Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá cóc (cyclocheilichthys enoplos)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (888.47 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 52620301

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CÁ CÓC (Cyclocheilichthys enoplos)

Sinh viên thực hiện
MÃ THỂ VÂN
MSSV: 1153040108
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015
i


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
KHOA SINH HỌC ỨNG DỤNG
----------

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
MÃ SỐ: 52620301

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
CÁ CÓC (Cyclocheilichthys enoplos)


Cán bộ hướng dẫn
PGS.TS NGUYỄN VĂN KIỂM

Sinh viên thực hiện
MÃ THỂ VÂN
MSSV: 1153040108
LỚP: NTTS K6

Cần Thơ, 2015
ii


XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Đề tài: Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Cóc (Cyclocheilichthys enoplos).
Sinh viên thực hiện: Mã Thể Vân.
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6.
Đề tài đã được hoàn thành theo yêu cầu của cán bộ hướng dẫn và hội đồng bảo vệ tiểu
luận tốt nghiệp đại học Khoa Sinh học Ứng Dụng – Trường Đại học Tây Đô.
Cần Thơ, ngày…..tháng……năm 2015
Cán bộ hướng dẫn
(Chữ ký)

Sinh viên thực hiện
(Chữ ký)

PGS.TS Nguyễn văn Kiểm

Mã Thể Vân

iii



LỜI CẢM TẠ

Trước hết em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu Nhà Trường Đại Học Tây Đô
cùng quý thầy cô Khoa Sinh học Ứng Dụng đã nhiệt tình chỉ dạy và giúp đỡ em trong
suốt quá trình học tập.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy PGS.TS Nguyễn Văn kiểm –
Khoa Sinh học Ứng Dụng – Trường Đại Học Tây Đô đã tận tình hướng dẫn cho em
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn ơn tất cả các bạn trong tập thể lớp Nuôi Trồng Thủy Sản K6 đã giúp đỡ và
đóng góp ý kiến để hoàn thành quá trình học cũng như thực tập tốt nghiệp.
Cuối lời em xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý thầy cô, chúc quý thầy cô công tác tốt
và thành công trong sự nghiệp giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn!
Cần thơ, ngày

tháng

Mã Thể vân

iv

năm 2015


TÓM TẮT

Đề tài nghiên cứu một số đặc điểm sinh học Cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos được
tiến hành từ tháng 3 đến tháng 5 tại Khoa Sinh học Ứng Dụng - Trường Đại học Tây

Đô. Đề tài đã phân tích đặc điểm sinh học của 135 mẫu cá Cóc (chiều dài từ 11,2 –
40,0cm) với các phương pháp nghiên cứu sinh học cá thông thường và đã xác định
được cá Cóc là loài cá ăn tạp thiên về động vật (RLG: 1,37 – 1,57), phương trình
tương quan giữa chiều dài và khối lượng W = 0,048L2,5055 với R2 = 0,9167 và hệ số
điều kiện (CF) của cá Cóc trong khoảng tháng 3, 4 và 5 là 0,0048. Đa số cá Cóc thu
được chưa thành thục sinh dục, tỷ lệ cá thành thục sinh dục (tuyến sinh dục ở giai đoạn
III) thấp và dao động từ 11,5% ở tháng 3 và 26% ở tháng 5. Chưa bắt gặp cá thành
thục sinh dục ở giai đoạn IV.
Từ khóa: Cá Cóc, Cyclocheilichthys enoplos, hệ số điều kiện, dinh dưỡng, sinh sản.

v


LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam kết đề tài tiểu luận này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của
tôi và các kết quả này chưa được dùng cho bất kỳ đề tài tiểu luận cùng cấp nào khác.

Cần Thơ, ngày

tháng

năm 2015

Mã Thể Vân

vi


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................... 1
1.1 Giới thiệụ ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................... 3
2.1 Đặc điểm phân loại ................................................................................................ 3
2.2 Đặc điểm hình thái ................................................................................................ 3
2.3 Đặc điểm phân bố ................................................................................................. 4
2.4 Đặc điểm sinh trưởng ............................................................................................. 4
2.5 Đặc điểm sinh sản .................................................................................................. 4
2.5.1 Cấu tạo của hệ sinh dục ................................................................................ 4
2.5.2 Sự phát triển của tuyến sinh dục ................................................................... 5
2.6 Hệ tiêu hóa............................................................................................................. 8
CHƯƠNG 3: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 9
3.1 Thời gian và địa điểm ............................................................................................ 9
3.2 Nguồn cá thí nghiệm .............................................................................................. 9
3.3 Vật liệu nghiên cứu ................................................................................................ 9
3.4

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 9
3.4.1

Phương pháp thu và cố định mẫu ............................................................. 9

3.4.1.1 Thu mẫu ................................................................................................. 9
3.4.1.2 Cố định mẫu .......................................................................................... 9
3.4.2

Phương pháp phân tích mẫu ................................................................... 10


