Tải bản đầy đủ (.doc) (56 trang)

ĐỒ án CÔNG NGHỆ MAY áo JACKET

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (658.17 KB, 56 trang )

ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÝ TỰ TRỌNG TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ MAY - THỜI TRANG
ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ MAY
ĐỀ TÀI :

Nội dung hoàn thành :
Cuốn báo cáo đề tài
Một bộ rập mỏng có nhảy size tỉ lệ 1:1
Sản phẩm mẫu thật
Yêu cầu khi đồ án hoàn thành :
Điểm hình thức
Thuyết minh đồ án
Xây dựng đầy đủ các văn bản kỹ thuật của mã hàng đã chọn
Các bản vẽ phải đảm bảo kỹ thuật và mỹ thuật
Trình bày nội dung theo đúng yêu cầu hướng dẫn

Giáo viên hướng dẫn : Nguyễn Bạch Cẩm Dung
Học sinh thực hiện : Nguyễn Thị Tường Vân
Lớp : 11CĐ - M
Năm học :2011-2014

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Lý do chọn đề tài:
Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, quy trình công nghệ
ngày một đổi mới, số lượng sản phẩm có quy mô ngày càng lớn….Qua đó
cho thấy ngoài kỹ thuật ra còn có quá trình nghiêng cứu, thiết kế và tổ chức
thực hiện cũng tác động đến chất lượng sản phẩm may. Để đảm bảo tính
đồng bộ,an toàn về chất lượng cùng với việc đáp ứng đúng thời hạn cùa đơn
hàng sản xuất ta nên thực hiện đồ án sản xuất để tiện việc điều hành chuyền
và sử lý những vấn đề trong quá trình sản xuất sản phẩm….
Phạm vi nghiên cứu:
Vì điều kiện thời gian hạn hẹp.cơ sở vật chất nhà trường còn hạn chế nên
đồ án này chỉ thực hiện cho sản xuất cho một mã hàng cố định. Đồ án này
giới thiệu về quy trình may áo jacket nữ một lớp, phạm vi chi gói gọn trong
nội dung đã học ở trường, chưa ứng dụng rộng rãi trong sản xuất với quy mô
lớn.
Phương pháp nghiên cứu:
Tham khảo tài liệu của trường
Tham khảo tài liệu từ các công ty
Dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên bộ môn.
Mục tiêu nghiên cứu:
Đáp ứng đầy đủ yêu cầu của môn học, tạo ra sản phẩm jacket đúng với quy
trình sản xuất ngoài thực tế.

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Trải qua 3 năm học, chúng em đã nhận được sự dìu dắt, giúp đỡ tận tình
của thầy, cô từ những kiến thức cơ bản đến kỹ thuật nâng cao. Nhờ sự dìu
dắt tận tình của thầy, cô thì đến nay chúng em đã có đủ kiến thức để bước đi
trên chính đôi chân của mình, hoà nhập vào cuộc sống sôi động của xã
hội,vào công nghệ thời trang phát triển không ngừng của nước nhà.
Sau một thời gian nghiên cứu, sưu tập tài liệu, sàn lọc lại tất cả các kiến
thức đã được học để hoàn thành cuốn đồ án môn học này đã giúp em hiểu rõ
hơn về tất cả các bước công việc từ khâu chuẩn bị sản xuất đến khâu hoàn
tất sản phẩm của mô hình sản xuất hàng may công nghiệp.
Em xin chân thành cám ơn tất cả các thầy cô trong khoa công nghệ may thời trang của trường Cao đẳngkỹ thuật Lý Tự Trọng, các bạn cùng lớp đã
cho em những kiến thức cơ bản và cô Nguyễn Bạch Cẩm Dung đã tận tình
hướng dẫn, giúp em hoàn tất cuốn đồ án môn học với đề tài Áo sơ mi nữ
thời trang này.
Trong thời gian thực hiện cuốn đồ án đã giúp em tích lũy thêm một số
kiến thức mới làm nền tảng cho đợt thực tập sắp tới và công việc trong
tương lai.
Do chưa được làm việc thực tế nên việc thực hiện đồ án hoàn toàn dựa
trên lý thuyết vì vậy không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được
sự đóng góp ý kiến từ quý thầy cô để cuốn đồ án này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn.

