cùng một khuynh hướng như :
Hiên tà gác bóng nghiêng nghiêng
Nỗi riêng riêng chạnh tấc riêng một mình
Đó là cảnh mặt trời chiều bâng khuâng nghiêng mình soi bóng trước mái hiên nhà để rồi chuyển sang , ẩn
vào tâm tư riêng của một cõi lòng Kiều cô đơn. ( Cần chú ý thêm là cách dùng điệp ngữ một cách tài tình
khéo léo của Nguyễn Du , với chữ “ nghiêng và “riêng”được lập đi lập lại nhiều lần mà vẫn cảm thấy
hay .)
Có khi Nguyễn Du lại dùng một lối tả cảnh tượng trưng ngược lại , nghĩa là đem tấc lòng nhỏ bé của con
người cho tỏa rộng bay hòa vào cái rộng lớn của trời đất.
Hãy xem cảnh Kiều và Thúc Sinh chia tay nhau:
Người lên ngựa kẻ chia bào
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san.
Đó là sự phân ly buồn bã tuy chỉ giữa hai người , nhưng đã làm ảm đạm cả một vùng cảnh vật chung
quanh.
Hay cảnh Kiều thất vọng cuộc đời , mở cửa phòng nhỏ bé để gieo mình xuống dòng bao la của sông Tiền

Đường :
Cửa bồng vội mở rèm châu
Trời cao sông rộng một màu bao la.
Nói về nghệ thuật tả cảnh tượng trưng này, giáo sư Dương Quảng Hàm đã viết: “ tả cảnh thì theo lối phác
họa mà cảnh nào cũng linh hoạt.”
Lối tả cảnh dùng màu sắc. Nghệ thuật tả cảnh bằng thơ của Nguyễn Du cũng dùng rất nhiều màu sắc như
bức tranh của một người họa sĩ. Trước tiên phải là ánh sáng , một yếu tố cơ bản, rồi sau đó mới tới các
màu sắc với sự c pha chế sao cho làm nổi được cảnh chính và cảnh phụ .


Hãy xem một cảnh Xuân tươi mát trên đồng quê qua ngòi bút tả cảnh đầy màu sắc của Nguyễn Du:
Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
Thật là một bức tranh màu sắc thanh nhã tuyệt hảo: trên thảm cỏ xanh mướt bao la, nổi những bông hoa lê
trắng tinh . Chỉ có hai màu xanh và trắng như nỗi thanh khiết của tâm hồn chị em Kiều đi dự lễ Thanh
Minh . Ở đây cũng cần để ý tới lối đảo chữ tài tình của Nguyễn Du. Thay vì “ cành lê điểm một vài bông
hoa trắng” thì Nguyễn Du đã viết:”cành lê trắng điểm một vài bông hoa” . Tất nhiên có thể Nguyễn Du đã
phải đảo chữ chỉ vì tôn trọng luật “bằng trắc” của thơ lục bát , nhưng cũng phải công nhận đó là một lối
đảo chữ tài tình mà không phải ai cũng làm được .
Cũng một cảnh cỏ xanh nữa , nhưng lần này là màu xanh thẫm soi mình cạnh màu nước trong:
Một vùng cỏ mọc xanh rì
Nước ngâm trong vắt thấy gì nữa đâu.
Hay cảnh lung linh ánh nước soi chiếu mây vàng của hoàng hôn:
Long lanh đáy nước in trời
Thành xây khói biếc non phơi ánh vàng.
Một cảnh khác mà màu sắc lại buồn ảm đạm , chỉ có màu nâu của đất , màu xanh vàng của cỏ úa chen
chân bên cái thấp lè tè của gò đất mả Đạm Tiên:
Sè sè nắm đất bên đường
Rầu rầu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh
Nói chung, Nguyễn Du chú trọng nhiều đến màu sắc của thiên nhiên, đặc biệt là của hoàng hôn ,của cây