3.4.2.1 Mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài ...................................................... 10
3.4.2.2 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................... 10
3.4.2.3 Mô tả hình thái hệ tiêu hóa .................................................................. 11
3.4.2.4 Mô tả đặc điểm thành thục sinh dục của cá ........................................... 12
3.4.3 Phương pháp thu thập và xữ lý số liệu ........................................................ 12
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................... 13
4.1 Đặc điểm hình thái cá Cóc ................................................................................... 13
vii


4.2 Đặc điểm sinh trưởng ........................................................................................... 15
4.2.1 Tương quan chiều dài và khối lượng........................................................... 15
4.2.2 Hệ số điều kiện CF ..................................................................................... 16
4.3 Xác định độ béo Fulton (F) và độ béo Clark (C) cá Cóc ....................................... 16
4.4 Đặc điểm dinh dưỡng của cá Cóc ......................................................................... 17
4.4.1 Đặc điểm hình thái giải phẫu hệ tiêu hóa .................................................... 17
4.4.2 Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân ....................................... 19
4.5 Đặc điểm thành thục sinh dục .............................................................................. 21
4.5.1 Hình thái giải phẩu tuyến sinh dục.............................................................. 21
4.5.2 Sự phát triển của tuyến sinh dục ................................................................. 21
4.5.3 Phân tích hệ số thành thục sinh dục (GSI) .................................................. 22
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................ 24
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 24
5.2 Đề xuất ................................................................................................................ 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 25
PHỤ LỤC 1: Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh học tháng 3/2015 ...................... 27
PHỤ LỤC 2: Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh học tháng 4/2015 ...................... 31
PHỤ LỤC 3: Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh học tháng 5/2015 ...................... 35

viii



DANH SÁCH BẢNG

Bảng 3.1 Hệ số tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá ................................ 11
Bảng 4.1 Các chỉ tiêu hình thái cá Cóc (n = 135) ....................................................... 14
Bảng 4.2 So sánh một số chỉ tiêu hình thái cá Cóc (n = 135) ...................................... 14
Bảng 4.3 Hệ số điều kiện CF của cá Cóc qua các tháng thu mẫu. ............................... 16
Bảng 4.4 Biến động độ béo của cá Cóc qua các tháng trong thời gian thu mẫu. ......... 16
Bảng 4.5 Chỉ số tương quan RLG với các nhóm chiều dài của cá Cóc (n =135) ........ 20
Bảng 4.6 Tỷ lệ (%) các giai đoạn thành thục của cá Cóc theo thời gian thu mẫu ........ 22
Bảng 4.7 Hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá Cóc ............................................... 23

ix


DANH SÁCH HÌNH

Hình 2.1 Hình thái cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker, 1850) ......................... 3
Hình 4.1 Hình thái cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker, 1850) ....................... 13
Hình 4.2 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Cóc ........................................ 15
Hình 4.3 Sự biến động độ béo của cá Cóc theo thời gian thu mẫu. ............................ 17
Hình 4.4 Hình dạng miệng cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos .................................... 18
Hình 4.5 Hình dạng lược mang cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos ............................. 18
Hình 4.6 Mối tương quan giữa RLG trung bình với các nhóm chiều dài cá Cóc......... 20
Hình 4.7 Tỷ lệ (%) biến động các giai đoạn thành thục của cá Cóc ............................ 22
Hình 4.8 Sự biến động hệ số thành thục sinh dục (GSI) của cá Cóc ........................... 23

x



CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Giới thiệụ
Hiện nay ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản được coi là một trong những ngành
mũi nhọn phát triển nền kinh tế nước nhà. Với vị trí địa lý ưu đãi, đường bờ biển dài
3.260 km xuyên suốt từ Bắc đến Nam rất thuận lợi cho việc nuôi trồng, khai thác và
phát triển thủy sản. Tổng sản lượng khai thác thủy sản hơn 1,5 triệu tấn/ năm và mỗi
năm ngoại tệ thu được từ nguồn thủy sản tăng 10%. Hoạt động sản xuất, xuất khẩu
thủy sản của Việt Nam nằm rãi rác dọc đất nước với sự đa dạng về chủng loại thủy
sản: tôm, cua, cá…
Trong đó, cá nước ngọt là một nguồn lợi cũng rất phong phú. Theo kết quả điều tra
khoa học đã xác định được 544 loài cá nước ngọt phân bố ở Việt Nam. Ngoài ra, trong
quá trình phát triển nghề đã nhập nội thêm hàng chục loài khác: cá Trắm Cỏ, cá Rô
Phi…
ĐBSCL có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích mặt nước lớn với nhiều dạng thủy
vực là nơi trú ngụ của hơn 200 loài cá nước ngọt. Đây là lợi thế và tiềm năng rất lớn
cho sự phát triển nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu thủy sản. Diện tích có khả năng
nuôi thủy sản nước ngọt rất lớn với trên 500.000 ha được xác định là có điều kiện rất
thuận lợi và phân bố chủ yếu ở các tỉnh: Tiền Giang, Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc
Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và Vĩnh Long.
Một trong những loài cá nước ngọt đang ngày càng được quan tâm, ưa chuộng hiện
nay là cá Cóc (Cyclocheilichthys enoplos). Ở vùng ĐBSCL cá Cóc thường được khai
thác trong tự nhiên trên sông Tiền, sông Hậu và các nhánh sông lớn khác. Tuy nhiên,
sản lượng cá ngoài tự nhiên đang suy giảm rất nhanh chóng trong những năm gần đây.
Trong khi đó các nghiên cứu để phát triển về loài cá này cũng còn rất hạn chế. Vì vậy,
nhằm cung cấp thêm những dẫn liệu khoa học có liên quan đến đặc điểm sinh học cá
Cóc đồng thời làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo trên đối tượng này nên
chuyên đề “Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos
(Bleeker, 1850)” được thực hiện.