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

…………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Chương I: Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu
1. Các nguyên tác kiểm tra đo đếm nguyên phụ liêu
2. Phương pháp kiểm tra nguyên phụ liệu
Chương II: Chuẩn bị sản xuất về thiết kế
1. Đề xuất chọn mẫu
2. Nghiên cứu mẫu
3. Thiết kế mẫu
4. Chế thử mẫu
5. Nhảy mẫu
6. Cắt mẫu cứng tỷ lệ 1:5
7. Ghép tỷ lệ cỡ vóc
8. Giác sơ đồ tỷ lệ 1:5
Chương III: Chuẩn bị sản xuất về công nghệ
1. Định mức nguyên phụ liệu
2. Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm
3. Thiết hế dây chuyền công nghệ may
4. Bố trí mặt bằng phân xưởng

Chương IV: Công đoạn cắt
1. Trải vải
2. Sang sơ đồ lên bàn vải
3. Dụng cụ trải
4. Cắt vải
5. Đánh số - bóc tập - phối kiện
Chương V: Triển khai sản xuất
1. Triển khai dây chuyền sản xuất
2. Bố trí lao động trong chuyền
3. Điều rãi chuyển
Chương VI: Công đoạn hoàn chỉnh sản phẩm
1. Vệ sinh công nghiệp
2. Quá trình ủi
3. Quy cách - bao gói - đóng kiện
Chương VII: Kiểm tra chất lượng sản phẩm
1. Nhiệm vụ của phòng KCS
Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

2. Nguyên tắc kiểm tra
3. Nội dung kiểm tra
4. Phương pháp kiểm tra
Chương VIII: Hoàn tất đồ án


Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

NỘI DUNG
MÔ HÌNH SẢN XUẤT HÀNG MAY CÔNG NGHIỆP
Mô hình sản xuất hàng may công nghiệp

KCS

CHUẨN BỊ SẢN
XUẤT

NPL

CHỌ
N
NPL

CÂN
ĐÔI
NPL

TRIỂN KHAI
SẢN XUẤT


CẮT

MAY

HOA
N
TẤT

XÂY DỰNG
TCKT

NPL

ỦI
ĐỊNH
HÌNH

TẨY

ĐỊNH
MỨC NPL

CẮT
PHÁ

MAY
CHI
TIẾT


T KẾ

THIẾT KẾ
CHUYỀN

ĐÁN
H SÔ

CHẾ THƯ
MẪU

BÔ TRI
MẶT
BẰNG
PHÂN
XƯỞNG

ỦI ÉP

T KẾ

ĐỀ XUẤT
CHỌN MẪU

NGHIÊN
CỨU
MẪU

NHẨ
Y

MẪU
CẮT
MẪU

Ngành Công nghệ May

CÔN
G
NGH

LẮP
RÁP

BÓC TẬP
PHÔI
KIỆN
NHẬP
KHO BTP

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân

ỦI

BAO
GÓI

PHÔI
KIỆN



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

CHƯƠNG I: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ NGUYÊN PHỤ
LIỆU
Quy trình kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu:
NPL nhập
kho tạm

Kiểm tra chất
lượng

Phá kiện đo
đếm

Đạt yêu cầu

Không đạt
yêu cầu

Nhập kho
chính thức

Chờ xử lý

Sản xuất

I. Tầm quan trọng của công tác chuẩn bị nguyên phụ liệu
Đây là một trong những công đoạn trong quá trình sản xuất, công tác

chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu tốt giúp cho việc sản xuất được an
toàn, năng suất lao động cao tiết kiệm nguyên phụ liệu đảm bảo chất
lượng sản xuất.
II. Các nguyên tắc kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu
Tất cả các hàng nhập, xuất khẩu đều phải có phiếu giao nhận về số
lượng và phải ghi vào sổ sách có ký nhận rõ ràng.
Đối với các loại vải mền cần vận chuyển nhẹ nhàng, tránh hư hỏng,
không dẫm chân lên nguyên phụ liệu.
Phải phá kiện trước ba ngày đ ổn định độ co giãn, tất cả các loại vải
được xếp cao 1m, xếp nguyên phụ liệu lên kệ cách mặt đất 30 cm, cách