cỏ , của trăng và của nước là những màu sắc thi vị, nhưng lại gieo ấn tượng cho một nỗi buồn xa xăm ,
cũng chỉ vì truyện Kiều mang bản chất nhiều nỗi buồn hơn vui.
Giáo sư Hà Như Chi dẵ nhận định về lối dùng màu sắc của cụ Nguyễn Du như sau :” Nguyễn Du khi tả
ánh sáng không những chỉ trực tiếp mô tả ánh sáng ấy , mà lại còn tả một cách gián tiếp , cho ta thấy sự
phản chiếu trên ngọn cỏ , lá cây mặt nước,đỉnh núi ..”(Việt NamThiVăn Giảng Luận)
Đúng như thế, hãy xem cảnh khu vườn với hoa lựu nở đỏ như ánh lửa lập lòe trong mùa hạ , khi mùa
nắng đã được đón chào bởi tiếng quyên ca lúc khởi một đêm trăng :
Dưới trăng quyên đã gọi hè
Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông
Lối dùng chữ trang nhã và bình dân trong tả cảnh.
Nguyễn Du là một thi nhân thuộc dòng dõi quan quyền phú quý , nhưng gặp phải cảnh loạn lạc đổi chúa
thay ngôi giữa nhà Lê và nhà Nguyễn , đã phải về quê cũ ở Huyện Tiên Điền để ẩn cư. Cụ đã trải qua
những ngày sống trong phú quý và những ngày sống thanh đạm nơi thôn dã , nên trong tâm hồn đã thu
nhập được hai cảnh sống . Cụ đã hài hòa kết hợp được hai cảnh sống đó , nên trong lãnh vực văn chương
tả cảnh trong truyện Kiều , cụ có khi dùng những chữ thật trang nhã quý phái , có khi lại dùng những chữ
thật giản dị bình dân.
Những chữ dùng trang nhã quý phái đă được kể nhiều qua những câu thơ ở trên, thiết tưởng chẳng cần
lậïp lại. Bây giờ chúng ta hãy xem những chữ rất bình dân mà Nguyễn Du dùng trong lúc tả cảnh.
Ví dụ chị em Kiều du Xuân ra về thì trời vừa ngả bóng hoàng hôn , Nguyễn Du dùng hai chữ “tà tà “ chỉ
một hành động chậm rãi, có thể là chị em Kiều thong thả bước chân ra về, mà cũng có thể chỉ sự xuống
chầm chậm của mặt trời chiều:
Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dan tay ra về.


Thế rồi gặp cảnh mả Đạm Tiên đắp vội , chỉ còn một nắm đất thấp “ sè sè “ bên đường, chen lẫn vài ngọn
cỏ úa :
Sè sè nắm đấ bên đường
Rầu rầu ngon cỏ nửa vàng nửa xanh.
Rồi ngọn gió gọi hồn “ ào ào “ thổi tới như muốn nhắn nhủ điều chi :