1


1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm cung cấp các dẫn liệu ban đầu về một số đặc điểm sinh học cá Cóc
(Cyclocheilichthys enoplos), tạo cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về loài cá này.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu bao gồm:
 Mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài của cá Cóc.
 Đặc điểm dinh dưỡng của cá Cóc.
 Nghiên cứu mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thân cá.
 Mô tả đặc điểm thành thục sinh dục của cá Cóc.

2


CHƯƠNG 2
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm phân loại
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993), cá Cóc phân loại như sau:
Giới: Animalia
Ngành: Chordata
Lớp: Actinopterygii
Bộ: Cypriniformes
Họ: Cyprinidae
Giống: Cyclocheilichthys
Loài: Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker, 1850)
Tên tiếng Anh: Soldier river barb
Tên tiếng Việt: cá Cóc


Hình 2.1 Hình thái cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker, 1850)
2.2 Đặc điểm hình thái
Cá có hình dáng tương tự cá chép. Thân thon, dài và dẹp bên. Vảy tròn phủ khắp thân,
đầu không có vảy. Đầu nhỏ, hơi dẹp bên. Mõm hơi tù. Miệng dưới, hẹp ngang. Rạch
miệng gần như nằm ngang, Môi trơn, rãnh sau môi trên liên tục, rãnh sau môi dưới
gián đoạn ở giữa nhưng rất ít.

3


Có hai đôi râu, râu mép và râu mõm, Hai đôi râu này tương đương nhau và tương
đương với 1/2 đường kính mắt. Mắt to, màng mờ chung quanh mắt phát triển, nằm
lệch về nửa trên của đầu và gần chót mõm hơn gần điểm cuối nắp mang. Phần trán
giữa hai mắt phẳng. Gốc vây lưng và vây hậu môn có một hàng vảy phủ lên, gốc vây
đuôi có 4 hàng, vảy nách gốc vây bụng hình mũi mác và dài hơn gốc vây bụng.
Đường bên hoàn toàn, phần sau nằm trên trục giữa thân và chấm dứt tại điểm giữa gốc
vây đuôi, có một số vảy cảm giác trên đường bên ống cảm giác chẻ hai. Vây đuôi chẻ
hai, rãnh chẻ sâu hơn 1/2 chiều dài vây đuôi. Mặt lưng của thân và đầu hơi xám nhạt,
mặt bên và mặt bụng màu trắng bạc. Nắp mang màu vàng nhạt. Mép sau vây lưng, vây
đuôi màu đen. Vây ngực, vây bụng, vây hậu môn màu trắng trong.
2.3 Đặc điểm phân bố
Cá Cóc là loài cá sống ở vùng nước ngọt và nước lợ. Cá phân bố ở Sumatra, Java, Thái
Lan, Lào và Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam (Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu
Hương, 1993).
Ở vùng ĐBSCL, cá Cóc thường được khai thác trong tự nhiên trên sông Tiền, sông
Hậu và các nhánh sông lớn khác.
2.4 Đặc điểm sinh trưởng
Cá Cóc có kích thước lớn nhất trên 80 cm (Mai Đình Yên, 1992). Cá sống ở tầng giữa
và tầng đáy ở các con sông. Cá chủ yếu ăn động vật hai mảnh vỏ, rể cây của động thực

vật phù du, các ấu trùng côn trùng, động vật phù du, giáp xác và cá nhỏ. Cá đẻ trứng
vào mùa mưa trên vùng lũ hoặc các vùng ngập nước và trở về các con sông từ tháng
10 đến tháng 12. Trên sông Mekong có một sự di chuyển ngược dòng của cá từ Phnom
Penh đến thác Khone từ tháng 11 đến tháng 2 và di chuyển xuống hạ nguồn từ tháng 5
đến tháng 8 và cá vẫn di chuyển xuống ĐBSCL Việt Nam, nơi là điểm cao của đỉnh lũ.
Có 2 sự di cư cơ bản là của cá con và cá trưởng thành. Trên thác Khone sự di cư ngược
dòng xảy ra từ tháng 4 đến tháng 9 chủ yếu là cá trưởng thành di cư sinh sản. Sự di cư
ngược dòng này báo hiệu bởi lượng mưa đầu tiên vào cuối mùa khô hằng năm, mực
nước tăng và độ đục nước tăng (Torres and Aroni, 2009).
2.5 Đặc điểm sinh sản
2.5.1 Cấu tạo của hệ sinh dục
Cấu tạo buồng trứng cá:
Là một đôi, hình túi hợp lại thành ống trước khi đổ ra lỗ sinh dục, do mô liên kết và cơ
trơn tạo thành. Trên vách buồng trứng có các vách ngang là nơi phát sinh tế bào trứng.
Cấu tạo tinh sào của cá:
4