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

tường 50cm.
Phát vải cho xưởng cắt theo đúng mã hàng và số lượng theo mã vạch.
Đo đếm phân loại màu sắc, khổ vải, chiều dài, chất lượng vải một
cách chính xác.
Các nguyên phụ liệu đạt đúng yêu cầu mới nhập kho, hàng kém chất
lượng đều có biên bảng ghi rõ nguyên nhân sai hỏng.
Phải nghiên cứu tính chất cơ lý của nguyên phụ liệu như: độ co, màu
sắc hoa văn, nhiệt độ ủi, thông số kỹ thuật ép dán trước khi đưa vào sản
xuất.
III. Các phương pháp tiến hành

1. Nguyên liệu
a. Kiểm tra về số lượng:
 Đới với vải xếp tấm:
Dùng thước đo chiều dài một lá vải, đếm số lớp của cây vải, rồi
nhân lên xem có khớp với phiếu ghi hay không.
 Đối với vải cuộn tròn
Dùng máy để kiểm tra chiều dài, trong điều kiện ta chưa có
phương tiện đầy đủ tạm thời dựa vào số liệu ghi trên phiếu là chính,
nếu thấy có hiện tượng nghi vấn thì phải xổ vải ra đo lại toàn bộ.
Ngoài ra người ta còn dùng phương pháp cân trọng lượng để kiểm tra
xác định chiều dài vải
b. Kiểm tra về khổ vải
 Vải xếp tấm
Dùng thước có chiều dài lớn hơn khổ vải để đo, đặt thước thẳng
góc với chiều dài cây vải, đo ít nhất 5 lần ở 3 vị tri khác nhau.
 Đối với vải cuộn tròn
Tiến hành đo 3 lần, lần 1 đo ở đầu cây vải, lần 2 đo lùi vào 3m,
lần 3 đo lùi sâu 3m nữa
c. Kiềm tra chất lượng vải
 Phân loại vải
Loại 1: Bình quân 2m/1 lỗi để sản xuất hàng xuất khẩu.
Loại 2: Bình quân 1-2m/1 lỗi để sản xuất hàng nội địa.
Loại 3: Dưới 1m/1 lỗi
Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC


GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

 Phương pháp đánh dấu lỗi
Mục đích để kiểm tra vị trí lỗi cần sửa.
Phương pháp đánh đấu:
- Dùng kim thêu chỉ trực tiếp vào chỗ có lỗi và cắt chỉ thừa còn 3cm
để làm dấu.
- Khâu ngang mép biên chỗ có vị trí lỗi
- Dùng băng dính dán trực tiếp vào chỗ có lỗi.
2. Phụ liệu
Các loại nhãn, nút, chỉ....thường đặt ở kho nguyên phụ liệu để
tiện việc quản lý và sử dụng.
Kiểm tra số lượng: có thể đo, đếm hoặc cân theo tửng chủng loại.
Kiểm tra chất lượng: dựa vào tài liệu kỹ thuật hướng dẫn để kiểm
tra, xem xét đã đạt yêu cầu, đúng chủng loại cần sử dụng hay không.