Ào ào đổ lộc rung cây
Ở trong dường có hương bay ít nhiều.
Hay cảnh vườn Thúy khi Kim Trọng trở lại tìm Kiều mà không thấy nàng , chỉ thấy cánh én xập xè bay
liệng trên mặt đất hoang phủ đầy rêu phong:
Xập xè én liệng lầu không
Cỏ lan mặt đất rêu phong dấu giầy .
Và đêm xuống ánh trăng soi “ quạnh quẽ “ lẻ loi nơi vườn vắng, tri âm chỉ còn là những cọng cỏ dại mọc
lưa thưa:
Đầy vườn cỏ mọc lau thưa
Song trăng quạnh quẽ vách mưa rã rời
Chính vì Nguyễn Du đã kết hợp được cả hai lối hành văn bác học và bình dân một cách tài tình nên
truyện Kiều đã được tất cả mọi giai tầng trong xã hội đón nhận thưởng thức một cách nhiệt thành. Những
chữ mộc mạc bình dân đã chứng tỏ một bước tiến của nền văn chương Việt Nam trên con đường xa dần
ảnh hưởng của chữ Hán chữ nôm mà ï Nguyễn Du đã tiên phong dấn bước.
 Bức tranh tâm trạng qua tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Nếu toàn cảnh Truyện Kiều có bộ tranh thơ Tứ Bình nổi tiếng, thì ở một góc độ nào đó, bốn khung tranh
tâm trạng độc đáo này cũng là bộ Tứ Bình về cảm xúc. Vừa có nhạc điệu từ điệp từ liên hoàn buồn trông,
vừa khắc họa cảnh sắc từ nhiều góc độ, tám câu cuối Kiếu ở lầu Ngưng Bích thật đúng là một trong
những đoạn thơ đỉnh cao trong hơn ba nghìn dòng thơ Truyện Kiều.
Chủ đề: Bức tranh tâm trạng qua tám câu cuối đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”
Nền văn học Việt Nam xưa được ví như bức tường cao dày của xúc cảm và tri thức. Trước những bước đi
của thời gian, dường như nó càng thêm vững chãi, uy nghi và lộng lẫy hơn bao giờ hết. Bằng chứng là, dù
có mấy trăm, mấy nghìn năm trôi qua, người ta vẫn không ngừng lần mò, tìm về với tinh hoa nghệ thuật
của nền cổ văn vốn đã ít nhiều nằm khuất dưới lớp bụi mờ thời gian. Một trong những thi phẩm cho đến
tận bây giờ vẫn không giảm sức hút, vẫn được cho là còn quá nhiều để hiểu, để khám phá, chính là Đoạn
trường tân thanh- kiệt tác của đại thi hào Nguyễn Du, biểu tượng lớn cho văn học trung đại Việt Nam.
Xuyên suốt tác phẩm là nét gợi hình, tả cảnh, lối tự sự độc đáo, đầy sáng tạo. Không ngoại lệ, nghệ thuật
tả tâm cũng là yếu tố đẩy Truyện Kiều lên đỉnh cao rực rỡ. Hai mươi dòng lục bát Kiều ở lầu Ngưng Bích
thể hiện rõ ánh nhìn sâu của Nguyễn Du trong từng xúc cảm mỏng manh của Kiều.
Đoạn trích nằm ở phần thứ hai của truyện- Gia biến và lưu lạc, như những cụm mây đen đầu tiên che phủ

lên cuộc đời Kiều. Đành đoạn dứt tình với Kim Trọng, nàng nguyện hiến thân cứu cha. Cái trong trắng
của một tiểu thư từ nhỏ được mẹ cha bảo bọc, tình phụ tử sâu nặng và lòng hiếu thảo của đứa con ngoan
đã đẩy nàng Kiều vào vòng lừa lọc từ những kẻ buôn người. Nỗi uất ức của nàng được Tú Bà xoa dịu
bằng ngày tháng giam cầm ở lầu cao với cớ rằng để nàng tịnh tâm, bình phục. Ngọn lầu ấy tên là Ngưng