Là đôi hình ống nằm sát xương, tinh sào thành thục màu trắng, trong có chứa nhiều
ampulla (túi, ống). Trong ampulla chứa nhiều tinh bào cùng giai đoạn, các tinh bào
tách biệt nhau bởi các follicle.
2.5.2 Sự phát triển của tuyến sinh dục
Chu kì sinh sản của cá thường được xác định bằng cách khảo sát về hình thái và tổ
chức của tuyến sinh dục. Phương pháp thông thường để đánh giá giai đoạn thành thục
của cá là dựa theo bậc thang thành thục (bậc thang chín mùi sinh dục). Tuy có nhiều
tác giả đưa ra bậc thang thành thục theo đối tượng mình nghiên cứu nhưng vẫn có
nhiều điểm chung. Đó là giai đoạn I và II đặc trưng cho thời kì non trẻ, giai đoạn III và
IV đặc trưng cho giai đoạn trưởng thành (Đặc biệt giai đoạn IV còn đặc trưng cho giai
đoạn thành thục), giai đoạn V đặc trưng cho thời kỳ đang đẻ, giai đoạn VI xuất hiện
sau khi sinh sản.

Các giai đoạn phát triển của buồng trứng cá
Dựa vào đặc điểm bên ngoài và sự phát triển của tế bào trứng mà O.F Sakun và
N.A.Bustkaia được trích dẫn bởi Phạm Văn Kiểm và Phạm Minh Thành (2013) chia
sự thành thục của buồng trứng của cá theo 6 giai đoạn:
Giai đoạn I
Giai đoạn này chỉ gặp ở những cá thể mới thành thục lần đầu, buồng trứng là hai sợi
chỉ nhỏ và mãnh do mô liên kết chưa phát triển, chúng nằm sát và dọc hai bên xương
sống. Màu trắng trong hoặc màu xám do mạch máu chưa phát triển. Mắt thường không
phân biệt được đực cái. Trên lát cắt ta thấy tế bào trứng có đường kính 10 – 80 µm.
Nhân tế bào rất lớn và chiếm tới ½ thể tích tế bào trứng.
Về mặt tổ chức học: Tế bào sinh dục là những noãn nguyên bào, tế bào có hình tròn và
đang trong thời kỳ phân chia, một số đã bắt đầu ở thời kỳ ngừng phân chia và lớn lên.
Các noãn bào này là nguồn dự trữ để bổ sung cho các chu kỳ sinh dục tiếp theo.
Giai đoạn II
Buồng trứng ở giai đoạn này có hình dẹp bằng, kích thước lớn hơn rất nhiều giai đoạn
I do mô liên kết chưa phát triển. Mạch máu tăng về số lượng và kích thước do vậy
buồng trứng có màu trắng hồng hoặc hồng nhạt.
Về mặt tổ chức học: Tế bào sinh dục thuộc thời kỳ sinh sản, tuy nhiên chúng ta cũng
gặp các tế bào ở thời kỳ phân cắt. Mắt thường vẫn chưa phân biệt được đực cái.
Chúng ta có thể gặp trường hợp sau khi buồng trứng của cá đã hoàn thành quá trình
thoái hóa và tái hấp thu trở về phase II. Nhưng phase II của những trường hợp này
5


thường có một số đặc điểm khác biệt như kích thước buồng trứng lớn hơn, kích thước
mạch máu lớn hơn.
Giai đoạn III
Thể tích buồng trứng tăng lên rất nhanh, có màu xanh làm nền. Bề mặt buồng trứng có
màu xám nhạt hoặc nâu hồng. Mắt thường đã phân biệt được đực cái, nhưng các tế bào
trứng khó tách ra khỏi tấm trứng. Đường kính tế bào trứng 250 – 500 µ. Các tế bào