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

CHƯƠNG II: CHUẨN BỊ VỀ THIẾT KẾ
Quy trình chuẩn bị thiết kế:
Nghiên cứu mẫu

Thiết kế mẫu


Chế thử mẫu

Nhảy mẫu
Cắt mẫu cứng

Giác sơ đồ

Ghép tỷ lệ cỡ vóc

Bảng thống kê chi tiết keo
STT

Tên chi tiết

Số lượng

1

Lá cổ

2

2

Nẹp ve

2

3


Bo lai tay

2

4

Bo lai thân

1

5

Đầu bo lai

2

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC
6

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Cơi túi

2


Bảng thống kê chi tiết sản phẩm:
STT

Tên chi tiết

Số lượng

1

Decoupe TT

2

2

Thân trước

2

3

Thân sau

1

4

Đô thân sau


1

5

Tay áo

2

6

Bo lai tay

2

7

Bo lai thân

1

8

Đầu bo lai

2

9

Lá cổ


2

10

Nẹp ve

2

I. Đề xuất chọn mẫu
Công tác đề xuất chọn mẫu được thực hiện như sau:
-Vẽ phác thảo trên giấy về kiểu mẫu, hình dáng, cách phối màu, cách can
chấp nguyên liệu
- Đưa mẫu ra hội đồng duyệt
Mẫu được chọn phải phù hợp các yêu cầu sau:
- Mẫu sàn xuất phải phù hợp với sản xuất công nghiệp.
- Mẫu sản xuất phải phù hợp với thiết bị có sẵn của xí nghiệp.
-Mẫu sản xuất phải có tính chất kinh tế cao, phù hợp thị yếu người tiue6
dùng.
II. Nghiên cứu mẫu

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

1. Khái niệm

Nghiên cứu mẫu là quá trình nghiên cứu xác định các điều kiện để sản
xuất theo phương thức công nghiệp, tiến hành nghiên cứu mẫu phải đối
chiếu với điều kiện kỹ thuật, phương tiện thiết bị xí nghiệp để lên kế hoạch
sản xuất từ khâu chuẩn bị đến khâu kết thúc.
2. Các hình thức nghiên cứu mẫu
Nghiên cứu về mẫu chuẩn:
Nghiên cứu nguyên phụ liệu, tính chất nguyên phụ liệu.
Ngiên cứu thiết bị để sản xuất xem có phù hợp với mẫu hay không
Nghiên cứu về cách ra mẫu.
Nghiên cứu về cách lắp ráp sản phẩm.
Nghiên cứu mẫu theo tài liệu ky thuật:
Tài liệu kỹ thuật gồm hình vẽ mô tả mẫu, thông số kích thước, cách
sử dụng nguyên phụ liệu, quy cách láp ráp.
Từ hình vẽ ta có thể xem xét nghiên cứu cách ra mẫu bằng kinh
nghiệm thiết kế kết hợp với thông số kích thước. Dựa vào tài liệu kỹ thuật để
nghiên cứu quy cách lắp ráp.
III. Thiết kế mẫu
1. Khái niệm
Dựa vào mẫu chuẩn bị và tài liệu kỹ thuật ta thiết kế ra các chi tiết, kết
cấu ra các sản phẩm. Sau khi lắp ráp các chi tiết lãi sẽ tạo nên một sản phẩm
có hình dáng giống như mẫu chuẩn và thông số kích thước chính xác theo tài
liệu kỷ thuật.
2. Cơ sở thiết kế mẫu
Dựa vào tài liệu kỹ thuật.
Dựa vào mẫu chuẩn.
Dựa vào kinh nghiệm chuyên môn.
3. Nguyên tắc thiết kế mẫu
Mẫu thiết kế phải đảm bảo đúng thông số kích thước.
Mẫu thiết kế các chi tiết lắp ráp phải ăn khớp với nhau.
Mẫu thiết kế phải phù hợp với tính chất nguyên liệu.

Mẫu thiết kế phải phủ hợp với sản xuất công ngiệp.