Bích, một cái tên quá đẹp so với những cô đơn, tẻ nhạt mà nàng Kiều phải trải qua tại đây. Tọa lạc ở một
vùng nổi tiếng với kỹ nghệ ngọc trai thu hút nhiều thương gia, lầu Ngưng Bích như hạt ngọc bích quý giá
ngưng đọng, cốt để khóa chặt cái thời xuân sắc tươi đẹp nhất của người con gái họ Vương. Trái hẳn với
không khí buôn bán sầm uất bên ngoài, bao trùm lấy không gian trong lầu chỉ là tiếng sóng vỗ ào, ngọn
gió biển nặng nề lướt qua, và những suy tư khó nhọc của một phận hồng nhan. Lầu Ngưng Bích nói cho
cùng cũng chỉ mới là điểm khởi đầu cho đắng cay về sau của Kiều, nhưng âm điệu buồn da diết của cả
đoạn trích đã cho thấy bao đau thương dồn nén trong hồn người, thấm đẫm cả một vùng trời đất rồi lại sắt
se vào lòng. Một khoảng mênh mang trĩu nặng trao qua nhận lại giữa người với cảnh đã làm nên khúc
thiên sầu Kiều ở lầu Ngưng Bích, đặc biệt là tám dòng tuyệt bút cuối cùng.
Chưa bước vội vào tấm tranh ảm đạm của tâm trạng nàng Kiều, Nguyễn Du khéo léo gợi mở trước không
gian nơi lầu son cao đẹp về hình thức nhưng mang đến cho con người ta cái bi thảm về tinh thần. Nếu nói
sáu dòng thơ mở đầu là bức họa bằng ngôn từ thì đó thật sự là một bức họa đẹp. Có núi chập chình ngoài
xa, có vầng trăng treo trên đỉnh đầu, không gian khoáng đãng mênh mông. Nhưng trong cái cao rộng mỹ
mãn của thiên nhiên lại thiếu nét đẹp con người. Khung cảnh mờ ảo chìm trong cát vàng cồn nọ, bụi hồng
dặm kia vắng vẻ đến quạnh hiu, nàng Kiều dường như chỉ là cái bóng nhỏ lạc lõng giữa cảnh vật xung
quanh. Một ngày từ sớm cho đến khuya, Kiều chỉ biết quanh quẩn với mây với đèn. Nàng đối cảnh nhiều
tới nỗi một phần đất trời quạnh quẽ như hóa tâm trạng, làm dâng đầy cái niềm xót xa đau đáu trong lòng
bấy lâu. Càng hướng ra thiên nhiên, Kiều càng thấy rõ sự cô đơn vây kín từng ngày, càng day dứt khôn
nguôi, nhớ cha, nhớ mẹ và nhớ chàng Kim ngày nào cùng hẹn ước. Với Kim Trọng, nàng vẫn chưa thể
dẹp yên suy nghĩ phụ bạc, chính nàng đã tự tay cắt đứt sợi tơ hồng, đã đẩy chàng vào mỏi mòn trông
ngóng. Niềm tin sắt đá vào lời thề dưới trăng đêm ấy sẽ là lưỡi dao nhọn đâm vào tim chàng, khi mà giờ
đây, thân phận nàng đã “hạc nội mây ngàn”, không biết rồi lưu lạc về đâu. Kiều bây giờ có lẽ đã thấm thía
cái trơ trọi, bơ vơ nơi đất khách, nhưng mối tình đầu đẹp như mộng ngày ấy vẫn gieo cho Kiều khát vọng
son sắt, thủy chung. Với cha mẹ, nàng thương xót hình dung cảnh đấng phụ thân, phụ mẫu thấp thỏm chờ

trông. Qua cơn biến cố, rồi mẹ cha sẽ như thế nào? Nàng đi rồi, ai lo phụng dưỡng bậc sinh thành? Đành
là dứt tình vì cha, nhưng trong tận thâm tâm một đứa con hiếu thảo, bấy nhiêu vẫn chưa thật tròn đạo làm
con. Hết cái day dứt phụ tình Kim, nàng lại nghĩ đến cái tội phụ công sinh dưỡng, không thể chăm sóc
cha mẹ khi về già là một trong những nỗi niềm cứ canh cánh trong Kiều lúc bấy giờ. Từ những nỗi niềm
buồn thương đó, cụ Nguyễn Du đã khéo léo tô thêm màu xám trên ánh nhìn xa xăm của Kiều, đẩy sầu não
lên thành đỉnh điểm, qua tám câu khép lại đoạn trích:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Tâm trạng buồn nhớ của Kiều giờ đi cả vào ánh mắt. Người buồn thì cảnh cũng buồn. Vẫn là cảnh đó,
không gian đó, nhưng đã chất chứa phần nào nỗi lòng Kiều. Khung tranh buồn thứ nhất mở ra ngay thời
điểm chiều hôm- là thời điểm quen thuộc của nghệ thuật, của những lưu luyến khó tả. Cửa bể chiều hôm
gợi trước mắt ta hình ảnh những tia nắng leo lắt cuối ngày phản chiếu lên mặt biển xanh thẳm rồi lan ngay
ra không gian xung quanh, khiến mọi thứ nhuốm màu sẫm tối, có cái gì da diết như đêm luyến ngày, như
niềm lưu luyến tha thiết của Kiều về ngày tháng êm đềm xưa kia. Cửa biển trong ánh chiều tà yếu ớt bao
trùm luôn cả những con thuyền căng buồm lộng gió ngoài xa- những con thuyền chở hy vọng của nàng
Kiều được một lần tự do ngoài bầu trời rộng mở, vượt khỏi cái tù túng tẻ nhạt nơi lầu son gác tía. Những
cánh buồm đều ở rất xa, thoắt ẩn thoắt hiện trong ánh hoàng hôn trĩu buồn, như niềm hy vọng của nàng