trứng ở gần vách ngăn và mạch máu thường có kích thước lớn hơn các tế bào ở xa.
Giai đoạn này tồn tại với khoảng thời gian khá dài thường từ 1 – 3 tháng và hệ số
thành thục 3 – 6 %.
Về mặt tổ chức học: Tế bào trứng ở giai đoạn này tăng nhanh về kích thước quá trình
tích lũy noãn hoàng xảy ra mạnh mẽ. Trong noãn bào còn xuất hiện các không bào
chứa các chất keo đặc biệt mang bản chất là Glucide. Song song với thời kỳ này là thời
kỳ hình thành vỏ tế bào và lớp vân phóng xạ. Đối với những cá đẻ trứng dính thì màng
dính cũng được hình thành vào thời kỳ này.
Giai đoạn IV
Buồng trứng đạt cực đại, thể tích chiếm tới 2/3 thể tích xoang bụng. Buồng trứng màu
xám nhạt hoặc trắng xám. Hạt trứng tròn và căng dễ tách khỏi tấm trứng. Buồng trứng
trở nên mềm. Hệ số thành thục 14 – 22 %.
Về mặt tổ chức học: Tế bào trứng đã hoàn thành quá trình tích lũy noãn hoàng. Bên
trong trứng xãy ra nhiều biến đởi phức tạp: đó là hiện tượng phân cực của trứng, nhân
di chuyển về gần lổ thụ tinh (noãn khổng) sau đó có sự hòa tan những giọt mỡ với
noãn hoàng, tế bào trứng trở nên trong suốt.
Tuy nhiên ở giai đoạn phase IV trong buồng trứng vẫn có nhiều loại tế bào ở những
mức độ thành thục khác nhau. Trường hợp này thể hiện khá rõ ở những cá đẻ nhiều lần
trong năm và đẻ tái phát.
Giai đoạn V
Trong buồng trứng đang trong tình trạng sinh sản, đại đa số tế bào trứng đã chín và
rụng. Ngoài ra buồng trứng còn chứa các nang trứng và các tế bào trứng ở phase I, II,
III. Toàn bộ buồng trứng mềm nhão, bề mặt buồng trứng có màu đỏ bầm.

6


Giai đoan VI
Buồng trứng đã đẻ xong trở nên mềm nhão, teo nhỏ lại. Trong lòng buồng trứng chứa
đầy các nang trứng và một số trứng đã rụng nhưng không được đẻ ra cùng với các tế

bào trứng ở các giai đoạn đầu của quá trình trạo trứng. Quá trình thoái hóa bắt đầu xảy
ra, các nang trứng tự biến thành một tổ chức nội tiết để tham gia quá trình thoái hóa.
Kết thúc sự thoái hóa buồng trứng trở về giai đoạn II hoặc tùy loài.
Các giai đoạn phát triển của tinh sào cá
Theo O.F Sakun và N.A.Buskaia (1982) được trích dẫn bởi Nguyễn Văn Kiểm và
Phạm Minh Thành (2013) xác định thang bậc thành thục của tinh sào cá thành 6 giai
đoạn phát triển:
Giai đoạn I
Tuyến sinh dục chưa phát triển, chưa phân biệt được giới tính bằng mắt thường. Tuyến
sinh dục là hai sợi chỉ nhỏ nằm sát hai bên xương sống. Trên lát cắt thấy tinh nguyên
bào nằm trong các bào nang.
Giai đoạn II
Tinh sào có dạng hai dải mõng có màu hồng nhạt (có thể từ giai đoạn II phát triển lên
hoặc từ giai đoạn VI sau khi thoái hóa xog trở về). Về mặt tổ chức học thấy rõ các túi
sinh tinh, các tế bào sinh dục đực là các tinh nguyên bào đang ở thời kỳ sinh trưởng và
sinh sản.
Giai đoạn III
Tinh sào có màu hơi trắng phớt hồng, cuối giai đoạn này có màu trắng ngà. Trong các
ống dẫn tinh chứa đầy các bào nang có tế bào sinh dục ở cùng một thời kỳ phát triển.
Khoảng cách giữa các ống dẫn tinh rất hẹp.
Về mặt tổ chức học: trong các ống dãn tinh có nhiều túi nhỏ và trong quá trình tạo tinh
xãy ra mạnh mẽ. Trong tinh sào có các tinh nguyên bào, tinh bào cấp I, tinh bào cấp II,
tinh tử và tinh trùng.
Giai đoạn IV
Tinh sào có màu trắng sữa, quá trình tạo tinh cơ bản kết thúc. Trong các ống dẫn tinh
chứa đầy tinh trùng đã chín muồi đã thoát ra khỏi bào nang và các tinh nguyên bào là
nguồn dự trữ cho các chu kỳ sau. Ở giai đoạn này, tinh trùng dễ dàng thoát ra ngoài
khi có tác động cơ học ngay cả khi cá quẫy mạnh.