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung
Bảng thông số kích thước (Đơn vị: cm)
Mã hàng TV 1993

STT

lấy
M

Chi tiết đo

Size
S

M

L

XL

1


Dài áo

62

64

66

68

2

Ngang vai

32

33

34

35

3

Vòng ngực

84

86


88

90

4

Vòng cổ

40

41

42

43

5

Xuôi vai

4

4

4

4

6


Vòng mông

84

86

88

90

7

Dài tay

55

57

59

61

8

Cửa tay

23

24


25

26

9

Cử động

2

2

2

2

chuẩn để thiết kế
Công thức thiết kế:
 Thân trước
AB: dài áo = số đo - rộng bản bo lai + 2cm đường may
AC: hạ nách = 1/4 vòng ngực + 1.5cm
Từ các điểm A,B,C kẻ các đường vuông góc với AB
AA1: ngang cổ= 1/5 vòng cổ
AA2: hạ cổ= 1/5 vòng cổ (vẽ vòng cổ giống áo sơ mi)
AA6: ngang vai= 1/2 rộng vai + 1cm
A6A7: hạ xuôi vai= số đo xuôi vai + 1.5cm
CC1: ngang nách= 1/4 (ngực + cử động) + 1cm đường may
C2C3= 2.5 cm (vẽ vòng nách giống áo sơ mi)
B1B2 giảm lai 2cm

Decoupe:
CK = 4cm
Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân

Ta
size


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

C1K1 = 6cm
Nối KK1

 Thân sau
Dựa vào thân trước để vẽ thân sau áo. Sang dấu các đường ngang của thân
trước cho thân sau. Từ điểm B của TT giảm 1.5cm (B4).
A’A = 7cm (chồm vai thành phẩm = 3.5cm)
AA8: ngang cổ= 1/5 vòng cồ + 0.5cm (vẽ vòng cổ giống áo sơ mi)
AA14: ngang vai= 1/2 rộng vai + 1.5cm
A14A15: hạ xuôi vai= số đo xuôi vai + 0.5cm
CC7: ngang nách= 1/4 (ngực + cử động) + 1cm đường may
C8C9 = 1.5cm (vẽ vòng nách giống thân trước)
BB3: ngang lai= 1/4 mông + cử động) + 1cm đường may
BB4 = 1.5cm
B3B5 = 2cm
 Cầu vai

A9K = 13 cm
KK1: đường ngang cầu vai
K1K2: gục nách thân sau = 1cm

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

 Tay
AB: dài tay= số đo dài tay - rộng bản bo lai + 2cm đường may
AC = 1/10 ngực + 1cm
Từ các điểm A,B,C kẻ các đường vuông góc với AB
CC1: rộng ngang nách= 1/4 ngực + 1.5cm
Vẽ vòng nách giống áo sơ mi
BB1: rộng cửa tay = 1/2 dài bản bo tay + 1cm đường may

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung


 Lá cổ
AB = CD: dài bản lá cổ = 1/2 vòng cổ đo trên thân áo
CC1 = 1cm
Vẽ cạnh trên lá cổ BD1 cách cạnh dưới lá cổ, góc D1C1A < 900
Đầu lá cổ đánh cong tùy ý

 Nẹp che
AC =BD: dài bản nẹp che = số đo dài áo - hạ cổ thân trước + 2cm đường
may
AB = CD: rộng bản nẹp che = 7cm + 2cm đường may

 Cơi túi
AC = BD: dài cơi túi = 16cm +2cm đường may
AB = CD: rộng cơi túi = 2cm x 2cm đường may

 Đầu bo lai
AC = BD: dài đầu bo lai = 10cm + 2cm
AB = CD: rộng đầu bo lai = số đo rộng bản bo lai + 1cm đường may

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

 Bo lai
AC = BD: dài bo lai= 2 x (ngang lai thân trước + ngang lai thân sau - 2cm

đường may) - (2 x dài đầu bo lai) + 2cm đường may
AB = CD: rộng bo lai= số đo rộng bản bo lai + 1cm đường may

 Bo tay
AC = BD: dài bo tay = số đo dài bo tay + 2cm đường may
AB = CD: rộng bo tay= số đo rộng bo tay + 1cm đường may