chỉ là những chấm nhỏ ngoài khơi xa mịt mờ, những từ thấp thoáng, xa xa càng khiến hy vọng nhạt nhòa.
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Qua khung tranh thứ hai, vẫn là ánh nhìn vào nước, nhưng đã gần hơn. Có lẽ nào nàng Kiều đã bắt đầu
nhượng bộ trước những xa xăm của cuộc đời, nhìn gần để có thêm ít hy vọng, dù nhỏ. Ngờ đâu, cái mà
nàng trông thấy còn dữ tợn hơn bội phần. Cánh hoa mỏng manh dập dìu trước ngọn nước từ trên cao đổ
xuống. Thử hỏi, cánh hoa mỏng manh ấy làm sao chịu nổi sức nước tràn? Thân phận Kiều cũng vậy, quá
bé nhỏ trước dòng đời. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng cho thấy sự nhạy cảm của Kiều. Cái man mác trôi của hoa
thể hiện cái băn khoăn, lo lắng cho thân phận lạc loài, vô định của nàng. Kiều bây giờ cũng như bông hoa
kia, không còn người thân bên cạnh, tự nàng phải bước lên những chông gai của cuộc đời.
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Rồi Kiều bắt đầu đảo mắt đến cái sắc xanh nối tiếp của trời và đất. Tuy nhiên, bãi cỏ không mang màu
xanh tươi như tiết thanh minh tháng ba, từ láy rầu rầu gợi cho ta sự tàn úa đến thảm thương. Xanh trời nối
tiếp xanh đất nhưng xanh nào cũng là màu xanh tàn úa, héo hắt. Màu xanh tàn héo ấy khiến xanh xanh cả
đất trời. Kiều nhìn vào màu xanh mong tìm kiếm chút hy vọng nhỏ nhoi lần nữa, nhưng cũng như những
lần trước, Kiều quay đi với nỗi thất vọng ngập tràn. Cảnh buồn hay vì người buồn nên cảnh mới buồn thì
không biết, chỉ biết lần này, nàng Kiều đã thật sự tuyệt vọng, chẳng còn đối cảnh nào khiến nàng thấy ý
muốn níu kéo của mình là đúng. Mọi thứ đều đưa nàng vào suy nghĩ dằn vặt và đau xót hơn.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.
Trong lúc tuyệt vọng nhất, Kiều thấy mình dường như chao đảo. Từng ngọn gió mạnh thổi sóng vỗ ầm
ầm. Quang cảnh đã thôi yên lặng, mặt biển dậy sóng, lòng Kiều cũng dậy sóng. Những đợt sóng dữ dội
như dự báo trước điều bất an, như cảnh báo một tương lai bão táp đang chờ Kiều trước mắt. Người con
gái tài sắc trong hoàn cảnh đó đã hoảng loạn vô cùng.
Tám dòng thơ cuối này tạo nên bốn khung tranh tâm trạng của nàng Kiều. Mỗi khung tranh là một trạng
thái tâm lý khác nhau. Điệp từ buồn trông diễn tả cái tăng tiến đến choáng ngợp của từng cung bậc xúc
cảm trong Kiều. Nỗi buồn tủi ban đầu đã dồn nghẹn trong lòng thành niềm lo sợ về thân phận lạc loài, cái
héo hắt, tuyệt vọng trước thực tại, trào ra thành nỗi hoảng sợ tột độ, hoàn toàn mất phương hướng. Yếu tố
không nhỏ giúp cho sự tăng tiến về cảm xúc trở nên dữ dội mà lại sít sao, tự nhiên vô cùng chính là hệ
thống từ láy tầng tầng lớp lớp, khiến mấy dòng thơ từ tha thiết trở thành mạnh mẽ, từ mạnh mẽ lại trở về
tha thiết. Có thể nói, đại thi hào Nguyễn Du là một nhà bác học của ngôn từ và cảm xúc. Những từ ngữ
ông sử dụng luôn uyên thâm nhưng vững nghĩa và dễ hiểu. Nghệ thuật dụng từ trong tám câu cuối của
đoạn trích này đã góp phần đưa nó thành thiên sầu khúc. Ngoài ra, cái tài của cụ Nguyễn là vừa để cho
Kiều nhìn cảnh bằng con mắt chủ quan của tâm trạng, lại vừa ngầm thể hiện sự xót thương thân phận
người trong cảnh từ địa vị của một nhà nhân đạo chủ nghĩa, làm cho dòng thơ có sức gợi cảm mãnh liệt,
chinh phục bao tầng lớp độc giả.