7



Giai đoạn V
Tinh sào cá ở trạng thái đang sinh sản. Tinh trùng chứa đầy các ống dẫn tinh. Ngoài ra
trong ống dẫn tinh còn có một lượng đáng kể các tế bào sinh dục nằm trong các bào
nang chưa chín.
Giai đoạn VI
Là giai đoạn tinh sào của cá đã sinh sản xong. Bề mặt tinh sào có màu đỏ hồng nhạt,
mềm nhão. Trong ống dẫn tinh ngoài tinh trùng đã chín, các bào nang còn có tế bào
sinh dục ở các phase phát triển khác nhau.
2.6 Hệ tiêu hóa
Khi dự báo tính ăn của cá, người ta căn cứ vào cấu tạo mang, miệng, hầu, thực quản,
dạ dày, hình thái ruột. Tỷ lệ chiều dài ruột và chiều dài thân là căn cứ quan trọng để
xác định tính ăn của cá. Những cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có giá trị Li/L0 ≤ 1,
cá ăn tạp có Li/L0 = 1 – 3 và cá ăn thiên về thực vật Li/L0 ≥ 3 (Nikolsky, 1963). Tuy
vậy, phần lớn tác giả chia tính ăn của cá làm 3 hình thức: Đó là cá có tính ăn động vật
(trong thành phần thức ăn có hơn 70% là động vật), cá có tính ăn thực vật (trong khẩu
phần thức ăn có hơn 70% là thực vật), cá có tính ăn tạp (trong khẩu phần thức ăn có cả
động vật, thực vật, chất hữu cơ) theo Nikolsky (1963).
Tính ăn của cá thay đổi theo giai đoạn phát triển của cơ thể. Các loài cá khi mới nở từ
trứng đều dinh dưỡng bằng noãn hoàng. Hết noãn hoàng cá chuyển sang tìm kiếm thức
ăn trong môi trường nước. Thức ăn thích hợp cho giai đoạn ấu trùng là động vật phù
du có kích thước thích hợp với khả năng bắt mồi của cá. Sau giai đoạn này cá chuyển
sang ăn thức ăn của loài (Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm, 2009).

8


CHƯƠNG 3
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Thời gian và địa điểm
Thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 3/2015 và kết thúc vào tháng 5/2015.
Địa điểm: Phòng thí nghiệm Sinh hóa – Thủy sản trường Đại học Tây Đô.
3.2 Nguồn cá thí nghiệm
Nguồn cá Cóc được thu định kỳ từ ngư dân đánh bắt tự nhiên và các chợ.
3.3 Vật liệu nghiên cứu
Mẫu cá Cóc được thu định kỳ hàng tháng.
Hóa chất: Formol thương mại 38%, nước cất, cồn 70o.
Kính hiển vi, cân kỹ thuật…
Thước đo kỹ thuật, pen, dao mổ,khay mổ, kéo giải phẩu, kim mũi giáo, lam, lame…
Một số dụng cụ khác.
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp thu và cố định mẫu
3.4.1.1 Thu mẫu
Mẫu cá Cóc thu ở các chợ và các ngư dân đánh bắt tự nhiên theo định kỳ hàng tháng,
số lần thu mỗi tháng tùy số lượng cá và kéo dài trong 3 tháng.
Số lượng thu ngẫu nhiên 20 – 40 con / mỗi đợt thu.
3.4.1.2 Cố định mẫu
Đối với mẫu phân tích các chỉ tiêu hình thái bên ngoài: cá Cóc sau khi thu sẽ được
rửa sạch, cố định bằng cách giữ lạnh, đưa về phòng thí nghiệm Khoa Sinh học ứng
dụng - Trường Đại học Tây Đô để phân tích, đánh dấu mẫu thu, cân trọng lượng, đo
chiều dài và ghi chép số liệu cẩn thận.
Đối với mẫu phân tích sức sinh sản: buồng trứng sau khi cân trọng lượng (chỉ lấy
những mẫu có thể đếm được), cân mẫu đại diện và cố định trong dung dịch Sodium
acetat – acetic acid formol (SAF), lắc đều, khi trứng đã tách rời tiến hành đếm và ghi
nhận.
Đối với mẫu phân tích đặc điểm dinh dưỡng: mẫu cá phải được cố định ngay khi
thu bằng dung dịch formol 10%.
9



3.4.2 Phương pháp phân tích mẫu
3.4.2.1 Mô tả đặc điểm hình thái bên ngoài
Các chỉ tiêu cần quan sát và đo đạc (cm):
Quan sát màu sắc cơ thể cá.
Chiều dài tổng cộng: khoảng cách được xác định theo đường thẳng từ mút đầu (miệng
cá) đến cuối của vi đuôi.
Chiều dài đầu: đo từ mút mõm (xương trước hàm) đến điểm cuối của xương nắp mang.
Chiều cao thân: khoảng cách giữa mặt lưng và mặt bụng tại điểm rộng nhất của cơ thể.
Đường kính mắt: khoảng cách từ mép trước đến mép sau của mắt theo trục thân dài.
Khoảng cách 2 mắt: được xác định từ mặt lưng của cơ thể, là khoảng cách từ rìa ổ mắt
trái đến rìa ổ mắt phải.
Chiều dài mõm: Khoảng cách từ mút đầu cơ thể đến rìa ổ mắt.
Chiều dài cuống đuôi: Khoảng cách điểm gốc vây hậu môn đến điểm khớp vây đuôi.
Các chỉ tiêu đếm: Vây lưng, vây ngực, vây bụng, vây hậu môn và vây đuôi.
Định danh: Mẫu cá được phân loại tại phòng thí nghiệm theo tài liệu định danh như:
Mai Đình Yên, 1992. Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ; Trương Thủ Khoa và
Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long;
Nguyễn Nhật Thi, 2000. Động vật chí Việt Nam.
3.4.2.2 Đặc điểm sinh trưởng
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng
Quan hệ giữa chiều dài và khối lượng của cá theo Huxley (1924), trích bởi Phạm
Thanh Liêm và Trần Đắc Định (2004) được xác định bởi phương trình quy hồi:
W = aLb
Trong đó:
W là khối lượng tổng (g).
L là chiều dài tổng (cm).
a là hằng số tăng trưởng ban đầu.
b là hệ số tăng trưởng.
Hệ số tương quan được dùng trong đánh giá sự tăng trưởng trong các giai đoạn sinh