3. Tiến hành
Khi nhận được mẫu phải kiểm tra toàn bộ về quy cách may sản
phẩm, ký hiệu, số lượng chi tiết. Tiến hành giác so7 đồ trên vải và cắt ra
bán thành phẩm. Phải tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng trong khi cắt
như yêu cầu canh sợi, yêu cầu kỹ thuật ghi trên mẫu.
Trong khi may mẫu phải vận dụng những kiến thức hiểu biết và kinh
nghiệm nghiệp vụ chuyên môn để xác định sự ăn khớp giữa các bộ phận,
phải nắm vững yêu cầu kỹ thuật và lắp ráp. Từ đó vận dụng để may đúng
theo yêu cầu thực tế của xí nghiệp.
Khi phát hiện có những điều bất hợp lý trong lắp ráp hay bán thành
phẩm bị thừa thiếu phải báo cáo với người thiết kế mẫu để họ chỉnh lại
mẫu, không dược tự ý sửa mẫu.

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Trường hợp giữa mẫu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật có mẫu thuẫn

khác biệt nhỏ thì ta dựa vào tiêu chuẩn kỹ thuật. Nếu có sự khác biệt lớn
hơn thì phải báo cáo với người phụ trách kỹ thuật để có những thay đổi
hợp lý và quy cách may.
Sau khi may mẫu xong, người may mẫu phải tổng hợp lại tất cả
những sai sót bất hợp lý của mẫu mỏng báo cáo ngay với người thiết kế
mẫu để chỉnh lý.
Trường hợp may mẫu đã đạt yêu cầu thì ta tiếp tục may mẫu cung
cấp cho các phân xưởng.
V. Nhảy mẫu
1. Khái niệm
Thiết kế một mẫu cỡ trung bình các cỡ còn lại ta chỉ cần phóng to
hay thu nhỏ theo từng cỡ vóc. Công việc này gọi là nhảy cỡ.
Nhảy mẫu theo sự biến thiên chiều ngang cơ thể gọi là nhảy cỡ.
Nhảy mẫu theo sự biến thiên chiều dọc cơ thể gọi là nhảy vóc.
2. Cơ sở để nhảy mẫu
Bảng thông số kích thước và mẫu chuẩn.
Điểm chuẩn cần dịch chuyển.
Hướng dịch chuyển:
- Hướng dọc hay ngang ( trục ox là vóc, trục oy là cỡ).
- Dịch chuyển cả 2 hướng (vừa dọc vừa ngang).
Cự li dịch chuyển ở các điểm chuẩn: dựa vào bảng thông số kích
thước và công thức chia cắt trong thiết kế.
Xác định cự ly dịch chuyển của các điểm chủ yều trên mẫu cự ly này
phụ thuộc vào:
Sự biến thiên kích thước của các cỡ vóc. Ký hiệu Δ
Phụ thuộc vào công thức chia cắt thiết kế.
Cự ly dịch chuyển của các điểm chủ yếu trên mẫu
Ký hiệu : δ
δ = hệ số chia cách × Δ
STT Tên số đo