Nếu toàn cảnh Truyện Kiều có bộ tranh thơ Tứ Bình nổi tiếng, thì ở một góc độ nào đó, bốn khung tranh
tâm trạng độc đáo này cũng là bộ Tứ Bình về cảm xúc. Vừa có nhạc điệu từ điệp từ liên hoàn buồn trông,

vừa khắc họa cảnh sắc từ nhiều góc độ, tám câu cuối Kiếu ở lầu Ngưng Bích thật đúng là một trong
những đoạn thơ đỉnh cao trong hơn ba nghìn dòng thơ Truyện Kiều.
 Phân tích đoạn tríck "Chị em Thuý Kiều"
Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một nhà nhân đạo chủ nghiã lớn. Với vốn kiến thức sâu rộng về văn
hoá dân tộc và cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều, ông đã có một niềm cảm thông sâu sắc với
những đau khổ cuả nhân dân. "Truyện Kiều"- một tác phẩm truyện thơ Nôm được xem là kiệt tác trong sự
nghiệp văn chương cuả ông. Đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" được trích trong phần đầu cuả tác phẩm thể
hiện vẻ đẹp và tài năng cuả chị em Thuý Kiều cùng cuộc sống êm ấm cuả họ. Qua đó còn cho thấy
Nguyễn Du là bậc thầy trong nghệ thuật tả người.
Mở đầu đoạn trích, tác giả tập trung vào giới thiệu vẻ đẹp chung của chị em Thúy Kiều.
Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười
"Đầu lòng hai ả tố nga" là có ý noí hai người con gái đầu lòng cuả gia đình họ Vương là hai người con gái
rất đẹp, vẻ đẹp ấy như tiên giáng trần, tuyệt vời. Cô chị là Thúy Kiều, cô em là Thuý vân. Đây như một sự
nhận xét khaí quát và nêu sơ luợc về vai vế cuả hai chị em: đẹp từ hình dáng "mai cốt cách"đến tâm hồn
"tuyết tinh thần", có cốt cách qúy phái của mai, có tinh thần thanh khiết của tuyết trắng,đều thanh cao,
duyên dáng chẳng kém gì nhau tuy mỗi người mỗi vẻ.
Để làm rõ vẻ đẹp cuả hai chị em, Nguyễn Du đi sâu vào miêu tả hình ảnh của họ.Trước tiên là Thuý Vân.
Đây là một cô có vẻ đẹp trang trọng và cao quý:
Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cuời ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Với khuôn mặt tròn triạ, đần đặn như ánh trăng rằm, với đôi lông mày đậm diễn tả đôi mắt đẹp , gương
mặt Thuý Vân hiện lên trong lòng chúng ta một vẻ đẹp phúc hậu, xinh xắn. Miệng cười tươi như hoa, lời
noí thốt ra nghiêm trang đứng đắn. Mái tóc mềm mại,bồng bềnh cùng làn da trắng như tuyết khiến
"mây"phải "thua", " tuyết" phải "nhường". Hai từ "thua","nhường" cũng đã phần nào cho thấy được số
phận êm đềm, suôn sẻ như dòng nước chảy mùa thu cuả cuộc đời Vân- cuộc đời bình yên, hạnh phúc