trưởng mức độ liên quan giữa khối lượng cá với chiều dài (Đặng Văn Giáp, 1997).
10


Bảng 3.1 Hệ số tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá
Giá trị R

Mức độ

R < 0.7

Nghèo nàn

R = 0,7 – 0,8

Khá

R = 0,8 – 0,9

Tốt

R > 0.9

Xuất sắc

Hệ số điều kiện (CF)
Theo Nguyễn Bạch Loan (1998) được trích dẫn bởi Nguyễn Thị Kim Ngân (2012),
bên cạnh mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng thì từng cá thể cũng có những
biến động trong quá trình sinh trưởng. Sự biến động các cá thể phân tích qua hệ số
điều kiện (CF).

Hệ số điều kiện (Condition factor, CF) của cá được tính theo công thức sau:
CF = W / Lb
Trong đó :
CF là hệ số điều kiện.
W là khối lượng tổng (g).
L là chiều dài tổng (mm).
b là số mũ của mối tương quan của chiều dài và khối lượng (hệ số tăng trưởng).
3.4.2.3 Mô tả hình thái hệ tiêu hóa
Quan sát đặc điểm của ống tiêu hóa:
 Miệng: hình dạng, kích thước.
 Lược mang: quan sát hình dạng, số hàng và màu sắc.
 Răng hầu: cách phân bố, độ lớn.
Quan sát đặc điểm của ruột:
 Thực quản: quan sát vị trí, độ dài, độ dày và độ lớn.
 Dạ dày: vị trí, hình dạng, độ lớn.
11


 Ruột: cách sắp xếp khi chưa tháo ra, vị trí.
Đo chiều dài ruột: liên quan chặt chẽ đến đặc điểm dinh dưỡng của cá.
Cách tháo ruột: Dùng mũi kéo và mũi pen cắt màng treo của ruột và các nội quan từ
phía sau hậu môn ra phía trước. Cắt ngang thực quản và hai tĩnh mạch của gan để đưa
phần trước của ống tiêu hóa ra ngoài. Sau đó tiến hành đo chiều dài ruột.
Tương quan giữa chiều dài ruột và dài thân:
Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân cá (RLG) thường được sử
dụng để xác định tính ăn của cá. Giá trị RLG được tính bằng tỷ lệ chiều dài ruột và
chiều dài thân (Al-Hussainy, 1949 trích bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định,
2004)
RLG = Chiều dài ruột (Li) / Chiều dài chuẩn (Lo)
Với giá trị RLG <1 cá có tính ăn thiên về thực vật.

RLG =1 đến 3 cá thuộc nhóm ăn tạp.
RLG > 3 cá có tính ăn thiên về thực vật.
3.4.2.4 Mô tả đặc điểm thành thục sinh dục của cá
Giải phẩu quan sát tuyến sinh dục của cá đực và cá cái
 Xác định vị trí của tuyến sinh dục.
 Quan sát màu sắc, hình dạng cấu tạo của tuyến sinh dục.
Xác định hệ số thành thục sinh dục (GSI)
Là một trong các chỉ số để dự đoán mùa vụ sinh sản của cá và xác định theo công thức
(Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004):
GSI = (Wg x 100) / Wo
Trong đó:
GSI: Là hệ số thành thục (%).
Wg: Khối lượng tuyến sinh dục (g).
Wo: Khối lượng cá không nội quan (g).
3.4.3 Phương pháp thu thập và xữ lý số liệu
Sử dụng phần mềm Microsoft Excel để tính giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, thống kê
số liệu và sử dụng các công thức tính toán.
Sử dụng phần mềm Microsoft word để viết báo cáo.
12


CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đặc điểm hình thái cá Cóc

Hình 4.1 Hình thái cá Cóc Cyclocheilichthys enoplos (Bleeker, 1850)
(Nguồn: tự chụp)
Dựa vào kết quả phân tích chỉ tiêu hình thái của 135 mẫu cá có kích thước dao động
11,2cm - 40cm tương ứng với khối lượng 35,05g – 824g cho thấy cá Cóc có những đặc
điểm sau:

Đầu nhỏ, hơi dẹp bên và đầu không có vảy. Miệng dưới, hẹp ngang. Có hai đôi râu,
râu mép và râu mõm, hai đôi râu này tương đương nhau.
Mắt khá to, kích thước dao động 0,8 – 1,7cm và màng mỡ xung quanh mắt phát triển.
Phần trán giữa hai mắt phẳng.
Thân cá thon dài, dẹp bên và có vảy tròn phủ khắp thân. Đường bên hoàn toàn, phần
sau nằm trên trục giữa thân và chấm dứt tại điểm giữa gốc vây đuôi. Mặt lưng của thân
và đầu hơi xám nhạt, mặt bên và mặt bụng màu trắng bạc.
Vi lưng cao, tia đơn hóa xương, tia cuối không có răng cưa. Vi đuôi chẻ hai.
Nắp mang màu vàng nhạt. Mép sau vây lưng, vi đuôi màu đen. Vi ngực, vi bụng, vi
hậu môn màu trắng trong.

13


Bảng 4.1 Các chỉ tiêu hình thái cá Cóc (n = 135)

Đặc điểm hình thái

Max

Min

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Chiều dài tổng

40,0


11,2

20,8

4,5

Chiều dài chuẩn

30,5

8,9

17,1

3,7

Khối lượng tổng

824,0

35,1

109,9

91,7

Chiều dài đầu

7,5


1,4

4,0

1,1

Chiều rộng đầu

5,5

1,1

2,3

0,6

Khoảng cách 2 mắt

4,1

0,9

1,9

0,5

Đường kính mắt

1,7


0,6

1,1

0,2

Chiều dài cuốn đuôi

9,5

1,4

3,8

1,0

Vảy đường bên

15,0

12,0

13,3

1,6

Số tia vây bụng

10,0


10,0

10,0

0,0

Số tia vây lưng

10,0

9,0

9,9

0,3

Số tia vây ngực

18,0

12,0

15,0

1,9

Số tia vây hậu môn

7,0


7,0

7,0

0,0

Số tia vây đuôi

24,0

15,0

18,5

1,6

Bảng 4.2 So sánh một số chỉ tiêu hình thái cá Cóc (n = 135)
Kết quả nghiên cứu
Các chỉ tiêu
hình thái

Theo Trương Thủ
Nghiên cứu của
Khoa – Trần Thị Lê Ngọc Hoàng Anh
Thu Hương
(2011)
(1993)

Mẫu cá của
nghiên cứu này

(2015)

Vi lưng

9

9-10

9-10

Vi ngực

15-17

15-17

12-18

Vi bụng

9

9-10

10

Vi hậu môn

5


5-6

7

14


Khi so sánh kết quả nghiên cứu về hình thái cá Cóc của nghiên cứu này (2015) với kết
quả của nghiên cứu về hình thái của nghiên cứu của Trương Thủ Khoa và Trần Thị
Thu Hương (1993) và Lê Ngọc Hoàng Anh, 2011 ở bảng 4.2 cho thấy có sự tương
đồng, không có sự sai khác đáng kể về đặc điểm hình thái cá Cóc.
4.2 Đặc điểm sinh trưởng
4.2.1 Tương quan chiều dài và khối lượng
Sinh trưởng là quá trình gia tăng về kích thước và khối lượng cơ thể, quá trình này đặc
trưng cho từng loài cá và thể hiện qua mối tương quan chiều dài và khối lượng của cá
(Nikolsky, 1963).
900
800

Khối lượng (g)

700
600
y = 0.048x2.5055
R² = 0.9167

500
400
300
200

100
0
0

5

10

15

20

25

30

35

40

45

Chiều dài (cm)

Hình 4.2 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá Cóc
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng được xác định dựa vào số liệu của 135 mẫu
cá Cóc có chiều dài tổng dao động từ 11,2 – 40,0 cm tương đương với khối lượng từ
35,05 – 824,0 g, phương trình quy hồi được xác định W = 0,048L2,5055 với hệ số tương
quan R2 = 0,9167. Từ kết quả đó chứng tỏ mối tương quan giữa chiều dài và khối
lượng của cá Cóc là rất chặt chẽ vì theo Đặng Văn Giáp (1997), hệ số tương quan |R|

> 0,90 là rất chặt chẽ.
Phân tích tương quan về chiều dài và khối lượng cá Cóc cho thấy khi cá còn nhỏ
(L<30cm) cá tăng trưởng chủ yếu về chiều dài, còn khối lượng tăng không đáng kể;
khi cá lớn hơn (L>30cm) cá bắt đầu tăng trưởng nhanh về khối lượng. Quá trình sinh
trưởng này tuân theo quy luật phát triển chung của đa số các loài cá (I. F. Pravdin,
1973), nghĩa là ở giai đoạn đầu trước khi thành thục sinh dục, cá chủ yếu tăng về chiều
dài, về sau chiều dài tăng chậm và khối lượng tăng nhanh, khi cá gần đạt kích cỡ tối đa
thì khối lượng và chiều dài tăng hầu như không đáng kể.
15


×