Ngành Công nghệ May

Δ

δ
SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

M → S M → L L→ XL M → S M → L

L →XL

1

Dài áo

2

2

2

2

2


2

2

Ngang
vai

1

1

1

0.5

0.5

0.5

3

Vòng
ngực

2

2

2


1

1

1

4

Vòng cổ

1

1

1

0.2

0.2

0.2

5

Xuôi vai

0

0


0

0

0

0

6

Vòng
mông

2

2

2

1

1

1

7

Dài tay

2


2

2

2

2

2

8

Cửa tay

1

1

1

0.5

0.5

0.5

Thân trước
Decoupe thân trước


Đô thân
sau
Thân sau

Lót túi
Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Cơi túi

Tay áo

Bo lai thân

Nẹp ve

Bo lai tay

VI. Cắt mẫu cứng
1. Khái niệm
Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

Dùng mẫu mỏng sang lại trên giấy carton cắt đúng theo mẫu chuẩn
để cung cấp cho bộ phận liên quan như cắt, may.
2. Các loại mẫu cứng
Mẫu thành phẩm.
Mẫu bán thành phẩm.
Mẫu hỗ trợ: mẫu đục dấu, mẫu bấn dấu, mẫu ủi...
3. Cách tiến hành
Dùng bút chì kẻ đúng theo mẫu mỏng, nét kẻ phải sắc, kẻ xong phải
ghi ký hiệu mã hàng, cỡ vóc lên mẫu.
Dùng kéo cắt cạnh trong của đường vẽ phải dùng mẫu cắt ra đầu tiên
để sang các mẫu kế tiếp.
Tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng, không được sửa chữa mẫu.
Mẫu cắt xong phải kiểm tra toàn bộ các chi tiết xem có khớp với
nhau không, kiểm tra dấu bấm, đục lỗ để lấy dấu có đúng quy định
không.
Dùng dấu đóng ký hiệu, cỡ số cùng ký hiệu về canh sợi trên mặt phải
của mẫu. Sau đó kiểm tra lại. Các chi tiết có bị đổi chiều hay không.
Lập bảng hướng dẫn sử dụng mẫu, trên đó có ghi dầy đủ chi tiết của
các sản phẩm ở thân trước hoặc thân sau.
Đục lỗ, cột đầy đủ các chi tiết đồng bộ trong cùng một cỡ.
VII. Ghép cỡ vóc
1. Khái niệm
Dựa vào kế hoạch sản lượng và tỷ lệ cỡ vóc của khách hàng đặt hàng
ta tính toán số sơ đồ cần phải trải bao nhiêu lớp vải...
2. Cơ sở chọn tỷ lệ để ghép

Dựa vào mặt bằng phân xưởng. Xác định tỷ lệ giữa các cỡ vóc khác
nhau để đúng định mức và rút định mức.
3. Mục đích
Tiết kiệm thời gian.
Tiết kiệm sơ đồ.
Tiết kiệm nguyên phụ liệu.

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

4. Phương pháp ghép
Phương pháp trừ lùi :
Xem xét kỹ bảng tỷ lệ cỡ vóc của mã hàng để có những nhận xét
cảm tính trước khi lựa chọn ghép các cỡ vóc khác nhau.
Từ mặt bằng giác sơ đố thực tế, xác định số sản phẩm có thể giác.
Lấy sản lượng của cỡ vóc có sản lượng thấp nhất trong bảng tỷ lệ
cỡ vóc để làm sớ trừ các sản lượng của cỡ vóc còn lại được xem là số bị
trừ. Sơ đồ thứ nhất sẽ là sơ đồ được ghép tất cả các cỡ vóc đã dược chọn
ra. Các sản phẩm được dư ra sau ghép tính trừ sẽ được để lại cho các sơ
đồ kế tiếp.
Quy trình cứ thế tiếp tục cho đến khi ta triệt tiêu hết tất cả các sản
lượng mã hàng.
Kiểm tra lại xem tất cả số sản phẩm được ghép đã thỏa mãn với
tỷ lệ cỡ vóc mà mã hàng yêu cầu hay chưa.

Phương pháp tính bình quân gia quyền:
Từ mặt bằng và yêu cầu thực tế để xác định số sản phẩm tối đa có
thể giác.
Kiểm tra xem số cỡ vóc trong bảng ty3 lệ cỡ vóc là số tỷ lệ cỡ
vóc là số chẵn hay số lẻ. Nếu là số chẵn thì ta tiến hành ghép lần lượt các
cỡ vóc nhỏ nhất với các cỡ vóc lớn nhất rồi ghép các cỡ trung bình lại
với nhau để có những sơ đồ đầu tiên. Nếu là số lẻ thì ta cũng lần lượt
ghép các cỡ vóc lớn nhất với các cỡ vóc nhỏ nhất để có những sơ đồ đầu
tiên, rồi xử lý sản lượng của cỡ vóc ở giữa theo số chẵn để giải quyết kết
sản lượng của cỡ vóc này.
Quan sát các sản lượng dư ra từ các sơ đồ đã ghép ở trên để lựa
chọn số cỡ vóc sẽ ghép cho các sơ đồ này là ít nhất, tiết kiệm được thời
gian, tiết kiệm được nguyên phụ liệu và triệt tiêu được vải đầu tấm, đầu
khúc.
Kiểm tra lại tất cả số sản phẩm được ghép đã thỏa mãn với tỷ lệ
cỡ vóc mà mã hành yêu cầu hay chưa.
Bảng tác nghiệp giác sơ đồ
Bản sản lượng