Việc sử dụng trình tự miêu tả Vân và Kiều, Vân trước Kiều sau chính là dụng ý cho nghệ thuật đòn bẩy
cuả Nguyễn Du. Cách đảo trật tự miêu tả này đã làm nổi bật vẻ đẹp cuả Thuý Kiều trên cái nền đã có sẵn
của Vân. Thuý Kiều mang một vẻ đẹp sắc xảo, mặn mà. Cũng với ước lệ tương trưng, tác giả đã khắc hoạ
vẻ đẹp Kiều bằng các hình ảnh của thiên nhiên. Làn nước mùa thu, nét nuí mùa xuân. Đôi mắt Kiều đẹp,
trong sáng, tác giả dành riêng tả Kiều ở đôi mắt- cái cửa sổ cuả tâm hồn, trong sáng,thanh thoát như nét
nuí muà xuân. Vẻ đẹp ấy cuả Kiều cũng phải làm cho hoa ghên tức mà không thắm, liễu hờn mà kém
xanh. Không cần đi sâu vào miêu tả chi tiết, rõ ràng khuôn mặt như cuả Vân mà ở đây chỉ với đôi mắt,
đôi mắt khiến người khác phải xiêu lòng, yêu mến và say đắm. Bằng ngoì bút miêu tả tài hoa, sắc xảo của
mình, tác giả đã khắc hoạ rõ nét bức chân dung về vẻ đẹp của Thuý Kiều.


Kiều càng sắc xảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thuỷ, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Không những có nhan sắc mà Kiều còn là một người con gái tài giỏi. Tài năng của Thúy Kiều được thể
hiện và đề cao.
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một, tài đành hoạ hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Những tài năng ấy được xem như là thiên phú, vốn là trời ban sinh ra đã có.Nàng là một người đa tài, hội
tụ đầy đủ các tài năng về “cầm, kì, thi, họa”. Nhất là tài năng về đàn hát của Kiều. Môĩ khi tiếng đàn,
tiếng hát của nàng vang lên là lúc khiến người ta phải say đắm. Những cung bậc âm thanh trong âm giai
nhạc cổ cùng tài năng xuất chúng cuả mình, Kiều đã làm nên một thiên “Bạc mệnh”- một bản nhạc khiến
lòng người phải suy tư về số phận mỏng manh, xấu số của con người bất hạnh. Thông qua việc miêu tả vẻ
đẹp và tài năng của Thuý Kiều, Nnguyễn Du muốn nêu lên một dự cảm về kiếp người tài hoa nhưng bạc
mệnh của Kiều.
Noí đến cuộc sống của chị em Kiều, đó là một cuộc sống phong lưu, quyền qúy. Với lễ giáo nghiêm ngặt
cùng gia phong, hai chị em Kiều vẫn sống êm đềm, kín đáo sau “trướng rũ màn che”, không hề bận tâm,

để ý đến những “tường đông ong bướm” .Điều đó cho thấy Kiều và Vân là những người con gái có đạo
đức và phẩm cách tốt, được sống trong một gia đình rất êm ấm, hạnh phúc.
Qua đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”, trích “ Truyện Kiều” cuả Nguyễn Du, hình ảnh chị em Thuý Kiều
hiện lên rõ nét là hai con người vẻ đẹp và tài năng hơn người. Đồng thời, còn thể hiện dự cảm về kiếp
người tài hoa bạc mệnh cuả cảm hứng nhân văn ở Nnguyễn Du. Điều tạo nên sự thành công và độc đáo
cuả đoạn trích là bút pháp ước lệ tượng trưng và nghệ thuật miêu tả người


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×