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

S


M

L

Xl

Tổng

I

120

410

320

120

970

II

310

520

200

200


1230

Tổng

430

930

520

320

2200

Màu
Size

Bảng tác nghiệp giác cắt: max 80 lớp
Màu I
STT

Loại sơ đồ

Số sản phẩm

Số lớp

Số bàn cắt

1


Sơ đồ 1: M + L

640

320

4

2

Sơ đồ 2: S + XL

240

120

2

3

Sơ đồ 3: M

90

90

2

Tổng


970

8

Màu II
STT

Loại sơ đồ

Số sản phẩm

Số lớp

Số bàn cắt

1

Sơ đồ 1: S + M

620

310

4

2

Sơ đồ 2: L + XL


400

200

3

3

Sơ đồ 3: M

210

210

3

Tổng

1230

10

Kết luận:
Mã hàng áo jacket với yêu cầu sản lượng 2200 sản phẩm. Ta ghép giác
được 6 sơ đồ với tổng sản lượng sau khi ghép là 2200 sản phẩm.

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân



ĐỒ ÁN MÔN HỌC

GVHD: Nguyễn Bạch Cẩm Dung

VIII. Giác sơ đồ
1. Khái niệm
Dùng các chi tiết mẫu cứng tượng trưng cho các chi tiết của sản
phẩm sắp xếp và kẻ mẫu lên một tờ giấy mỏng tượng trưng cho vải để
cắt nhằm mục đích tiết kiệm được nguyên phụ liệu.
2. Yêu cầu chung
Khổ sơ đồ phải nhỏ hơn khổ vải.
Sơ đồ phải đủ chi tiết, không có khoảng trống bất hợp lý.
Các chi tiết phải đảm bảo đúng yêu cầu kỷ thuật.
Trên sơ đồ phải ghi ký hiệu đầy đủ.
Tuyệt đối trung thành với mẫu cứng không sửa gọt mẫu.
3. Các bước tiến hành
Trải giấy lên bàn vải
Kẻ khung sơ đồ thật thẳng góc.
- Dài sơ đồ: Dựa vào định mức đã cho ta vẽ một đầu cố định, một
đầu không cố định.
- Khổ sơ đồ: Dựa vào định mức, chọn một cạnh dài sơ đồ làm
biên chuẩn đo vào trong kéo dài bằng định mức khổ đã quy định.
Cách đặt mẫu:
- giác các chi tiết lớn trước, sau đó đến những chi tiết nhỏ lần
lượt ta đưa vào những khoảng trống cố định.
- Khi giác nên giác các đường nẹp áp về phía biên chuẩn vì trên
thân áo có đường nẹp, nếu đặt phía biên không chuẩn lúc cắt xong phải
bắt biên vải.
- Ngoài ra, trong quá trình giác tùy theo cách nhìn và sự nhạy bén

của người giác mà chúng ta có hướng giác khác nhau. Thực tế, giác sơ
đồ còn nhiều phức tạp hải xoay trở theo mẫu thực tế mới thấy rõ sự ăn
khớp giữa các chi tiết với nhau thì giác sẽ dễ dàng hơn.
- Sau khi đặt mẫu xong, phải kiểm tra lại các chi tiết có đủ hay
không, có bị đối chiều lệch canh sợi hay không rồi mới kẻ mẫu và ghi ký
hiệu từng chi tiết lên sơ đồ.

Ngành Công nghệ May

SVTT: Nguyễn Thị Tường Vân


×